Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận án tiến sĩ) chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC HÌNH THỨC
HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2021

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC HÌNH THỨC
HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT - TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 9310106

LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH

HÀ NỘI - NĂM 2021

luan an


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả

Phạm Thị Thùy Linh

luan an


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế - Trường
Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Đức
Bình - giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập nghiên cứu và
hoàn thiện luận án.
Tác giả luận án xin cảm ơn Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế - Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả học tập và
nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà khoa
học, các thầy giáo và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến bố mẹ và người thân trong gia
đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện trong suốt q trình học tập để tác giả hồn
thành luận án này.

luan an


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG ...................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, HỘP ............................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Tổng quan nghiên cứu tình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến
luận án ............................................................................................................................ 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 12
5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 13
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG
SẢN XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NGÀNH THUỶ SẢN ................... 19
1.1. Một số khái niệm và vai trò của hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm ...................................................................................................................... 19
1.1.1.Khái niệm, các hình thức và nguyên tắc của hợp tác trong sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm .................................................................................................................... 19
1.1.2. Khái niệm, các hình thức, phương thức và nguyên tắc liên kết trong sản xuất
- tiêu thụ sản phẩm..................................................................................................... 24
1.1.3.Vai trò của hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ...................... 28
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ............................................................................. 31
1.2 Những vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy các hính thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản ...................................... 34
1.2.1. Khái niệm chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất
- tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản .................................................................. 34

luan an


iv
1.2.2. Chức năng và vai trị của chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản .......................................... 36
1.2.3. Cơ sở lý luận về ban hành, tổ chức thực thi và đánh giá chính sách............... 39
1.2.4 Một số chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản .................................................................... 41

1.3 Các tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản ...................................... 45
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản ................................ 50
1.4.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 50
1.4.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................... 52
1.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản và bài học
rút ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam ......................................................................... 53
1.5.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm ......................................................... 53
1.5.2. Bài học rút ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam .................................................. 58
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC HÌNH THỨC
HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG
NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM ................................................................................ 61
2.1 Khái quát đặc điểm phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ngành thuỷ
sản Việt Nam................................................................................................................ 61
2.2. Khái quát thực trạng các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản
phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 .................. 72
2.2.1. Thực trạng các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 ............... 72
2.2.2. Thực trạng các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
trong lĩnh vực khai thác hải sản của Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 ................. 91
2.3. Phân tích thực trạng các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam từ
năm 2013 đến năm 2018............................................................................................... 98
2.3.1. Các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 ................. 98

luan an



v
2.3.2. Hiện trạng ban hành các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam từ năm
2013 đến năm 2018. ................................................................................................107
2.3.3. Tình hình triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam
từ năm 2013 đến năm 2018 .....................................................................................108
2.3.4. Một số kết quả thực hiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam từ năm
2013 đến năm 2018 .................................................................................................113
2.4. Phân tích thực trạng các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản của Việt Nam
thông qua số liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn .....................................................118
2.4.1. Đánh giá chính sách ưu đãi liên quan đến sử dụng đất, mặt nước trong nuôi
trồng thuỷ sản theo quan điểm của doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX/tổ hợp tác/tổ đội.118
2.4.2. Đánh giá chính sách ưu đãi về về tín dụng/đầu tư trong thuỷ sản theo quan
điểm của doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX/tổ hợp tác/tổ đội ......................................121
2.4.3. Đánh giá chính sách ưu đãi về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong thuỷ
sản theo quan điểm của doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX/tổ hợp tác/tổ đội ...............123
2.4.4. Đánh giá chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển thị trường thuỷ sản theo quan
điểm của doanh nghiệp, hộ cá thể, HTX/tổ hợp tác/tổ đội ......................................125
2.5. Đánh giá chung về thực trạng các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản Việt Nam
thời gian qua ..............................................................................................................126
2.5.1. Những điểm phù hợp của chính sách ............................................................127
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập .....................................................136
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG

SẢN XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2030..................................................................................................141
3.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước ảnh hưởng đến hồn thiện các
chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản
phẩm trong ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030 ...........................................141

luan an


vi
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến hồn thiện các chính sách thúc
đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành
thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030 ...........................................................................141
3.1.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến hoàn thiện các chính sách thúc đẩy các
hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản
Việt Nam đến năm 2030 ..........................................................................................147
3.2. Quan điểm và định hướng hồn thiện các chính sách thúc đẩy các hình
thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản
Việt Nam đến năm 2030............................................................................................150
3.2.1.Quan điểm hồn thiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác liên kết
trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030.......150
3.2.2. Định hướng hồn thiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết
sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030 .............152
3.3. Các giải pháp hướng hoàn thiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam
đến năm 2030 .............................................................................................................152
3.3.1. Đối với Trung ương .......................................................................................153
3.3.2 Đối với các địa phương ..................................................................................157
3.3.3. Đề xuất cụ thể đối với từng nhóm chính sách ...............................................157
3.4 Một số kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp hồn thiện các chính

sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm
trong ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2030 ......................................................163
KẾT LUẬN ...................................................................................................................165
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................................167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................168
PHỤ LỤC ......................................................................................................................171

luan an


vii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

CB

Chế biến

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐP

Địa phương


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

FTA

Hiệp định thương mại tự do

HTX

Hợp tác xã

KTTS

Khai thác thuỷ sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

NHNN

Ngân hàng nhà nước

SEAFDEC


Trung tâm phát triển thuỷ sản Đông Nam Á

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



Trung ương

THT

Tổ hợp tác

WB

Ngân hàng thế giới

WCPFC

Uỷ ban thuỷ sản Tây và Trung Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu


luan an


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.

