Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

5 sai lầm chết người trong đầu tư chứng khoán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.83 KB, 4 trang )

5 sai lầm chết người trong
đầu tư chứng khoán
Xin tổng hợp và chọn ra năm sai lầm thường thấy trong giao dịch chứng khoán (bài
viết của Michael Dowling & Brian Lucey liệt kê những sai lầm này).
Tháng 3/1999, Công ty AppNet Systems thông báo sẽ sớm niêm yết trên thị trường
chứng khoán. Lúc đó là thời bùng nổ các Công ty dot.com nên thiên hạ đổ xô săn
mua cổ phiếu của Công ty này. Rủi thay nhiều người nhầm nó với một Công ty
khác vì mã chứng khoán của chúng gần giống nhau (APNT và APT).
Giá Cổ phiếu Appian, là Công ty bị nhầm tăng vọt 140.000% trong vòng hai ngày,
tức một người sở hữu 1.000 USD Cổ phiếu của Appian vào thứ Hai sẽ thấy nó biến
thành 1,4 triệu USD vào thứ tư. Nhưng chỉ hai ngày thôi, sau đó nhà đầu tư biết
mình nhầm và giá Appian sụt về mức cũ.
Nói thế để thấy sai sót trên thị trường chứng khoán luôn xảy ra dù không phải khi
nào cũng thuộc loại sơ đẳng nói trên.
1. Mua bán quá nhiều
Sai lầm lớn nhất là ham giao dịch quá nhiều. Nên nhớ mỗi lần giao dịch là mỗi lần
phải trả phí và cuối cùng nhà đầu tư chỉ làm lợi cho các Công ty chứng khoán.
Một nghiên cứu của Brad Barber và Terrance Odean cho thấy 20% nhà đầu tư nhỏ
lẻ ở Mỹ giao dịch nhiều nhất chỉ thu lợi nhuận bình quân mỗi năm 11,4% trong khi
20% giao dịch ít nhất lại nâng lợi nhuận hàng năm của họ lên 18,5%.
Trong một nghiên cứu khác cũng của hai tác giả này, nữ giới thường đầu tư giỏi
hơn nam giới và một trong những lý do là bởi tần suất mua bán của nữ giới thấp
hơn nam giới. Nhà đầu tư hiệu quả nhất là các cặp vợ chồng trung niên, mua bán
cẩn thận, ít thay đổi danh mục đầu tư.
2. Đầu tư dựa vào danh tiếng
Trong chứng khoán, nên nhớ nguyên tắc: “Danh tiếng không là gì cả, lợi nhuận là
đáng lưu ý, còn dòng tiền lưu chuyển là quan trọng nhất”.
Đừng mua cổ phiếu của một Công ty chỉ vì bạn thích tên tuổi của Công ty này.
Felix Meschke nghiên cứu thấy mỗi khi tổng giám đốc của một Công ty lên đài
truyền hình CNBC, cổ phiếu của Công ty này tăng bình quân 1,65% trong ngày đó
và vài ngày sau, giá cổ phiếu sẽ sụt về mức cũ.


Điều này chứng tỏ nhiều người mua cổ phiếu chỉ vì họ bị tác động bởi hình ảnh
Công ty trên truyền hình. Một nghiên cứu khác cho thấy nhà đầu tư trông chờ lợi
nhuận cao từ những ngành họ có cảm tình. Để tránh sai lầm này, nên dựa vào phân
tích tài chính khách quan chứ đừng dựa vào cảm tính khi quyết định đầu tư.
3. Đầu tư theo đám đông
Cổ phiếu là một con số giới hạn. Nếu quá nhiều người đổ xô mua một loại cổ phiếu
nào đó, chắc chắn giá của nó sẽ lên quá mức giá trị thật. Lịch sử thị trường đã có
quá nhiều dẫn chứng cho sai lầm khi chạy theo đám đông mà vụ các Công ty
dot.com thời bùng nổ Internet là một dẫn chứng vẫn còn nóng hổi.
Lúc đó, người ta nghiên cứu thấy một Công ty chỉ cần đổi tên để tận cùng có chữ
.com là giá tăng ngay 74% dù Công ty không thay đổi mô hình kinh doanh. Mua cổ
phiếu giá cao không có vấn đề gì nếu sau đó ta vẫn kiếm được người mua lại với
giá cao hơn. Vấn đề là chiến lược tìm “người khờ hơn” như thế dẫn đến người cuối
cùng “ôm” cổ phiếu ở mức giá cao nhất thường là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
4. Không đa dạng hóa
Một trong những sai lầm thường thấy là bỏ hết tiền đầu tư vào một hay hai loại cổ
phiếu. Bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, bạn có thể bù trừ rủi ro ở ngành
này bằng cổ phiếu của ngành khác. Nói thì dễ thấy nhưng thực tế rất nhiều nhà đầu
tư thỏa mãn với một hai loại cổ phiếu mình thích.
Lúc các đại Công ty làm ăn gian dối như Enron sụp đổ, nhiều người phá sản theo
vì để hết tiền dành dụm cho riêng cổ phiếu này thôi. Đa dạng hóa còn có nghĩa nên
dành tiền cho các loại chứng khoán khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu chẳng hạn.
5. Cứ nghĩ mình luôn đúng
Đây là một tâm lý phổ biến vì bản chất của con người là tránh thừa nhận sai sót
hay thất bại. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình
đúng và không chịu bán để chặn lỗ. Họ nghĩ khi chưa bán, chưa thể gọi là lỗ và
tâm lý con người không ai muốn hiện thực hóa khoản lỗ của mình.
Ngược lại, con người cũng có tâm lý muốn bán sớm khi thấy cổ phiếu lên giá mặc
dù biết tiềm năng tăng giá của cổ phiếu này vẫn còn. Các nhà nghiên cứu phát hiện
nhà đầu tư thường gán lỗ cho những lý do khách quan còn lãi là do sự tài giỏi của

họ. Nhà đầu tư giỏi phải biết bỏ cái tôi to tướng ra khỏi quá trình mua bán, phải
định trước mức mua hay bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen
vào.

×