Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA (PEER PRESSURE) CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.19 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MƠN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2022
TÊN CƠNG TRÌNH: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP LỰC ĐỒNG
TRANG LỨA (PEER PRESSURE) CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

ĐỀ TÀI THUỘC KHOA VIỆN: KẾ TOÁN

MSĐT (Do BTC ghi):

TP. Hồ Chí Minh, 2022

TĨM TẮT ĐỀ TÀI
i


-

Lý do chọn đề tài

-

Mục tiêu

-

Phương pháp


-

Nội dung nghiên cứu

-

Đóng góp của đề tài

-

Hướng phát triển của đề tài

ii


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................v
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................................................................1
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:............................................................................................1
1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu:...............................................................................................2
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu:........................................................................................................2
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu:.........................................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài:...............................................................................................................2
1.3.1. Mục tiêu chung:..............................................................................................................2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:..............................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................3

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu:.....................................................................................................3
1.6. Nội dung nghiên cứu:............................................................................................................4
1.7. Kết cấu đề tài:........................................................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................................11
2.1. Khái niệm.............................................................................................................................11
2.1.1 Áp lực.............................................................................................................................11
2.1.2 Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)...........................................................................11
2.1.3 Tác động bên trong........................................................................................................13
2.1.4 Tác động bên ngồi........................................................................................................14
2.2. Các nghiên cứu trước đây...................................................................................................18
2.3. Mơ hình nghiên cứu............................................................................................................22

iii


CHƯƠNG 3.....................................................................................................................................23
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................23
3.1. Mục tiêu dữ liệu:.................................................................................................................23
3.2. Cách tiếp cận:......................................................................................................................23
3.2.1. Dữ liệu sơ cấp:...............................................................................................................23
3.3 Kế hoạch phân tích:..............................................................................................................28
3.3.1. Các phương pháp:.........................................................................................................28
3.3.2. Cơng cụ thống kê:..........................................................................................................28
3.3.3. Chương trình máy tính, dự định sử dụng:....................................................................29
3.4. Độ tin cậy và độ giá trị:........................................................................................................29
CHƯƠNG 4.....................................................................................................................................30
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................30
4.1 Tổng hợp khảo sát:...............................................................................................................30
4.1.1. Giới tính:........................................................................................................................30

4.1.2. Trường học:...................................................................................................................30
4.1.3. Đối tượng khảo sát:......................................................................................................31
4.1.4. Số lượng sinh viên biết đến khái niệm áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure).............31
4.1.5. Số lượng sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)............32
4.1.6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) của sinh viên
hiện nay...................................................................................................................................33
4.1.7. Các vấn đề dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) của sinh viên
hiện nay...................................................................................................................................33
4.1.8. Dấu hiệu của tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) trong đời sống sinh
viên..........................................................................................................................................41
4.1.9. Mức độ gặp tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) của sinh viên hiện nay 43
4.1.10. Thói quen so sánh từ đó đưa ra suy nghĩ tích cực khi gặp tình trạng Peer Pressure ở
sinh viên..................................................................................................................................46
4.2. Tổng sinh viên gặp tình trạng Peer Pressure ở Việt Nam...................................................47
CHƯƠNG 5.....................................................................................................................................48
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN...................................................................................................................48
5.1. Đề xuất giải pháp.................................................................................................................48
5.1.1. Về phía sinh viên...........................................................................................................48
iv


5.1.2. Về phía gia đình............................................................................................................48
5.1.3. Về phía nhà trường.......................................................................................................49
5.1.4. Về phía xã hội................................................................................................................49
5.2. Kết luận................................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................51

LỜI NĨI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng được cải thiện. Nhưng song song với
điều đó tiêu chuẩn xã hội cũng được nâng lên. Con người dần trở nên nhạy cảm hơn và ngày

