Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

(Luận án tiến sĩ) kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 259 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
–—–—–—

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2020

luan an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
–—–—–—

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH


Chun ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Phú Giang
TS. Lê Thị Diệu Linh

HÀ NỘI - 2020

luan an


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của bản thân tơi dưới sự
hướng dẫn của tập thể người hướng dẫn khoa học. Tất cả số liệu trong luận án là trung
thực và chưa được ai cơng bố trước đó trừ một số bài báo đăng tạp chí được rút trích
từ nội dung luận án. Tất cả các nghiên cứu trước được kế thừa trong luận án tơi đều
ghi rõ nguồn trích dẫn và trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Kim Tuyến

luan an


LỜI CẢM ƠN
Q trình thực hiện luận án, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình
từ tập thể người hướng dẫn khoa học, các thầy cô khoa Kế toán, chuyên viên khoa
Sau đại học tại Học viện Tài chính, đồng nghiệp khoa Kinh tế & Kế tốn tại Đại học

Quy Nhơn, các chuyên gia tại các tổ chức đào tạo cũng như các doanh nghiệp khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định và gia đình.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGT.TS. Nguyễn Phú Giang
và TS. Lê Thị Diệu Linh đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
nghiên cứu sinh ở xa như tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cơ khoa Kế tốn tại Học viện Tài
chính đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp q báu giúp tơi hồn
thiện luận án. Ngồi ra, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị chuyên viên khoa Sau
Đại học tại Học viện Tài chính đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi về thủ tục, quy trình thực hiện
luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia từ các trường đại học, giám đốc,
phó giám đốc, kế toán trưởng và kế toán viên tại các DN khai thác khống sản tỉnh
Bình Định đã hỗ trợ tôi về dữ liệu nghiên cứu trong luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Kế toán tại Đại
học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi trong giảng dạy, nghiên cứu để tôi thực hiện
luận án đúng tiến độ.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên tơi trong q
trình học tập và thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Kim Tuyến

luan an


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... x

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... xiv
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... xv
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................... xvi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG................ 3
2.1.1 Các nghiên cứu về kế tốn mơi trường trên thế giới ................................. 3
2.1.1.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thông tin kế tốn mơi trường trên thế giới
........................................................................................................................ 4
2.1.1.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thơng tin kế tốn mơi trường trên
thế giới ........................................................................................................... 5
2.1.1.3 Các nghiên cứu về cung cấp thơng tin kế tốn mơi trường trên thế giới
........................................................................................................................ 7
2.1.2 Các nghiên cứu về kế tốn mơi trường tại Việt Nam ............................. 10
2.1.2.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thơng tin kế tốn mơi trường tại Việt Nam
...................................................................................................................... 10
2.1.2.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thơng tin kế tốn mơi trường tại
Việt Nam ...................................................................................................... 10
2.1.2.3 Các nghiên cứu về cung cấp thơng tin kế tốn mơi trường tại Việt Nam
...................................................................................................................... 11

luan an


2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC
HIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG .................................................................... 12
2.2.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế tốn mơi trường
trên thế giới ...................................................................................................... 12
2.2.1.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán tài chính

mơi trường.................................................................................................... 12
2.2.1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế tốn quản trị
mơi trường.................................................................................................... 14
2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế tốn mơi trường
tại Việt Nam ..................................................................................................... 16
2.2.2.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế tốn tài chính
mơi trường.................................................................................................... 16
2.2.2.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị
môi trường.................................................................................................... 17
2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 18
2.4 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 19
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................... 20
3.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 20
3.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 20
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 21
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và quy trình nghiên cứu........................... 21
5.1 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ....................................................................... 21
5.1.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ....................................................... 21
5.1.1.1 Mẫu chuyên gia ................................................................................ 22
5.1.1.2 Thiết kế phiếu phỏng vấn chuyên gia .............................................. 22
5.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu nhà quản trị ............................................... 23
5.1.2.1 Mẫu nhà quản trị .............................................................................. 24
5.1.2.2 Thiết kế phiếu phỏng vấn nhà quản trị............................................. 24
5.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .................................................................. 25

luan an


5.2.1 Thiết kế phiếu khảo sát ........................................................................... 25
5.2.2 Mẫu nghiên cứu ...................................................................................... 25

