Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

(Luận án tiến sĩ) Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 205 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------

TRẦN VĂN TRƢỜNG

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------------

TRẦN VĂN TRƢỜNG

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Mã số: 9.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Thƣ


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tác giả. Các tư liệu, tài liệu, ý kiến khoa học được sử dụng trong luận án
có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu là quá trình lao
động, nghiên cứu và học tập trung thực của tác giả.

Hà nội, ngày 23 tháng 11 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

2


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN


9

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

9

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

21

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

24

...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
26
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị của thanh tra chuyên ngành giao
thông vận tải

26

2.2. Điều chỉnh pháp luật về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải


46

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến thanh tra chuyên ngành giao thông
vận tải theo pháp luật Việt Nam

65

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Chương 3. THỰC TRẠNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO
THÔNG VẬN TẢI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
71
3.1. Tình hình pháp luật về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ở
Việt Nam

71

3.2. Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo
quy định pháp luật Việt Nam hiện nay

91

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM
113
4.1. Nhu cầu đổi mới thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

113

4.2. Quan điểm đổi mới thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải............... 116
4.3. Giải pháp đổi mới thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ở Việt
Nam hiện nay
122
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾT LUẬN

149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152
3


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
(Sắp xếp theo nhóm Sơ đồ, Bảng)
I. Sơ đồ
Sơ đồ 3.1


Tổ chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ở
Việt Nam trước 2010.

Trang 175

Sơ đồ 3.2

Tổ chức thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải từ
2010 đến nay.

Trang 176

Sơ đồ 3.3

Mơ hình tổng qt tổ chức thanh tra chuyên ngành giao
thông vận tải một số nước Một số nước Châu Âu và
một số nước Ả rập, như Pháp, Đức, Ai cập.

Trang 177

Sơ đồ 3.4

Mô hình tổng qt tổ chức thanh tra chun ngành giao
thơng vận tải Australia và một số nước Bắc mỹ như
Hoa kỳ, Canada.

Trang 178

Sơ đồ 3.5


Mơ hình tổng qt tổ chức thanh tra chuyên ngành giao
thông vận tải Một số nước phát triển Châu Á, Đông
Bác Á như Nhật, Hàn quốc, Singapo.

Trang 179

Sơ đồ 4.1

Mơ hình tổ chức thanh tra chun ngành giao thông
vận tải theo phương hướng đổi mới.

Trang 190

Văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế Quốc
tế hiện hành về thanh tra chuyên ngành giao thông vận
tải.

Trang 158

Bảng 3.2

Văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn quy trình,
nghiệp vụ thanh tra CN GTVT.

Trang 167

Bảng 3.3

Số liệu kết quả thanh tra chuyên ngành giao thông vận

tải.

Trang 180

Bảng 3.4

Số liệu tai nạn giao thông.

Trang 187

Bảng 3.5

Số liệu đầu tư phát triển ngành giao thông vận tải.

Trang 189

Bảng 4.1

Đề xuất xây dựng các quy trình thanh tra chuyên ngành
giao thông vận tải.

Trang 191

Bảng 4.2

Đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về
thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

Trang 195


Bảng 4.3

Danh sách tỉnh, thành phố, huyện đảo theo vùng, miền
gắn với cơ cấu, tính chất quản lý CN GTVT

Trang 197

II. Bảng
Bảng 3.1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

TT

Viết đầy đủ
Build - Operate-Transfer (Xây dựng - khai thác chuyển giao)

1

BOT

2

Công ước Chicago

Công ước về Hàng không dân dụng Quốc tế ký tại
Chicago – Mỹ năm 1944


3

CN GTVT

Chuyên ngành giao thông vận tải

4

Doc + dãy số tự nhiên Document - Tài liệu hướng dẫn của ICAO
có 4 chữ số

5

Đảng

Đảng cộng sản Việt Nam

6

ICAO

Internation Civil Aviation Organization - Tổ chức
Hàng không Quốc tế.

7

IMO

Internation Marine Orgnization - Tổ chức Hàng hải

Quốc tế

8

IRU

International road transport Union - Liên minh Đường
bộ Quốc tế

9

FAA

Federal Aviation Administration - Cục Hàng khơng
Liên bang Mỹ.

10

TTHC

Thanh tra hành chính

11

TTCN

Thanh tra chun ngành

12


TTATGT

Trật tự an tồn giao thơng

13

Tokyo Mou

14

UNCLOS 1982

Memorandum of Understanding on Port State Control
in the Asian Pacific Region signed at Tokyo on
December 1st, 1993 – Bản ghi nhớ về kiểm soát của
nhà nước tại cảng biển thuộc khu vực Châu á Thái
Bình Dương ký ngày 01/12/1993 tại Tokyo
United Nations Convention on the Law of the Sea Công ước về Luật biển năm 1982

15

WTO

World Trade Organization - Tổ chức thương mại Thế
giới.

16

2



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài luận án

Việt Nam có hệ thống giao thơng đa dạng, phức tạp với đầy đủ các loại hình GTVT
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng không và đường biển hay còn gọi
là hàng hải. Trong chiến lược phát triển của nước ta, ngành GTVT ln ln được xác
định có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.
Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, ngành GTVT đã có sự chuyển đổi, phát triển
nhanh và khá toàn diện: chỉ trong thời gian ngắn gần đây (2011 – 2016), ngành GTVT
đã có trên 60 dự án do tư nhân đầu tư với quy mô lớn về kết cấu hạ tầng giao thông cầu
đường bộ, đường cao tốc, cảng biển, luồng hàng hải, nhà ga sân bay với số vốn trên 186
ngàn tỷ đồng; có trên 140 doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT hoạt động trong lĩnh
vực GTVT được cổ phần, thoái vốn hoặc đã chuyển giao; trong đó có nhiều Tổng cơng
ty có vốn hóa thị trường rất lớn, như Tổng cơng ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty
Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam, Tổng công Quản lý đường cao tốc Việt Nam các Tổng cơng ty Xây dựng
cơng trình giao thông 1, 4, 5, 6, 8 đã được cổ phần hóa, bán và chuyển phần vốn của nhà
nước cịn lại cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước; có trên 11.000 doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường bộ,
đường thủy nội địa. Số lượng phương tiện vận tải tăng đột biến, hàng năm tăng trung
bình từ 20- 30%, tính riêng lĩnh vực đường bộ đã đạt gần 50 triệu phương tiện. Có nhiều
phương thức GTVT mới xuất hiện như: vận tải đa phương thức (Multimodal transport)
hay còn gọi là vận tải liên hợp (combined transport), GTVT thơng minh có sự tích hợp,
kết nối của cơng nghệ thông tin thành hệ thống (Inteligent Transport System - ITS),
Logistic trong GTVT - dịch vụ hậu cần vận tải theo chuỗi cung ứng từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu thụ; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý điều hành vận tải, như quản lý tàu

biển (VTS), quản lý tàu sông (AIS), quản lý vận tải hàng không (Saber), quản lý vận tải
hành khách đường bộ Grab, Uber... Thực tiễn sự thay đổi này đã tác động mạnh mẽ, làm
xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới toàn diện về cơ chế
quản lý nhà nước CN GTVT, trong đó đặc biệt là cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát CN

