lOMoARcPSD|17838488
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin
Đề tài: Sự đột phá tăng trưởng trong nền kinh tế số ở Việt Nam
Họ và tên: Lê Thị Lệ
Mã sinh viên: 2214710052
Lớp học phần: TRI119.09
Lớp hành chính: Anh 1 – TATM – Khố 61
Giảng viên hướng dẫn: Cô Đặng Hương Giang
Hà Nội, tháng 12/2022.
1
lOMoARcPSD|17838488
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................11
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm về kinh tế, kinh tế số và đặc trưng của kinh tế số
1. Kinh tế là gì?………………………………………………………..3
2. Kinh tế số là gì?…………………………………………………….3
3. Đặc trưng của kinh tế số?………………………………………….4
2. Xu hướng phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới..........4
II. Cơ sở hình thành và sự tăng trưởng đột phá kinh tế số tại Việt
Nam
1. Cơ sở hình thành kinh tế số tại Việt Nam………………………….6
2. Biểu hiện của kinh tế số……………………………………………7
3. Những thành tựu to lớn và sự tăng trưởng đột phá của kinh tế số tại
Việt Nam………………………………………………………………….9
III. Những thách thức trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam…11
IV. Giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam…………………13
KẾT LUẬN…………………………………………………………...16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………17
2
lOMoARcPSD|17838488
MỞ ĐẦU
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đã và đang có những tác động tồn diện và
sâu sắc tới mọi mặt của đời sống, từ văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế,…khiến cho
chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn. Trong đó, kinh tế chính là một
trong những phương diện chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Những năm gần đây,
cuộc cách mạng 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các
nước “thâm dụng” công nghệ và làm giảm vị thế của các quốc gia có nền kinh tế
“thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay “thâm dụng” lao động. Sự xuất hiện của
những tiến bộ vượt bậc như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), cơng nghệ
in 3D,... của CMCN 4.0 đã tạo nên làn sóng chuyển đổi số và đưa kinh tế số lan tỏa
khắp các thành phần kinh tế. Lấy kinh tế số làm động lực dẫn dắt nền kinh tế, Việt
Nam đề cao những thành tựu to lớn và vượt bậc mà sự chuyển đổi số và số hoá của
kinh tế số mang lại. Đặc biệt, để có thể hội nhập tốt trong xu hướng tồn cầu hố
chung, “kinh tế số” chính là đích mà Việt Nam hướng đến và sẽ phải đến trước các
quốc gia khác.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu và nắm bắt rõ được tình hình phát triển của
nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung. Là sinh
viên nghiên cứu, cần trả lời được những câu hỏi: “Kinh tế số có những tác động
nào tới nền kinh tế Việt Nam trong thời đại mới? ”, “Giải pháp nào để phát triển
hơn nữa nền kinh tế số tại nước ta?”, “Người trẻ cần làm gì để góp sức vào q
trình phát triển đó?” Đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất, đặc trưng
của kinh tế số và từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển hơn nữa hệ
thống kinh tế số tại Việt Nam. Điều đó khơng chỉ hỗ trợ chúng ta trong q trình
học tập hay nghiên cứu khoa học mà cịn giúp thế hệ trẻ nâng cao, tích luỹ kiến
thức cũng như nhận biết về những gì đã và đang diễn ra trong tiến trình phát triển
1
lOMoARcPSD|17838488
khơng ngừng của thế giới. Nhận thức rõ về tính cấp thiết của đề tài, em đã quyết
định lựa chọn “Sự đột phá tăng trưởng của nền kinh tế số ở Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu nhằm mang tới cái nhìn tồn diện và sâu sắc về khái niệm kinh tế số
cũng như muốn đóng góp cho câu trả lời cho bài toán phát triển kinh tế số tại Việt
Nam.
2
lOMoARcPSD|17838488
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm về kinh tế, kinh tế số và đặc trưng của kinh tế số
1.1. Kinh tế là gì?
Kinh tế là khái niệm bắt nguồn từ phương Tây (Tiếng Anh là Economics). Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, Kinh tế là hoạt động sản xuất của cải vật
chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng
hòa các mối quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ
phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội), dựa trên một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất, tạo nên kết cấu kinh tế của chế độ xã hội hay cơ sở hạ tầng kinh tế
của xã hội.
