Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cập nhật các phương pháp chẩn đoán sớm ung thư phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.89 KB, 13 trang )

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

CẬP NHẬT CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SỚM
UNG THƯ PHỔI
Đào Ngọc Bằng1, Tạ Bá Thắng1

Tóm tắt
Ung thư phổi (UTP) là một trong các loại ung thư thường gặp nhất và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới. Chẩn
đốn sớm có vai trị rất quan trọng trong quyết định phương pháp điều trị và tiên
lượng cho bệnh nhân (BN) UTP. Nhiều phương pháp đã được áp dụng trong
chẩn đốn sớm UTP, trong đó chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ngực liều thấp, nội soi
phế quản và các phương pháp sinh học phân tử đã chứng minh hiệu quả rõ rệt.
Mỗi phương pháp chẩn đốn có vai trị riêng. Trong khi nội soi phế quản sinh
thiết được ứng dụng chẩn đoán những tổn thương niêm mạc tại phế quản trung
tâm, chụp CLVT ngực liều thấp có thể áp dụng để sàng lọc các khối u ở phế quản
ngoại vi, vị trí nội soi phế quản khơng quan sát được. Ngồi ra, phương pháp
sinh thiết lỏng sử dụng các dấu ấn sinh học là một phương pháp tiềm năng. Sự
kết hợp các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sớm
UTP, chỉ định phương pháp điều trị hợp lý và tiên lượng chính xác cho BN, góp
phần nâng cao hiệu quả điều trị UTP trong thực hành lâm sàng.
* Từ khố: Ung thư phổi; Chụp cắt lớp vi tính liều thấp; Nội soi phế quản
chẩn đoán; Sinh thiết lỏng.
UPDATE OF METHODS FOR EARLY DIAGNOSIS OF
LUNG CANCER
Summary
Lung cancer is one of the most common cancers and the leading cause of
cancer death worldwide. Early diagnosis plays a very important role in deciding
treatment therapy and prognosis for patients with lung cancer. Many methods
have been applied in the early diagnosis of lung cancer, in which thoracic low-dose
computed tomography (LDCT), bronchoscopy, and molecular biology methods


have proven remarkable effects. Each diagnostic technique has its own role.
1

Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y
Người phản hồi: Đào Ngọc Bằng ()
Ngày nhận bài: 06/12/2022
Ngày được chấp nhận đăng: 29/12/2022
/>
50


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

While bronchoscopy with biopsy is used to diagnose central bronchial lesions,
LDCT can be applied to screen for tumors in the peripheral bronchi, which could
not be observed by bronchoscopy. In addition, liquid biopsy using malecular
biomarkers is a potential measure. The combination of diagnostic measures will
help clinicians to diagnose lung cancer early, assign reasonable treatment
methods and make accurate prognosises for patients, contributing to improving
the effectiveness of lung cancer treatment in clinical practice.
* Keywords: Lung cancer; Low-dose computed tomography; Diagnostic
bronchoscopy; Liquid biopsy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
UTP là một trong các loại ung thư
thường gặp nhất và là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu trong các bệnh ung
thư trên thế giới. Năm 2020, theo Tổ
chức Y tế Thế giới có 2.206.771 ca
UTP mới mắc và số ca chết do UTP là
1.796.144, trong đó nam giới chiếm

14,3%, nữ giới 8% số ca tử vong do
ung thư [1]. Tại Việt Nam, UTP chiếm
khoảng 14,4% các loại ung thư được
chẩn đốn, trong đó nam giới chiếm
18,9% (đứng thứ hai sau ung thư gan)
và nữ giới chiếm 9,1% (đứng thứ hai
sau ung thư vú). UTP cũng là nguyên
nhân tử vong đứng thứ hai do bệnh ung
thư [2]. UTP chia làm 2 nhóm, bao
gồm: Ung thư tế bào nhỏ và khơng tế
bào nhỏ. Cùng với sự phát triển của y
học, các phương pháp điều trị ung thư
ngày càng có hiệu quả, đặc biệt đối với
ung thư không tế bào nhỏ. Từ năm
2015 - 2016, tỷ lệ thời gian sống
thêm trong 2 năm của ung thư không
tế bào nhỏ là 42% so với 34% từ năm