1


GTVT. Việc đổi mới này cũng phù hợp với thực tiễn phát triển, hội nhập, đồng thời đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, Chính phủ kiến tạo và phục vụ cho sự phát
triển hiện nay.
Thanh tra chuyên ngành là một trong những công cụ pháp lý, phương thức hữu hiệu
của cơ quan quản lý nhà nước CN GTVT để kiểm soát việc thi hành và tuân thủ pháp
luật chuyên ngành GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng
khơng, góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội cấp thiết
ở nước ta hiện nay; bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân; bảo đảm
TTATGT. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, thanh tra CN GTVT đã tiến hành thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành, tuân thủ pháp luật về bảo vệ, khai thác, vận hành kết
cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, chất lượng phương
tiện, quản lý phương tiện, đào tạo, sát hạch, cấp bằng, giấy phép điều khiển phương tiện
GTVT đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng không và hàng hải. Hoạt động
này đã góp phần phịng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
pháp luật về GTVT và bảo đảm TTATGT. Ngoài ra, hoạt động thanh tra CN GTVT còn
phát hiện nhiều sơ hở, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật, quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy tắc quản lý chuyên ngành để kịp thời đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền khắc phục bổ sung, sửa đổi cho phù hợp; đồng thời giúp cho
các chủ thể tham gia các hoạt động trong lĩnh vực GTVT thực hiện đúng quy định của
pháp luật CN GTVT, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, bảo
vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, thực trạng tổ chức và

hoạt động thanh tra CN GTVT theo pháp luật Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế,
vướng mắc, bất cập. Quan niệm, nhận thức về thanh tra CN GTVT chưa được thống
nhất, thiếu tính khoa học, cịn nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, vị trí, vai trị và
mục đích của thanh tra CN GTVT hay nói cách khác chưa có khái niệm về thanh tra CN
GTVT. Mơ hình tổ chức thanh tra CN GTVT thiếu khoa học, còn nhiều tầng nấc, chưa
tiếp cận với yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đổi mới, phù hợp với yêu cầu
phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường; nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền
thanh tra chưa đầy đủ, còn nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa cấp trên với cấp
dưới, giữa trung ương với địa phương, giữa ngành GTVT với ngành khác, như ngành

2


GTVT với các ngành Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Cơng an, Qn đội, chính
quyền địa phương; quy định về nguyên tắc, hình thức, trình tự, thủ tục, quy trình hoạt
động thanh tra CN GTVT đã lạc hậu, lỗi thời làm thiếu tính chủ động, linh hoạt và tự
chịu trách nhiệm; cơ chế, phương thức hoạt động thanh tra của một số nội dung quản lý
nhà nước về GTVT chưa phù hợp với quy định, khuyến cáo của các điều ước liên quan
đến thanh tra, kiểm tra, giám sát CN GTVT mà Việt Nam là thành viên, trong đó đặc
biệt là lĩnh vực GTVT hàng không, hàng hải, vận tải đa phương thức và lĩnh vực vận tải
có sử dụng cơng nghệ cao; cịn nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh trong hoạt động thanh
tra, kiểm tra, giám sát CN GTVT chưa được thể chế hoá kịp thời để điều chỉnh và phục
vụ công tác quản lý. Tất cả những tồn tại, hạn chế, vướng mắc này đã ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng, kết quả, chất lượng hoạt động thanh tra CN GTVT, dẫn đến làm giảm
hiệu lực, hiệu quả và vai trò quản lý nhà nước CN GTVT. Điều này cũng ảnh hưởng,
gây nhiều hệ luỵ, như: tình hình mất TTATGT, tai nạn giao thơng vẫn diễn biến rất phức
tạp. Bình quân hàng năm (2011- 2016), tai nạn giao thông ở Việt Nam làm chết khoảng
9.000 người, bị thương trên 25.000 người, thiệt hại về kinh tế trung bình 2,8% GDP
[93]. Đây ln là nỗi ám ảnh của mọi gia đình, vấn đề gây bức xúc của tồn xã hội, tác
động làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Cơ chế

quản lý BOT trong ngành GTVT còn lạc hậu, thiếu thống nhất; chất lượng cơng trình
giao thơng yếu kém, xuống cấp, hoạt động vận tải, phương tiện giao thơng thiếu sự kiểm
sốt, nhiều tàu thuyền bị bắt giữ ở nước ngồi do khơng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật,
nhiều hãng hàng khơng nước ngồi chưa bay đến Việt Nam do hệ thống quản lý chưa
bảo đảm an toàn, an ninh; nguy cơ uy hiếp an toàn bay vẫn tiềm ẩn khó lường; cơng tác
huấn luyện, đào tạo người điều khiển, vận hành phương tiện giao thơng cịn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng yêu cầu…Có một thực tiễn nữa là tình trạng thiếu ý thức, coi thường
pháp luật, vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy tắc quản lý CN GTVT của tổ chức, cá
nhân, cơng dân cịn diễn ra khá phổ biến, công khai và thách thức. Bên cạnh đó, cịn
nhiều cán bộ, thanh tra viên, lực lượng thực thi pháp luật CN GTVT thuộc cơ quan chức
năng và chính quyền địa phương xử lý chưa nghiêm các hành vi vi phạm hoặc non kém
về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ đã không xử lý đến nơi, đến chốn các hành vi vi
phạm dẫn đến phản tác dụng, ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của thanh tra CN GTVT. Ngoài ra, các điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra CN

3


GTVT còn hạn chế, như điều kiện về chế độ, chính sách đại ngộ người làm thanh tra, cơ
sở vật chất kỹ thuật nghiệp vụ, công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực GTVT được chun
mơn hố cao.
Tại các diễn đàn, hội thảo ở trong nước và quốc tế diễn ra thời gian qua đã có nhiều
ý kiến luận bàn về vị trí, vai trị và trách nhiệm của thanh tra CN GTVT trong quản lý
nhà nước chuyên ngành và công tác bảo đảm TTATGT; công tác phối hợp trong hoạt
động thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật CN GTVT…song
tất cả những bình luận có tính chất khoa học đó chưa có sự có sự thống nhất cao, cịn lẫn
lộn giữa cơ chế kiểm sốt ngành với cơ chế bảo đảm trật tự xã hội…[93]. Cũng về vấn
đề này, ở nước ta đã có một số cơng trình khoa học, đề tài, bài viết nghiên cứu một số
nội dung liên quan đến pháp luật, tổ chức và hoạt động thanh tra CN GTVT, nhưng phần

lớn các cơng trình chưa nghiên cứu sâu sắc, toàn diện; kết quả nghiên cứu chưa giải
quyết thấu đáo những vấn đề căn bản về lý luận, pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức và
hoạt động thanh tra CN GTVT.
Như vậy, xét một cách tổng quát, về lý luận cũng như thực tiễn thanh tra CN GTVT
theo pháp luật ở Việt Nam còn khá nhiều tồn tại, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
theo hướng tiếp tục đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế
trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu nếu thành cơng chắc chắn sẽ có ý nghĩa
khơng chỉ về khoa học pháp lý mà cịn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thanh tra chuyên ngành giao
thông vận tải theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ, chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án

Mục đích nghiên cứu: là làm sáng tỏ luận cứ khoa học để đưa ra đề xuất, kiến nghị
các giải pháp đổi mới thanh tra CN GTVT theo pháp luật Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: với việc xác định mục đích như trên, luận án có nhiệm vụ
sau đây:
- Hệ thống hố, phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về thanh tra CN GTVT theo
pháp luật Việt Nam.

