Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ MỸ AN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ TÌNH TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TRÊN 65 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ AN

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ TÌNH TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM
CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TRÊN 65 TUỔI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa

: QH.2016.Y


Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hoài

Hà Nội – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hồn thành khóa luận, em
đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cơ, sự giúp đỡ của bạn bè, sự
động viên to lớn của gia đình và người thân.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo,
Bộ mơn Nội Khoa, trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban
giám đốc bệnh viện Bạch Mai, ban giám đốc Viện Tim Mạch đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em tra cứu hồ sơ và hoàn thành bài luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts.Bs Nguyễn Thị Thu Hoài, là
người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và làm khóa luận.
Em vơ cùng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Nội Khoa, và các
anh chị, bác sĩ, điều dưỡng Viện tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt q trình học tập và làm khóa luận.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp Y Đa
khoa khóa QH2016.Y, những người ln sẵn sàng sẻ chia và khích lệ và giúp
đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Thị Mỹ An


LỜI CAM KẾT


Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi”
là hoàn toàn do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths.Bs. Nguyễn Thị Thu Hoài.
Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2022
Sinh viên

NGUYỄN THỊ MỸ AN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ARNI

Angiotensin Receptor Neprilysin Inhibitor

BNP

B-type natriuretic peptide - Peptid lợi niệu natri loại B

BMI

Body max index - Chỉ số khối cơ thể

CRT

Cardiac Resynchronization Therapy – Thiết bị tái đồng bộ tim


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

EF

Ejection fraction - Phân suất tống máu

ESC

European Society Of Cardiology - Hội Tim mạch châu Âu

HFpEF

Suy tim phân suất tống máu bảo tồn

HFmrEF

Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ

HFrEF

Suy tim phân suất tống máu giảm

ICD

Implantable cardioverter-defibrillator – Máy chuyển nhịp-phá
rung tự động

LVEF


Left ventricular ejection fraction - Phân suất tống máu thất trái

NT-proBNP

N-terminal B-type natriuretic peptide - Peptid lợi niệu natri loại
pro-B N-terminal

OR

Odds ratio - Tỷ số chênh

NYHA

New York Heart Asssociation – Hiệp hội tim mạch New York

RAAS

Renin-Angiotensin-Aldosterone system

95% CI

Khoảng tin cậy 95%


MỤC LỤC
_Toc106735071

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN ..........................................................................................4

1.1 Tổng quan về suy tim mạn ..............................................................................4
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2. Sinh bệnh học suy tim ...............................................................................4
1.1.3. Phân loại ....................................................................................................7
1.1.4. Chẩn đoán suy tim mạn ............................................................................9
1.1.5. Tình hình dịch tễ suy tim mạn ................................................................16
1.2. Tình trạng tuân thủ điều trị .........................................................................18
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim
mạn tính có phân suất tống máu giảm .............................................................20
1.2.2. Ảnh hưởng của tuân thủ điều trị tới mức độ nặng của suy tim và tỷ lệ
tử vong trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ........................24
1.2.3. Một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tình trạng tuân thủ
điều trị ở bệnh nhân suy tim và kết quả của các nghiên cứu: ........................25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu .............................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................28
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .......................................................29
2.2.3. Các biến số nghiên cứu ...........................................................................30
2.3. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu .................................34
2.4. Sai số và khống chế sai số .............................................................................35
2.5. Xử lý số liệu ...................................................................................................35
2.5.1. Phương pháp đánh giá kết quả ...............................................................35
2.5.2. Các tiêu chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu: ..................................35
2.5.3. Các phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu: .......................40
2.6. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................40



Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................42
3.1. Đặc điểm chung của các nhóm đối tượng nghiên cứu ...............................42
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các nhóm đối tượng nghiên cứu: ....45
3.3. Tình trạng tuân thủ chế độ điều trị nội khoa và thay đổi lối sống ở các
nhóm đối tượng nghiên cứu ................................................................................49
3.4.1. Điều trị thuốc ở bệnh nhân suy tim mạn: ..............................................49
3.4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim mạn trên 65 tuổi ....50
3.4.3. Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị đối với
bệnh nhân suy tim mạn .....................................................................................51
3.4.4. Ảnh hưởng của việc không tuân thủ điều trị đối với hiệu quả điều trị
suy tim mạn có phân suất tống máu giảm ........................................................53
Chương 4 ..................................................................................................................57
BÀN LUẬN ..............................................................................................................57
4.1. Tình trạng lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân
suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi ..............................................................................57
4.1.1. Các đặc điểm chung ................................................................................57
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu
giảm:...................................................................................................................59
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân suy tim có phân suất tống
máu giảm............................................................................................................61
4.2. Tình trạng tn thủ điều trị về nội khoa và chế độ lối sống ở các bệnh
nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi .......................................63
4.2.1. Điều trị bằng thuốc ở các nhóm đối tượng nghiên cứu ........................63
4.2.2. Tình trạng tn thủ điều trị ở các nhóm ĐTNC ....................................63
4.3. Các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị và ảnh
hưởng của việc tuân thủ điều trị đối với hiệu quả điều trị ở bệnh nhân suy
tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi.........................................................64
4.3.1. Thông tin về ĐTNC theo các mức độ tuân thủ điều trị .........................64
4.3.2. Các nguyên nhân và yếu tố gây ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ

điều trị ................................................................................................................65
4.3.3. Ảnh hưởng của việc tuân thủ điều trị đối với hiệu quả điều trị ở bệnh
nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi ......................................66
KẾT LUẬN ..............................................................................................................68
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân Suy tim có phân suất
tống máu giảm ≥ 65 tuổi ......................................................................................68