5.2.2.1 Kích thước mẫu nghiên cứu ............................................................. 25
5.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................................. 26
5.2.2.3 Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu............................................ 27
5.2.3 Phương pháp phân tích ........................................................................... 27
5.2.3.1 Phân tích thống kê mơ tả .................................................................. 27
5.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ......................................................... 28
5.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................. 28
5.2.3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ................................................ 29
5.2.3.5 Phân tích sự khác biệt (ANOVA một chiều) ................................... 29
5.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 29
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 30
6.1 Ý NGHĨA KHOA HỌC ............................................................................... 30
6.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN .............................................................................. 30
7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ............................................................................................. 31
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TRONG
DOANH NGHIỆP .................................................................................................. 32
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG ......................................... 32
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế tốn mơi trường .............................. 32
1.1.2 Bản chất kế tốn mơi trường ................................................................... 34
1.1.3 Chức năng kế tốn mơi trường................................................................ 39
1.1.4 Vai trị kế tốn mơi trường ...................................................................... 40
1.1.5 Nội dung kế tốn mơi trường .................................................................. 40
1.2 GHI NHẬN THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG ........................... 42
1.2.1 Ghi nhận thơng tin kế tốn tài chính mơi trường .................................... 42
1.2.2 Ghi nhận thơng tin kế tốn quản trị mơi trường ..................................... 51
1.3 XỬ LÝ, PHÂN TÍCH THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG ........... 53
1.3.1 Xử lý, phân tích thơng tin kế tốn tài chính mơi trường ......................... 53

luan an



1.3.2 Xử lý, phân tích thơng tin kế tốn quản trị mơi trường .......................... 56
1.4 CUNG CẤP THƠNG TIN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG ........................... 60
1.4.1

Cung cấp thơng tin kế tốn tài chính mơi trường ................................ 60

1.4.2 Cung cấp thơng tin kế tốn quản trị mơi trường ..................................... 68
1.5 LÝ THUYẾT NỀN ...................................................................................... 68
1.5.1 Lý thuyết hợp pháp ................................................................................. 69
1.5.2 Lý thuyết các bên liên quan .................................................................... 70
1.5.3 Lý thuyết thể chế ..................................................................................... 71
1.5.4 Lý thuyết bất định ................................................................................... 72
1.5.5 Lý thuyết đại diện ................................................................................... 74
1.5.6 Lý thuyết tín hiệu .................................................................................... 75
1.6 KINH NGHIỆM VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 76
1.6.1 Kế tốn mơi trường tại Nhật Bản ............................................................ 76
1.6.2 Kế tốn mơi trường tại Hàn Quốc ........................................................... 78
1.6.3 Kế tốn mơi trường tại Hoa Kỳ .............................................................. 79
1.6.4 Kế tốn mơi trường tại Úc ...................................................................... 80
1.6.5 Bài học kinh nghiệm KTMT cho Việt Nam ........................................... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 83
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
.................................................................................................................................. 84
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................... 84
2.1.1 Giới thiệu về khoáng sản và ngành khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định ......................................................................................................... 84

2.1.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định ảnh hưởng đến kế tốn mơi trường ................................................ 85
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .......... 89

luan an


2.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................ 89
2.2.2 Nghiên cứu định tính về thực hiện KTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định ......................................................................................................... 92
2.2.2.1 Thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Bình Định qua nghiên cứu định tính .............................................. 92
2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định qua nghiên cứu định tính
.................................................................................................................... 101
2.2.3 Nghiên cứu định lượng về thực hiện KTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định ....................................................................................................... 106
2.2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 106
2.2.3.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 113
2.2.3.3 Nghiên cứu định lượng về thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................................. 117
2.2.3.4 Nghiên cứu định lượng về nhân tố ảnh hưởng đến kế toán mơi trường
tại các doanh nghiệp khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh Bình Định ... 117
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH ...................................................................................................... 128
2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................ 128

2.3.2 Hạn chế ................................................................................................. 129
2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế thực hiện kế tốn mơi trường tại các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................. 130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 132
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH .......................................................................................................... 133

luan an


3.1 ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ........ 133
3.2 QUAN ĐIỂM HỒN THIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH ...................................................................................................... 134
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHỐNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH ...................................................................................................... 137
3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp ............................................................. 137
3.3.2 Hoàn thiện về ghi nhận thơng tin kế tốn mơi trường .......................... 139
3.3.2.1 Hồn thiện về ghi nhận thơng tin kế tốn tài chính mơi trường .... 139
3.3.2.2 Hồn thiện về ghi nhận thơng tin kế tốn quản trị mơi trường ...... 141
3.3.3 Hồn thiện về xử lý thơng tin kế tốn mơi trường ................................ 143
3.3.3.1 Hồn thiện về xử lý thơng tin kế tốn tài chính mơi trường .......... 143
3.3.3.2 Hồn thiện về xử lý, phân tích thơng tin kế tốn quản trị mơi trường
.................................................................................................................... 145
3.3.4 Hồn thiện về báo cáo, cung cấp thơng tin kế tốn mơi trường ........... 157
3.3.4.1 Hồn thiện về cung cấp thơng tin KTTCMT ................................. 157
3.3.4.2 Hồn thiện báo cáo, cung cấp thông tin KTQTMT ....................... 163

