Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG EL NINO VÀ LA NINA (ENSO) ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC HỆ SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 4 trang )

Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG EL NINO VÀ LA NINA (ENSO)
ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CÁC HỆ SINH THÁI.
Sinh viên: Lê Thị Lựu
Lớp: 12CTM
I- Mở đầu
Hiện nay, sự biến đổi khí hậu (nóng lên toàn cầu) đã và đang làm thay đổi các chế độ thời tiết
một cách bất thường, khó lường được. Trong khi nghiên cứu về những dị thường của khí hậu, các nhà
khoa học đã đặc biệt chú ý đến El Nino và La Nina (ENSO), 2 hiện tượng thể hiện sự biến động dị
thường trong hệ thống khí quyển - đại dương với qui mô giữa các năm, có tính chu kì hoặc chuẩn chu
kì. Mỗi khi hiện tượng ENSO xảy ra, khí hậu và thời tiết có những thay đổi bất thường, gây nên hạn
hán, lũ lụt và thiên tai ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Trong tình hình biến đổi khí hậu – nóng lên toàn cầu đang ngày càng tăng một cách đột biến
như hiện nay thì hiện tượng ENSO cũng có những biểu hiện dị thường về cường độ và chu kì cũng
như phạm vi hoạt động. Càng ngày không chỉ có Thái Bình Dương bị ảnh hưởng mà các vùng khác
trên phạm vi toàn cầu cũng bị tác động về khí hậu, thời tiết, kinh tế - xã hội,… và đặc biệt là đa dạng
sinh học của các hệ sinh thái. Nghiên cứu về hiện tượng ENSO cũng như các tác động của hiện tượng
này đến đa dạng sinh học nhằm hiểu biết kịp thời và có những giải pháp hợp lí, hiệu quả để đảm bảo
cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của sinh giới.
II- Nội dung
1. Khái niệm El Nino Nino và La Nina
- El Nino trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Chúa Hài Đồng” hoặc “chú bé con” do hiện tượng
này thường xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh, là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương ấm lên một cách bất thường, làm làm phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại
dương – khí quyển ở khu vực này gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.
Hiện tượng El Nino thường xảy ra bắt đầu từ lễ Giáng sinh, kéo dài khoảng vài tháng và có chu
kì từ 2 – 7 năm. Ngày nay, El Nino đã được khoa học chứng minh là có ảnh hưởng trên phạm vi
toàn cầu và thuật ngữ El Nino được dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.
- La Nina trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “cô bé con”, là hiện tượng đối lập với El Nino, tức
là hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía đông Thái Bình Dương lạnh đi so với
điều kiện bình thường và cũng gây ra những dị thường về thời tiết và khí hậu nhiều nơi. 2 hiện


tượng El Nino và La Nina thường xảy ra kế tiếp nhau.
Cả 2 hiện tượng El Nino và La Nina được gọi chung là ENSO (El Nino Southern Oscillation).
2. Nguyên nhân sinh ra El Nino Nino và La Nina
El Nino và La Nina không phải là do con người, mà chính là thiên nhiên.
a. Nguyên nhân sinh ra El Nino
- Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hướng gió làm xuất hiện đột ngột dòng biển ấm ở
phía đông Thái Bình Dương, các dòng biển nóng này sẽ đẩy các dòng nước lạnh xuống
dưới. Ngoài ra còn có một số giả thiết cho rằng có các nguyên nhân khác như: sự thay đổi áp
suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, các cơn động đất dưới đáy biển,…
b. Nguyên nhân sinh ra La Nina
- La Nina thường xuất hiện khi nhiệt độ mặt nước biển thấp hơn nhiệt độ chuẩn (khoảng
25
0
C) từ 0,5
0
C trở đi. Nếu nhiệt độ mặt nước biển chỉ thấp nhiệt độ chuẩn từ 0 – 0,5
0
C thì
đó là trạng thái trung gian. Thông thường sau một chu kì El Nino thì đến chu kì trung gian
hoặc chu kì La Nina.
3. Tác động của El Nino Nino và La Nina đến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
a. Tích cực
- Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng El Nino mới xuất hiện cũng đồng nghĩa với
“tin mừng” đối với ngư dân ở Peru. Vì lúc ấy nước biển tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát
triển, làm nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá biển. Nhờ thế ngành đánh bắt cá của các
nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh.
- El Nino làm hạn chế sự phát triển các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương.
- Ở nước ta, trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân ở vụ Đông Xuân và vụ mùa
đều tăng so với vụ trước đó. Vụ Đông Xuân rõ nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ còn vụ mùa rõ
nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong điều kiện ENSO, diện tích và sản lượng cà phê

