Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hôn mê của điều dưỡng bệnh viện việt nam –thụy điển uông bí năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 46 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGHIÊM THỊ NGỌC

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
VỆ SINH CÁ NHÂN CHO NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ CỦA
ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM –THỤY ĐIỂN NG BÍ
NĂM 2022

BÁO CÁO CHUN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGHIÊM THỊ NGỌC

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
VỆ SINH CÁ NHÂN CHO NGƯỜI BỆNH HÔN MÊ CỦA
ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN VIỆT NAM –THỤY ĐIỂN NG BÍ
NĂM 2022

Chun ngành: Điều dưỡng Nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH - 2022



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung
trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp
dụng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên
hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Người làm báo cáo

Nghiêm Thị Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành chuyên đề này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân
trong gia đình và đặc biệt được sự giúp đỡ của Ban giám đốc Bệnh viện Việt
Nam-Thụy Điển ng Bí, Tập thể bác sỹ, điều dưỡng cán bộ khoa Hồi sức
tích cực nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình thực tập
tại đây.
Tơi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phịng đào tạo Sau
đại học, bộ mơn Điều dưỡng Ngoại, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong thời gian
qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn: PGS Lê Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt q trình học, thực hiện và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong báo cáo này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong q thầy cô, các đồng nghiệp, các chuyên gia,
những người quan tâm đến chuyên đề, tiếp tục có những ý kiến đóng góp,
giúp đỡ để báo cáo được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng 7 năm 2022

Nghiêm Thị Ngọc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................IV
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ................................................................................................ 3
1.1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và cơng tác điều dưỡng chăm sóc
người bệnh .............................................................................................................. 3
1.1.2 Một số nội dung quy định hoạt động chăm sóc của điều dưỡng trong thông tư
31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về việc Quy định hoạt động điều dưỡng trong
bệnh viện ................................................................................................................. 4
1.1.3 Hơn mê và chăm sóc người bệnh hơn mê ........................................................ 9
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................ 20
2.1 NỘI DUNG KHẢO SÁT ........................................................................................ 20

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng khảo sát ........................................................ 20
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................................ 20
2.1.3 Công cụ khảo sát .......................................................................................... 20
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 20
2.2.1 Tinh hình ĐD tham gia nghiên cứu ............................................................... 20
2.2.2 Đánh giá nhận thức về chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB hơn mê................. 21
2.2.3 Đánh giá mức độ thực hành đối với từng nhiệm vụ CSNB của ĐDV ........... 23
CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN..................................................................................... 25
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 27
ĐỀ XUẤT ............................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm Y tế

BS

: Bác sĩ

ĐD

: Điều dưỡng


NB

: Người bệnh

NVYT

: Nhân viên y tế

WHO

: Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình Điều dưỡng tham gia nghiên cứu (n=51) ………………..21
Bảng 2.2. Tỷ lệ ĐD nhận thức đúng về CS vệ sinh cá nhân (n= 51) …………21
Bảng 2.3. Nhận thức đúng về chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB với thời gian công
tác của ĐD (n=51) ………………………………………………………….22
Bảng 2.4. Mức độ hoàn thành tư vấn, GDSK cho NB, người nhà BN (n=51) …..23
Bảng 2.5. Thực trạng thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân (n=51)

