Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giải lịch sử 7 bài 1 (cánh diều) quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.81 KB, 11 trang )

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ
phong kiến ở Tây Âu
Câu hỏi mở đầu trang 5 Bài 1 Lịch Sử lớp 7: Lâu đài A-răn-đen (Anh) được xây
dựng vào thế kỉ XI, là một trong những lâu đài cổ kính, đẹp nhất ở Tây Âu. Lâu đài
là hiện thân quyền lực của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời phong kiến.
Vậy chế độ phong kiến Tây Âu hình thành và phát triển như thế
nào?

Trả lời:


- Sau khi lật đổ đế quốc La Mã vào năm 476, người Giéc-man đã lập ra nhiều vương
quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt…
- Đến thế kỉ thứ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
- Trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây
Âu được hình thành vào khoảng thế kỉ VIII. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế
cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- Từ khoảng cuối thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những
tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, trên cơ sở đó, nhiều thành thị đã xuất hiện.
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
Câu hỏi 1 trang 6 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 1, hãy:
- Nêu những việc làm của người Giec-man sau khi lật đổ đế quốc La Mã.
- Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây
Âu.


Trả lời:
Yêu cầu số 1: Những việc làm của người Giéc-manh sau khi lật đổ đế quốc La Mã:
- Thủ tiêu bộ máy nhà nước của La Mã; thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông
Gốt, Tây Gốt, Ăng-lô-xắc-xông, Phơ-răng…
- Người Giéc-manh chiếm ruộng đất của chủ nô La Mã trước đây.


- Họ đã từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Thiên Chúa giáo, xây dựng nhà thờ.
Yêu cầu số 2: những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở
Tây Âu


- Từ thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc từng bước tràn
xuống xâm nhập và lật đổ đế chế Lã Mã (năm 476). Họ lập ra nhiều vương quốc
mới, về sau phát triển thành các quốc gia: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Anh,…
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự
hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự người Giécman, tăng lữ Giáo hội và những q tộc Rơ-ma quy thuận chính quyền mới.
+ Nơng nơ được hình thành từ bộ phận: nơ lệ được giải phóng và nơng dân bị mất
ruộng đất. Nơng nô lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
2. Đặc điểm lãnh đại và quan hệ xã hội của chế đội phong kiến ở Tây Âu
Câu hỏi trang 7 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.2, 1.3 hãy
trình đặc điểm kinh tế và xã hội trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.

Trả lời:
- Đặc điểm về kinh tế trong lãnh địa phong kiến:


+ Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo
+ Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc cơng
cụ, vũ khí,…
+ Kinh tế trong lãnh địa mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc; nông nô chỉ mua muối
và sắt (đây là những mặt hàng họ khơng tự sản xuất được), ít có sự trao đổi, bn
bán với bên ngồi.
- Đặc điểm về xã hội trong lãnh địa phong kiến: cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm
gia đình lãnh chúa và nơng nô.

+ Lãnh chúa: không phải lao động, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức
tiệc tùng, hội hè trong lâu đài, dinh thự. Đối với nông nô, lãnh chúa bóc lột dã man
tàn bạo
+ Nơng nơ: có gia đình, nhà cửa và tài sản riêng; họ thuê đất của lãnh chúa để cày
cấy và phải nộp tô. Mức tơ rất nặng có khi lên tới một nửa sản phẩm thu được. Ngồi
ra họ cịn phải nộp nhiều thứ thuế khác nhau.
=> Quan hệ xã hội chính trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
3. Thành thị Tây Âu thời trung đại
Câu hỏi 1 trang 8 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát và quan sát hình 1.4
hãy: Phân tích vai trị của thành thị thời trung đại. Theo em vai trò nào là quan trọng
nhất,

sao?


Trả lời:
* Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa;
+ Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị:
+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền
+ Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.


- Văn hóa
+ Là các trung tâm văn hóa, mang khơng khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
+ Tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở Tây Âu, như: Bô-lô-nha
(I-ta-li-a), O-xphớt (Anh), Xc-bon (Pháp)…
* Vai trị quan trọng nhất: xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. Vì: khi chế độ

phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết
lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở những giai đoạn sau.
Câu hỏi 2 trang 8 Lịch Sử lớp 7: Cho biết tên một số trường đại học ra đời ở Tây
Âu thời trung đại.
Trả lời:
- Một số trường đại học ra đời ở Tây Âu thời trung đại:
+ Bô-lô-nha (I-ta-li-a),
+ O-xphớt (Anh),
+ Xooc-bon (Pháp)…
4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
Câu hỏi trang 8 Lịch Sử lớp 7: Đọc thơng tin và quan sát hình 1.5. hãy trình bày
sự ra đời của Thiên Chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.