Địa phương - ngành hàng khảo sát số liệu ................................................ 15

Bảng 2.

Phân bổ số lượng phiếu điều tra theo các đối tượng khảo sát................... 16

Bảng 1.1.

Khung pháp lý thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất- tiêu thụ
sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2018............... 41

Bảng 2.1.

Diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ giai đoạn 2011-2019 ................ 62

Bảng 2.2.

Diện tích và sản lượng ni cá tra giai đoạn 2010-2019 ........................... 63

Bảng 2.3.

Sản lượng khai thác bình quân các vùng biển giai đoạn 2010-2019 ......... 63


Bảng 2.4.

Tàu cá cả nước theo chiều dài và nghề khai thác năm 2018-2019 ............ 64

Bảng 2.6.

Đánh giá chính sách ưu đãi về đất đai theo quan điểm của doanh
nghiệp/các hình thức hợp tác, liên kết ..................................................... 119

Bảng 2.7. Đánh giá chính sách ưu đãi về đất đai theo quan điểm của hộ cá thể (Hộ
NTTS, Hộ KTTS, thương lái/nậu vựa, dịch vụ hậu cần nghề cá) ........... 120
Bảng 2.8. Đánh giá chính sách ưu đãi về tín dụng/đầu tư theo quan điểm của doanh
nghiệp/các hình thức hợp tác, liên kết ..................................................... 121
Bảng 2.9.

Đánh giá chính sách ưu đãi về tín dụng/đầu tư theo quan điểm của hộ cá
thể (Hộ NTTS, Hộ KTTS, thương lái/nậu vựa, dịch vụ hậu cần nghề cá)
.................................................................................................................. 122

Bảng 2.10. Đánh giá chính sách ưu đãi về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực theo quan
điểm của doanh nghiệp/các hình thức hợp tác, liên kết ........................... 123
Bảng 2.11. Đánh giá chính sách ưu đãi về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực theo quan
điểm của hộ cá thể (Hộ NTTS, Hộ KTTS, thương lái/nậu vựa, dịch vụ hậu
cần nghề cá) ............................................................................................. 124
Bảng 2.12. Đánh giá chính sách ưu đãi về hỗ trợ phát triển thị trường theo quan điểm
của doanh nghiệp/các hình thức hợp tác, liên kết .................................... 125
Bảng 2.13. Đánh giá chính sách ưu đãi về hỗ trợ phát triển hỗ trợ phát triển thị trường
theo quan điểm của hộ cá thể (Hộ NTTS, Hộ KTTS, thương lái/nậu vựa,
dịch vụ hậu cần nghề cá).......................................................................... 126

Bảng 2.14. Thống kê số lượng tổ đội sản xuất trên biển, nghiệp đoàn nghề cá, số lượng
tàu thuyền giai đoạn 2015-2018............................................................... 127

luan an


ix
Bảng 2.15: Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2012-2017 .............. 128
Bảng 2.16: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất năm 2016 so với chỉ tiêu đến năm 2020
tại Chiến lược, Quy hoạch tổng thể, Đề án tái cơ cấu ............................. 128
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ sự tuân thủ của các chủ thể chính sách khi chính sách
được ban hành và đưa vào thực tiễn......................................................... 129
Bảng 2.18.: Đánh giá hiệu quả hỗ trợ của các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản theo
quan điểm của chủ thể kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan
đến ngành thuỷ sản. ................................................................................. 130
Bảng 2.19: Mức độ hài lòng của chủ thể kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh
liên quan đến ngành thuỷ sản đối với các chính sách thúc đẩy các hình
thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ
sản ............................................................................................................ 131

luan an


x

DANH MỤC HÌNH, HỘP
Hình 2.1.Cơ cấu sản lượng xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam 2010-2020.... 66
Hình 2.2 Cơ cấu giá trị xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam 2010-2020 .......... 67
Hình 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản, 2014-2015 và 2018-2019 ................. 69

Hình 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2020 ................................. 70
Hình 2.5: Cấu trúc chuỗi sản xuất - tiêu thụ cá Tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long 82
Hình 2.6. Hệ thống chính sách về Hợp tác, liên kết ...................................................... 99

Hộp 2.1: Mơ hình Tổ hợp tác NTTS huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh .................... 74
Hộp 2.2: Mơ hình HTX Thuỷ sản Thới An - Quy trình ni cá tra thân thiện với mơi trường ..... 78
Hộp 2.3: Xây dựng mơ hình tổ, độ sản xuất trên biển tại tỉnh Phú Yên ...................... 92

luan an


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo FAO (2018), dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 9 tỷ vào năm 2050 đặt ra yêu
cầu lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm thế giới phải bảo đảm đáp ứng nhu cầu
lương thực, thực phẩm và dinh dưỡng cho dân số ngày càng tăng thông qua việc tăng
sản lượng sản xuất đồng thời giảm chất thải ra ngồi mơi trường. Gia tăng sản xuất
lương thực, thực phẩm trong bối cảnh dân số thế giới tăng, trong khi các nguồn lực cần
thiết cho sản xuất lương thực, ví dụ như đất và nước, trở nên khan hiếm hơn, mang
tính cấp thiết và do đó, lĩnh vực sản xuất này cần phải khai thác tối ưu các nguồn lực.
Sự gia tăng tác động BĐKH toàn cầu cũng đặt ra cho thế giới phải thay đổi cách thức
tiến hành các hoạt động kinh tế.
Xu hướng tồn cầu hóa và mở rộng thị trường quốc tế cũng như sự gia tăng
nhanh các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước đang phát triển tạo ra nhiều cơ
hội cho các nhà sản xuất ở các quốc gia này trong việc sản xuất và đáp ứng nhu cầu
cho các thị trường mới nổi trong nước và quốc tế. Điều này có nghĩa là các nhà sản
xuất ở các nước phát triển phải đạt được sự kiểm sốt tốt hơn đối với q trình sản
xuất, thương mại và phân phối sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và giá trị gia tăng