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ THỰC HIỆN KẾ TỐN MƠI
TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................................... 165
3.4.1 Kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước ....................................... 165
3.4.2 Kiến nghị đến các doanh nghiệp khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định ....................................................................................................... 167
3.4.3 Kiến nghị đến các bên liên quan khác .................................................. 170
3.5 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO172
3.5.1 Hạn chế nghiên cứu .............................................................................. 172
3.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 173

luan an


KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 174
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ................
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................. 175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 177
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 194

luan an


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

TIẾNG VIỆT

1

ALBLQ

Áp lực bên liên quan

2

ALCC

3

BTNMT

4

CPMT

Chi phí mơi trường

5

DDDN

Đặc điểm doanh nghiệp

6

DN


7

KTMT

8

KTQTMT

Kế tốn quản trị mơi trường

9

KTTCMT

Kế tốn tài chính môi trường

10

NHNN

Ngân hàng nhà nước

11

NPTMT

Nợ phải trả môi trường

12


NTNQT

Nhận thức nhà quản trị

13

NVKT

14

QH

15

THKTMT

16

TK

20

TNMT

Thu nhập môi trường

17

TSCĐ


Tài sản cố định

18

TSMT

Tài sản môi trường

19

UBND

Uỷ ban nhân dân

Áp lực cưỡng chế
Bộ Tài nguyên và Mơi trường

Doanh nghiệp
Kế tốn mơi trường

Nhân viên kế tốn
Quốc hội
Thực hiện kế tốn mơi trường
Tài khoản

TIẾNG ANH
20

ABC


Activity Based Cost
(Chi phí dựa trên hoạt động)

21

ACCA

Association of Chartered Certified Accountants
(Hội Kế tốn viên cơng chứng Anh quốc)

luan an


22

ANOVA

Analysis of Variance
(Phương pháp phân tích phương sai)

23

CAC

Chief Accountant Club
(Câu lạc bộ kế tốn trưởng tồn quốc)

24

CDP


Carbon Disclosure Project
(Dự án cơng bố Cac-bon)

25

CMA

Certified Management Accountant
(Chứng chỉ kế tốn quản trị)

26

CSR

Corporate Social Responsibility
(Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp)

27

EPI

Environmental Performance Index
(Các chỉ số hiệu quả môi trường)

28

ERP

Enterprise Resource Planning

(Hệ thống hoạch định nguồn lực DN)

29

ESG

Environmental, Social and corporate Governance
(Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp)

30

FASB

Financial Accounting Standards Board
(Uỷ ban Chuẩn mực Kế tốn Tài chính)

31

GRI

Global Reporting Initiative
(Tổ chức Sáng kiến Báo cáo tồn cầu)

32

IAS

International Accounting Standards
(Chuẩn mực kế tốn quốc tế)


33

IFAC

The International Federation of Accountants
(Liên đồn kế tốn quốc tế)

34

IFC

The International Finance Corporation
(Tổ chức Tài chính quốc tế)

35

IFRIC

International Financial Reporting Interpretations Committee
(Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)

36

IFRS

International Financial Reporting Standards

luan an



(Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế)
37

IIRC

International Integrated Reporting Council
(Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế)

38

IR

Integrated reporting
(Báo cáo tích hợp)

39

ISO

International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

40

ISO 14001

41

JMETI


Hệ thống quản lý môi trường
Japan Ministry of Economy, Trade and Industry
(Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản)

42

JMOE

Japan Ministry of the Environment
(Bộ Môi trường Nhật Bản)

43

KAI

Korea Accounting Institute
(Viện Kế toán Hàn Quốc)

44

KMOCIE

Korean Ministry of Commerce, Industry, and Energy
(Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc)

45

KMOE

Korea Ministry of the Environment

(Bộ Môi trường Hàn Quốc)

46

LCC

Life Cycle Cost
(Chi phí chu kỳ sống)

47

MFCA

Material Flow Cost Accounting
(Kế tốn chi phí dòng vật liệu)

48

RBV

Resource-Based View
(Quan điểm dựa trên nguồn lực)

49

SBSC

Sustainability Balanced Scorecard
(Thẻ điểm cân bằng bền vững)


50

SEC

The Securities and Exchange Commission
(Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ)

51

SEEA

System of Environmental Economic Accounting

luan an


(Hệ thống kế tốn Kinh tế và Mơi trường)
52

TCA

Total cost accounting
(Đánh giá tổng chi phí)

53

UN

The United Nations
(Liên Hợp Quốc)


54

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development,
(Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển)

55

UNDSD

United Nations Division of Sustainable Development.
(Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững)

56

USEPA

United States Environmental Protection Agency
(Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ)

57

UNGC

United Nations Global Compact
(Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc)

