Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kiểm tra an toàn thi công cọc bê tông ly tâm dự ứng lực theo phương pháp khoan ép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.06 KB, 8 trang )

1. CÁC QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI THI CƠNG KHOAN DẪN
Phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động như: biện pháp nâng, hạ
cần khoan, trang bị dây an tồn, che chắn đề phịng vật nặng từ trên cao rơi xuống.
Không thực hiện các công việc trên khi trời mưa to, giơng bão hoặc có gió từ cấp 5 trở
lên. Khi trời tối hoặc ban đêm phải có đèn chiếu sáng nơi làm việc.
Khi nâng, hạ hoặc sửa chữa tháp khoan, những người khơng có nhiệm vụ phải ra
khỏi phạm vi làm việc, cách tháp khoan một khỏang ít nhất bằng 1,5 chiều cao của tháp.
Khi di chuyển máy khoan phải hạ cần, trừ trường hợp di chuyển trên mặt đường bằng
phẳng, chiều dài đường đi không quá 100 m. Di chuyển các tháp khoan cao hơn 12 m
phải dùng dây cáp chằng giữ 4 phía và buộc ở độ cao từ 2/3 đến 3/4 chiều cao của tháp.
Khỏang cách từ tháp tới người điều khiển tời kéo tháp phải đảm bảo ít nhất bằng chiều
cao của tháp cộng thêm 5 m. Khi tạm ngừng di chuyển, phải néo các dây chằng lại.
Khỏang cách giữa máy khoan và thành tháp khoan không được nhỏ hơn 1 m. Nếu
không đảm bảo được khỏang cách đó thì phải làm tấm chắn bảo vệ.
Khỏang cách giữa tháp khoan với các cơng trình khác phải xác định theo thiết kế
biện pháp kỹ thuật thi công. Khỏang cách giữa các tháp khoan đặt gần nhau ít nhất phải
bằng 1,5 lần chiều cao của tháp khoan cao nhất.
Xung quanh mỗi tháp khoan phải có giá đỡ để đề phịng cần khoan bị đổ. Phải có cầu
thang cho người lao động lên xuống tháp. Cầu thang và sàn thao tác trên tháp khoan phải
có lan can bảo vệ xung quanh cao 1 m. Nếu không làm được lan can thì người lao động
phải mang dây an tồn.
Sau khi lắp đặt tháp khoan phải cố định các dây néo. Các dây néo phải cố định chắc
chắn vào các mỏ néo theo yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật thi công. Chỉ được tiến hành
điều chỉnh tháp khoan khi đã bố trí đầy đủ các dây néo theo yêu cầu trên.
Trước khi tiến hành khoan, phải kiểm tra tháp và các thiết bị theo các yêu cầu
sau:
-

Độ bền chắc của các neo giữ;

-



Tính ổn định của các liên kết ở tháp;

-

Độ bền vững của sàn, giá đỡ;

-

Độ lệch tâm của tháp khoan;


Khi các trụ chống đỡ hay các cột tháp bị biến dạng (lõm, cong, vênh, nứt…) hoặc
các nối neo, kẹp bị hỏng phải sửa chữa bảo đảm an toàn mới được tiến hành khoan;
Trước khi bắt đầu khoan chính thức phải tiến hành khoan thử và có biên bản xác
nhận tình trạng kỹ thuật của máy khoan.
 Ngồi việc kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của thiết bị, phải kiểm tra tháp
khoan trong những trường hợp sau:
-

Trước và sau khi di chuyển tháp khoan;

-

Trước và sau khi khắc phục sự cố;

-

Sau khi ngưng việc vì có giơng bão và có gió từ cấp 5 trở lên;


-

Sau khi khoan trúng túi khí.

Người lao động khơng được ở trên tháp khoan khi cần khoan đang nâng, hạ. Chỉ khi có
hiệu lệnh của người chỉ huy mới được nâng, hạ cần khoan. Hiệu lệnh phải được quy định
thống nhất và phổ biến cho mọi người biết trước khi thi cơng.
Bên cạnh đó, vì có chiều tương đối lớn nên yêu cầu các tháp khoan phải có hệ thống
chống sét. Các thiết bị điện phải được nối đất bảo vệ.
Đồng thời các hố khoan khi ngừng làm việc phải được che đậy chắc chắn. Trên tấm đậy
hoặc rào chắn phải treo biển báo và đèn tín hiệu.
2. CÁC QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO AN TỒN KHI THI CÔNG ÉP CỌC LY TÂM
Kỹ sư, kỹ thuật và cơng nhân được huấn luyện quy định về an tồn lao động trước
khi thi công và thường xuyên được nhắc nhở. Phân cơng cán bộ kiểm tra kỹ thuật an
tồn lao động.
-

Công nhân phải sử dụng đầy đủ phương tiên bảo vệ cá nhân.

-

Sử dụng dây an toàn khi làm việc trên dàn ép.

