Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 78 trang )

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam
theo mô hình tự hồi quy Vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 5.0.
Kết quả thu được, mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là 0,07 sau một khoảng
thời gian là 2 tháng kể từ thời điểm tỷ giá hối đoái thay đổi. Theo so sánh các
hệ số MCTG với một số quốc gia khác thì các hệ số mức chuyển của Việt
Nam ở mức trung bình. Cú sốc của tỷ giá vào lạm phát triệt tiêu hoàn toàn sau
một thời kỳ là 3 tháng. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng lạm phát cao ở
Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do cung tiền mở rộng liên tục. Do
vậy, để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trước hết cần phải kiểm soát
cung tiền. Đồng thời, chính sách tỷ giá nên được nới lỏng với một biên độ dao
động lớn hơn, tạo điều kiện tự do hơn cho chính sách tiền tệ để thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.
2

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 4
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 6
1.1 Cơ sở nghiên cứu 6
1.2 Phạm vi nghiên cứu 8
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 9
1.4 Phƣơng pháp luận và số liệu nghiên cứu 9
1.5 Cấu trúc nghiên cứu 10
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM
PHÁT 12
2.1 Các khái niệm MCTG và cơ chế chuyển dịch của những thay đổi TGHĐ vào lạm
phát 12
2.1.1 Khái niệm 12


2.1.2 Cơ chế chuyển dịch của những thay đổi TGHĐ vào lạm phát 13
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ lớn MCTGLP 14
2.2.1 Nhân tố vi mô 14
2.2.2 Nhân tố vĩ mô 16
2.3 Kỹ thuật kinh tế lƣợng đo lƣờng MCTGLP 19
2.3.1 Hồi quy phƣơng trình đơn dạng chuẩn 19
2.3.2 Mô hình tự hồi quy theo Véctơ 20
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 22
3.1 Cơ chế và diễn biến tỷ giá 22
3.2 Tỷ giá thực RE 30
3

3.3 Chính sách ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát 33
CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH 36
4.1 Cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm 36
4.1.1 Tỷ giá hối đoái - chỉ số giá tiêu dùng 36
4.1.2 Các biến khác 39
4.2 Số liệu nghiên cứu 41
4.3 Mô hình thực nghiệm 50
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH 55
5.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 55
5.2 Độ dài của trễ và tính ổn định của mô hình VAR 56
5.3 Các kết quả ƣớc lƣợng 57
5.3.1 Tác động của sự thay đổi của tỷ giá đến lạm phát 58
5.3.2 Phản ứng của CPI với các cú sốc khác 60
5.3.3 Phân tích phƣơng sai 62
5.4 So sánh kết quả với các nƣớc khác 63
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 65
6.1 Kết luận 65
6.2 Khuyến nghị chính sách 66

6.3 Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH VAR 73
PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ 75
PHỤ LỤC 3: TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH VAR 76
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH DIAGNOSTIC CÁC PHƢƠNG TRÌNH TRONG MÔ
HÌNH VAR 77
4

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá 13
Hình 3.1: Tỷ giá danh nghĩa Việt Nam VND/USD giai đoạn 1986-2009 22
Hình 3.2: Nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu/GDP 24
Hình 3.3: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam 25
Hình 3.4: Tỷ giá VND/USD năm 2008-2009 28
Hình 3.5: Tỷ giá VND/USD năm 2009 29
Hình 3.6: Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 1996-2009 (2000=100) 31
Hình 3.7: Lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD 34
Hình 4.1: Chỉ số giá dầu UK Brent (2005 =100) 42
Hình 4.2: Khoảng cách sản lƣợng và chỉ số CPI 43
Hình 4.3: Lạm phát ở Việt Nam 44
Hình 4.4: Cung tiền mở rộng 45
Hình 4.5: Tiền gửi ngoại tệ 46
Hình 4.6: Lãi suất Việt Nam đồng 47
Hình 4.7: Lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam (%/năm) 48
Hình 4.8: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD 49
Hình 5.1: Tác động của sự thay đổi của tỷ giá đến lạm phát 58
Hình 5.2: Phản ứng của CPI với các cú sốc kinh tế khác 60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Chỉ số tỷ giá thực của các đồng tiền so với đô la Mỹ 32
Bảng 4.1: Ma trận tam giác Cholesky 53
Bảng 5.1: Xác định độ dài của trễ trong mô hình VAR 56
Bảng 5.2: Hệ số mức chuyển 59
Bảng 5.3: Phân tích phƣơng sai của chỉ số giá tiêu dùng CPI 62

5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADF
Kiểm định nghiệm đơn vị
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
FCD
Tiền gửi ngoại tệ
GSO
Tổng cục thống kê Việt Nam
IFS
Thống kê tài chính quốc tế
IMF
Qũy tiền tệ quốc tế
IPI
Chỉ số giá nhập khẩu
MCTG
Mức chuyển tỷ giá
MCTGLP
Mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát
MCTGNK

Mức chuyển của tỷ giá vào giá nhập khẩu
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
OLS
Phương pháp bình phương nhỏ nhất
PPI
Chỉ số giá sản xuất
TGHĐ
Tỷ giá hối đoái
TGHĐDN
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
TLLP
Tỷ lệ lạm phát
VAR
Mô hình tự hồi quy theo vectơ
VND
Đồng Việt Nam
USD
Đồng đô la Mỹ

