Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ảnh hưởng của el nino và biến đổi khí hậu đến lượng bốc hơi tiềm năng khu vực nam trung bộ và tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................9
1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................9

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................11

-

Mục tiêu tổng quát ................................................................................11

-

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................11

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................12

-

Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................12

-


Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................12

4.

Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................12

5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................13

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN ................................................................................14

1.1 Tổng quan El Nino, biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của hiện tƣợng đến lƣợng
bốc thoát hơi ..............................................................................................................14
1.1.1

El Nino và dao động Nam ....................................................................14

1.1.2

Chỉ số ONI ............................................................................................16

1.1.3

Biến đổi khí hậu ...................................................................................16

1.1.4


Ảnh hƣởng của El Nino và biến đổi khí hậu. .......................................22

1.2

Tổng quan khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Việt Nam ...................24

1.2.1

Vị trí địa lý ...........................................................................................24

1.2.2

Đặc điểm địa hình, địa mạo ..................................................................25

1.2.3

Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ..........................................................27

1.2.4

Đặc điểm khí hậu ..................................................................................31

1.2.5

Đặc điểm thủy văn ................................................................................33

1.2.6

Đặc điểm hải văn ..................................................................................35


i


1.3

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc .....................................................36

1.3.1

Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ........................................................36

1.3.2

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .........................................................38

CHƢƠNG 2
2.1

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................40

Nội dung nghiên cứu .......................................................................................40

2.1.1

Thu thập và tổng hợp cơ sở liệu khí tƣợng...........................................40

2.1.2

Tính tốn bốc thốt hơi tiềm năng ........................................................42


2.1.3
Xác định vai trị của các yếu tố khí tƣợng đến sự thay đổi hoặc biến
động của ETo ............................................................................................................42
2.1.4
Xác định ảnh hƣởng của El Nino và Biến đổi khí hậu đến lƣợng bốc
thoát hơi tiềm năng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ...................................43
2.1.5
Đề xuất các giải pháp thích ứng với những tác động từ El Nino và Biến
đổi khí hậu tại khu vực NTB và TN ..........................................................................43
2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................44

2.2.1

Phƣơng pháp thu thập số liệu ...............................................................44

2.2.2

Phƣơng pháp xác định lƣợng bốc thoát hơi tiềm năng (CROPWAT) .44

2.2.3
Phƣơng pháp xác định độ dốc của đƣờng xu thế (Kiểm định phi tham
số Mann-Kendall và xu thế Sen) ...............................................................................47
2.2.4

Phƣơng pháp kiểm định, thống kê (t-Test) ...........................................50

2.2.5


Phƣơng pháp phân tích khơng gian ......................................................50

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................51

3.1 Giá trị Lƣợng bốc hơi tiềm năng (ETo) và các yếu tố khí hậu có liên quan
trên khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 1977-2018..........................51
3.1.1.1

Nhiệt độ ..........................................................................................51

3.1.1.2

Độ ẩm .............................................................................................54

3.1.1.3

Tốc độ gió .......................................................................................55

3.1.1.4

Lượng mưa .....................................................................................57

3.1.1.5

Số giờ nắng.....................................................................................58

3.1.1.6


Lượng bốc hơi tiềm năng (ETo) .....................................................60

3.2 Xu thế của ETo và các yếu tố khí hậu có liên quan trên khu vực Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 1977-2018. .................................................................61

ii


Xu thế của ETo và các yếu tố khí hậu có liên quan. ............................61

3.2.1
3.2.1.1

Xu thế của nhiệt độ .........................................................................62

3.2.1.2

Xu thế của số giờ nắng ...................................................................63

3.2.1.3

Xu thế của độ ẩm............................................................................64

3.2.1.4

Xu thế của tốc độ gió .....................................................................65

3.2.1.5

Xu thế của ETo ...............................................................................66

Mức độ đóng góp của các yếu tố khí hậu đến xu thế của ETo .............69

3.2.2
3.2.2.1

Nhiệt độ..........................................................................................70

3.2.2.2

Độ ẩm tƣơng đối, số giờ nắng và tốc độ gió ................................70

3.3

Ảnh hƣởng của El Nino đến ETo ....................................................................71

3.3.1

Chênh lệch ETo giữa pha El Nino và La Nina .....................................71

3.3.2

Ảnh hƣởng của ENSO đến ETo thông qua các yếu tố khí tƣợng ......74

3.3.2.1

Nhiệt độ ..........................................................................................74

3.3.2.2

Độ ẩm tương đối ............................................................................76


3.3.2.3

Số giờ nắng.....................................................................................77

3.3.2.4

Tốc độ gió .......................................................................................78

3.4 Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến ETo theo một số kịch bản của Bộ Tài
Nguyên Môi trƣờng ...................................................................................................79
3.4.1
Giá trị ETo theo kịch bản RCP4.5 mức phát thải trung bình và kịch bản
với mức phát thải cao RCP8.5 ở mốc thời gian 2046 – 2065. ..................................80
3.4.2
Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến ETo ở kịch bản RCP4.5 và kịch
bản RCP8.5 ở các mốc thời gian 2046 – 2065. .........................................................82
3.5 Đề xuất các giải pháp thích ứng và ứng phó với tình hình khí hậu hiện nay tại
khu vực NTB và TN ..................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................92
1.

Kết luận ...........................................................................................................92

2.

Kiến nghị .........................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC .................................................................Error! Bookmark not defined.