2. Thực trạng tuân thủ điều trị và các đặc điểm liên quan tới tình trạng tuân
thủ điều trị ở các bệnh nhân Suy tim có phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi 68
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................................................................76


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Bệnh nguyên gây suy tim ...........................................................................6
Bảng 1. 2 Định nghĩa suy tim phân suất tống máu giảm, giảm nhẹ và bảo tồn ..........8
Bảng 1. 3 Tiêu chuẩn Framingham trong chẩn đoán suy tim ...................................12
Bảng 1. 4 Các tiêu chuẩn xác định suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim mạch
Châu Âu năm 2012....................................................................................................12
Bảng 1. 5 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các triệu chứng/ dấu hiệu của suy tim .........15
Bảng 2. 1 Các bước tiến hành thu thập số liệu..........................................................29
Bảng 2. 2 Các biến số về đặc điểm chung của các nhóm bệnh nhân ........................30
Bảng 2. 3 Các biến số về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân 31
Bảng 2. 4 Các biến số về tỷ lệ tuân thủ điều trị suy tim mạn ...................................33
Bảng 3.1 Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .........................................43
Bảng 3.2 Trình độ học vấn của các nhóm đối tượng nghiên cứu .............................44
Bảng 3.3 Tình trạng hơn nhân của các đối tượng nghiên cứu ..................................44
Bảng 3.4 Thông tin liên quan đến bệnh lý suy tim của các nhóm ............................45

Bảng 3.5 Tình trạng lâm sàng hiện tại ở những đối tượng nghiên cứu chưa tử vong
...................................................................................................................................46
Bảng 3.6 Các đặc điểm cận lâm sàng liên quan đến tình trạng suy tim (N = 151) ...48
Bảng 3.7 Tỷ lệ sử dụng các thuốc điều trị suy tim....................................................49
Bảng 3.8 Tỷ lệ sử dụng các thuốc khác ở bệnh nhân suy tim ...................................49
Bảng 3.9 Tổng số loại thuốc cần dùng ở các nhóm đối tượng nghiên cứu ...............50
Bảng 3.10 Tình trạng tuân thủ điều trị ở những bệnh nhân chưa tử vong (N = 132).
...................................................................................................................................51
Bảng 3.11 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu theo mức độ tuân thủ điều trị
thuốc uống .................................................................................................................51
Bảng 3.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị bằng thuốc ở các bệnh
nhân còn sống (N = 132) ...........................................................................................52
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của việc tuân thủ điều trị đối với hiệu quả điều trị suy tim
mạn có phân suất tống máu giảm. .............................................................................53
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị và tỷ lệ tử vong ở các ĐTNC ....54
Bảng 3.15 Tỷ lệ tử vong và tái nhập viện của ĐTNC ...............................................54
Bảng 4. 1 Tuổi trung bình của các bệnh nhân suy tim mạn khi so sánh giữa các
nghiên cứu .................................................................................................................58
Bảng 4. 2 So sánh huyết động trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm ở
các nghiên cứu khác nhau .........................................................................................60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố lượng bệnh nhân ở các nhóm tuổi ...........................................42
Biểu đồ 3.2 Biến thiên tuổi ở các nhóm đối tượng nghiên cứu ................................43
Biểu đồ 3.3 Các mức độ tăng huyết áp ở các nhóm đối tượng nghiên cứu thời điểm
bắt đầu nghiên cứu ....................................................................................................47
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị bằng thuốc uống ...............................50
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tuân thủ điều trị theo thời gian mắc suy tim ở bệnh nhân trên 65
tuổi .............................................................................................................................53

Biểu đồ 3.6 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức
độ tuân thủ điều trị với biến cố tử vong do mọi nguyên nhân ..................................55
Biểu đồ 3.7 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức
độ tuân thủ điều trị với biến cố tái nhập viện ............................................................55
Biểu đồ 3.8 Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở các ĐTNC theo phân loại mức
độ tuân thủ điều trị với biến cố gộp (tái nhập viện hoặc tử vong) ............................56

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ chẩn đoán suy tim theo ESC 2016 [19] ..........................................14
Hình 1. 2 Sơ đồ chẩn đốn suy tim theo ESC 2021 [19] ..........................................14
Hình 1. 7 Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ điều trị ...................21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là một hội chứng lâm sàng quan trọng, là hậu quả cuối cùng của nhiều
bệnh lý nội khoa và tim mạch, có tỷ lệ tái nhập viện và tử vong cao . Suy tim là trạng
thái bệnh lý, với sự bất thường về chức năng, tim không đủ khả năng bơm để cung
cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể về mặt oxy, là tình trạng bệnh
lý thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch khác. Trên tồn thế giới, có
khoảng 26 triệu người đang phải chịu các gánh nặng do tình trạng suy tim, trong đó
hơn 50% các ca suy tim là có phân suất tống máu giảm. Suy tim phân suất tống máu
giảm luôn là một gánh nặng y tế do tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong được duy trì ở mức cao,
tỷ lệ sống cịn chỉ có 25% sau 5 năm phải nhập viện do suy tim có phân suất tống
máu giảm [1].
Các bệnh nhân suy tim thường có tiên lượng xấu. Tỷ lệ sống 5 năm sau nằm
viện vì suy tim là khoảng 35% bất kể mức EF của bệnh nhân. Trong suy tim mạn,
tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào mức độ triệu chứng và tình trạng rối loạn chức năng
thất, có thể dao động từ 10 đến 40% mỗi năm. Các nghiên cứu cộng đồng cho thấy
rằng có từ 30-40% bệnh nhân suy tim tử vong trong năm đầu tiên sau chẩn đoán và
từ 60-70% bệnh nhân suy tim tử vong trong 5 năm, chủ yếu do tình trạng suy tim

