Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tâm Lý Học Tôn Giáo.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.37 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC TÔN GIÁO
ĐỀ TÀI:
Hãy chọn và giới thiệu sơ lược một tôn giáo mà bạn biết, trình bày niềm tin
cơ bản của tơn giáo ấy từ đó phân tích ít nhất 3 hành vi tôn giáo đặc trưng
(nguyên nhân, động cơ thúc đẩy thực hiện, biểu hiện hành vi...). Cho biết ý
nghĩa của việc thực hiện hành vi tôn giáo ấy đối với đời sống tinh thần của
người theo tơn giáo đó.

Sinh viên thực hiện

:

…………………………

Mã sinh viên

:

…………………………

Lớp

:

…………………………

Giảng viên hướng dẫn



:

…………………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2023


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG.............................................................................................................................2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẠO CAO ĐÀI, NIỀM TIN CƠ BẢN
VÀ CÁC HÀNH VI TƠN GIÁO ĐẶC TRƯNG.....................................................................2
1. Tổng quan về tơn giáo............................................................................................................2
1.1 Khái niệm tôn giáo...............................................................................................................2
1.2 Bản chất của tôn giáo...........................................................................................................3
1.3 Tính chất của tơn giáo.........................................................................................................3
1.4 Chức năng của tơn giáo.......................................................................................................4
1.5 Nguồn gốc của tôn giáo........................................................................................................5
2. Giới thiệu sơ lược về đạo Cao Đài, niềm tin cơ bản của đạo Cao Đài và các
hành vi tôn giáo đặc trưng........................................................................................................6
2.1 Sơ lược về đạo Cao Đài........................................................................................................6
2.2 Niềm tin cơ bản của đạo Cao Đài.....................................................................................20
2.3 Các hành vi tôn giáo đặc trưng.........................................................................................21
2.3.1 Tuân theo Tứ đại điều quy.............................................................................................21
2.3.2 Khi lễ bái, cầu nguyện, cúng kính, sinh hoạt đạo thì niệm hồng danh của
Đức Thượng Đế........................................................................................................................24
2.3.3 Không làm những điều Ngũ giới cấm............................................................................25
CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN HÀNH VI TÔN GIÁO ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI THEO ĐẠO CAO ĐÀI..............................26

C. KẾT LUẬN..........................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................30


A. MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, trong quá trình
tồn tại và phát triển, tôn giáo đã tác động khá sâu sắc và tồn diện từ đời sống
văn hóa, xã hội đến tâm lý, đạo đức, lối sống; từ các quan điểm triết học nhận
định thế giới đến những ứng xử xã hội; từ các dạng thức nghệ thuật đến phong
tục, tập quán… của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong các tơn giáo ở nước ta hiện
nay thì có Đạo Cao Đài chính là một tơn giáo thờ Thượng Đế được thành lập ở
miền Nam Việt Nam vào năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ một nơi
cao, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút
gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài. Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại
chùa Thiền Lâm, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Ngay khi mới thành lập,
Đạo Cao Đài đã thu hút được sự hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là giai cấp nông dân tham gia đông đảo, bởi tinh thần dung hợp giáo lý, lễ
nghi tam giáo của đạo Cao Đài vừa gần gũi trong đời sống văn hóa, vừa mang
tính huyền bí phù hợp với tâm linh của người dân Nam Bộ. Cao đài là tơn giáo
có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam và có tác
động tích cực đến văn hoá của cư dân Nam Bộ. Bản thân mỗi tơn giáo nói chung
và đạo Cao Đài nói riêng đều chứa đựng một niềm tin cơ bản và cả các hành vi
tơn giáo. Do đó, việc tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn về đạo Cao Đài, niềm tin
cơ bản và cả các hành vi tôn giáo của đạo Cao Đài để từ đó đánh giá được ý
nghĩa của việc thực hiện hành vi tôn giáo này đối với đời sống tinh thần của
người theo đạo Cao Đài là thực sự cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay, đặc
biệt trong việc phát huy các giá trị nhân bản, ưu việt của đạo Cao Đài vì mục
đích chung phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Do đó, em xin chọn
đề tài “Hãy chọn và giới thiệu sơ lược một tôn giáo mà bạn biết, trình bày
niềm tin cơ bản của tơn giáo ấy từ đó phân tích ít nhất 3 hành vi tơn giáo