2009 - 2010. Tuy nhiên, kết quả điều
trị phụ thuộc nhiều vào đặc điểm mô
bệnh học và giai đoạn khối u. Các BN
UTP khi phát hiện bệnh thường ở giai
đoạn muộn, với tỷ lệ 70 - 80% UTP
không tế bào nhỏ ở giai đoạn III - IV
[3]. Thời gian sống thêm 5 năm giảm
dần theo giai đoạn bệnh, với giai đoạn
tổn thương UTP khu trú là 55% so với
4% ở giai đoạn UTP đã có di căn [4].
Chính vì vậy, việc chẩn đốn sớm UTP
có vai trị rất quan trọng trong quyết

định phương pháp điều trị và tiên
lượng cho BN UTP. Nhiều phương
pháp đã được áp dụng trong chẩn đốn
sớm UTP, trong đó chụp CLVT ngực
liều thấp, nội soi phế quản và các
phương pháp sinh học phân tử đã
chứng minh hiệu quả rõ rệt. Các
phương pháp này sẽ được làm rõ trong
bài tổng quan này.
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
LIỀU THẤP
Trước đây, sàng lọc UTP thường sử
dụng phương pháp chụp X-quang ngực
51


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

quy ước, được áp dụng cho những BN
có nguy cơ cao như: Hút thuốc lá trên
30 bao/năm… Tuy nhiên, các nghiên
cứu gần đây cho thấy hiệu quả rõ rệt
của chụp CLVT liều thấp (Low-dose
comptued tomography-LDCT) so với
chụp X-quang quy ước trong chẩn
đoán sớm UTP.
Chụp CLVT liều thấp cho phép xác
định các nốt phổi bằng cách sử dụng
liều bức xạ thấp nhất có thể. Điều này
có thể thực hiện được thơng qua việc

sử dụng dòng điện và điện áp thấp hơn.
Thử nghiệm tầm soát phổi Quốc gia
(National Lung Screening Trial-NLST)

đã thực hiện giảm liều bức xạ thơng
qua giảm dịng điện, với điện áp đỉnh
là 120 kVp (140 kVp cho những BN
béo), cường độ dòng điện từ 40 mA
hoặc thấp hơn. Tùy thuộc vào máy
chụp CLVT, liều hiệu quả trung bình
là 1,4 milliSievert (mSv). Q trình
chụp CLVT được thực hiện trong thì
hít vào mà khơng sử dụng chất cản
quang tĩnh mạch. Hình ảnh chụp
CLVT liều thấp trong chẩn đoán sớm
UTP bao gồm: Nốt mờ đặc, nốt mờ
bán đặc và hình ảnh nốt kính mờ (Hình
1), trong đó nốt mờ là hình ảnh hay
gặp nhất [5, 6].

Hình 1: Nốt mờ đặc (a, b), bán đặc (c ,d) và nốt kính mờ (e, f)
Nguồn: Chiles C. (2014) [6].
Thử nghiệm tầm soát phổi Quốc gia tại Mỹ, được thực hiện từ năm 2002 2009, là một nghiên cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm được thiết kế để sàng lọc bằng
CLVT liều thấp có thể giảm tỷ lệ tử vong do UTP so với sàng lọc bằng X-quang
phổi quy ước ở nhóm dân số có nguy cơ cao. Những người tham gia được chụp
CLVT liều thấp hoặc chụp X-quang phổi một lần hàng năm trong ba năm. Kết
quả cho thấy việc tầm soát bằng CLVT liều thấp có hiệu quả hơn chụp X-quang
phổi quy ước trong chẩn đoán sớm UTP, với tỷ lệ 292/26306 (1,11%) so với
52



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

190/26035 (0,73%), trong đó tỷ lệ chẩn đốn sớm BN UTP không tế bào nhỏ giai
đoạn IA chiếm 48,9% [7].
Phân tích đặc điểm của nốt mờ trên hình ảnh chụp CLVT liều thấp, bác sĩ lâm
sàng có thể định hướng khả năng lành hay ác tính của nốt mờ, từ đó đưa ra các
phương pháp xử trí hợp lý [8, 9].
Bảng 1: Đặc điểm nốt mờ định hướng lành tính hay ác tính.
Đặc điểm

Khả năng nốt lành tính

Khả năng nốt ác tính

Bờ

Đều

Khơng đều, có tua gai

Vơi hố

Đồng tâm, trung tâm hoặc Thường khơng có vơi hố
giống bỏng ngơ
hoặc vơi hố lệch tâm