6

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Cơ sở nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một biến số kinh tế quan trọng với hầu hết
các nền kinh tế mở cửa. Đặc biệt hơn khi mà quá trình khu vực hoá cũng như

toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay thì vai trò của
TGHĐ ngày càng lớn bởi đây là một trong những nhân tố kết nối các nền kinh
tế quốc gia. Cũng chính do đặc điểm kết nối này, TGHĐ là nguyên nhân
chính của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu. Ví dụ,
nhiều cuộc khủng hoảng gần đây như Mexico năm 1994; Thái Lan, Indoneisa
và Hàn Quốc năm 1997; Nga và Brazil năm 1998; Argentina năm 2000 và
Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000, 2001 ít nhiều liên quan đến khủng hoảng tỷ giá hối
đoái.
Trên thực tế, tỷ giá hối đoái có thể tác động đến nền kinh tế qua nhiều
kênh khác nhau như: cán cân thương mại xuất khẩu - nhập khẩu, ngân sách
quốc gia, … Một trong những tác động quan trọng trong số đó chính là ảnh
hưởng của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá nội địa, đặc
biệt là chỉ số giá tiêu dùng hay tỷ lệ lạm phát hay còn được gọi là mức
chuyển của tỷ giá vào lạm phát (MCTGLP). Tuy nhiên mức chuyển này ở
các nền kinh tế khác nhau thì không giống nhau và phụ thuộc vào đặc trưng
kinh tế của mỗi nền kinh tế. Ví dụ như, trường hợp của Hàn Quốc và
Indonesia trong cuộc khủng hoảng năm 1997, sự giảm giá danh nghĩa của
đồng won – Hàn Quốc dường như không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ lạm phát
của quốc gia này, trong khi đó sự giảm giá danh nghĩa của đồng Rupiah đã
dẫn đến việc lạm phát tăng cao ở Indonesia.
7

Giả định các yếu tố khác không đổi và hệ số MCTGLP là x, nghĩa là 1%
tăng giá (hoặc giảm giá) của đồng nội tệ sẽ làm lạm phát giảm (hoặc tăng)
x%. Nếu x = 1 nghĩa là mức chuyển này là hoàn toàn. Mức chuyển càng cao
thì tỷ giá hối đoái càng trở thành một công cụ quan trọng để điều chỉnh tỷ lệ
lạm phát.
Xem xét nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh những
thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế với sự bùng nổ của thương mại
cũng như đầu tư quốc tế, sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào sân chơi

khu vực và toàn cầu như: Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)… thì nền kinh tế hiện đang
phải đối mặt với một số vấn đề như: lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại
ngày càng lớn, tỷ trọng nhập khẩu/GDP cao và áp lực do sự tăng lên của các
dòng đầu tư nước ngoài, tình trạng đô la hoá nền kinh tế cao… Chính những
vấn đề này một mặt góp phần tạo ra sức ép buộc TGHĐ dao động, cụ thể như
trong giai đoạn 2008-2009, mặt khác đặt ra một câu hỏi về tác động dẫn
truyền của tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam. Điều này càng trở nên
quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền
tệ bởi MCTGLP sẽ giúp NHNN hiểu rõ hơn về mức độ và thời điểm của bất
kỳ cú sốc tỷ giá nào đến sự thay đổi của lạm phát, từ đấy có thể đưa ra được
những dự báo cũng như những phản ứng chính xác và kịp thời để giữ lạm
phát trong khu vực mục tiêu. Cuối cùng, quy mô của MCTG có một hàm ý
quan trọng với hiệu ứng chuyển dịch tiêu dùng với cú sốc TGHĐ. Nói cách
khác, một mức chuyển thấp của TGHĐ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dòng
thương mại, mặc dù cầu có thể co giãn mạnh. Mặt khác, nếu giá phản ứng
chậm với những thay đổi trong TGHĐ và dòng thương mại phản ứng chậm
với những thay đổi giá tương đối, thì những sự điều chỉnh của cán cân thanh
toán chung sẽ bị hạn chế, và điều này sẽ tạo ra một mức độ nhất định của sự
8

đứt quãng tỷ giá. Do vậy, mức độ và thời gian của mức chuyển tỷ giá tổng
hợp, cũng như các nhân tố của nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với
nền kinh tế.
Đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa TGHĐ và TLLP cũng như
những nhận định đánh giá về chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian
qua nhưng chủ yếu dừng lại ở việc phân tích định tính đưa ra những đánh giá
dựa trên các số liệu thống kê mà thiếu các mô hình thực nghiệm đo lường
MCTG để có thể xác định gốc rễ của vấn đề và xây dựng cơ sở vững chắc cho
các khuyến nghị chính sách. Một số nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của

TGHĐ vào lạm phát mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được là Võ Văn Minh
(2009), Võ Trí Thành (2000). Tuy nhiên trong các nghiên cứu này xuất hiện
một vài mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế, ví dụ như sự gia tăng của tổng cầu
không làm ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam, đồng thời biên sai số rất
rộng và thiếu một vài kiểm định cần thiết trong mô hình, nên làm giảm độ tin
cậy cũng như tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Do vậy việc nghiên cứu
quy mô cũng như thời điểm của mức chuyển tỷ giá vào lạm phát trở nên hết
sức cần thiết.
1.2 Phạm vi nghiên cứu
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát là một chủ đề kinh tế rộng
và có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu
sẽ tiến hành đo lường quy mô và xác định thời điểm của mức chuyển của tỷ
giá hối đoái
1
, cụ thể hơn chính là sự giảm giá nội tệ, vào lạm phát ở Việt
Nam. Mô hình phân tích tự hồi quy theo vectơ VAR được sử dụng để có thể
phân tích sâu hơn phản ứng của CPI với những thay đổi của TGHĐ cũng như