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........Error! Bookmark not defined.

iii


iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.5 Bản đồ nhiệt độ bề mặt nƣớc biển bất thƣờng ở Thái Bình Dƣơng trong
thời kỳ La Niña mạnh (trên cùng, tháng 12 năm 1988) và El Niño mạnh
(dƣới cùng, tháng 12 năm 1997). ................................................................ 15
Hình 1.6 Mức phát thải CO2 do hoạt động sản xuất trong các kịch bản ...................17
Hình 1.8 Thay đổi bức xạ tác động ...........................................................................21
Hình 1.1 Atlat hành chính vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên .............................25
Hình 1.2 Bản đồ vị trí tài ngun khu vực Nam Trung Bộ .......................................29
Hình 1.3 Bản đồ vị trí tài nguyên khu vực Tây Nguyên ...........................................31
Hình 1.4 Tổng lƣợng mƣa trung bình nhiều năm tại một số trạm vùng NTB ..........34
Hình 2.1 Giao diện làm việc của mơ hình CROPWAT ............................................47
Hình 3.1 Nhiệt độ tối cao trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng NTB ........54
Hình 3.2 Nhiệt độ tối cao trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng TN ..........54
Hình 3.3 Độ ẩm trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng NTB............................54
Hình 3.4 Độ ẩm trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng TN ..............................54
Hình 3.5 Tốc độ gió trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng NTB .....................56
Hình 3.6 Tốc độ gió trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng TN ........................56
Hình 3.7 Lƣợng mƣa trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng NTB ....................58
Hình 3.8 Lƣợng mƣa trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 vùng TN ......................58
Hình 3.9 Số giờ nắng trung bình giai đoạn 1977 – 2018 vùng NTB .............................60
Hình 3.10 Số giờ nắng trung bình giai đoạn 1977 – 2018 vùng TN .........................60
Hình 3.11 ETo trung bình theo các tháng giai đọan 1977 - 2018 .............................60

Hình 3.12 Xu thế ETo giai đoạn 1977-2018 .............................................................68
Hình 3.13 Xu thế của T giai đoạn 1977-2018 ...........................................................69
Hình 3.14 Xu thế của H giai đoạn 1977-2018 ..........................................................69
Hình 3.15 Xu thế của n giai đoạn 1977-2018 ...........................................................69
Hình 3.16 Xu thế của u10 giai đoạn 1977-2018 .........................................................69
Hình 3.17 ETo theo các trạm giai đoạn 1977-2018 ................................................72
Hình 3.18 Kiểm định t về giá trị trung bình của ETo giữa các năm El Nino và La
Nina ..........................................................................................................72
Hình 3.19 Giá trị trung bình của T (oC) giai đoạn 1977-2018................................75
Hình 3.20 Ảnh hƣởng của ENSO đến ETo do yếu tố nhiệt độ. .............................75
Hình 3.21 Phần trăm đóng góp của các yếu tố khí hậu vào ETo ............................76
Hình 3.22 Giá trị trung bình của H (%) giai đoạn 1977-2018 ................................77
Hình 3.23 Ảnh hƣởng của ENSO đến ETo bởi độ ẩm tƣơng đối ...........................77
Hình 3.24 Giá trị trung bình của n giai đoạn 1977-2018 ........................................78
Hình 3.25 Ảnh hƣởng của ENSO đến ETo bởi số giờ nắng ...................................78

v


Hình 3.26 Giá trị trung bình của u10 giai đoạn 1977-2018 .....................................79
Hình 3.27 Ảnh hƣởng của ENSO đến ETo qua tốc độ gió .....................................79
Hình 3.28 Thay đổi chỉ số ETo do BĐKH theo kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn
2046 – 2065 so với giai đoạn 1977 – 2018 khu vực NTB........................85
Hình 3.29 Thay đổi chỉ số ETo do BĐKH theo kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn
2046 – 2065 so với giai đoạn 1977 – 2018 khu vực TN ..........................85
Hình 3.30 Thay đổi chỉ số ETo do El Nino và BĐKH theo kịch bản BĐKH RCP8.5
giai đoạn 2046 – 2065 so với giai đoạn 1977 – 2018 khu vực NTB ........86
Hình 3.31 Thay đổi chỉ số ETo do El Nino và BĐKH theo kịch bản BĐKH RCP8.5
giai đoạn 2046 – 2065 so với giai đoạn 1977 – 2018 khu vực TN ..........86
Hình 3.32 ΔETo theo kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn 2046 – 2065 so với giai

đoạn 1977 – 2018 trung bình năm theo từng Trạm ..................................87
Hình 3.33 ΔETo theo kịch bản BĐKH RCP8.5 giai đoạn 2046 – 2065 so với giai
đoạn 1977 – 2018 trung bình năm theo từng Trạm ..................................87

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tọa độ các trạm khí tƣợng .........................................................................41
Bảng 3.1 Nhiệt độ tối cao trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 ..............................52
Bảng 3.2 Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 ............................53
Bảng 3.3 Độ ẩm trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 ........................................55
Bảng 3.4 Tốc độ gió trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 ..................................56
Bảng 3.5 Lƣợng mƣa trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018.....................................57
Bảng 3.6 Số giờ nắng trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 ....................................59
Bảng 3.7 Lƣợng bốc thốt hơi tiềm năng trung bình tháng giai đoạn 1977 – 2018 .61
Bảng 3.8 Xu thế nhiệt độ tại các trạm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai
đoạn 1977 - 2018 .......................................................................................62
Bảng 3.9 Xu thế số giờ nắng tại các trạm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
giai đoạn 1977 - 2018 ................................................................................63
Bảng 3.10 Xu thế độ ẩm tại các trạm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai
đoạn 1977 - 2018 .......................................................................................64
Bảng 3.11 Xu thế tốc độ gió tại các trạm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
giai đoạn 1977 – 2018 ................................................................................65
Bảng 3.12 Kết quả xác định xu thế thế ETo tại các trạm quan trắc khu vực NTB và
Tây Nguyên giai đoạn 1977-2018..............................................................67
Bảng 3.13 Kết quả phân tích phƣơng sai về xu thế ETo giữa vùng NTB và TN .....68
Bảng 3.14 Vai trị của các biến khí tƣợng đến xu thế của ETo .................................70
Bảng 3.15 Xu thế của H, n và u10 giai đoạn 1977-2018............................................71
Bảng 3.16 Tần suất xuất hiện các pha El Niño và La Niña trong giai đoạn 19792019 và độ lệch chuẩn của nhiệt độ khu vực Niđo 3.4 ..............................73

Bảng 3.17 Phân tích phƣơng sai về xu thế ET o giữa các tiểu vùng khí hậu .......74
Bảng 3.18 ETo theo kịch bản RCP4.5 giai đoạn 2045 -2065 (mm/ngày) .................81
Bảng 3.19 ETo theo kịch bản RCP8.5 giai đoạn 2045 – 2065 (mm/ngày) ...............82
Bảng 3.20 Mức tăng của ETo (%) theo kịch bản RCP 4.5 đến năm 2046-2065 so với
giai đoạn 1977-2018. .................................................................................83
Bảng 3.21 Mức tăng của ETo (%) theo kịch bản RCP 8.5 đến năm 2046-2065 so với
giai đoạn 1977-2018. .................................................................................84

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BYT

Bộ Y tế

ENSO


El Nino - Dao động Nam

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHCN

Khoa học cơng nghệ

NOAA

Cục quản lý Đại dƣơng và Khí quyển Hoa Kỳ

NTB

Nam Trung Bộ

RCP4.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp

RCP8.5

Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao


STT

Nhiệt độ bề mặt nƣớc biển ở các vùng Nino

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Tây nguyên

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

viii


MỞ ĐẦU
1.


