Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

(Luận án tiến sĩ) văn hóa doanh nghiệp tập đoàn bưu chính viễn thôn việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 225 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH

PHAN HỒI NAM

VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2021

luan an


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH

PHAN HỒI NAM

VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 9229040

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Nguyễn Toàn Thắng


2. TS. Nguyễn Văn Thắng

HÀ NỘI - 2021

luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả

Phan Hồi Nam

luan an


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH
VIỄN THƠNG VIỆT NAM

1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp
1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP,

KHÁI QT VỀ TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG VIỆT NAM VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp
2.2. Khái qt về Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
2.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức đối với văn hóa
doanh nghiệp của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Nhận diện giá trị văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam
3.2. Tiếp biến văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 4: PHÁT TRIỂN VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẬP ĐỒN BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ

4.1. Quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa doanh nghiệp
4.2. Kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp của các tập đồn viễn thơng
- cơng nghệ thơng tin điển hình thế giới
4.3. Phương hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
4.4. Khuyến nghị giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam, tầm nhìn đến 2030
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


luan an

1
8
8
23
25
27
27
54
57
67
67
95
111
111
114
122
129
150
153
154
166


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt
AHLS


Anh hùng liệt sĩ

BCVT

Bưu chính Viễn thơng

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CMCN

Cách mạng cơng nghiệp

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

FPT

Tập đồn Công nghệ FPT


ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

HNQT

Hội nhập quốc tế

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông

IT

Công nghệ thông tin

KHCN

Khoa học công nghệ

KTTT

Kinh tế thị trường

MOBIFONE

Tổng công ty Viễn thông MobiFone

NCS


Nghiên cứu sinh

SXKD

Sản xuất, kinh doanh

TCH

Tồn cầu hố

TT&TT

Thơng tin và truyền thơng

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

VHKD

Văn hóa kinh doanh

VIETTEL

Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thơng Qn đội

VNPT

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam


VNPT Media

Tổng công ty truyền thông (thuộc VNPT)

VNPT Net

Tổng công ty hạ tầng mạng (thuộc VNPT)

VNPT VNP

Tổng công ty dịch vụ Viễn thông (thuộc VNPT)

VT-CNTT

Viễn thông - công nghệ thông tin

XHCN

Xa hội chủ nghĩa

luan an


2. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt


ASEAN

The Association of South East

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Asian Nations
AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do Asean

CTPPP

Comprehensive and

Hiệp định đối tác tồn diện và tiến

Progressive Agreement for

bộ xun Thái Bình Dương

Trans-Pacific Partnership
OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


Cooperation and Development
UNESCO

United Nations Educational

Tổ chức khoa học, giáo dục và văn

Scientific and Cultural

hóa Liên hợp quốc

Organization
USD

United States Dollar

Đơ la Mỹ

UNDP

United Nations Development

Chương trình hơ trợ phát triển của

Programme

Liên hiệp quốc

R&D


Reseach & Development

Nghiên cứu và triển khai

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

luan an


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp đặc điểm của 4 loại hình Văn hóa doanh nghiệp của
Quinn và Cameron

45

Bảng 2.2: Cách thức thể hiện 4 phương diện chính của văn hóa doanh
nghiệp theo Denison

48

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp mức độ nhận biết hệ thống nhận diện thương hiệu
VNPT

80


Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức độ phát huy giá trị 10 chữ vàng truyền thống
VNPT

88

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp giá trị trung bình 12 biến quan sát văn hóa doanh
nghiệp VNPT theo phương pháp DOCS của Denison

luan an

98


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các thành phần văn hóa doanh nghiệp Johnson (1988)

33

Hình 2.2: Tác động của mơi trường bên trong và bên ngồi tới văn hóa
doanh nghiệp

37

Hình 2.3: Mơ hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của E.Schein

44

Hình 2.4: Q trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp của Apple giai đoạn

1976 - 1997

46

Hình 2.5: Mơ hình khảo sát văn hóa doanh nghiệp DOCS của Denison

49

Hình 3.1: Mơ hình văn hóa doanh nghiệp VNPT theo phương pháp Denison

101

Hình 3.2: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Hướng nội và
hướng ngoại

102

Hình 3.3: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Linh động và ổn định

103

Hình 3.4: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Sứ mệnh và sự tham gia

104

Hình 3.5: Các yếu tố văn hóa doanh nghiệp VNPT: Chuôi giá trị khách hàng

105

luan an



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, ngành Thông tin và Truyền
thông Việt Nam đa có những bước phát triển vượt bậc, khơng ngừng hiện đại hóa,
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với sự phát triển như vũ bao của khoa học - công nghệ hiện đại, sự hiện diện của
hầu hết các tên tuổi hàng đầu trong làng công nghệ thế giới tại Việt Nam, bức
tranh thị trường viễn thông - công nghệ thông tin (VT-CNTT) Việt Nam trở nên
đa sắc màu và tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp VT - CNTT Việt Nam “vươn ra
biển lớn”, tham gia vào các chuôi giá trị tồn cầu. Để có thể cạnh tranh thắng lợi,
doanh nghiệp cần phải xây dựng và khẳng định được giá trị thương hiệu riêng của
mình mà ưu thế là, giá trị bắt nguồn từ con người, công nghệ, giá trị sản phẩm dịch vụ và trên hết là từ nền tảng văn hóa doanh nghiệp đậm đà bản sắc riêng.
Thực tiễn chứng minh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, rất nhiều tập đoàn/doanh
nghiệp hàng đầu thế giới đa thành cơng khi biết sử dụng bản sắc văn hóa riêng làm
lợi thế cạnh tranh, làm vũ khí để đương đầu và vượt lên trong mơi trường cạnh
tranh tồn cầu hóa.
Trong những năm gần đây, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một chủ đề
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Một phần vì
Đảng và Nhà nước đang hướng đến mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, vì
doanh nghiệp; một phần vì chính bản thân doanh nghiệp đang chứng minh được
tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt, việc kinh doanh chân chính, minh bạch đang là nền tảng, chơ dựa
vững chắc cho các doanh nghiệp phát triển, có nghĩa là, VHDN cần phải được quan
tâm nhiều hơn để tạo ra sự phát triển bền vững, hiệu quả. Phương pháp quản trị
doanh nghiệp bằng quy trình và mục tiêu đang dần được thay thế bởi phương pháp
quản trị bằng giá trị. Vai trị của văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày

càng được đề cao.

