Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xem phong thủy cơ bản của ngôi nhà docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.47 KB, 12 trang )



Xem phong thủy cơ bản
của ngôi nhà

Có ba vấn đề hay gây thắc mắc trong giới gia chủ và nhà
chuyên môn, đó là quan niệm về cổng, cách bố trí cửa sổ cho
hợp phong thuỷ, và cách thức dùng thước lỗ ban để đo cửa
như thế nào?
Nhà mà không có cửa thì chỉ là một khối điêu khắc, hoặc cái
chòi ngắm cảnh mà thôi. Hướng nhà hướng cửa, vai trò quan
trọng của hệ thống cửa và những vấn đề cơ bản về cửa trong
phong thuỷ lâu nay nhiều người, nhiều nơi đã đề cập.

1. Khéo làm cổng



Bố trí cổng tương ứng với hình thế và kiểu dáng của ngôi nhà
góp phần tạo nên sự thống nhất về hình dáng và trường khí.
Kiến trúc cổ Trung Quốc, Nhật Bản rất đề cao cổng, xem
cổng như là vị trí xung yếu quan trọng, dùng chất liệu kiên
cố, bít bùng để làm cổng, đặt tượng sư tử, kỳ hưu phía trước
để trấn trạch. Tuy nhiên, văn hoá truyền thống và phong thuỷ
Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt hơn về
cổng. Tôn trọng cảnh quan xung quanh, xem luỹ tre, mương
nước là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu. Nếp nhà
Việt – văn hoá Việt luôn quan niệm và xử lý cổng như một
hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng,
một xóm, một ngôi nhà chứ không phải để bít bùng, chia
cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hoà thân thiện vốn có của


cha ông ta.

Trong trường hợp nhà có sân rộng, yếu tố phương vị mở
cổng cần lưu tâm. Cách xác định vị trí và hướng cho cổng
tương tự chọn vị trí chọn hướng cho cửa chính của nhà. Về
mặt bát trạch, cần thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc tây tứ
mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây
Nam và Đông Bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cổng thuộc
các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở
xét từ bên trong khu đất nhìn ra tránh bố trí thẳng với ngã ba,
tránh “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi quan
niệm “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường
thẳng”.

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần
xem xét sao cho hợp với ngũ hành cung mệnh. Cổng cho gia
chủ có mệnh thuộc thổ nên theo hình dáng vuông vức, kết
hợp với tường rào xây gạch đá, gam màu vàng, nâu là hợp.
Còn cổng cho gia chủ mệnh thuộc kim nên làm hình dáng có
vòm cong tròn, màu xám, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về
kim loại. Các gia chủ mệnh thuỷ sẽ nên lưu ý hơn gam màu
chủ yếu của cổng là màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn
lượn mềm mại. Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt
mà dùng hoạ tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh
song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh mộc, trong khi cổng
có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên
trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh hoả sẽ khá
phù hợp. Quan niệm tương sinh cũng khuyến cáo mỗi tuổi
gia chủ có thể ứng dụng từ một đến ba hành liên quan tương
sinh với mệnh của mình, ví dụ gia chủ mệnh hoả, thì ngoài

hành hoả của bản mệnh còn có thể dùng hành mộc (sinh hoả)
và hành thổ (hoả sinh) để phối kết kiểu dáng, màu sắc, chất
liệu cho cổng nói riêng cũng như không gian sống nói chung,
nghĩa là biên độ vận dụng khá rộng và linh hoạt.

2. Mở và bố trí cửa sổ



Cửa sổ dù lớn hay nhỏ luôn là miệng thoát khí hữu hiệu,
đồng thời góp phần vào việc kiểm soát tầm nhìn ở trong ra,
tạo nơi thư giãn hiệu quả cho gia chủ.
Miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là bộ cửa chính, là
cổng vào và cửa phòng (nói chung là các cửa đi). Khi xây
cất, trang trí nhà thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được
quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng các cửa sổ lại giữ vai trò chủ
đạo trong thông thoáng, điều dẫn dương quang (ánh sáng mặt
trời ) và gia giảm luồng khí, đặc biệt khi cửa đi phải đóng kín
vì an ninh. Không ít gia chủ đã từng băn khoăn về số lượng,
tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp.
Khoa học phong thuỷ xưa nay không quy định bắt buộc về số
lượng cửa trong mỗi ngôi nhà, mỗi gian phòng. Điều cốt yếu
là sự tương quan giữa cửa sổ – cửa đi với toàn thể không gian
sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín
và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà có nhiều cửa sổ
hay cả mảng kính mở rộng thì hướng ngoại hơn, có xu hướng
thu hút hơn, phù hợp làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh,
nơi tập trung đông người. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu,
mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa
sổ.


Theo nguyên lý âm – dương (tĩnh – động) của phong thuỷ,
những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (tính
dương) thì nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ
bán hàng, phòng ăn (có thể khuất tầm nhìn từ ngoài vào
nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian
cần tĩnh lặng (tính âm) như phòng ngủ, phòng làm việc thì
chỉ nên bố trí cửa sổ vừa đủ kèm theo khả năng che chắn bớt
ánh sáng và tránh gió lùa.