đặc trưng (nguyên nhân, động cơ thúc đẩy thực hiện, biểu hiện hành vi...).
1


Cho biết ý nghĩa của việc thực hiện hành vi tôn giáo ấy đối với đời sống tinh
thần của người theo tơn giáo đó.” để làm chủ đề bài tiểu luận của mình.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẠO CAO ĐÀI, NIỀM TIN CƠ
BẢN VÀ CÁC HÀNH VI TƠN GIÁO ĐẶC TRƯNG
1. Tổng quan về tơn giáo
1.1 Khái niệm tôn giáo
Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người”. Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm
tin vào cái siêu nhiên”. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng
tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cơ đơn của mình, tơn giáo là sự cơ đơn, nếu anh
chưa từng cơ đơn thì anh chưa bao giờ có tơn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác: “Tôn
giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có
trái tim, nó là tinh thần của trật tự khơng có tinh thần”. Khái niệm mang khía
cạnh nguồn gốc của tơn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang
đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngồi, cái mà thống trị
họ trong đời sống hàng ngày …”
Theo Luật Tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016 thì tơn giáo là niềm tin của con
người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ,
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Như vậy, có thể hiểu: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên,
vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động
qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế
2



giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời
kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau
của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
1.2 Bản chất của tơn giáo
Mặc dù tơn giáo có tính độc lập tương đối nhưng mọi hiện tượng trong
đời sống tinh thần, xét đến cùng, đều có nguồn gốc từ đời sống vật chất. Tôn
giáo bản chất cũng là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại
xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ
tôn giáo không sáng tạo ra con người. Tôn giáo là một thực thể khách quan của
lồi người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung
cũng như hình thức biểu hiện.
Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin tác động lên
các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối
làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể
hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ… Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa
đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội.
Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mácxít và thế giới
quan tơn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, những người cộng sản có lập trường
mácxít khơng bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tôn
giáo hợp pháp của nhân dân.
1.3 Tính chất của tơn giáo
• Tính lịch sử: Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của
lịch sử, tơn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của
thời đại đó. Thời đại thay đổi, tơn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến
một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện
3



tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ
được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tơn giáo
sẽ khơng cịn.
• Tính quần chúng của tơn giáo: Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo,
song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do,
bình đẳng, bác ái… Bởi vì, tơn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng
thiện. Vì vậy, cịn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin
theo.
• Tính chính trị của tơn giáo: Tính chính trị của tơn giáo chỉ xuất hiện khi
xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục
vụ lợi ích của mình. Trong nội bộ các tơn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dịng,
hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức
hệ, thì tơn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.
1.4 Chức năng của tơn giáo
• Chức năng đền bù hư ảo: Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức
năng chủ yếu, đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tơn giáo. Ở đâu có tơn
giáo ở đó có chức năng đền bù hư ảo. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức
tạp, nó khơng chỉ thực hiện một chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã
hội. Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng chức năng đền bù hư ảo không thể tách
rời các chức năng khác của tơn giáo.
• Chức năng thế giới quan: Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tơn
giáo có tham vọng tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu
cầu nhận thức của con người dưới một hình thức phi hiện thực. Sự lý giải của
tôn giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, do đó
nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan niệm này có thể tác động tiêu cựcđến ý
thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.

4



• Chức năng điều chỉnh: Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực,
những giá trị nhằm điều chỉnh hành củanhững con người có đạo. Những hành vi
được điều chỉnh ở đây không chỉ là những hànhvi trong thờ cúng mà ngay cả
trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình cũng như ngồi xã hội của giáo dân.
• Chức năng giao tiếp: Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả
năng liên hệ giữa những người có chung một tín ngưỡng. Sự giao tiếp được thực
hiện chủ yếu trong hoạt động thờ cúng, sự giao tiếp với thánh thần được coi là
sự giao tiếp tối cao.
• Chức năng liên kết: Sự thống nhất của xã hội trước hết được bảo đảm
bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội chú khơng phải bằng cộng đồng tín
ngưỡng. Hơn nữa trong những điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo có thể biểu
hiện như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ phản
tiến bộ đương thời.
1.5 Nguồn gốc của tôn giáo
a. Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là những nguyên nhân và điều kiện khách
quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tơn
giáo. Trong đó một số ngun nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con
người. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ
giữa con người với nhau.
b. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Tơn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức
nhất định. Thần thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những
biểu tượng, sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Nói như vậy có
nghĩa là tơn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định, đồng thời
5



nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong mối quan hệ
với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận thức
được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên ngồi, do đó con
người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tơn giáo để bù đắp cho sự bất lực ấy. Nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của q trình nhận thức.
Đó là một q trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện
chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan.
c. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của
yếu tố tâm lý đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi
sinh ra thần thánh”. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã giải quyết
vấn đề nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật
trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn
giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch
được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó.
2. Giới thiệu sơ lược về đạo Cao Đài, niềm tin cơ bản của đạo Cao Đài và
các hành vi tôn giáo đặc trưng
2.1 Sơ lược về đạo Cao Đài
• Nguồn gốc lịch sử và nguyên nhân ra đời của đạo Cao Đài:
Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, ra đời năm 1926
tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hồ Thành, tỉnh Tây Ninh do một số
cơng chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh,
thành phố Nam Bộ. Đạo Cao Đài được biết đến là một tôn giáo độc thần.
Về nguồn gốc lịch sử của đạo Cao Đài:
Về nguồn gốc Đạo Cao Đài thì vào thế kỷ thứ XX đạo này được thành lập
tại Miền Nam nước ta. Tên gọi đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha
6



Tá. Đạo Cao Đài thờ ai là một trong những thắc mắc của nhiều người. Những tín
đồ, chức sắc Đạo Cao Đài lập ra để thờ tượng Thượng Đế. Bởi họ tin rằng người
đã sáng lập ra các tôn giáo và tất cả mọi thứ ở vũ trụ này.
Các giai đoạn hình thành và phát triển đạo Cao đài: 
Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt
Nam có xu hướng giảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo
tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. Cùng lúc đó, phong
trào Thơng linh học của phương Tây phát triển mạnh tại Nam Bộ với các hình
thức “xây bàn” tương tự như tục cầu hồn của người Việt và cầu cơ của nhóm
Ngũ chi Minh đạo đã tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”.
Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm
thứ nhất do ơng Ngơ Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo
truyền thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị:
Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Cơng Tắc (nhóm Cao - Phạm) tổ chức
xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây. Năm 1926, hai nhóm cơ
bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu được thiên
phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.
Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã
thống nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày 19/11/1926,
những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây
Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài. Ơng Ngơ Văn Chiêu sau khi có cơng
lớn sáng lập đạo Cao Đài đã không nhận chức Giáo tông tại Tây Ninh mà về
Cần Thơ thành lập phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện
đường hướng tu luyện theo pháp môn “vô vi” không phổ độ, không thành lập tổ
chức giáo hội.
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài tiến hành
xây dựng Tòa thánh Tây Ninh và cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống
7



bộ máy tổ chức hành chính đạo từ Trung ương đến cơ sở. Do một số bất đồng
trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra
và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới như: Cao Đài Chơn Lý,
Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh đạo…
Tại Tây Ninh, số chức sắc ở lại tiếp tục điều hành hoạt động của đạo Cao
Đài. Cao Đài Tây Ninh là tổ chức tơn giáo, có Tồ thánh Tây Ninh, có số lượng
chức sắc, chức việc, tín đồ lớn nhất trong các Hội thánh Cao Đài. Một số tổ chức
Cao Đài sau khi dời Tòa thánh Tây Ninh về các địa phương thành lập tổ chức
Cao Đài mới đã xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, sớm có tinh thần u
nước và vận động đơng đảo chức sắc, tín đồ tích cực ủng hộ cách mạng, tham
gia kháng chiến chống ngoại xâm.
Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ
sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời
đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đương thời. Chia rẽ, phân ly là
đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975. Thời gian này,
đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều tổ chức Cao Đài khác nhau, có lúc lên đến 30 tổ
chức. Trong các tổ chức Cao Đài này có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo
đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay. Từ năm 1995 đến nay,
Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ
chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01
pháp môn Cao Đài.
Về nguyên nhân ra đời của đạo Cao Đài:
Nguyên nhân ra đời của đạo này là một vấn đề cịn có những cách nhìn
nhận khác nhau; hoặc nhấn mạnh vào yếu tố chính trị, căn cứ vào thành phần
xuất thân của người sáng lập và những hoạt động của họ, hoặc đơn giản đạo Cao
Đài ra đời như một hiện tượng lấp chỗ trống đơn thuần về mặt tín ngưỡng. Cũng