luan an


2
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành Công nghệ thông
tin - truyền thông (ICT) rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển VHDN. Dựa
trên đặc điểm, thế mạnh của từng đơn vị, lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp
ICT Việt Nam xây dựng được những nét văn hóa đặc trưng như Tập đồn Bưu
chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Tập đồn Cơng nghiệp Viễn thông quân đội
(Viettel), Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tập đồn Cơng nghệ FPT… Những
kết quả về doanh thu, lợi nhuận và các giá trị văn hóa cốt lõi của các doanh nghiệp
ICT Việt Nam từng bước được cộng đồng và xa hội thừa nhận.
Tuy nhiên, xuất phát từ một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi,
hướng đến nền kinh tế thị trường định hướng xa hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp
ICT Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng của sự trì trệ, cồng kềnh bộ máy và mơi
trường văn hóa cịn nhiều lạc hậu, bất cập. Thêm vào đó, mặc dù vấn đề VHDN đa
được quan tâm xây dựng, nhưng vẫn còn thiếu vắng một nền tảng lý luận vững chắc
và các phương thức thực hành hữu hiệu đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị
doanh nghiệp ICT Việt Nam, ở cả cấp vĩ mô lẫn vi mơ để có thể ứng dụng, chuyển
hóa các giá trị VHDN, phục vụ cho hoạt động SXKD, nâng cao vị thế và uy tín của
doanh nghiệp trên thương trường.
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) là một trong những Tập
đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực VT - CNTT. Với truyền thống 75 năm xây
dựng và phát triển, “sinh ra trong cách mạng, lớn lên cùng đất nước”, VNPT vừa là
nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Thông tin Truyền thông Việt Nam, vừa là tập đồn có vai trị chủ đạo trong việc đưa Việt
Nam trở thành một trong mười quốc gia có tốc độ phát triển VT - CNTT nhanh nhất
toàn cầu. Trong định hướng chiến lược của mình, VNPT đặc biệt quan tâm đến vấn
đề nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị

thương hiệu và khẳng định giá trị, bản sắc VHDN trong bối cảnh cạnh tranh và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc xây dựng và phát triển
VHDN VNPT vẫn còn nhiều tồn tại như: việc triển khai thiếu tính đồng bộ; chưa
đưa ra được phương thức triển khai mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn đơn

luan an


3
vị; nhiều đơn vị thành viên thậm chí coi VHDN chỉ là sự mở rộng của các hoạt
động “phong trào”… Các cơng trình nghiên cứu về VHDN VNPT cho đến nay
cũng chưa đưa ra được lời giải thỏa đáng cho một số vấn đề quan trọng: Trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, đâu là giá trị, bản sắc
VHDN VNPT riêng biệt không thể lẫn trong bức tranh chung về VHDN ? Làm sao
để đánh giá mức độ tác động của VHDN đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của tập đoàn? Làm thế nào để biết được mức độ thấm nhuần và thực hành
VHDN của người lao động VNPT? Đâu là phương thức khoa học nhằm xây dựng
và phát triển VHDN Tập đoàn trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng?
Nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” vì thế, là một đề tài/nhiệm vụ cấp
thiết, vì:
- Xuất phát từ vai trị đặc biệt của VHDN trong sự phát triển của doanh
nghiệp. Đặc biệt là việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa doanh
nghiệp nói riêng, góp phần kiến tạo, xây dựng nền tảng văn hóa/văn hóa kinh doanh
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hiện đại, cởi mở, hội nhập quốc tế.
- Xuất phát từ nhu cầu nâng cao sức mạnh nội tại, năng lực cạnh tranh của
Tập đoàn VNPT trước thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế. Xây dựng VHDN là

cơ sở để lanh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên thực hiện kinh doanh và quản
trị doanh nghiệp với giá trị văn hóa cốt lõi, chân chính, góp phần tái cấu trúc Tập
đồn theo mô thức phát triển bền vững.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung nền tảng lí luận, hệ tiêu chí để nhận
diện, đánh giá VHDN Tập đồn VNPT nói riêng và các doanh nghiệp ICT Việt
Nam nói chung, khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp xây dựng VHDN mang
tính hình thức, sao chép, thiếu hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Tập đồn VNPT định hình và kiến tạo các giá
trị văn hóa cốt lõi, trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống cũng như tìm kiếm các
cách thức, giá trị mới trong chiến lược xây dựng VHDN, tạo bước phát triển nhảy

luan an


4
vọt, đặc biệt có ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược VNPT4.0
và tái cấu trúc mạnh mẽ Tập đồn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lí luận về văn hóa doanh nghiệp, luận án nghiên
cứu thực trạng VHDN Tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhận diện
những giá trị VHDN mà VNPT đa sáng tạo và tiếp thu trong suốt quá trình lịch sử
hình thành và phát triển; đồng thời, bàn luận về phát triển VHDN Tập đoàn VNPT,
đề xuất bổ sung những giá trị mới đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp và làm rõ những vấn đề lý luận (khái niệm, cấu trúc, vai trò của
VHDN) đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và với xa hội, với sự phát
triển bền vững đất nước nói chung.
- Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển VHDN Tập đoàn VNPT, chỉ