cho các sản phẩm của mình và hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa, các nhà sản
xuất cịn phải thích ứng được với các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn thực phẩm
(ATTP), và các quy định nghiêm ngặt khác như về môi trường, trách nhiệm xã hội, lao
động…của các thị trường này (Dolan và Humphrey 2004). Tự do hóa thương mại hàng
nông sản1 đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng. Phân công lao động trong chuỗi
giá trị hàng thủy sản toàn cầu ngày càng sâu sắc với mức độ chun mơn hóa ngày
càng cao, từ nghiên cứu, sản xuất đến ma-keting và phân phối sản phẩm. Các nước
tham gia vào chuỗi giá trị hàng thủy sản thế giới đang tìm cách để thâm nhập vào
những khâu tạo ra giá trị nhiều nhất như nghiên cứu, ma-keting và phân phối sản
phẩm. Thực tế cho thấy, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế phổ biến
hiện nay, mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, kể cả đối với các nước đang và kém
phát triển.
Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam; trở thành một ngành mũi nhọn trong các ngành kinh tế quốc dân; đóng góp
tích cực cho q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Giai
1

Nơng sản bao gồm tất cả các mặt hàng nông-lâm và thủy sản

luan an


2
đoạn 2010 - 2020 giá trị xuất khẩu thuỷ sản (XKTS) Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 5,3%/năm. Năm 2010 tổng giá trị XKTS đạt 5.017.700 nghìn USD, đến
năm 2020 tổng giá trị XKTS đạt 8,4 tỷ USD, đóng góp vào 2,98% tổng giá trị xuất
khẩu hàng hố của cả nước (D-Fish 2020). Bên cạnh đó, ngành thủy sản góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết
việc làm cho khoảng trên 4,5 triệu lao động thủy sản, trong đó có trên 1,89 triệu lao
động chun thủy sản cịn lại là lao động thủy sản kết hợp. Tôm nước lợ và cá Tra là

hai sản phẩm chủ lực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Các mặt
hàng thủy sản Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trong thị trường thủy sản thế
giới.
Là một nước có nhiều lợi thế trong sản xuất các mặt hàng thủy sản, Việt Nam
có vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường thế giới với nhiều sản phẩm chủ lực như
cá tra, tôm nước lợ, cá ngừ, mực bạch tuộc, nhuyễn thể... Hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản hàng năm đã mang về cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ lớn , rất quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước . Các sản phẩm được xuất khẩu ra
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam nói
chung và ngành thuỷ sản Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế .
Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động sản xuất thuỷ sản hiện nay chủ yếu vẫn
mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an
tồn, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như các thị
trường nhập khẩu. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới liên kết hợp tác nhóm hộ mà vẫn sản
xuất đơn lẻ, tự phát nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu đủ
lớn và ổn định. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp cộng với quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế đều đang có những tác động sâu rộng, vừa mở ra những cơ
hội nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức về điều kiện sản xuất cũng như thị trường.
Tình trạng người sản xuất tự phá vỡ liên kết khi giá bán sản phẩm tăng, tự ý phá giá
bán cho các thương lái khác, tự ý phá vỡ hợp đồng liên kết với doanh nghiệp thường
xuyên xảy ra do chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro, lợi nhuận, chủ yếu liên kết theo hình
thức thương thảo, thuận mua vừa bán; công tác thị trường không được quan tâm đầy
đủ và đúng mức.
Trong bối cảnh đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy các hình
thức hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản nhằm
góp phần giải quyết tính manh mún, phân mảnh trong sản xuất, tạo nên sức mạnh tổng
hợp, nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm, hướng tới một ngành sản xuất có giá
trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh lớn không chỉ trong thị trường nội địa mà cả ở

luan an



3
quốc tế. Nhóm chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết gắn sản xuất với
tiêu thụ sản phẩm trong ngành thuỷ sản đã được các Bộ, ngành và địa phương rất
quan tâm triển khai áp dụng trong thực tiễn sản xuất. Đã có nhiều tín hiệu tích cực
về sự gia tăng các mơ hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản từ
các tổ nhóm đến hợp tác xã, từ các ao ni, tổ đoàn kết trên biển đến chuỗi giá trị…
Mặc dù vậy, thực tế cũng phản ánh khơng ít vướng mắc trong q trình triển khai
các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm nên sự gia tăng dù được ghi nhận về số lượng và quy mô nhưng chất lượng
liên kết bao gồm các nội dung và mức độ cam kết vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu
cầu. Những vấn đề như vai trị các tác nhân tham gia khơng rõ ràng, khơng hình
thành được hợp đồng liên kết hoặc có nhưng khơng được thực thi một cách đầy đủ,
phân chia lợi ích chưa rõ ràng, cơ chế chia sẻ rủi ro hầu như chưa được đề cập và
coi trọng nên chưa khuyến khích được các tác nhân tham gia liên kết…Đối tượng
thụ hưởng chính sách khó tiếp cận các chính sách do thủ tục cịn nhiều bất cập;
định mức hỗ trợ thấp, chưa thực sự đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đối tượng thụ
hưởng. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách rất hạn chế, nhiều địa phương chưa tự
chủ được về ngân sách dẫn đến chính sách ban hành nhưng không thực hiện được.
Mặt khác, do nội dung của nhóm các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác,
liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trong nơng nghiệp nói chung và trong
ngành thuỷ sản nói riêng khơng đặt ra một cơ chế rõ ràng về việc thống kê kết quả
đã thực hiện được cũng như giám sát, hỗ trợ trong quá trình thực hiện nên việc hình
thành cơ sở dữ liệu và phản hồi chính sách đang gặp nhiều vướng mắc, gây khó
khăn cho việc chỉ đạo thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung thực
hiện chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm trong ngành thuỷ sản tới các cơ sở xã, xóm, nhân dân trên địa bàn các tỉnh,
thành phố cịn hạn chế, nhiều địa phương còn chưa nắm rõ được về nội dung cũng
như trình tự thủ tục tiếp cận chính sách nên việc hướng dẫn triển khai rất khó khăn.