8



như những tôn giáo khác, đạo Cao Đài ra đời cũng dựa trên những tiền đề về
kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng nhất định.
Môi trường xã hội nổi bật ở Nam Bộ trong những năm đầu thế kỷ XX là
việc thực dân Pháp đẩy mạnh hơn bao giờ hết cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai với một loạt chính sách về kinh tế để cố vơ vét được nhiều của cải vật chất
đưa về hàn gắn vết thương chiến tranh ở chính quốc. Trong cả nước, Nam Bộ là
vùng bị thực dân Pháp bóc lột nhiều nhất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thực dân Pháp đã thực hiện triệt để hai hình thức bóc lột: chiếm đất để lập đồn
điền, tăng thuế và tăng cường thu thuế với nông dân.
Kết cục người nông dân Nam Bộ bị mất đất, bị bần cùng hoá, trở thành
người nơ lệ cho thực dân phong kiến ngay trên chính mảnh đất của mình vì kiểu
vơ sản hố một chiều của Pháp. Cùng với việc bóc lột vơ vét về kinh tế, thực
dân Pháp tăng cường áp bức thống trị về chính trị, nơ dịch về văn hố đối với
nhân dân ta. Chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của thực dân Pháp đẩy người
dân Việt Nam nói chung, nơng dân Nam Bộ nói riêng lâm vào hồn cảnh đói
khổ, lầm than hơn bao giờ hết.
Nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Nam Bộ nói riêng có truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược
Việt Nam, nhân dân Nam Bộ đã khơng ngớt vùng lên đấu tranh chống Pháp với
những hình thức và xu hướng khác nhau, càng về sau càng sôi nổi quyết liệt.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt giai cấp, nơng dân khơng tự giải phóng
được; giai cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam sinh sau đẻ muộn, lực lượng nhỏ bé,
trong khi ngọn cờ cách mạng tư sản trên thế giới đã tỏ ra lỗi thời. Lúc đó lại
chưa được sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng Cộng sản – một chính đảng của giai
cấp vơ sản. Do vậy, các cuộc đấu tranh của nhân dân ta lần lượt bị thực dân
Pháp dìm trong biển máu. Thất bại, bế tắt trong cuộc sống và trong cuộc đấu

9



tranh càng thúc đẩy một phận quần chúng tìm đến với tôn giáo, đến với đạo Cao
Đài, mong ước sẽ được an ủi, chở che.
Trong chừng mực nhất định cũng có thể so sánh sự ra đời của đạo Cao
Đài với đạo Ki tô sơ kỳ - phản ánh sự bế tắt của nô lệ và các dân tộc ở phương
Đông trước sự xâm lược và thống trị của đế quốc La Mã thời cổ đại. Tuy nhiên,
có sự khác nhau giữa đạo Kitô và đạo Cao Đài: đạo Kitô những người nơ lệ khởi
xướng, cịn đạo Cao Đài do những tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư sản) chủ
trương. Do những đặc điểm riêng, trong cuộc đấu tranh chống áp bức cường
quyền, ngoài việc giáp mặt với kẻ thù bằng vũ lực, cịn có những hình thức đấu
tranh bằng tôn giáo. Tôn giáo chủ yếu được sử dụng để tập hợp lực lượng. Ngay
trước khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Nam Bộ đã dùng hình thức tơn giáo
để chống lại triều đình nhà Nguyễn.
Một vấn đề tư tưởng quan trọng dẫn đến việc ra đời và sự phát triển của
đạo Cao Đài là sự khủng hoảng, suy thối của các tơn giáo, đạo lý đương thời.
Nhân dân Nam Bộ có nhu cầu tín ngưỡng rất lớn. Khi đạo Cao Đài chưa ra đời,
số đông nhân dân theo đạo Phật, đạo Nho và một số ít theo Công giáo. Nhưng
đến giai đoạn này, những tôn giáo ấy đều bị khủng hoảng, mất uy tín. Đạo Cơng
giáo lúc đó dưới con mắt của người dân Nam Bộ gắn liền với sự xâm lược của
thực dân Pháp nên bị nghi ngờ, thậm chí kinh ghét. Đạo Nho là một học thuyết
đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ qn chủ chun chế, đến nay khơng
cịn phù hợp với xã hội Nam Bộ thuộc địa mà Pháp thực hiện chế độ trực trị
đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự phát triển của công nghiệp và xu
hướng Âu hoá. Đạo Phật tiểu thừa với phương châm “tự độ, tự tha” chỉ giải
thoát cho ai xuất gia tu hành, khó hồ nhập với phong tục lối sống của nhân dân
Nam Bộ. Đạo Phật Đại thừa bị suy vi từ mấy thế kỷ trước nay bị chia rẽ theo
nhiều tông phái, nhất là sự thâm nhập nhiều yếu tố mê tín dị đoan của đạo Lão
thần tiên. Đạo Tin lành mới du nhập chưa gây ảnh hưởng được bao nhiêu.
10