rõ các giá trị đa đạt được trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của
Tập đồn.
- Bàn luận các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển VHDN VNPT trong tiến
trình hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà trọng tâm là xác định hệ giá trị cốt lõi,
góp phần tạo nên dấu ấn, bản sắc VHDN của Tập đoàn VNPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng VHDN VNPT trong bối cảnh hội
nhập quốc tế; nhận diện những giá trị cốt lõi của VHDN VNPT; phân tích những
vấn đề đặt ra đối với VHDN VNPT hiện nay.
- Phạm vi không gian: Tập đoàn VNPT là doanh nghiệp nhà nước kinh
doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Luận án chỉ tập trung vào các đơn vị do Tập đoàn sở

luan an


5
hữu 100% vốn điều lệ và tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính của Tập đồn
về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông (nghiên cứu tại các đơn
vị như: VNPT VinaPhone, VNPT Net, VNPT Media, VNPT - IT, chi nhánh VNPT
tại 63 tỉnh, thành phố…).
- Phạm vi thời gian: Bối cảnh hội nhập quốc tế được tính bắt đầu từ thời
điểm Đổi mới (1986) đến thời kì Việt Nam mở cửa, hội nhập quốc tế sau này
nhưng dấu mốc quan trọng nhất là tính từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập
WTO năm 2006 - thời điểm Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, từ đó tác động đến sự tiếp biến và giao lưu văn hóa đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.

Hội nhập quốc tế là một khái niệm có biên độ rộng, luận án chỉ tập trung
nghiên cứu những yếu tố của bối cảnh hội nhập quốc tế tác động đến biến đổi văn
hóa doanh nghiệp, tạo nên cơ hội và thách thức đối với việc hình thành và phát triển
VHDN VNPT.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Về lý luận
- Luận án góp phần hệ thống hố, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
về VHDN. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần tạo lập cơ sở lý thuyết nền tảng cho
nghiên cứu VHDN Việt Nam nói chung, VHDN tại các doanh nghiệp ICT ở Việt
Nam nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Tập đồn định hình và kiến tạo các giá trị văn
hóa cốt lõi, trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống cũng như tìm kiếm các cách
thức, giá trị mới trong chiến lược xây dựng VHDN, tạo bước phát triển, đặc biệt có
ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn chuyển hướng chiến lược VNPT4.0 và tái cấu trúc
mạnh mẽ Tập đoàn VNPT hiện nay.
4.2. Về thực tiễn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng VHDN Tập đoàn VNPT hiện nay, chỉ ra
được những thành tựu, kinh nghiệm và những hạn chế về xây dựng và phát triển
VHDN tại Tập đoàn VNPT trong bối cảnh cạnh tranh - hội nhập quốc tế cũng như
mức độ thấm nhuần, thực hành VHDN của cán bộ, công nhân viên Tập đồn. Từ đó,

luan an


6
giúp VNPT có được cái nhìn khách quan, tự điều chỉnh cấu trúc và nội dung VHDN
của mình nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh.
- Góp phần hồn thiện hệ tiêu chí và giá trị để nhận diện, đánh giá VHDN
Tập đồn nói riêng và các doanh nghiệp ICT Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên
cứu của luận án giúp cho việc khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp xây dựng

VHDN mang tính hình thức, sao chép, thiếu hiệu quả. Đồng thời, giúp cho các
doanh nghiệp Việt Nam có thể nắm bắt, vận dụng, khai thác các giá trị của VHDN
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên,
giảng viên, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến các lĩnh vực
văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp - phân tích tài liệu thứ cấp: Thu thập, tổng hợp,
phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đi trước, đồng thời kế thừa có chọn lọc,
vận dụng vào luận án một cách hiệu quả. Kết quả của phương pháp này là đánh giá
được hiện trạng tài liệu (phương thức nghiên cứu, cách tiếp cận, phạm vi nghiên
cứu, kỹ thuật sử dụng, kết quả đạt được…) theo các giai đoạn khác nhau để xây
dựng kế hoạch khảo sát VHDN hợp lý.
- Phương pháp liên ngành: Văn hóa học là một khoa học liên ngành, có sự
tương quan chặt chẽ giữa văn hóa học với các ngành khoa học khác.Vì vậy, trong
quá trình triển khai luận án, phương pháp nghiên cứu liên ngành được áp dụng
trong việc sử dụng các tri thức, phương pháp của các ngành khoa học khác như xa
hội học, kinh tế học, quản trị học, tâm lý học, nhân học văn hóa…luận giải các vấn
đề cần nghiên cứu để có cái cái nhìn tồn diện, sâu sắc, tránh chia cắt khi nghiên
cứu văn hóa. Trong đó, phương pháp nghiên cứu chuyên sâu của chuyên ngành văn
hóa học được xác định là phương pháp nền tảng, trọng tâm.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được vận dụng
trong luận án nhằm xây dựng mơ hình lý thuyết và thang đo. Bên cạnh đó, phương
pháp chuyên gia và phỏng vấn sâu cũng được vận dụng để bổ sung thông tin cho
các kết quả nghiên cứu.