nặng lên hoặc có thể do các tình trạng đột ngột như loạn nhịp thất. Mặc dù khó có
thể dự đoán tiên lượng trên từng bệnh nhân, các bệnh nhân có các triệu chứng suy
tim khi nghỉ ngơi (NYHA độ IV) có tỷ lệ tử vong hàng năm từ 30-70%, trong khi
các bệnh nhân ở mức suy tim NYHA độ II có tỷ lệ tử vong hàng năm từ 5-10%. Do
vậy, tình trạng chức năng của bệnh nhân là một yếu tố quan trọng để dự đoán tiên
lượng của bệnh [2]. Tỷ lệ tử vong của suy tim còn phụ thuộc vào dịch tễ của nghiên
cứu cũng như sự ảnh hưởng của can thiệp y tế và sự tuân thủ điều trị của người
bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù đã có nhiều tiến bộ về phương pháp
điều trị suy tim, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do suy tim vẫn còn hiện hữu do nhiều yếu
tố khác nhau, bao gồm không được quản lý về mặt y tế đầy đủ, không tuân thủ
hướng dẫn điều trị, hoặc phương pháp điều trị chưa được tối ưu.
Việc tuân thủ chế độ điều trị suy tim không chỉ nhằm mục đích để ngăn ngừa
các biến chứng ở các bệnh nhân suy tim mạn, mà còn giúp cải thiện tình trạng sức
khỏe bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử
vong [3]. Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong các phương thức điều trị suy tim, tình
trạng suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân
phải nhập viện, trong khi các chế độ điều trị khuyến cáo trong các hướng dẫn thực

1


hành vẫn chưa được áp dụng hoàn toàn đầy đủ trên lâm sàng [4]. Có nhiều nghiên
cứu về sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim, khuyến cáo rằng việc chăm sóc sức
khỏe đa mơ thức bao gồm việc điều trị đau và các triệu chứng, sức khỏe tâm lý –
tâm thần, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ đưa ra các lựa chọn điều trị và chăm sóc sức khỏe
tồn diện đặc biệt là chăm sóc giảm nhẹ, có thể giúp tối ưu hóa q trình quản lý
điều trị suy tim [5]. Việc điều trị đối với bệnh nhân suy tim còn đặt gánh nặng lên
những người chăm sóc, việc hướng dẫn để chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân cần
được thực hiện đối với người nhà và những người chăm sóc [6]. Các triệu chứng
nặng nề của suy tim dễ khiến bệnh nhân cảm thấy suy sụp về tinh thần và làm giảm

chất lượng cuộc sống. Việc điều trị chăm sóc giảm nhẹ đã chứng minh là sẽ đem lại
những lợi ích với người bệnh nếu được áp dụng sớm, tuy nhiên chưa thực sự có
hướng dẫn cụ thể và cịn hạn chế trong q trình hướng dẫn người chăm sóc cho
bệnh nhân [5], [6], [7].
Nguy cơ tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim tăng lên theo tuổi tác khiến cho
suy tim là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân lớn tuổi phải nhập viện,
Khoảng trên 80% bệnh nhân suy tim là trên 65 tuổi và thường có nhiều bệnh đồng
mắc, dẫn đến thực trạng là quản lý điều trị suy tim ở người bệnh lớn tuổi ln là một
thách thức [8]. Tình trạng khơng tuân thủ chiến lược điều trị cũng như thay đổi lối
sống là một vấn đề lớn ở những bệnh nhân suy tim lớn tuổi. Các yếu tố có thể ảnh
hưởng đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân gồm các yếu tố kinh tế - xã hội, các yếu
tố liên quan đến hệ thống chăm sóc y tế, điều kiện bệnh lý của bệnh nhân, và các yếu
tố do việc điều trị và các yếu tố do bản thân người bệnh [9], [10]. Tình trạng cơ đơn
khơng có người chăm sóc và tuổi già là các yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất cho việc
không tuân thủ chế độ điều trị đã được cung cấp [8]. Do tình trạng không tuân thủ
điều trị là một vấn đề do nhiều nguyên nhân gây ra, việc chỉ ra được các yếu tố, vấn
đề ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim lớn tuổi là hết sức cần thiết
nhằm cải thiện quá trình và chất lượng điều trị ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi có tình
trạng suy tim mạn tính. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị
và các yếu tố liên quan tới sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim như nghiên cứu
của tác giả Jaarsma (2013) [11] so sánh thái độ và hành vi tuân thủ điều trị ngoại trú
ở bệnh nhân suy tim trên 15 quốc gia, hay nghiên cứu của tác giả Jankowska (2020)

[8] về sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim lớn tuổi, tuy nhiên ở Việt Nam thì các
nghiên cứu về vấn đề này cịn ít và chưa tập trung tới đối tượng bệnh nhân suy tim
phân suất tống máu giảm. Với mong muốn tìm hiểu một vấn đề còn khá mới mẻ ở

2



Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm trên 65 tuổi” với
các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân suy tim có phân
suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi
2. Khảo sát thực trạng tuân thủ điều trị và tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tình
trạng tuân thủ điều trị ở các bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm ≥ 65 tuổi.