Đặt vấn đề

Theo đánh giá của các nghiên cứu trƣớc đây, Việt Nam là quốc gia chịu tác động
trực tiếp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và hiện tƣợng El Nino. Trong mùa khô, nhất
là từ tháng 1 đến tháng 4, với nhiệt độ trung bình cao và độ ẩm thấp làm gia tăng
bốc thoát hơi, kết hợp với lƣợng mƣa ít nên trong thời gian này thƣờng xảy ra hạn
nghiêm trọng, ngồi ra với tình trạng suy thối môi trƣờng sống và mất đa dạng sinh
học đang gia tăng, biến đổi khí hậu biểu hiện thơng qua các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan, dị thƣờng đang trở nên tồi tệ.
Trái đất nóng lên là hậu quả của một q trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính, chủ
yếu là CO2 và metan. Những khí này khi đƣợc thải vào bầu khí quyển sẽ “nhốt” hơi
nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất
ngày càng tăng. BĐKH với biểu hiện là sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi độ ẩm, số giờ
nắng và tốc độ gió đã làm thay đổi lƣợng bốc hơi tiềm năng và làm ảnh hƣởng đến
cân bằng nƣớc [4].
Hiện tƣợng El Nino (có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi là hài đồng nam
theo tiếng Tây Ban Nha) là giai đoạn ấm áp của chu kỳ El Niño-Southern
Oscillation (ENSO). ENSO là cách các nhà khoa học mô tả các biến động về nhiệt
độ giữa khí quyển và đại dƣơng ở phía đơng Trung Equatorial Thái Bình Dƣơng.
Về cơ bản, El Nino là một hiện tƣợng tự nhiên làm cho kỳ nhiệt độ bề mặt nƣớc
biển nóng lên trên vùng trung tâm và phía đơng Trung Equatorial Thái Bình Dƣơng.
Hiện tƣợng này có tên gọi El Nino vì nó thƣờng xảy ra vào tháng vào dịp Giáng
sinh. El Nino kéo dài 8-12 tháng hoặc có lúc lâu hơn, xuất hiện với chu kỳ 3-4 năm
một lần, nhƣng có lúc dày hơn hoặc thƣa hơn [2].
El Nino và La Nina là hai giai đoạn đối ngƣợc của El Niño - Southern Oscillation
(ENSO). Trong khi El Nino là giai đoạn ấm áp của ENSO, ngƣợc lại La Niña lại là
giai đoạn lạnh của ENSO. El Nino có khả năng gây ra hạn hán, mƣa bão, lụt lội.
9



Đây tuy là hiện tƣợng thiên nhiên, nhƣng sau khi cộng hƣởng với sự nóng lên tồn
cầu do khí nhà kính con ngƣời tạo ra, nó trở nên khó lƣờng và cực đoan hơn. Do có
vị trí thuận lợi, vào các năm El Nino hoạt động, trên khu vực nghiên cứu thƣờng
xảy ra nắng nóng và khơ hạn. Xu thế của biến đổi khí hậu hiện nay đã làm cho
cƣờng độ của El Nino mạnh lên, hay làm gia tăng các đợt nắng nóng và khơ hạn.
Do có vị trí thuận lợi, vào các năm El Nino hoạt động, trên khu vực nghiên cứu
thƣờng xảy ra nắng nóng và khơ hạn. Xu thế của biến đổi khí hậu hiện nay đã làm
cho cƣờng độ của El Nino mạnh lên, hay làm gia tăng các đợt nắng nóng và khơ
hạn.
Lƣợng bốc hơi tiềm năng (ETO) là cƣờng độ bốc thoát hơi có thể xảy ra nếu bề mặt
là ƣớt (lƣợng bốc thốt hơi cực đại có thể trong điều kiện phổ biến của khí quyển).
ETO dùng cho nhiều mục đích nhƣ để đo ảnh hƣởng của sự cung cấp năng lƣợng và
độ ẩm khơng khí đến cƣờng độ bốc thốt hơi, phối hợp với hệ số cây trồng (crop
coeficients - Kc) cho việc tính tốn u cầu tƣới và quản lý tài nguyên nƣớc, kết
hợp với lƣợng mƣa trong đánh giá mức khô hạn và cũng là một trong số các yếu tố
trong đánh giá mức độ cũng nhƣ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Nếu lƣợng bốc
hơi tiềm năng vƣợt q bốc thốt hơi thực tế thì xảy ra sự thiếu hụt ẩm, và có thể
kết luận bề mặt khô.
Lƣợng bốc hơi tiềm năng ETo đƣợc xác định chủ yếu theo các yếu tố khí hậu nhƣ:
nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm, tốc độ gió. Có thể tính bốc hơi tiềm năng bằng cách sử
dụng phƣơng trình Penman (phƣơng trình liên kết bốc hơi từ bề mặt ƣớt với sự đốt
nóng bức xạ thuần và nhiệt độ, độ ẩm khơng khí và tốc độ gió trung bình tại một
mực).
Xu thế của ETo còn tùy thuộc từng giai đoạn [31], ngồi ra cũng có các nghiên cứu
về xu thế của ETo nhằm phân tích sự đóng góp của các biến khí tƣợng vào sự thay
đổi của ETo. Các kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy mức độ đóng góp của các
biến khí tƣợng cũng phụ thuộc vào từng khu vực nhƣ việc tăng hoặc giảm số giờ
nắng là nguyên nhân chính làm cho ETo tăng hoặc giảm trên một số khu vực của
10