Trong Từ điển tiếng Việt có khái niệm: “Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ
tương tác lẫn nhau của con người và xã hội - liên quan trực tiếp đến việc sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực
khan hiếm”. Các nguồn lực đó bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực
tài chính, nguồn lực khoa học - cơng nghệ và nguồn lực con người. Trong đó,
nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự tăng trưởng và
phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
1.2. Kinh tế số là gì?
Kinh tế số (tiếng anh là Digital Economy) được định nghĩa là toàn bộ hoạt động
kinh tế dựa trên nền tảng số và những mơ hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc
áp dụng công nghệ số và dữ liệu số. Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ
tăng trưởng cho các nền kinh tế, mà còn làm các nền kinh tế thay đổi trên cả hai
3
lOMoARcPSD|17838488
bình diện: phương thức sản xuất (nguồn lực, hạ tầng, cách thức vận hành sản xuất
kinh doanh) và cấu trúc kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là bên cạnh các nguồn lực
truyền thống, xuất hiện các nguồn lực phát triển mới là tài nguyên số và của cải số.
- Khái niệm “Nền kinh tế số” cần được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
Theo nghĩa hẹp (Kinh tế số lõi): Chỉ bao gồm lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thơng; trong đó có sản xuất thiết bị cơng nghệ thông tin và truyền thông, các
thiết bị bán dẫn, các dịch vụ viễn thông, xử lý dữ liệu và các dịch vụ thông tin
khác, phát triển phầm mềm...
Theo nghĩa rộng (Kinh tế số phạm vi hẹp): bổ sung thêm vào kinh tế số lõi
các dịch vụ như dịch vụ số, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, kinh tế gắn kết lỏng.
Theo nghĩa rộng nhất (Kinh tế số hóa), bổ sung thêm vào kinh tế số phạm vi
hẹp các hoạt động như thương mại điện tử, công nghiệp 4.0, nơng nghiệp chính
xác, du lịch điện tử, kinh tế thuật toán...
1.3. Đặc trưng của kinh tế số
Nền kinh tế số bao gồm tất cả các doanh nghiệp, dịch vụ có mơ hình kinh
doanh chủ yếu dựa trên việc mua bán hoặc cung cấp các sản phẩm số, dịch vụ số
hoặc các thiết bị và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.
Ba thành phần chính trong nền kinh tế số bao gồm doanh nghiệp số, hạ tầng
kinh doanh số và thương mại điện tử.
Có ba chỉ tiêu cơ bản phản ánh mức độ phát triển kinh tế số (KTS), đó là (i)
tỷ trọng KTS/GDP; (ii) tỷ trọng KTS/GDP tối thiểu trong từng ngành, lĩnh vực.;
(iii) mức độ tăng trưởng KTS/năm và mức đóng góp của tăng trưởng KTS vào tăng
trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
4
lOMoARcPSD|17838488
2. Xu hướng phát triển kinh tế số của các quốc gia trên thế giới
Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp
quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP tồn
cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP tồn cầu. Con số tương ứng
tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Một
nghiên cứu của Microsoft cũng chỉ ra rằng kinh tế số đóng góp cho GDP khu vực
Châu á - Thái bình dương năm 2017 khoảng 6%, năm 2019 khoảng 25% và năm
2021 là khoảng 60% GDP.
Trung Quốc là nước điển hình thành cơng về phát triển kinh tế số, với mức tăng
trưởng luôn rất cao, chủ yếu dựa trên các cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng và
kinh tế số ngành/lĩnh vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, quy mô của nền kinh tế số
Trung Quốc đã tăng từ 15% GDP năm 2008 lên 37% vào năm 2019, trong đó cấu
phần kinh tế số ICT/VT chiếm phần nhỏ và ổn định ở mức khoảng 6-7% GDP
hàng năm, trong khi cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng tăng nhanh từ 7% GDP
năm 2008 lên 30% GDP vào năm 2019.
Trong khu vực Asean, theo Báo cáo e-Conomy SEA 2020, chỉ tính riêng cấu
phần kinh tế số Internet/nền tảng năm 2020 đã đạt khoảng 105 tỷ USD (tăng 5% so
với 2019), và dự kiến đến 2025 sẽ đạt 309 tỷ USD. Indonesia là nước có doanh thu
kinh tế số Internet/nền tảng cao nhất với 44 tỷ USD năm 2020, tiếp theo là Thái
Lan với 18 tỷ USD và Việt Nam với 14 tỷ USD.