58


VAA

Vietnam Association of Accountants and Auditors
(Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam)

59

VACPA

Vietnam Association of Certified Public Accountants.
(Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)

60

VAS

Vietnam Accounting Standards
(Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

61

WB

The World Bank
(Ngân hàng thế giới)

luan an



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp ..................................................... 90
Bảng 2.2: Số lượng lao động của doanh nghiệp ...................................................... 90
Bảng 2.3: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ............................................. 91
Bảng 2.4: Thống kê đối tượng khảo sát ................................................................... 91
Bảng 2.5: Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 112
Bảng 2.6: Biến quan sát thực hiện kế tốn mơi trường .......................................... 114
Bảng 2.7: Biến quan sát nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT ....................... 115
Bảng 2.8: Phân tích thống kê mô tả thực hiện KTMT ........................................... 117
Bảng 2.9: Phân tích thống kê mơ tả nhân tố ảnh hưởng đến THKTMT ................ 118
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy các thang đo ...................................................... 120
Bảng 2.11: Ma trận nhân tố đã xoay trong phân tích EFA .................................... 121
Bảng 2.12: Các giả thuyết nghiên cứu chính thức ................................................. 123
Bảng 2.13: Kiểm định mơ hình hồi quy................................................................. 124
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu............................................ 124
Bảng 2.15: Hệ số hồi quy các biến ........................................................................ 125
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất ............................................ 126
Bảng 2.17: Kết quả kiểm định phương sai không đồng nhất ................................. 126
Bảng 2.18: Thống kê mô tả thực hiện KTMT theo ngành nghề kinh doanh ......... 127
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định ANOVA ................................................................ 127
Bảng 3.1: Thông tin vật lý môi trường .................................................................. 142
Bảng 3.2: Khung chỉ số hiệu quả môi trường ........................................................ 148
Bảng 3.3: Thẻ điểm cân bằng bền vững của các doanh nghiệp khai khống ........ 153
Bảng 3.4: Nội dung báo cáo mơi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Bình Định…………………………………………….…………160
Bảng 3.5: Báo cáo chi phí mơi trường theo hoạt động .......................................... 163
Bảng 3.6: Báo cáo tiết kiệm chi phí mơi trường .................................................... 165

luan an



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu ............................................................................... 113
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu chính thức ............................................................. 123
Hình 3.1: Bản đồ chiến lược phát triển bền vững của các DN khai khống tỉnh Bình
Định........................................................................................................................ 156

luan an


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ........................................................ 195
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ........................................... 196
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ...................................... 200
PHỤ LỤC 4: PHIẾU PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ........................................ 203
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ .................................. 206
PHỤ LỤC 6: PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................ 218
PHỤ LỤC 7: DANH MỤC TÀI KHOẢN VỀ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG ..... 222
PHỤ LỤC 8: DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT ................................. 225
PHỤ LỤC 9: THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG TRÊN SỔ KẾ TỐN ..................... 228
PHỤ LỤC 10: THƠNG TIN MƠI TRƯỜNG TRÊN BÁO CÁO KẾ TOÁN ...... 231
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY ........................................ 235
PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA ....................................................... 238
PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH HỒI QUY............................ 241

luan an


1


MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển ở thế kỷ 21, doanh nghiệp (DN) cần đảm bảo sự cân bằng giữa các
khía cạnh kinh tế, mơi trường và xã hội. Phát triển bền vững đã trở thành xu hướng
phát triển tất yếu đối với DN toàn cầu. Theo báo cáo Brundtland vào năm 1987, phát
triển bền vững là sự kết hợp hài hoà, hiệu quả giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế
hệ tương lai.
Hiện nay, môi trường là vấn đề thời sự được thảo luận ở tất cả các diễn đàn
trên thế giới. Sau các thảm hoạ môi trường, các rào cản xanh (văn bản pháp lý môi
trường, tiêu chuẩn kỹ thuật mơi trường, thuế, phí mơi trường) ngày càng gia tăng.
Chính phủ, các tổ chức tài chính, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng địa phương …
ngày càng quan tâm đến trách nhiệm môi trường DN và sử dụng thông tin môi trường
cho việc ra quyết định. Theo Schaltegger và Burritt (2017), kế tốn mơi trường
(KTMT) ra đời từ áp lực của các bên liên quan và thay đổi quan hệ chi phí. KTMT
đã xuất hiện vào những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi. Xét ở cấp độ DN, KTMT
là một bộ phận trong hệ thống kế tốn, sử dụng khn khổ lý thuyết và phương pháp
kế tốn mới để ghi nhận, đo lường và cơng bố thơng tin mơi trường nhằm hỗ trợ hữu
ích cho việc ra quyết định đến các bên liên quan bên trong và bên ngoài DN. Dựa vào
đối tượng sử dụng thông tin môi trường, KTMT được chia thành hai bộ phận là kế
tốn tài chính mơi trường (KTTCMT) và kế tốn quản trị mơi trường (KTQTMT).
KTMT đã chứng tỏ là cơng cụ kế tốn phù hợp với xu hướng phát triển bền
vững vì nó giúp DN đạt được đồng thời hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế. Các
nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh KTMT mang lại nhiều lợi ích to lớn cho DN.
Chẳng hạn, hỗ trợ DN tn thủ pháp luật mơi trường, chính sách mơi trường, đảm
bảo vị trí chiến lược dài hạn của DN (IFAC, 2005), giảm tác động môi trường và tiết
kiệm chi phí vì sử dụng hiệu quả năng lượng, nước, vật liệu (IFAC, 2005; Ferreira và
cộng sự, 2010), thúc đẩy DN chuyển đổi hoạt động theo hướng bền vững (sáng kiến
sản xuất sạch hơn, cơng nghệ xanh) vì KTMT cung cấp thơng tin về chi phí, lợi ích


