Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận án tiến sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn quận hai bà trưng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.57 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2019

luan an


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM OANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TỪ THỰC TIỄN
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHẠM TUẤN ANH

HÀ NỘI, 2019



luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn
gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai cơng bố
trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Oanh

luan an


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

9

NƯỚC VỀ TƠN GIÁO
1.1. Khái niệm, vai trị và nguyên tắc của quản lý nhà nước về


9

tôn giáo
1.2. Mục tiêu, chủ thể, khách thể và nội dung quản lý nhà nước

17

về tôn giáo
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN

30

GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và tôn

30

giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận

43

Hai Bà Trưng và những vấn đề đặt ra
2.3. Đánh giá chung

54

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU


61

QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn

61

giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về

64

tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà trưng, thành phố Hà Nội
trong thời gian tới
KẾT LUẬN

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC

86

luan an



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

CTTG

Công tác tôn giáo

CSVN

Cộng sản Việt Nam

GHPGVN

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc


QLNN

Quản lý nhà nước

TTCP

Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

luan an


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động


20

tôn giáo

luan an


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một thực thể xã hội xuất hiện sớm trong lịch sử lồi người, có
nguồn gốc hình thành, phát triển và ảnh hưởng đến đời sống chính trị, văn hố,
xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tự do tôn giáo là một
trong những quyền tự nhiên của con người và phải được pháp luật bảo vệ, đồng
thời đó cũng là một mặt của giá trị dân chủ trên thế giới hiện nay. Tín ngưỡng,
tơn giáo là một nhu cầu tinh thần của nhân dân, nhưng tôn giáo với tư cách là
một thực thể xã hội, là một lĩnh vực của đời sống xã hội thì tôn giáo cũng phải
được Nhà nước quản lý như quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Quản lý nhà nước (QLNN) về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần
thiết, bởi chỉ có được quản lý thì hoạt động tơn giáo mới thực sự diễn ra bình
thường, quan hệ giữa các tơn giáo, giữa các tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền
tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân mới được đảm bảo và tôn
giáo không bị lợi dụng để nhằm mục đích chính trị hay ý đồ xấu. Việt Nam là
đất nước có nhiều tơn giáo, đa dạng về tổ chức, khác nhau về số lượng, có nguồn
gốc phát sinh, du nhập, phát triển và ảnh hưởng khác nhau trong đời sống chính
trị, văn hố, xã hội. Kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (tháng
8/1945) đến nay là nước Cộng hồ xã hợi chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề quản lý
nhà nước đối với hoạt động tơn giáo ln được thực hiện nhất qn đó là: đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân; mọi tơn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật, các hành vi lợi dụng tơn giáo vào mục đích chính trị gây mất an ninh, trật

tự và chủ quyền quốc gia đều bị nghiêm trị. Điều này được thể hiện rõ trong các văn
kiện của Đảng và các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
QLNN về tôn giáo ln giữ vai trị quan trọng trong thực hiện chính sách
tơn giáo của Đảng, Nhà nước; góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; giữ vững an ninh - quốc phòng; phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, trong đó có
tín đồ các tơn giáo; phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng

1

luan an


chính đáng của chức sắc, tín đồ các tơn giáo để đề ra những chủ trương, chính
sách phù hợp với tình hình thực tế, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị xã hội,
phát huy tinh thần đồn kết trong nhân dân. QLNN về tơn giáo khuyến khích
chức sắc, tín đồ các tơn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội có lợi cho sự
phát triển đất nước, phù hợp với pháp luật và đạo lý. Đồng thời, ngăn chặn được
những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện nhân đạo để tiến hành hoạt động tôn
giáo trái pháp luật. QLNN về tôn giáo giúp tạo ra tinh thần phấn khởi, tin tưởng vào
chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía đông nam thành phố Hà Nội, là quận trung
tâm của thành phớ. Với vị trí địa lý quan trọng và đặc điểm dân cư đông, nhiều
thành phần, công tác QLNN tại quận Hai Bà Trưng luôn được quan tâm; đặc biệt
là QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Số lượng các tôn giáo hoạt động trên địa
bàn quận Hai Bà Trưng tương đối đa dạng nhưng quy mô các tôn giáo không
giống nhau, trong đó Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ
đông nhất. Hoạt động của các tín đồ, chức sắc trên địa bàn quận Hai Bà Trưng về
cơ bản chấp hành tớt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ủng hộ các phong trào của

địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những tôn giáo được Nhà nước công nhận,
tuân thủ pháp luật; trên địa bàn Quận vẫn có tôn giáo hoạt động trái phép; việc
xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự vẫn còn vi phạm,... Do đó, QLNN đối với
hoạt động tôn giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quận.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về tôn giáo
từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đây là vấn
đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
QLNN là chức năng cơ bản của Nhà nước được thể hiện trên nhiều phương
diện như kinh tế, văn hóa, xã hội,... Đảng và Nhà nước ta nhận định: tôn giáo là
vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

2

luan an


phận nhân dân. Với vai trò và sự ảnh hưởng đa chiều, tôn giáo và vấn đề QLNN
đối với các hoạt động tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học và được đề cập trong các cơng trình khoa học khác nhau. Tác giả tổng
quan tình hình nghiên cứu theo các vấn đề sau:
2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đới với hoạt động
tôn giáo nói chung
Cuốn sách “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện
xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Hữu Khiển [52], đã làm rõ ưu điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; sự ra đời, vận động và phát triển của tôn giáo,
các yếu tố cấu thành của tôn giáo; tình hình tơn giáo ở Việt Nam; Quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) về công tác tôn giáo và những nguyên tắc

trong QLNN đối với những hoạt động tôn giáo.
Cuốn sách “Lý luận về tôn giáo và tình hình tơn giáo ở Việt Nam” của tác
giả Đặng Nghiêm Vạn [82], cung cấp những kiến thức căn bản và quan trọng về
lý luận tôn giáo học mác - xít đồng thời người đọc có thể nhìn nhận được khái
quát thực trạng một số tôn giáo ở Việt Nam.
Tác phẩm “Quản lý xã hội về tôn giáo” của tác giả Hoàng Quốc Bảo [17],
đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
của Đảng về quản lý tôn giáo. Giới thiệu một số tôn giáo ở Việt Nam như đạo
Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo. Các
nguyên tắc và phương pháp quản lý xã hội về tôn giáo. Tổ chức và nội dung
quản lý xã hội về tôn giáo.
Đề tài cấp Bộ “Quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các tỉnh Tây Nguyên” của
tác giả Ngô Văn Minh [57], đã làm rõ một số vấn đề về lý luận QLNN đối với
hoạt động tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Khảo sát hoạt động tôn giáo
và công tác QLNN về tôn giáo tại các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 6/2004 đến
tháng 6/2009. Qua đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác
QLNN về tôn giáo tại Tây Nguyên. Đề tài đã góp phần vào việc tổng kết thực

3

luan an


tiễn 5 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo tại một khu vực có tính đặc
thù về vấn đề tôn giáo - dân tộc là Tây Nguyên.
Cuốn sách “Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [31], đã phân
tích những quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo; phác họa nên bức tranh
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề
tơn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn đối sánh với một số nước như so sánh kinh

nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore. Trên
cơ sở đó, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị
đối với công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách “Tiếp tục đổi mới chính sách về tơn giáo ở Việt Nam hiện nay Những vấn đề lý luận cơ bản” của tác giả Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên) [32], đã
phân tích, đánh giá, tiến trình nhận thức, hình thành quan điểm của Đảng về tôn
giáo từ năm 1930 đến nay, đưa ra những vấn đề còn bất cập về CTTG và chính sách
tơn giáo hiện nay. Hơn nữa, tác giả cũng đưa ra cụ thể được những thành tựu và
những vấn đề mới đặt ra trong thực hiện chính sách tơn giáo, địi hỏi Đảng và Nhà
nước tiếp tục đổi mới chính sách đối với tơn giáo trong tình hình mới.
Tác phẩm “Chính sách tơn giáo và nhà nước pháp quyền” của tác giả Đỗ
Quang Hưng [50], là một công trình tổng kết thực tiễn đời sống tơn giáo và thực
hiện chính sách tơn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những vấn đề
thuộc khung lý thuyết cơ bản, tác giả đã trình bày tồn cảnh đời sống tôn giáo
Việt Nam hiện nay, làm rõ những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ Nhà nước với
các giáo hội, khảo sát, đánh giá những chuyển biến trong q trình thực hiện
chính sách tơn giáo, nêu lên những vấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
chính sách tơn giáo. Tác giả cũng gợi mở một vấn đề quan trọng khác là nỗ lực
mơ hình hóa một nhà nước pháp quyền về tôn giáo trong điều kiện Việt Nam
hiện nay.
Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến
nay” của tác giả Bùi Hữu Dược [30], đã góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu

4

luan an


đổi mới QLNN về tôn giáo trong quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) với tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời làm rõ thực trạng, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra trong QLNN về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm

2013. Từ đó, đưa ra dự báo tình hình tơn giáo ở Việt Nam và khuyến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả QLNN về tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án tiến sĩ “Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hà [46], đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra được thành tựu và hạn chế trong
ban hành các chính sách liên quan đến tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới. Từ đó, nêu lên một số vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tính khả thi trong q trình xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực tơn giáo ở
Việt Nam, góp phần bổ sung, phong phú thực tiễn nâng cao hiệu quả CTTG ở
Việt Nam.
Giáo trình “Quản lý xã hội về tơn giáo” của tác giả Hồng Quốc Bảo[17],
đã chỉ ra đối tượng và phương pháp nghiên cứu quản lý xã hội về tôn giáo, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng CSVN về quản
lý tôn giáo. Giới thiệu một số tôn giáo ở Việt Nam và nguyên tắc, phương pháp,
tổ chức, nội dung quản lý xã hội về tôn giáo và công tác QLNN đối với các hoạt
động tôn giáo.
2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Dương Ngọc Kiên [53], đã tập trung
nghiên cứu trên phương diện QLNN của chính quyền và hệ thống chính trị của
thành phố Hà Nội đối với hoạt động của các tôn giáo, gồm: Phật Giáo, Công
Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Baha’i, Hồi Giáo, Minh Sư Đạo trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014. Từ đó, đề xuất giải pháp

5

luan an



nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Thị Phương
Mai [56], đã phân tích tình hình tôn giáo ở thành phố Hà Nội và các hoạt động
có liên quan; Liên hệ trong sự phát triển vào xu thế chung của đất nước và thành
tựu của địa phương, đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động tôn giáo và QLNN
đối với hoạt động tôn giáo ở thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
hồn thiện QLNN đối với hoạt động tơn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận án tiến sĩ “Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay” của tác
giả Đàm Tuấn Anh [1], đã phân tích, đánh giá một cách tổng thể về tình hình,
đặc điểm cùng với hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và
công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay. Luận án đã rút ra một số kinh nghiệm trong
công tác tôn giáo ở Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trên địa bàn thành phớ Hà Nợi.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những nội dung
cơ bản về tôn giáo, cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về công tác QLNN đối với
hoạt động tôn giáo dưới những khía cạnh nghiên cứu khác nhau và là nguồn tài
liệu vô cùng hữu ích hỗ trợ cho công tác QLNN về tôn giáo. Đồng thời, sẽ cung
cấp cho tác giả những tư liệu quan trọng và xác thực để phân tích nhằm rút ra
những thành tựu và hạn chế trong QLNN về tơn giáo. Trên cơ sở đó, đưa ra được
những dự báo và đề xuất một số quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả
QLNN về tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phớ Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác QLNN về tôn giáo; đánh giá thực
trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Trên cơ sở
đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về

tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong thời gian tới.

