BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI THỊ HỒNG VIỄN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI THỊ HỒNG VIỄN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HIỂN
Nha Trang – 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường;
DNTN Doanh nghiệp tư nhân;
HĐND Hội đồng nhân dân;
NSNN Ngân sách Nhà nước;
SXKD Sản xuất kinh doanh;
TNHH Trách nhiệm hữu hạn;
TNCN Thu nhập cá nhân;
TNDN Thu nhập doanh nghiệp;
UBND Ủy ban nhân dân;
VLXD Vật liệu xây dựng;
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
CÁC TỪ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii
MỞ ĐẦU 1
I. Sự cần thiết của đề tài 1
II. Mục tiêu của đề tài 1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
V. Tổng quan về đề tài 2
VI. Kết cấu của đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Khoáng sản và phân loại khoáng sản 4
1.1.1 Khái niệm về khoáng sản và khai thác khoáng sản 4
1.1.2 Phân loại khoáng sản 5
1.2 Các nội dung quản lý thuế 5
1.3 Các sắc thuế áp dụng đối với Doanh nghiệp khai thác khoáng sản 10
1.3.1 Thuế môn bài 10
1.3.2 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) 12
1.3.3 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 15
1.3.4 Thuế tài nguyên 17
1.3.5 Phí BVMT (BVMT) 23
1.4 Bài học kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý hoạt động khai thác khoáng
sản 26
1.4.1 Quản lý khai thác, nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường: 26
1.4.2 Quản lý thuế: 33
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với việc khai thác khoáng sản: 35
Kết luận chương 1 36
iv
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 37
2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 37
2.1.1 Giới thiệu về các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa
bàn Khánh Hòa 37
2.1.2 Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp và công
tác quản lý khai thác khoáng sản tại Khánh Hòa 39
2.2 Thực trạng về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng
sản 44
2.2.1 Về bộ máy tổ chức quản lý thuế 44
2.2.2 Về cơ chế quản lý thuế 45
2.2.3 Kết quả thu thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Cục
thuế tỉnh Khánh Hòa năm 2008-2011 48
2.2.4 Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 58
2.2.5 Một số vướng mắc trong quản lý thu thuế đối doanh nghiệp khai thác
khoáng sản 59
2.3 Đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa 60
2.3.1 Những mặt đạt được 60
2.3.2 Tồn tại 61
2.3.3 Nguyên nhân 63
Kết luận chương 2 64
Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 65
3.1 Giải pháp trong quản lý thuế 65
3.1.1 Tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế 65
3.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ thuế 73
3.1.3 Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trong
việc quản lý thu thuế 74
3.1.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế cho các doanh nghiệp 75
3.2 Giải pháp về Kinh tế xã hội 76
v
3.2.1 Tăng cường quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương các cấp 76
3.2.2 Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong vùng có khai thác khoáng
sản 77
3.2.3 Phát triển khai thác khoáng sản tại Khánh Hòa theo hướng bền vững 78
3.3 Các kiến nghị 82
3.3.1 Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực thuế 82
3.3.2 Thực hiện chiến lược phát triển khai thác khoáng sản quốc gia 83
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN 86
HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN 87
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê các bậc thuế môn bài 11
Bảng 2.1: Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa 49
Bảng 2.2: Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế - khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tỉnh Khánh Hòa 49