luan an


2

và cơ hội đầy đủ hơn (Gale, 2006), giảm bớt mối quan tâm về mơi trường của chính
phủ (Liu và Anbumozhi, 2009), xác lập mối quan hệ tốt hơn với các bên liên quan và
cải tiến trong việc ra quyết định của DN (Lee và cộng sự, 2006; Ferreira và cộng sự,
2010, Kokubu và Kitada, 2015), nâng cao hình ảnh, danh tiếng, thương hiệu DN
(Zeng và cộng sự, 2010; Ferreira và cộng sự, 2010).
Ngành khai khống có vai trị, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã
hội của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng. Ngành khai khống trên
địa bàn tỉnh Bình Định được chia thành năm lĩnh vực kinh doanh, bao gồm: khai thác
đá, khai thác cát, khai thác đất san lấp, khai thác sa khống titan và khai thác nước
nóng thiên nhiên. Đặc điểm hoạt động của năm lĩnh vực kinh doanh này có tác động
tiêu cực đến mơi trường như: ô nhiễm bụi, tiếng ồn, ô nhiễm đất, nước ngầm, nước
mặt, chất thải rắn, xói mịn, sụt đất và mất đa dạng sinh học. Do đó, mặc dù phần lớn
là DN quy mô nhỏ và vừa, chưa niêm yết nhưng nhu cầu thông tin môi trường của
các bên liên quan đối với các DN khai khống tỉnh Bình Định (ngành nhạy cảm với
môi trường) ngày càng gia tăng. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua các văn bản
pháp lý về mơi trường từ Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương, chẳng
hạn: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, Luật Đa dạng sinh học số
20/2008/ QH12, Luật khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật bảo vệ môi trường số
55/2014/QH13, Nghị định số 179/2013/NĐ - CP về xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT quy định về cải tạo,
phục hồi mơi trường trong hoạt động khai thác khống sản, Quyết định 109/2010/QĐUBND về phí cơ sở hạ tầng trong khai thác khống sản tỉnh Bình Định, Quyết định
48/2016/QĐ-UBND về phí bảo vệ mơi trường đối với khai thác khống sản tỉnh Bình
Định, …. Thêm vào đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thơng tư 155/2015/TT - BTC
về hướng dẫn công bố thông tin trách nhiệm môi trường, xã hội của công ty đại chúng
trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Do đó, thực hiện KTMT tại các DN khai thác

khống sản trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng là tất yếu khách quan nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của các bên liên quan.
Tại Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển bền vững
tồn cầu nên vấn đề mơi trường đã trở thành chủ đề nóng trong các hội nghị, hội thảo

luan an


3

quốc gia. Các nghiên cứu KTMT tại Việt Nam cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu KTMT được thực hiện tại các nước phát triển và nghiên cứu KTMT ở các
nước đang phát triển cịn hạn chế, trong đó có khu vực Đơng Nam Á (Belal, 2000;
Saha và Akter, 2012; Herzig và cộng sự, 2012). Do đó, KTMT vẫn còn là lĩnh vực
nghiên cứu khá mới trong cả học thuật và thực hành tại Việt Nam với số lượng các
cơng trình nghiên cứu về KTMT cịn hạn chế. Điều này làm cho việc thực hiện KTMT
tại các DN ở Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và DN khai thác khống sản trên địa
bàn tỉnh Bình Định cũng khơng phải là ngoại lệ.
Với những phân tích trên, tác giả thực hiện luận án với đề tài “Kế tốn mơi
trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định”.
Nghiên cứu này nhằm mơ tả thực hiện KTMT cũng như đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến thực hiện KTMT tại các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình
Định. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện KTMT
tại các DN khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu của luận án trình bày
hai nội dung chính: (1) Các nghiên cứu về KTMT và (2) Các nghiên cứu về nhân tố
ảnh hưởng đến thực hiện KTMT. Ở mỗi nội dung trong tổng quan nghiên cứu bao
gồm nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ngồi nước. Sau đó, ở mỗi dịng nghiên

cứu trong nước và nghiên cứu ngoài nước được chia thành các nghiên cứu về quy
trình ghi nhận, xử lý, phân tích, cung cấp thơng tin mơi trường trong KTTCMT và
KTQTMT. Trên cơ sở các nghiên cứu đã công bố, tác giả xác định khoảng trống
nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu của luận án.