Tỷ trọng

Đồng nhất


Khơng đồng nhất

Thời gian tăng Ít hơn 1 tháng hoặc trên 1
1 tháng đến 1 năm
gấp đôi thể tích năm
Kích thước

< 5 mm

> 10 mm

Nguồn: Cruickshank A. và CS (2019) [8].
Bảng 2: Xử trí nốt mờ trịn theo hướng dẫn tổ chức Fleischner 2017.
Kích thước (Thể tích)
của nốt mờ
< 6 mm (< 100 mm3)

Nguy cơ UTP
Nguy cơ thấp (< 5%)
Khơng theo dõi

Nguy cơ cao (≥ 5%)
Có thể theo dõi CT*

6 - 8 mm (100 - 250 Theo dõi CT*
mm3)
> 8 mm (> 250 mm3)

Theo dõi CT* có thể cùng PET/CT, sinh thiết

và/hoặc cắt thuỳ phổi

* (Thời gian và thời hạn của theo dõi CT phụ thuộc vào kích thước và sự xuất
hiện nốt mờ), CT (computed tomography), PET (positron emission tomography).
Nguồn: MacMahon H. và CS (2017) [9].
53


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

Tháng 1/2013, Hiệp hội Ung thư
Mỹ đã ban hành các hướng dẫn sau
đây về tầm soát UTP, cụ thể: “Các bác
sĩ lâm sàng tiếp cận với các trung tâm
tầm soát và điều trị UTP chất lượng
cao, quy mô lớn nên bắt đầu tầm soát
với những BN khỏe mạnh từ 55 - 74
tuổi, có tiền sử hút thuốc ít nhất 30
bao/năm và hiện đang hút thuốc hoặc
đã dừng hút trong vòng 15 năm qua.
Bác sĩ lâm sàng cần thông báo và chia
sẻ thơng tin liên quan đến những lợi
ích, hạn chế và tác hại tiềm ẩn liên
quan đến việc tầm soát UTP bằng chụp
CLVT liều thấp trước khi đưa ra bất kỳ
quyết định bắt đầu tầm soát UTP” [10].
Tuy nhiên, chụp CLVT liều thấp cũng
có một số nhược điểm, bao gồm tăng
tiếp xúc bức xạ, giá thành cao, chẩn
đoán quá mức, tăng căng thẳng cho

những người có kết quả dương tính
giả, đồng thời có thể âm tính giả ở
những BN có tổn thương sớm ở niêm
mạc phế quản trung tâm [6]. Vì vậy, sự
kết hợp chụp CLVT liều thấp với nội
soi phế quản tăng hiệu quả phát hiện
sớm UTP ở những BN có nguy cơ
UTP cao.
NỘI SOI PHẾ QUẢN
Nội soi phế quản ống mềm là kỹ
thuật được ứng dụng rộng rãi trong
chẩn đoán UTP, được chỉ định cho tất
cả BN nghi ngờ bị UTP, với độ nhạy
cao đối với tổn thương đường thở
trung tâm, nhưng có độ nhạy thấp với
54

các tổn thương ngoại vi, đặc biệt các
tổn thương có đường kính < 2 cm. Hơn
nữa, nó cho phép lập kế hoạch phẫu
thuật chính xác thơng qua việc đánh
giá bề mặt, vị trí và mức độ xâm lấn
của khối u, nhu động dây thanh âm và
lòng đường thở [11]. Tuy nhiên, các
tổn thương sớm của niêm mạc phế
quản rất khó phát hiện chỉ dưới nội soi
phế quản sử dụng ánh sáng trắng thơng
thường. Vì vậy, nhiều nhiều phương
pháp nội soi đã được phát triển và ứng
dụng chẩn đốn sớm UTP, trong đó

các phương pháp sử dụng ánh sáng
huỳnh quang, dải sáng hẹp, nội soi siêu
âm và nội soi phế quản có độ phóng
đại cao đã được chứng minh giúp tăng
tỷ lệ chẩn đốn và sinh thiết chính xác
vào vị trí tổn thương.
1. Nội soi phế quản huỳnh quang
Nội soi phế quản huỳnh quang
(AFB - Autofluorescence bronchoscopy)
là phương pháp nội soi phế quản sử
dụng ánh sáng huỳnh quang để xác
định mô phế quản bình thường, loạn
sản và ung thư tại chỗ. Mơ bình thường
chứa các fluorophores nội sinh, bao
gồm tryptophan, collagen, elastin và
porphyrin, hấp thụ và phát ra huỳnh
quang màu xanh lục khi được chiếu
sáng bằng ánh sáng tím hoặc xanh lam.
Tại các vị trí bất thường, với nồng độ
chất huỳnh quang khác nhau, có thể
phát ra ánh sáng đỏ, tím hoặc đỏ tươi
(Hình 2) [12].