1
Nghiên cứu sử dụng khái niệm tỷ giá hối đoái là số đồng nội tệ để đối lấy một đồng ngoại tệ, hay nội tệ/
ngoại tệ.
9

các biến kinh tế vĩ mô khác. Từ đó đưa ra những nhận định và một số kiến
nghị chính sách liên quan.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát
trong trường hợp cụ thể là Việt Nam. Do vậy, câu hỏi nghiên cứu trọng tâm
đặt ra là:

“Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến tỷ lệ lạm phát ?”
Để trả lời câu hỏi trọng tâm này, nghiên cứu đặt ra một số vấn đề liên
quan sau:
 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức chuyển tỷ giá vào CPI?
 Giả định các yếu tố khác không đổi, tỷ giá thay đổi (mất giá) 1% thì lạm
phát thay đổi bao nhiêu phần trăm?
 Tỷ giá hối đoái có thể giải thích bao nhiêu phần trăm những thay đổi của
lạm phát?
 Sử dụng mô hình gì để đạt những kết quả trên?
 Liệu tỷ giá hối đoái có phải là một kênh phù hợp để đạt được kiềm chế
lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tỷ giá hối đoái cần được điều chỉnh
như thế nào?
 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất?
1.4 Phƣơng pháp luận và số liệu nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu về mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát đã được
thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu này đi theo
hai hướng tiếp cận chính là tiếp cận vi mô và tiếp cận vĩ mô. Thứ nhất, các
10

nhà kinh tế học như Dornbursh (1987), Feinberg (1986), và Krugman (1986)
đã sử dụng cách tiếp cận vi mô bằng các phân tích hành vi của các hãng ảnh
hưởng như thế nào đến mức độ của MCTGLP. Trong khi đó, Taylor (2000),
McCarthy (2000), Takatoshi Ito and Kiyotaka Sato (2006) đã sử dụng các
biến kinh tế vĩ mô để xác định mức độ và thời điểm của MCTGLP trong một
nền kinh tế hoặc một nhóm các nền kinh tế. Tuy nhiên vì những hạn chế về số
liệu của hãng cũng như chi phí và thời gian nên tiếp cận theo hướng vi mô
không phù hợp với nhóm nghiên cứu sinh viên. Do vậy nghiên cứu này được
thực hiện theo cách tiếp cận vĩ mô một phần do sự sẵn có của số liệu các biến
vĩ mô. Nghiên cứu cũng đã sử dụng mô hình phân tích VAR với sự hỗ trợ của

phần mềm Eview 5.0 để có thể phân tích sâu hơn phản ứng của CPI với
những thay đổi của TGHĐ cũng như các biến kinh tế vĩ mô khác.
Số liệu hàng tháng từ tháng 1:2005 đến tháng 3:2009 đã được sử dụng
trong nghiên cứu bao gồm giá dầu, tỷ giá hối đoái doanh nghĩa (VND/USD),
khoảng cách sản lượng, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền Việt Nam đồng, tiền
gửi ngoại tệ trong ngân hàng, lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng kỳ hạn 3 tháng,
lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng. Tất cả các số liệu, ngoại trừ khoảng
cách sản lượng
2
, được lấy từ Tổng cục thống kê, Thống kê tài chính quốc tế
của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
1.5 Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu gồm có bốn chương. Chương 1 đưa ra những giới thiệu
chung về đề tài nghiên cứu gồm có cơ sở, phạm vi, câu hỏi cũng như phương
pháp nghiên cứu. Những nội dung này tạo cho đề tài một khung định hướng
cần thiết cho các chương sau.


2
Khoảng cách sản lượng được tính bởi tác giả theo phương pháp Hodrick-Prescott.
11

Chương 2 sẽ tổng quan về lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan
đến MCTGLP, trong đó trình bày về một số kỹ thuật thường được sử dụng để
ước lượng MCTG.
Tiếp đến, chương 3 phân tích cơ chế và chính sách tỷ giá của Việt Nam
trong thời gian nghiên cứu. Mục đích của chương 3 sẽ hệ thống hoá và đưa ra
những nhận định cũng như phân tích cơ sở, làm nền tảng cho việc xử lý mô
hình, gắn lý thuyết cũng như thực tế vào việc xử lý mô hình, tăng tính phù
hợp của kết quả trong điều kiện của Việt Nam.

Tiếp đến, chương 4 đề cập phương pháp nghiên cứu, lựa chọn mô hình,
đồng thời giải thích các biến trong mô hình.
Chương 5 trình bày kết quả đo lường ảnh hưởng của cú sốc TGHĐ đến
lạm phát bao gồm các phân tích nguyên nhân, độ lớn, thời gian của MCTGLP
và các kết quả kiểm định.
Chương cuối của nghiên cứu tổng kết các vấn đề được trình bày gồm có
những phát hiện chính của nghiên cứu và một số gợi ý chính sách, đồng thời
chỉ ra những hạn chế còn gặp phải và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.
12

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM
PHÁT
“Mục tiêu của chương này là tổng quan về lý thuyết MCTGLP, trong đó
các khái niệm và các kênh tác động của những cú sốc tỷ giá lên lạm phát
được trình bày phần 2.1; phần 2.2 phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến độ
lớn MCTGLP và phần cuối trong chương này sẽ giới thiệu hai phương pháp
thực nghiệm thường được sử dụng để đo lường MCTGLP và liên hệ đến kỹ
thuật mà nghiên cứu sử dụng trong đề tài”.