………….24

Bảng 2.6. Tỷ lệ điều dưỡng thực hành đúng theo thời gian công tác (n=51) …...24



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc người bệnh là nhiệm vụ chính và là thiên chức của người điều
dưỡng. Tại các bệnh viện, điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu trong cơng
tác chăm sóc người bệnh. Người điều dưỡng đóng vai trò chủ đạo trong các
hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy
trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá
nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ khơng
an tồn từ mơi trường bệnh viện. Người điều dưỡng có thể chăm sóc từ một
đến nhiều người bệnh, điều dưỡng viên phải theo dõi thường xuyên người
bệnh nặng, cấp cứu; CSNB trước, trong và sau phẫu thuật và chăm sóc cho
mọi đối tượng người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh. v.v… Điều này cho thấy vai trò
quan trọng của người điều dưỡng khi thực hành chăm sóc, nếu điều dưỡng
khơng có kiến thức, kỹ năng CSNB tốt hoặc khơng có đủ thời gian và phương
tiện để thực hiện những công việc trên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng
chăm sóc và sự an tồn của người bệnh. Ngược lại nếu hoạt động chăm sóc
của điều dưỡng có chất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người
bệnh, giảm chi phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần khơng
nhỏ tới uy tín của bệnh viện.
Đối với người bệnh trong trạng thái hôn mê sẽ mất liên hệ với ngoại
cảnh (mất trí giác, mất vận động tự chủ và mất cảm giác). Hơn mê là tình
trạng bệnh lý thường gặp tại khoa Hồi sức tích cực do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân này là khơng tự chăm sóc bản
thân, mọi hoạt động và sinh hoạt hồn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người
khác. Hơn nữa, người bệnh hơn mê có nhiều biến chứng và có thể đe dọa tính
mạng nếu các biện pháp chăm sóc khơng đầy đủ và khơng khoa học. Cơng tác
chăm sóc tồn diện là một trong các chế độ chun mơn quan trọng đối với
người bệnh chăm sóc cấp 1 nói chung và người bệnh người bệnh hơn mê nói
riêng.



2

Tại Bệnh viên Việt Nam-Thụy Điển ng Bí, việc triển khai cơng tác
CSNB tại các khoa lâm sàng nói chung và khoa Hồi sức tích cực nói riêng,
cũng như các bệnh viện trên toàn quốc được quy định tại quy chế chăm sóc
người bệnh tồn diện từ năm 1997 và hiện nay là thông tư 31/2021/TT-BYT
ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về CSNB trong
bệnh viện. Tuy nhiên đến nay tại bệnh viện cũng chưa có một nghiên cứu nào
đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh hôn mê của điều dưỡng viên. Điều
này dẫn đến những khó khăn cho người quản lý bệnh viện và của chính những
điều dưỡng viên, bởi họ khơng biết nhu cầu chăm sóc của người bệnh tại bệnh
viện hiện nay ra sao? Mức độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh tại bệnh
viện hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào cản trở hoạt động chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng và giải pháp nào giúp nâng cao chất lượng chăm
sóc người bệnh?
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực
trạng kiến thức và thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hôn
mê của điều dưỡng Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển ng Bí năm 2022”
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân
cho người bệnh hơn mê của điều dưỡng Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ điển
ng bí năm 2022
2. Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức và thực hành chăm
sóc vệ sinh cá nhân cho NB hôn mê của điều dưỡBg bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển ng Bí


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Học thuyết cơ bản về thực hành điều dưỡng và công tác điều dưỡng
chăm sóc người bệnh
* Học thuyết liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người
Học thuyết Maslows (1943) đề cập đến nhu cầu cơ bản của con người
bao gồm 5 mức độ:
Mức độ 1: nhu cầu sinh lý.
Mức độ 2: nhu cầu an ninh và an toàn.
Mức độ 3: nhu cầu tình cảm và sự thuộc về nhau. Mức độ 4: nhu cầu tôn
trọng.
Mức độ 5: nhu cầu tự thể hiện và hoàn thiện bản thân (độc lập, tự giải
quyết vấn đề, thể hiện giá trị cá nhân).
Học thuyết nhu cầu cơ bản của con người là kim chỉ nam hữu ích để điều
dưỡng xác định nhu cầu của cá nhân và lập kế hoạch chăm sóc cho người
bệnh. Người điều dưỡng phải hiểu biết các nhu cầu này để đưa vào quy trình
điều dưỡng, lập kế hoạch CSNB.
* Ứng dụng các học thuyết điều dưỡng trong thực hành điều dưỡng
Hiện nay tại Việt Nam, điều dưỡng viên được học và áp dụng nhiều học
thuyết điều dưỡng trong thực hành chăm sóc người bệnh. Học thuyết của
Florence Nightingale (1969) đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh
viện của điều dưỡng, đó là kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý
các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những vấn đề vệ sinh và sạch sẽ
trong môi trường bệnh viện. Học thuyết Henderson (1996) đề cập 14 nhu
cầu cơ bản và các nguyên tắc thực hành điều dưỡng để đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của con người giúp chúng ta xác định khung nội dung về thực hành
điều dưỡng. Học thuyết Peplau (1952) chỉ ra rằng điều dưỡng giữ vai trò
quan trọng liên quan đến việc chăm sóc, điều trị bệnh, đến mối quan hệ