luan an


7

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Bên cạnh những phân tích định tính,
một hướng tiếp cận quan trọng là lượng hóa tối đa những thơng tin và số liệu thành
những hàm số tương quan để minh chứng cho những luận điểm, giải pháp đề ra,
khẳng định độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo VHDN; kiểm định mơ
hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với các quy trình như: chọn mẫu khảo
sát, tiến hành điều tra xa hội, xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences)...
Để thực hiện hiệu quả các phương pháp trên, luận án sử dụng các thao tác
như so sánh, thống kê, nghiên cứu trực tuyến (E-research), phỏng vấn lấy ý kiến.
- Để thực nghiệm và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp Tập đồn
Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, NCS đa sử dụng mơ kình khảo sát văn hóa
doanh nghiệp DOCS của giáo sư Daniel Denison (trường Kinh doanh IDM, Thụy
Sỹ) kết hợp với phương pháp cấu trúc 3 tầng VHDN của giáo sư người Mỹ Edgar
Schein để làm nền tảng cấu trúc và phương pháp nghiên cứu cho luận án.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.

luan an


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
TẬP ĐỒN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Trước khi đi vào nghiên cứu VHDN Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt
Nam, luận án tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế về VHDN và
VHDN Tập đồn VNPT, với mục đích xác định những “khoảng trống” về lý luận
và thực tiễn để thúc đẩy q trình nghiên cứu VHDN Tập đồn trong bối cảnh hội

nhập quốc tế. Trên cái nhìn tổng thể, căn cứ vào những tài liệu đa có, luận án tổng
quan tình hình nghiên cứu về VHDN Tập đồn VNPT qua các nội dung cơ bản sau:
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Liên quan tới khái niệm VHDN, hệ thống cơ sở lý luận về VHDN đa được
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa cả ở phương Tây và phương
Đông, ở trong nước cũng như nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Tuy cách thức tiếp
cận, đối tượng, phạm vi và phương pháp tiếp cận của mơi nhà nghiên cứu là khác
nhau, nhưng nhìn đại thể, có thể thấy, khi nghiên cứu về VHDN, các nhà nghiên
cứu thường quan tâm đến các vấn đề cơ bản sau:
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.1. Về khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Ở các nước phương Tây, vấn đề khái niệm VHDN (corporate culture) đa
được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên, khái niệm VHDN mới chỉ đi vào
lĩnh vực nghiên cứu hàn lâm của Mỹ bắt đầu vào những năm 70 của thế kỉ XX, sau
những thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản trên phạm vi toàn thế giới. Cho
đến đầu những năm 90, người ta mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về những
nhân tố cấu thành cũng như những tác động to lớn của VHDN đối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Sau gần bốn thập kỷ ra đời, số lượng các tác giả và cơng trình
nghiên cứu về VHDN ngày càng phong phú, đa dạng và cùng với đó, khái niệm
VHDN ngày càng được hồn thiện. Trong đó, có thể kể đến một số cơng trình nổi
bật như: Văn hóa tổ chức và cấu trúc của văn hóa tổ chức (Oragnizational Culture)
của Edgar H.Schein (1992), Văn hóa kinh doanh của G. Hofstede (1994); Đạo đức

luan an


9
kinh doanh của Verne E. Hederson (1996); Bản sắc văn hóa doanh nghiệp của
David H. Maister (2005), Văn hóa và tổ chức- phần mềm tư duy của Geert Hofstede

(2010)… đa đưa ra một số luận điểm có ý nghĩa là những nền tảng lý luận để
nghiên cứu sâu về khái niệm VHDN. Có thể khái quát thành các xu hướng nghiên
cứu chính sau:
- Coi VHDN gắn với văn hóa xa hội. Trong đời sống xa hội, doanh nghiệp
được coi như một xa hội thu nhỏ. Xa hội lớn có nền văn hóa chung, xa hội nhỏ
(doanh nghiệp) có văn hóa riêng. Theo Edga Schein - nhà quản trị nổi tiếng của Mỹ,
VHDN gắn với văn hóa xa hội, là một bước tiến của văn hóa xa hội, là tầng sâu của
văn hóa xa hội. VHDN địi hỏi vừa chú ý tới năng suất, hiệu quả sản xuất, vừa chú
ý tới quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu tồn bộ nền
sản xuất đều được xây dựng trên một nền VHDN có trình độ cao, nền sản xuất sẽ
vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại.
Văn hóa doanh nghiệp chính là một cách thức tổ chức xa hội (ở lĩnh vực
doanh nghiệp). Deal và Kennedy, quan niệm: “Văn hóa doanh nghiệp đơn giản là
cách thức mà doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình” (Deal và
Kennedy, 1988). Hay như theo Schneider, thì: “Văn hóa doanh nghiệp là chất keo
kết dính tồn bộ tổ chức lại với nhau bằng cách cung cấp sự cố kết và liên kết mạch
lạc từng bộ phận nhỏ của doanh nghiệp” (Schneider, 1988).
- Một số nghiên cứu hiện đại về VHDN có thể kể đến cuốn Các mơ hình văn
hóa doanh nghiệp mới của Terrence E. Deal và Allan A. Kennedy (2000); Hiểu về
văn hóa doanh nghiệp của Mats Alvesson (2002) và cuốn Đạo đức và văn hóa
doanh nghiệp của Kenneth E.Goodpaster (2006), đa phân tích những tác động của
sự tiến bộ cơng nghệ, xu hướng đầu tư ra nước ngoài, việc tái cấu trúc hệ thống
quản trị cơng ty có ảnh hưởng như thế nào tới đạo đức kinh doanh và VHDN. Theo
đó, trong hoạt động kinh doanh, quan hệ con người chủ yếu được xây đắp trên cơ sở
những quy tắc đạo đức xa hội. Tuy nhiên, việc đồng nhất hành vi đạo đức kinh
doanh với hành vi đạo đức xa hội (coi đạo đức kinh doanh chính là đạo đức xa hội)
của các tác giả trên, theo NCS vẫn còn nhiều ý kiến cần tranh luận. Bởi lẽ, trong đời
sống gia đình và xa hội, hành vi của con người bị chi phối bởi những quy tắc đạo