2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TỐN MƠI TRƯỜNG
2.1.1 Các nghiên cứu về kế tốn mơi trường trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới về KTMT tập trung vào hai bộ phận cấu thành,
đó là: KTTCMT và KTQTMT. Theo Mathews (2000), từ giữa những năm 90 các
nghiên cứu KTMT chủ yếu tập trung vào KTTCMT hơn là KTQTMT. Nghiên cứu
KTMT hầu hết được tiến hành trong bối cảnh các nước phát triển sau đó chuyển dần
sang các nước cơng nghiệp mới nổi, các nước đang phát triển (xem Belal, 2000;

luan an


4

Herzig và cộng sự, 2012). Dòng nghiên cứu KTTCMT tập trung vào ghi nhận, xử lý
và cung cấp thông tin về tài sản môi trường (TSMT), nợ phải trả môi trường
(NPTMT), chi phí mơi trường (CPMT), thu nhập mơi trường (TNMT) chủ yếu cho
các đối tượng bên ngoài. Trong khi đó, KTQTMT là q trình ghi nhận, xử lý và phân
tích thơng tin mơi trường nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định nội bộ của các nhà quản
trị DN. Nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức quốc gia, tổ chức kế toán chuyên nghiệp trên
thế giới đã quan tâm đến KTMT. Trong đó, hướng dẫn của Ủy ban Liên Hợp Quốc
về Phát triển Bền vững – UNDSD (2001), Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương
mại và Phát triển - UNCTAD (2002), Liên đồn Kế tốn Quốc tế - IFAC (2005) đã
trở thành kim chỉ nan thực hiện KTMT cho đến ngày hôm nay.
2.1.1.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thơng tin kế tốn mơi trường trên thế giới
Về ghi nhận thông tin KTTCMT, UNCTAD (2002), IFAC (2005), Bộ Môi

trường Nhật Bản – JMOE (2005) đã lần lượt đưa ra các khái niệm, phân loại CPMT,
TNMT, TSMT và NPTMT. Trong đó, tài liệu được UNCTAD ban hành vào năm
2002 với tựa đề “Hướng dẫn kế toán và báo cáo tài chính về chi phí và nợ phải trả
mơi trường” được xem là tài liệu học thuật về KTTCMT mang tính tồn diện, tổng
qt được sử dụng rộng rãi. UNCTAD (2002) đã lồng ghép các chuẩn mực kế toán
quốc tế để làm rõ các phương pháp đo lường thông tin KTTCMT.
Về ghi nhận thông tin KTQTMT, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ USEPA (1995), UNDSD (2001), JMOE (2005) và IFAC (2005) đã trình bày khái
niệm CPMT, TNMT, tiết kiệm môi trường và phân loại CPMT. Tuy nhiên, phân loại
CPMT chưa có sự thống nhất giữa các tổ chức vì theo USEPA (1995) thì CPMT được
phân thành 4 loại, theo IFAC (2005) thì CPMT được phân thành 6 loại, trong khi đó
JMOE (2005) lại phân CPMT thành 7 loại. Theo Schaltegger và Buritt (2000), Burritt
và cộng sự (2002) thì thông tin KTQTMT bao gồm thông tin vật lý môi trường, thông
tin tiền tệ môi trường nhằm giúp DN xác định thơng tin mơi trường tồn diện về quy
mơ và mức độ tác động mơi trường. Qua nghiên cứu tình huống, Qian và cộng sự
(2011) chứng minh thông tin vật lý và thông tin tiền tệ môi trường cho các hoạt động
trực tiếp quản lý chất thải và tái chế cao hơn so với các hoạt động gián tiếp và bên
ngồi (CPMT tương lai) tại 12 chính quyền địa phương nằm ở bang New South Wales