2.1 Các khái niệm MCTG và cơ chế chuyển dịch của những thay đổi
TGHĐ vào lạm phát.
2.1.1 Khái niệm
Theo Olivei (2002), mức chuyển tỷ giá là phần trăm thay đổi trong giá
nhập khẩu tính theo nội tệ do 1% thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Tuy nhiên các nghiên cứu (như Lian (2006), Nkunde Mwase (2006)) thường
sử dụng khái niệm mở rộng của MCTG để phản ánh những thay đổi của
những mức giá nội địa (không chỉ chỉ số giá nhập khẩu mà cả chỉ số giá sản
xuất và giá tiêu dùng) do 1% thay đổi của TGHĐDN.
Để tạo sự thống nhất cho nghiên cứu, nhóm tác giả thống nhất sẽ sử

dụng khái niệm:
Mức chuyển tỷ giá vào lạm phát (MCTGLP) hàm ý phần trăm thay đổi
của chỉ số giá tiêu dùng hay tỷ lệ lạm phát khi TGHĐDN thay đổi 1%. Đây sẽ
là trọng tâm nghiên cứu của đề tài. Thuật ngữ “mức chuyển tỷ giá” sẽ đề cập
đến cú sốc tỷ giá đến các mức giá nội địa nói chung.
13

Ngoài ra, nghiên cứu sẽ sử dụng thêm hai khái niệm sau:
 Mức chuyển tỷ giá vào giá nhập khẩu (MCTGNK) hàm ý phần trăm thay
đổi của chỉ số giá nhập khẩu khi TGHĐDN thay đổi 1%.
 Mức chuyển tỷ giá vào giá sản xuất (MCTGSX) hàm ý phần trăm thay
đổi của chỉ số giá sản xuất khi TGHĐDN thay đổi 1%.
2.1.2 Cơ chế chuyển dịch của những thay đổi TGHĐ vào lạm phát
Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của TGHĐ sẽ ảnh
hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp.
a. Kênh trực tiếp: Để đơn giản hoá phân tích, không mất tính tổng quát, ta
có thể xem cú sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến
những hàng hoá và nguyên liệu được nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các
nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng.
Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản ánh ngay vào sự tăng lên của
chỉ số giá tiêu dùng. (Hình 2.1).
Hình 2.1: Kênh trực tiếp của mức chuyển tỷ giá







Nguồn: Nicoleta (2007)

b. Kênh gián tiếp: Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn
so với hàng quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế
Hàng hoá tiêu dùng
cuối cùng nhập khẩu
(Chỉ số giá tiêu dùng
– CPI)
Hàng hoá nhập
khẩu (Chỉ số
giá nước ngoài
– P*)
Hàng hoá nhập
khẩu (Chỉ số giá
nhập khẩu – P)
Nguyên vật liệu
sản xuất (Chỉ số
giá sản xuất –
PPI)
Hàng tiêu dùng
cuối cùng (Chỉ
số giá tiêu dùng
– CPI)
1.
4.
3.
2.
14

cung - cầu thị trường hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp
đến là tăng lương và tăng tổng cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy
nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài hạn do giá thường cứng nhắc trong

ngắn hạn. Một kênh gián tiếp quan trọng khác trong ngắn hạn cũng như dài
hạn là thông qua tỷ lệ đô la hoá nền kinh tế, tức là tình trạng người dân sở hữu
các tài sản tính bằng ngoại tệ. Giả định TGHĐ tăng, tức là nội tệ mất giá và
ngoại tệ tăng giá, người dân có xu hướng chuyển sang nắm giữ các tài sản
bằng ngoại tệ, đẩy giá của các tài sản tính bằng ngoại tệ tăng, thông thường là
bất động sản và các mặt hàng xa xỉ, và mặt bằng giá lên hay CPI tăng.
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ lớn MCTGLP
Trong phần này, nghiên cứu sẽ lần lượt xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến mức chuyển tỷ giá cả ở góc độ vi mô lẫn vĩ mô. Các nhân tố này trước hết
sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá nhập khẩu thông qua MCTGNK, tiếp đến sẽ ảnh
hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng theo đúng chuỗi phân phối như được trình bày
ở phần 2.1.2.
2.2.1 Nhân tố vi mô
Xét ở phƣơng diện vi mô, những nhân tố chính ảnh hưởng đến MCTG
là: phản ứng giá đôn
3
, mức doanh lợi theo quy mô trong sản xuất và độ co
giãn của cầu các hàng hóa nhập khẩu theo giá. (Lian, 2006).
(1) Giá đôn là một khái niệm chỉ sức mạnh của một doanh nghiệp trong việc
định giá sản phẩm của mình. Đặc biệt, trong thị trường độc quyền thuần tuý
nơi một doanh nghiệp nước ngoài có khả năng giữ nguyên giá đôn thì những
dao động của tỷ giá sẽ được chuyển hoàn toàn vào giá nhập khẩu. Tuy nhiên,
trên thực tế lại không như vậy. Thông thường, giá đôn sẽ điều chỉnh để phản