Vì vậy, việc hồn thiện chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết trong
sản xuất thuỷ sản có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển ngành thủy sản và rất cần
thiết trong thời điểm hiện nay. Do vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Chính sách
thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành
thủy sản Việt Nam” làm nghiên cứu cho luận án tiến sỹ thuộc chuyên ngành kinh tế
quốc tế.

2. Tổng quan nghiên cứu tình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan
đến luận án

luan an


4
2.1. Một số nghiên cứu về hình thức liên kết tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khi hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ và trở thành đối
tượng trực tiếp của liên kết với các hội/hiệp hội, kinh tế tập thể theo kiểu cũ dần giải
thể thì những hình thức hợp tác, liên kết mới trong nông nghiệp nông thôn cũng dần
xuất hiện. Từ trước những năm 2000, các nghiên cứu tập trung vào việc luận giải
các vấn đề về lý luận chuyển đổi cơ chế kinh tế, tính tất yếu cũng như các định
hướng cơ bản trong đổi mới quan hệ liên kết kinh tế giữa nông nghiệp, nông dân
với nền kinh tế thông qua các điều kiện mới của thể chế. Đó là cơ sở quan trong
cho các quan hệ liên kết phát triển sau này (Lê Hữu Ảnh và cộng sự 2010). Một
hướng nghiên cứu khác tập trung làm rõ quan điểm và nội dung đổi mới liên kết và
chú trọng vào liên kết kinh tế trong các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Trong
đó, thể hiện mối liên kết giữa nơng dân, hợp tác xã với doanh nghiệp chế biến,
doanh nghiệp tiêu thụ hoặc tổ hợp sản xuất - chế biến, hoặc sản xuất - chế biến tiêu thụ sản phẩm. Từ đó hình thành nên các giải pháp, chính sách thúc đẩy đổi mới
liên kết kinh tế trong các vùng nơng nghiệp sản xuất hàng hóa.
Nghiên cứu của Trần Minh Vĩnh, Phạm Vân Đình (2014) về “Một số giải pháp
phát triển hợp đồng liên kết - sản xuất tiêu thụ lúa gạo tỉnh Đồng Tháp” cho thấy

ngành hàng lúa gạo tại Đồng Tháp có 3 hình thức liên kết: (1) Doanh nghiệp đầu tư
(kỹ thuật, cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân) và bao tiêu sản phẩm cho nông dân;
(2) Doanh nghiệp đầu tư, cung ứng đầu vào cho nông dân nhưng không bao tiêu sản
phẩm đầu ra; (3) Doanh nghiệp không tham gia đầu tư ban đầu nhưng kỹ hợp đồng
bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân. Nghiên cứu chỉ ra 4 vần đề gồm a) các hình
thức hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo chưa phù hợp; b) năng lực sản xuất
kinh doanh của nơng dân và doanh nghiệp cịn yếu kém và c) Nhà nước chưa phát huy
hết vai trị của mình trong việc hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo d) Các tổ
chức đại diện của nông dân (HTX và tổ hợp tác) chưa làm tốt vai trị của mình trong
việc hợp tác sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp gồm: i)
nhân rộng và phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp
đồng mà doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân cung ứng đầu vào sản xuất và thu mua lúa
gạo cho nông dân ii) hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của
nông dân và doanh nghiệp và iii) tăng cường phát huy vai trò của Nhà nước trong việc
sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng iv) củng cố và phát triển tổ hợp tác
và HTX
Góp thêm về chủ đề này, Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh
(2012), nghiên cứu ngành lúa gạo tại An Giang và phát hiện thêm các trờ ngại chính
trong quá trình sản xuất và tiêu thị lúa gạo của nông dân là thiếu nguồn cung ứng

luan an


5
giống tốt, nguồn vốn đầu tư hạnh chế, giá cả vật tư nơng nghiệp biến động và tình hình
được màu mất giá. Trong khi mối quan hệ “bốn nhà” thì nhìn chung cịn lỏng lẻo, mức
độ tham gia liên kết của các tác nhân có vai trị quyết định cịn hạn chế. Mặc dù mơ
hình có sự hỗ trọ nhiệt tình từ chính quyền địa phương.
Đề tài khoa học cấp Bộ “ Giải pháp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp
và sản phẩm Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu sau khi Việt