3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về suy tim mạn
1.1.1. Khái niệm
Theo Hiệp hội Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACCF) và Hội Tim Mạch Hoa
Kỳ (AHA) định nghĩa năm 2013: “Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp là kết
quả của bất kỳ rối loạn về chức năng và cấu trúc của tâm thất trong quá trình tiếp
nhận máu và tống máu. Biểu hiện lâm sàng của suy tim là khó thở và mệt mỏi, có thể
giới hạn khả năng vận động, giữ nước, sung huyết ở phổi và/hoặc nội tạng và/hoặc
phù ngoại vi”.
Năm 2015, Hội tim mạch Việt Nam đưa ra định nghĩa suy tim dựa theo ESC
2013: “Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp là hậu quả của những tổn thương
thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp
nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu)’’.
Theo khuyến cáo ESC 2016: “Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng
bởi các triệu chứng điển hình (VD: khó thở, phù chân và mệt mỏi) mà có thể đi kèm
với các dấu hiệu ( VD: tĩnh mạch cổ nổi, ran phổi và phù ngoại vi) gây ra bởi bất
thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến cung lượng tim giảm và/hoặc
áp lực trong tim cao lúc nghỉ hoặc khi gắng sức/stress.”

Theo khuyến cáo ESC 2021: “Suy tim không phải là một chẩn đoán bệnh lý
đơn lẻ, mà là một hội chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng cơ bản (ví dụ như khó
thở, sưng mắt cá chân và mệt mỏi) có thể đi kèm với các dấu hiệu (ví dụ: tăng áp lực
tĩnh mạch, ran nổ phổi và phù ngoại vi). Đó là do sự bất thường về cấu trúc và / hoặc
chức năng của tim dẫn đến áp lực buồng tim tăng cao và / hoặc cung lượng tim không
đủ khi nghỉ ngơi và / hoặc khi tập thể dục. Việc xác định căn nguyên của rối loạn
chức năng tim cơ bản là bắt buộc trong chẩn đốn suy tim vì với bệnh lý cụ thể có
thể xác định phương pháp điều trị tiếp theo. Thông thường nhất, suy tim là do rối loạn
chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tuy nhiên, bệnh lý của van, màng
ngoài tim và nội tâm mạc, và những bất thường về nhịp tim và dẫn truyền cũng có
thể gây ra hoặc góp phần vào suy tim”.
1.1.2. Sinh bệnh học suy tim
Suy tim xảy ra khi có tình trạng rối loạn chức năng cơ tim dẫn tới việc tim
khơng tại đủ áp lực bình thường để bơm máu tới các cơ quan để thực hiện chuyển
hóa trong cơ thể, đặc biệt là khi vận động thể lực và khi các cơ chế thích nghi của hệ

4


thần kinh nội tiết đã quá tải và không bù đắp được cho rối loạn huyết động. Bệnh
nguyên của tình trạng suy tim bao gồm thiếu máu động mạch vành, tăng áp lực lịng
mạch hoặc tăng thể tích tuần hồn, bệnh cơ tim, và bệnh màng ngoài tim. Các bệnh
lý động mạch vành, bệnh cơ tim giãn và tăng huyết áp là các nguyên nhân phổ biến
nhất, bên cạnh đó một số thuốc cũng có thể khiến tình trạng chức năng cơ tim trở nên
tồi tệ hơn. Khi khả năng co bóp của cơ tim giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm thể tích
nhát bóp và giảm cung lượng tim, khiến cho lưu lượng máu tới thận thay đổi. Điều
này kích thích thận giữ lại nước để bù trừ cho việc giảm lưu lượng máu tới thận và
giảm thể tích tuần hoàn. Việc giữ lại dịch trong cơ thể làm tăng tiền gánh và áp lực
đổ đầy thất, khiến các triệu chứng của ứ huyết phổi bắt đầu xuất hiện. Việc giảm khả
năng co bóp cơ tim cũng gây hạ huyết áp, gây kích hoạt các con đường thần kinh nội

tiết gây co mạch, làm tăng hậu gánh và về lâu dài càng làm nặng nề hơn tình trạng
giảm thể tích nhát bóp. Do đó, bên cạnh việc chẩn đốn và điều trị suy tim, có thể
phịng ngừa tình trạng suy tim bằng cách điều trị các yếu tố nguy cơ, cũng như là
phân loại và theo dõi các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao [12], [13].
Suy tim là một hội chứng phức tạp, đây là hậu quả của nhiều bệnh lý khác
nhau như bệnh nội mạc tim (van tim), cơ tim, màng ngoài tim, loạn nhịp tim, tăng
huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh tuyến giáp. Phần lớn nguyên nhân suy tim tại
các nước tiên tiến là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp và bệnh cơ tim dãn nở. Tại
Việt Nam, từ những năm 1997 trở về trước bệnh van tim hậu thấp là nguyên nhân
hàng đầu gây suy tim, tuy nhiên hiện nay điều này đã thay đổi với sự dịch chuyển dần
sang các bệnh không lây, tương tự các nước phát triển, bệnh van tim hậu thấp khơng
cịn được kể đến đầu tiên mà tăng huyết áp, bệnh mạch vành mới là nguyên nhân
hàng đầu gây suy tim [14].
Các bệnh lý gây ra sự thay đổi về cấu trúc hoặc chức năng của tâm thất có thể
dẫn đến tình trạng suy tim. Ở các nước cơng nghiệp hóa, các bệnh lý mạch vành dần
trở thành nguyên nhân hàng đầu gây suy tim ở cả nam giới và nữ giới, chiếm khoảng
60-75% số trường hợp suy tim. Tăng huyết áp góp phần vào sự hình thành suy tim ở
75% các trường hợp, bao gồm hầu hết các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành. Cả hai
trường hợp gồm bệnh lý mạch vành và tăng huyết áp đều tác động làm tăng nguy cơ
dẫn đến suy tim, và bệnh lý Đái tháo đường cũng có tác động tương tự [2].
Trong 20-30% các trường hợp suy tim có phân suất tống máu giảm, thường
khơng xác định được chính xác bệnh nguyên nền. Những bệnh nhân này thường được
xem là suy tim do các bệnh lý không thiếu máu, bệnh cơ tim giãn hoặc bệnh cơ tim