Bảng 2.3: Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế - khối DNNN tỉnh
Khánh Hòa 50
Bảng 2.4: Thống kê số lượng doanh nghiệp và tình hình thu thuế của các 54
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo địa bàn trên tỉnh Khánh Hòa năm 2011 54
Bảng 2.5: Bảng thống kê tình hình truy thu thuế tài nguyên và phí BVMT thông qua
thanh kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2011 56
Bảng 2.6: Bảng thống kê tỷ lệ số thu thuế các doanh nghiệp khai thác khoáng sản so
với tổng thu toàn tỉnh Khánh Hòa 61
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ dồ tổ chức của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa 45
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ lệ tổng số doanh nghiệp và số doanh nghiệp phát sinh thuế tài
nguyên tại tỉnh Khánh Hòa 50
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ tổng số doanh nghiệp và số doanh nghiệp phát sinh thuế tài
nguyên tại tỉnh Khánh Hòa – khối DN ngoài quốc doanh 51
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ tổng số doanh nghiệp và số doanh nghiệp phát sinh thuế tài
nguyên tại tỉnh Khánh Hòa – khối DNNN 51
Hình 2.5: Biểu đồ giá trị thuế tài nguyên và phí BVMT so với các loại thuế chủ yếu
khác tại tỉnh Khánh Hòa 52
Hình 2.6: Biểu đồ giá trị thuế tài nguyên và phí BVMT so với các loại thuế chủ yếu
khác tại tỉnh Khánh Hòa – khối DN ngoài quốc doanh 52
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị thuế tài nguyên và phí BVMT so với các loại thuế chủ yếu
khác tại tỉnh Khánh Hòa – khối DNNN 53
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ % số doanh nghiệp kê khai thuế tài nguyên và phí BVMT do
các đơn vị trực thuộc Cục thuế tỉnh Khánh Hòa quản lý 54
Hình 2.9: Biểu đồ giá trị thuế tài nguyên thu được của các đơn vị thuộc Cục thuế tỉnh
Khánh Hòa 55
Hình 2.10: Biểu đồ giá trị phí BVMT thu được của các đơn vị thuộc Cục thuế tỉnh
Khánh Hòa 55
Hình 2.11: Biểu đồ giá trị thuế tài nguyên và phí BVMT truy thu được của ngành thuế
tỉnh Khánh Hòa năm 2011 57
Hình 2.12: Biểu đồ tỷ lệ % giá trị truy thu được của thuế tài nguyên, phí BVMT và các
loại thuế khác của ngành thuế tỉnh Khánh Hòa năm 2011 58
1
MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Trong thời gian qua, các chính sách và cơ chế quản lý tài nguyên và môi trường
nói chung ở Việt Nam đã có những đổi mới, hoàn thiện và đem lại những kết quả tích
cực, đáng ghi nhận. Tuy vậy, cũng còn những vấn đề cần được tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện cả về tư duy, cách tiếp cận và hoạch định chính sách, cơ chế quản lý.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải miền Trung, với thế mạnh kinh tế là du lịch
và dịch vụ. Tuy nhiên, không vì thế mà hoạt động khai thác khoáng sản ở địa bàn này
không phát triển. Trái lại, trong những năm gần đây, tình trạng khai thác khoáng sản
bừa bãi, thậm chí trái phép đã và đang diễn ra thường xuyên tại đây. Mặc dù các cấp
chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm
ngăn chặn tình trạng trên, tuy nhiên trên thực tế là hiệu quả chưa cao. Tình trạng này
đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội, ô nhiễm môi
trường, gây thất thu thuế cho ngân sách… Vì thế, cần thiết phải có những giải pháp
đồng bộ trong công tác quản lý khai thác khoáng sản, từng bước đưa hoạt động khai
khoáng về đúng quỹ đạo phát triển.
Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhằm quản lý và tạo nguồn thu ổn định
cho ngân sách Nhà nước. Tỉnh Khánh Hòa hiện tại có 181 doanh nghiệp khai thác
khoáng sản, trong đó chỉ có 27 doanh nghiệp phát sinh thuế tài nguyên và phí BVMT.
Trong thời gian qua, Cục thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã thanh kiểm tra một số doanh
nghiệp khai khoáng, phát hiện một số trường hợp trốn thuế và truy thu thuế cho ngân
sách Nhà nước tỉnh.