luan an



10
đức xa hội phổ biến, truyền thống trong khi đó, đời sống lao động có những quy tắc,
luật định, đặc trưng riêng gắn với môi trường sản xuất, kinh doanh đặc thù của mơi
doanh nghiệp.
Hai xu hướng nghiên cứu chính về VHDN ở các nước phương Tây hiện nay
là: Thứ nhất, tiếp cận từ góc độ các nhà quản lý doanh nghiệp tác nghiệp (cách tiếp
cận vi mô), tập trung vào việc tìm tịi, khám phá tính chất quản lý của nhân tố văn
hóa trong doanh nghiệp (Pettigrew, 1979; Smircich, 1983, Allaire & Firsirotu, 1984;
Meek, 1988; Martin, 1992; Hatch, 1993; ). Thứ hai, tiếp cận từ góc độ tác động của
nhân tố (đa) văn hóa đối với việc quản lý kinh doanh (cách tiếp cận vĩ mơ), tập
trung vào khía cạnh tác động của nhân tố văn hóa đối với các doanh nghiệp, đặc
biệt đối với các doanh nghiệp có môi trường tổ chức hay môi trường hoạt động đa
văn hóa (Camerer & Vepsalainen, 1988; Calori & Sarnin, 1991;Gordon &
DeTomaso, 1992; Denison & Mishra, 1995).
Ở hướng nghiên cứu thứ nhất, VHDN được định nghĩa là một hệ thống quy
luật chung được các thành viên chấp nhận và hành xử, để tạo nên sự khác biệt
trong nhận biết giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác (Robbins, 2009).
Những nghiên cứu này cho rằng, văn hóa có thể mang lại hiệu quả mạnh mẽ, có thể
tác động tích cực lên hành vi của cá nhân trong doanh nghiệp và giúp tăng vị thế
của doanh nghiệp trong môi trường đầy cạnh tranh (Kotter và Heskett, 1992;
Wilkins và Ouchi, 1983; Lim, 1995).
Theo hướng nghiên cứu thứ hai, tiêu biểu là tác giả Geert Hoftede, người có
cơng lớn trong việc chỉ ra những giá trị văn hóa dân tộc chi phối tới kinh doanh như
thế nào. Từ việc tiến hành thu thập số liệu về thái độ và các giá trị của hơn 10.000
nhân viên từ 53 nước và khu vực trên thế giới làm việc cho Tập đoàn IBM, trong
cuốn sách “Những hệ quả từ văn hóa” (Culture’s consequences - 1978), Hofstede
đa đề cập đến những tác động của văn hóa đến tổ chức thơng qua một mơ hình gọi
là “Mơ hình Hofstede” với bốn “biến số” chính:(1) Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá

nhân và chủ nghĩa tập thể, (2) sự phân cấp quyền lực, (3) tính cẩn trọng và (4) chiều
hướng nam quyền đối lập với nữ quyền.
Sau này, thông qua kết quả nghiên cứu của Michael Harris Bond và các đồng
nghiệp ở Hồng Kông, Hofstede bổ sung thêm chiều thứ năm là chiều hướng tới

luan an


11
tương lai (Long-term orientation). Kết quả nghiên cứu của Hofstede khá thú vị vì
căn bản đa chỉ ra sự khác nhau giữa các nền văn hóa trong lĩnh vực liên quan đến
kinh doanh. Tiếp đến, một số học giả theo đuổi hướng nghiên cứu thứ hai bổ sung
những nghiên cứu về hành vi của cá nhân, của tổ chức thông qua việc chứng minh
VHDN có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lịng và cam kết gắn bó trung thành của
nhân viên (Johnson & McIntyre, 1998; Lok & Crawford, năm 1999; Lund, năm
2003; Silverthorne, 2004).
Điểm thống nhất giữa các nhà nghiên cứu ở cả hai hướng trên là luôn chỉ ra
văn hóa dân tộc là một điều kiện ảnh hưởng tới việc hình thành VHDN, việc phổ
biến và thay đổi VHDN như thế nào phụ thuộc nhiều vào tầng lớp lanh đạo (Schein,
1985). Tầm nhìn xa trơng rộng, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng quản lý chính là
yếu tố then chốt giúp nhà lanh đạo vận hành được doanh nghiệp, vừa thích ứng với
mơi trường bên ngồi, vừa đảm bảo sự hài hòa bên trong tổ chức (Davis, 1984;
Quinn và McGrath, 1984;; Schein, 1985; Bennis, 1986, Trice & Beyer, 1993). Các
nhà lanh đạo khơng chỉ có vai trị định hướng hành vi, xây dựng VHDN mà còn là
người kiểm sốt những thay đổi cần thiết của văn hóa để phù hợp với thực tiễn kinh
doanh của doanh nghiệp (Deal & Kennedy, 1982; Kotter & Heskett, 1992).
Mặc dù đa có rất nhiều khái niệm, định nghĩa VHDN được đưa ra và cũng có
nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu VHDN khác nhau nhưng cho đến nay, vẫn chưa
có một định nghĩa thật sự đầy đủ về VHDN chính thức được cơng nhận.
1.1.1.2. Về giá trị văn hoá doanh nghiệp

- Khi nghiên cứu khái niệm VHDN, một số học giả nhấn mạnh đến ý nghĩa,
tầm quan trọng của các yếu tố, giá trị văn hóa trong hoạt động doanh nghiệp, gồm
có giá trị hữu hình và giá trị vơ hình.
Về giá trị văn hóa hữu hình trong doanh nghiệp, các nghiên cứu quan tâm
đến các yếu tố như: các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp, các biểu tượng, lễ nghi, sự kiện (Joann, 2010). Chính những giá trị văn
hóa hữu hình sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên
mới hiểu và thấm nhuần các giá trị VHDN vô hình (niềm tin, giá trị…) một cách
nhanh chóng.