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

Hình 2: Tổn thương niêm mạc phế quản dưới ánh sáng huỳnh quang.
Nguồn: Andolfi A. et al. (2016) [11].
Nhiều nghiên cứu thực hiện nội soi phế quản sử dụng ánh sáng huỳnh quang
với nhiều hệ thống huỳnh quang khác nhau, kết hợp với ánh sáng trắng đã làm

tăng hiệu quả chẩn đoán sớm các tổn thương tại phế quản trung tâm, với độ nhạy
cao hơn hẳn so với nội soi ánh sáng trắng thơng thường trong chẩn đốn tiền ung
thư. Tuy nhiên, độ đặc hiệu thấp hơn nội soi ánh sáng trắng do nội soi ánh sáng
huỳnh quang có thể cho các hình ảnh dương tính giả, thường gặp trong các
trường hợp: Viêm, nhiễm trùng hoặc chấn thương, do lưu lượng máu và sự trao
đổi chất cao làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, làm giảm quá trình tự phát
huỳnh quang màu xanh lục trong mô (Bảng 3) [12].
Bảng 3: Nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán sớm UTP.
Tác giả

Hệ thống huỳnh quang

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

LIFE

96,7

36,6

D-Light

82,3

58,4

Ueno K.


AFI

94,7

71,1

Chhajed P.N.

LIFE

96

23

SAFE-1000

91,7

26,4

Stringer M.R.

LIFE

84,4

60,7

Hanibuchi M.


SAFE-1000

96,8

56,1

Beamis J.F.

D-Light

61,2

75,3

Ernst A.

D-Light

66

73

LIFE

73

46

Edell E.


Onco-LIFE

44

75

Cetti E.J.

AFI

93,3

81,8

Chiyo M.
Häuβinger L.

Lam B.

Hirsch F.R.

Nguồn: Zaric B. et al. (2016) [12].
55


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

2. Nội soi phế quản dải sáng hẹp
Nội soi phế quản dải sáng hẹp (NBI
- Narrow band imaging) là công nghệ

nội soi có thể đánh giá chính xác hình
ảnh kiến trúc vi mạch nội phế quản khi
mô được chiếu xạ bởi hai dải sóng hẹp
của ánh sáng: Dải hẹp màu xanh lam
(390 - 445 nm), được hấp thụ bởi lớp
niêm mạc bề mặt mao mạch và dải hẹp
màu xanh lá cây (530 - 550 nm), được
hấp thụ bởi hemoglobin trong các
mạch máu nằm dưới niêm mạc sâu
hơn. Sinh thiết niêm mạc phế quản qua
nội soi được thực hiện tại các vị trí
thay đổi hình ảnh niêm mạc trên nội

soi dải sáng hẹp. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng nội soi dải sáng hẹp
vượt trội hơn so với nội soi phế quản
ánh sáng trắng trong việc phát hiện
UTP sớm và xâm lấn ở đường thở
trung tâm, với độ nhạy và độ đặc hiệu
cao. Đồng thời, nó cũng có thể đánh
giá sự xâm lấn của khối u và hướng
dẫn chiến lược phẫu thuật điều trị
trong các tổn thương đường thở trung
tâm. Tổng hợp kết quả từ 6 nghiên
cứu, Zhu J. và CS đã đưa ra bảng tổng
kết đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu
của nội soi dải sáng hẹp trong chẩn
đoán sớm UTP (Bảng 4) [13].