Thƣợng lƣu sông Mê Kông [32] hay yếu tố tăng nhiệt độ khơng khí và giảm tốc độ
gió tƣơng ứng cũng ảnh hƣởng đến xu thế của ETo [3].
Hậu quả của BĐKH và El Nino ảnh hƣởng rất lớn đến nhiều ngành và lĩnh vực
trong xã hội. Trong đó, ngành nông nghiệp đƣợc đánh giá là ngành dễ bị tổn thƣơng
nhất nhất là các loại cây trồng công nghiệm lâu năm nhƣ tiêu, điều, cà phê... vốn là
thế mạnh của khu vực NTB và TN. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong những năm
gần đây là hạn hán và lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp và khó dự báo. Vùng
Nam Trung bộ và Tây Nguyên cũng là khu vực đƣợc đánh giá là chịu ảnh hƣởng
nặng nề của biến đổi khí hậu cũng nhƣ các hoạt động của ENSO.
Chính vì vậy, tơi chọn đề tài: “Ảnh hƣởng của El Nino và biến đổi khí hậu đến
lƣợng bốc hơi tiềm năng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” để tìm hiểu
những tác động của biến đổi khí hậu và hiện tƣợng El Nino đến khơ hạn nói chung
và đến lƣợng thốt hơi tiềm năng (ETO) nói riêng của khu vực NTB và TN. Từ đó
xác định rõ yếu tố chính tác động đến ET0 và mơ phỏng với các kịch bản BĐKH
trong tƣơng lai.
Mục tiêu nghiên cứu

2.
-

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các ảnh hƣởng của El Nino và biến đổi khí hậu đến
lƣợng bốc hơi tiềm năng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, phục vụ việc
đánh giá yêu cầu về nƣớc tƣới cho cây trồng, góp phần vào cơng tác lập kế hoạch và
quy hoạch sản xuất nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu.
-

Mục tiêu cụ thể


Đánh giá đƣợc sự thay đổi của bốc thoát hơi theo thời gian nghiên cứu và theo các
tiểu vùng khí hậu do ảnh hƣởng của EL Nino, La Nina và biến đổi khí hậu trong
giai đoạn nghiên cứu cũng nhƣ ứng dụng các kịch bản biến đổi khí hậu để có những
dự báo trung hạn.

11


Đề xuất các giải pháp thích ứng với những tác động từ El Nino và Biến đổi khí hậu
tại khu vực NTB và TN phục vụ cơng tác thích nghi với các biến đổi trong tƣơng
lai.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.
-

Đối tƣợng nghiên cứu

BĐKH, hiện tƣợng El Nino và chỉ số lƣợng bốc hơi tiềm năng khu vực Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên
-

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài chọn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Việt Nam làm
phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Nghiên cứu phân tích các biến động của ETo từ năm 1977 đến năm
2018 và theo kịch bản của biến đổi khí hậu giai đoạn 2046-2065.
Số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu


4.

Số liệu chính sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu quan trắc khí tƣợng ở Miền
Nam Việt Nam và số liệu về chỉ số Nino Đại Dƣơng (Ocean Nino Index - ONI) từ
năm 1977-2018
Trong quá trình thực hiện đề tài đã áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu bao
gồm:
-

Phƣơng pháp xác định bốc thoát hơi tham chiếu của FAO Penman-Monteith;

-

Phƣơng pháp kiểm định phi tham số Mann–Kendall và xu thế Sens trong việc

xác định xu hƣớng của ETo và các biến khí tƣợng có liên quan;
-

Phƣơng pháp kiểm định thống kê : Kiểm định t đƣợc sử dụng để đánh giá mức

độ tin cậy về sự khác nhau của các giá trị trung bình của ETo giữa các pha ENSO;
-

Phƣơng pháp phân tích khơng gian nhằm xây dựng các bản đồ về biến động

ETo;
12



5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả đề tài góp phần xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của El Nino và BĐKH
đến lƣợng bốc hơi tiềm năng khu vực NTB và TN. Đƣa ra các dự báo ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn từ đó đƣa ra các hƣớng nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể cho
một địa phƣơng trong khu vực nghiên cứu. Từ các số liệu đƣợc tính tốn, so sánh
kết quả dự báo với những nghiên cứu trƣớc đó từ đó trong khu vực NTB và TN. Vì
vậy, kết quả cho ra sẽ góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để đề phịng và
thích nghi với tác động của BĐKH và hiện tƣợng El Nino trên khu vực nghiên cứu.

13


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1
Tổng quan El Nino, biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của hiện tƣợng đến
lƣợng bốc thoát hơi
1.1.1 El Nino và dao động Nam
El Nino và dao động Nam (El Niño Southern Oscillation - ENSO) là một kiểu dao
động khí hậu liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ của các vùng biển ở miền trung và
miền đông nhiệt đới Thái Bình Dƣơng. Trong khoảng thời gian từ khoảng ba đến
bảy năm, bề mặt nƣớc trên một vùng rộng lớn của vùng nhiệt đới Thái Bình Dƣơng
sẽ tăng hoặc giảm nhiệt độ từ 1oC đến 3oC, so với bình thƣờng, mơ hình dao động
ấm lên và lạnh đi này, đƣợc gọi là chu kỳ ENSO [35].
Hiện tƣợng ENSO ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phân bố lƣợng mƣa ở vùng nhiệt đới