6

luan an


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ khái niệm, nguyên tắc, vai trò, mục tiêu, chủ thể, khách thể và nội
dung của quản lý nhà nước về tôn giáo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về tơn giáo trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, chỉ ra những kết quả đạt được, những vấn đề hạn chế, bất cập và
nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về tôn
giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn quận Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2003 đến
nay (đây là thời điểm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ban hành Nghị
quyết số 25-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003 cho đến nay khi mà Luật Tín
ngưỡng, tơn giáo được Quốc hội thơng qua ngày 18/11/2016 có hiệu lực thi hành
ngày 01/01/2018).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo; các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để giải
quyết mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các

7

luan an


phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp
nghiên cứu tôn giáo học như xuất phát từ cấu trúc, chức năng tôn giáo; phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh v.v... Ngồi ra, luận
văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành như:
luật học, chính trị học, sử học, triết học, xã hội học, dân tộc học,…
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc hồn thiện hơn nữa
chính sách và pháp luật về tơn giáo và công tác QLNN đối với hoạt động tôn
giáo trong tình hình mới trên phạm vi cấp quận nói chung, q̣n Hai Bà Trưng,
thành phớ Hà Nợi nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung vào kinh nghiệm thực
tiễn trong công tác QLNN về tôn giáo tại một địa phương nhất định; có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo và công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo, cũng như việc hoạch định chính sách
ở nhiều phương diện liên quan đến QLNN đối với hoạt động tơn giáo.
7. Kết cấu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về tôn giáo
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn
giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong thời gian tới

8

luan an


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TƠN GIÁO
1.1. Khái niệm, vai trị và ngun tắc của quản lý nhà nước về tôn giáo
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tơn giáo
QLNN nói chung và QLNN về tơn giáo nói riêng là hoạt động chức năng
của Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về QLNN đối với hoạt động tôn giáo trước hết ta
cần hiểu về các khái niệm quản lý, QLNN, tôn giáo, hoạt động tôn giáo và
QLNN về tôn giáo.
* Quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” đã được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau dựa theo
mục tiêu và góc độ nghiên cứu. Có quan điểm coi quản lý là quá trình bao gồm
các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra những nỗ lực của các thành
viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức để đạt
được mục tiêu đã định trước. Cũng có quan điểm cho rằng quản lý là sự tác động
định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hố nó và hướng nó
phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Mặc dù, có nhiều quan niệm

khác nhau, song thuật ngữ quản lý đều được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
nhà quản lý thống nhất ở hai nội dung:
Thứ nhất, quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, tính mục đích của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý.
Thứ hai, mục tiêu là nhằm làm cho đối tượng quản lý hoạt động vận hành
phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trước.
Như vậy, nói đến quản lý trước hết đó là sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý. Sự tác động này không phải mang tính
đơn lẻ, tự phát mà nó mang tính tổ chức, tính mục đích rõ ràng. Mục đích mà
chủ thể quản lý đặt ra là hướng tới đối tượng quản lý hoạt động phù hợp với ý
chí của mình.

