Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận án tiến sĩ) thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ THÚY LAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, năm 2020

luan an


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ THÚY LAN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách cơng
Mã số : 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, năm 2020


luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ chun ngành Chính sách cơng với nội
dung “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận của luận văn chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Quảng Nam, ngày tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Thái Thị Thúy Lan

luan an


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình dự thảo và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và q báu của thầy cơ giáo, các đồng nghiệp, quý cơ
quan chuyên môn liên quan cũng với sự động viên, cổ vũ của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp.
Tôi rất chân thành cảm ơn đến các giảng viên Học viện Khoa học Xã hội đã
giảng dạy, cung cấp cho bản thân tôi những phương pháp nghiên cứu khoa học,
những cách nhìn về thế giới quan, nhân sinh quan một cách khoa học. Từ đó rất
giúp ích cho bản thân trong công tác cũng như đề xuất những chủ trương chính sách

cho các cấp, các ngành.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Vũ Thị Thu Hà, cơ giáo
hướng dẫn tận tình và chu đáo, cũng như giúp cho tơi được hồn thiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo
Huyện ủy, Ban Dân vận Huyện ủy Quế Sơn cũng như sự giúp đỡ, cung cấp các lài
liệu liên quan đến đề tài này của Văn phòng Huyện ủy, Phòng Nội vụ, Công an
huyện,....huyện.
Với năng lực của bản thân và thời gian có hạn, luận văn của tơi chắc chắn
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi mong nhận được sự cảm thơng
chia sẽ cũng như sự góp ý q báu của q thầy cơ Học viện để tơi có thể an tâm
tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện hơn.

luan an


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO; CÁC
NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TIỄN TRONG Q TRÌNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM ................................................................................................................ 11
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

TƠN GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .......................... 40
2.1. Tình hình thực hiện chính sách tơn giáo ở huyện Quế Sơn hiện nay ................ 40
2.2. Những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân............................................................ 59

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở
HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN ......... 66
3.1. Vấn đề đặt ra trong q trình thực hiện chính sách tơn giáo ở huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 66
3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc việc thực hiện chính sách
tơn giáo ở huyện Quế Sơn ......................................................................................... 73
KẾT LUẬN...................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO

luan an


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

ANQG

An ninh quốc gia

2

ANCT

An ninh chính trị


3

ATXH

An tồn xã hội

4

AL

Âm lịch

5

BCH

Ban Chấp hành

6

BCT

Bộ Chính trị

7

BBT

Ban Bí thư


8

BTG

Ban Tơn giáo

9

BCĐ

Ban chỉ đạo

10

BTV

Ban Thường vụ

11

CT-XH

Chính trị - xã hội

12

ĐT

Đường tỉnh


13

GHPG

Giáo hội Phật giáo

14

HĐND

Hội đồng nhân dân

15

QLNN

Quản lý nhà nước

STT

luan an


16

QSD

Quyền sử dụng


17

TC-KH

Tài chính - Kế hoạch

18

Tiến sỹ

Tiến sỹ

19

UBND

Ủy ban nhân dân

luan an


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1


Trang

Bảng thống kê các tôn giáo ở huyện Quế Sơn hiện nay

30

Bảng thống kê số lượng cơ sở, điểm nhóm và chức sắc, chức việc
1.2

31

của các tổ chức tôn giáo
Sự phân bố của các cơ sở, điểm nhóm tơn giáo được Nhà

1.3

33

nước cơng nhận

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình
1.1

Tên hình

Biểu đồ các tơn giáo ở Quế Sơn


luan an

Trang

30


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội, ra đời từ rất lâu và tồn tại gắn liền với lịch
sử xã hội loài người. Để tồn tại và phát triển tôn giáo luôn hồn thiện và biến đổi
thích ứng cùng với sự phát triển của các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, từ thiết
chế chính trị đến pháp luật, từ văn hóa đến đạo đức, lối sống của con người đến sự
tăng trưởng kinh tế; từ các quan điểm triết học, về nhận định thế giới đến những
ứng xử và phong tục, tập quán của nhiều nước, tộc người trên thế giới và nước ta
cũng không ngoại lệ.
Theo số liệu thống kê của BTG Chính phủ tính đến tháng 6 năm 2017, Việt
Nam có 27% dân số theo tơn giáo với 25,3 triệu tín đồ, trong đó có gần 200.000
chức sắc, chức việc. Tơn giáo ở Việt Nam 15 năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng. So với số liệu thống kê năm 2003, cả nước có khoảng 18 triệu tín đồ, 34.181
chức sắc, 78.913 chức việc, 20.929 cơ sở thờ tự tơn giáo, thì hiện nay số lượng tín
đồ đã tăng 35%, số lượng chức sắc, chức việc tăng 70%, số lượng cơ sở tôn giáo
tăng 33%.
Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử của đất nước do tác động của nhiều yếu
tố, nguyên nhân khác nhau mà tôn giáo có lúc trở thành điểm nóng, phức tạp gây
mất ổn định ANCT tại một số địa phương trong cả nước, nhất là giai đoạn hiện nay
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì bên cạnh thời cơ, thuận lợi
cũng gặp những hạn chế, thách thức nhất định. Do đó cơng tác QLNN, thực hiện
chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta cũng gặp khơng ít khó khăn.
Cũng như các địa bàn trong tỉnh Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung

trong những năm gần đây tôn giáo ở huyện ngày càng phát triển, các tôn giáo đều
có xu hướng mở rộng, nâng cao vị thế của mình, tín đồ các tơn giáo ngày càng tăng
lên hằng năm, trong đó nhiều nhất là đạo Phật. Trên cơ sở xác định là chính sách
quan trọng, nhaỵ cảm, dễ bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng, kích

1

luan an


động nên trong quá trình lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể CT-XH cũng như các ban, ngành trong hệ
thống chính trị trên địa bàn Quế Sơn đã quan tâm đến cơng tác tơn giáo; trong q
trình tổ chức triển khai thực hiện luôn đảm bảo theo chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước và sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh cùng các ngành chức
năng của tỉnh Quảng Nam về công tác tôn giáo. Đến nay đã đạt được những kết quả
tích cực, quan trọng trên các mặt về cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách,
quản lý hoạt động của các tôn giáo, công tác sơ, tổng kết, kiểm tra, giám sát,...qua
đó quyền tự do tơn giáo của cơng dân được phát huy; tín đồ, chức sắc tôn giáo tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào xã hội
ở địa phương.
Song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tôn giáo trên địa bàn huyện
Quế Sơn vẫn cịn những hạn chế nhất định đó là: cơng tác tuyên truyền chưa thường
xuyên nên nhận thức của một vài cấp ủy, chính quyền, một số cơ quan, ban ngành
cũng như một bộ phận cán bộ, đảng viên đối với công tác tôn giáo chưa đảm bảo
theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về tơn giáo của Nhà
nước; công tác quản lý đất đai liên quan đến tơn giáo cịn nhiều bất cập, trong q
trình thực thi có lúc chýa ðúng theo quy ðịnh; sự phối hợp giữa các ban, ngành,
ðoàn thể trong việc giải quyết các vấn ðề liên quan ðến tơn giáo có lúc chýa ðồng
bộ; bên cạnh ðó nhận thức của một bộ phận chức sắc, chức việc, tín ðồ của một số

tơn giáo cịn hạn chế, thiếu hợp tác với cơ quan QLNN về công tác đất đai liên quan
đến tôn giáo,...
Là nhóm chính sách nhạy cảm, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng gây mất ổn
định CT-XH, xuất phát từ vị trí làm việc của bản thân là chuyên viên công tác tại
Ban Dân vận Huyện ủy huyện Quế Sơn-một cơ quan Thường trực của BCĐ công
tác tôn giáo của huyện có chức năng tham mưu Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện công tác tôn giáo trên tồn huyện; đồng thời căn cứ vào tình hình
thực tế việc tổ chức thực hiện chính sách tơn giáo tại địa phương trong những năm
qua, tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách tơn giáo nếu chính sách này

2

luan an


được triển khai thực hiện tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy sự ổn định xã hội và ngược lại.
Tuy nhiên, cho đến nay tại huyện Quế Sơn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
việc thực hiện chính sách tơn giáo. Do đó, tơi chọn đề tài “Thực hiện chính sách
tơn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài Luận văn cao
học chuyên ngành Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu, cho đến nay có khá nhiều cơng trình trực tiếp hay gián tiếp của
các nhà khoa học, học giả ngoài nước cũng như trong nước đã đầu tư nghiên cứu, đề
cập đến nhiều khía cạnh, vấn đề khác nhau về lĩnh vực tôn giáo: về quan điểm, lý
luận về tôn giáo; cơng tác tơn giáo; về chính sách, thực hiện chính sách và công tác
QLNN về tôn giáo trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định. Đối với luận văn
này bản thân xin nêu một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu lý luận về tơn giáo,
chính sách tơn giáo, mối quan hệ giữa chính trị với tơn giáo như: Ngơ Hữu Thảo
(1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc
tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện

nay, đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Hữu
Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác
tơn giáo, NXB Ban Tơn giáo Chính phủ; Đỗ Quang Hưng (2008) Vấn đề tôn giáo
trong cách mạng Việt Nam về lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội;
Đỗ Quang Hưng (2009), Vấn đề Tơn giáo trong cách mạng Việt Nam, NXB Lý luận
Chính trị, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách Tơn giáo và Nhà nước pháp
quyền, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước-Tôn
giáo- Pháp luật, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2015), Quan hệ
Nhà nước - Giáo hội và chính sách tơn giáo, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội,...
Đối với công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách tơn giáo bản thân đã
tham khảo luận văn của các tác giả như: Tào Gia Cát Linh (2016) thực hiện chính
sách tơn giáo từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Chính sách Cơng,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Oanh (2019) thực hiện chính