và có thể có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thời tiết trên khắp Hoa Kỳ và các khu vực
khác trên thế giới. El Niño và La Niña là các pha cực đoan của chu kỳ ENSO; giữa
hai pha này là một pha thứ ba đƣợc gọi là ENSO-trung tính [35].
Pha El Niđo: Hiện tƣợng ấm lên của bề mặt đại dƣơng, hoặc nhiệt độ bề mặt biển
trên mức trung bình (SST) ở miền trung và miền đơng khu vực xích đạo Thái Bình
Dƣơng. El Nino là kết quả tƣơng tác giữa khí quyển và đại dƣơng mà thể hiện chủ
yếu là hồn lƣu khí quyển với nhiệt độ nƣớc biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái
Bình Dƣơng, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia [35]. El Nino
khơng phải là một hiện tƣợng mang tính cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ,
mà là một phần hệ thống tƣơng tác có quy mơ lớn, phức tạp giữa khí quyển và đại
dƣơng [21], chu kỳ hoạt động của hiện tƣợng El Nino từ 2 đến 7 năm, có khi trên 10
năm. Thời gian xuất hiện trung bình của một hiện tƣợng El Nino là 11 tháng, dài
nhất 18 tháng (El Nino 1982 - 1983) [21]. Hiện tƣợng này thƣờng xuất hiện thƣờng
trùng với mùa Giáng sinh nên đã đặt tên cho hiện tƣợng này theo tên của “cậu bé”
Jesus. Ở Indonesia, lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm trong khi lƣợng mƣa tăng trên
vùng trung tâm và phía đơng xích đạo Thái Bình Dƣơng. Các cơn gió có bề mặt cấp
thấp, có hƣớng thổi từ đơng sang tây dọc theo đƣờng xích đạo ("gió đơng") sẽ yếu
14


đi hoặc trong một số trƣờng hợp, bắt đầu thổi theo hƣớng khác (từ tây sang đơng
hay cịn gọi là "gió tây"). Nói chung, nhiệt độ đại dƣơng càng ấm lên bất thƣờng thì
El Niđo càng mạnh và ngƣợc lại [35].
Pha La Niña: là hiện tƣợng nhiệt độ bề mặt nƣớc biển phía Đơng và trung tâm xích
đạo Thái Bình Dƣơng lạnh đi so với bình thƣờng và đƣợc coi nhƣ pha lạnh đi của
chu trình dao động khí hậu nói trên. Ở Indonesia, lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng lên
trong khi lƣợng mƣa giảm ở khu vực trung tâm và phía đơng Thái Bình Dƣơng.
Những cơn gió mùa đơng bình thƣờng dọc theo đƣờng xích đạo thậm chí cịn mạnh
hơn. Nói chung, nhiệt độ đại dƣơng càng lạnh đi bất thƣờng thì La Niđa càng mạnh
và ngƣợc lại [35].

Pha trung tính: Khơng phải El Niđo hay La Niđa. Thƣờng thì SST ở khu vực xích
đạo Thái Bình Dƣơng thƣờng gần với mức trung bình. Tuy nhiên, có một số trƣờng
hợp khi nhiệt độ bề mặt đại đại dƣơng có thể trơng giống nhƣ ở trạng thái El Niđo
hoặc La Niđa, nhƣng khí quyển lại khơng hoạt động hoặc ngƣợc lại [35].

Hình 1.1 Bản đồ nhiệt độ bề mặt nƣớc biển bất thƣờng ở Thái Bình Dƣơng trong
thời kỳ La Niña mạnh (trên cùng, tháng 12 năm 1988) và El Niño mạnh (dƣới cùng,
tháng 12 năm 1997) [35].
15


1.1.2 Chỉ số ONI
Chỉ số Nino đại dƣơng (The Oceanic Niño Index - ONI) là tiêu chuẩn mà Trung tâm
Quốc gia về dự báo môi trƣờng của Hoa Kỳ (NCEP) sử dụng để xác định El Niđo
(pha nóng) và La Niđa (pha lạnh) ở khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dƣơng.
Đƣợc xác định là giá trị trung bình trƣợt của chuẩn sai nhiệt độ mặt nƣớc biển
(SSTA) tại khu vực Niño 3.4 (phạm vi: 5oN-5oS, 120o-170oW); các pha của ENSO
đƣợc định nghĩa là trung bình trƣợt 3 tháng liên tục qua 5 giai đoạn liên tiếp có
chuẩn sai cao hơn +0.5oC cho pha nóng (El Nino) và thấp hơn -0.5oC cho pha lạnh
(La Nina). Các ngƣỡng đƣợc tiếp tục chia thành tuần tự khi ENSO yếu (nếu chuẩn
sai SST từ 0,5-0,9), trung bình (1,0-1,4), mạnh (1.5-1.9) và rất mạnh (từ ± 2.0) đối
với cả 2 pha nóng và lạnh. Chỉ số ONI dao động từ +0.5 oC đến -0.5oC đƣợc xác
định là pha trung tính.
1.1.3 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm
đại dƣơng, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển nhƣ tăng nhiệt độ, băng tan, và
nƣớc biển dâng.
BĐKH có thể do các q trình tự nhiên và cũng có thể do tác động của con ngƣời.
Những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự thay đổi của khí hậu trái đất có thể là từ
bên ngồi, hoặc do sự thay đổi bên trong và tƣơng tác giữa các thành phần của hệ

thống khí hậu trái đất, bao gồm: Thay đổi của các tham số quĩ đạo trái đất, biến đổi
trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất, sự biến đổi về phát xạ của mặt trời
và hấp thụ bức xạ của trái đất hoặc hoạt động của núi lửa nhƣng tất cả các yếu tố
này đều là biến đổi từ từ, có chu kỳ rất dài vì vậy yếu tố tự nhiên nếu có, thì chỉ
đóng góp một phần rất nhỏ vào biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện nay mà chủ
yếu là từ yếu tố con ngƣời [19].
Biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện tại là chủ yếu là do các hoạt động của con
ngƣời làm phát thải quá mức các khí nhà kính vào bầu khí quyển. Những hoạt động
của con ngƣời đã tác động lớn đến hệ thống khí hậu, đặc biệt kể từ thời kỳ tiền công
16


nghiệp (khoảng từ năm 1750). Theo IPCC, sự gia tăng khí nhà kính kể từ những
năm 1950 chủ yếu có nguồn gốc từ các hoạt động của con ngƣời. Hay nói cách
khác, ngun nhân chính của sự nóng lên tồn cầu trong giai đoạn hiện nay bắt
nguồn từ sự gia tăng khí nhà kính có nguồn gốc từ hoạt động của con ngƣời [24].
Hiện tƣợng Hiệu ứng nhà kính đƣợc định nghĩa là hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp
của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây
và các khí nhƣ hơi nƣớc, các-bon điơxit, nitơ ơxit, mêtan và chlorofluorocarbon,
làm giảm lƣợng nhiệt thốt ra khơng trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách
tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với khi khơng có các chất
khí đó [19], hậu quả của nó là việc trái đất nóng lên sau một q trình tích lũy lâu
dài khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và metan) và khi những khí này khi đƣợc thải vào
bầu khí quyển sẽ giữ lại hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển và khiến
cho nhiệt độ trái đất ngày càng tăng.
BĐKH với biểu hiện là sự gia tăng nhiệt độ, thay đổi độ ẩm, số giờ nắng và tốc độ
gió đã làm thay đổi lƣợng bốc hơi tiềm năng làm ảnh hƣởng đến cân bằng nƣớc,
cũng nhƣ lƣợng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái
của chúng ta.