Bảng 4: Nội soi phế quản dải sáng hẹp chẩn đoán sớm UTP

Các đặc điểm
của nghiên cứu

Số lượng
nghiên cứu

Số BN
(n)

Độ nhạy
(%)

Độ đặc hiệu
(%)

Tiến cứu

5

534

85

81

≥ 50 BN

4

512


85

86

Sử dụng hệ thống EVIS
LUCERA

4

499

86

85

Kết quả đầu ra

3

303

86

67

Phân tích từng BN

4


450

78

83



5

534

85

81

Khơng nhóm chứng

4

450

78

83

Nguồn: Zhu J. và cộng sự (2017) [13].
56



TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

3. Nội soi phế quản độ phóng
đại cao
Nội soi phế quản độ phóng đại cao
(HMB
High
magnification
bronchovideoscopy) là hệ thống nội soi
phế quản ánh sáng trắng có thể quan
sát mạng lưới mạch máu của niêm mạc
phế quản với khả năng phóng đại từ 55
- 110 lần trên màn hình video 14 inch,
nhờ sự kết hợp của hệ thống quan sát
video cho chế độ xem phóng đại cao
và hệ thống sợi định hướng quan sát ở
đầu ống nội soi phế quản. Nó có đường
kính ngồi 6 mm và độ sâu quan sát từ
1 - 3 mm [14].
Một nghiên cứu đã chứng minh
hiệu quả của nội soi độ phóng đại cao

so với nội soi phế quản huỳnh quang
đơn thuần. Tác giả nhận thấy nội soi
độ phóng đại cao có thể phát hiện
loạn sản chính xác hơn so với nội soi
phế quản huỳnh quang đơn thuần,
cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu lần
lượt là 71,4 và 90,9%. Đặc biệt, sự
tăng trưởng mạch máu và mạng lưới

phức tạp của các mạch quanh co được
cho là gợi ý cho chứng loạn sản
phế quản, và tỷ lệ diện tích mạch máu
ở tổn thương tiền ác tính cao hơn đáng
kể so với viêm phế quản [14]. Các
nghiên cứu kết hợp giữa nội soi độ
phóng đại cao và nội soi dải sáng hẹp
cũng chứng minh tăng hiệu quả chẩn
đoán UTP sớm [9].

Hình 3: Hình ảnh nội soi ánh sáng trắng và nội soi độ phóng đại cao.
Nguồn: Andolfi A. et al. (2016) [11].
4. Nội soi phế quản siêu âm
Nội soi phế quản siêu âm là phương
pháp nội soi phế quản kết hợp siêu âm
để chẩn đoán và định hướng sinh thiết

làm xét nghiệm mơ bệnh. Có 2 loại đầu
dị siêu âm: Đầu dò lồi và đầu dò toả
tia. Nội soi phế quản siêu âm có hiệu
quả cao trong chẩn đoán giai đoạn
UTP, nhờ vào kỹ thuật chọc hút xuyên
57


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

thành phế quản chẩn đoán các hạch
di căn trong trung thất. Đồng thời, kỹ
thuật cũng giúp đánh giá sự thay đổi về

cấu trúc của niêm mạc phế quản,
định hướng sinh thiết vào vị trí tổn
thương [11].

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành
nhằm đánh giá vai trò của nội soi phế
quản siêu âm trong chẩn đoán sớm
UTP. Kết quả các nghiên cứu đã chứng
minh độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ
thuật cao (Bảng 3) [15].

Bảng 5: Nội soi phế quản siêu âm trong chẩn đoán UTP.
Số BN
(n)

Độ nhạy
(%)

Độ đặc hiệu
(%)

Độ chính xác
(%)

Herth, 2008

124

76


100

77

Szlubowski, 2010

61

67

86

80

Zielinski, 2013

88

64

100

NR

Szlubowski, 2014

106

67


96

81

Nasir, 2014

32

50

100

89

Genestreti, 2015

14

50

60

NR

Çetinkaya, 2017

44

82


100

89

Muthu, 2018

574

67

99

NR

Jiang, 2020

558

65

99

NR

Tác giả, năm

Nguồn: Muriana P. et al. (2016) [15].
PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
PHÂN TỬ
Phương pháp sinh học phân tử được

thực hiện dựa vào nhóm kỹ thuật sinh
thiết lỏng. Sinh thiết chất lỏng là một
cơng nghệ mới nổi với vai trị tiềm
năng trong việc tầm soát và phát hiện
sớm UTP. Một số dấu ấn sinh học
trong máu đã được xác định và hiện
58

đang được nghiên cứu, trong đó các tế
bào khối u trong máu (Circulating
tumor cell - CTC), DNA tế bào u tự do
(cell-free DNA - cfDNA), các siêu
RNA (micro-RNAs), các exosome có
nguồn gốc từ khối u và các tiểu cầu
trưởng thành từ khối u là những ứng
dụng tiềm năng thực hành lâm sàng
chẩn đoán UTP.