Theo báo cáo kinh tế số của UNCTAD, năm 2009 trong số các công ty hàng đầu
thế giới có 35% là cơng ty kinh tế dầu khí và khai khống, trong khi chỉ có 15% là
công ty kinh tế số, nhưng đến năm 2018, bức tranh đã thay đổi đáng kể: số lượng
5
lOMoARcPSD|17838488
công ty kinh tế số nằm trong top đầu thế giới tăng lên 40%, trong khi số công ty
kinh tế dầu khí và khai khống nằm trong top đầu giảm xuống chỉ cịn 10%.
Sự thay đổi này thậm chí cịn đáng chú ý hơn khi tính theo giá trị vốn hóa thị
trường: Năm 2009, các cơng ty kinh tế dầu khí và khai khống chiếm 36% tổng
vốn hóa thị trường của 20 công ty hàng đầu thế giới, trong khi nhóm kinh tế số
chiếm 16%, nhưng đến năm 2018, nhóm kinh tế số đã tăng lên 56% tổng vốn hóa
thị trường, ngược lại tỷ trọng của các công ty kinh tế dầu khí và khai khống giảm
chỉ cịn 7%.
II.
Cơ sở hình thành và sự tăng trưởng đột phá kinh tế số tại
Việt Nam
1. Cơ sở hình thành kinh tế số tại Việt Nam
Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế số, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XIII đã nhiều lần nhấn mạnh về việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đặt nội dung này là quan điểm số 1 trong các
quan điểm phát triển. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một
số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư vào năm 2019. Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt chiến lược quốc gia về
chuyển đổi số vào năm 2020, trong đó đặt ra những mục tiêu làm thế nào để thúc
đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, với những mục tiêu và khát vọng cao,
đúng với vai trò của kinh tế số.
Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 3/6/2020 đã đưa ra mục tiêu: Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về
6
lOMoARcPSD|17838488
chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế. Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh
tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số
chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu
20%. Tương tự, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng xác định, đến năm
2025, kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP; đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng
30% GDP.
2. Biểu hiện của kinh tế số
- Về phát triển hạ tầng kinh tế số ở Việt Nam.
Hai thập niên đầu của thế kỷ XXI ở Việt Nam ngành công nghiệp công nghệ
thông tin (công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm) được phát triển nhanh
chóng và số người sử dụng phần mềm vào quản lý và hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng được gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2020, Việt Nam có
khoảng 64,6 triệu người dùng internet, chiếm trên 67,2% dân số cả nước trung bình
mỗi người sử dụng interent trên các thiết bị di động thông minh (smartphone) là
dành tới 3 giờ 12 phút/ngày. Trong khoảng thời gian đó người tiêu dùng sử dụng
các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc với 52%, ứng dụng xem video
là 20%, game là 11% và ứng dụng công việc hay mua sắm qua các sàn thương mại
điện tử. Việt Nam cũng đang xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng
mạng internet đơng nhất thế giới.
Có thể nói, Kinh tế số Việt Nam có nhiều ưu thế nổi trội ở một số lĩnh vực như
cơ sở hạ tầng số hóa, cơng nghệ thơng tin và truyền thông (ICT), đã thử nghiệm
thành công mạng 5G là một trong hai quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam
Á triển khai 5G, dự báo đến năm 2025 sẽ có khoảng 6,3 triệu thuê bao kết nối 5G.
Trong đó, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng tăng trưởng khá nhanh với tổng
doanh thu đạt 98,9 tỷ USD vào năm 2018 (sản xuất phần cứng chiếm 89% tổng
7
lOMoARcPSD|17838488
doanh thu của ngành ICT), cao gấp 13 lần doanh thu năm 2010 (7,6 tỷ USD) và
đến năm 2020, doanh thu ngành này đạt mức 120 tỷ USD. Giai đoạn 2016 - 2018
duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao ở các lĩnh vực như:
cơng nghiệp phần mềm là 15%/năm; công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông là
20,24%/năm; công nghiệp nội dung số đạt 7,47%/năm; kim ngạch xuất khẩu phần
cứng, điện tử đạt hơn 93 triệu USD. Mặt khác, Việt Nam đã và đang là một trong
những quốc gia thu hút đầu tư lớn về KTS ở khu vực châu Á, năm 2018, nguồn
vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 350 triệu USD với 137 dự án, tăng 250% về trị giá và
165% dự án so với năm 2017. Với kết quả này cho thấy, Việt Nam là quốc gia có
tiềm năng và triển vọng phát triển hạ tầng KTS trong thời gian tới với tốc độ nhanh
hơn.