Chính vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng chính là việc quản lý thu
thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, đồng
thời thông qua chính sách thuế để khuyến khích những hoạt động khai khoáng mang
lại hiệu quả kinh tế, ít ảnh hưởng môi trường, cũng như hạn chế các hoạt động khai
khoáng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và xã hội.
II. Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng khai thác khoáng sản, tình hình quản lý
vĩ mô các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói chung cũng như tình hình thu thuế
đối với các doanh nghiệp này nói riêng, tác giả đưa ra một nhóm giải pháp về quản lý
2
vĩ mô, giải pháp kinh tế xã hội, và đặc biệt là các giải pháp về quản lý thuế của các
doanh nghiệp trên. Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nhằm chấn chỉnh hoạt động
khai thác khoáng sản, góp phần BVMT, ổn định kinh tế xã hội và tăng nguồn thu ngân
sách cho tỉnh Khánh Hòa.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: công tác quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian: Từ năm 2008 đến 2011.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp định tính như phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp… Thông qua thực trạng quản lý khai thác khoáng sản nói chung và quản lý thuế
nói riêng đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản, tác giả tiến hành phân tích, khái quát
những nét chính của công tác quản lý hiện nay. Đồng thời trên cơ sở xem xét, đối
chiếu với tình hình quản lý khai thác khoáng sản trên thế giới, tác giả đề ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ thực trạng quản lý, những bài học kinh nghiệm của
các nước, tác giả tổng hợp và đưa ra các nhóm giải pháp để giải quyết tốt bài toán
quản lý đối với lĩnh vực này.
V. Tổng quan về đề tài
Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải
pháp để chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam. Một số đề tài khác
cũng đề cập đến các biện pháp chống thất thu thuế. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động này
thông qua việc tăng cường công tác quản lý thu thuế. Hơn nữa, vấn đề này từ trước
đến nay tại Khánh Hòa chưa được đề cập và quan tâm đúng mực. Chỉ có một số bài
báo và báo cáo của các cơ quan chuyên môn đề cập đến tình trạng khai thác khoáng
sản bừa bãi, trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường và tình hình kinh tế xã hội tại
địa phương. Trước thực tế đó, với vị trí công tác hiện tại trong ngành thuế Khánh Hòa,
tác giả đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn cao học quản trị kinh doanh
của mình.
3
VI. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý và chống thất thu thuế đối với các
doanh nghiệp khai thác khoáng sản
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khoáng sản và phân loại khoáng sản
1.1.1 Khái niệm về khoáng sản và khai thác khoáng sản
1.1.1.1 Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất
trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên
tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng
sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi
trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng
vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên
khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và
hơi khí độc (SO
2
, CO, CH
4
v.v ).
1.1.1.2 Khai thác khoáng sản
Khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác các vật liệu địa chất từ lòng đất,
thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ
như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá
muối và kali cacbonat. Người ta thường gọi hoạt động này là khai thác mỏ.
Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến khâu chiết
tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần với tự nhiên nhất
gồm một số bước nhất định. Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành
thông qua việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị của
thân quặng. Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ lượng tài nguyên để
xác định kích thước và phân cấp quặng. Việc đánh giá này là để nghiên cứu tiền khả
thi và xác định tính kinh tế của quặng. Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh
giá khả năng tài chính để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án. Đây là căn cứu để
công ty khai thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án. Khâu này bao gồm
cả quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ, và khả năng
chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật sử dụng, nhà máy và cơ sở hạ tầng,
các yêu cầu về tài chính và equity và các phân tích về mỏ như đã đề xuất từ khâu khai
5
đào cho đến hoàn thổ. Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển
mỏ mới bắt đầu và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Vận
hành mỏ để thu hồi quặng bắt đầu và tiếp tục dự án khi mà công ty khai thác mỏ vẫn
còn thu được lợi nhuận (khoáng sản vẫn còn). Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tiến
hành công tác hoàn thổ để làm cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích
khác trong tương lai.
Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu gồm 2 nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai
thác hầm lò. Đối tượng khai thác cũng được chia thành 2 nhóm tùy theo loại vật liệu:
sa khoáng bao gồm các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển
và các vật liệu bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây
các khoáng vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng
vật phân bố rải rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương
pháp lộ thiên và hầm lò.
1.1.2 Phân loại khoáng sản
1.1.2.1 Phân loại theo dạng tồn tại
- Rắn: sắt, đồng, vàng…;
- Khí: khí đốt, Acgon, He…;
- Lỏng: Hg, dầu, nước khoáng…
1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc
- Nội sinh: sinh ra trong lòng trái đất;
- Ngoại sinh: sinh ra trên bề mặt trái đất.
1.1.2.3 Theo thành phần hoá học
- Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm);
- Khoáng sản phi kim: vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng;
- Khoáng sản cháy: than, dầu, khí đốt, đá cháy.
1.2 Các nội dung quản lý thuế
Theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2006 của Quốc
hội khóa Xi, kỳ họp thứ 10, các nội dung quản lý thuế bao gồm:
1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
6
Người nộp thuế có trách nhiệm tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước
do mình kê khai, trừ trường hợp cơ quan quản lý thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo
quy định tại các Điều 37, 38 và 39 của Luật Quản lý thuế.
Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ
khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan
quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế đã tính và
khai với cơ quan quản lý thuế theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 32,
Điều 33 của Luật Quản lý thuế.
Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế
là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế hoặc quyết định thu thuế của cơ quan quản lý
thuế.
2. Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế
hoặc hồ sơ miễn, giảm thuế gửi cho cơ quan quản lý thuế, trừ các trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
Cơ quan quản lý thuế xác định và ra quyết định miễn, giảm thuế trong các
trường hợp sau đây:
a) Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao, thuế nhà, đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê
mặt nước cho người nộp thuế bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ không có khả năng
nộp thuế theo quy định của pháp luật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hợp tác xã có mức thu nhập bình quân
tháng trong năm của mỗi lao động dưới mức lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ,
công chức do Nhà nước quy định;
c) Miễn thuế cho hộ gia đình kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khoán theo quy định của pháp luật thuế;
d) Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn
xã có rừng được phép khai thác theo quy định của pháp luật thuế tài nguyên;
đ) Các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc theo quy định của
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
7
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
Trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt:
- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy
định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
- Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự
mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt gồm có:
- Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý
trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
- Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
- Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế:
a) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thông tin, cơ sở dữ liệu cần thu thập từ người
nộp thuế, từ cơ quan quản lý thuế và từ bên thứ ba; chuẩn hoá mẫu biểu thu thập thông
tin, thống nhất mẫu biểu với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin hoặc thu thập
thông tin theo định dạng sẵn có của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin;
b) Xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị truyền tin đáp ứng
yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải, khai thác sử dụng, kiểm soát thông tin trong
cơ quan quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về người nộp
thuế như sau:
a) Xây dựng cơ chế sử dụng thông tin về người nộp thuế để phục vụ công tác
quản lý thuế;
b) Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước phục
vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì hệ thống tin về người nộp thuế.
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối
với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ
trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
8
Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
- Các trường hợp khác quy định tại mục kiểm tra thuế theo tại trụ sở cơ quan
thuế;
- Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch,
kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
- Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
- Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài
chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết
định kiểm tra thuế;
- Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố
quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
- Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần;
thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
- Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết
thời hạn kiểm tra;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả
kiểm tra.
Cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh tra thuế đối với các trường hợp quy định
tại Điều 81 của Luật Quản lý thuế.