4

giữa điều dưỡng với người bệnh. v.v…Nhìn chung các học thuyết điều
dưỡng đã tạo ra khung thực hành cho điều dưỡng để đáp ứng những nhu
cầu cơ bản
1.1.2 Một số nội dung quy định hoạt động chăm sóc của điều dưỡng trong
thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về việc Quy định hoạt động điều
dưỡng trong bệnh viện
Chăm sóc điều dưỡng
Là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hơ hấp, tuần hồn, dinh dưỡng, bài tiết,
vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh
cá nhân, mơi trường an tồn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến
thức bảo vệ sức khỏe.
Nhận định lâm sàng hoặc chẩn đoán điều dưỡng
Là việc nhận định về đáp ứng của cơ thể người bệnh với tình trạng sức
khỏe. Việc chẩn đốn điều dưỡng là cơ sở để lựa chọn các can thiệp chăm sóc
điều dưỡng nhằm đạt kết quả mong muốn trong phạm vi chuyên môn của điều
dưỡng.
Nguyên tắc thực hiện chăm sóc điều dưỡng
- Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc và thực hiện các can thiệp
chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng chun mơn, tồn diện, liên
tục, an tồn, chất lượng, cơng bằng giữa các người bệnh và phù hợp với nhu
cầu của mỗi người bệnh.
- Việc thực hiện hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện phải bảo đảm có
sự tham gia, phối hợp của các đơn vị và các chức danh chuyên môn khác
trong bệnh viện.
Phân cấp chăm sóc người bệnh
- Chăm sóc cấp I: người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch khơng tự

thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn


5

khơng được vận động phải phụ thuộc hồn tồn vào sự theo dõi, chăm sóc
tồn diện và liên tục của điều dưỡng.
- Chăm sóc cấp II: người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận
động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn
chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều
dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.
- Chăm sóc cấp III: người bệnh có thể vận động, đi lại khơng hạn chế và
tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới
sự hướng dẫn của điều dưỡng.
Nhiệm vụ chun mơn chăm sóc điều dưỡng
* Tiếp nhận và nhận định người bệnh
- Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:
 Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu
người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của
tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có
thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám;
hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật
cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;
 Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.
- Nhận định lâm sàng:
 Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi
người bệnh;
 Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;
 Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác
động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;

 Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe
người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng
bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;


6

 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong q
trình chăm sóc người bệnh.
* Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng
- Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm:
 Chăm sóc hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu về hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt theo chẩn đốn điều dưỡng và
chỉ định của bác sỹ; kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hơ
hấp, tuần hoàn, thân nhiệt bất thường của người bệnh;
 Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế
độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài
lòng về chế độ dinh dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm
dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm
của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư số
18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;
 Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập mơi trường bệnh phịng n
tĩnh, ánh sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy
định; hướng dẫn người bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất
lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức
khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng, ngủ đúng giờ; theo dõi,
thơng báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của người
bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời;
 Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện

vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải
cho người bệnh theo phân cấp chăm sóc;
 Chăm sóc tinh thần: thiết lập mơi trường an tồn, thân thiện, gần gũi,
chia sẻ, động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chun
mơn trong chăm sóc; theo dõi, phát hiện các nguy cơ khơng an tồn, các
biểu hiện tâm lý tiêu cực, phịng ngừa các hành vi có thể gây tổn hại sức


7

khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác sỹ; tơn trọng niềm tin,
tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng trong điều
kiện cho phép và phù hợp với quy định;
 Thực hiện các quy trình chun mơn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can
thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi
chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định,
quy trình chun mơn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng;
 Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên
phục hồi chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ
định, hướng dẫn, thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh
phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thực hiện một số kỹ thuật phục hồi chức
năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa
hoạt động chức năng và giảm khuyết tật;
 Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và
cập nhật hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện;
thực hiện bàn giao đầy đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc
người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực;
 Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh
chuyên môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm
sóc, theo dõi, hợp tác với nhân viên y tế trong chăm sóc, phịng bệnh; các

quy định về an tồn người bệnh, kiểm sốt nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục
hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện đầy đủ các quy
định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện.
- Xác định các can thiệp điều dưỡng:
 Trên cơ sở các can thiệp chăm sóc quy định tại khoản 1 Điều này, chẩn
đốn điều dưỡng, phân cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác
định can thiệp chăm sóc đối với mỗi người bệnh;
 Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng mong
muốn.