đều tăng so với vụ trước.
- Các hiện tượng La Nina thường kết thúc vào mùa hè, sẽ tạo ra các điều kiện thời tiết ôn hòa
cho đến cuối mùa thu.
b. Tiêu cực
Tuy có những lợi ích nhất định như trên nhưng hiện tượng ENSO vẫn được chú ý nhiều hơn
về những ảnh hưởng đang ngày càng nghiêm trọng của nó đến thời tiết và khí hậu. Khi El Nino
xuất hiện, ban đầu những cơn gió ở Thái Bình Dương tự dưng đổi hướng sang hướng đông, làm
cho mặt nước bờ Đông sẽ nóng thêm 4 – 5
0
C, gây mưa lớn, bão nhiệt đới mạnh, lũ quét, trượt
đất, lũ bùn đá dữ dội. Trong khi đó, vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương lạnh đi, vùng khí
giáng biến mất, mây lại tập trung mật độ quá cao bên phía đông gây nên khô hạn kéo dài. Ngoài
El Nino, La Nina cũng gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế giới như bão tuyết,
hạn hán, lũ lụt,… Bởi thế, hiện tượng ENSO gây ra những tác động rất xấu đến đa dạng sinh
học của nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất.
- Hệ sinh thái nông nghiệp:
Lũ quét và hạn hán xảy ra tạo nên rất nhiều khó khăn cho hệ sinh thái nông nghiệp, làm
cho các loài thực vật không thể phát triển được, đặc biệt là lúa - nguồn lương thực chính của
thế giới, gây nên những mối đe dọa lớn vô cùng to lớn cho vấn đề an ninh lương thực. Cơ
quan Thực phẩm và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã kêu gọi các nước Châu Á
tích trữ lúa gạo để phòng nạn đói. Liên Hiệp Quốc cũng đã báo động 700000 có thể bị đói ở
các nước Trung Mỹ. Ngoài ra, các nước Châu Phi, Nam Mỹ,… cũng đang bị nạn đói đe dọa
nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, tuy ENSO có đem lại những tác động tích cực cho hệ sinh thái nông nghiệp
nhưng bên cạnh đó vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực như lũ quét, hạn hán làm mất mùa hay
giảm chất lượng nông sản.
- Hệ sinh thái rừng:
+ Hạn hán kéo dài làm không khí trở nên khô và nóng. Trong điều kiện khô hanh như thế,
lửa rất dễ bị kích cháy ở các vùng đất than bùn giàu carbon gây nên các vụ cháy rừng
nghiêm trọng và có thể kéo dài hàng tháng trời không thể kiểm soát đượclàm mất đi

môi trường sống cũng như một số lượng lớn các loài động, thực vật. Ví dụ như cháy
rừng ở Indonesia năm 1997-1998, bụi phủ khắp Đông Nam Á, ảnh hưởng tới
Singapore, Malaysia,…
+ Cản trở sự phát triển của các quần thể ngập mặn tiên phong ra các cửa sông và bãi bồi
ven biển do rễ hô hấp bị thiếu oxi, ảnh hưởng đến mùa sinh sản và làm cho hệ sinh thái
rừng ngập mặn bị tổn thương.
- Hệ sinh thái biển:
+ Khi El Nino xuất hiện tức là nước biển nóng lên bấtt thường đột ngột gây chết các loài
vi sinh vật và các sinh vật phù du là nguồn thức ăn biển làm giảm số lượng cá biển dẫn
đến giảm số lượng chim biển (di cư xuống các vùng biển khác của Nam Mỹ).
+ El Nino diễn ra vào các năm khác còn làm tôm hùm di cư về phía nam bờ biển Peru,
các loài nhuyễn thể, bào ngư cũng tập trung với mật độ không bình thường ở dọc bờ
biển Peru và Chilê.
+ Sóng thần xuất hiện do hậu quả của El Nino còn phá hủy các vùng tảo biển, làm mất
các loài nhuyễn thể ở vùng biển Êcuađo và Chilê.
- Hệ sinh thái ven bờ:
+ Vùng mưa nhiều:
Mưa nhiều và lớn làm cho nước dâng lên mạnh. Ở các vùng đất thấp ngập nước, các
sinh vật cũ mất đi, các sinh vật mới phát triển, các sinh vật ở đáy sông cũng bị thay đổi
do dòng chảy lớn. Còn ở các vùng khô cằn, một số cây cỏ, dược liệu, cây bụi di chuyển
về vùng thấp khi nước rút.
+ Ở vùng mưa ít:
ENSO gây nên hạn hán, khô cằn làm khó khăn cho các hoạt động sống của các sinh vật.
I- Trách nhiệm của sinh viên ngành Môi trường
Tuy El Nino và La Nina là 2 hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu là do thiên nhiên tạo ra nhưng lại chịu
ảnh hưởng gián tiếp từ sự ô nhiễm môi trường. Vậy nên cần phải có những giải pháp để giải quyết các
vấn nạn môi trường thật triệt để, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả của ENSO bằng
cách tận dụng những tác động tích cực của chúng.
Vì thế chúng ta phải có ý thức và hành động bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay. Đặc biệt là chúng ta,
những sinh viên ngành Môi trường, là những người có hiểu biết nhất định về môi trường, chúng ta nên

làm và vận động mọi người cùng làm:
- Sử dụng năng lượng sạch
- Trồng nhiều cây xanh
- Tắt các thiết bị điện khi không sd
- Đi chung xe
- Không túi ni lông
- Rác gọn gàng
- Mua sắm tiết kiệm
- …
III- Kết luận
El Nino và La Nina đang là hiện tượng gây ra rất nhiều những tác động xấu và càng ngày hiện
tượng này càng có những biến đổi phức tạp, rất khó dự đoán làm cho những ảnh hưởng đó lại càng
trầm trọng hơn. Tuy El Nino và La Nina là 2 hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu là do thiên nhiên tạo
ra nhưng lại chịu ảnh hưởng gián tiếp từ sự ô nhiễm môi trường. Vậy nên cần phải có những giải
pháp để giải quyết các vấn nạn môi trường thật triệt để, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các hậu
quả của ENSO bằng cách tận dụng những tác động tích cực của chúng.
IV- Tài liệu tham khảo
1. GSTS Nguyễn Đức Ngữ, 2000, Những điều cần biết về El Nino và La Nina, NXB Khoa
học và Kĩ thuật.
2. Mai Trọng Thông – Hoàng Xuân Cơ, 2002, Giáo trình Tài nguyên khí hậu, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
3. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ, 2007, Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường
và kinh tế-xã hội, NXB Khoa học và Kĩ thuật.
4. BTV Gia Minh, 2012, Tác động của hiện tượng El Nino, Báo Radio Free Asia.
5. Website”



×