3
Giá đôn = mark-up = tỷ lệ giữa giá bán và chi phí sản xuất biên.
15

ứng lại với những thay đổi của tỷ giá để giữ mức giá trong các thị trường xuất

khẩu không đổi mà chúng ta vẫn thường gọi là “định giá theo thị trường” do
các doanh nghiệp nước ngoài muốn giữ thị phần nên họ phải chấp nhận những
thay đổi đáng kể trong lợi nhuận biên khi tỷ giá thay đổi. Vì vậy, mức chuyển
của tỷ giá sẽ ít có tác động. Sự phản ứng giá đôn thường được hiểu như là một
dấu hiệu của những thay đổi trong điều kiện cạnh tranh mà các nhà xuất khẩu
nước ngoài đang phải đối mặt ở thị trường nhập khẩu. Một vài nghiên cứu
như Dornbusch (1987), Hooper and Mann (1989), đã nhận thấy rằng sự điều
chỉnh của giá đôn trước những dao động của tỷ giá phụ thuộc vào mức độ
đồng nhất và khả năng thay thế của sản phẩm, thị phần tương đối của các
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, mức độ tập trung của thị trường và
quy mô có thể của phân biệt giá. Một kết quả chung mà các nghiên cứu này
có được là các sản phẩm càng khác biệt (hay ít có khả năng thay thế) trong
một ngành công nghiệp, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài có thị phần
lớn hơn so với các nhà sản xuất trong nước, mức độ phân biệt đối xử giá cao
hơn hoặc là mức độ thị trường tập trung lớn hơn sẽ dẫn tới khả năng duy trì
giá đôn lâu dài, và do vậy mức chuyển tỷ giá sẽ cao hơn.
(2) Nhân tố vi mô thứ hai ảnh hưởng tới mức chuyển tỷ giá là mức doanh lợi
theo quy mô của doanh nghiệp. Theo Olivei (2002), nếu một doanh nghiệp
nước ngoài định giá cho một hàng hoá xuất khẩu sang thị trường khác tại một
mức giá đôn không đổi so với chi phí biên (với giá và chi phí biên được tính
bằng tiền nội địa), thì mức chuyển hoàn toàn sẽ xảy ra khi mà doanh lợi
không đổi theo quy mô. Trong trường hợp này, giá của đồng nội địa tăng m
phần trăm (m%) sẽ làm chi phí biên của doanh nghiệp nước ngoài được tính
theo đồng tiền nội địa giảm m%. Ngược lại, khi doanh lợi của doanh nghiệp
giảm theo quy mô thì mức chuyển sẽ ít hơn so với mức ở trên. Khi đồng tiền
nội địa tăng giá, cầu nội địa về hàng hoá nhập khẩu tăng, tạo áp lực gia tăng
16

sản xuất và dẫn đến sự tăng lên của chi phí biên của doanh nghiệp nước
ngoài. Vì vậy, chi phí biên giảm ít hơn m% để phản ứng lại m% đồng tiền nội

địa tăng giá, tạo ra mức chuyển không hoàn toàn. Trong một nghiên cứu
tương tự, Yang (1997) cũng cho rằng mức chuyển tỷ giá tỷ lệ nghịch so với
độ co giãn của chi phí biên/sản lượng.
(3) Tương tự như phản ứng của giá đôn và mức doanh lợi theo quy mô, độ
co giãn của cầu các hàng hoá nhập khẩu cũng ảnh hưởng tới mức chuyển tỷ
giá. Khi tỷ giá thay đổi, mức giá của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thay đổi phụ
thuộc vào độ cong của cầu co giãn. Nếu cầu càng co giãn khi giá tăng lên,
doanh nghiệp sẽ có lợi khi hạn chế được mức chuyển của cú sốc tỷ giá vào giá
mua bán bằng cách giữ nguyên giá hoặc chỉ thay đổi rất ít (Yang, 1997).
2.2.2 Nhân tố vĩ mô
Xét đến các nhân tố vĩ mô, một số nghiên cứu như Mann (1986) và
Taylor (2002) đã nhận dạng một vài nhân tố ảnh hưởng tới MCTG theo mức
độ vĩ mô. Đó là: quy mô của một quốc gia, độ mở của nền kinh tế, sự dai
dẳng và bất ổn định của cú sốc tỷ giá, tính không ổn định của tổng cầu, môi
trường lạm phát và môi trường chính sách tiền tệ.
(1) Theo McCarthy (2000), trong một nước lớn, hiệu ứng lạm phát của việc
giảm giá tiền tệ lên mức giá trong nước bị trung hoà do giá thế giới giảm (do
cầu thế giới giảm) nên mức chuyển giảm. Với nước nhỏ, giảm giá tiền tệ sẽ
không có ảnh hưởng tới giá thế giới, và MCTG có thể là hoàn toàn.
(2) Độ mở của nền kinh tế có thể được đại diện thông qua tỷ lệ sản phẩm
trao đổi thương mại quốc tế (hoặc là tỷ trọng nhập khẩu) trong tổng sản xuất.
Thông thường một nước có độ mở càng cao (hay có tỷ trọng nhập khẩu càng
cao trong tổng sản xuất) thì mức chuyển tỷ giá càng lớn.
17