4


- Làm rõ thực trạng thanh tra CN GTVT theo pháp luật Việt Nam, đồng thời phân
tích, đánh giá thực tiễn tổ chức, hoạt động thanh tra CN GTVT theo pháp luật Việt Nam,
qua đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân của tồn tại, hạn
chế đó để củng cố cơ sở cho các phương án tiếp tục đổi mới, hoàn thiện.
- Xác định rõ nhu cầu, quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, khoa học

đổi mới thanh tra CN GTVT theo pháp luật Việt Nam, trong đó có đổi mới và thống nhất
nhận thức về thanh tra CN GTVT; đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra CN GTVT theo
pháp luật và tiếp tục rà sốt, hồn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra CN GTVT.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận, thực tiễn thanh tra CN GTVT theo
pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Việt Nam là vấn đề khá rộng, phức tạp. Tuy nhiên, dưới góc độ luật hành chính, luận án
xác định và giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về tổ chức, hoạt động thanh tra CN GTVT
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và hàng hải theo pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án có tham khảo, đề cập đến hoạt động kiểm tra,
giám sát, tuần tra, kiểm soát CN GTVT của các cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm
quyền để làm sâu sắc hơn các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.
- Phạm vi về thời gian: luận án chủ yếu nghiên cứu, phân tích thơng tin, số liệu
thuộc giai đoạn 2011- 2016.
- Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu về thanh tra CN GTVT từ trung ương,
đến địa phương, gồm Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra CN GTVT tại Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Cục Hàng
không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và Thanh tra các Sở GTVT. Khi nghiên cứu
về thanh tra CN GTVT ở địa phương, tác giả lựa chọn xác suất Thanh tra Sở GTVT theo
vùng, miền.
4.
Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1.


Phương pháp luận của luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận Mác
- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, đường lối, quan điểm xây

5


dựng nhà nước và pháp luật Việt Nam; quan điểm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt
Nam nói chung, ngành GTVT nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp, gồm: phương pháp thống kê; phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp lịch sử cụ thể;
phương pháp chuyên gia; phương pháp trao đổi, tọa đàm; phương pháp mơ hình, sơ đồ.
Ngồi ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết về xã hội học pháp
luật, phương pháp luật so sánh và tiếp thu tri thức về phương pháp của các lĩnh vực khoa
học xã hội qua việc tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học.
Tùy theo từng chương, nội dung, vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng từng phương
pháp hoặc kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu nhằm đạt
được kết quả nghiên cứu cao nhất, cụ thể là:
Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để
khái qt, đánh giá những cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thanh tra,
TTCN, thanh tra CN GTVT, qua đó xác định những nội dung được kế thừa và những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Để giải quyết những vấn đề về lý luận thanh tra CN GTVT tại Chương 2, Luận án
sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu nêu trên để giải quyết. Trong đó tác giả ưu

tiên sử dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp với phương pháp nghiên
cứu lý thuyết về xã hội học pháp luật, phương pháp luật học so sánh để luận giải làm rõ
các khái niệm, đặc điểm, bản chất của thanh tra CN GTVT; làm rõ vấn đề điều chỉnh
pháp luật về thanh tra CN GTVT; sử dung phương pháp mơ hình để nghiên cứu, thiết kế
mơ hình thanh tra CN GTVT.
Đối với Chương 3, để phân tích về thực trạng thanh tra CN GTVT theo pháp luật
Việt Nam,chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, luận án đã sử dụng
phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia; phương pháp trao đổi, tọa đàm để đánh
giá làm rõ thực trạng pháp luật thanh tra CN GTVT.
Khi nghiên cứu Chương 4, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp mơ hình và phương pháp lịch sử cụ thể để

6


lập luận, đưa ra nhu cầu, quan điểm, giải pháp đổi mới thanh tra CN GTVT trên các
phương diện lý luận, pháp luật về thanh tra CN GTVT và cơ chế hoạt động của thanh tra
CN GTVT.
5.

Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là cơng trình nghiên cứu đặc thù, có tính chun sâu về thanh tra chun
ngành giao thơng vận tải dưới góc độ chun ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính.
Luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau:
Thứ nhất, đã tổng thuật, khảo cứu và phân tích có hệ thống các cơng trình khoa học
liên quan đến thanh tra CN GTVT, qua đó rút ra những kết quả đã đạt được, những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ; khẳng định thanh tra CN GTVT được hình
thành, tồn tại và phát triển có tính tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường có sự

quản lý của nhà nước.
Thứ hai, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thanh tra CN GTVT theo pháp luật
Việt Nam, đưa ra khái niệm, làm rõ vị trí, vai trị, đặc điểm của thanh tra CN GTVT; vấn
đề điều chỉnh pháp luật về thanh tra CN GTVT.
Thứ ba, kiến nghị, đưa ra giải pháp thiết kế mơ hình tổ chức thanh tra CN GTVT
theo hướng tăng cường phân cấp, giảm cấp trung gian phù hợp với đặc điểm, tính chất
quản lý nhà nước CN GTVT và tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có thiết lập tổ
chức để thực hiện thẩm quyền thanh tra và hỗ trợ hoạt động thanh tra CN GTVT thông
qua cơ chế uỷ quyền và hợp đồng hành chính.
Thứ tư, đổi mới phương thức hoạt động thanh tra và điều kiện bảo đảm hoạt động
thanh tra phù hợp với mơ hình tổ chức; phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà
nước chuyên ngành GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và
hàng hải.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra CN GTVT bảo đảm tính đầy
đủ, thống nhất, khắc phục những hạn chế về nội dung, hình thức pháp luật và kỹ thuật
lập pháp, trước hết phải xây dựng Luật thanh tra thay thế Luật Thanh tra 2010. Luật
thanh tra phải có chế định riêng về TTCN để phân biệt rõ với thanh tra hành chính; xác
định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quản lý nhà nước CN
GTVT quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động và các điều kiện bảo đảm hoạt động thanh

7


tra CN GTVT. Luận án đã đưa ra đề xuất danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và
danh mục các quy trình thanh tra CN GTVT cần xây dựng, ban hành.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu luận án góp phần làm phong phú thêm các quan điểm về pháp

luật cũng như tổ chức và hoạt động TTCN nói chung, thanh tra CN GTVT nói riêng.
Luận án có giá trị thiết thực cả về phương diện lý luận và thực tiễn, là cơng trình để
tham khảo có giá trị, ý nghĩa cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm
tra, giám sát ở Việt Nam cũng như hoàn thiện pháp luật về thanh tra CN GTVT trong
giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Kết quả nghiên cứu luận án cịn có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu và biên
soạn giáo trình, tài liệu phục vụ cơng tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên ngành
luật hành chính, quản lý nhà nước và nghiệp vụ thanh tra.
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơng tác xây dựng và hoạch định chính
sách quản lý, phát triển ngành GTVT cũng như công tác bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng.
7.