3

luan an


sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay, luận văn thạc sĩ Chính sách Cơng, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội. Đối với cơng trình nghiên cứu cơng tác QLNN về tôn
giáo bản thân đã tham khảo các luận văn của các tác giả như: Lê Ngọc Sĩ (2014)
Công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở huyện đảo Phú Quốc - Kiên Giang
hiện nay, luận văn thạc sĩ Tơn giáo học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội; Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2015) QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở tỉnh
Quảng Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội v.v...
Qua tìm hiểu từng cơng trình nghiên cứu về cơng tác tôn giáo sẽ thấy được ý
nghĩa, giá trị to lớn của từng cơng trình, các nhận định, đánh giá ở mỗi cơng trình
nghiên cứu sẽ được bản thân nghiên cứu, học hỏi, chọn lọc, tiếp thu - là tài liệu hữu

ích tham khảo khi làm luận văn này.
Đối với tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và công tác tôn giáo
của Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (2003) đã cho thấy Hồ Chí Minh là người
cán bộ mẫu mực, không những giỏi về nghệ thuật quản lý mà cịn giỏi về cơng tác
vận động quần chúng, trong đó có đồng bào theo đạo; người đã chỉ ra những
phương thức vận động quần chúng rất nhạy bén, linh hoạt trước biến động của thực
tiễn; với chính sách này Người đã vận động đơng đảo tín đồ trong các tôn giáo cùng
các tầng lớp nhân dân trong cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
và thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh khi vận dụng tư tưởng về tôn giáo
và công tác tơn giáo của Người trong q trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước. Hiện nay trong q trình tổ chức thực hiện chính sách tơn giáo
không chỉ riêng huyện Quế Sơn mà các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban
ngành ở từng địa phương luôn vận dụng tư tưởng của Bác để vận động các tổ chức,
cá nhân tôn giáo sinh hoạt tôn giáo theo Giáo lý, Giáo luật của từng tôn giáo và theo
quy định của pháp luật.
Đối với cơng trình nghiên cứu về Nhà nước, Tôn giáo, Luật pháp của Đỗ
Quang Hưng, nội dung cơng trình của tác giả gồm có 3 phần, phần 1 tác giả đã nêu

4

luan an


lên Mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội; phần 2 là tôn giáo, phần 3 là Luật pháp
và tơn giáo. Đây là một cơng trình vơ cùng q giá, tác giả Luận văn tham khảo
nghiên cứu nhằm không chỉ nắm bắt cụ thể về phần nội dung và đặc điểm đời sống
tôn giáo, về mối quan hệ giữa Nhà nước và tơn giáo mà cịn ở chỗ cơng trình này
tác giả đã khái qt hóa lộ trình xây dựng, hồn thiện chính sách, luật pháp về tơn
giáo của Nhà nước Việt Nam trong quá trình nỗ lực hướng tới một mơi trường thích
hợp để các cộng đồng tơn giáo khơng những thực hiện tốt chính sách, pháp luật của

Nhà nước với tư cách như một tổ chức, một cơng dân bình thường mà cịn thơng
qua luật pháp về tơn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu đời
sống tâm linh của người có đạo; đồng thời cơng trình đã gợi mở những suy ngẫm,
đề xuất đối với việc xây dựng một nhà nước pháp quyền về tơn giáo ở nước ta hiện
nay.
Cơng trình Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam về lý luận và thực
tiễn của tác giả Đỗ Quang Hưng xuất bản năm 2008 cho thấy đây là một công trình
nghiên cứu về quan điểm, chủ trương cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam có tính tổng
hợp và tồn diện nhất. Cuốn sách tác giả đã giới thiệu về bối cảnh quốc tế, vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
cũng như q trình nhận thức, phát triển quan điểm, đường lối về tôn giáo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, từng bước hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với tơn giáo ở
Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất cần thiết đối với luận văn, nó giúp
cho bản thân nắm bắt tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo và thực tiễn về thực hiện chính sách tơn giáo; đồng thời cơng
trình này cũng đã chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hồn
thiện chính sách tơn giáo ở nước ta trong thời gian qua.
Đối với công trình QLNN đối với các hoạt động tơn giáo ở tỉnh Quảng Nam
hiện nay (2015), luận văn thạc sĩ Quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã phân tích lý luận về tơn giáo,
quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo, khái quát lịch sử hình