8

- Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:
 Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng phù hợp cho mỗi người
bệnh.
 Phối hợp với các chức danh chun mơn khác theo mơ hình chăm sóc
được phân cơng gồm: mơ hình điều dưỡng chăm sóc chính; mơ hình chăm
sóc theo đội; mơ hình chăm sóc theo nhóm hoặc mơ hình chăm sóc theo
cơng việc trong triển khai thực hiện các can thiệp chăm sóc;
 Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng
người bệnh. Dự phòng và báo cáo các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng can
thiệp chăm sóc điều dưỡng;
 Tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa
bệnh tật, kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong q
trình can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
- Ghi lại tồn bộ các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh vào
phiếu chăm sóc bản cứng hoặc bản điện tử theo quy định. Bảo đảm ghi thơng
tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, rõ ràng, dễ đọc; sử dụng, bảo quản và lưu trữ
phiếu chăm sóc theo quy định.

Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng
 Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp
chăm sóc điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên
tục, chính xác và tồn diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.
 Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả
đánh giá và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn
của điều dưỡng.
 Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu
chăm sóc mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo
khả năng đáp ứng của người bệnh.
 Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc
điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.


9

Nhiệm vụ của điều dưỡng khoa lâm sàng
 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phù hợp theo sự phân công của
trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa theo quy định tại Thông tư này
và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã
số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
 Tuân thủ đúng các quy định, quy trình chun mơn kỹ thuật, tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp và pháp luật liên quan trong chăm sóc điều
dưỡng.
 Thực hiện hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và thực hành
dựa vào bằng chứng để cải tiến chất lượng chăm sóc.
 Thực hiện đào tạo và kiểm tra, giám sát điều dưỡng mới, học viên và
hộ lý trợ giúp chăm sóc khi được phân cơng.
 Học tập liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và ứng dụng kiến thức

đã học để nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều dưỡng.
 Tham gia xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng tại khoa, các hướng
dẫn, quy định, quy trình chun mơn kỹ thuật và các văn bản, tài liệu
liên quan của điều dưỡng theo sự phân cơng.
1.1.3 Hơn mê và chăm sóc người bệnh hơn mê
1.1.3.1 Định nghĩa:
- Hơn mê là tình trạng mất ý thức và mất sự thức tỉnh nói lên tính

chất nguy kịch của một bệnh thần kinh hay một biến chứng não của
một bệnh toàn thể.
- Mất ý thức là mất sự nhận biết bản thân và thế giới bên ngoài (mất tri

giác, mất trí nhớ, mất tiếng nói, mất vẻ điệu bộ).
- Mất sự thức tỉnh là mất tỉnh táo phản ứng với các kích thích như tiếng

động, ánh sáng. Mất thức tỉnh trong hơn mê là tiên phát cịn mất ý thức chỉ
là hậu quả của mất thức tỉnh. Một tình trạng mất sự thức tỉnh gồm 4 mức


10

độ:
- Mất chú ý: Tình trạng u ám, phải dùng một kích thích ngắn mới tỉnh

như ánh sáng, tiếng động.
- Ngủ gà: Gọi to, lay mới choàng dậy.
- Đờ đẫn: Kích thích liên tục mới tỉnh.
- Khơng tỉnh mặc dù kích thích liên tục.

1.1.3.2 Ngun nhân:

Ngun nhân gây hơn mê có thể chia làm 3 loại:
* Do tuần hồn não bị ảnh hưởng
- Ngất
- Rối loạn nhịp tim.
- Tắc mạch não
- Xuất huyết não.

* Do ảnh hưởng đến chuyển hoá ở não
- Bệnh chuyển hoá, nội tiết, rối loạn nước điện giải.
- Nhiễm độc nội sinh: suy thận, suy gan.
- Nhiễm độc cấp: rượu, thuốc ngủ…
- Phù não do tăng áp lực nội sọ, viêm não, áp xe não, u não, . . .