- Về phát triển thị trường kinh tế số ở Việt Nam
Việt Nam cùng các nước trong ASEAN 6 được đánh giá là một trong những thị
trường năng động, ổn định về phát triển kinh tế, năm 2020 có chỉ số năng lực cạnh
tranh tồn cầu. Trong đó, chỉ số về ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông
tăng 54 bậc, xếp thứ 41 thế giới, vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Hoạt động đặt
hàng của doanh nghiệp với đối tác với các hình thức trực tuyến năm 2018 chủ yếu
là qua email với 84%, qua mạng xã hội là 45%, qua website là 44% và sàn giao
dịch thương mại điện tử. Các doanh nghiệp này hầu như dùng công cụ Viber,
WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo...để hỗ trợ các hoạt động trong công
việc kinh doanh, quản lý cho doanh. Có thể thấy, những năm gần đây (2015 2019) thương mại điện tử có thị phần tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế số
ở Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng tăng trung bình trên 25%/năm.
Hiện nay, thương mại điện tử của Việt Nam chiếm thị phần lớn như Sendo, Tiki,
Lazada, Shopee đã dần dần phát triển, mở rộng, tạo uy tín thương hiệu của khu
vực, hay là lĩnh vực Dịch vụ du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, gọi xe trực
8
lOMoARcPSD|17838488
tuyến cùng dần dần hình thành và mở rộng. Năm 2019, ở Việt Nam lượng truy cập
trung bình ở website chiếm tỷ lệ lớn nhất là Shopee khoảng 38 triệu lượt/tháng,
Thegioididong khoảng 28 triệu lượt/tháng, Sendo khoảng 27,2 triệu lượt/tháng,
Lazada khoảng 27 triệu lượt/tháng và Tiki khoảng 24,5 triệu lượt/tháng. Ngồi ra,
hiện nay ở Việt Nam có hơn 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thơng
qua internet và 44 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động,
cùng với nhiều ứng dụng thanh toán di động (như WePay), ví điện tử cho phép
người dùng chuyển tiền cho nhau thông qua giao dịch ngang hàng trên internet,
cũng như trả tiền hàng hóa, dịch vụ và thanh toán. Năm 2020, mặc dù đại dịch
Covid -19 diễn ra toàn cầu nhưng thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt
18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD (chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước) (21). Như vậy, xu hướng hiện nay có thể
thấy thương mai điện tử là một bộ phận cấu thành quan trọng có giá trị và tốc tăng
trưởng cao trong những năm gần đây góp phần thúc đẩy phát triển KTS ở Việt
Nam.
Hiện nay, xu hướng ứng dụng phần mềm và sử dụng công nghệ di động đang
phát triển nhanh và trở thành thói quen trong sinh hoạt, công việc hằng ngày của
người dân, trong quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi nó
đem lại nhiều thuận lợi, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Đây là một xu hướng tất yếu trong điều kiện khi cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư phát triển với tốc độ nhanh và quy mô lớn như hiện nay, đồng thời cũng thể
hiện được một tiềm năng và triển vọng của thị trường Việt Nam về phát triển Kinh
tế số trong thời gian tới.
3. Những thành tựu to lớn và sự tăng trưởng đột phá của kinh tế số
9
lOMoARcPSD|17838488
Báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019" do Google, Temasek và Bain
thực hiện nhấn mạnh những xu hướng nổi bật nhất của ngành Công nghiệp số được
ghi nhận trong năm 2019, phân tích tiềm năng hiện tại và tương lai của nền kinh tế
số Đông Nam Á tại 6 thị trường lớn nhất bao gồm Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Số liệu cho thấy, nền kinh tế số của
khu vực vừa đạt một cột mốc mới, chạm ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu tiên vào
2020, tăng 72 tỷ USD so với năm 2019. Nền kinh tế số tại Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan đang tăng trưởng ở mức từ 20% đến 30% hằng năm.
Trong khu vực ASEAN, theo Báo cáo e-Conomy SEA 2020, chỉ tính riêng cấu
phần kinh tế số Internet/nền tảng năm 2020 đã đạt khoảng 105 tỷ USD (tăng 5% so
với năm 2019) và dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt 309 tỷ USD. Indonesia là nước có
doanh thu kinh tế số Internet/nền tảng cao nhất với 44 tỷ USD năm 2020, tiếp theo
là Thái Lan với 18 tỷ USD và Việt Nam với 14 tỷ USD.