Hình 1.2 Mức phát thải CO2 do hoạt động sản xuất trong các kịch bản [15]
17


Trên qui mơ tồn cầu, BĐKH đƣợc thể hiện rõ nét nhất ở sự tăng lên của nhiệt độ
khơng khí trung bình tồn cầu, đặc biệt từ sau năm 1950. Theo IPCC, trong khoảng
thời gian 1906−2005 nhiệt độ khơng khí trung bình tồn cầu đã tăng 0,74±0,18°C.
Các năm 2005 và 1998 là những năm nóng nhất kể từ 1850. Trong 12 năm, từ
1995−2006, có 11 năm là những năm nóng nhất kể từ 1850, trừ 1996. Số ngày đông
giá giảm đi ở hầu khắp các vùng vĩ độ trung bình, số ngày cực nóng (10% số ngày
nóng nhất) tăng lên và số ngày cực lạnh (10% số ngày đêm lạnh nhất) giảm đi. Các
sự kiện mƣa lớn tăng lên ở nhiều vùng lục địa từ khoảng sau 1950, thậm chí ở cả
những nơi có tổng lƣợng mƣa giảm. Ngƣời ta đã quan trắc thấy những trận mƣa kỷ
lục hiếm thấy (1 lần trong 50 năm) [24].
Hạn hán nặng hơn và kéo dài hơn đã đƣợc quan trắc thấy trên nhiều vùng khác nhau
với phạm vi rộng lớn hơn, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ sau
những năm 1970. Nền nhiệt độ cao và giáng thủy giảm trên các vùng lục địa là một
trong những nguyên nhân của hiện tƣợng này. Nhiệt độ tăng tác động đến sức khỏe
cộng đồng, nhƣ số trƣờng hợp bị chết tăng lên do sóng nóng và hiện tƣợng dị ứng
phấn hoa do mùa sinh trƣởng kéo dài hơn, v.v… [17].
Sự nóng lên tồn cầu đã làm cho mực nƣớc biển dâng lên khoảng 15cm trong thế kỷ
20, phạm vi băng biển ở các vùng lạnh giá đã bị giảm đi khoảng 10-15% kể từ
những năm 1950. Diện tích lớp phủ tuyết ở Bắc bán cầu đã giảm đi khoảng 10% từ
cuối những thập niên 60-70. Thời gian bao phủ của băng hồ và băng sông hàng năm
ở các vĩ độ trung bình và cao của Bắc bán cầu đã giảm đi khoảng hai tuần và biến
động nhiều hơn. Các hệ sinh thái đang bị biến đổi, nhiều loài hoặc di chuyển đến
những nơi lạnh hơn hoặc bị chết, v.v…[17].
Việt Nam là nƣớc dễ bị tổn thƣơng trƣớc tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng
năm về những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nhất bởi các hiện tƣợng thời tiết cực đoạn
giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 có chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu năm

2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) [16].
Ở Việt Nam, tác động của BĐKH cũng đã đƣợc nhận thấy qua nhiều dấu hiệu, bằng
18


chứng. Trƣớc hết, những diễn biến bất thƣờng của thời tiết, khí hậu trong nhiều năm
gần đây có thể đƣợc cho là có liên quan đến sự biến đổi của các hệ thống hồn lƣu
khí quyển, đại dƣơng qui mơ lớn cũng nhƣ sự biến đổi trong hoạt động của gió mùa
châu Á. Bão, áp thấp nhiệt đới có xu hƣớng dịch chuyển về phía nam và có quĩ đạo
phức tạp, khó dự báo hơn. Hạn hán, lũ lụt dƣờng nhƣ xảy ra bất thƣờng hơn. Hiện
tƣợng nắng nóng có xu hƣớng gia tăng cả về cƣờng độ, tần suất và độ dài các đợt.
Số ngày rét đậm, rét hại giảm đi nhƣng mức độ khắc nghiệt và độ kéo dài các đợt có
dấu hiệu gia tăng [17].
Năm 2017 đƣợc coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16
cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật. Tần số bão trên Biển Đơng có dấu hiệu tăng lên
trên các vùng biển phía nam. Tần số bão trên vùng bờ biển Việt Nam cũng có xu thế
tăng lên, nhất là trên dải bờ biển Bắc Bộ, Thanh Nghệ Tĩnh và Nam Trung Bộ. Sự
thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ
rệt. Những biến đổi trong nguồn nƣớc (lƣợng mƣa, mực nƣớc sông) trong năm 2018
cũng tăng đáng kể so với mức trung bình của năm 2017. Năm 2018 đồng thời ghi
nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt
độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C [18].
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nơng nghiệp dun hải Nam
Trung bộ, địa hình của dãy Kon Tum và hƣớng gió thổi gần song song với hƣớng
địa hình ven biển đã ảnh hƣởng và làm cho khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận trở
nên khơ nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc
Bình (Bình Thuận). Tại đây có chế độ khí hậu bán khơ hạn và đƣợc xem là vùng
khô hạn nhất nƣớc, đã tạo thành vùng cát hoang mạc hóa trên diện tích hơn 131.000
ha. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa
khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50km bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở

đây có diện tích khoảng 5.000ha và hiện là nguy cơ suy thối hàng đầu trong khu
vực. Với điều kiện khơ hạn và gió mạnh, đã thƣờng xuyên tạo ra những cơn bão cát
đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng
hàng ngàn hécta. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Cơng, Liên
19