* Do rối loạn điện não
- Cơn động kinh nặng.
- Chấn thương sọ não.

1.1.3.3 Các mức độ hôn mê trên lâm sàng
* Phân chia hôn mê theo độ (bốn độ):
Hôn mê độ I (hôn mê nông- coma stupor):
- Gọi, hỏi, lay kích thích đau khơng đáp ứng bằng lời nói, khơng mở

mắt.
- Khơng đáp ứng phù hợp với kích thích đau (khi kích thích mạnh NB

chỉ nhăn mặt, kêu rên).


11


- Phản xạ hắt hơi còn. Phản xạ đồng tử với ánh sáng, phản xạ nuốt cịn

nhưng chậm.
- Có rối loạn cơ vịng.
- Chưa có rối loạn hơ hấp và tim mạch.
- Trường hợp bệnh nhân vật vã, giãy giụa, kêu la, mê sảng, người ta gọi

là hôn mê thao thức (coma vigil).
Hôn mê độ II (hay hôn mê vừa, hôn mê thực sự - coma confirmé):
- Gọi, hỏi, lay, kích thích đau NB khơng trả lời, khơng đáp ứng mở mắt.
- Phản xạ đồng tử với ánh sáng mất, phản xạ giác mạc mất hoặc rất trơ.
- Đại tiểu tiện khơng tự chủ, rối loạn điều hồ thân nhiệt (thường tăng
thân nhiệt).
- Rối loạn nhịp thở (thở kiểu Cheyne Stokes, kiểu Kussmaul hoặc Biot).
- Rối loạn chức năng tim mạch (mạch nhanh, nhỏ, huyết áp dao động).
- Có thể thấy biểu hiện co cứng mất vỏ não.
Hôn mê độ III (hôn mê sâu coma carus):
-NB mất ý thức sâu sắc, khơng đáp ứng với mọi kích thích và mọi
cường độ.
- Mất tất cả các phản xạ (kể cả phản xạ nuốt, phản xạ ho), đồng tử
giãn.
- Rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng: tim đập yếu, huyết áp giảm,
bệnh nhân xanh nhợt, rối loạn nhịp thở (thường thở kiểu thất điều hoặc thở
ngáp), rối loạn thân nhiệt (thân nhiệt thường giảm), tăng tiết đờm dãi.
- Đái ỉa dầm dề.
- Có thể thấy dấu hiệu duỗi cứng mất não.
Hơn mê độ IV (hôn mê quá mức, hôn mê không hồi phục- coma dépassé):
- Rối loạn hô hấp và tim mạch rất nặng nề, NB khơng cịn tự thở được,
cần hơ hấp hỗ trợ, huyết áp hạ rất thấp có khi không đo được, tim đập rời
rạc, yếu ớt.

- Mất tất cả các phản xạ, đồng tử giãn rộng, toàn thân giá lạnh. NB trong


12

tình trạng hấp hối.
1.1.3.4 Chăm sóc người bệnh hơn mê:
Khi tiếp nhận một NB hôn mê người điều dưỡng phải xác định tình
trạng bệnh nhân và đặt ra được yêu cầu chăm sóc nhằm:
- Ngăn chặn tử vong.
- Duy trì hơ hấp, tuần hồn, bài tiết.
- Phịng ngừa biến chứng.
- Phục hồi chức năng.
- Giáo dục sức khoẻ và các biện pháp tự theo dõi, chăm sóc cho gia
đình sau khi xuất viện.
* Nhận định chăm sóc:
- Quan sát NB.
- Đánh giá mức độ hôn mê.
- Phân loại được hôn mê có triệu chứng thần kinh chỉ điểm hay khơng?
- Lấy mạch, nhiệt độ, HA.
- Nhịp thở, tần số, kiểu thở có rối loạn khơng?
- Có các dấu hiệu cơ năng: Nhức đầu, nơn.
- Hỏi: Tiền sử NB có mắc bệnh gì khơng? Có vướng mắc gì về tình cảm
trong gia đình và xã hội khơng? (khâu này phải qua người nhà)
- Người điều dưỡng thu thập mọi giấy tờ, y bạ có liên quan đến NB để
giúp q trình chẩn đốn, điều trị và chăm sóc.
* Chẩn đốn chăm sóc:
- Rối loạn hoặc mất ý thức.
- Tắc nghẽn hơ hấp do thơng khí kém.
- Bội nhiễm do nằm lâu.