luan an


12
Một số học giả khác rất quan tâm đến các giá trị vơ hình của VHDN. Các giá
trị văn hóa vơ hình tồn tại phổ biến trong doanh nghiệp, bao gồm: niềm tin, kỳ vọng
chung (Schwartz & David, 1981), ), thái độ (Allan, Dobson & Walters, 1989), thói
quen, truyền thống, các triết lý, giá trị cốt lõi, quan niệm (Schein, 1992), các giả
định tinh thần (Ravasi & Schultz, 2006)… Các giá trị văn hóa vơ hình này được
tồn bộ các thành viên trong doanh nghiệp chia sẻ, thừa nhận và định hình thành
những chuẩn mực hành vi ứng xử và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời
gian dài (Kotter & Heskett, 1992).
Trong cuốn sách “Mười hai người lập ra nước Nhật”, viết về doanh nhân tên
là Matsuhita Konosuke - người xây dựng thành công triết lý kinh doanh phù hợp
với người Nhật với “Văn hóa doanh nhân Matsuhita” đa bàn về triết lý kinh doanh
của các doanh nghiệp Nhật Bản. VHDN Nhật Bản tạo cho công ty của họ một
khơng khí làm việc như trong một gia đình. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh
nghiệp và người làm trong doanh nghiệp thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở
phương Tây. Hay như triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo, người có cơng lớn
vực dậy hang hàng không Quốc gia Nhật Bản Japan Airlines, ở tuổi 80 chia sẻ:

“Hay kinh doanh với chủ nghĩa đại gia đình” với phương châm kinh doanh: “Vì
một tương lai hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần cho toàn thể nhân viên”.
Đối với Trung Quốc, quốc gia có dân số đơng nhất thế giới cũng có những
dấu ấn và sự quan tâm đến phát triển VHDN. Với thành công của những cải cách
bên trong, cộng với chính sách mở cửa khôn khéo theo định hướng xa hội chủ nghĩa,
Trung Quốc đa phát huy được tiềm năng khổng lồ của đất nước Trung Hoa và làm
cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Mục tiêu của
Trung Quốc không chỉ vươn lên trở thành nền kinh tế số một toàn cầu mà đồng thời
trở thành một cường quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ cao. VHDN Trung Quốc
phát triển là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa có tính truyền thống của dân tộc
với kinh nghiệm văn hóa phương Tây. Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ về khoa
học - công nghệ, việc xây dựng và khẳng định giá trị VHDN mang đậm dấu ấn, bản
sắc Trung Quốc cũng rất được chú trọng. Trong cuốn sách “Dự báo thế kỷ XXI”,
các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo, nếu doanh nghiệp cứ kiếm tiền
bằng mọi cách mà không thật chú ý tới yếu tố văn hóa thì khơng thể tiếp tục phát

luan an


13
triển được trong xa hội thông tin; việc xây dựng văn hóa kinh doanh, xây dựng đạo
đức cịn quan trọng hơn việc phát triển kỹ thuật mũi nhọn và cải thiện thể chế của
doanh nghiệp. Và trong các yếu tố xây dựng VHDN, Trung Quốc lại rất chú ý đến
vấn đề văn hóa doanh nhân - người lanh đạo với hình mẫu gắn với các giá trị: Trí Tín - Nhân - Dũng - Nghiêm, trong đó, chữ Nhân được chú trọng hơn hẳn:
Dưới sự dẫn dắt của Nhân, doanh nhân sẽ lanh đạo bằng mục đích nhân văn,
cao cả và hành động mẫu mực. Trách nhiệm đối với các cá nhân của nhà lanh đạo
đó mở rộng ra đối với đồng sự, nhân viên, khách hàng và những người trong nghề,
cộng đồng xa hội [31, tr.203].
1.1.1.3. Về phân loại văn hóa doanh nghiệp
Nghiên cứu về VHDN, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, các học giả

nước ngoài đa đưa ra rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại VHDN.
Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ cấu tổ chức doanh nghiệp và
VHDN, Handy (1976) đa mơ tả VHDN theo 4 loại: Văn hóa quyền lực (quyền lực
được tập trung trong một nhóm nhỏ hoặc một nhân vật trung tâm); Văn hóa nhiệm
vụ (các nhóm được thành lập để giải quyết các vấn đề cụ thể, quyền lực được trao
cho nhóm để thực hiện nhiệm vụ); Văn hóa vai trị (các vị trí cơng việc được phân
bổ theo vai trò và cấu trúc hệ thống); và Văn hóa cá nhân (mọi cá nhân đều tin rằng
mình vượt trội và quan trọng với tổ chức).
Cooke & Lafferty (1987), đưa ra bảng kê VHDN với mười hai quy
tắc/phong cách ứng xử được chia thành ba nhóm: nhóm văn hóa xây dựng, nhóm
văn hóa thụ động, nhóm văn hóa cạnh tranh. Theo đó, ở nhóm văn hóa xây dựng,
các thành viên được khuyến khích để tương tác với nhau, khuyến khích làm việc
nhóm, hơ trợ nhau cùng hồn thành nhiệm vụ chứ không chỉ lo nghĩ đến công việc
của riêng mình. Trong nhóm văn hóa cạnh tranh, các thành viên chỉ giao tiếp với
nhau khi thực hiện nhiệm vụ và ln có tinh thần cạnh tranh cao để bảo vệ vị trí,
quyền lợi của họ. Phong cách văn hóa này đặc trưng với việc nhấn mạnh tầm quan
trọng của cơng việc hơn con người. Ở nhóm văn hóa thụ động, các thành viên tin
rằng, môi tương tác với những người khác trong doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở
không ảnh hưởng, tác động hoặc đe dọa tính riêng tư và quyền lợi của môi người.