Làm cửa sổ để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt,
do đó cách mở cửa sổ rất quan trọng, cần lưu tâm ba vấn đề
chính. Thứ nhất, cửa sổ nên mở về hướng có gió tốt như gió
Nam, Đông Nam, Tây Nam và ánh sáng ổn định (hướng Bắc)
nhất là đối với không gian làm việc, bàn viết và học tập. Có
khi hướng cửa chính của nhà là Tây nhưng cửa sổ có thể mở
được ở Bắc – Nam thì phải tận dụng. Thứ hai, cửa sổ mở ra
cần thu được tầm nhìn – cảnh quan đẹp cho người sử dụng
bên trong đồng thời lại tránh được người từ bên ngoài nhìn
vào nội thất của mình. Do đó theo phong thuỷ, không nên mở
cửa sổ ngay trên đầu giường, hoặc kê giường sát cửa sổ mở
rộng. Tốt nhất là giường bố trí chếch góc so với hệ thống cửa
đi – cửa sổ vừa thuận lợi cho bố trí đồ đạc, vừa tránh hung
khí tác động vào giường ngủ. Thứ ba, khi cửa đi phải đóng
thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế
nên chú ý bổ sung cho nhà hệ thống cửa sổ trên cao, cửa sổ
trời hay cửa sổ mái (thiên song).

3. Đo cửa thế nào?



Cổng lệch trục so với cửa chính giúp lối vào nhà giảm bớt
trực xung.

Cho dù trong nhà ở luôn có nhiều loại cửa: cửa trước, cửa
sau, bên hông tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi
nhà, thì khoa học phong thuỷ vẫn xác định mỗi ngôi nhà chỉ
nên có một bộ cửa chính. Hướng của bộ cửa chính này chính
là hướng nạp khí chính của ngôi nhà, còn các cửa cổng, cửa
hậu, cửa bên chỉ là cửa phụ. Cần nhấn mạnh bộ cửa nào là
chính (nổi bật khí) như tạo viền, trang trí thêm… đồng thời
các cửa khác có thể gia giảm kích thước và đặt chậu kiểng
hay vật trang trí để ngăn bớt cường độ của các dòng khí phụ
dẫn vào nhà.

Có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc sử dụng thước lỗ ban,
đó là quan điểm dương trạch khí, các cấp độ môn – táo – chủ,
và nguyên tắc hình phễu.
 Dương trạch khí: Lão Tử thuở trước từng nói: vo đất
làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong. Hay quan điểm
kiến trúc hiện đại: khoảng không giữa các bức tường quan
trọng hơn là bản thân các bức tường! Tức là môi trường sống
của con người cần căn cứ vào khoảng trống, ở phần rỗng, chứ
không phải là các phần đặc! Do vậy, phải đo các khoảng lọt
lòng thông thuỷ cho khí đi qua, tức là đo khoảng trống (phần
tĩnh ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở, mang
tính động). Cụ thể là đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn
bao. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn
thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên
trên.[/*:m:1fqsntin]

 Môn – táo – chủ: ba cấp độ này ưu tiên đi từ môn (kích
thước hệ thống cửa) đến táo (kích thước bếp) và sau cùng là
chủ (các kích thước liên quan đến chủ nhân), trong đó chủ
yếu là môn (thước lỗ ban vốn được gọi là môn xích). Còn táo
và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp tỷ lệ nhân trắc là
đủ. Ví dụ, kích thước bệ bếp phải cao vừa tầm người sử
dụng, dù có “kéo vào cung đỏ” mà cao quá hay thấp quá
cũng đều hỏng.[/*:m:1fqsntin]
 Nguyên tắc hình phễu: để tàng phong tụ khí thì luôn
cần hệ kích thước cửa đi đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào
trong theo hình phễu thu dần vào. Cửa cổng phải rộng và cao
hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa đi vào phòng, cửa
phòng ngủ hơn cửa đi vào phòng vệ sinh. Nguyên tắc này
đảm bảo cho những cửa ở nơi đối ngoại đông người nên rộng
hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội.[/*:m:1fqsntin]
 Những khung cửa không có cánh cũng đo phần lọt lòng
nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm,
chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Cách tính này đảm bảo
các bộ cửa đi đáp ứng được ý đồ thẩm mỹ và tương quan với
ngôi nhà, miễn phần mở để đi lại theo kích thước phong thuỷ,
những phần chung quanh chỉ đóng vai trò phụ trợ lấy sáng và
thông thoáng. Khi cửa đi đóng thì cửa sổ chính là nguồn điều
tiết thông thoáng và tầm nhìn, kích thước cửa sổ không bắt
buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa
sổ trong không gian sử dụng.[/*:m:1fqsntin]



(Nguồn: Xem phong thủy cơ bản của ngôi nhà )


Giới thiệu công ty cửa nhựa Happy Window
Công ty CP Cửa nhựa HAPPY WINDOW thuộc Công ty CP
XNK Hà Tây là công ty chuyên sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách
ngăn bằng vật liệu u-PVC cao cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế và châu Âu, có năng lực sản xuất khoảng
100.000 Cửa upvc mỗi năm. HAPPY WINDOW sử dụng
nguồn nguyên liệu ngoại nhập 100% của tập đoàn VEKA
(AG) - CHLB Đức. Trên thế giới VEKA là nhà cung cấp giải
pháp Cửa nhựa UPVC chuyên nghiệp hàng đầu và đã có hơn
100 triệu cửa sổ VEKA được lắp đặt.

×