- Loét mục do nằm lâu.
- Teo cơ, tắc mạnh do khơng vận động.
- Suy mịn do dinh dưỡng kém.


13

* Kế hoạch chăm sóc:
- Theo dõi các chức năng sống phát hiện dấu hiệu bất thường để
xử lý kịp thời.
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ.
- Vệ sinh thân thể.
- Phịng chống lt.
- Ni dưỡng.
- Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.
- Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập.
* Thực hiện kế hoạch:
 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (chức năng sống):
- Tùy từng ngun nhân hơn mê mà có kế hoạch theo dõi 15 phút; 30
phút; 1 giờ hoặc 3 giờ một lần.
- Theo dõi nước tiểu 24 giờ để có kế hoạch bù nước và điện giải và
giúp bác sĩ điều chỉnh lượng nước ra vào của cơ thể.
- Phải ghi vào các phiếu theo dõi, thấy bất thường phải thông báo
ngay.
 Thực hiện các y lệnh đầy đủ và chính xác.
 Duy trì lưu thơng đường hơ hấp:

- Đặt bệnh nhân nằm tư thế dẫn lưu.
- Hút đờm dãi khi tăng tiết.
- Đặt Canyl Mayo đề phòng tụt lưỡi.

- Thở oxy khi có tím tái.
- Thay đổi tư thế nằm 1 giờ/1 lần.
- Nếu hôn mê sâu đặt NKQ, hút đờm dãi và hỗ trợ hô hấp khi cần thiết.
 Nuôi dưỡng:
- Cho NB ăn qua sonde dạ dày, mỗi lần bơm không quá 200 ml cách

nhau 3 giờ. Cho thêm các loại thức ăn có vitamin A, B, C.
- Chú trọng Protit bảo đảm cho cơ thể tiếp nhận 1 - 1,5 g/kg.


14

- Lượng Calo 30 - 50 Calo/kg thể trọng.
- Chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh và cân đối theo khẩu phần: Theo tỷ

lệ P: L: G = 1:1:4.
- Nước uống: Vnu = Vnt + (300 hoặc 500) ml – Vdt.

Trong đó Vnu = số ml nước uống trong ngày.
Vnt = thể tích nước tiểu /24 giờ tính bằng ml. Vdt = thể tích dịch
truyền tính bằng ml. (500 ml áp dụng khi có sốt, vã mồ hơi hoặc có hỗ
trợ hơ hấp)
 Phịng chống lt:
- Cho NB nằm đệm hoặc phao chống lt.
- Nếu khơng có đệm nước phải giữ cho ga giường khơ, sạch, khơng

có nếp nhăn.
- Trở mình cho bệnh nhân 2 giờ/lần.
- Có vết trợt: Điều trị ngay tránh để nhiễm khuẩn và loét.


+ Bôi thuốc hoặc chất làm sạch da (Rivanol)
+ Dùng đệm kê thích hợp.
- Đã loét: Cắt lọc phần tế bào hoại tử, rửa sạch, đổ đường trắng vào vết

loét băng lại, hàng ngày thay băng và đổ đường nhiều lần. Chăm sóc đến
khi vết lt đầy và kín miệng.
 Chăm sóc mắt: Chống khô giác mạc và tổn thương do va chạm (do

bệnh nhân khơng cịn phản xạ chớp mắt)
- Nhỏ mắt theo y lệnh.
- Đắp gạc có tưới dung dịch NaCl lên mắt.
- Khép mi lại.

 Duy trì bài tiết nước tiểu: Đặt Sonde dẫn lưu nước tiểu tránh làm bẩn

và ướt da và tránh nhiễm trùng ngược dòng.
 Duy trì thân nhiệt:
- Ủ ấm nếu hạ thân nhiệt.
- Hạ nhiệt nếu có sốt cao.


15

 Chống ứ trệ tĩnh mạch và huyết khối:
- Tập vận động thụ động.
 Chăm sóc khớp:
- Thay đổi tư thế.
- Vận động các khớp.