5


không rõ nguyên nhân. Tiền sử nhiễm virus hoặc tiếp xúc với chất độc (ví dụ như
rượu hoặc hóa trị liệu) cũng có thể gây nên tình trạng bệnh cơ tim giãn. Hơn nữa, một
tỷ lệ lớn bệnh cơ tim giãn là do thứ phát do khiếm khuyết các gene đặc hiệu, gây ảnh

hưởng đến khung xương tế bào. Đột biến các gene mã hóa cho các protein cấu trúc
nên khung xương tế bào (Desmin, Cardiac myosin, Vinculin) và các protein màng
nhân (Laminin). Bệnh cơ tim giãn cũng liên quan đến các bệnh lý loạn dưỡng cơ
Duchenne hoặc Becker. Các bệnh lý gây tăng cung lượng tim (ví dụ như thông động
tĩnh mạch, thiếu máu) thường hiếm khi gây nên suy tim ở trạng thái cấu trúc tim bình
thường, tuy nhiên nếu có bất thường cấu trúc tim thì các bệnh lý này có thể dẫn tới
suy tim [2].
Bảng 1. 1 Bệnh nguyên gây suy tim
Nguyên nhân gây suy tim phân suất tống máu giảm ( < 40%)
Nhồi máu cơ tim

Bệnh mạch vành

Thiếu máu cơ tim
Tăng huyết áp

Tăng áp lực kéo dài

Hẹp van tim
Hở van tim

Tăng thể tích tâm thất kéo dài

Bệnh tim bẩm sinh
Tâm phế mạn

Bệnh phổi mạn tính

Bệnh van động mạch phổi
Rối loạn về gene/ di truyền


Bệnh cơ tim giãn không thiếu máu

Rối loạn thâm nhiễm cơ tim
Virus

Nhiễm độc/ Tổn thương do thuốc

Rối loạn chuyển hóa
Nhiễm ký sinh trùng

Bệnh Chagas

Rối loạn nhịp

Nhịp chậm kéo dài
Nhịp nhanh kéo dài

Nguyên nhân gây suy tim phân suất tống máu còn bù ( > 40% - 50%)
Nguyên phát

Bệnh cơ tim phì đại

Thứ phát (do tăng huyết áp)
Tuổi
Các tổn thương nội tâm mạc
Thâm nhiễm cơ tim (thâm nhiễm tinh

Bệnh cơ tim hạn chế


Rối loạn tích tụ (bệnh nhiễm sắc tố sắt

6


Xơ hóa
Các rối loạn tăng thể tích tống máu
Rối loạn chuyển hóa

Nhiễm độc giáp

Rối loạn dinh dưỡng

Bệnh Beri Beri

Các nhu cầu tăng lưu lượng máu

Thiếu máu
Shunt động tĩnh mạch hệ thống

1.1.3. Phân loại
1. Hội tim mạch châu Âu (2021) đã đưa ra phân loại suy tim dựa trên phân
suất tống máu, có giá trị thực hành cao và được áp dụng phổ biến hiện nay [15]
Theo truyền thống, suy tim được chia thành các kiểu hình riêng biệt dựa trên
phép đo phân suất tống máu thất trái (LVEF). Cơ sở lý do cho phân loại này liên quan
đến các thử nghiệm điều trị ban đầu trong HF đã chứng minh kết quả cải thiện đáng
kể ở những bệnh nhân có LVEF ≤ 40%. Tuy nhiên, biến thiên giá trị bình thường của
LVEF và phép đo bằng siêu âm tim có thể thay đổi nhiều. Hội tim mạch châu Âu năm
2021 đã đưa ra phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu như sau:
- LVEF giảm được định nghĩa là ≤ 40%, tức là những người có chức năng tâm

thu thất trái giảm đáng kể. Đây là nhóm bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm
(STEF giảm).
- Bệnh nhân LVEF từ 41% đến 49% bị giảm nhẹ chức năng tâm thu của thất
trái, tức là suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ (STEF giảm nhẹ). Các phân tích hồi
cứu RCT trên nhóm STEF giảm và STEF bảo tồn gồm bệnh nhân có EF từ 40-50%
cho thấy lợi ích trên kết cục chính từ các phương pháp điều trị cho nhóm LVEF ≤
40%. Điều này thúc đẩy đổi tên phân loại “suy tim phân suất tống máu trung gian”
thành “suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ”.
- Bệnh nhân được phân loại là suy tim phân suất tống máu bảo tồn (STEF bảo
tồn) khi có triệu chứng/dấu hiệu suy tim với LVEF ≥ 50%, kết hợp thêm bằng chứng
bất thường cấu trúc/chức năng tim hoặc peptide lợi tiểu natri (NP) tăng cao.
Bệnh nhân không mắc bệnh tim mạch như thiếu máu, bệnh phổi, thận, tuyến
giáp, hoặc gan có thể có triệu chứng và dấu hiệu rất giống với suy tim. Nhưng khi
bệnh nhân khơng có rối loạn chức năng tim kèm theo, tiêu chuẩn cho chẩn đoán suy
tim là chưa đủ. Tuy nhiên, nhóm bệnh lý này có thể đồng mắc cùng suy tim và làm
nặng thêm triệu chứng suy tim.