(3) Theo nguyên tắc định giá theo thị trường, Mann (1986) cho rằng tính bất
định của cú sốc tỷ giá có mối quan hệ tỷ lệ nghịch so với MCTG. Việc điều
chỉnh các mức giá đòi hỏi những chi phí nhất định mà điển hình là chi phí
thực đơn và thay đổi chiến lược quảng cáo. Do vậy, nếu các nhà xuất khẩu
nhận thấy rằng cú sốc này chỉ là nhất thời, họ sẽ hạn chế thay đổi giá sản

phẩm. Thay vào đó, họ sẽ thay đổi giá đôn và chuyển sang hướng “chờ đợi và
quan sát”, vì vậy mức chuyển sẽ giảm. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp cho
rằng cú sốc của tỷ giá là dai dẳng, họ sẽ thực hiện chiến lược thay đổi giá thay
vì điều chỉnh lợi nhuận biên. Do vậy, mức chuyển của tỷ giá sẽ lớn hơn nhiều.
(4) Một biến kinh tế khác theo Mann (1986) là tính không chắc chắn của
tổng cầu. Các nhà xuất khẩu sẽ thay đổi lợi nhuận biên khi tổng cầu dịch
chuyển song song với sự thay đổi của tỷ giá trong môi trường cạnh tranh
không hoàn hảo, vì vậy giảm mức chuyển. Do vậy, mức chuyển sẽ yếu trong
những nước mà mức tổng cầu là khá nhạy cảm.
(5) Ngoài ra, theo Taylor (2000), tồn tại một mối quan hệ giữa mức chuyển
tỷ giá và môi trường lạm phát của một quốc gia. Theo Taylor, trong một môi
trường lạm phát cao và dai dẳng, thường tạo ra kỳ vọng lạm phát cao do vậy
một cú sốc tỷ giá sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi giá xuất
khẩu để giữ mức lợi nhuận biên, tạo ra một mức chuyển tỷ giá lớn vào nền
kinh tế. Tuy nhiên, ngược lại trong một môi trường lạm phát thấp và ổn định,
các doanh nghiệp nước ngoài nhận thức đây chỉ là thay đổi nhất thời và kỳ
vọng lạm phát thấp nên họ sẽ hạn chế thay đổi giá bán và chấp nhận thay đổi
lợi nhuận biên, khiến mức chuyển của tỷ giá sẽ thấp ở những quốc gia này.
(6) Tương tự môi trường lạm phát, Taylor (2000) cũng cho rằng sự ổn định
tương đối của chính sách tiền tệ có những ảnh hưởng nhất định đến mức
chuyển tỷ giá. Lập luận này được củng cố bởi Deverux, Engel và Stogaard
18

(2004). Họ đã phát triển mô hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế mở trong
đó mức chuyển tỷ giá là biến nội sinh. Kết quả mô hình cho thấy, các quốc
gia có tăng trưởng tiền tệ càng ít biến động thì mức chuyển tỷ giá càng thấp
và ngược lại. Điều này có thể được giải thích bởi những biến động không ổn
định dai dẳng trong cung tiền sẽ tạo ra sự không ổn định dai dẳng trong mức
giá. Do vậy, một sự thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ khiến doanh nghiệp nước
ngoài đưa ra những quyết định thay đổi giá, điều này phản ánh một mức

chuyển cao của tỷ giá vào nền kinh tế.
Ngoài 6 nhân tố trên, theo nhóm nghiên cứu, tỷ lệ đô la hoá nội địa cũng
là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ lớn của tỷ giá. Một
nền kinh tế mà tỷ lệ đô la hoá càng cao thì mức chuyển càng lớn và ngược lại.
Bên cạnh việc phân tích lý thuyết tổng quan về mức chuyển tỷ giá, một
loạt nghiên cứu khác đã xem xét vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau của
chuỗi phân phối. Đây chính là cơ chế ảnh hưởng trực tiếp từ cú sốc tỷ giá đến
lạm phát được trình bày ở phần 2.1.2. Tuy nhiên các mức chuyển tỷ giá khác
nhau khi phân tích theo chuỗi phân phối, phụ thuộc vào tỷ lệ của mức chuyển
đến giá nhập khẩu, phần trăm của nhập khẩu trong cấu phần tính PPI và CPI,
và phản ứng của giá hàng hoá sản xuất trong nước khi tỷ giá thay đổi.
Giả sử tại một thời điểm mà giá hàng hoá sản xuất trong nước không
phản ứng lại với những thay đổi của tỷ giá, ta nhận thấy độ lớn của mức
chuyển tỷ giá giảm dần khi đi từ IPI tới PPI và CPI. Lian (2006) đã giải thích
điều này dựa trên một số lý do sau. Thứ nhất, phần trăm hàng hoá nhập khẩu
bị ảnh hưởng bởi cú sốc tỷ giá giảm theo chuỗi phân phối, tạo ra sự giảm dần
trong mức chuyển của tỷ giá theo độ dài của chuỗi phân phối (Clark (1999).
Thứ hai, theo Bacchetta và Van Wincoop (2002), sự khác nhau trong chiến
lược giá tối ưu của các nhà bán buôn nước ngoài và các nhà bán lẻ trong nước
19

lý giải tại sao mức chuyển tới PPI và CPI thấp hơn tỷ trọng hàng hoá nhập
khẩu trong chỉ số ngay cả khi mức chuyển tỷ giá đến giá nhập khẩu là hoàn
toàn, dẫn đến mức chuyển thấp của PPI và CPI. Thứ ba, do mức chuyển
không hoàn toàn tại các giai đoạn riêng lẻ nên sự tích lũy giữa các giai đoạn
khác nhau cũng hàm ý một sự giảm trong mức chuyển dọc theo chuỗi phân
phối.
Liên quan đến tốc độ điều chỉnh, sự cứng nhắc của giá cả trong ngắn hạn
có thể hạn chế những ảnh hưởng của mức chuyển tỷ giá vào các mức giá
trong nền kinh tế, do vậy giảm tốc độ điều chỉnh giá dọc theo chuỗi phân

phối.
2.3 Kỹ thuật kinh tế lƣợng đo lƣờng MCTGLP
Phần 2.3 này sẽ đưa ra những đánh giá của nhóm nghiên cứu về 2 kỹ
thuật chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu đo lường MCTGLP
trước đây và liên hệ đến mô hình mà nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích
MCTGLP ở Việt Nam.
2.3.1 Hồi quy phƣơng trình đơn dạng chuẩn
Nhiều nhà nghiên cứu