Theo Báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số
Internet/nền tảng, Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN, nhưng là nước
có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng 16%, nước có mức
tăng cao tiếp theo là Indonesia với 11%, và Thái Lan 7%. Báo cáo này cũng dự báo
đến năm 2025, kinh tế số Internet/nền tảng Việt Nam sẽ đạt mức 52 tỷ USD. Riêng
năm 2021, Tổng cục Thống kê ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ
USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt
126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm
1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP
Trong 5 năm qua, Kinh tế số đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào tăng trưởng
kinh tế Việt Nam, cụ thể: Năm 2015, KTS đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD nhưng đến
năm 2018 đạt 9 tỷ; năm 2019 đạt 12 tỷ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia trong
10
lOMoARcPSD|17838488
năm 2019), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015; năm 2020 đạt tổng giá trị 14
tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019. Đặc biệt giai đoạn 2000 - 2020 nền kinh tế thế
giới có nhiều biến động, với ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, dịch bệnh Covid-19
diễn ra toàn cầu nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đạt được ở mức
độ bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 5,95%/năm. Mặc dù, năm 2020 tốc độ tăng
trưởng chỉ đạt 2,91% nhưng được đánh giá có mức độ tăng trưởng cao trong khu
vực và trên thế giới. Đồng thời, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, sự đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GDP giai đoạn 2011 - 2020 đạt
39,4% (đạt cao hơn so với mục tiêu chiến lược đề ra là 35%) và tốc độ tăng năng
suất lao động bình quân 2011 - 2015 đạt 4,3%/năm; 2016 - 2020 tăng lên 6%/năm.
Thành tựu này đã đưa Việt Nam cùng với Indonesia là hai quốc gia có tăng
trưởng hai con số về Kinh tế số với tốc độ tăng trưởng vượt mức 40%/1 năm trong
năm qua ở khu vực ASEAN và được quốc tế đánh giá là một trong 16 nền kinh tế
mới nổi thành công nhất thế giới; là điểm sáng trên tồn cầu trong việc thực hiện
thành cơng “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.
III. Những thách thức trong phát triển kinh tế số tại Việt Nam
Thứ nhất, nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về
lợi ích cũng như thời cơ và thách thức của kinh tế số đối với sự phát triển kinh tế xã hội còn chưa đồng đều ở các cấp, các ngành. Vì vậy, việc đồng bộ cơ sở dữ liệu
về kinh tế số còn manh mún và phân tán, chưa có sự kết nối, liên thông giữa các
bộ, ngành, địa phương.
Thứ hai, môi trường pháp lý và thể chế phát triển kinh tế số còn yếu, chưa đồng
bộ, nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số. Điển hình, mặc dù
11
lOMoARcPSD|17838488
khoa học - cơng nghệ phát triển nhanh chóng, nhưng với sự bùng phát dịch bệnh
COVID-19, sự phát triển của kinh tế số đã tạo ra những lúng túng nhất định cho
các cơ quan quản lý nhà nước trong một số vấn đề, như: Quản lý và thu thuế đối
với các hoạt động thương mại trực tuyến; bảo đảm quyền lợi cho người lao động
và người tiêu dùng qua thương mại điện tử; xử lý, giải quyết những tranh chấp,
xung đột về hoạt động, lợi ích của các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh,
thương mại và dân sự trên môi trường số…
Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cơng nghệ số nước ngồi
với tiềm lực mạnh, tạo ra những sản phẩm sáng tạo và hàm lượng công nghệ cao
đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi khả năng cạnh
tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước còn hạn chế do quy mô của đa số doanh
nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ cơng nghệ thấp.
Thứ tư, thói quen mua sắm truyền thống, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng tiền mặt của
đại đa số người tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi số của doanh
nghiệp. Đặc biệt, hành vi kinh doanh và thói quen tiêu dùng giữa người dân thành
thị và khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vẫn còn khoảng cách lớn, gây ra những khó khăn nhất định để các doanh
nghiệp thực hiện chuyển đổi số đồng bộ.