5

luan an


thành và phát triển của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đồng thời tác giả
đã nêu lên thực trạng công tác QLNN về tôn giáo ở Quảng Nam, trên cở sở đó đã đề

ra những giải pháp thiết thực, sát thực tiễn nhằm thực hiện tốt công tác QLNN về
tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến. Qua tìm hiểu cơng trình này bản thân
nắm được đặc điểm hình thành và phát triển của từng tơn giáo cũng như thực trạng
hoạt động của nó trên địa bàn tỉnh, trong đó có Quế Sơn, để từ đó có nhận định
chính xác trên cơ sở đố tham mưu cấp ủy, chính quyền huyện nhà đề ra các giải
pháp hữu hiệu nhằm tổ chức triển khai thực hiện chính sách tơn giáo ở huyện trong
thời gian đến đạt những kết quả quan trọng hơn.
Đối với cơng trình Thực hiện chính sách tơn giáo từ thực tiễn thành phố Đà
Nẵng của Tào Gia Cát Linh (2016), tác giả đã nêu những vấn đề về lý luận về chính
sách tơn giáo, thực trạng cơng tác thực hiện chính sách tơn giáo, giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách trong thời gian đến của thŕnh phố. Qua tìm hiểu, bản
thân sẽ tham mưu cấp ủy, chính quyền huyện nhà sẽ có những giải pháp thiết thực
về thực hiện chính sách tơn giáo trong thời gian đến.
Tóm lại, các thơng tin cũng như nhận định của những cơng trình tác giả nêu
trên sẽ được bản thân kế thừa, có chọn lọc cho đề tài luận văn này. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu cũng như phân tích tình hình thực
hiện chính sách tơn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn, trong khi việc tổ chức thực
hiện chính sách này gặp khơng ít khó khăn, hạn chế nhất định. Một số vấn đề liên
quan đến chính sách và thực trạng chính sách tơn giáo mới chỉ được đề cập trong
các báo cáo chuyên đề, báo cáo sơ kết và tổng kết của các ban, ngành, đồn thể ở
huyện Quế Sơn có liên quan đến cơng tác tơn giáo như: Phịng Nội vụ, Cơng an,
Ban Dân vận, Mật trận Tổ quốc và các báo cáo cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu

6

luan an



Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức triển khai thực hiện
chính sách tơn giáo ở huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam hiện nay đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thi chính sách tơn giáo trên địa bàn
huyện trong thời gian đến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích nêu trên luận văn sẽ tập trung giải quyết các
vấn đề sau:
Một là: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận, quan điểm của Mác-Lê nin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo;
làm rõ thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách và đặc điểm của từng tôn
giáo tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Hai là: Luận văn phân tích làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tơn giáo
tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong những năm qua.
- Ba là: Luận văn đề ra phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao
hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Quế Sơn
tỉnh Quảng Nam trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà
nước ta trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi về nội dung: Luận văn chủ yếu nghiên cứu việc tổ chức thực hiện
chính sách tơn giáo tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong đó tập trung nghiên
cứu thực trạng của việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách tơn giáo ở địa
phương trong những năm qua. Tìm hiểu những vấn đề đặt ra hiện nay đồng thời qua
đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm tổ chức thực hiện tốt chính sách tơn giáo
tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện
chính sách tơn giáo ở huyện Quế Sơn giai đoạn từ năm 2013 đến nay.