(Ví dụ như Olivei (2002); Campa và Goldberg
(2005); Campa, Goldberg và González-Mínguez (2005); và Otani, Shiratsuka
và Shirota (2005)) đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để đo
lường mức chuyển, trong đó các độ trễ được phân bố đa thức để thu được
phản ứng cú sốc của các hàng hóa được giao dịch với những thay đổi của
TGHĐ. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại không quan tâm tới đặc tính chuỗi thời
gian của số liệu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số lượng lớn các chuỗi biến
vĩ mô và giá tài sản chẳng hạn như TGHĐ là những chuỗi không dừng
4
. Vì


4
Chuỗi dừng là chuỗi có kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian.
20

vậy, giả định đo lường OLS bị xâm phạm, có khả năng gây ra vấn đề hồi quy
giả, dẫn đến những sai lầm đáng kể trong kết quả ước lượng cũng như dự báo.
Đo lường MCTGLP từ mô hình phương trình hồi quy đơn thường giả định
rằng không có sự điều chỉnh nội sinh trong các giá khi TGHĐ thay đổi. Cụ
thể hơn, quan hệ mức chuyển trong loại mô hình này được cho rằng vận động

theo chiều từ TGHĐ đến các biến vĩ mô trong nước. Tuy nhiên tác động
ngược lại từ sự thay đổi của các giá nội địa có thể không được phân tích. Kết
quả là, ước lượng bị ảnh hưởng bởi những vấn đề không thống nhất do sự xác
định tính nội sinh của TGHĐ và giá cả.
2.3.2 Mô hình tự hồi quy theo Véctơ
McCarthy (2000) là người tiên phong trong việc sử dụng mô hình VAR
kết hợp chặt chẽ với một chuỗi phân phối đệ quy của giá. So với những
phương pháp dựa trên mô hình phương trình đơn thì việc ứng dụng mô hình
VAR sai phân có một vài lợi thế gồm có: thứ nhất, nó cho phép chúng ta khắc
phục các giả định vốn có trong mô hình phương trình đơn giản. Thứ hai, như
được đề xuất bởi mô hình tiền tệ chuẩn, một sự tăng trong các mức giá nội địa
có khả năng làm TGHĐ giảm, nên mô hình hợp lý cần phải phân tích TGHĐ
và các mức giá đều là những biến nội sinh. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này
trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi khi mà các biến vĩ mô có ảnh hưởng nhất
định đến TGHĐ. Những đặc tính của mô hình VAR cho phép chúng ta xử lý
vấn đề này. Ngoài ra, chúng ta không chỉ xác định mức chuyển trong một
khoảng thời gian đặc biệt mà cả những thay đổi của nó theo thời gian. Vì vậy,
đây là một phép đo thuận tiện về cả mức độ lẫn tốc độ của các tham số của
mức chuyển. Một số nghiên cứu tiêu biểu đã sử dụng mô hình VAR là
McCarthy (2000), Hahn (2003) và Faruqee (2006) đã sử dụng tiếp cận VAR
để đo mức chuyển tỷ giá trong các quốc gia phát triển, đặc biệt là khu vực
châu Âu. Ito và Sato (2006) cũng đã ứng dụng mô hình VAR để phân tích
21

mức chuyển tỷ giá vào các nước Đông Á. Trong khi đó, Belaish (2003) đã sử
dụng kỹ thuật VAR cho Brazil và Leigh và Rossi (2002) tính toán MCTG cho
Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính những thuận lợi nói trên cũng như khả năng ước lượng hợp lý cao
của mô hình VAR: bao gồm phản ứng cú sốc và phân tích phương sai, nên
nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng mô hình VAR trong việc nghiên cứu

MCTGLP ở Việt Nam, và quy trình cũng như kết quả ước lượng được thể
hiện trong chương tiếp theo.
Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa lý thuyết liên quan
đến mức chuyển tỷ giá cũng như đưa ra lý do lựa chọn phương pháp nghiên
cứu theo mô hình VAR. Cụ thể hơn, trong chương 4, nhóm nghiên cứu sẽ
lượng hóa các yếu tố đề cập trên gồm có: Tổng cầu, Lạm phát, Cung và cầu
tiền tệ, mức đô la hóa ở Việt Nam và rút ra những kết quả và phân tích đối
với nền kinh tế Việt Nam. Tiếp theo, chương 3 sẽ cung cấp những phân tích
cơ bản về chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua.

