Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 hình thức huy động vốn dự án ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.3 KB, 5 trang )

5 hình thức huy động vốn
dự án
Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP có
hiệu lực từ 8/8/2010 đó là việc phân định cụ thể về thời điểm huy động vốn và
hình thức huy động vốn xây dựng dự án.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở thay thế cho
NĐ/90 hiện hành.

CĐT cấp II phải được sự chấp thuận bằng văn bản của CĐT cấp I về quyền sử
dụng đất thì mới được quyền huy động vốn.

Theo đó, CĐT cấp I chỉ được ký hợp đồng góp vốn với CĐT cấp II sau khi đã giải
phóng mặt bằng dự án, trong khi CĐT cấp II chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở
sau khi đã xây xong móng nhà và hoàn tất thủ tục mua bán qua sàn giao dịch BĐS
để hợp thức hoá mua nhà “trên giấy”.

5 hình thức huy động vốn
Theo điều 9, NĐ/71 về huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở quy định: Trường hợp
CĐT dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (CĐT cấp I) huy động vốn
để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị thì chỉ được huy động theo 5 hình
thức.
Cụ thể, CĐT ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc
phát hành trái phiếu huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho
vay vốn không được quyền ưu tiên mua nhà ở.
Hình thức thứ 2 là CĐT cấp I ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp tác đầu tư với CĐT
cấp II nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho CĐT này
để thực hiện đầu tư dự án nhà ở; ba là, CĐT ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng
hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp
vốn được phân chia lợi nhuận bằng tiền, cổ phiếu hoặc được phân chia sản phẩm là
nhà ở trên cơ sở tỉ lệ góp vốn theo thoả thuận.
Trong trường hợp các bên thoả thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì CĐT chỉ


được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN theo quy
định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở tối đa không quá
20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án; bốn là, CĐT ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
với DN có chức năng kinh doanh BĐS để đầu tư xây dựng nhà ở; bên tham gia hợp
tác kinh doanh được phân chia lợi nhuận bằng tiền, cổ phiếu, hoặc được phân chia
sản phẩm là nhà ở thì tối đa cũng không được vượt quá 20% số lượng nhà ở cho
mỗi dự án; năm là, huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng
được quyền sở hữu nhà ở tại VN thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai.
Đối với trường hợp CĐT dự án phát triển nhà ở độc lập (bao gồm cả CĐT cấp II đã
được chuyển giao quyền sử dụng đất của CĐT cấp I và xây dựng các dự án nhà ở
và công trình kiến trúc trên đất đã có hạ tầng, thì chỉ có 4 hình thức huy động vốn,
trừ hình thức ký hợp đồng góp vốn với CĐT cấp II.
Tuy nhiên, để phân biệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị với dự án xây
dựng nhà ở trên đất đã có hạ tầng, NĐ quy định rõ: CĐT cấp I chỉ được ký hợp
đồng góp vốn với CĐT cấp II sau khi đã giải phóng mặt bằng của dự án và thực
hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Trường hợp CĐT cấp II có nhu cầu huy động vốn để xây dựng nhà ở trên diện tích
đất nhận chuyển nhượng của CĐT cấp I thì cũng chỉ được ký hợp đồng huy động
vốn sau khi đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có thoả thuận trong
hợp đồng về việc CĐT cấp II được phép huy động vốn để xây dựng nhà ở và có đủ
các điều kiện để huy động vốn.
Một quan chức Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho biết: “Làm như vậy để
tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi CĐT cấp II chưa hoàn tất các thủ tục về
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã huy động vốn. Hoặc chí ít, CĐT cấp II phải
được sự chấp thuận bằng văn bản của CĐT cấp I về quyền sử dụng đất thì mới
được quyền huy động vốn, để tránh tình trạng CĐT cứ tự ý huy động tiền của
khách hàng khiến "tiền mất tật mang”.
Mua nhà trên giấy cũng phải qua sàn
Ông Nguyễn Mạnh Hà- Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS khẳng

định: Do NĐ/90 cũ chưa quy định cụ thể các trường hợp được phép huy động vốn,
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia góp vốn nên thời gian qua tại một số dự án
nhà ở đã xảy ra tranh chấp khi bên tham gia góp vốn tự ý bán sản phẩm chưa hoàn
toàn thuộc sở hữu của mình; thậm chí tại nhiều dự án việc huy động vốn trá hình
của người dân, doanh nghiệp để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở không tuân thủ
quy định (CĐT phải hoàn thành xong phần móng nhà), dẫn đến nhiều thiệt hại cho
người mua.
NĐ/71 quy định: “Trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh được phân chia
sản phẩm là nhà ở mà có nhu cầu bán, cho thuê nhà ở đó thì không được trực tiếp
ký hợp đồng mua bán, cho thuê mà phải do CĐT (tức bên có quyền sử dụng đất)
trực tiếp ký hợp đồng với người mua.
Chỉ trong trường hợp phía tham gia hợp tác kinh doanh đã nhận bàn giao nhà ở và
có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó thì được trực tiếp bán. Việc
thực hiện huy động vốn theo hình thức phân chia sản phẩm tối đa không quá 20%
số lượng nhà ở cho một dự án cũng được tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại
của dự án cấp I hoặc dự án nhà ở độc lập.
Đặc biệt, theo NĐ, hình thức huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các cá
nhân (người mua nhà) thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành
trong tương lai, thì thời điểm huy động vốn là khi CĐT đã có thiết kế kỹ thuật nhà
ở được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng nhà ở, hơn thế nữa, hợp đồng
mua bán nhà nhà phải hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch BĐS theo
đúng quy định; đồng thời CĐT phải thông báo cho sở xây dựng nơi có dự án phát
triển nhà ở để quản lý, giám sát.

×