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

Các tế bào khối u trong máu và
DNA tế bào u tự do là những dấu ấn
sinh học nghiên cứu nhiều nhất khi
thực hiện sinh thiết lỏng. Các tế bào
khối u trong máu do khối u nguyên
phát giải phóng có thể được phát hiện
trong máu và không chỉ là một phương
pháp chẩn đốn hiệu quả, mà cịn có
thể xác định đặc điểm phân tử của khối

u, thông qua thông tin DNA, RNA và
protein thu được. Việc phân tích các
đoạn gen và tình trạng đột biến giúp
cho người bác sĩ lâm sàng lập kế hoạch
điều trị và tiên lượng cho các BN UTP.
Các tế bào khối u giải phóng các đoạn
DNA vào máu hoặc dịch cơ thể, có thể
nước tiểu hoặc dịch màng phổi. Các
BN ung thư có nồng độ DNA tế bào u

tự do cao hơn so với những người khỏe
mạnh. Bên cạnh đó, do thể tích khối u
tương quan với sự thay đổi và chết của
tế bào, nồng độ DNA của khối u
(circulating tumor DNA - ctDNA)
trong tuần hoàn tăng theo kích thước
khối u. Vì vậy, các phương pháp xét
nghiệm chẩn đoán sinh học phân tử từ
sinh thiết lỏng có độ nhạy thấp nhưng
có độ đặc hiệu cao trong chẩn đốn
sớm UTP, đặc biệt khi phân tích các gen
và tình trạng đột biến gen trên các tế bào
u tự do lưu hành trong máu. Kết quả này
đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu, với số lượng BN lớn (Bảng 4). Độ
nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán phụ
thuộc đặc điểm nhóm BN nghiên cứu
và kỹ thuật thực hiện [16].

Bảng 6: Nồng độ DNA tế bào u tự do huyết tương chẩn đoán UTP.

Tác giả

Kỹ thuật

Số BN
(n)

Độ nhạy
(%)

Độ đặc hiệu
(%)

Gautschi (2004)

RT-PCR

185

-

98

Ludovini (2008)

RT-PCR

76

80


61

Szpechcinski
(2015)

RT-PCR sử dụng
β-actene người

65

90

81

Paci (2009)

RT-PCR sử dụng
hTERT

151

86

47

Catarino (2012)

RT-PCR sử dụng
hTERT


104

79

83

Herrera (2005)

RT-PCR sử dụng
β-actene người

25

48

100
59


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

Bảng 7: Phân tích DNA tế bào u tự do huyết tương chẩn đoán UTP.
Tác giả

Zhao
(2013)

Kỹ thuật


Thay đổi di truyền

Làm giàu
Đột biến EGFR (exon
đột biến
19 và 20) và EGFR
PCR và
exon 19 mất đoạn
giải trình tự

Số BN
(n)

Độ
nhạy
(%)

Độ đặc
hiệu
(%)

111

36

96

Jing (2014)

Phân tích

HRM

Đột biến EGFR (exon
18, 19, 20 và 21)

120

78

97

Wan (2018)

ARMSPCR

Đột biến EGFR (xóa
exon 19, T790M,
L858R)

284

14

92

Wei (2018)

EFIRM

Đột biến EGFR (xóa

exon 19 và L858R)

21

77 và
92

95

Cohen
(2018)

Miễn dịch
NGS và
protein

8 protein và 16 gen
liên quan đến ung thư

1005

790

99

Newman
(2014)

CAPP-Seq


139 gen liên quan đến
ung thư

17

85

96

NGS

50 gen liên quan đến
ung thư

41

69

93

COLD

KRAS, EGFR, và
TP53

192

75

89


Guo (2016)
Leung
(2020)

Mặc dù các dấu ấn sinh học có nguồn gốc từ sinh thiết lỏng cho thấy kết quả
đầy hứa hẹn trong việc phát hiện sớm UTP, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng
cho việc sử dụng trong việc sàng lọc hoặc chẩn đoán sớm UTP trong thực hành
lâm sàng. Các dấu ấn sinh học này vẫn còn hạn chế bởi tỷ lệ đáng kể âm tính giả
và xét nghiệm huyết tương âm tính vẫn cần thiết phải sinh thiết làm xét nghiệm
mơ bệnh học khẳng định chẩn đốn, đặc biệt trong các trường hợp UTP giai đoạn
sớm, số lượng tế bào u lưu hành trong máu thấp, độ nhạy của kỹ thuật không cao.
60