22

CHƢƠNG 3
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

3.1 Cơ chế và diễn biến tỷ giá
Trước 1989, Việt Nam đã áp dụng một hệ thống tỷ giá cố định và phức
tạp với hai tỷ giá chính thức đối với các hoạt động ngoại thương và các hoạt
động nội thương (Tỷ giá nội bộ). Trong đó, tỷ giá nội bộ được áp dụng cho
những giao dịch giữa các doanh nghiệp trong nước và cũng được sử dụng để
tính các khoản trợ cấp nước ngoài chủ yếu đến từ Hội đồng tương trợ Kinh tế
và Liên bang Xô viết. Do có một sự chênh lệnh lớn giữa tỷ giá chính thức của
nhà nước và tỷ giá thị trường tự do nên trong năm 1988, Ngân hàng nhà nước
Việt Nam đã có những điều chỉnh mạnh mẽ trong tỷ giá, tăng từ
225VND/USD đến 900VND/USD (gần 300%) cho các giao dịch thương mại
và từ 368VND/USD đến 3.500VND/USD (gần 850%) cho các giao dịch phi
thương mại. Trong tháng 3 năm 1989, hai tỷ giá này được thống nhất và mức
tỷ giá được xác lập là 4.500VND/USD. (Võ Trí Thành, 2000).
Hình 3.1: Tỷ giá danh nghĩa Việt Nam VND/USD giai đoạn 1986-2009


Nguồn: IFS
23

Trong giai đoạn 1989-1990, NHNN đã áp dụng cơ chế neo tỷ giá với
biên độ được điều chỉnh, trong đó tỷ giá được NHNN điều chỉnh dựa trên các
tín hiệu lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, và tỷ giá thị trường tự do. Các
ngân hàng thương mại được phép thiết lập tỷ giá giao dịch trong biên độ +/-
5% và việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ. Mặc dù tỷ giá chính
thức được công bố là xác định dựa trên cung cầu ngoại tệ nhưng trên thực tế
tỷ giá chính thức luôn thấp hơn tỷ giá thị trường tự do. Do vậy, để giải quyết
tình trạng tỷ giá chính thức không phản ánh đúng các tương tác kinh tế và sự
tồn tại của “chợ đen” ngoại tệ, thị trường ngoại tệ chính thức đã được thành
lập vào năm 1991 với hai sàn giao dịch tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Dựa trên
các tỷ giá đấu thầu tại hai sàn, NHNN đặt ra mức tỷ giá giao dịch chính thức,
đồng thời, NHNN can thiệp mạnh vào giao dịch trên hai sàn. Nhằm hạn chế
biến động tỷ giá chính thức, biên độ giao động cũng được thu hẹp từ +/-5%
xuống còn +/- 0,5%. NHNN cũng đã thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức
để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, không lâu sau khi các sàn giao dịch ngoại tệ đi
vào hoạt động, tỷ giá chính thức lại tiếp tục ở mức thấp hơn tỷ giá thị trường
tự do bởi vì các giao dịch trên thị trường chính thức luôn bị kiểm soát bởi
NHNN với lượng mua và bán rất lớn. Phạm Minh Chính và Vương Quân
Hoàn (2009).
24

Hình 3.2: Nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu/GDP

Nguồn: IFS
Trong giai đoạn từ 1993-1996, NHNN đã áp dụng cơ chế tỷ giá neo cố
định nhằm ổn định hoá nền kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn này vốn đầu tư
nước ngoài, chủ yếu là FDI, gia tăng mạnh, cùng với sự phát triển kinh tế đòi

hỏi thị trường ngoại tệ hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn, với số lượng
ngày một đông đảo các thành phần tham gia giao dịch. Do vậy, tháng 9/1994,
thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành thay thế cho 2 sàn giao
dịch tỷ giá; tỷ giá được hình thành và công bố dựa trên tỷ giá liên ngân hàng
và NHNN tiếp tục can thiệp mạnh vào giao dịch trên thị trường này. Tỷ giá tại
các ngân hàng thương mại dao động trong biên độ +/-0,5%. Đến cuối 1996,
biên độ được nới rộng từ thấp hơn +/-0,5% lên +/-1% (11/1996). Đồng thời tỷ
giá được cố định ở mức 11.100VND/USD. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
Ngoài ra theo Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàn (2009), việc định giá
đồng Việt Nam cao hơn giá trị thực từ 20% đến 15% là một nguyên nhân
quan trọng gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai của thời kỳ này. Điển hình năm
1996, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam tương đương 16% (Hình
3.2).
25

Hình 3.3: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam

Nguồn:GSO
Từ năm 1997 đến năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997
đã khiến nhiều quốc gia láng giềng phá giá đồng nội tệ như Thái Lan,
Indonesia và Philippine. Điều này làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
giảm tính cạnh tranh so với hàng hoá các nước đối thủ trong khu vực, và
chính cuộc khủng hoảng đã làm cho đầu tư trực tiếp ngước ngoài có xu hướng
giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại rủi ro khi đầu tư vào các quốc gia Đông
Á. Đối mặt với khủng hoảng, chính sách kích cầu nội địa đã được thực hiện
cùng với việc tiến trình tự do hoá thương mại ngày càng tăng là những
nguyên nhân thúc đẩy giảm giá đồng Việt Nam. Tỷ giá chính thức đã được
điều chỉnh từ 11.175VND/USD lên 11.800VND/USD (16/02/1998) và
12.998VND/USD (07/08/1998). Đồng thời, biên độ dao động đã được nới
lỏng lên 5% vào tháng 2/1997 và 10% vào tháng 10/1997. Đến tháng 8/1998,

NHNN thu hẹp biên độ xuống 7% (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).
Theo Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàn (2009), mặc dù đồng Việt
Nam đã mất giá tới 16,3%, tỷ giá chính thức chưa thực sự phản ánh đúng

×