7


Bảng 1. 2 Định nghĩa suy tim phân suất tống máu giảm, giảm nhẹ và bảo tồn
Thể suy

Suy tim với phân

Suy tim với phân

Suy tim với phân

tim


suất tống máu thất

suất tống máu thất

suất tống máu thất

trái giảm
Tiêu

1

chuẩn
2

trái giảm nhẹ

trái bảo tồn

Triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng
và/hoặc thực tổn (a)

và/hoặc thực tổn (a)

và/hoặc thực tổn (a)

EF ≤ 40%

EF 41 - 49% (b)


EF ≥ 50%

3

Tăng peptide natri lợi niệu
kết hợp với chỉ 1 tiêu chí
dưới đây:
- Hoặc bằng chứng khách
quan bất thường cấu
trúc/chức năng tim phù
hợp.
- Hoặc rối loạn chức năng
tâm trương thất trái
- Hoặc tăng áp lực đổ đầy
thất trái (c).

LV = tâm thất trái; LVEF = phân suất tống máu thất trái.
(a) Các dấu hiệu có thể khơng xuất hiện trong giai đoạn đầu của suy tim (đặc biệt là
suy tim EF bảo tồn) và ở những bệnh nhân đang được điều trị tối ưu.
(b) Bằng chứng khác của bệnh tim cấu trúc (dãn nhĩ trái, phì đại thất trái hoặc siêu
âm tim có giảm đổ đầy thất trái) làm cho chẩn đoán suy tim EF giảm nhẹ chính xác
hơn.
(c) Số lượng tiêu chí bất thường càng nhiều thì chẩn đốn suy tim EF bảo tồn càng
cao.
2. Theo Hội Tim Mạch New York (NYHA) phân loại suy tim thành các phân
độ dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân:

8



+ Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng khơng có triệu chứng cơ năng, hoạt
động thể lực vẫn bình thường.
+ Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế
hoạt động thể lực.
+ Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn
chế hoạt động thể lực.
+ Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân
nghỉ ngơi.
3. Các hướng dẫn thực hành tại Mỹ gần đây cũng phân loại các bệnh nhân suy
tim theo các giai đoạn sau [16]:
+) Giai đoạn A: Những bệnh nhân có nguy cơ mắc suy tim, ví dụ các bệnh
nhân có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường.
+) Giai đoạn B: Bệnh nhân đã có tổn thương thực thể của tim nhưng chưa có
các triệu chứng cơ năng hay triệu chứng thực thể của suy tim.
+) Giai đoạn C: Bệnh nhân có tổn thương thực thể ở tim, hiện tại hoặc tiền sử
có triệu chứng cơ năng của suy tim.
+) Giai đoạn D: Những bệnh nhân giai đoạn cuối của suy tim (suy tim kháng
trị, khó thở khi nghỉ dù uống thuốc tối đa, cần những biện pháp điều trị đặc
biệt như máy trợ tim, ghép tim…)
1.1.4. Chẩn đoán suy tim mạn
Suy tim là một hội chứng lâm sàng thường gặp, thường biểu hiện bởi khó
thở, mệt mỏi, các dấu hiệu quá tải dịch mà thường dẫn tới phù ngoại vi hoặc tiếng
rale ở phổi. Bệnh nhân có tình trạng suy tim thường có tiên lượng tử vong cao, đặc
biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi. Có nhiều các tình trạng bệnh lý như các bệnh động
mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, đái tháo đường có thể dẫn đến tình trạng
mất bù ở suy tim mạn tính [17].
Bệnh nguyên thường gặp nhất gây suy tim mạn tính là rối loạn chức năng tâm
thu thất trái, còn được coi là suy tim phân suất tống máu giảm. Rối loạn chức năng
tâm thu thất trái thường dễ dàng chẩn đoán được với các phương pháp khơng xâm
lấn. Suy tim mạn cịn có dạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn, thường khó chẩn