Cơ quan hải quan thực hiện thanh tra thuế trong trường hợp phát hiện người
nộp thuế có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
- Người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều
lần, vi phạm tại nhiều địa bàn khác nhau, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân hoặc có
dấu hiệu trốn thuế;
- Trong khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, người nộp thuế có dấu
hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan nhằm trốn thuế, gian lận thuế;
- Sau khi tiến hành kiểm tra thuế hoặc sau khi gia hạn thời gian kiểm tra thuế,
cơ quan hải quan có căn cứ về việc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm mới, hoặc vụ
việc kiểm tra có tính chất phức tạp, nghiêm trọng.
9
6. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín
mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế
theo quy định.
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết
thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
- Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế
không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật
Quản lý thuế.
- Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho
người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào tài khoản
của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Quản lý
thuế.
- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị
cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
của cơ quan thuế.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm
pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh
bạch, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục
theo đúng quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế
đã được quy định tại các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; vi
phạm quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng
6 năm 2007 của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất,
mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định
xử phạt đối với từng người thực hiện cùng hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
10
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét, giải quyết
trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về thuế có quyền yêu cầu người
khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ
chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả
tiền lãi theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này tính trên số tiền thuế,
tiền phạt thu không đúng của người nộp thuế, của bên thứ ba trong thời hạn 15 (mười
lăm) ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc từ ngày nhận
được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao
hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người
nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
1.3 Các sắc thuế áp dụng đối với Doanh nghiệp khai thác khoáng sản
1.3.1 Thuế môn bài
1.3.1.1 Định nghĩa thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy
phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài
được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu
của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy
từng nước và từng địa phương.
1.3.1.2 Các văn bản hướng dẫn về thuế có hiệu lực
- Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 về việc điều chỉnh
mức thuế môn bài.
- Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 về việc điều chỉnh mức
thuế Môn bài.
11
- Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn bổ sung,
sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 về việc điều chỉnh mức
thuế Môn bài.
1.3.1.3 Cách tính thuế môn bài
Căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
giấy phép đầu tư, thuế môn bài được quy định gồm 04 mức (xem Bảng 1.1: Thống kê
các bậc thuế môn bài).
Bảng 1.1: Thống kê các bậc thuế môn bài
BẬC THUẾ
MÔN BÀI
VỐN ĐĂNG KÝ
MỨC THUẾ MÔN BÀI
CẢ NĂM
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến 5 tỷ 1.500.000
Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
- Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác
xã là vốn điều lệ
+ Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vốn đầu tư.
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư.
- Nếu các doanh nghiệp có các chi nhánh tại các quận huyện, thị xã và các điểm
kinh doanh khác, các cơ sở kinh doanh là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ,
các tổ chức kinh tế khác … không có giấy chứng nhận ĐKKD hoặc có giấy chứng
nhận ĐKKD nhưng không có vốn đăng ký thì nộp thuế Môn bài theo mức thống nhất
1.000.000 đồng/năm.
- Một số trường hợp khác nộp thuế môn bài theo mức đối với hộ kinh doanh cá
thể như: các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh… trực thuộc cơ sở kinh doanh
hạch toán kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh hạch tóan phụ thuộc, nhóm người
lao động thuộc các cơ sở kinh doanh nhận khoán kinh doanh.
12
1.3.2 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
1.3.2.1 Định nghĩa thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng
hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Phạm vi đánh
GTGT tương đối rộng, điều chỉnh hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ
Việt nam và là loại thuế có tỷ trọng đóng góp cho NSNN cao nhất trong tất cả các sắc
thuế hiện hành.
Thuế GTGT có ưu điểm không trùng lắp, nên khuyến khích đầu tư phát triển
SXKD mà đặc biệt khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ thông qua áp dụng thuế
suất 0%, hàng hóa dịch vụ xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT mà được hoàn toàn
bộ số thuế đầu vào. Để được khấu trừ thuế đầu vào, doanh nghiệp phải giữ hóa đơn
chứng từ, thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và
thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy Luật thuế GTGT được áp dụng tại nước ta từ
năm 1999 và gần đây nhất Quốc hội khóa 12 đã ban hành Luật số 13 /2008/QH12,
ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 để phù hợp với
điều kiện cụ thể của Việt nam cũng như thông lệ quốc tế.