Cơ cấu của luận án

Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được thiết kế
theo kết cấu, gồm 4 Chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
Chương 3. Thực trạng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Việt Nam hiện nay.
Chương 4. Quan điểm, giải pháp đổi mới thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
ở Việt Nam.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề về thanh tra và
thanh tra chun ngành
* Những cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về thanh tra
Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh tra”
do Quách Lê Thanh làm Chủ nhiệm đề tài [41] và Đề tài “Lịch sử và truyền thống ngành
Thanh tra Việt Nam” do Vũ Phạm Quyết Thắng làm Chủ nhiệm đề tài [42]. Đây là
những đề tài được nghiên cứu rất cơng phu, tiếp cận khá tồn diện các vấn đề về công
tác thanh tra ở Việt Nam. Trên quan điểm chung của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cơng trình đã nghiên cứu đến các vấn đề
về thanh tra, như: quan điểm của Đảng, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh tra qua
các thời kỳ; yêu cầu đối với cán bộ làm công tác thanh tra… Cơng trình đã cung cấp một
lượng thơng tin khổng lồ về q trình phát triển mang tính truyền thống của ngành
Thanh tra Việt Nam, đã làm nổi bật vai trị của thanh tra trong q trình xây dựng và
hồn thiện bộ máy nhà nước; đưa ra một số kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt
động thanh tra như tăng cường quyền hạn cho các tổ chức thanh tra, nâng cao chất lượng
cán bộ, công chức của ngành thanh tra. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc gợi mở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu về thanh tra ở
Việt Nam hiện nay. Mặc dù đã nghiên cứu thanh tra một số bộ ngành, song cơng trình
này chưa đề cập sâu về lý luận mà chủ yếu nghiên cứu về thực tiễn pháp luật, tổ chức và
hoạt động thanh tra, trong đó có thanh tra chuyên ngành.
Một số cơng trình nghiên cứu về đổi mới thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác thanh tra ở Việt Nam, như: Luận án Phó tiến sỹ luật học“Cơ sở lý luận và
thực tiễn của vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước ở Việt Nam”
của Phạm Tuấn Khải [15]; Đề tài khoa học cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới
tổ chức và hoạt động thanh tra trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt
Nam” do Phạm Văn Khanh làm Chủ nhiệm đề tài [19]; Đề tài khoa học cấp bộ“Đổi mới
tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ chế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa” do Trần Văn Truyền làm Chủ nhiệm đề tài [44]; Luận án tiến sỹ luật học

9


“Đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Huy Hoàng
[9]; Đề tài khoa học cấp bộ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra nhà nước
theo hướng cải cách nền hành chính nhà nước” do TS.Trần Đức Lượng làm Chủ nhiệm
đề tài [22]… Những cơng trình này được nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau trong
giai đoạn (1995 - 2015), đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về thể chế, chính sách, pháp
luật về thanh tra ở Việt Nam, từ Pháp lệnh thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm
2004 và Luật Thanh tra năm 2010. Ở mức độ, khía cạnh và thời điểm khác nhau, các kết
quả nghiên cứu này đã đi sâu lý giải làm rõ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn
đổi mới, như: khái niệm về thanh tra trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề kiểm tra, giám
sát và kiểm soát; cơ sở, nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, theo đó thanh
tra ln có sự phát triển mang tính kế thừa, tiếp nối và có vị trí, vai trị rất quan trọng
trong quản lý nhà nước. Đặc biệt, xung quanh vấn đề này, có một số tác giả đã đưa ra
những đề xuất mới, táo bạo. Ví dụ, tác giả Phạm Tuấn Khải cho rằng, trong điều kiện,
đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, chúng ta cần nghiên cứu, xây dựng hệ
thống thanh tra cho phù hợp, trong đó tác giả đã đề xuất xây dựng hệ thống “thanh tra
nhà nước chuyên ngành ở Việt Nam”; tác giả Phạm Văn Khanh đã luận giải, mạnh dạn
đề xuất, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 theo hướng “chuyển hệ
thống thanh tra (cấp hành chính) sang loại hình thanh tra Quốc hội hoặc giám sát hành
chính độc lập với Chính phủ; tăng cường vị trí, vai trị thanh tra bộ, đặt dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Bộ trưởng; ở cấp tỉnh, không thành lập tổ chức thanh tra chuyên trách mà
tăng cường hoạt động kiểm tra của các cơ quan chun mơn (sở, ngành); tác giả Nguyễn
Huy Hồng đề xuất đổi mới tổ chức thanh tra “không thành lập Thanh tra Bộ, Thanh tra
Sở mà chức năng TTCN ở các cơ quan này chuyển thành kiểm tra chuyên ngành, do bộ,
ngành chủ trì, chủ động thực hiện”. Các cơng trình này đã giúp cho tác giả tiếp cận để
tiếp tục nghiên cứu đề tài luận án theo hướng đổi mới thanh tra CN GTVT.

Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay”
của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền [10]. Công trình đã đề cập một cách tương đối
tồn diện và sâu sắc về những vấn đề lý luận pháp luật thanh tra, phân tích và làm sâu
sắc thêm luận điểm “thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước”;
phân tích và làm sáng tỏ quan niệm pháp luật về thanh tra trong vai trò, vị trí là một chế
định quan trọng của luật hành chính. Đây là cơng trình nghiên cứu tham khảo rất tốt, rút
ra được những đề xuất rất có giá trị cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thanh tra ở
Việt Nam hiện nay, trong đó có TTCN.
Bên cạnh cơng trình nghiên cứu những vấn đề chung về thanh tra, trong thời gian
gần đây có một số đề tài, cơng trình nghiên cứu, tập bài giảng đề cập đến những vấn đề
về nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, như: Đề tài “Những vấn đề đặt ra trong sửa đổi, bổ
10


sung Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra” do Nguyễn Ngọc Tản, Chủ nhiệm đề tài
[35]; Đề tài cấp bộ “Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra - những vấn đề lý luận
và thực tiễn” do Đặng Khánh Toàn làm Chủ nhiệm[38]; Tập bài giảng về Nghiệp vụ
cơng tác thanh tra, chương trình Thanh tra viên, Thanh tra viên chính và Thanh tra viên
cao cấp do Trường Cán bộ Thanh tra biên soạn. Các cơng trình nghiên cứu này được
nghiên cứu, biên tập trên cơ sở nền tảng những vấn đề lý luận về thanh tra do các cơng
trình khoa học đã nghiên cứu trước đó hoặc một số nội dung được tiếp tục nghiên cứu,
luận giải sâu hơn do yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra. Đây là
nguồn thơng tin, tài liệu có giá trị để phục vụ nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài luận án mà tác giả đang theo đuổi nghiên cứu.
* Những cơng trình nghiên cứu chun sâu về thanh tra chuyên ngành, trong đó có
nội dung đề cập đến thực tiễn tổ chức và hoạt động TTCN ở Bộ GTVT và Sở GTVT.
Đề tài khoa học cấp bộ: “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Tuấn Khanh làm Chủ nhiệm [16]. Cơng trình đã
bước đầu nêu được một số vấn đề chung về quan niệm, đặc điểm, mục đích, ngun tắc,
thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động TTCN. Đồng