Hƣơng, Bình Thạnh (Tuy Phong - Bình Thuận) ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp của khu vực [14].
Nƣớc biển dâng cũng là một trong những hiện tƣợng điển hình của BĐKH ở Việt
Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận đƣợc trong vòng 50 năm mực
nƣớc biển dâng khoảng 20 cm. Mực nƣớc biển quan trắc tại các trạm hải văn đạt
2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tƣơng ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và 19932014. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nƣớc biển đã tăng lên 3,5 mm/năm (± 0,7 mm)
vào năm 2014 so với năm 1993. [20]
Thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển là yếu tố quan trọng trong dự tính
biến đổi khí hậu [22]. Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng từ các giả định về
sự thay đổi trong tƣơng lai và quan hệ giữa phát thải khí nhà kính và các hoạt động
kinh tế - xã hội, tổng thu nhập quốc dân, sử dụng đất,...
Năm 2013, IPCC công bố kịch bản cập nhật, đƣờng phân bố nồng độ khí nhà kính
đại diện (Representative Concentration Pathways - RCP) đƣợc sử dụng để thay thế
cho các kịch bản SRES [22]. Các RCP đƣợc lựa chọn sao cho đại diện đƣợc các
nhóm kịch bản phát thải và đảm bảo bao gồm đƣợc khoảng biến đổi của nồng độ
các khí nhà kính trong tƣơng lai một cách hợp lý. Các RCP cũng đảm bảo tính
tƣơng đồng với các kịch bản SRES [1].
Các tiêu chí để xây dựng RCP [23], bao gồm:
-

Phải đƣợc dựa trên các kịch bản đã đƣợc công bố trƣớc đó, đƣợc phát triển

độc lập bởi các nhóm mơ hình khác nhau, và "đại diện" về mức độ phát thải và nồng

độ khí nhà kính. Đồng thời, mỗi RCP phải mô tả hợp lý và nhất quán trong tƣơng
lai (khơng có sự chồng chéo giữa các RCP);
-

Phải cung cấp đƣợc thông tin về tất cả các thành phần của bức xạ tác động

cần thiết để làm đầu vào của các mơ hình khí hậu và mơ hình hóa khí quyển (phát
thải khí nhà kính, ơ nhiễm khơng khí và sử dụng đất). Hơn nữa, những thơng tin này
là có sẵn đối với các khu vực địa lý;
20


-

Có thể đƣợc xác định theo số liệu trong thời kỳ cơ sở đối với phát thải và sử

dụng đất, cho phép chuyển đổi giữa các phân tích trong thời kỳ cơ sở và tƣơng lai;
-

Có thể đƣợc xây dựng cho khoảng thời gian tới năm 2100 và vài thế kỷ sau

2100.
Có tổng cộng 4 kịch bản RCP là RCP8.5, RCP6.0, RCP4.5 và RCP2.6. Tên các kịch
bản đƣợc ghép bởi RCP và độ lớn của bức xạ tác động tổng cộng của các khí nhà
kính trong khí quyển đến thời điểm vào năm 2100. Bức xạ tác động đƣợc định
nghĩa là sự thay đổi trong cân bằng năng lƣợng bức xạ (năng lƣợng nhận đƣợc từ
mặt trời trừ đi năng lƣợng thốt vào khơng gian, W/m2) tại đỉnh tầng đối lƣu (ở độ
cao 10-12 km so với mặt đất) do sự có mặt của các khí nhà kính hoặc chất khác
(mây, hơi nƣớc, bụi,...) trong khí quyển (Hình 1.8).


Hình 1.3 Thay đổi bức xạ tác động [24]
Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5) đƣợc phát triển bởi Viện Phân tích hệ
thống ứng dụng quốc tế, Úc. Kịch bản RCP8.5 đƣợc đặc trƣng bởi bức xạ tác động
tăng liên tục từ đầu thế kỷ và đạt 8,5W/m2 vào năm 2100, tiếp tục tăng tới 13W/m2
vào năm 2200 và ổn định sau đó [19].

21


Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao (RCP6.0) đƣợc phát triển bởi nhóm
nghiên cứu mơ hình AIM tại Viện Nghiên cứu Môi trƣờng (NIES), Nhật Bản.
RCP6.0 là một trong hai kịch bản trung bình với bức xạ tác động ổn định. Bức xạ
tác động trong RCP6.0 tăng tới mức khoảng 6,0W/m2 vào năm 2100 và ổn định sau
đó với giả thiết là áp dụng các cơng nghệ và chiến lƣợc giảm phát thải khí nhà kính
[19].
Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) đƣợc phát triển bởi nhóm
nghiên cứu mơ hình GCAM tại Phịng thí nghiệm quốc tế Tây Bắc Thái Bình
Dƣơng, Viện Nghiên cứu Biến đổi toàn cầu (JGCRI), Hoa Kỳ. Đây cũng là kịch bản
có bức xạ tác động ổn định, trong đó tổng bức xạ tác động đạt tới mức khoảng
4,5W/m2 vào năm 2065 và ổn định tới năm 2100 và sau đó, khơng có sự tăng đột
ngột trong một thời gian dài [19].
Kịch bản nồng độ khí nhà kính thấp (RCP2.6) đƣợc phát triển bởi nhóm mơ hình
IMAGE của Cơ quan đánh giá môi trƣờng Hà Lan (PBL). Trong RCP2.6, bức xạ
tác động đạt đến giá trị khoảng 3,1W/m2 vào giữa thế kỷ, sau đó giảm về giá trị 2,6
W/m2 vào năm 2100 và tiếp tục giảm sau đó. Để đạt đƣợc mức bức xạ tác động thấp
này, phát thải khí nhà kính phải giảm một cách đáng kể theo thời gian [19].
1.1.4 Ảnh hưởng của El Nino và biến đổi khí hậu.
Ở khu vực nhiệt đối phía tây Thái Bình Dƣơng trong đó có khu vực nghiên cứu,
hoạt động của El Nino thƣờng gắn với nền nhiệt độ cao, lƣợng mây ít, tổng xạ cao,
độ ẩm khơng khí thấp. Chính vì vậy trong các năm có El nino hoạt động lƣợng bốc

thốt hơi thƣờng khá cao.
Biến đổi khí hậu với biểu hiện rõ rệt của sự gia tăng nhiệt độ khơng khí, và làm tăng
lƣợng bốc thốt hơi. Nhƣ vậy cả El Nino và biến đổi khí hậu đều làm tăng lƣợng
bốc thoát hơi và làm gia tăng nhu cầu tƣới cho cây trồng. Trên khu vực NTB và TN,
do mùa khô kéo dài, nên cả hai hiện tƣợng này sẽ làm cho tình trạng khơ hạn sẽ
ngày càng nghiêm trọng hơn.