Nam gia nhập WTO của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương
(2006).
Vấn đề trọng tâm của việc phát triền các hình thức liên kết, chính là mối quan hệ
hợp đồng, tạo nên vấn đề lý luận và thực tiễn có sức hút lớn là sản xuất nông nghiệp theo
hợp đồng (contract farming) vốn được đặt vấn đề và nhân rộng bởi FAO từ năm 2001.
Đặng Kim Sơn (2001), trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam cho
rằng: “sản xuất nông sản theo hợp đồng (contract farming-CF) hay hệ thống hợp đồng
(contract symtem) là hình thức tổ chức sản xuất gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp
chế biến hoặc kinh doanh nông sản bằng hợp đồng hai chiều quy định các điều kiện sản
xuất và tiếp thị nơng sản hàng hóa”. Điểm lợi chủ yếu của hình thức hợp tác sản xuất này
là chia sẻ rủi ro, phân phối lợi nhuận hợp lý, tập hợp người sản xuất nông nghiệp với quy
mô nhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và ổn định, tăng cường trao đổi
thông tin giữa thị trường với người sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng đã và
đang tồn tại như là một phương tiện hữu ích trong sản xuất nơng nghiệp thương mại đối
với người nông dân. Theo Lê Hữu Ảnh (2010), sự thay đổi trong sở thích tiêu dùng, cũng
như nhu cầu ngày càng cao của thương mại thế giới đối với các sản phẩm tươi sống, đảm
bảo an toàn vệ sinh đã khiến cho hình thức sản xuất nơng nghiệp theo hợp đồng ngày càng
được ưa chuộng và phát triển.
Ngoài ra, theo nghiên cứu về phát triển thế chế giao dịch nông sản ở Việt Nam,
Bảo Trung (2009) đã cho rằng phát triển thế chế giao dịch nơng sản sẽ góp phần thúc
đấy các hình thức giao dịch nơng sản phát triên đa dạng và hiệu quả. Các giao dịch
ngay tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong nên kinh tế nước ta dưới hai hình thức là
giao dịch phân tán và giao dịch tập trung. Trong đó, giao dịch thơng qua hợp đồng là
một hình thức tiên tiến sẽ đóng góp rất lớn trong viêc giải quyết bài toán tiêu thụ nông
sản cho nông dân, nhất là các hộ nông dân sản xuất theo hợp đồng đối với một số sản
phẩm có lợi thế xuất khẩu.

luan an



6
Khi nghiên cứu các sản phẩm cụ thể là lúa gạo, mía đường, chè, cà phê, sữa,
lâm sản, chăn ni lợn và thủy sản, Lưu Đức Khải (2009) cho rằng nguyên nhân hạn
chế tỷ lệ nông sản được sản xuất và tiêu thụ theo hợp đồng, bao gồm: hình thức hợp
đồng chưa cụ thể cho từng loại sản phẩm, cơ chế hợp đồng chưa cho thấy sự minh
bạch và chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia, và ý thức trách nhiệm thực hiện hợp đồng
của các bên tham gia. Qua đó nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp nhằm thúc
đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.
Góp thêm về vấn đề hợp đồng trong sản xuất, Nguyễn Ngân Loan (2011), giải
pháp để nâng cao liên kết của các chủ thể kinh tế trong ngành thủy sản là tổ chức lại sản
xuất theo mô hình liên kết dọc, trong đó lấy người ni làm trung tâm, doanh nghiệp chế
biến có vai trị đầu tàu của mối liên kết, doanh nghiệp chế biến chủ động trong việc thực
hiện hàng loạt các hợp đồng: (1) Hợp đồng hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm cho người nuôi;
(2) Hợp đồng với các đại lý, công ty cung cấp đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y
thủy sản; (3) Hợp đồng với ngân hàng nhằm cung cấp tài chính, tín dụng (4) Hợp đồng
bảo hiểm với các công ty bảo hiểm; (5) Hợp đồng với các Hiệp hội để được cung cấp các
thông tin thương mại về giá cả, thị trường ; (6) Hợp đồng với các Viện , Trường, Tổ chức
nghiên cứu để chuyển giao, ứng dụng khoa học cơng nghệ.
Để hạn chế tình trạng bất lợi về mất cân đối cung cầu, các mối liên kết trong
ngành hàng cá tra và tơm sú đã hình thành tại Việt Nam những năm vừa qua. Theo
Nguyễn Phú Sơn (2007) xu hướng phát triển thị trường tương lai cá tra, cá basa ở
ĐBSCL là tiếp tục mở rộng diện tích ni, chất lượng sản phẩm sẽ được chú trọng
hơn, nhu cầu liên kết giữa những người nuôi thủy sản với nhau (liên kết ngang),
liên kết giữa người nuôi thủy sản và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sẽ
phát triển sâu rộng.
Theo L. Cuyvers , T. Van Binh (2006), đầu ra của nông hộ nuôi cá tra được bán
trực tiếp cho các thương lái trung gian và công ty chế biến xuất khẩu. Thị trường đầu
vào và đầu ra của hộ nuôi cá tra phụ thuộc một phần vào nhóm, hội mà nơng hộ ni
cá tham gia vào (liên kết ngang). Có thể phân biệt hộ ni cá tra thành 3 nhóm: (1)
Người ni cá thể - không tham gia bất cứ câu lạc bộ hoặc hội đồn nào (khơng tham

gia liên kết ngang); (2) Nhóm thuộc thành viên của hội thủy sản (như Hội thủy sản An
Giang - AFA); (3) Nhóm thuộc thành viên Câu lạc bộ/HTX nuôi cá tra thuộc các công
ty chế biến xuất khẩu.
Hồ Quế Hậu (2013) khi nghiên cứu về “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế
biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” đã chỉ ra rằng hoạt động liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được