thời, đưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động TTCN.
Trong đó có khái niệm kiểm tra hành chính trong hoạt động TTCN và nhấn mạnh, hoạt
động TTCN gắn chặt, có mối quan hệ khăng khít với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính. Tuy nhiên, về cơ bản, đề tài vẫn theo quan điểm quản lý nhà nước khá cổ điển,
chưa mạnh dạn phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức ngoài nhà nước để thực hiện nhiệm
vụ TTCN …Mặc dù cịn có những hạn chế, song đây là một trong những đề tài nghiên
cứu khá toàn diện, sâu sắc về TTCN theo pháp luật thanh tra hiện nay, là nguồn tư liệu
quý để tác giả tham khảo, nghiên cứu đề tài luận án.
Đề tài khoa học cấp bộ “Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa Thanh tra Bộ và
TTCN - thực trạng và giải pháp” do Nguyễn Khắc Hường làm Chủ nhiệm đề tài [11].
Đây là đề tài được nghiên cứu khá công phu, đã khảo sát hệ thống tổ chức hoạt động của
thanh tra ở hai mươi sáu Bộ, cơ quan ngang Bộ và ba cơ quan thuộc Chính phủ. Đề tài
đã làm rõ thực trạng những vấn đề bất cập và nguyên nhân; nghiên cứu và xây dựng
được các mô hình tổ chức TTCN phù hợp theo từng nhóm bộ quản lý ngành, đặc biệt là
các bộ đa ngành. Công trình này đã được nghiên cứu từ lâu nên nhiều đánh giá, kiến
nghị, đề xuất đến nay đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn
có giá trị tham khảo khi nghiên cứu về thực trạng và sự cần thiết khách quan của TTCN
mà luận án đang nghiên cứu.

11


Đề tài khoa học cấp cơ sở “Hồn thiện mơ hình tổ chức thanh tra bộ, ngành” của
Đặng Xuân Phương [30]. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá khái quát thực
trạng tổ chức hệ thống thanh tra ở các bộ, ngành hiện nay; xác định và phân loại được
các mơ hình tổ chức thanh tra ở bộ, ngành trong thực tiễn của bộ máy hành chính nhà
nước ở trung ương; xác định được những nguyên tắc, tiêu chí phản ánh đặc điểm, u
cầu cơng tác quản lý nhà nước ở từng bộ, ngành làm cơ sở thiết kế bộ máy tổ chức thanh
tra phù hợp. Lần đầu tiên xuất hiện quan điểm cơ quan quản lý hành chính chuyên ngành
gồm Tổng cục, Cục thuộc Bộ là cơ quan thực hiện chức năng TTCN, có các quyền hành

chính, trong đó có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Đề tài chỉ được
nghiên cứu, nhìn nhận trên góc độ tổ chức bộ máy, do đó, cịn khá nhiều hạn chế, trong
đó chưa làm rõ được khái niệm, bản chất của TTCN theo pháp luật. Mặc dù vậy, đây
cũng là tài liệu có giá trị để tham khảo, nghiên cứu nhằm thiết kế mơ hình thanh tra CN
GTVT mà luận án đang theo đuổi.
Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay”
của Bùi Thị Thanh Thuý [43]. Đề tài được nghiên cứu khá sâu những vấn đề về pháp
luật TTCN. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng pháp luật TTCN, luận án đã đưa ra
phương hướng hoàn thiện pháp luật TTCN. Các định hướng đã bám sát quan điểm,
thanh tra là chức năng của quản lý nhà nước, gắn liền với quản lý nhà nước chuyên
ngành, cụ thể như, xác lập, đảm bảo tính hệ thống và kế thừa của pháp luật về TTCN;
nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trị quan trọng của TTCN, trên
cơ sở đó xác lập những quy phạm pháp luật phù hợp để điều chỉnh; hoàn thiện pháp luật
về TTCN phải trên cơ sở tiến hành đổi mới đồng bộ trên các phương diện: tổ chức, bộ
máy, phương thức hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức TTCN. Một trong những đề
xuất khá mạnh dạn mà tác giả đưa ra là mỗi bộ, sở chỉ có một tổ chức TTCN, chỉ thực
hiện chức năng TTCN, khơng thực hiện chức năng thanh tra hành chính, trong khi hiện
nay nhà nước đang có xu hướng sáp nhập tinh giản bộ máy. Cơng trình đã gợi mở một số
vấn đề phục vụ nghiên cứu của đề tài, như đổi mới tư duy, nhận thức về TTCN trên góc
độ hồn thiện pháp luật, đổi mới quy định của pháp luật về phương thức hoạt động
TTCN, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Bên cạnh những vấn đề,
quan điểm khá mới, song chưa có nhiều điểm đột phá, phù hợp với giai đoạn phát triển
và hội nhập hiện nay.
Bài viết của tác giả Dương Nguyễn “Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm
thành lập thanh tra chuyên ngành cấp xã, phường” trên Tạp chí Thanh tra điện tử [28].
Bài viết nêu, phân tích sự cần thiết, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, thẩm quyền của người được
giao nhiệm vụ TTCN an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường; nội dung thanh tra, hoạt
động thanh tra, trách nhiệm quản lý hoạt động TTCN an toàn thực phẩm ở cấp quận, cấp
12



phường; sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, địa bàn và thời gian thực hiện
thí điểm TTCN an toàn thực phẩm cấp quận, cấp phường; quy trình, thời gian thực hiện.
Có thể nói, việc nghiên cứu để tổ chức hoạt động TTCN nói chung, chuyên ngành an
tồn thực phẩm nói riêng tại cấp xã, phường là một nội dung, vấn đề tương đối mới mẻ,
chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Đây là vấn đề đòi hỏi từ thực tiễn đời sống xã
hội. Bài viết là thông tin quan trọng để tham khảo về tư duy tiếp cận thực tiễn để phục
vụ nghiên cứu luận án. Tuy nhiên, nội dung còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích sự cần
thiết, vị trí, vai trị, cơ sở khoa học, quy trình hoạt động, hệ quả pháp lý của việc thí
điểm. Do đó, vấn đề TTCN ở cấp cơ sở cần tiếp tục được nghiên cứu. Bài viết “Thanh
tra nhà nước chuyên ngành, những vấn đề cần chú ý khi đổi mới tổ chức và hoạt động
thanh tra” Phạm Tuấn Khải đăng trên Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra, tập III của
Thanh tra Nhà nước [11]. Tác giả đã chỉ ra yêu cầu, sự cần thiết khách quan phải hoàn
thiện pháp luật về thanh tra; đồng thời cũng đưa ra quan điểm, phương hướng hoàn thiện
pháp luật về thanh tra. Lý luận, quan điểm của tác giả cũng góp phần định hướng cho
luận án khi nghiên cứu để hồn thiện về vị trí, vai trị, tổ chức và hoạt động của thanh tra
CN GTVT.
Về phương diện lý luận, cịn có nhiều giáo trình, sách chun khảo, tập bài giảng
của các cơ sở đào tạo đã dành nhiều trang để lý giải, trình bày về vấn đề thanh tra. Trong
đó phải kể đến giáo trình “Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính” của Học viện
Hành chính Quốc gia, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2011 [6]. Đây là sách phục vụ
cho việc đào tạo chuyên sâu về thanh tra, trong đó đã cung cấp những lý luận căn bản về
pháp luật thanh tra; tổ chức và hoạt động thanh tra theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, trong giáo trình Luật Hành chính của Đại học Luật năm 2012, Luật hành chính
và tài phán hành chính của Đại học Quốc gia năm 2012 đã dành một chương, trong đó
viết những vấn đề quan trọng về thanh tra; phân biệt thanh tra, kiểm tra, kiểm sát; vị trí,
vài trị, chức năng của thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam. Sách
chuyên khảo “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
hiện nay” do Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh đồng chủ biên; nội dung cuốn sách này liên
quan trực tiếp đến luận án với chủ đề “kiểm tra, thanh tra của Chính phủ và các cơ quan