luan an


14
Ngồi ra, cịn có một số cách phân loại VHDN khác như Deal và Kennedy
đa chia các dạng thức VHDN thành 4 loại: Văn hóa nam nhi; văn hóa làm ra
làm/chơi ra chơi; văn hóa phó thác; văn hóa quy trình. Dựa vào những đặc trưng về
mơi trường và chiến lược, Daft đa phân chia VHDN thành 4 dạng: Văn hóa thích
ứng (adaptability); Văn hóa sứ mệnh (mission); Văn hóa hịa nhập (involvement) và
văn hóa nhất qn (consistency)…

Mơi cách phân loại VHDN dù dựa trên các tiêu chí, cách tiếp cận khác nhau
nhưng đều hướng đến mục tiêu chỉ ra các đặc điểm, tính chất văn hóa trong mối
quan hệ, tác động qua lại với kinh tế, quản trị và các nhân tố hình thành văn hóa
như nhà quản lý, người lao động cũng như khẳng định giá trị cốt lõi của văn hóa
trong hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.1.4. Về vai trị, ảnh hưởng của văn hóa đối với hoạt động doanh nghiệp
Nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, Kotter & Heskett (1992) đưa ra phân tích về VHDN mạnh và yếu. Theo đó,
các doanh nghiệp được coi là có văn hóa mạnh khi từ đội ngũ lanh đạo đến đông
đảo nhân viên cùng nhau chia sẻ về tầm nhìn, niềm tin và những giá trị của doanh
nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có mức văn hóa yếu khi có rất ít sự liên kết, thống
nhất về giá trị của tổ chức và doanh nghiệp.
Hệ thống lại nghiên cứu các học giả phương Tây về VHDN, có thể nhận thấy,
điểm tương đồng giữa các nhà nghiên cứu đều khẳng định mối quan hệ mật thiết
giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh. Một nền văn hóa tiến bộ, mang lại lợi ích lâu
dài là nền tảng cho sự gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh (Kotter và
Heskett, 1992). Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trị quan trọng. Thứ nhất,
VHDN tăng cường sự ổn định của tổ chức (Louis, 1980), tạo nên sự gắn kết giữa
các thành viên, tạo nên chuẩn mực hành vi ứng xử chung theo đúng giá trị cốt lõi
của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu đạt kết quả và phát triển cùng nhau. Thứ hai,
tạo điều kiện và khuyến khích các thành viên của doanh nghiệp thực hiện các chuôi
cam kết (P. Deal & Kennedy, 1982). Thứ ba, văn hóa như một cơng cụ giúp hướng
dẫn và định hướng hành vi trong doanh nghiệp (Siehl và Martin, 1981), qua đó tạo
nên đặc điểm nhận dạng chung.

luan an


15
Như vậy, mặc dù các doanh nghiệp phương Tây tồn tại và phát triển từ rất

lâu, kể từ khi có chủ nghĩa tư bản nhưng nền tảng lý luận và những giá trị VHDN
phương Tây cũng mới được phát triển mạnh mẽ từ những năm 70 của thể kỉ XX. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh mặt trái của qúa trình tích lũy tư bản, tối
đa hóa lợi nhuận… thì cũng có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy sự phát triển
nghiên cứu về VHDN, cả về mặt lý luận khoa học lẫn thực tiễn. Sự phát triển kinh
tế, xa hội và văn hóa của nhân loại; cuộc đấu tranh quyết liệt vì sự sống cịn của giai
cấp cơng nhân trên vũ đài quốc tế; những địi hỏi nội tại đối với q trình giải phóng
sức lao động con người và u cầu hợp lí hóa trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đa trở thành những tác nhân thúc đẩy sự phát triển của VHDN những thập kỉ
cuối của thế kỉ XX. Kinh nghiệm phát triển VHDN và những lý luận khoa học về
VHDN ở các nước phương Tây vì vậy rất phong phú và mang lại nhiều bài học quý
giá cho các quốc gia đang phát triển hiện nay.
Ở phương Đông, đặc biệt đối với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Bắc
Á, Đông Nam Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… đời sống kinh
tế, chính trị, xa hội và văn hóa có nhiều nét tương đồng. Trong suốt chiều dài lịch sử
hàng nghìn năm, đời sống văn hóa tinh thần của các quốc gia phương Đông chịu
ảnh hưởng sâu đậm của học thuyết Nho gia của Khổng Tử với lí tưởng xây dựng
“xa hội đại đồng”. Bên cạnh ưu điểm tích cực hướng đến mục tiêu xây dựng xa hội
tơn ti, trật tự, điểm hạn chế của học thuyết này là không mấy chú trọng, coi trọng
đến lĩnh vực kinh doanh, kỹ nghệ. Chính vì thế, trong hệ thống lý luận về hoạt động
của doanh nghiệp ở phương Đông, thiếu vắng các nghiên cứu chuyên sâu, bài bản
về VHDN. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XX, với sự trôi dậy thần kì của các nước
Đơng Á, đặc biệt là các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… thì nhu
cầu nghiên cứu về VHDN trở thành một nhu cầu tự thân. Từ lúc đó, nhiều người
xem VHDN như là chìa khóa, lời giải cho sự trơi dậy thần kì của nền kinh tế các
nước Đông Á.
Sự trôi dậy thần kì đầu tiên phải kể đến là Nhật Bản với các tên tuổi như:
Toyota, Honda, Sony, Matsushita, Hitachi, Toshiba, Canon…các doanh nghiệp này
đa đẩy mạnh kinh doanh và giành thị trường thế giới, bỏ xa đối thủ cạnh tranh kể cả
Mỹ và Tây âu về năng suất và công nghệ. Có thể nói, nâng cao chất lượng, hiệu quả