luan an


7
những kết quả bước đầu đáng khích lệ, đã khơng những mang lại hiệu quả kinh tế cho
các bên tham gia liên kết mà còn mạng lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét. Tuy vậy,
hoạt động liên kết này vẫn cịn ở quy mơ và số lượng hạn chế, chất lượng thấp và hiệu
quả chưa cao. Nguyên nhân là do nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động
liên kết kinh tế này chưa đúng đắn, chế tài và các cơ chế giám sát đảm bảo cho liên kết
này vận hành còn nhiều bất cập, đồng thời Nhà nước chưa tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy liên kết phát triển.
Theo Lê Thanh Sang, Nguyễn Đặng Minh Thảo (2015), liên kết trong sản xuất tiêu thụ tôm tại một địa bàn nuôi tôm trọng điểm của Tây Nam Bộ Sản chủ yếu dựa
trên quảng canh truyền thống, thiếu quy hoạch và phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định cả về sản lượng lẫn chất lượng
tôm. Sự yếu kém về nguồn lực của hộ sản xuất và các chủ thể liên kết khác đã hạn chế
nhu cầu và khả năng liên kết mang tình bền vững.
Kết quả nghiên cứu “ Hợp tác liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp
theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nơng dân: Hiện trạng và khuyến
nghị chính sách do Oxfarm, Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển thgực hiện tại 3 tỉnh
mang tính đặc thù về sản xuất nông nghiệp và thị trường của 3 vùng khác nhau của
Việt Nam: Ninh Bình (Đồng bằng Bắc Bộ), Lâm Đồng (Tây Nguyên) và Đồng Tháp
(Đồng bằng sông Cửu Long), phát triển hợp tác, liên kết nông dân bền vững được xác
định là chính sách quan trọng, nhằm đổi mới tổ chức sản xuất sau một thời gian dài không

thực sự đem lại hiệu quả. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy hợp tác
liên kết nếu được tổ chức tốt sẽ giúp phát huy nội lực của người nông dân và hiệu quả sản
xuất, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tự nhiên và xã hội, từ đó đảm bảo lợi ích và chia
sẻ rủi ro một cách công bằng hơn giữa các bên. Trong tương lai, xu hướng liên kết qua tổ
chức của nông dân sẽ ngày càng phổ biến hơn so với hình thức liên kết trực tiếp giữa nơng
dân với doanh nghiệp qua các hợp đồng kinh tế, và là lựa chọn tốt hơn trong việc đảm bảo
quyền lợi và tiếng nói của nơng dân. Mơ hình tổ hợp tác đang tăng mạnh do nông dân
mong muốn liên kết trong điều kiện phù hợp với năng lực và nhu cầu của mình, có các giá
trị chung được chia sẻ, các nguyên tắc căn bản về tự nguyện, tự chủ, tự quản, minh bạch
được đảm bảo.
Đề tài khoa học “Tổng quan chuỗi cung ứng thuỷ sản Việt Nam”, Viện Kinh tế
và Quy hoạch thuỷ sản (2008); Báo cáo chuyên đề “Cải cách chính sách thương mại và
thuỷ sản, cấu trúc lại chuỗi cung ứng, nâng cao nhu cầu đối với quản lý bền vững
ngành thuỷ sản: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Hồng Vân và
cộng sự. Đề tài đã đánh giá chuỗi cung ứng cho hoạt động khai thác hải sản, phân tích

luan an


8
và đánh giá các bên liên quan trong chuỗi, phân tích đánh giá một số chính sách
thương mại và thuỷ sản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển chuỗi cung ứng sản
phẩm hải sản khai thác đến người tiêu dùng cuối cùng cho sản phẩm tiêu thụ trong
nước và đến các nhà nhập khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu.
Bàn về vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản, Hồ Thanh Thuỷ (2017)
nhận định rằng liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nơng nghiệp hiện đại,
đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia. Q trình liên kết đó có những đặc
điểm riêng và đóng vai trị quan trọng: Góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi; làm tăng
hiệu quả trong sản xuất nơng sản; góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý nhà nước
về kinh tế. Để phát huy vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản, bài viết đã đề xuất

một số giải pháp cơ bản, quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Theo Trương Thuý Bình (2015), Phát triển thương hiệu cho hàng thuỷ sản xuất
khẩu là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh
nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Nhiều giải pháp có tính hỗ trợ nhau đã được đề xuất nhằm
giải quyết cho vấn đề này. Mỗi giải pháp có tính hợp lý và vai trò riêng, bài viết này
xin được đề cập sâu đến giải pháp mang tính chất quyết định khi phát triển thương
hiệu cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng hình thức phát triển thương
hiệu tập thể, đó là "Phát triển chuỗi liên kết cung ứng hàng thuỷ sản xuất khẩu”.
Nghiên cứu về vai trò của liên kết sản xuất nông nghiệp đối với kinh tế hộ tại
đồng bằng sông Cửu Long, Huỳnh Kim Thừa ( 2018) cho rằng: Sản xuất nông nghiệp
luôn giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế tại đồng bằng sơng Cửu Long,
nhưng tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là rào cản chính cho thế mạnh này của
vùng. Sự cần thiết của việc liên kết sản xuất và chỉ ra những mơ hình liên kết sản xuất
nơng nghiệp hiệu quả hiện nay, nhằm giúp các hộ nông dân tại đồng bằng sơng Cửu
Long có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ, cũng như tin tưởng và tham gia các mơ hình này.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các mơ hình đó phát
triển và nhân rộng trong tương lai.
2.2. Một số nghiên cứu về hình thức hợp tác tại Việt Nam
Ngồi các hình thức liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nơng sản, hình thức hợp
tác trong sản xuất nơng nghiệp cũng hình thành và phát triển như một tất yếu. Phạm
Thị Minh Nguyệt (1996), cho rằng, kinh tế hợp tác trong nơng nghiệp là hình thức liên
kết tự nguyện của các đơn vị kinh tế trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế
bằng góp vốn, sức lao động để cùng nhau tiến hành sản xuất kinh doanh trong nơng
nghiệp một cách có hiệu quả, nhằm tăng sức mạnh kinh tế của các tổ chức hợp tác,

luan an


9
phát triển kinh tế các hội trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển đất nước. Ở phạm vi