hành chính nhà nước”. Bài viết của Đinh Văn Minh “Đổi mới tổ chức và hoạt động
thanh tra, góp phần hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà
nước”, hay bài viết của Phạm Tuấn Khải “Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra
năm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ”, các bài viết đã chỉ ra một vấn đề lý
luận căn bản đó là, vai trị và sự cần thiết phải hoàn thiện thanh tra với mục tiêu nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ. Những lý luận, quan điểm có tính chuẩn mực
trong giáo trình hay quan điểm trong bài viết nghiên cứu về vấn đề thanh tra này là thông

13


tin tham khảo rất quan trọng khi luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện thanh tra CN
GTVT ở Việt Nam. Nghiên cứu về pháp luật, thực trạng tổ chức và hoạt động TTCN, có
thể kể đến một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí trong nước như: Tác giả Nhất
Anh có bài “Góp phần tháo gỡ vướng mắc trong Tổ chức và hoạt động TTCN” trên
Thanh tra điện tử, 2014. Bài viết có nêu những nội dung cơ bản và quan điểm về việc
thực hiện TTCN chính là thực hiện quyền hành chính. Bài viết “Thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành trong cơ chế thực thi quyền hành chính” của Phạm Tuấn Khanh đăng trên
Trang thông tin của Viện Khoa học thanh tra (2015) đã cho rằng, mỗi hoạt động TTCN
có sự khác biệt cần thể chế hóa; mục đích của hoạt động TTCN phải tương đồng với
mục đích kiểm tra hành chính là nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi
phạm phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật
chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc các ngành, lĩnh
vực. Tác giả bài viết cho rằng, cần có quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động
TTCN đơn giản để việc thực hiện các quyền được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Bài
viết “Một số vướng mắc trong thực hiện pháp luật TTCN” của Hồ Thị Thu An, Thanh
tra Chính phủ. Sau khi nêu những vướng mắc, khó khăn, tác giả đề nghị cần xác định rõ
những cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN ở cấp trung ương, cấp địa phương,
nhất là ở chi cục thuộc sở; xác định rõ tiêu chí để giao chức năng TTCN cho các cơ quan
cần thiết; đổi mới tổ chức và hoạt động TTCN phải phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của mỗi ngành. Các bài viết, ở các góc độ
khác nhau, các tác giả đều có nhận định chung rằng, vấn đề TTCN cần phải nghiên cứu,
thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước ở
Việt Nam hiện nay. Những ý kiến này đã góp phần cho tác giả luận án tiếp tục đi sâu
nghiên cứu những quy định của pháp luật về TTCN để củng cố các luận điểm sẽ được
luận giải trong luận án.
* Cơng trình ở Việt Nam nghiên cứu về thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số nước
trên Thế giới
Cuốn sách “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước
trên thế giới” do Nguyễn Văn Kim chủ biên [13]. Cơng trình này được biên soạn hết sức
công phu, đề cập nhiều thông tin, trong đó nêu rất rõ, cụ thể thực trạng mơ hình tổ chức,
hoạt động của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số quốc gia trên thế giới.
Thông tin cho thấy, thực trạng hiện nay trên thế giới đang tồn tại loại hình thanh tra
được các tác giả dẫn chứng, phân tích rất chi tiết, gồm: Giám sát Quốc hội (tiếng Anh là
Ombudsman); Thanh tra, giám sát hành chính và TTCN. Trong đó, vấn đề TTCN của
một số nước đã được đề cập khá nhiều thơng tin trong cuốn sách này. Theo đó, TTCN là
loại hình được thành lập, tổ chức và hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới với

14


phương thức, cách thức tổ chức và hoạt động khác nhau tùy thuộc vào chế độ chính trị,
tổ chức bộ máy nhà nước của mỗi quốc gia. Ở nhiều nước, TTCN được tồn tại song song
với nhiều loại hình thanh tra khác như giám sát Quốc hội hoặc thanh tra, giám sát hành
chính. TTCN có chức năng cơ bản là thanh tra các lĩnh vực do bộ, ngành đó quản lý
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật, quyết định, chỉ thị mệnh lệnh quản lý, điều
hành của Bộ trưởng được chấp hành và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Các nước có
loại hình này là Pháp, Đức, Anh, Nhật, Thụy Sỹ, Bỉ, Ai Cập, Xcốtlen, Rumani, Tây Ban
Nha…Như ở Pháp, hầu hết mỗi bộ thuộc nội các có một Tổng Thanh tra. Hiện nay có tới
18 cơ quan thanh tra với quy mô lớn nhỏ khác nhau. TTCN thuộc các Bộ độc lập với

những cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động của
các cơ quan thuộc Bộ và cơ quan hành chính các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thuộc
lĩnh vực quản lý của bộ, ngành nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật và thực thi các
quyết định, mệnh lệnh của Bộ quản lý ngành. Qua thanh tra, đưa ra các kết luận, kiến
nghị xử lý vi phạm và xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật
quản lý hành chính. Cuốn sách này đã cung cấp cho tác giả nguồn thơng tin phong phú,
một cách nhìn đa chiều về thực trạng tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của
các nước trên Thế giới. Tuy nhiên, có một số nội dung về thanh tra chưa được phân tích
sâu sắc, có vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ như vấn đề thanh tra quốc hội hay
tính chất phi chính trị trong hoạt động thanh tra…;
Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao “Các cơ quan giám sát độc lập trên thế
giới”[8]. Bài viết nghiên cứu sâu về sự ra đời và thực trạng của cơ quan giám sát độc
lập, trong đó, cơ quan giám sát Quốc hội là một dạng cơ quan giám sát độc lập được ra
đời sớm và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới; thẩm quyền, vị trí và cách thức
hiến định cơ quan giám sát độc lập trong đó có cơ quan thanh tra tại một số nước như
Mehico, Venezuela, Nam phi, Irac, Ecuado. Bài viết đã phân loại các cơ quan giám sát
độc lập để đánh giá hiệu quả hoạt động tương ứng với mơ hình tổ chức. Tác giả cũng
đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan này là tính chính danh,
năng lực tổ chức, trách nhiệm giải trình của tổ chức, sự quan liêu, trì trệ. Đồng thời cũng
đi đến nhận định rằng, các cơ quan giám sát độc lập được thành lập ở các nước chứng
minh sự cần thiết của thể chế này để giám sát quyền lực và nâng cao tính liêm chính của
bộ máy, đặc biệt là các nước phát triển. Tuy nhiên, việc vận hành và những khó khăn,
thách thức mà cơ quan này phải đối mặt cũng đặt ra yêu cầu cần tiếp tục được hoàn thiện
và nghiên cứu. Đây là cơ sở để luận án nghiên cứu, đưa ra cơ sở lý luận và giải pháp
hoàn thiện thanh tra CN GTVT theo hướng, khi thực thi quyền hạn được pháp luật quy
định, thanh tra CN GTVT phải hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập, song cần cơ chế
giám sát nhằm tránh việc lạm quyền trong hoạt động thanh tra.