Thứ năm, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực cơng nghệ thơng tin cịn thiếu, yếu
cả về lượng và chất. Việt Nam hiện đang thiếu các kỹ sư cơng nghệ có trình độ cao
và năng lực quản lý có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp công
nghệ hiện nay và trong tương lai. Theo Công ty dịch vụ việc làm trực tuyến
VietnamWorks, ước tính hằng năm, Việt Nam thiếu khoảng 78.000 nhân viên cơng
nghệ thơng tin và tính đến năm 2020 thiếu khoảng 500.000 nhân viên công nghệ
thông tin, nghĩa là chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu thị trường.
12
lOMoARcPSD|17838488
Thứ sáu, an ninh mạng, bảo mật, an tồn thơng tin ngày càng gặp khó khăn.
Kinh tế số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, internet chứa đựng nguy cơ lớn
về bảo mật, an tồn thơng tin, tài chính và tính riêng tư của dữ liệu, của các chủ thể
kinh tế số. Trong q I-2021, Cục An tồn thơng tin, Bộ Thông tin và Truyền thông
đã ghi nhận 1.271 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thơng tin,
trong đó có 623 cuộc tấn cơng Malware (phát tán các chương trình hoặc mã độc có
khả năng cản trở hoạt động bình thường của hệ thống), 449 cuộc tấn công Phishing
(giả mạo các tổ chức uy tín như ngân hàng, trang web giao dịch trực tuyến hay
cơng ty thẻ tín dụng) và 199 cuộc tấn cơng Deface (bẻ khóa hệ thống và truy cập
máy chủ web nhằm thay đổi giao diện và nội dung web).
IV. Giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã
hội về chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số. Cần có sự quan tâm sâu sắc của
chính quyền các cấp trong vấn đề nâng cao trình độ nhận thức của xã hội về
chuyển đổi số. Tăng cường, đổi mới phương thức tuyên truyền qua các phương tiện
truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông xã hội. Xây dựng các kế
hoạch cụ thể, quy mô lớn để phổ cập kiến thức về chuyển đổi số đến mọi người
dân.
Hai là, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp luật về chuyển
đổi số, phát triển nền kinh tế số. Các cơ quan quản lý của Nhà nước cần thường
xuyên cập nhật, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy chế, văn bản pháp luật về
khoa học -công nghệ số. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ những mơ hình
kinh doanh, chiến dịch quảng bá, khuyến khích phát triển dịch vụ, dịng sản phẩm,
cơng nghệ số mang tính sáng tạo, đổi mới… Về phía doanh nghiệp, cần tập trung
13
lOMoARcPSD|17838488
xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của
công nghệ số, thúc đẩy phát triển sáng tạo những dòng sản phẩm, dịch vụ mới…
Ba là, cần chú trọng hơn nữa công tác an ninh mạng, tăng cường bảo mật, an
tồn thơng tin. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cần được pháp luật quy định rõ
ràng với những chính sách, hành động cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích, quyền lợi của
người tham gia, bảo đảm môi trường không gian mạng an toàn và an ninh. Xây
dựng và củng cố hệ thống pháp luật quốc gia về khung danh tính số, định danh số
và xác thực điện tử. Xây dựng, củng cố pháp luật về những chính sách tiền tệ,
chính sách tài chính liên quan đến áp dụng cơng nghệ số vào những dịch vụ mang
tính quốc tế, quản lý thuế điện tử, thanh toán điện tử, quản lý sản xuất, điện tử hóa
mơ hình kinh doanh.
Bốn là, phát triển và hồn thiện kết cấu hạ tầng số. Đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng
kỹ thuật, quản lý chặt chẽ và kiểm soát những hình thức thanh tốn trực tuyến, nhất
là những giao dịch xuyên quốc gia. Chủ động hoàn thiện hệ thống hạ tầng thanh
toán số song song với việc thống nhất, đồng bộ phương thức thanh tốn khơng
dùng tiền mặt để giao dịch trên toàn quốc. Chú trọng chuyển đổi giao thức internet
sang những thế hệ mới, mở rộng kết nối internet trong phạm vi khu vực và trên
toàn thế giới, nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Phát huy
tính tiên phong của doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nghiên cứu, phát triển,
làm chủ kỹ thuật số; từ đó, quảng bá thương hiệu khắp quốc gia, khu vực và mở
rộng ra thị trường thế giới. Cần chú trọng đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực theo
xu hướng số hóa, như: Năng lượng tự động, hệ thống giao thông vận tải; đào tạo từ
xa, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến; quản lý hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh
trực tuyến; hệ thống quản lý nông - lâm - ngư nghiệp từ xa, thương mại điện tử
14
Downloaded by hây hay ()
lOMoARcPSD|17838488
được chuyển đổi số… Nghiên cứu, cải tiến, phát triển kỹ thuật số các thiết bị, máy
móc, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của cộng đồng xã hội, thúc đẩy và
hỗ trợ doanh nghiệp triển khai việc chế tạo, thiết kế, cải tiến dịch vụ, hàng hóa thay
cho việc lắp ráp, gia cơng.