luan an


5

ở Úc. Ngoài ra, Jamil và cộng sự (2015) đã cho thấy thực hành KTQTMT trong các
DN Malaysia ở mức thấp, thiên về KTQTMT vật lý hơn là KTQTMT tiền tệ sau khi
sử dụng phương pháp khảo sát qua đường bưu điện đến 32 nhà quản trị trong các DN
nhỏ và vừa từ liên đoàn DN sản xuất Malaysia.
2.1.1.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thơng tin kế tốn mơi trường trên thế giới
Về xử lý, phân tích thơng tin KTTCMT, các chuẩn mực kế tốn ảnh hưởng rất
lớn đến xử lý thông tin KTTCMT nhằm đảm bảo thơng tin có chất lượng, hỗ trợ cho

việc ra quyết định của các bên liên quan. Tuy nhiên, chưa có chuẩn mực kế tốn quốc
tế đề cập riêng thơng tin mơi trường. Các chuẩn mực kế tốn quốc tế thể hiện thông
tin môi trường bao gồm: IAS 1, IAS 8, IAS 20, IAS 37, IAS 41, IFRS 6 và IFRIC 5
(Firoz và Ansari, 2010). So với Firoz và Ansari (2010), Goyal (2013) đã mô tả thêm
một số chuẩn mực kế tốn quốc tế có liên quan đến vấn đề mơi trường, cụ thể: IAS
10, IAS 16, IAS 36, IAS 38, IFRS 3 và IFRS 8. Trong bài báo “Chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế và KTMT” đã chỉ rõ các đoạn văn đi kèm với lời giải thích trong
một số chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến môi trường như: IFRS 3, IFRS 6,
IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IAS 1, IAS 8, IAS 20, IAS 24, IAS 27, IAS 28, IAS 31, IAS
32, IAS 37, IAS 38, IAS 39, IAS 41, IFRIC 5. Gần đây, một nghiên cứu đầy đủ hơn
được công bố bởi Barbu và cộng sự (2014) đã chỉ ra có 19/65 chuẩn mực kế toán
quốc tế liên quan đến ghi nhận, đo lường, công bố về tài sản, nợ phải trả, thu nhập và
CPMT, cụ thể: 13/29 IASs (IASs 1, 2, 8, 10, 12, 16, 20, 32, 36, 37, 38, 39 và 41); 5/9
IFRSs (IFRSs 3, 6, 7, 8 và 9) và 3/16 báo cáo giải thích sử dụng cho lập báo cáo môi
trường - IFRICs (IFRICs 1,5 và 6). Barbu và cộng sự (2014) đã trình bày vài thơng
tin quan trọng ở mỗi chuẩn mực nhằm cải thiện việc ghi nhận, đo lường và công bố
CPMT, NPTMT, TSMT và TNMT. Các chuẩn mực có ảnh hưởng trực tiếp đến
KTTCMT là IFRS 6, IAS 36, IAS 38, IAS 16, IAS 37, IAS 2, IAS 20, IAS 8, IFRIC
1, IFRIC 5, IFRIC 6. Các chuẩn mực có ảnh hưởng gián tiếp đến các KTTCMT là
IAS 1, IAS 10, IAS 12, IAS 32, IAS 39, IAS 41, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9. Các chuẩn
mực này đã quy chuẩn TSMT trong hoạt động thăm dò tài ngun khống sản, TSMT
trong hoạt động bảo vệ mơi trường, tổn thất TSMT, dự phịng phục hồi mơi trường,
thuế và phí mơi trường, ….