đốn hơn. Cần lưu ý rằng Suy tim khơng phải là một chẩn đoán xác định y khoa, mà

9


cần tìm ra được và điều trị những bệnh nguyên nền gây suy tim. Có hai khía cạnh cần
được xem xét trong chẩn đoán và can thiệp trong suy tim:
1. Xác định được sự xuất hiện và loại rối loạn chức năng tim
2. Xác minh được nguyên nhân gây suy tim.
Bên cạnh việc xác định các nguyên nhân gây suy tim, cần có những kiểm tra
để tìm các bệnh đồng mắc thường đi kèm với suy tim. Những bệnh đồng mắc này có
thể gây nên tình trạng mất bù ở những bệnh nhân suy tim, và điều này thường ảnh
hưởng đến quá trình điều trị, kết quả điều trị và tiên lượng của các bệnh nhân suy tim.
Chẩn đoán suy tim căn cứ trên bệnh sử, thăm khám lâm sàng và các khảo sát
thăm dị thích hợp. Các triệu chứng suy tim thường rõ ràng nhưng khơng đặc hiệu.
Khó thở và mệt là than phiền thường gặp nhưng dễ nhầm lẫn hoặc phối hợp với tình
trạng béo phì, bệnh phổi hoặc một số bệnh lý khác gây khó khăn cho chẩn đoán.
Hỏi bệnh sử và khám thực thể kỹ lưỡng giúp ta có hướng chẩn đốn suy tim.
Các phương tiện cận lâm sàng như siêu âm tim, định lượng BNP hoặc NT-ProBNP
góp phần xác định chẩn đốn suy tim trong hầu hết các trường hợp. Làm điện tâm đồ,
chụp X-quang ngực thẳng cũng cần thiết trong mọi trường hợp nghi ngờ suy tim.
Trong đó, điện tâm đồ, X-quang ngực và siêu âm tim giúp đánh giá mức độ nặng và
nguyên nhân suy tim.
Các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán suy tim [18]:
1. Điện tâm đồ
- Nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim
- Triệu chứng trên ĐTĐ gợi ý ngun nhân: Sóng Q hoại tử cơ tim, phì đại
thất trái (tăng HA hoặc hẹp chủ), rối loạn nhịp, bloc nhánh trái hoặc yếu tố
khởi phát đợt cấp mất bù của suy tim: rung nhĩ, thiếu máu cơ tim...
- Triệu chứng của suy tim phải: trục phải, tăng gánh thất phải.

- Triệu chứng suy tim toàn bộ: tăng gánh cả hai buồng thất.
2. Chụp tim phổi thẳng: bóng tim to, cung dưới trái giãn trong trường hợp suy tim
trái, hình ảnh ứ máu ở phổi...
3. Siêu âm tim
- Đánh giá hình thái giải phẫu của tim, mức độ giãn buồng tim, độ dày các
thành tim.

10


- Đánh giá chức năng tâm thu thất trái thông qua phân suất tống máu thất trái
(EF).
- Đánh giá chức năng tâm trương thất trái và áp lực đổ đầy buồng tim trái.
- Đánh giá chức năng thất phải và áp lực động mạch phổi.
- Chẩn đoán một số nguyên nhân suy tim: Rối loạn vận động vùng (nhồi máu
cơ tim), bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, bệnh lí van tim, loạn sản thất
phải...
- Đánh giá huyết khối trong các buồng tim
4. Định lượng peptide lợi niệu trong máu (NPs)
- Khi suy tim, tình trạng căng các thành tim dẫn đến tăng sản xuất peptide lợi
niệu.
- Định lượng Peptide lợi niệu hiện nay được xem như thăm dị đầu tay trong
tiếp cận chẩn đốn suy tim, đặc biệt trong trong trường hợp siêu âm tim không
thể thực hiện được ngay. Định lượng peptide lợi niệu trong giá trị bình thường
cho phép loại trừ chẩn đốn suy tim (trừ trong một số trường hợp âm tính giả:
béo phì, viêm màng ngồi tim co thắt mạn tính...).
- Chẩn đốn suy tim giai đoạn ổn định được đặt ra khi: BNP > 35 pg/ml hoặc
Pro- BNP > 125 pg/ml. Chẩn đoán đợt cấp của suy tim mạn hoặc suy tim cấp
khi: BNP > 100 pg/ml hoặc Pro- BNP > 300 pg/ml.
- Lưu ý một số trường hợp dương tính giả: Suy thận, nhiễm trùng, tuổi cao...


11


Bảng 1. 3 Tiêu chuẩn Framingham trong chẩn đoán suy tim
Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi
Tĩnh mạch cổ nổi
Ran ở phổi
Tiêu chuẩn chính

Giãn các buồng tim
Phù phổi cấp
Tiếng T3
Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16cm H2O
Thời gian tuần hoàn > 25 giây
Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính
Phù cổ chân
Ho về đêm

Tiêu chuẩn phụ

Khó thở khi gắng sức
Gan to
Tràn dịch màng phổi
Dung tích sống giảm 1/3 so với chỉ số tối đa
Nhịp tim nhanh >120 chu kỳ/phút

Tiêu chuẩn chính/phụ

Giảm 4,5kg/5 ngày điều trị suy tim


Chẩn đoán xác định khi

2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu

Suy tim trái thường ít khả năng xảy ra nếu khơng đáp ứng được theo tiêu chuẩn
chẩn đoán Framingham hoặc giá trị BNP / NT-proBNP ở giới hạn bình thường. Siêu
âm tim là tiêu chuẩn chẩn đốn để xác định tình trạng suy tim tâm thu hoặc tâm trương
qua việc đánh giá phân suất tống máu thất trái [17].
Bảng 1. 4 Các tiêu chuẩn xác định suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim mạch
Châu Âu năm 2012
Chẩn đoán suy tim tâm Triệu chứng cơ năng
thu: 3 tiêu chuẩn

Triệu chứng thực thể
Giảm EF

Chẩn đoán suy tim tâm Triệu chứng cơ năng
trương: 4 tiêu chuẩn

Triệu chứng thực thể
EF bảo tồn
Bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim (dày thất trái/dãn nhĩ

12


Trong đó:
Các triệu chứng cơ năng gồm: khó thở lúc gắng sức hay khi nghỉ, mệt mỏi.
Các triệu chứng thực thể gồm: nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, ran ở phổi, tràn dịch

màng

phổi,

tăng

áp

lực

tĩnh

mạch

cảnh,

phù

ngoại

vi,

gan

to.