rộng, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao hàm kinh tế hợp tác của nông dân, công
nhân nông nghiệp hay thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp. Nếu chỉ xét kinh tế
hợp tác trong nơng dân, thì kinh tế hợp tác của nơng dân Việt Nam phát triển qua
nhiều hình thức từ thấp đến cao, hình thành nên các tổ nhóm hợp tác và các hợp tác xã
từ thấp đến cao như tổ vần cơng, tổ đồn kết sản xuất đến tập đồn sản xuất sau đó là
các hợp tác xã bậc thấp và hợp tác xã bậc cao.
Sự phát triển thăng trầm của khu vực hợp tác xã ở Việt Nam trong quá trình đổi
mới kinh tế cũng được chỉ ra trong nghiên cứu Quỹ Châu Á (2012). Theo đó, những
đổi mới các ngành kinh tế trong nơng nghiệp đã dẫn tới việc các hợp tác xã kiểu cũ
đang kết thúc dần và các hợp tác xã kiểu mới đang dần hình thành và phát triển đầy
tiềm năng mà một số hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ năng động ở Đồng bằng Sông
Cửu Long đã chứng minh. Những hợp tác xã kiểu mới này dựa trên sự gắn kết chặt chẽ
với xã viên và xây dựng mối liên kết bền vững với các thành viên khác của chuỗi giá
trị, đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ của xã viên cũng như nắm bắt tốt những cơ hội do thị
trường mang lại. Hợp tác xã kiểu mới góp phần làm giảm rủi ro và những cú sốc từ thị
trường đối với nơng dân, đóng góp tích cực cho cộng đồng tại địa phương trong bối
cảnh cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường.
Nghiên cứu khảo sát ở các HTX kiểu mới thành lập ở một số địa phương cũng
chỉ ra vai trị chính trong việc nâng cao trình độ sản xuất cho xã viên và cộng đồng,
liên kết tìm đầu ra sản phâm cho xã viên của HTX, tuy nhiên vai trò nâng cao thu nhập
cho xã viên vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu tại Thái Bình, Hịa Bình của Nguyễn Trọng
Đắc, Trần Mạnh Hải, Bạch Văn Thủy (2014) chỉ ra chất lượng các dịch vụ của HTX
sau khi tham gia các hoạt động của Dự án MARD-JICA được xã viên đánh giá khá tốt,
tỷ lệ cao xã viên đánh giá thu nhập của họ tăng lên nhờ các dịch vụ của HTX. Tuy
nhiên, nghiên cứu tại HTX Long Tuyền, thành phố Cần Thơ cho thấy hoạt động của
HTX lúc mới thành lập đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên và cho chính
HTX, nhưng càng về sau hay tại thời điểm nghiên cứu hoạt đồng của HTX chỉ cịn
mang tính hình thức và cầm chừng (Trần Quốc Nhân, Lê Duy, Đỗ Văn Hoảng và
Nguyễn Duy Cần, 2012).
Theo Nguyễn Quang Hợp, Hồng Thị Hịa (2019), Hợp tác trong sản xuất nông

nghiệp là một xu hướng tất yếu. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã
có nhiều Nghị quyết về việc hợp tác trong phát triển nơng nghiệp, từ mơ hình hợp tác 4
nhà trước đây, đến hình thức đối tác cơng tư hiện nay. Mặc dù được sự quan tâm của
các cấp từ Trung ương đến địa phương, nhưng thực tiễn lại cho thấy nhiều mơ hình

luan an


10
hợp tác đã không thành công. Nguyên nhân được xác định là thiếu chế tài quy định
trách nhiệm của các bên. Do đó, bài báo này trên cơ sở khảo sát quan điểm của cán bộ
quản lý thuộc cơ quan chính quyền cơ sở và đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở
sản xuất tư nhân, để từ đó thống nhất xác định được vai trò, trách nhiệm của các bên
liên quan trong thực hiện mơ hình liên kết sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung, các nghiên cứu về hợp tác xã và tổ hợp khai thác theo hướng mô tả
hoạt động, làm rõ hơn vai trò của kinh tế tập thể, HTX kiểu mới và phân tích ảnh
hưởng của HTX đối với kinh tế hộ trong một vài ngành hàng riêng lẻ. Thực tế này đã
đặt ra nhu cầu cần thiết phải có sự khái quát về thực trang phát triển các hình thức hợp
tác cũng như giải pháp, chính sách phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong sản
xuất - tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản.
2.3 Một số nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong liên kết, hợp tác
Vai trị quan trọng nhất của Chính phủ trong liên kết, hợp tác là xây dựng và
hồn thiện các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết. Nghiên cứu của
Oxfarm Việt Nam (2015) cũng chỉ ra rằng phát triển kinh tế hợp tác là một chính sách
lớn, xuyên suốt ở Việt Nam. Từ 2003 đến nay đã có rất nhiều chính sách được ban
hành, tạo nên hệ thống khung pháp lý thúc đẩy hình thành và phát triển các hình thức
hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thuỷ sản phẩm.
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2006) và Minh Hoài (2006) cùng bàn về những giải
pháp để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến
khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. Các nhóm giải pháp chính sách

vĩ mơ của Nhà nước, đối với doanh nghiệp và hộ nông dân, thể chế được đưa ra nhằm
khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến, xuất
khẩu nông sản với người sản xuất trực tiếp, các hộ nông dân, đó là xu hướng phát triển
của nền sản xuất hàng hóa.
Nguyễn Phú Sơn (2007) cho rằng, việc phát triển một hệ thống thông tin thị
trường, xây dựng quy hoạch NTTS vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như giúp
cho người NTTS kết nối với thị trường được xem là những giải pháp quan trọng cho
phát triển thị trường. Vấn đề này cịn trơng đợi từ nhiều phía trong các chính sách hỗ
trợ của Chính phủ.
Về chính sách cho vay theo dòng tiền trong liên kết cá tra, theo Bùi Diệu Anh
(2007) là chính sách được kỳ vọng tạo ra sự liên kết đa phương trong sản xuất - xuất
khẩu cá tra. Nhưng thực tế, các NHTM chưa chủ động nắm được dòng tiền của các
doanh nghiệp, doanhg nghiệp vay vốn phải gửi toàn bộ khoản thu bán hàng để cân đối
với vốn vay ngắn hạn. Chính vấn đề này đã nảy sinh những bất cập trong thực tế đối