luan an


6

Về xử lý, phân tích thơng tin KTQTMT, nhiều học giả trên thế giới đã cung

cấp một loạt các công cụ kỹ thuật khác nhau đáp ứng sự đa dạng của các tình huống
quản lý, phụ thuộc vào mục đích và cấp quản lý khác nhau. Các công cụ kỹ thuật này
có thể phân thành ba nhóm chính: phân tích chi phí (chi phí chu kỳ sống -LCC, chi
phí dựa trên hoạt động -ABC và kế tốn chi phí dịng vật liệu- MFCA), thẩm định
đầu tư (đánh giá tổng chi phí -TCA) và quản lý hiệu quả (phân tích hiệu quả môi
trường, thẻ điểm cân bằng điểm bền vững –SBSC) (USEPA, 1995; Schaltegger và
Müller, 1997; Bartolomeo và cộng sự, 2000; UNDSD, 2001; Burritt và cộng sự, 2002;
Figge và cộng sự, 2002; Burritt, 2004; IFAC, 2005; Schaltegger và Wagner, 2006;
Onishi và cộng sự, 2008; Jasch, 2008; Wahyuni, 2009; Vinayagamoorthi và cộng sự,
2012). Theo Frost và Wilmshurst (2000), trọng tâm chính của KTQTMT là xác định,
phân bổ CPMT và phát triển các chỉ số hiệu quả môi trường nhằm cung cấp thông tin
tài chính và phi tài chính mơi trường cho việc ra quyết định. Kể từ khi áp dụng hệ
thống các chỉ số hiệu quả môi trường, nhà máy bia Murauer Bier ở Áo đã tiết kiệm
được 186.000 đô la Mỹ trong 5 năm vì giảm được một lượng lớn các nguyên liệu đầu
vào quan trọng (lượng nước ngọt giảm 9%, nhiên liệu giảm 30% tính trên mỗi sản
phẩm đầu ra) (Jasch, 2008). Nhiều nghiên cứu trường hợp trên thế giới cũng cho thấy
việc ứng dụng phân bổ CPMT theo phương pháp ABC, MFCA, LCC, TCA sẽ giúp
DN thực hiện các biện pháp cải tiến quy trình tổ chức, kỹ thuật sản xuất dẫn đến giảm
chất thải, tiết kiệm chi phí, nhà quản lý hiểu cách phân bổ CPMT cho từng sản phẩm
và tỷ lệ CPMT trong tổng chi phí sản phẩm để ra quyết định chính xác hơn (xem
IFAC, 2005; Lee và cộng sự, 2006; Staniskis và cộng sự, 2006; Tsai và cộng sự,
2010; Kokubu và Kitada, 2015). Theo Jamil và cộng sự (2015), các DN nhỏ và vừa
Malaysia đã thực hiện phân bổ CPMT, cụ thể: đánh giá dòng ngun liệu, đánh giá
dịng năng lượng, chi phí chu kỳ sống. Tuy nhiên, Mokhtar và cộng sự (2016) cho
thấy thực hiện KTQTMT trong các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán
Malaysia chú trọng vào tuân thủ các quy định mơi trường so với đo lường và tích hợp
thơng tin môi trường vào các hệ thống quản lý môi trường hiện có. Chang (2007) và
Chang (2013) đã chỉ ra KTQTMT chưa được sử dụng để quản lý CPMT trong các
trường đại học vì thơng tin tiền tệ mơi trường đã được cung cấp nhưng khơng có


luan an


7

thông tin vật lý môi trường, CPMT được phản ánh vào tài khoản chung và phân bổ
CPMT một cách tuỳ tiện.
2.1.1.3 Các nghiên cứu về cung cấp thông tin kế tốn mơi trường trên thế giới
Về cung cấp thơng tin KTTCMT, các DN trên thế giới đã sử dụng hình thức
bắt buộc hoặc tự nguyện để truyền tải thông tin môi trường trong hoạt động sản xuất
kinh doanh đến vô số các bên liên quan bên ngoài nhằm đảm bảo tính hợp pháp của
DN. Cung cấp thơng tin KTTCMT là q trình kết hợp các thơng tin KTTCMT vào
bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập hoặc các phần riêng biệt khác. Theo UNCTAD
(2002) thì “báo cáo mơi trường là báo cáo công bố các dữ liệu liên quan đến mơi
trường của một thực thể kinh doanh có thể được kiểm tốn hay khơng kiểm tốn, liên
quan đến: rủi ro mơi trường, tác động mơi trường, chính sách, chiến lược, mục tiêu,
CPMT, NPTMT… đến các bên liên quan hỗ trợ cho việc ra quyết định”. Báo cáo mơi
trường có thể là báo cáo tài chính, báo cáo thường niên hay một báo cáo môi trường
độc lập. Báo cáo môi trường xuất hiện vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90.
Nhằm khuyến khích DN gia tăng cơng bố thông tin môi trường đặc biệt là thông tin
phi tài chính thể hiện trách nhiệm mơi trường, xã hội đến các bên liên quan mà một
số khuôn khổ báo cáo môi trường đã ra đời như: Khuôn khổ Báo cáo Phát triển bền
vững của Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Tồn cầu (GRI), Khn khổ Phát triển bền
vững của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Khn khổ Báo cáo Tích hợp của Hội
đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế (IIRC), Khn khổ Báo cáo Biến đổi Khí hậu của
Dự án công bố Cac-bon (CDP), …Các nghiên cứu thực nghiệm về công bố thông tin
KTTCMT hay báo cáo môi trường tập trung hầu hết vào các nước phát triển như Tây
Châu Âu, Mỹ, Úc (Saha và Akter, 2012). Một số ít các nghiên cứu tập trung vào các
quốc gia công nghiệp mới nổi như Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapore và
các nước châu Phi như Nam Phi, Nigeria và Uganda (Belal, 2000). Sau đây, tác giả

xin trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về công bố thông tin KTTCMT xuất
hiện theo dịng thời gian để làm rõ hơn khía cạnh này trên thế giới.
Kreuze và cộng sự (1996) đã nghiên cứu công bố thông tin môi trường trong
báo cáo thường niên năm 1991 của 645 DN Fortune 500 tại Hoa Kỳ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hầu hết DN khơng cung cấp thơng tin nào về chính sách mơi trường và

luan an


×