9

luan an


Từ hai nội dung nêu trên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt
ra từ trước.
* Quản lý nhà nước
“Quản lý nhà nước” là hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, trong đó
quản lý xã hội được hiểu là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phù hợp với ý chí
của chủ thể quản lý và quy luật khách quan. Quản lý xã hội do nhiều chủ thể tiến
hành khi nhà nước xuất hiện, những công việc quản lý xã hội quan trọng nhất do
nhà nước đảm nhiệm. QLNN là một chức năng cơ bản của Nhà nước, gắn liền
với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của Nhà nước, đồng thời quyết định sự
hưng thịnh, ổn định hay rối ren, thụt lùi, thậm chí suy vong của một quốc gia,
dân tộc. Thuật ngữ QLNN thường được tiếp cận theo hai góc độ:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, sử
dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư
pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền lực
nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của
các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND các cấp).
* Tôn giáo
“Tôn giáo” là một hiện tượng lịch sử, xã hội đã xuất hiện từ rất lâu (Phật
Giáo khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Công Giáo thế kỷ I trước cơng
ngun,…) và có nhiều cách hiểu khác nhau.
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội duy tâm
thần bí nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin cũng thừa nhận tính chất, vai trị của tơn
giáo, thừa nhận tơn giáo cịn tồn tại lâu dài đồng thời chỉ rõ nguồn gốc của tơn
giáo chính là xã hội, là tồn tại xã hội, là cuộc sống của con người lại được phản
ánh một cách hoang đường kỳ dị.

10

luan an


Theo C.Mác, tôn giáo là một sản phẩm xã hội, nó được quy định và quyết
định bởi lịch sử vì cơ sở của quá trình lịch sử là sự phát triển của các điều kiện
vật chất của đời sống xã hội nên nguồn phát sinh của biểu tượng tôn giáo cũng ở
ngay trong điều kiện sinh sống của con người. Những lực lượng trần tục thống
trị con người, đè nặng lên ý thức của họ một cách hoang đường đã sinh ra những
biểu tượng siêu nhiên. Những hình ảnh và biểu tượng tơn giáo trong ý thức của
con người chính là tồn tại được phản ánh.
Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo

chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những
lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh
trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế” [22, tr.437].
Ở Việt Nam, vẫn phổ biến một quan điểm về tơn giáo theo loại hình tơn
giáo của giáo hội, vẫn phân biệt tơn giáo và tín ngưỡng dân gian như là hai cấp
độ phát triển, như nhận xét của một tác giả nghiên cứu tôn giáo: “Hiện nay, ở
nước ta và một số nước dường như chỉ coi các hình thức tơn giáo nảy sinh ra từ
xã hội có giai cấp, hay đúng hơn nữa là phải có tổ chức, giáo lý, giáo luật, mới
được coi là tôn giáo [81, tr.29].
Như vậy, tơn giáo khơng phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người.
Nói cách khác, tơn giáo là sự phản ánh xã hội vào ý thức con người. Tơn giáo là
một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Song
sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường để giải thích hoặc chi
phối hiện thực. Tôn giáo là sản phẩm của con người, nhưng không phải con
người cá nhân, riêng lẻ mà là con người xã hội (hay xã hội con người), do đó tơn
giáo là một hiện tượng xã hội. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng
xã hội vừa thể hiện sự phản kháng trước những đau khổ, bất hạnh của con người,
vừa biểu thị sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội. Kế
thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
tôn giáo, Đảng ta nhận định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân

11

luan an


dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Quan điểm này là cơ sở cho việc quản lý, xem xét, giải quyết các vấn đề
tôn giáo ở nước ta hiện nay, địi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, khách

quan trong khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo;
đảm bảo cho các tôn giáo ở Việt Nam sinh hoạt một cách bình thường, tuân thủ
pháp luật, đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều 24 Hiến pháp năm
2013 quy định: "1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc
khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. 3. Khơng ai được
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi
phạm pháp luật" [60, tr.20]. Như vậy, tơn giáo, tín ngưỡng đã trở thành quyền cơ
bản của mọi người dân Việt Nam; là một trong những quyền cơ bản của con
người được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm.
Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta
chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Mặc dù, việc giải thích
khái niệm khá phức tạp, thậm chí khó có thể thống nhất, nhưng khi nói đến một tơn
giáo hồn chỉnh bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau: là đại diện cho một cộng đồng
người có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; có hệ thống giáo lý, giáo
luật, lễ nghi; có tổ chức hoạt động từ Giáo hội xuống cơ sở khá chặt chẽ.
* Hoạt động tôn giáo
Hoạt động tôn giáo là “hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và
quản lý tổ chức của tôn giáo” [62, tr.6]. Truyền bá giáo lý, giáo luật (còn gọi là
truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo.
Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ được củng cố, luật
lệ trong tơn giáo được tín đồ thực hiện. Thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi là
hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ pháp
luật, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tơn giáo hay của cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo là thực hiện quy định của giáo luật, thực
hiện hiến chương, điều lệ của tổ chức tơn giáo, đảm bảo duy trì trật tự trong tổ
chức tôn giáo. Trong các hoạt động này, việc phân biệt hoạt động truyền bá giáo