 Chăm sóc răng miệng: Lau rửa ngày 2 lần có thể dùng Glyxerin hoặc

nước chanh làm ẩm niêm mạc miệng.
 Vệ sinh thân thể:
- Lau người, rửa bộ phận sinh dục sau khi đi đại tiểu tiện hàng ngày.
- Thay ga giường, quần áo ngày một lần.
- Nên tắm toàn thân và gội đầu tại giường 3 ngày/lần vào buổi chiều.

Nếu trời lạnh phải ủ ấm bệnh nhân.
 Chăm sóc tâm lý: Dù cho bệnh nhân hơn mê sâu cũng nên hỗ trợ kích
thích não bằng cách:
- Nói với NB.
- Gọi tên.
- Sờ lên da.
- Nhắc nhở người nhà tăng cường liên hệ giao tiếp với NB để tăng

cường cảm giác hồi tỉnh.
 Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập:
- Hướng dẫn gia đình bệnh nhân biết chế độ chăm sóc và vệ sinh hàng

ngày.
- Chế độ ăn uống và dùng thuốc hàng ngày: ăn đủ lượng và chất, dùng

thuốc theo đơn của bác sĩ nếu có.
- Luyện tập hàng ngày từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều.

* Đánh giá q trình chăm sóc:
- NB khơng mắc các biến chứng đã kể trên.
- Toàn trạng tiến triển tốt lên và hồi tỉnh.
- Được nuôi dưỡng đảm bảo, biểu hiện không sụt cân.



16

- Gia đình NB yên tâm, cộng tác với nhân viên y tế chăm sóc tốt bệnh

nhân.
* Các Văn bản pháp lý liên quan đến công tác CSNB trong bệnh viện
Trước đây, chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng là thực hiện y
lệnh, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nên cơng tác chăm sóc của điều
dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người bệnh. Hầu hết cơng tác
chăm sóc cơ bản cho người bệnh được người nhà đảm nhiệm. Để khắc phục
tình trạng này, năm 1993 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra Quyết định 526/QĐ-BYT
ban hành chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc người bệnh tại
bệnh viện và cơng văn số 3722/BYT-ĐTr hướng dẫn triển khai Quyết định
trên [3]. Năm 1996, Thông tư 11/1996/TT-BYT về hướng dẫn tổ chức thực
hiện CSNBTD và củng cố hệ thống điều dưỡng trưởng được ra đời. Cơng
tác CSNBTD được thể chế hố thành Quy chế CSNBTD trong Quy chế
bệnh viện [4]. Đến năm 2003, Chỉ thị 05/2003/BYT-CT của Bộ trưởng Bộ Y
tế đã yêu cầu mọi cán bộ y tế đều có trách nhiệm thực hiện CSNBTD, các
bệnh viện phải tăng cường công tác CSNBTD [26].
Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT
Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bêṇh viện và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011, thay thế Quy chế CSNBTD trong
Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ
ngày 19/9/1997, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng chăm sóc ngày càng cao
hơn [9]. Thơng tư này là sự cập nhật phù hợp giữa các văn bản pháp luật,
tình hình thực tế, nâng cao vị thế nghề nghiệp, đặt công tác điều dưỡng trong
mối quan hệ mang tính hệ thống, trao quyền cho các đơn vị vận dụng linh
hoạt trong tổ chức quản lý điều dưỡng, quy định cụ thể về nhiệm vụ chăm
sóc.
Ngày 03 tháng 12 năm 2013, Bộ Y tế ra Quyết định số 4858/QĐ-BYT

về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
Ngày 28 tháng 12 năm 2021 Bộ Y tế ban hành thông tư 31/2021/TT-