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023

KẾT LUẬN
Mỗi phương pháp chẩn đốn có vai
trị riêng trong chẩn đoán sớm UTP.
Nội soi phế quản sinh thiết được ứng
dụng chẩn đoán những tổn thương
niêm mạc tại phế quản trung tâm, chụp
CLVT ngực liều thấp có thể áp dụng
để sàng lọc các khối u ở phế quản
ngoại vi, vị trí nội soi phế quản khơng
quan sát được. Ngồi ra, phương pháp
sinh thiết lỏng sử dụng các dấu ấn sinh
học là một phương pháp tiềm năng đã
và đang tiếp tục được nghiên cứu. Kết

hợp các phương pháp chẩn đoán sẽ
giúp cho bác sĩ lâm sàng chẩn đoán
sớm UTP, chỉ định phương pháp điều
trị hợp lý và tiên lượng chính xác cho
BN, góp phần nâng cao hiệu quả điều
trị UTP trong thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L.
(2021). Global Cancer Statistics 2020:
Globocan Estimates of Incidence and
Mortality Worldwide for 36 Cancers in
185 Countries. Ca Cancer J Clin;
71:209-224.
2. Globocan (2020). Viet Nam Global Cancer Observatory.
3. Ettinger D.S., Wood D.E., Aisner
D.L., et al. (2020). Non-Small Cell
Lung Cancer, Version 3.2022, NCCN
Clinical Practice Guidelines in
Oncology. J Natl Compr Canc Netw;
20(5): 497-530.

4. American Cancer Society (2017).
Cancer Facts and Figures 2017; 19-21.
5. Larke F.J., Kruger R.L., Cagnon
C.H., et al. (2011). Estimated radiation
dose associated with low-dose chest
CT of average-size participants in the
National Lung Screening Trial. AJR
Am J Roentgenol; 197(5): 1165-1169.
6. Chiles C. (2014). Lung Cancer

Screening with Low Dose CT. Radiol
Clin North Am; 52(1): 27-46.
7. National Lung Screening Trial
Research Team (2011). Reduced
lung-cancer mortality with low-dose
computed tomographic screening.
N Engl J Med; 365(5): 395-409.
8. Cruickshank A., Stieler G.,
Ameer F. (2019). Evaluation of the
solitary pulmonary nodule. Internal
Medicine Journal; 49(3): 283-412.
9. MacMahon H., Naidich D.P.,
Goo J.M., et al. (2017). Guidelines for
Management of incidental nodules
detected on CT images: From the
Fleischner Society 2017. Radiology;
284(1): 228-243.
10. Wender R., Fontham E.T.H.,
Barrera E. Jr, et al. American Cancer
Society lung cancer screening guidelines.
CA Cancer J Clin; 63(2): 106-117.
11. Andolfi A., Potenza R., Capozzi
R., et al. (2016). The role of
bronchoscopy in the diagnosis of early
lung cancer: A review. J Thorac Dis;
8(11): 3329-3337.
61


TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2023


12. Zaric B., Perin B., Carapic B.,
et al. (2012). Diagnostic value of
autofluorescence bronchoscopy in lung
cancer. Thoracic Cancer.
13. Zhu J., Li W., Zhou J., et al.
(2017). The diagnostic value of
narrow-band imaging for early and
invasive lung cancer: a meta-analysis.
Clinics (Sao Paulo); 72(7): 438-448.
14. Shibuya K., Hoshino H., Chiyo M.,
et al. (2002). Subepithelial vascular

62

patterns in bronchial dysplasias using a
high magnification bronchovideoscope.
Thorax; 57: 902-907.
15. Muriana P. and Rossetti F.
(2020). The role of EBUS-TBNA in
lung cancer restaging and mutation
analysis. Mediastinum; 4:23.
16. Freitas C., Sousa C., Machado
F., et al. (2021). The Role of Liquid
Biopsy in Early Diagnosis of Lung
Cancer. Front Oncol; 11: 634316.




×