Nói tóm lại, sự suy sụp của các tơn giáo và đạo lý đương thời đã tạo ra
khoảng trống về tư tưởng tín ngưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Cao Đài
phát triển. Đạo Cao Đài ra đời đúng như Nguyễn An Ninh nói: “Dân đã mê
muội trong tơn giáo, mà các tôn giáo, các đạo lý của nhà nước đều suy sụp làm
sao không theo đạo Cao Đài cho được. Không trông thấy, không suy ra, gặp Đạo
Cao Đài có màu sắc mới mẻ, lại dễ dàng cho tâm trí ngựa quen đường cũ”.
Khởi nguyên của đạo Cao Đài là tục cầu hồn, cầu tiên và nhất là tư tưởng
“Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Lão, Nho) vốn có ở nước ta từ lâu. Đặc biệt vào
đầu những năm 1920, phong trào Thần linh học – một hình thức mê tín của các
nước phương Tây, tương tự như tục cầu hồn, cầu tiên của người Việt đã thâm
nhập vào Nam Bộ được một bộ phận tư sản, địa chủ, tiêu tư sản, cơng chức của
Pháp đón nhận. Khi vào Nam Bộ, Thần linh học đã nhanh chóng hồ nhập với
tục cầu cơ trở thành phong trào cầu cơ, chấp bút (gọi là cơ bút) khá sôi nổi trực
tiếp dẫn đến việc ra đời của đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 tại chùa Thiền Lâm (Gò Kén) huyện Hòa
Thành, tỉnh Tây Ninh. Ngay khi mới thành lập, Đạo Cao Đài đã thu hút được sự
hưởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân tham gia
đông đảo, bởi tinh thần dung hợp giáo lý, lễ nghi tam giáo (Nho – Phật – Lão)
của đạo Cao Đài vừa gần gũi trong đời sống văn hóa, vừa mang tính huyền bí
phù hợp với tâm linh của người dân Nam Bộ. Cũng như các tôn giáo khác, đạo
Cao Đài có lễ nghi phượng thờ, tế tự và qui điều, giới luật. Một bên soi sáng
lòng tín ngưỡng, một bên đơn đốc, kìm giữ sự tu hành.
• Về lễ nghi của đạo Cao Đài:
Tín đồ đến toà thánh hoặc thánh thất đều phải mặc lễ phục. Đặc biệt, chức
sắc của đạo có những bộ lễ phục với các màu khác nhau như xanh (những người
theo phái thượng, đại diện cho đạo lão), đỏ (người theo phái ngọc, đại diện cho
đạo nho), vàng (người theo phái thái, đại diện cho đạo phật), được may rất công
11



phu với những chi tiết phức tạp và đội mão (mũ) rất cầu kỳ giống như trong hát
bội. Mọi người khi hành lễ tại toà thánh hoặc thánh thất đều phải quỳ lạy kính
cẩn, có thứ tự, khơng ồn ào… để biểu hiện rõ sự tôn nghiêm và nghiêm túc trong
tổ chức của đạo.
Thờ thượng đế
Chính giữa Bát Quái Đài, trên chỗ cao nhất, có một quả Càn Khơn hình
trịn như Trái đất. Trên có vẽ đủ ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao và Thiên Nhãn
để thờ. Trong quả Càn Khôn thường đốt một ngọn đèn sáng, mạng danh là Thái
Cực đặng. Đó là tượng trưng thờ Đức Thượng Đế ngự trên ngôi Thái Cực, mà
điều khiển mối Đạo tự nhiên. Khi tế lễ, đốt hai ngọn đèn hai bên: Tượng trưng
Âm Dương (Thái Cực sanh Âm Dương) và đốt năm cây nhang, cấm trong lư
hương để giữa Thiên bàn tượng trưng Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Thờ tam giáo và ngũ chi
• Tam giáo: thờ các đức chí tơn của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Phật
Thích Ca ở giữa, trái có Khổng Tử, phải có Lão Tử.
• Tam trấn oan nghiêm: Lý Thái Bạch ở giữa, trái có Quan Thánh Đế
Quân, phải có Quan thế âm Bồ tát. Tam trấn đại diện ba vị giáo chủ trong đạo
Cao Đài.
• Ngũ chi: Phật, Tiên, Thánh, Thần, Nhân
Hiến lễ tam bửu
Mỗi lần tế lễ, đều có hiến hoa, rượu, và trà gọi là Tam bửu, đại khái như:
Hoa tượng trưng cho Tinh, rượu tượng trưng cho Khí, trà tượng trưng cho Thần.
Hiến lễ Tam Bửu đại ý nhắc tín đồ nhớ rằng trong con người có ba món báu. Tín
đồ phải thu tập cho đầy đủ Tinh – Khí – Thần, thành một thể khí vơ vi thì mới
đủ điều kiện giải thốt ra ngồi vịng sinh tử, hoặc nói cách khác là luyện Tinh
hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần thành Hư.
12