Sáu là, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng các
trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ “lõi”, nhất là
công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các trường đại học, viện
nghiên cứu là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ. Cơ cấu lại tồn diện
hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Tăng mức đầu tư
của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học cơng nghệ trên cơ sở áp dụng mơ hình quản trị mới. Đổi mới cơ chế, chính sách
quản lý khoa học - cơng nghệ, khuyến khích, huy động mạnh mẽ các nguồn lực
đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.
15
Downloaded by hây hay ()
lOMoARcPSD|17838488
KẾT LUẬN
Như vậy, thơng qua việc tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng cơ bản cũng
như những tác động trong sự ra đời của kinh tế số, chúng ta có đã có cái
nhìn tổng quan và tồn diện hơn về tiềm năng của loại hình kinh tế này,
từ đó mở ra mối liên hệ nhất định với tình hình kinh tế ở Việt Nam trong
thời đại mới. Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố đang diễn ra sâu sắc
và mạnh mẽ, việc đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế số là
một trong những vấn đề cấp thiết cần để phát triển cũng như thúc đẩy
nền kinh tế nước nhà. Kinh tế số không chỉ đã, đang và sẽ mang lại
những lợi ích vơ cùng lớn cho nền kinh tế mà còn là đòn bẩy quan trọng
để nâng cao đời sống xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người
dân, đưa vị thế của đất nước Việt Nam ngày một bay cao trên trường
quốc tế, “sánh vai với các cường quốc năm châu” (Hồ Chí Minh)
Là một người trẻ có cơ hội được học hỏi, lĩnh hội và tìm hiểu những
kiến thức về kinh tế số, bản thân em đã có cái nhìn cụ thể hơn về bức
tranh kinh tế Việt Nam nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung và
những ảnh hưởng mà kinh tế số mang lại. Đó sẽ là hành trang và động
lực để thế hệ trẻ chúng em phấn đấu, nỗ lực học tập và tích luỹ kiến thức
hơn nữa để có thể đóng góp được những giá trị nhất định vào công cuộc
phát triển kinh tế, xây dựng gấm vóc, non sơng.
16
Downloaded by hây hay ()
lOMoARcPSD|17838488
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin_NXB Chính trị Quốc gia 2002
2. PGS.TS Trương Thị Hiền (2022), “Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số”,
tạp chí Cộng sản ngày 16/08/2022
/>3. Ths Phùng Thị Hiền (2022), “Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế số tại
Việt Nam”, Tạp chí Tài chính ngày 13/03/2002 />4. Phan Anh (2021), “Xây dựng chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số”,
Tạp chí điện tử economy, ngày 6/5/2021, />5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XII”, NXB CTQG - ST, Hà nội, tr.77
6. Đặng Thị Việt Đức, “Kinh tế số Thực trạng và hướng phát triển tại Việt
Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2020, tr.89; tr.93.
7. Bùi Lan Phương (2021), “Giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền
mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính online, ngày
3/7/2021,
/>
khong-dung-tien-mat-trong-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-335205.html
8. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030".
17
Downloaded by hây hay ()
lOMoARcPSD|17838488
9. Đăng Văn Sáng (2020), “Xu thế phát triển kinh tế số trên thế giới và một số
hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí tài chính online, ngày 20/12/2020,
/>10. Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), “Triển vọng kinh tế số tại Việt Nam”,
23/04/2020, Tạp chí con số sự kiện, />12. Nguyễn Văn Thức (2021), “Quản lý thuế trong nền kinh tế số”, Tạp chí tài
chính online, ngày 20/3/2021, />13. Phạm Trung (2020), “Liên hợp quốc, xếp hạng về Chính phủ điện tử: Việt
Nam tăng 2 bậc”, Nhân dân điện tử, ngày 14/7/2020, />
18
Downloaded by hây hay ()