15



1.1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu có liên quan đến thanh tra chuyên ngành giao
thông vận tải
Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở khoa học đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động
thanh tra của Bộ GTVT” do Nguyễn Văn Hướng làm chủ nhiệm và Trần Văn Trường
làm thư ký đề tài[12]. Đề tài đã nghiên cứu, tổng kết quá trình hình thành và phát triển
của Thanh tra Bộ GTVT, trong đó nêu cụ thể thực trạng mơ hình tổ chức, phương thức
hoạt động, những tồn tại, hạn chế về cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn. Trong khi còn thiếu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để tổ chức lại lực lượng
thanh tra CN GTVT, đề tài đã kiến nghị thiết lập mơ hình tổ chức thanh tra, sáp nhập hai
lực lượng thanh tra, kiểm tra an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa, hàng hải và hàng không và thanh tra nhà nước thành một hệ thống tổ chức thống
nhất từ trung ương đến địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận để Bộ GTVT
tiến hành xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2004/NĐ-CP về tổ chức
và hoạt động Thanh tra GTVT. Có thể nói, đây là Nghị định về TTCN đầu tiên ở Việt
Nam sau khi có Luật Thanh tra năm 2004. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài rất
hẹp, những thông tin, luận cứ, kiến nghị đến nay cơ bản đã khơng cịn phù hợp với thực
tiễn phát triển ngành GTVT. Mặc dù vậy, quan điểm, tư duy nghiên cứu đổi mới, đột
phá, tiếp cận sát với hoạt động của quản lý nhà nước CN GTVT là tiền đề để luận án tiếp
tục kế thừa, tham khảo.
Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng thanh tra giao thông vận
tải” của Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 3 năm 2010 [32]. Đề án này là cơng trình được nghiên cứu, khảo sát rất
kỹ lưỡng, đánh giá thực trạng pháp luật; tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất kỹ thuật
nghiệp vụ thanh tra CN GTVT trên toàn quốc, đồng thời đề ra mục tiêu cụ thể, đó là:
tăng cường biên chế, trang thiết bị nhằm củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động
cho lực lượng Thanh tra GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và
hàng không từ trung ương đến địa phương để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ TTCN,
góp phần tăng cường quản lý nhà nước về GTVT và bảo đảm TTATGT. Đây là tư liệu
quan trọng để tham khảo luận giải các nội dung của luận án.

Bài viết của Lê Quốc Tiến “Port state control in serveral countries of Asia Pacific
region - Công tác kiểm tra tàu biển tại một số nước trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải - 08/2015 [37]. Bài viết đã đề cập đến
những vấn đề cơ bản, thực trạng công tác kiểm tra tàu biển theo Công ước quốc tế về
hàng hải của IMO. Bài viết đã sơ bộ nêu ra những nguyên nhân, sự cần thiết phải có việc
kiểm tra lẫn nhau giữa các nước có Cảng biển và là thành viên Công ước. Tác giả đã thu

16


thập, đưa ra những dẫn chứng cụ thể về kết quả kiểm tra, những tồn tại, khiếm khuyết kỹ
thuật qua việc kiểm tra chuyên ngành của một số nước trong khu vực Châu Á Thái Bình,
gồm: Singapo, Trung quốc, Hồng Kông, Úc, Nhật, Philippines. Tuy nhiên, tác giả không
đi sâu về mặt lý luận, khơng có quan điểm, bình luận mà chủ yếu là liệt kê số liệu, nêu ra
những việc mà các nước trong khu vực đang triển khai thực hiện và kiến nghị việc tăng
cường kiểm tra nhằm hạn chế tàu biển bị bắt giữ khi đến các cảng biển trong khu vực.
Mặc dù vậy, bài viết đã cung cấp những thơng tin q giá để luận án tham khảo khi
nghiên cứu sâu về thực trạng TTCN trong lĩnh vực hàng hải - một trong những đối tượng
nghiên cứu của đề tài luận án.
Bài viết “Port State Control - Kiểm tra PSC đối với đội tàu biển Việt Nam và các
biện pháp hạn chế tàu bị lưu giữ” đăng trên Website của Cục Đăng kiểm Việt Nam [25].
Đây là bài viết chuyên khảo về kiểm tra của Chính quyền cảng đối với tàu biển nước
ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển trong việc thi hành các quy định của điều
ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường. Bài viết
tuy không đi sâu về lý luận cũng như pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành, song đã phân tích được các nội dung có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát; thực trạng, nguyên nhân của việc vi phạm, tàu biển Việt Nam bị
chính quyền nước ngồi bắt giữ. Bài viết là thông tin gợi mở để đề tài tiếp tục nghiên
cứu về quy trình, thủ tục và phương thức thanh tra, kiểm tra CN GTVT, trong đó có
chuyên ngành về hàng hải.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Nghiên cứu về thanh tra, TTCN và thanh tra CN GTVT không chỉ được các nhà
khoa học, chuyên gia trong nước quan tâm nghiên cứu mà cịn có nhiều tác giả và tổ
chức nước ngoài nghiên cứu theo nhiều hướng, phương diện khác nhau, có thể kể đến
các cơng trình tiêu biểu sau đây:
Bài nghiên cứu của Hughes, G., Mears, R., & Winch, C: “An inspector calls?
Regulation and accountability in three public services” (Sự cần thiết của thanh tra?, quy
định và trách nhiệm giải trình trong ba khu vực dịch vụ cơng), (1997) [58, tr.299-313].
Bài viết này xem xét các hình thức thanh tra và quy định của các dịch vụ công cộng,
đánh giá trong ba lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơng và phân tích mẫu trong các quy định
của các khu vực công khác nhau. Bài viết cung cấp một tổng quan về các chế độ khác
nhau của TTCN trong lĩnh vực giáo dục, lập chính sách và y tế. Mặc dù lĩnh vực CN
GTVT không giống như lĩnh vực giáo dục hay y tế, song các quan điểm của tác giả đã
gợi mở để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động thanh tra để có cơ sở kiến
nghị giải pháp TTCN đối với các dịch vụ công trong ngành GTVT.