Lễ nhạc

Trong đàn tế lễ có dùng lễ nhạc:
• Lễ: người Lễ sĩ áo mão chỉnh tề, hai tay nâng cúng vật lên ngang chân
mày, theo nhịp nhàng của âm nhạc, từ từ điện lễ đi lên.
• Nhạc: tiếng trống, chng, đờn, kèn, tiêu thiều, nhiều thứ âm thanh khác
nhau, đồng thời dấy lên một lượt, đáng lẽ thì nghe hỗn loạn, nhưng sự thật lại
khác.
Theo đạo Cao Đài, ngày xưa Thánh nhân quan sát cảnh tượng vũ trụ,
nhận thức được luật trật tự và điều hòa của trời đất rồi theo đó mà chế ra lễ nhạc,
lễ nhạc có thể cảm hóa lịng người về đạo đức.
Lạy
Khi đứng trước Thiên Bàn hầu lễ thì tín đồ quỳ gối, hai tay chấp lại, bắt
ấn Tý, niệm Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mơ Tăng có nghĩa:
Bắt ấn Tý: Hai bàn tay chấp lại, ngón cái của bàn tay trái chỉ vào ngón áp
út tức chỉ sự chủ về kính Trời.
Nam Mơ Phật: Hai bàn tay chấp lại, đưa ngay lên giữa trán và niệm “Nam
Mơ Phật”. Ấy là nhắc lịng tơn kính Phật.
Nam Mô Pháp: Chữ “Pháp” là pháp luật tự nhiên, thể hiện nhân cách
người tu hành và giải kiếp trầm luân.
Nam Mô Tăng: Tơn kính người Đạo cao Đức đầy.
Cúng tứ thời
Mỗi ngày, người tín đồ phải hầu lễ bốn lần, gọi là cúng Tứ Thời (Tý, Ngọ,
Mẹo, Dậu). Đạo Cao Đài cho rằng khí của trời đất, mỗi ngày vượng bốn thời:
Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
13


Thờ tổ tiên
Ngồi việc thờ Trời, kính Phật, nơi chùa chiền tín đồ đạo Cao Đài cịn thờ
tổ tiên tại nhà. Tín đồ đạo tin tưởng rằng: Linh hồn con người bất diệt. Người
chết là chết phần thể xác, còn phần linh hồn thì siêu thăng. Tưởng niệm Tổ tiên

để tỏ lịng tơn kính nguồn gốc sinh thành, dưỡng dục; hai là cầu nguyện Tổ Tiên
hộ trì, giúp đỡ con cháu. Những người đó đức tin này, giàu cũng như nghèo, khi
xây xong một ngôi nhà rồi sẽ chọn một chỗ trang nghiêm hơn hết, để lập bàn
thờ, hằng ngày hương khói.
Cách thờ tự trong gia đình tín đồ cũng biểu hiện sự đặc biệt của nó. Bàn
thờ ln đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong gia đình, được che rèm cẩn thận (chỉ
mở rèm khi hành lễ). Các đồ vật trên bàn thờ được sắp xếp trật tự theo một
ngun tắc nhất định, khơng có sự xáo trộn. Tín đồ hành lễ trước bàn thờ cũng
mặc lễ phục, quỳ lạy kính cẩn, đọc kinh theo cùng một giọng và rất rập khn.
Các ngày lễ: Ngồi cúng tứ thời, Đạo Cao Đài cịn có các lễ khác như:
Hàng tháng có 2 ngày lễ Sóc, Vọng (rằm và mồng một theo âm lịch). Mỗi
tháng có hai ngày đại lễ là: Sóc và Vọng. Ngày đại lễ cả tín đồ phải tựu về thánh
thất hầu lễ và nghe lời giảng đạo thuyết pháp; trừ ra, người vắng mặt có lý do
chính đáng mới được châm chế.
Hàng năm có các ngày lễ chính theo âm lịch: Ngày mồng 9 tháng giêng:
Vía Ngọc Hồng thượng đế; Ngày 15 tháng giêng: Lễ Thượng nguyên; Ngày 15
tháng hai: Lễ vía Thái Thượng lão quân; Ngày 8 tháng tư: Lễ vía Thích ca Mâu
ni; Ngày 15 tháng bảy: Lễ Trung nguyên; Ngày 15 tháng tám: Lễ Hội yến diêu
trì Kim mẫu; Ngày 15 tháng mười: Lễ Hạ nguyên và lễ Khai đạo; Ngày 15 tháng
mười hai: Lễ các chư thánh thiên triều.
Ngồi ra các chi phái cịn có các ngày lễ riêng kỷ niệm ngày thành lập chi
phái, ngày sinh, ngày giỗ của những người đứng đầu chi phái…
14