12


luan an


lý giáo luật và hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi chỉ mang tính
tương đối có khơng ít hoạt động hành đạo có hoạt động truyền đạo.
* Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Từ các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, tôn giáo, hoạt động tơn giáo,
chúng ta có thể đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
theo hai nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng: là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để
tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động tôn giáo và hành vi hoạt động tôn
giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục
tiêu cụ thể của chủ thể quản lý.
Theo nghĩa hẹp: là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước; là
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh,
hướng dẫn hoạt động các tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ
chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, đó là
sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tín đồ, chức sắc trong việc
truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo; quản lý nơi thờ tự, đồ
dùng việc đạo, cơ sở vật chất xã hội của các tôn giáo.
Từ đây, thuật ngữ quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo sử dụng
trong luận văn được hiểu theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Như vậy, khi nhắc
đến quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là nói đến sự quản lý của các cơ
quan hành pháp đối với hoạt động tơn giáo.
1.1.2. Vai trị của quản lý nhà nước về tôn giáo
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận đơng đảo nhân
dân. Chính vì vậy, quản lý nhà nước về tơn giáo có vai trị đặc biệt quan trọng.
Một là, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ln giữ vai trị quan

trọng trong thực hiện chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước; góp phần củng
cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh - quốc phòng. Sự

13

luan an


nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là của mọi người Việt Nam, dù ở trong nước
hay đang sinh sống, học tập ở nước ngoài.
Hai là, quản lý nhà nước về tôn giáo giúp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho nhân dân, trong
đó có tín đồ các tơn giáo; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và
Nhà nước; phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
của chức sắc, tín đồ các tơn giáo để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị - xã
hội, phát huy tinh thần đồn kết trong nhân dân.
Ba là, cơ sở chính trị trong các vùng tôn giáo tập trung được xây dựng, củng
cố, phát huy được vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo của cán bộ, đảng viên,
người có uy tín để vận động đồng bào có đạo, phát triển thêm được nhiều đảng
viên, hội viên các đoàn thể là tín đồ các tơn giáo. Chức sắc các tôn giáo ở huyện
cũng được hoạt động thuận lợi trong khuôn khổ của pháp luật từ khâu tuyển chọn
đào tạo, thuyên chuyển, bổ nhiệm, đến phân công địa bàn hoạt động.
Bốn là, quản lý nhà nước về tôn giáo khuyến khích chức sắc, tín đồ các tơn
giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội có lợi cho sự phát triển đất nước, phù
hợp với pháp luật và đạo lý. Đồng thời, ngăn chặn được những hoạt động lợi
dụng công việc từ thiện nhân đạo để tiến hành hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
Năm là, quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại của các tôn giáo giúp tạo
ra tinh thần phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tơn giáo, chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước.

1.1.3. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về tôn giáo
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo khơng ngồi mục đích bảo
đảm cho hoạt động tơn giáo diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật,
vì lợi ích chung, trong đó có cả lợi ích của đồng bào có đạo và lợi ích của các
giáo hội. Dó đó, quản lý nhà nước về hoạt động tơn giáo có một số ngun tắc
chính sau:

14

luan an



×