7


luan an


Đây là giai đoạn sau khi chia tách huyện Quế Sơn thành hai huyện: Quế Sơn
và huyện Nơng Sơn thì tình hình tơn giáo có những thay đổi nhất định về số lượng
tín đồ cũng như chức sắc, chức việc và cơ sở thờ tự tơn giáo. Bên cạnh đó, trên địa
bàn huyện khơng cịn Phịng tơn giáo (do bị giải thể theo quy định vào năm 2007)
nên khơng có cán bộ công chức chuyên trách về tôn giáo như trước đây mà chỉ có
cán bộ, chun viên Phịng Nội vụ phụ trách cơng tác tơn giáo (theo quy định).
Phịng tôn giáo - cơ quan chuyên trách về QLNN ở huyện bị giải thể, thay vào đó
BCĐ cơng tác tơn giáo thuộc Huyện ủy thành lập vào năm 2012 và quản lý về cơng
tác tơn giáo trên tồn huyện, trong đó về phía Nhà nước phân cơng Phịng Nội vụ có
trách nhiệm tham mưu UBND huyện triển khai, phổ biến chính sách của Nhà nước
và QLNN về tơn giáo. Đồng thời hiện nay tôn giáo và hoạt động của một số tổ chức
tơn giáo trên địa bàn huyện có một vấn đề cần phải quan tâm đó là: tín đồ tôn giáo
ngày tăng lên, hoạt động của một số cơ sở, tín đồ tơn giáo có biểu hiện trái quy định
của pháp luật vẫn cịn, qua đó tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp, trong khi đó cấp ủy,
chính quyền một số xã chưa quan tâm, chưa chú trọng đến công tác tôn giáo; công
tác tuyên truyền về các văn bản, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tơn giáo,
nhất là Luật Tín ngưỡng, tơn giáo cũng cịn hạn chế nhất định; chưa có đội ngũ
chuyên trách làm cơng tác tơn giáo, chỉ có cán bộ phụ trách tơn giáo ở các cấp trên
địa bàn, trong khi đó năng lực của một bộ phận cán bộ phụ trách cơng tác tơn giáo
cịn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình mới.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo; quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.


8

luan an


- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở chun ngành chính sách cơng,
chu trình chính sách: từ hoạch định chính sách đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện
chính sách và đánh giá trong đó có sự tham gia của chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích, các yêu cầu đặt ra đối với luận văn này, ngoài sử
dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp
chính sách cơng; tác giả Luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành và liên ngành như chính trị học tơn giáo, tơn giáo học kết hợp với các
phương pháp cơ bản như: Phỏng vấn, phương pháp phân tích-tổng hợp, thống kê-so
sánh, nghiên cứu tài liệu, tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức triển khai thực hiện
chính sách tơn giáo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Qua kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ thêm những cơ sở lý luận về tơn giáo, cơng
tác quản lý, thực hiện chính sách tơn giáo từ góc độ chun ngành của chính sách
cơng. Luận văn sẽ cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách tơn giáo ở nước ta nói chung, huyện Quế Sơn nói riêng; cung cấp thêm
những cơ sở cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách đối với các tơn giáo ở huyện.
Đồng thời góp phần tích cực trong q trình hồn thiện chủ trương, chính sách tơn
giáo của Đảng, Nhà nước nói chung và q trình thực hiện chính sách tôn giáo tại
địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng trong q trình đẩy mạnh hội
nhập quốc tế sâu rộng. Ngồi ra, Luận văn sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao
nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức trên địa bàn về tôn giáo và cơng tác tơn giáo và việc thực hiện

chính sách tơn giáo từ góc nhìn của chun ngành chính sách công hiện nay.
6.1. Ý Nghĩa thực tiễn

9

luan an


Qua nghiên cứu đề tài thực hiện chính sách tơn giáo trên địa bàn huyện Quế
Sơn thời gian qua sẽ góp phần tích cực quan trọng trong việc duy trì và hồn thiện
chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta nói chung và q trình thực thi chính
sách tơn giáo nói riêng. Đây là tài liệu rất quý và quan trọng cho việc biên soạn các
chuyên đề về công tác tơn giáo, quản lý, thực hiện chính sách tơn giáo của các báo
cáo viên của huyện để giảng bài tại các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề về công
tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác tôn giáo các cấp, nhất là đối với
cán bộ chính quyền các cấp trong cơng tác quản lý, thực hiện chính sách tơn giáo
trên địa bàn huyện trong thời gian đến.
7. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện
chính sách tơn giáo ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Chương 2. Thực trạng cơng tác thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nam.
Chương 3. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong việc thực hiện chính sách tơn giáo tại huyện Quế Sơn trong thời gian đến

10

luan an



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO; CÁC NHÂN TỔ
ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TƠN GIÁO Ở HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
1.1.1.1. Khái niệm tơn giáo
Qua tìm hiểu, trong lịch sử xã hội lồi người có khoảng gần mười nghìn tơn
giáo đang tồn tại, về định nghĩa tơn giáo, hiện nay có gần 250 định nghĩa. Theo ḍng
lịch sử định nghĩa về tôn giáo được mở rộng về nội hàm và phạm vi của nó; tùy
theo mỗi tôn giáo khác nhau, cách tiếp cận và mỗi quốc gia mà nó được hiểu theo
nghĩa khác nhau. Trong Tiếng anh, tơn giáo có nghĩa là religion-có nghĩa là thu
lượm thêm sức mạnh siêu nhiên, tơn trọng những gì linh thiên, huyền bí, tơn kính
thần linh; cho rằng giữa Chúa với Thượng đế có sự gắn bó; thể hiện mối quan hệ
giữa con người với thế giới khác-một thế giới siêu nhiên, vơ hình; sự tồn tại một
quyền lực huyền bí bên ngồi mà con người chịu tác động, chi phối đến, một cảm
giác đạo mộ mà con người phải tuân theo. Trong tiếng Hy Lạp cho rằng: tôn giáo là
regere-quan niệm rằng giữa con người và thế giới thần linh có mối quan hệ, ràng
buộc lẫn nhau.
Theo từ điển tiếng việt ghi rằng: “Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội
hình thành nhờ vào lịng tin và sùng bái thượng đế, thần linh” [40, tr. 239 ]. Trong
Luật tín ngưỡng, tơn giáo có định nghĩa: “Tơn giáo là niềm tin của con người tồn tại
với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật,
lễ nghi và tổ chức” [20, tr.8].
1.1.1.2. Khái niệm Chính sách cơng
Chính sách cơng là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm quyền
lực cơng nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời


11

luan an


sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm
bảo cho xã hội phát triển bền vững, ổn định.
1.1.1.3. Khái niệm Chính sách tơn giáo
Chính sách tơn giáo ở nước ta được thể hiện ở chủ trương, đường lối của
Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cơng tác tơn giáo. Là
q trình dùng quyền lực của Nhà nước, các cơ quan chức năng liên quan từ trung
ương đến địa phương sử dụng nhằm tác động, định hướng, hướng dẫn, điều chỉnh
hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động
theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đối với tơn giáo. Bên cạnh đó, có
thể hiểu chính sách tơn giáo cịn là q trình chấp hành và tổ chức thực hiện chính
sách pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp nhằm tác động, định
hướng, điều chỉnh hoạt động của tôn giáo và hành vi, hoạt động của tổ chức, cá
nhân tôn giáo theo quy định của Nhà nước đề ra.
1.1.1.4. Khái niệm Thực hiện chính sách tơn giáo
Thực hiện chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong
chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất
định và thực hiện hóa chính sách để đưa chính sách đi vào đời sống xã hội theo định
hướng của Nhà nước.
Trên cơ sở khái niệm thực hiện chính sách ta có thể hiểu về thực hiện chính
sách tơn giáo là q trình chuyển hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước đối với cơng tác tơn giáo, đưa chính sách này đi vào cuộc
sống, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận nhân dân; đây là
giai đoạn đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong chu trình đối với chính sách tơn
giáo, là trung tâm kết nối giữa các bước trong chu trình chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta.


12

luan an


1.1.2. Quan điểm của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối,
chủ chương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
1.1.2.1. Quan điểm của Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin khi nghiên cứu về tôn giáo đều xuất phát từ những ý
tưởng có tính phương pháp luận và phương pháp cách mạng (chủ nghĩa duy vật biện
chứng) từ đó nhận định rằng tơn giáo có nguồn gốc và bản chất của nó:
Về nguồn gốc tơn giáo là một hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng.
Từ phương pháp khoa học lịch sử, với thế giới quan duy vật C.Mác và Ăng ghen đã
chỉ ra nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của tơn giáo. Chính con người sinh
ra tôn giáo, chớ tôn giáo không sáng tạo ra con người và tôn giáo quay lại chi phối
con người trong cuộc sống đời thường. Mà trong đó con người là thế giới con
người - là xã hội loài người, là nhà nước.
Ăngghen, trong tác phẩm Chống Duyrinh đã đưa ra lý giải về nguồn gốc tôn
giáo, là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những
lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế. Như vậy, tôn
giáo với tính cách là một hình thái ý thức phản ánh thế giới tự nhiên vào bộ não con
người một cách sai lầm hoặc là một sự phản ánh khơng tồn diện thế giới khách
quan, khiến con người hiểu sai hoặc không đầy đủ các hiện tượng trong tự nhiên.
C.Mác trong tác phẩm Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen
cũng đã khẳng định rằng: " Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự
nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn của hiện thực ấy.
Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có
trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần. Tôn

giáo là thuốc phiện của nhân dân" [34, tr. 570 ]. Với cách nhận định này cho thấy
tính chất của tơn giáo là một hiện tượng xã hội, nó có chức năng và tính xã hội rất
đặc biệt. Tơn giáo ra đời nhằm bù đắp cho sự nghèo nàn của tri thức để lý giải hiện
thực xã hội, thế giới; nguyên nhân là do sự thấp kém của trình độ khoa học kỹ thuật