• Giáo lý của đạo Cao Đài:
Đạo Cao đài xây dựng giáo lý dựa trên hai nguyên lý căn bản là:
• Nguyên lý 1: “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”: trời đất vạn vật có cùng
một bản thể. Theo nguyên lý này thì giáo lý Cao Đài quan niệm Trời và Người
có cùng bản thể, có thể tương thơng tương ứng và hợp nhất được. Nên Đức

Thượng đế dạy: “thầy là các con, các con là thầy”. Kế đến chúng sanh cũng
đồng bản thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem
nhau như anh em một Cha, từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại.
• Nguyên lý 2: “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản”: một gốc
phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc.
Theo nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao Đài quan niệm vũ trụ là một trường tiến hóa
có khởi điểm từ bản thể Đại Linh Quang, tức Thượng đế, phóng phát các điểm
linh quang tiềm tàng trong vạn loại để tiến hóa từ khống sản, đến thảo mộc, thú
cầm, đến con người. Rồi từ con người đến các bậc Thiêng liêng Thần Thánh
Tiên Phật để trở về hợp nhất với Thượng đế.
Như vậy, giáo lý của đạo Cao Đài khơng có hệ thống các tín điều có chiều
sâu dựa trên những cơ sở triết học, thần học như những tôn giáo khác mà chỉ là
sự vay mượn, sự kết hợp các giáo lý của các tôn giáo đã có từ cổ chí kim, từ
đơng sang tây. Giáo lý của đạo Cao Đài đề cao tính thiêng liêng, sự huyền diệu
của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo và là phương tiện để con người liên hệ với
Thượng đế. Tôn chỉ của đạo Cao Đài nhằm mục đích phục hưng chân truyền,
đây là đường lối căn bản cho nhân sinh tu hành. “Tam giáo quy nguyên” là thực
hiện tôn chỉ của ba tôn giáo lớn: Phật giáo (từ bi), Lão giáo (bác ái) và Nho giáo
(cơng bằng). Cịn “Ngũ chi hiệp nhất” được hiểu là thống nhất 5 ngành đạo:
Nhân đạo của Khổng tử, Thần đạo của Khương Tử Nha, Thánh đạo của Jesu,
Tiên đạo của Lão Tử và Phật đạo của Thích Ca, thể hiện năm trình độ chuyển
hóa, tu tiến để đi đến giải thốt con người một cách tồn diện.
15


• Luật lệ của đạo Cao Đài:
Luật lệ, của đạo Cao đài thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh truyền, Đại
thừa chân giáo, Ngọc đế chân truyền, Thánh ngôn hợp tuyển. Tuy nhiên vẫn có
sự khác nhau ít nhiều trong những sách trên và các phái Cao Đài Tây Ninh, Cao
Đài Minh Chơn đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh đạo… chủ yếu

dựa vào Tân luật, Pháp Chánh truyền và Thánh ngôn hợp tuyển, các phái Cao
Đào Thượng đế, Cao Đài Bạch y Liên đoàn Chơn lý, Cao Đài Chiếu minh… chủ
yếu dựa vào Đại thừa chân giáo, Ngọc đế chân truyền nên có sự khác về luật lệ,
lễ nghi, sự thờ cúng, kinh kệ, đạo phục, cách thức hành đạo.
Thu nhận tín đồ
Đạo Cao Đài cho rằng khi Đức Chí Tơn cịn dùng cơ bút phổ độ, ai muốn
được nhìn nhận là Tín đồ thì phải hầu đàn. Đức Chí Tơn hoặc Tam Trấn Oan
Nghiêm (Đức Lý Thái Bạch, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân) cho
một bài thi và có để lời thâu nhận. Còn nay cơ bút phổ độ đã ngưng, ai muốn
nhập mơn thì phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến ra mắt người đầu họ đạo.
Vị chức sắc làm thủ tục cầu đạo và cấp cho vị tân đạo một tờ chứng chỉ “Nhập
Mơn “.
Hai người tiến dẫn có nhiệm vụ chỉ người mới nhập môn biết phép tu
hành: Thông hiểu lẽ đạo, Luật pháp tu hành, thuộc kinh, cách cúng lạy, bổn
phận đối với Hội Thánh và người đồng đạo. Người đầu họ đạo phải đến tận nhà
người mới vào đạo làm lễ Thượng tượng Đức Chí Tơn để thờ, chỉ dạy phương
pháp tu hành, học Đạo và cách cúng Tứ Thời. Tín đồ được chia ra làm 2 bậc:
HẠ THỪA & THƯỢNG THỪA.
Lập họ đạo
Địa phương nào có hơn 500 tín đồ mới được phép lập riêng một họ đạo,
đặt riêng một thánh thất. Hội thánh sẽ phái chức sắc đến cai quản. Muốn lập họ
16


đạo phải xin phép Giáo tơng. Tín đồ trong họ đạo phải nghe theo vị chức sắc cai
quản thánh thất. Chẳng ai có quyền tranh cải Luật đạo.
Ăn chay
Tân luật buộc mỗi người phải tập ăn chay, mỗi tháng 6 ngày (lục trai),
hoặc 10 ngày (thập trai). Mãi đến khi tạng phủ quen dần rồi sẽ tiến tới ăn chay
trường.