17


Bài tham luận tại Hội nghị thanh tra Châu Á thường niên lần thứ 10 ở Việt Nam
của Tiến sĩ Vivienne Thomi “Thirty years improving public administration in Australia
(Ba mươi năm kiện tồn hành chính cơng ở Australia) [65]. Tác giả bài tham luận đã đi
sâu phân tích cơ sở lý luận về tính độc lập trong hoạt động thanh tra. Các yếu tố đảm bảo
cho các cơ quan thanh tra hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và mang lại niềm tin cho cơng
chúng đó là “tính độc lập” của các cơ quan thanh tra. Ngoài ra tác giả cũng cho rằng, cần
thiết phải có mối quan hệ của cơ quan thanh tra với các cơ quan nhà nước và Quốc hội;
có mạng lưới các cơ quan và đội ngũ công chức làm công tác thanh tra được đào tạo bài
bản, có kinh nghiệm. Những thách thức mà cơ quan thanh tra phải đối mặt trong cơng
việc đó là duy trì sự tơn trọng, ủng hộ của Quốc hội, của các cơ quan nhà nước và công
chúng. Để giải quyết thách thức này đòi hỏi cơ quan thanh tra phải tiến hành xây dựng

cơ sở lý luận, có chiến lược rõ ràng: xác định công việc trọng tâm ưu tiên giải quyết; quá
trình thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo uy tín
trong việc thực thi nhiệm vụ. Bài tham luận gợi mở cho luận án hướng nghiên cứu về cơ
sở lý luận xây dựng phương thức hoạt động của TTCN cũng như tính độc lập trong thực
thi quyền hạn của thanh tra đạt hiệu quả, phù hợp với tính chất quản lý nhà nước CN
GTVT ở Việt Nam hiện nay.
Bài nghiên cứu khoa học “Coping With Changes on all Fronts: Reaffirming the
Ombudsman ’s Powers and Adapting its Actions (Đối phó với những thay đổi trên mọi
phương diện: Khẳng định lại thẩm quyền của cơ quan thanh tra giám sát và thích ứng về
hành động) của Clare Lewis, Cơ quan thanh tra của Bang Ontario, Ca-na-đa [62]. Tác
giả bài nghiên cứu đã đưa ra luận điểm về cách thức, phương pháp tiếp cận trong hoạt
động giám sát của xã hội. Nghiên cứu bài viết của Clare Lewis cho thấy, mỗi quốc gia,
trong đó có Việt Nam, đứng trước sự thay đổi không ngừng về kinh tế, xã hội, khoa học
kỹ thuật, cơ quan thanh tra cần phải tập trung nghiên cứu lý luận, tự mình thay đổi,
khẳng định lại về địa vị pháp lý, có phương pháp, cách thức hành động phù hợp, thích
ứng với yêu cầu của sự phát triển, bảo đảm dân chủ và dân quyền. Bài viết đã nghiên
cứu để tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Báo cáo “Inspections Reforms: Do models exist?”(Cải cách thanh tra, cần xác
định mơ hình nào?) của Cesar Cordova-Novion và Tarik Sahovic [64]. Báo cáo dài 72
trang, đã đánh giá, phân tích sâu sắc về thực trạng các mơ hình tổ chức thanh tra. Tác giả
đã nghiên cứu cải cách và mơ hình thanh tra của 25 quốc gia trên thế giới, với việc phân
tích một cách khoa học các mơ hình và đặc điểm của những cải cách đã được thực hiện
tại đó. Mục đích chính của nó là kiểm điểm các phương pháp đã được đưa ra trong vòng
15 năm qua. Báo cáo tập trung vào những thay đổi về thể chế, tổ chức và hoạt động của
mỗi quốc gia, trong đó cũng xác định ba yếu tố chính thúc đẩy cải cách: Pháp quyền, tài
chính và mơi trường kinh doanh được cải thiện. Tác giả tiếp tục phân loại thanh tra theo

18



năm mơ hình hay phương pháp nhưng khơng loại trừ lẫn nhau, gồm: phương pháp tiếp
cận cải cách thanh tra cá nhân; tạo ra một khung pháp lý chung về thanh tra; tạo ra một
cơ quan điều phối tổng thể; mơ hình thanh tra kết hợp và mơ hình thanh tra tập trung.
Cơng trình này cung cấp rất nhiều thơng tin chi tiết, quan điểm rõ ràng liên quan đến
thực trạng tổ chức và sự vận hành của việc cải cách thanh tra; cung cấp cơ sở cho việc
phân tích nội dung của các nguyên tắc và tìm ra các điểm tương đồng trong q trình đó.
Bài viết cũng nhằm chuẩn hóa các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với cải cách, xây
dựng một mơ hình thanh tra trong một khuôn khổ chung, đồng thời đề cập một cách chi
tiết tới một số mơ hình cải cách thanh tra trên thế giới. Đây là cách nhìn đa chiều, giúp
cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu thực trạng tổ chức, trên cơ sở đó tiếp tục góp phần
hồn thiện lý luận nhằm thiết kế mơ hình thanh tra CN GTVT phù hợp, hiệu quả.
Bài nghiên cứu “Regulation inside government: processes and impacts of
inspection of local public services (Quy định trong chính phủ về quy trình và tác động
của thanh tra các dịch vụ công cộng địa phương) của Downe, J., & Martin. Nghiên cứu
trước đây đã nêu bật sự gia tăng chưa từng có trong quy mơ, phạm vi và cường độ của
các quy định trong chính phủ ở Anh, và mối quan tâm ngày càng tăng về chi phí và hiệu
quả của nó… [10]. Kết quả nghiên cứu của Downe, J., & Martin không những gợi mở
cho Nghiên cứu sinh phải nghiên cứu kỹ về các mơ hình thanh tra CN GTVT phù hợp
mà cịn tính đến chi phí cho hoạt động TTCN – đây là vấn đề mấu chốt của các Chính
phủ xây dựng một tổ chức thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ có tính chất chuyên
môn cao như thanh tra CN GTVT.
Bài nghiên cứu “Inspection reforms: why, how and with what results”(Cải cách
thanh tra: tại sao, làm thế nào với kết quả gì?) của Florentin Blanc (Bài viết 87 trang,
đăng trên trang web của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD)[7]. Mở đầu bài
viết, tác giả giới thiệu về các vấn đề chính, khái quát liên quan đến thanh tra. Tiếp theo
là phân tích thực tế việc thanh tra trước cải cách và một số mơ hình thanh tra khơng theo
khuôn mẫu cụ thể cũng như sự gắn kết giữa trung ương và địa phương. Florentin Blanc
đã phân tích các cải cách thanh tra khác nhau và đưa ra kết luận về những cuộc cải cách
thanh tra đó dựa trên bối cảnh, mục tiêu và mơ hình thực tế. Cụ thể hơn, tác giả tiếp tục
phân tích một số ví dụ về việc thực thi cải cách thanh tra có hiệu quả ở một số nước, bắt

đầu với Mexico vào năm 1995, nhiều nước ở khu vực Trung, Đông Âu và các nước Liên
Xô cũ từ cuối thập niên 1990. Trong đó có các cuộc cải cách nổi bật như tại Anh từ năm
2005 và Hà Lan vào năm 2006. Bên cạnh đó là các sáng kiến mới nhất trong cải cách ở
Lithuania - Litva vào năm 2010 và Italia kể từ năm 2011. Với mức độ khác nhau và sự
tập trung tương ứng theo từng khu vực pháp lý một cách chi tiết, cụ thể, những cải cách
này đã cố gắng tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc thanh tra rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn,
tập trung hơn nhằm mục đích thúc đẩy hơn sự thi hành và đảm bảo kết quả tích cực hơn

19


×