13

luan an


cùng sự bất an, phức tạp của đời sống xã hội. Do đó, con người cần có tơn giáo như
một liều thuốc an thần xoa dịu những nỗi đau, những bất hạnh, trắc ẩn trong đời
sống thường ngày.
Lê-nin trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Mác-Ănghen về tôn giáo, ơng đã trình
bày chính kiến của mình về tơn giáo: “Nguồn gốc sâu xa nhất của các thành kiến
tôn giáo là cùng khổ và dốt nát”, “Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về
tinh thần, ln ln đè nặng lên vai quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động
cho người khác hưởng vì phải chịu cảnh bần cùng, cơ độc”. [32, tr. 221 ].
Qua đó cho thấy ở thời Mác-Ănghen đã nghiên cứu về bản chất của tơn giáo,
đến thời đại Lê nin thì bản chất của tôn giáo là vấn đề trở thành cơ sở để lý giải, giải
quyết về vị trí của tơn giáo trong đời sống xã hội; mối quan hệ giữa tơn giáo với
chính trị, quan điểm của nhà nước mới-xã hội chủ nghĩa về tôn giáo. Như vậy, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc
thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã
hội.
Phạm trù lịch sử của tôn giáo phản ánh ý thức của con người về tồn tại xã hội
của hiện thực thời đại mình. Chỗ dựa của tơn giáo là những điều bí ẩn của đời sống
hằng ngày khơng giải thích được và một số hiện tượng mà các nhà khoa học chưa
giải thích được. Đối với tơn giáo trong tiến trình phát triển nhận thức của con người,
khoa học phát triển và dần cắt nghĩa được một số điểm cho tôn giáo làm chỗ dựa và

tồn tại, khoa học phát triển tới đâu, tôn giáo lùi tới đó. Song thế giới mà con người
chúng ta sinh sống là vô cùng vô tận, trong khi nhận thức về thế giới thì có hạn,
khoa học đã chứng minh, giải thích được hiện tượng này lại xuất hiện những cái
mới, chưa giải thích được. Vì thế tơn giáo ln có chỗ dựa cùng với sự năng động
điều chỉnh theo những tiến bộ của khoa học và biến đổi của xã hội. Đồng thời, hiện
thực sự phát triển của tôn giáo trong xã hội hiện đại cho thấy, cơ sở tồn tại và điều
kiện tiêu vong của tôn giáo trở nên rất phức tạp. Vì ngày nay con người vẫn chưa
giải quyết được một cách triệt để và hợp lý các mối quan hệ đối lập giữa lý tưởng và

14

luan an


hiện thực, giữa chủ quan và khách quan, giữa ngẫu nhiên và tất nhiên, giữa hữu hạn
và vô hạn, giữa đau khổ và hạnh phúc,... Nhất là trong giai đoạn hiện nay, con
người vẫn phải đối mặt với những bất hạnh cá nhân, cảm giác thiếu hụt, bất an và
mất cân bằng về tâm lý trước tình hình dịch bệnh tràn lan và bệnh tật hiểm nghèo
ngày càng tăng, sự chênh lệch giàu nghèo, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống,...Đó là
những cơ sở để cho tơn giáo tiếp tục tồn tại và phát triển. Cùng với tiến trình lịch sử
của con người, tôn giáo được sinh ra, tồn tại và mất đi khi nền tảng cho sự tồn tại
của nó khơng cịn. Đó là cả một tiến trình lâu dài trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người.
1.1.2.2.. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo
Sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cơng tác tơn giáo, trên cơ sở kế thừa
về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về tôn giáo, Người đã vận dụng một cách
linh hoạt vào đặc điểm, điều kiện lịch sử của Việt Nam, Người đã xây dựng nên hệ
thống quan điểm về tôn giáo rất phong phú, đa dạng, độc đáo, sáng tạo. Trong các
tư tưởng của Người về tơn giáo thì tư tưởng Đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc,
nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là tư tưởng nổi bật nhất, chiếm một vị trí

quan trọng trong hệ thống di sản lý luận mà Người để lại cho đất nước. Tư tưởng
này được xây dựng trên đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam là các tôn giáo ln đồn
kết, chấp hành tốt chính sách của nhà nước, là đất nước khơng có xung đột, chiến
tranh tơn giáo như một số quốc gia trên thế giới. Người khẳng định rằng giữa đồng
bào theo đạo hay không theo đạo đều là công dân Việt Nam, đều là người lao động
và sự nghiệp cách mạng là việc lớn, 1à sự nghiệp chung không phải chỉ của một hai
người. Người đã chỉ ra mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo một cách mộc mạc, dễ
hiểu nhưng có ý nghĩa vơ cùng sâu sắc: Kính chúa u nước, mỗi người vừa là một
tín đồ chân chính vừa là một cơng dân yêu nước; nước nhà vinh thì đạo mới sáng,
đất nước có độc lập thì mới có tự do, trong đó có tự do tơn giáo. Người quan niệm
rằng giữa đức tin tơn giáo và lịng u nước là khơng mâu thuẫn nhau. Đồng thời,
Người cũng đã chú trọng nội dung tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo của
công dân. Đây là một quan điểm đúng đắn của Người về tôn giáo, sự tôn trọng ấy