Các bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim: tăng kích thước tim, tiếng T3, âm thổi, bất
thường trên siêu âm tim, tăng Peptide bài niệu (BNP hoặc NT-proBNP).
Theo tất cả các hướng dẫn thực hành hiện hành (ESC, AHA/ACC, NICE,
SIGN) đều nêu ra rằng để chẩn đoán suy tim cần có những kết quả sau [16]:

1. Triệu chứng/ dấu hiệu của suy tim.
2. Rối loạn chức năng tim khi nghỉ ngơi
Chức năng thất trái thường được đánh giá không xâm lấn qua siêu âm tim. Các
loại tổn thương rối loạn chức năng tim (cơ tim, van tim, hoặc màng ngoài tim) cần
được xác định rõ ràng. Với suy tim có rối loạn chức năng tâm thu, thất trái thường
giãn và thường xác định được các bệnh nguyên là bệnh lý van tim. Việc trên siêu âm
tìm kiếm hình ảnh của phì đại thất trái và tăng thể tích nhĩ trái ngày càng trở lên quan
trọng để chẩn đoán suy tim phân suất tống máu còn bù.
Đối với suy tim mạn tính và suy tim cấp tính, do nguyên nhân gây nên tình
trạng suy tim có sự khác biệt, nên các tổ chức tim mạch học thường đưa ra các hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị khác nhau đối với hai tình trạng này. Đối với suy tim mạn
tính, việc chẩn đốn kiểu hình suy tim dựa trên phân suất tống máu thất trái là rất
quan trọng do có sự khác biệt về điều trị, tiên lượng tử vong và khả năng tái nhập
viện do các vấn đề về tim mạch giữa các nhóm phân loại EF.
Năm 2016, ESC đưa ra lưu đồ chẩn đoán suy tim mạn với một số thay đổi so
với tiêu chuẩn đã được sử dụng năm 2012. Triệu chứng và dấu hiệu suy tim nay gộp
lại thành 1 tiêu chuẩn (thay vì 2 tiêu chuẩn như trước đây). Peptide bài natri niệu là 1
tiêu chuẩn riêng và tiêu chuẩn thứ 3 là có bất thường cấu trúc/chức năng thất trái (dày
thất trái, lớn nhĩ trái, RLCN tâm trương). Suy tim được phân làm ba loại dựa trên
phân suất tống máu (EF) và khi BN có EF < 40% cùng với triệu chứng và/hoặc dấu
hiệu suy tim thì khơng cần các tiêu chuẩn khác cũng đủ để thiết lập chẩn đoán suy
tim [14]. Năm 2021, ESC cơng bố các định nghĩa chẩn đốn suy tim mới, thay thế
thuật ngữ Suy tim phân suất tống máu khoảng giữa (HFmrEF) thành Suy tim phân
suất tống máu giảm nhẹ (HFmrEF), và nâng mức độ xác định suy tim phân suất tống

13


máu bảo tồn từ EF < 40% thành EF ≤ 40%. Đối với suy tim mạn tính, lưu đồ chẩn
đốn suy tim mạn tính khơng có nhiều thay đổi so với năm 2016.


Hình 1. 1 Sơ đồ chẩn đốn suy tim theo ESC 2016 [19]

Hình 1. 2 Sơ đồ chẩn đoán suy tim theo ESC 2021 [19]

14


Hai hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán Framingham và tiêu chuẩn của Hội tim
mạch Châu Âu ESC thường được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán suy tim. Tiêu
chuẩn của Framingham thường được ứng dụng trong điều tra cộng đồng. Tiêu
chuẩn của Hội tim mạch Châu Âu có giá trị thực tiễn lâm sàng.
Trên lâm sàng, các dấu hiệu / triệu chứng của suy tim có thể có sự khác biệt
đối với từng đối tượng bệnh nhân và có thể khó phát hiện do các bệnh lý đồng mắc
như Đái tháo đường, các bệnh về phổi, các bệnh nội tiết,...Cần chú ý đánh giá tình
trạng bệnh nhân và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá các dấu hiệu/triệu
chứng có phải do tình trạng bệnh lý của tim hay được gây ra do các bệnh lý đồng
mắc.
Bảng 1. 5 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các triệu chứng/ dấu hiệu của suy tim
Các dấu hiệu lâm sàng

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

Khó thở

66

52


Khó thở khi nằm

21

81

Khó thở kịch phát về đêm

33

76

Tiền sử phù

23

80

Nhịp tim nhanh

7

99

Ran ở phổi

13

91


Phù khi khám lâm sàng

10

93

Tiếng tim T3

31

95

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh

10

97

Sau khi đã chẩn đốn được tình trạng suy tim, cần xác định nguyên nhân bệnh
lý nền gây nên suy tim, và bệnh lý nền này cần được điều trị hợp lý. Có 1 số test có
thể đánh giá tính chất tình trạng rối loạn chức năng của tim một cách chính xác hơn
và đưa ra những yếu tố khả thi cho việc lên kế hoạch điều trị. Một số kiểm tra cũng
có thể đưa ra được các thơng tin cho việc tiên lượng, sẽ giúp cho việc lựa chọn chiến
lược quản lý theo hướng xấm lấn/không xâm lấn. Các test này gồm:
1. Test gắng sức:
- Thường để kiểm tra các bệnh mạch vành
- Các xét nghiệm chuyển hóa khi gắng sức cũng được sử dụng để hỗ trợ cho tiên
lượng và để phân biệt cho các bệnh lý giữa phổi và tim – Bệnh nhân có bệnh lý về
phổi sẽ giảm mức độ bão hòa khi tập luyện


15


×