luan an


11
với doanh nghiệp nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công thương, Bộ
Công thương: “Các quy định về môi trường của Liên minh Châu Âu đối với nhập khẩu
hàng nông sản, thuỷ sản và khả năng đáp ứng củaViệt Nam”. Nghiên cứu này thực
hiệnh việc nghiên cứu các quy định về môi trường của Liên Minh Châu Âu đối với
nhập khẩu hàng nông sản, đánh giá tác động của các quy định về môi trường của EU
đối với xuất khẩu hàng nông thuỷ sản Việt Nam và chỉ ra những hạn chế của các
doanh nghiệp xuất khẩu trong việc đáp ứng các nhu cầu của thị trường.
Đề tài Nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp
nông thôn về thực trạng triển khai và kết quả thực hiện chính sách khuyến khích phát
triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị

định số 98/2018/NĐ-CP của Phạm Quốc Trị (2019). Báo cáo đã đánh giá khái quát
thực trạng triển khai chính sách theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP tại địa phương; thực
trạng liên kết, những khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong q
trình thực hiện chính sách.
Chính phủ có vai trị định hướng, khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển hợp
tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Các chính sách cần tiếp tục được
nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung những nội dung về hợp tác, liên kết để bắt kịp các
diễn biến mới trong bối cảnh hội nhập.
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngồi nước có thể thấy, về cơ
bản các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về các hình thức liên kết,
hợp tác; về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, phát triển ngành hàng theo chuỗi giá trị; các
chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, tuy nhiên những nội dung về đánh giá chính sách, q trình triển khai, tác động
và hiệu quả của các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuât, tiêu
thụ sản phẩm thuỷ sản chưa được đề cập và làm rõ.
Một số nghiên cứu đã có đề cập đến các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhưng cũng chỉ
nêu chung chung đối với tồn ngành nơng nghiệp, chỉ dừng ở việc liệt kê chính sách,
chưa tập trung phân tích đánh giá sâu các chính sách. Đặc biệt, chưa có cơng trình
nghiên cứu nào đã được cơng bố có nghiên cứu tới hồn thiện chính sách thúc đẩy các
hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cho lĩnh vực thuỷ sản. Do
đó, đề tài luận án “Nghiên cứu hồn thiện các chính sách thúc đẩy các hình thức
hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản” là hồn tồn mới và
khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu đã được công bố từ trước cho đến thời
điểm hiện tại.

luan an


12


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2030.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
chính sách thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm đối với một quốc gia.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam trong lĩnh vực khai thác và nuôi
trồng thủy sản.
+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp hồn thiện chính sách thúc đẩy phát
triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam
đến năm 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác,
liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nội địa và xuất
khẩu.
4.2.2. Về phạm vi nội dung
Luận án tập trung vào một số chính sách chủ yếu như: chính sách ưu đãi về sử
dụng đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ tín dụng,
chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách thị trường ở cấp Trung ương và địa phương.
Luận án nghiên cứu chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất

- tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy Việt Nam trên phương diện ban hành và tổ chức
thực thi triển khai chính sách.
Về sản phẩm thuỷ sản, luận án tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực

luan an


13
như cá trá, tôm nước lợ (đại diện cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản), cá ngừ (đại diện
cho lĩnh vực khai thác hải sản).
4.2.3. Về thời gian
Luận án nghiên cứu thực trạng chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên
kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm trong ngành thủy Việt Nam từ năm 2013 đến năm
2020 và đề xuất giải pháp hồn thiện chính sách đến năm 2030.
4.2.4. Về chủ thể nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chính sách hợp tác, liên kết giữa các chủ thể:
- Người sản xuất: (1) ngư dân làm nghề khai thác cá ngừ tại 3 tỉnh trọng điểm
có nghề khai thác cá ngừ phát triển nhất cả nước là Bình Định, Phú n, Khánh Hịa;
(2) Hộ/Doanh nghiệp/THT/HTX ni trồng thủy sản (2 đối tượng là tôm nước lợ và cá
tra) tại 5 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, An
Giang và Đồng Tháp.
- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau, Bạc Liêu, An
Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa.
- Một số tổ chức liên quan đến hoạt động sản xuất - xuất khẩu thủy sản như
Tổng cục Thủy sản (D-Fish), Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản
(VASEP)….
4.2.5 Về góc độ nghiên cứu
Luận án đứng trên góc độ nhà khoa học để đề xuất các giải pháp đối với Nhà
nước, đối với các bộ ngành có liên quan về ban hành chính sách và tổ chức thực hiện
chính sách; Đề xuất kiến nghị với các địa phương về cụ thể hố chính sách và thực

hiện chính sách; Kiến nghị với các hiệp hội, tổ chức ngành hàng, đối với người sản
xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản và người tiêu dùng trong và ngoài
nước.

5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu sinh áp dụng tiếp cận thể chế, tiếp cận chuỗi giá trị, tiếp cận liên ngành
và tiếp cận theo xu thế hội nhập để làm rõ thực trạng, chính sách và giải pháp thúc đẩy
phát triển các các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Cụ thể:
Tiếp cận thể chế: Các chính sách thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản

luan an


×