1.3.2.2 Các văn bản hướng dẫn có hiệu lực
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 2009.
- Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2009.
- Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 27.12.2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi
hành ngày 01/3/2012.
- Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/NĐ-CP
ngày 27.12.2011 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành ngày 01/3/2012.
13
1.3.2.3 Một số vấn đề chính của thuế GTGT đối với các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản
Kể từ 01/03/ 2012 tất cả các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế GTGT theo
Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/NĐ-CP ngày
27.12.2011 của Chính phủ. Trong đó có quy định một số nội dung như sau:
a. Căn cứ và giá tính thuế:
- Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến là những tài nguyên, khoáng
sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác, bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng,
tuyển, xay, nghiền, xử lý nâng cao hàm lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt,
xẻ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên dưới dạng đá khối,
đá phiến thì sản phẩm đá tự nhiên xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh B xuất khẩu đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột thì sản phẩm
đá vôi trắng dạng hạt và dạng bột xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu bột đá siêu mịn (theo tiêu chuẩn của cơ quan
có thẩm quyền), bột đá siêu mịn có tráng phủ axít, các sản phẩm này được xác định là
sản phẩm đã qua chế biến thành sản phẩm khác thì khi xuất khẩu không thuộc đối
tượng không chịu thuế GTGT.
- Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế: Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa do cơ sở kinh doanh, sản
xuất bán ra là giá chưa có thuế GTGT.
- Thời điểm xác định thuế GTGT: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền.
b. Thuế suất thuế GTGT:
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nước ngòai (trừ trường hợp thuộc diện
không chịu thuế GTGT) thì áp dụng thuế suất 0%.
- Các sản phẩm từ khai thác khoáng sản áp dụng thuế suất GTGT 10%.
c. Phương pháp tính thuế:
Các doanh nghiệp hoạt động khai thác khóang sản chủ yếu áp dụng phương
pháp khấu trừ thuế để tính thuế GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các
cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định
14
của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế.
- Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Số thuế GTGT
đầu ra
-
Số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
+ Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ
bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
. Thuế GTGT trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ
đó.
. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì
thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại
khoản 11 Điều 7 Thông tư này.
. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có
thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ
ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá
chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên
giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
+ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của
hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách
pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại
Việt Nam.
+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù
ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và
phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này để xác định giá không
có thuế và thuế GTGT đầu vào.
15
- Thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ khi đảm bảo đúng nguyên tắc khấu trừ
thuế GTGT được quy đinh tại điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012
của Bộ Tài chính.
1.3.3 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
1.3.3.1 Định nghĩa thuế TNDN
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được
ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều
nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vì vậy, Luật thuế TNDN đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho
Luật thuế lợi tức, nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế
trong giai đoạn mới.
1.3.3.2 Các văn bản hướng dẫn có hiệu lực
- Luật thuế TNDN của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 14/2008/QH12
ngày 03/6/2008.
- Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN.
- Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính Phủ sửa đổi bổ
sung một số đỉều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN.
- Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Nghị
định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.
- Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung
Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.
1.3.3.3 Một số vấn đề chính của thuế TNDN đối với các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản
a. Phạm vi áp dụng thuế TNDN:
16
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp).
b. Phương pháp tính thuế TNDN:
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với
thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
Thu nhập
tính thuế
x
Thuế suất
thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN
phải nộp
= (
Thu nhập
tính thuế
-
Phần trích lập quỹ
KH&CN
) X
Thuế suất
thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế
TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối
đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN.
1.3.3.4 Căn cứ tính thuế TNDN
a. Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế
trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo
quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu nhập
chịu thuế
-
Thu nhập được
miễn thuế
+
Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
b. Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế
=
Doanh
thu
-
Chi phí
được trừ
+
Các khoản
thu nhập khác
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu
của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động