22


Do vị trí nƣớc ta nằm ở rìa phía đơng nam của lục địa Âu-Á, tiếp giáp với Thái
Bình Dƣơng nên chịu ảnh hƣởng của các hiện tƣợng El Nino và La Nina. Số liệu
thống kê về xoáy thuận nhiệt đới khu vực biển Đông cho thấy lƣợng bão và ATNĐ
ảnh hƣởng đến nƣớc ta vào các năm La Nina là 8,3 cơn/năm nhiều hơn trung bình
nhiều năm 1 cơn và 5,3 cơn/năm vào những năm El Nino ít hơn trung bình nhiều
năm. Sự chênh lệch số cơn bão giữa các năm La Nina và El Nino chủ yếu xảy ra ở
khu vực Trung và Nam Bộ. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của ENSO đến lƣợng mƣa
một số điểm ở nƣớc ta chỉ ra rằng ở Miền Bắc và Miền Trung trong những năm có
chỉ số SO của những tháng trƣớc đó dƣơng, lƣợng mƣa thƣờng lớn hơn những năm
có chỉ số SO âm. Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam cho thấy có trên 60% hạn hán
vụ đơng xn và trên 80% hạn mùa hè có liên quan đến El Nino. Ngoài ảnh hƣởng
đến lƣợng mƣa, ENSO còn tác động đáng kể đến trƣờng nhiệt. Nhiệt độ trung bình
các tháng mùa đơng trong những năm có El Nino đều cao hơn giá trị trung bình
nhiều năm và ngƣợc lại vào các năm La Nina.
Các địa phƣơng và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam tập trung ở những vùng
lãnh thổ khác nhau, và mỗi vùng khác nhau sẽ có những kiểu thời tiết, đặc điểm tự
nhiên khác nhau cho nên việc đánh giá những tác động cũng nhƣ những ảnh hƣởng
của El Nino và BĐKH đến từng địa phƣơng là không giống nhau, tuy nhiên việc
đánh giá đó vẫn chủ yếu dựa trên những ảnh hƣởng chung của El Nino và BĐKH
đến Việt Nam. Khả năng tổn thƣơng do BĐKH và El Nino (bao gồm cả biến động

khí hậu, nƣớc biển dâng và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan) cần đƣợc đánh giá đối
với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tƣơng lai.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tƣợng đƣợc đánh giá là dễ bị tổn thƣơng do El
Nino và BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lƣơng thực, tài nguyên nƣớc, sức
khoẻ, nơi cƣ trú, nhất là ven biển và miền núi. Các khu vực dễ bị tổn thƣơng bao
gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thƣờng
chịu ảnh hƣởng của bão, nƣớc dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi
thƣờng xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

23


Có thể nói, về mặt tiêu cực, El Nino và BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả
về cƣờng độ lẫn tần suất. Các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng bao gồm: nông dân, ngƣ
dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thƣơng), các dân tộc thiểu số ở miền núi,
ngƣời già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối
tƣợng ít có cơ hội lựa chọn.
1.2

Tổng quan khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Việt Nam

1.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm 13 tỉnh và thành phố: NTB bao gồm 8
tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng là Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận cịn khu
vực TN thì có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng [25].
Tồn vùng có tổng diện tích tự nhiên là 99.016,51 km2, dân số đến 31/12/2013 là
14.524.325 ngƣời (trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,9% cịn lại là ngƣời
Kinh), chiếm 29,92% về diện tích và 16,19% về dân số so với cả nƣớc và hai khu
vực này cũng có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phịng đối

với cả nƣớc và khu vực Đông Dƣơng [25].
Khu vực NTB thuộc khu vực cận giáp biển của nƣớc ta với Phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên – Huế, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đơng
giáp biển Đơng và phía Tây giáp các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên là Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng [6].
Đối với TN là vùng cao nguyên bao gồm nhiều tỉnh, một trong 3 tiểu vùng của miền
Trung Việt Nam. Khu vực TN rộng khoảng 54.7 nghìn km². Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đơng giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh
Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc, phía
Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia
Lai, Đắk Lắk và Đắk Nơng chỉ có chung đƣờng biên giới với Campuchia. Cịn Lâm
Đồng khơng có đƣờng biên giới quốc tế [26].
24


Hình 1.4 Atlat hành chính vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [5]
1.2.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Đặc điểm địa hình khu vực NTB rất đặc biệt ở chỗ có lãnh thổ là một dải hẹp uốn
theo hình vịng cung ôm sát đƣờng bờ biển, bao gồm một vùng núi nằm gọn bên
sƣờn dốc đứng của dãy Trƣờng Sơn cùng với dải đồng bằng ven biển. Địa hình
tƣơng đối phức tạp với nhiều nhánh núi ngang nhô ra sát biển, chia cắt dải đồng
bảng thành nhiều cánh đồng nhỏ nối tiếp từ Bắc xuống Nam, càng về phía Nam núi
càng tiến gần ra biển nên đồng bằng cũng bị thu hẹp lại. Nhìn chung dải ven biển
miền trung thƣờng có những đặc trƣng địa hình giống nhau: sát bờ biển là cồn cát
trắng xóa, xen kẽ là những đầm phá đang bồi đắp dang dở. Có thể chia địa hình
trong khu vực thành 4 dạng nhƣ sau [8]:
-

Địa hình núi trung bình và cao: Có độ cao từ 700m trở lên, nằm ở phía Tây của


vùng và phía Đơng của dãy Trƣờng Sơn Nam hình thành sát biển, chạy song song
với bờ biển và cao dần từ ven biển lên vùng đồi núi phía Tây.
25


×