Ngũ giới cấm
• Bất sát sinh (Khơng được sát hại cuộc sống của lồi vật).
• Bất du đạo (Khơng được trộm cắp, tham lam, lừa gạt, hại người).
• Bất tà dâm (không được lấy vợ (hoặc chồng) người khác, không được
đàng điếm, không được xúi giục người khác vi phạm luân thường đạo lý).
• Bất vọng ngữ (Khơng được nói dối, nói thơ tục, nói khơng giữ lời).
Tứ đại điều quy (4 điều trau dồi đạo đức)
• Phải tuân lời dạy của bề trên, lấy lễ hòa người, lỡ lầm lỗi phải ăn năn
chịu thiệt.
• Chớ khoe tài, đừng cao ngạo. Quên mình mà làm nên cho người, giúp
người nên đạo. Đừng nhớ cừu riêng. Chớ che lấp người hiền.
• Bạc tiền xuất nhập phân minh. Đừng mượn vay không trả. Đối với trên,
dưới đừng lờn dễ. Trên dạy dưới lấy lễ. Dưới gián trên đừng thất khiêm cung.
• Trước mặt sau lưng cũng đồng một bậc, đừng kính trước rồi khinh sau.
Đừng lấy chung làm riêng, đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. 
Giáo huấn
Đạo có mở trường dạy văn chương và dạy đạo lý trong trường học, có thể
lệ riêng. Người muốn dự cử vào hàng chức sắc phải có cấp bằng của Trường đạo
17


mới được. Trường đạo có hai lớp: Lớp dạy Giáo hữu và Lễ sinh do một vị Giáo
Sư đảm nhiệm; Lớp dạy chức việc do Giáo hữu đảm nhiệm. Sự giáo huấn dưới
quyền Hiệp Thiên Đài kiểm sốt, vì giáo huấn thuộc quyền Hiệp Thiên Đài.
Người nào theo học mãn khóa, mà khơng được cấp bằng thì phải tái học nữa để
thi đậu. Trường học văn chương (Đại Đạo có mở trường dạy văn chương).
Người từ 7 tuổi trở lên phải đến trường học.
Răn phạt
Cách răn phạt của đạo cốt yếu là răn dạy. Đại khái như: Người nào phạm
giới luật, nếu có bạn khun can thì phải vui lịng nghe theo mà cải quá, nếu có

một hai lần được khun can rồi mà cịn tái phạm nữa, thì bị đem việc ấy đến
trình bày với vị chức sắc cai quản thánh thất sở tại. Nếu vị Đầu họ đạo đã răn
dạy rồi mà người ấy còn phạm tội nữa thì có thể đem đến Hội thánh xem xét,
người phạm luật đạo có thể trục xuất, nếu tội lỗi khơng thể tha thứ được.
Thế luật
Những hoạt động tôn giáo của đạo Cao đài được thực hành trong cộng
đồng thường chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục
truyền thống của người Việt ở Nam Bộ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu…
Hơn nhân: Tín đồ phải kết hôn với đồng đạo, nếu muốn kết hôn với người
ngoại đạo thì trước khi kết hơn, người ngoại đạo đó phải được nhập đạo trước.
Người đàn ơng nếu vợ khơng có con nối hậu thì được phép lấy vợ lẻ, song phải
được vợ cả ưng thuận. Vợ chồng khơng được bỏ nhau, ngoại tình, thất hiếu…
Trước lễ thành hôn 8 ngày, nhà trai phải dán thông báo trước thành thất tại nơi
cư trú. Khi làm lễ cưới phải làm lễ cầu chứng tại thánh thất.
Con cháu bổn đạo sau khi sinh ra được 1 tháng phải được đưa đến thánh
thất để làm lễ “tắm thánh” và ghi vào sổ bộ danh của họ đạo. Trẻ con phải có
cha đỡ đầu, phịng khi bị mồ cơi. Trẻ lên bảy tuổi phải cho học đạo, học chữ
(một hình thức giáo dục phổ cập bắt buộc trong đạo Cao Đài).
18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×