Trả lời:
- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo:
+ Vào thế kỉ I, Thiên Chúa giáo đã được sáng lập bởi Giê-su tại Giu-đê (vùng Giêru-sa-lem hiện nay).
+ Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của
đạo Do Thái.
- Hiểu biết về chúa Giê-su:
+ Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo vào thế kỉ I, sau đó tôn giáo này
dần lan rộng khắp nơi và hiện nay đây là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới.
+ Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên Công lịch
(dương lịch). Chúa Giê-su bắt đầu giảng đạo vào khoảng năm 30 tuổi.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập & Vận dụng


Luyện tập 1 trang 8 Lịch Sử lớp 7: Hãy trình bày khái quát sự hình thành, phát
triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.

Trả lời:
* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại
- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến:
+ Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm: đất của lãnh chúa và đất khẩu
phần
+ Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự
túc.:
+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập.
+ Cư dân trong lãnh địa chủ yếu gồm gia đình lãnh chúa và nơng nơ. Lãnh chúa bóc
lột nơng nơ thơng qua tơ, thuế.
=> Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở các
nước Tây Âu.
* Sự hình thành và phát triển của thành thị Tây Âu thời Trung đại
- Sự ra đời của thành thị:
+ Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa. Một số
thợ thủ cơng đã tìm cách thốt khỏi lãnh địa, họ đến nơi có đơng người qua lại lập
xưởng sản xuất và bn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.


+ Ngồi ra cịn có các thành thị do lãnh chúa lập ra và các thành thị cổ được phục
hồi.
- Sự ra đời của các thành thị đã đưa đến nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa của các nước Tây Âu thời phong kiến.
Vận dụng 2 trang 8 Lịch Sử lớp 7: Nếu sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ
lựa chọn cuộc sống trong lãnh địa hay trong các thành thị? Vì sao?
Trả lời:
- Nếu được sống ở thời kì phong kiến Tây Âu, em sẽ chọn sống ở thành thị thay vì
sống trong lãnh địa. Vì:
+ Các hoạt động ở thành thị phát triển năng động hơn, theo hướng kinh tế hàng hố.

+ Khơng gian sống và bn bán ở thành thị rộng hơn, khơng bị bó hẹp như khi sống
trong lãnh địa phong kiến.
+ Thành thị là nơi thuận lợi về giao thơng, có đơng người qua lại để mở xưởng, cửa
hàng…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
Vận dụng 3 trang 8 Lịch Sử lớp 7: Hãy đóng vai một người nơng nơ (hoặc một
lãnh chúa), kế lại cơng việc thường ngày của mình trong các lãnh địa.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo đóng vai là lãnh chúa:
Ta là lãnh chúa - người đứng đầu của một lãnh địa rộng lớn ở Vương quốc Phơrăng. Dưới thời của ta, vương quốc Phơ răng ngày một cường thịnh. Sau các cuộc
chinh chiến, chiến tranh với những lãnh chúa gần xa, ta đã thu về rất nhiều chiến
lợi phẩm đất đai, và nô lệ.


Trong lãnh địa của mình, ta xây dựng nên những pháo đài kiên cố, có hào sâu,
tường cao bao quanh. Trong pháo đài có dinh thự, nhà kho, chuồng trại,... Ở xung
quanh lại có đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, khu ở của nông nô,...
Ta cho nông nô thuê ruộng đất của ta để cày cấy và chúng phải nộp tơ thuế cho ta.
Ngồi ra, ta cịn bắt bọn chúng nộp cho ta 1/2 số tài sản của chúng và nhiều thứ
thuế khác. Ta không cần biết những thứ thuế đó vơ lí tới mức nào, ta chỉ cần biết ta
rất giàu có. Hàng ngày, ta luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc ở trong
những lâu đài nguy nga, tráng lệ, mặc kệ bọn nông nô làm việc.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.



×