15

luan an


khơng chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác
đối với tơn giáo trong q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Theo Người mọi
cơng dân Việt Nam đều có quyền tự do tôn giáo. Người nhận ra rằng ở trong mỗi
tơn giáo có những giá trị đạo đức nhân văn cao cả cần tiếp thu, đạo đức là bác ái
(Chúa Giêsu dạy), đạo đức là từ bi (Phật Thích ca dạy), đạo đức là nhân nghĩa
(Khổng tử) mà mọi người cần học hỏi và phát huy.
Đối với nước ta trong quá trình đổi mới, mở rộng hội nhập quốc tế, việc kế
thừa, tiếp thu tư tưởng của Người về đoàn kết tơn giáo xuất phát từ tình hình thực tế
của đất nước, từ truyền thống đoàn kết, từ tinh hoa văn hóa dân tộc, từ lý luận MácLê Nin xem cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tư tưởng về đảm bảo quyền
tự do tôn giáo và tư tưởng đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc của Hồ Chí Minh
có một ý nghĩa rất to lớn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là bài học quý giá đối

với q trình xây dựng, hồn thiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Tư
tưởng này được thể hiện nhất quán và khẳng định từ Luận cương cách mạng tư sản
dân quyền năm 1930 đến Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 và
trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta.
1.1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở kế thừa, vận dụng linh hoạt, sáng
tạo những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
tơn giáo cũng như kinh nghiệm của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công
tác tôn giáo trong quá trình lãnh đạo và xây dựng đất nước; đồng thời căn cứ vào
tình hình khu vực và thế giới về tơn giáo và đặc điểm, tình hình tơn giáo ở Việt
Nam. Bởi ở nước ta dù tôn giáo nội sinh hay ngoại sinh và mỗi tơn giáo đều có đặc
điểm, tổ chức hoạt động khác nhau nhưng đều có điểm chung là ln chung sống
hồ hợp, gắn bó với dân tộc, tích cực tham gia cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Theo dòng lịch sử, cho thấy trong q trình dựng và giữ nước, nhất là giai
đoạn khó khăn của dân tộc, đồng bào có đạo cũng như khơng đạo đã một lịng đồn
kết bên nhau đứng về phía cách mạng, cùng tồn dân, tồn qn đánh thắng giặc

16

luan an


ngoại xâm và trong thời bình họ đã tích cực tham gia xây dựng, phát triển quê
hương, đất nước. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, quản lý đối với tôn giáo
Đảng, Nhà nước ta thể hiện quan điểm nhất qn, xun suốt trong hệ thống chính
sách tơn giáo trước sau như một đó là ln tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn
giáo của công dân. Mặt khác lại nghiêm cấm những hành vi miệt thị hay phân biệt
đối xử, giữ khoảng cách đối với người có đạo; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống
lại những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chính sách tự do tơn giáo để thực hiện mục
đích phi tơn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái quy định pháp luật Việt Nam; gây

mất trật tự ATXH, làm ảnh hưởng đến ANQG, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết
toàn dân hay xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của cơng dân
hoặc có những hành vi trái với phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay khi đất nước ta thực hiện cơng cuộc đổi mới
các tơn giáo trong nước có sự phục hồi và phát triển; dù tự nhiên hay chủ ý nó đã
tác động và ảnh hưởng trực tiếp đối với tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội và ANTT ở một số địa phương trong cả nước. Nhận thức điều đó, Đảng ta đã
kịp thời tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác tôn giáo trong thời
gian qua; đồng thời tiếp tục hồn thiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo
nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Để lãnh đạo và tạo điều kiện
cho tôn giáo phát triển một cách ổn định theo quy định của pháp luật như BCT đã
ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 02/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình
mới, đây được xem là khởi đầu cho bước ngoặc về nhận thức đối với tôn giáo và
công tác tôn giáo trong bối cảnh mới; không lâu sau BCT ban hành Nghị quyết số
24 -NQ/TW ngày 06/10/1990 về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.
Đặc biệt nhất, đến năm 2003, trên cơ sở đánh giá tình hình tơn giáo và cơng tác tơn
giáo đạt được những kết quả tích cực trên các mặt, song có những hạn chế, bất cập,
tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, do vậy, tại Hội nghị lần thứ bảy của
BCH Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25 Về công tác tôn
giáo. Nghị quyết này xác định phương hướng và mục đích cơ bản của hoạt động tôn
giáo và công tác tôn giáo; trong đó đã thể hiện 5 quan điểm và chính sách đối với

17

luan an


×