Tổ trưởng búa máy hoặc kích ép cọc phải có kinh nghiệm về hoạt động thiết bị,
nhận
biết kịp thời những sự cố kỹ thuật có thể xảy ra.
-

Bảo dưỡng, kiểm tra định kì thiết bị và phát hiện kịp thời các hư hỏng để sửa chữa.



Cách xa đường dây điện cao thế > 5.0m, lập biện pháp ATLĐ đối với các đường
dây
điện cao thế đi qua cơng trường nếu có.
Mỗi tổ thi cơng có một thợ điện chuyên trách các công tác về điện. Các đường dây
điện, thiết bị thi công phải được tiếp đất và đảm bảo an tồn.
Khảo sát các loại cơng trình ngầm: đường điện, đường nước, cống... trước khi bắt
đầu thi cơng.
hố.
-

Khi ép cọc trong hố đào sâu phải có biện pháp bảo vệ chống sự sụt lở, trượt thành
Giá ép cọc dùng đối trọng tự tạo có trang bị thang sắt để lên được khi cần thiết.

Việc sắp đặt và tháo dỡ đối trọng cần được thực hiện với biện pháp an tồn thích
hợp.
Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không
được để khối đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép cọc.
Chuẩn bị mặt bằng thi cơng và cọc
Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý để các công việc không bị chồng chéo, cản
trở
lẫn nhau, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian thực hiện công trình.
Cọc phải được bố trí trên mặt bằng sao cho thuận lợi cho việc thi công mà vẫn
không
cản trở máy móc thi cơng
Vị trí các cọc phải được đánh dấu sẵn trên mặt bằng bằng các cột mốc chắc chắn,
dễ
nhìn.
Cơng tác chuẩn bị ép cọc
-


Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an tồn

-

Kiểm tra 2 móc cẩu của dàn máy, kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy.

Khi cẩu đối trọng, dàn phải được kê thật phẳng, không nghiêng lệch, kiểm tra các
chốt vít đảm bảo an tồn.


Lần lượt cẩu các đối trọng lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm 2 đối
trọng trùng với trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt ngồi dầm thì
phải kê chắc chắn
-

Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị (chạy khơng tải và có tải)

-

Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép

Tiến hành ép cọc
Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện vị trí các móc buộc cáp để cẩu cọc phải
đúng theo qui định thiết kế.
-

Dây cáp để kéo cọc phải có hệ số an toàn > 6.

Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an tồn, người khơng có nhiệm vụ phải đứng

ngồi
phạm vi đang dựng cọc một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2m.
Khi đặt cọc vào vị trí, cần kiểm tra kỹ vị trí của cọc theo yêu cầu kỹ thuật rồi mới
tiến hành ép.
3. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TỒN MÁY KHOAN, MÁY
ĐĨNG CỌC
Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải
được hiệu chuẩn hoặc kiểm định theo quy định, bao gồm:
-

Thiết bị cân tải trọng thử khi khơng xác định chính xác trọng lượng của tải trọng

thử;
-

Thiết bị siêu âm kiểm tra chiều dày, thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp

không phá hủy;
-

Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, khe hở;

-

Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng;

-

Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác nếu cần;


-

Áp kế chuẩn và bơm tay thử áp kế.


Tiến hành kiểm định
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
-

Kiểm tra nhãn hiệu máy (tên nhà chế tạo, năm sản xuất, số chế tạo, tải trọng nâng,

đặc tính kỹ thuật cơ bản) phù hợp với hồ sơ kỹ thuật của máy;
-

Kiểm tra sự phù hợp, đồng bộ của các bộ phận, chi tiết máy so với hồ sơ, lý lịch

của máy;
-

Biển cảnh báo an toàn và bảng nội quy sử dụng phải có nội dung phù hợp, phải

được viết bằng tiếng Việt và/hoặc tiếng nước ngồi phù hợp để mọi cơng nhân trên cơng
trường có thể hiểu một cách dễ dàng;
-

Kiểm tra kết cấu kim loại của máy cơ sở, sàn làm việc, lan can, kết cấu kim loại

của tháp khoan hoặc dẫn hướng, lưu ý kiểm tra các mối hàn chịu lực quan trọng, mối
ghép đinh tán (nếu có), mối ghép bulông của mâm quay với khung cơ sở (thực hiện theo

phụ lục 6 TCVN 4244:2005);
-

Đối trọng và liên kết đối trọng: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản

xuất hoặc theo TCVN 5206:1990;
-

Móc và các chi tiết của ổ móc: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản

xuất hoặc theo phụ lục 13A, 13B, 13C, 18A, 18B TCVN 4244:2005;
-

Tời chính, tời phụ và tời thứ 3 (nếu có): kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của

Nhà sản xuất;
-

Kiểm tra cáp tải: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo

TCVN 10837:2015;
-

Cố định đầu cáp tự do: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc

theo phụ lục 18C, 21 TCVN 4244:2005;
-

Hệ thống thủy lực: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo


TCVN 5179:1990;
-

Hệ thống điện và chống sét: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất

hoặc theo TCVN 5209:1990;
-

Hệ thống chiếu sáng: kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc

theo TCVN 5209:1990;


-

Hệ thống báo quá tải, đèn, còi cảnh báo;

-

Thiết bị phịng cháy và chữa cháy: bình chữa cháy và vị trí lắp đặt;

-

Các thiết bị an tồn khác;

-

Các cơ cấu phanh;

-


Kiểm tra các hạng mục bổ sung theo yêu cầu của Nhà sản xuất.

=> Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật làm ảnh
hưởng đến các cơ cấu, chi tiết, bộ phận và khả năng làm việc an toàn của máy của máy.
Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải
Thử không tải bao gồm cả việc kiểm tra các cơ cấu an toàn cho mọi chế độ làm việc của
máy, các phép thử trên được thực hiện khơng ít hơn 03 lần và theo quy định sau:
-

Thử không tải tất cả các cơ cấu làm việc của máy: cơ cấu di chuyển và phanh; cơ

cấu quay và phanh; cơ cấu quay gầu và dừng; cơ cấu nâng hạ gầu khoan hoặc búa; cơ cấu
nâng hạ tải tự do;
-

Cho chạy thử trên từng chuyển động của máy, cho chạy hết hành trình giới hạn

của mỗi chuyển động với tốc độ tăng dần tới tốc độ chuyển động lớn nhất và ngược lại
theo thông số kỹ thuật của máy;
-

Khi thử không tải tất cả các chức năng hoạt động của máy phải được kiểm tra theo

nội dung yêu cầu về an toàn theo phụ lục D1.
=> Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của máy hoạt động
đúng thơng số, tính năng thiết kế.
Các chế độ thử tải - Phương pháp thử
Thử tải tĩnh
Máy có khả năng nâng và kéo, ví dụ nâng kéo bằng tời, xi lanh thủy lực, truyền động

thanh răng - bánh răng, truyền động xích, được thử tải tĩnh, các phép thử được thực hiện
tối thiểu 01 lần và theo quy định sau:
-

Với các tải được nâng và kéo theo dẫn hướng của tháp/giá dẫn hướng hoặc dẫn

hướng trên tay cần, thì thử tải tĩnh với 100% tải danh nghĩa;


-

Với các tải được nâng và kéo tự do, thì thử tải tĩnh với 125% tải danh nghĩa hoặc

tải nâng của tời nhân với hệ số sử dụng trong tính tốn thiết kế, trong 2 giá trị đó, chọn tải
có giá trị lớn hơn để thử tải tĩnh;
-

Kết hợp các tải xuất hiện trong quá trình vận hành (với điều kiện các tải này nằm

trong giới hạn cho phép sử dụng) và chọn vị trí bất lợi nhất của máy để thử;
-

Nếu máy được trang bị nhiều hơn một cơ cấu nâng/kéo được sử dụng độc lập thì

phải thử nghiệm cho từng cơ cấu đó;
-

Nếu máy được trang bị thiết bị giới hạn tải trọng thì tải thử vẫn chọn như trên rồi

so sánh với giá trị tải trọng giới hạn và chọn giá trị nào lớn hơn để thử;

-

Tiến hành thử tải tĩnh với các vị trí bất lợi nhất của máy để kiểm tra khả năng quá

tải và các yêu cầu về độ ổn định của máy;
-

Tải thử treo cách mặt đất 100mm đến 200mm và được treo tối thiểu 10 phút ở

từng vị trí bất lợi nhất;
=> Đánh giá: Máy đạt u cầu nếu trong q trình thử, tải khơng bị trơi, sau khi thử
máy khơng có hiện tượng phá hủy, biến dạng, hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động an toàn
của máy.
Thử tải động
Thử tải động với tải thử tối thiểu bằng 100% tải danh nghĩa;
Thử tải động tối thiểu 01 (một) lần và trên toàn bộ phạm vi cho từng chuyển động;
Thử tải động phải khởi động và dừng nhiều lần cho mỗi chuyển động;
Nếu có nhiều hơn 01 chuyển động phối hợp cho 01 chức năng làm việc của máy, thử tải
động phải phối hợp các chuyển động đó trên tồn bộ phạm vi chuyển động của chức năng
đó. Trong q trình thử tải động phải giám sát liên tục để kiểm tra các vấn đề sau:
-

Sự làm việc trơn tru của máy;

-

Hiệu quả làm việc của hệ thống phanh;

-


Hiệu quả làm việc và độ chính xác của các thiết bị hạn chế hành trình;

-

Hoạt động của các thiết bị hiển thị và cảnh báo.

=> Đánh giá: Kết quả thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu như các bộ phận máy
được kiểm tra đáp ứng các chức năng làm việc của nó, sau thử tải động kiểm tra không


thấy có hư hỏng của các cơ cấu cơng tác và hệ kết cấu chịu lực và khơng có sự nới lỏng
hoặc hư hỏng của các mối liên kết.



×