17

BYT về việc quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện
Đây chính là cơ sở để chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến
thức và thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hơn mê của điều
dưỡng Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2022”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Điều dưỡng là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ chăm sóc người
bệnh tại bệnh viện vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan
tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng. Nội dung chính
của CSĐD bao gồm: lập kế hoạch và chăm sóc thể chất, tinh thần, dinh
dưỡng, theo dõi, sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe cho
người bệnh [3].
Ở nước ta hiện nay công tác CSNB của ĐD tại BV được thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 07/2011TT-BYT, hướng dẫn cơng tác ĐD về CSNB
trong BV. Có một số nghiên cứu về chăm sóc, theo dõi NB tại các BV như
Trung ương Huế, Y học cổ truyền trung ương… đã chỉ ra rằng: ĐD làm tốt
việc chăm sóc hỗ trợ tinh thần và thực hiện y lệnh của bác sỹ nhưng việc hỗ
trợ NB ăn uống; chăm sóc vệ sinh cá nhân lại chủ yếu do người nhà thực hiện.
Chăm sóc răng miệng là một khía cạnh thiết yếu quan trọng của chăm
sóc điều dưỡng. Theo nghiên cứu của tác giả Dưong Thị Bình Minh năm
2012, nghiên cứu này đánh giá tương đối toàn diện về tất cả 7 nội dung trong
công tác CSNB của ĐD được thực hiện ở BV. Phản hồi từ NB cho thấy kết
quả đánh giá chung về 4 trong 5 nội dung CSNB theo tiêu chuẩn đánh giá
trong nghiên cứu này có tỷ lệ đạt yêu cầu tương đối cao, trên 90%. Trong đó
cơng tác tiếp đón NB đạt kết quả cao nhất lên đến 95,8%. Điều đáng quan tâm

là công tác tư vấn, hướng dẫn GDSK có tỷ lệ đạt yêu cầu thấp hơn hẳn, chỉ là
66,2%.
Về cơng tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày, kết quả cho thấy người
trực tiếp làm vệ sinh cho NB chủ yếu là người CSNB (46,2%).


18

Nghiên cứu của Phạm Lê Hưng tiến hành tại 7 bệnh viện ở thành phố Hà
Nội, bằng phiếu phỏng vấn 350 điều dưỡng để đánh giá thực hành chăm sóc
răng miệng cho người bệnh hồi sức cấp cứu, kết quả cho thấy, chỉ có 31,7%
điều dưỡng thực hành tốt chăm sóc răng miệng. Nghiên cứu cũng tìm thấy các
yếu tố liên quan chặc chẽ đến thực hành chăm sóc răng miệng cho người bệnh
là công tác đào tạo ở trường Trung cấp Y tế, sự giám sát, hướng dẫn của điều
dưỡng trưởng khoa và các bác sĩ điều trị. Mặc dù nghiên cứu thực hiện trên
phạm vị rộng, nhưng dừng lại ở phỏng vấn điều dưỡng chứ chưa thực hiện
quan sát trực tiếp để có kết quả khách quan hơn.
Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013), tại bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển ng Bí, việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh như: hỗ trợ đại
tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay đồ vải, tỷ lệ NNNB đảm nhiệm giảm
dần từ 78,1% xuống 63,6%, thay vào đó là do sự hỗ trợ của NVYT, sự phối
hợp giữa NVYT và NNNB, tỷ lệ này tăng dần từ 10,5% đến 22,2%. Về nhu
cầu tập luyện phục hồi chức năng được NVYT trực tiếp thực hiện là 30,6%.
Kết quả thể hiện, ĐDV tại bệnh viện này đã có chuyển biến tốt trong việc
thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản cho người bệnh.
Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012), tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Lâm Đồng, điều dưỡng thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
chiếm tỷ lệ thấp: vệ sinh răng miệng (5,0%), hỗ trợ đại tiểu tiện (15%), thay
đồ vải (13,7%), cho người bệnh ăn qua thông dạ dày (18,3%) và đáp ứng nhu
cầu phục hồi chức năng cho người bệnh đạt từ 15% đến 38,3%. Hướng dẫn

người bệnh về chế độ dinh dưỡng, thực hiện thuốc và theo dõi dùng thuốc tỷ
lệ lần lượt là 86,7%, 96,7% và 91,7%, có 98,3% người bệnh được cơng khai
thuốc hàng ngày. Các yếu tố tác động và cản trở nhiều nhất đến hoạt động
CSNB theo ý kiến của ĐDV là thiếu phương tiện (52,7%), thiếu nhân lực
(48,3%); thiếu thời gian (21,8%); thiếu trình độ chun mơn và lớn tuổi
(10%) và thiếu sự quan tâm của lãnh đạo (6,7%). Tuy nhiên, nghiên cứu chưa


×