luan an


16
công việc và đào tạo con người là hai đặc trưng cơ bản của VHDN Nhật Bản. Các
doanh nghiệp Nhật Bản luôn sử dụng thành công yếu tố VHDN làm động lực thúc
đẩy sự phát triển và là nét đặc sắc, riêng biệt, tạo nên sự thành công của doanh
nghiệp Nhật Bản trong suốt mấy chục năm qua. Doanh nghiệp Nhật Bản (Keiretsu)
tồn tại vì người Nhật và vì quốc gia. Nếu như ở các doanh nghiệp phương Tây,
quyền lực cao nhất là các cổ đông, năng lực nhà quản lý được đo bằng cổ tức; và
mệnh lệnh tối thượng là: nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp thì Nhật Bản lại xác
định sự tồn tại của doanh nghiệp là vì lợi ích của chủ doanh nghiệp và vì lợi ích tối
cao: làm cho nước Nhật trở thành quốc gia bậc nhất thế giới. Đúng như ý kiến của
Konrad Seitz trong tác phẩm Cuộc chạy đua vào thế kỉ XXI, nhận định:
Phía sau bề mặt (tatemae) của một nền dân chủ phương Tây đa xuất hiện trên
thực tế một nhà nước độc quyền đang phát triển mà mục tiêu tối cao của nó khơng
phải là hạnh phúc cho người tiêu dùng theo kiểu Mỹ mà là sự vĩ đại của một nước
Nhật Bản duy nhất [77, tr.240].
Ở khu vực Bắc Á, Hàn Quốc cũng đa khẳng định được vị thế. Chính phủ
điều khiển các Chaebol hướng vào các nghành cơng nghiệp đa được lựa chọn là
chiến lược như công nghiệp dệt may, cơng nghiệp nặng (thép, chế tạo, đóng tàu),
cơng nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử…và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
doanh nghiệp phát triển và xây dựng VHDN của riêng mình. Một trong những dấu
ấn VHDN Hàn Quốc là chú trọng bồi dưỡng lòng trung thành của nhân viên. Trong
khi các nước phương Tây chú trọng bồi dưỡng công nghệ chuyên ngành và giáo
dục tri thức nghiệp vụ cho nhân viên thì Hàn Quốc hết sức coi trọng phẩm chất đạo
đức và bồi dưỡng cho họ tình cảm gắn bó đối với doanh nghiệp như đối với gia
đình. Với những sự quan tâm đặc biệt đến bản sắc VHDN và chính sách ưu tiên
phát triển các tổ chức chaebol, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đa vươn lên sản

xuất các loại sản phẩm ngang bằng hoặc ưu việt hơn so với Nhật Bản và một số
nước phương Tây…
Tóm lại, nghiên cứu VHDN, dù là ở phương Tây hay ở phương Đơng, dù có
sự xung đột hay giao thoa giữa các trường phái, khu vực địa lí… thì đều có cùng
quan điểm thống nhất, khẳng định vai trò quan trọng của VHDN trong đời sống
thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, qua đó đóng góp quan

luan an


17
trọng vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xa hội, văn hóa của mơi quốc gia. Mặc dù
cách tiếp cận vĩ mô hay vi mô, tiếp cận theo hướng lý luận kinh viện hay xu hướng
nghiên cứu ứng dụng thực hành, VHDN vẫn là một vấn đề còn nhiều khoảng trống
để các nhà quản trị, các nhà văn hóa tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Từ định nghĩa,
khái niệm, phân loại, cấu trúc, giá trị VHDN cốt lõi hay vấn đề phương pháp luận…
sẽ rất khó để “một chiếc áo mặc vừa cho tất cả” chính vì thế, việc tổng quan vấn đề
nghiên cứu hay lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng quốc gia, khu
vực địa lí, đặc thù ngành nghề hay vận dụng để nghiên cứu trường hợp cụ thể, điển
hình vẫn là yêu cầu, địi hỏi bức thiết. Với những lý thuyết đa có, NCS cho rằng,
đây sẽ là những nền tảng lý luận quan trọng để tham khảo khi vận dụng vào nghiên
cứu, xây dựng VHDN cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
1.1.2. Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam bắt đầu khá muộn, gắn với những
nghiên cứu bước đầu về văn hóa tổ chức từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Cho
đến ngày nay, cùng với quá trình tồn cầu hóa, số lượng các nhà khoa học, nhà văn
hóa, các buổi hội thảo chun sâu, các cơng trình nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam
ngày càng nhiều lên. Theo đó, có thể tóm lược ở hai hướng nghiên cứu chính:
* Nghiên cứu phương diện lý luận về văn hoá doanh nghiệp

Năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đa phối hợp với Bộ Văn
hóa - Thông tin và Viện Quản trị doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hóa và kinh
doanh [8]. Cuốn sách là tập hợp đầu tiên các bài viết, nghiên cứu của các tác giả
như Hoàng Trinh, Dương Thị Liễu, Lâm Quang Hun, Đào Thế Tuấn, Trần Đình
Thiên… về văn hóa kinh doanh. Trong cuốn sách này, mặc dù, các tác giả có đề cập
đến vấn đề về mối quan hệ kinh tế, kinh doanh, văn hóa; về hội nhập kinh tế khu
vực và VHKD; về xây dựng văn hóa thương trường…, tuy nhiên, cuốn sách chưa
đưa ra được định nghĩa đầy đủ, toàn diện về khái niệm, cấu trúc VHDN, chưa đề
cập nhiều đến vấn đề xây dựng VHDN trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Mặc
dù vậy, cuốn sách đa đưa ra nhiều ý kiến gợi mở để các nhà nghiên cứu sau này về
VHDN có thể tham khảo, đồng thời, bước đầu làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận
hình thành VHDN ở Việt Nam.

luan an


×