càng bị ảnh hưởng bởi những áp lực vơ hình chung từ mọi phía như gia đình, xã hội. Đặc biệt đối
với thế hệ trẻ (những người chưa hoàn thiện về mặt tư duy) khi tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp, mạng xã hội lên ngôi chi phối một phần tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân. Chính
những điều đó đã làm nổi lên một loại áp lực mang tên “Áp lực đồng trang lứa” có “ma lực” rất
lớn trong xã hội, xét cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Khi cịn nhỏ chúng ta ln mang theo tâm
lý bị so sánh với bạn bè, những người cùng lứa tuổi, nhưng khi lớn lên lại vơ tình đặt bản thân
vào tình huống đó thêm lần nữa. Trong xã hội, rất khơng khó để tìm một người giỏi hơn mình.
Nhưng điều khó hơn là tìm một người khơng bị ảnh hưởng từ điều đó, khơng đem bản thân so
sánh với bất kì ai, hay chạy theo tiêu chuẩn xã hội mà vơ tình gây nên áp lực cho chính mình.
Hằng năm có rất nhiều vụ tự tử do áp lực gây ra và đặc biệt đa số xu hướng đều là những người
trẻ tuổi. Đó là một điều đáng báo động và cần được quan tâm. Do vậy nghiên cứu về vấn đề “Áp
lực đồng trang lứa của sinh viên” trở thành đề tài phổ biến để làm dự án. Từ việc khai thác
nguyên nhân, hậu quả của áp lực đồng trang lứa chúng ta có thể đưa ra biện pháp tối ưu nhất để
phịng ngừa, làm giảm tình trạng Peer Pressure ở sinh viên, qua đó cũng làm giảm những hậu
quả có thể xảy ra. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của thế hệ trẻ cũng chính là
đang đầu tư, đặt nền móng vững chắc cho đất nước sau này.
Trong giới hạn bộ môn Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh, chúng em thực hiện đề tài: “Phân
tích thực trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) của sinh viên hiện nay”. Qua đó phác họa
một cách sâu sắc nhất tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên hiện nay cũng giúp cho mọi
người có cái nhìn tổng qt hơn về vấn đề này và áp lực của Gen Z nói chung.
Vì đây là dự án đầu tiên chúng em thực hiện và cũng là lần đầu tiên có cơ hội hợp tác với nhau,
vì vậy dự án mà chúng em nghiên cứu sau đây khơng thể tránh khỏi những sai sót, mong quý

v


thầy/ cơ có thể bỏ qua những lỗi này. Qua đó, chúng em cũng cảm ơn Cơ Trần Hà Qun đã
hướng dẫn một cách tận tình, giải đáp thắc mắc để chúng em thực hiện đề tài một cách tốt nhất.

vi



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu:
Những năm gần đây, “Áp lực đồng trang lứa” bỗng nhiên nổi lên và đang được rất nhiều người
quan tâm, đặc biệt là các thế hệ trẻ.  Khi còn nhỏ chúng ta luôn bị cha mẹ so sánh với “con nhà
người ta”, bị áp lực trước điểm số và thứ hạng trong lớp. Cùng với thay đổi chóng mặt của thời
đại, xã hội cũng phải có sự thay đởi tương ứng, con người trở nên nhạy cảm, và có nhiều vấn đề
để lo lắng hơn, phải nói rằng việc gặp vấn đề stress là một điều không tránh khỏi và dần có xu
hướng phổ biến hơn ở giới trẻ. Trong quá khứ, áp lực đồng trang lứa dường như chưa thực sự thể
hiện rõ trong từng ngóc ngách của xã hội. Bởi lẽ lúc ấy tính cạnh tranh chưa cao, chưa có quá
nhiều thử thách cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm, làm việc nhóm
hay teamwork. Thêm nữa, do chưa có nhiều người quá quan tâm đến mục tiêu hay những yêu
cầu đặt ra trước mắt nên loại áp lực này chưa thực sự phổ biến, lúc lớn lên chúng ta sẽ cảm nhận
được rõ ràng áp lực vơ hình này. Tại các trường học, nhất là các trường thuộc top đầu như Đại
học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh,... Có thể mỗi
trường đều có một loại áp lực riêng nhưng nhìn chung, tất cả sinh viên đều ít nhất một lần đối
mặt với tình trạng áp lực đồng trang lứa. Khi gặp phải áp lực, có người biết vượt lên nghịch cảnh
đạt được những thành cơng nhất định. Nhưng lại có người lại cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kém
cỏi và tự thu mình lại. Theo cuộc khảo sát của CareerBuider, áp lực quá lớn từ những người
xung quanh không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập mà còn đến sức khỏe của họ và cũng
là nguyên nhân gây nên một số bệnh nguy hiểm như: đau đầu, buồn nôn, mất ngủ triền miên;
thậm chí khi bế tắc con người sẽ chọn giải quyết theo hướng dại dột như sa và tệ nạn hay thậm
chí tự tử. Thế nên việc nghiên cứu áp lực đồng trang lứa của sinh viên các trường Đại học là cần
thiết và cần được quan tâm nhiều hơn. Từ một phần bộ phận sinh viên ở các trường Đại học có
thể khái quát được tâm lý và những vấn đề đang gặp phải của giới trẻ nói riêng và vấn đề xã hội
nói chung. Bên cạnh đó nghiên cứu về áp lực đồng trang lứa không chỉ giúp cho các bạn trẻ đã
và đang gặp tình trạng “Áp lực đồng trang lứa” hiểu được nguyên nhân “Tại sao mình gặp phải
tình trạng này?”. Giúp bố mẹ, thầy/ cơ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Từ đó trang bị

cho mình những kiến thức, phương pháp phù hợp để có thể giúp bản thân hoặc những người
xung quanh vượt qua tình trạng này và cũng một phần làm giảm những hậu quả không đáng có
thể xảy ra.

1


Thêm vào đó, giới trẻ được xem là nguồn lực tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát
triển lâu dài bền vững thì phải đầu tư cho thế hệ trẻ ngay bây giờ. Vì vậy cần phải quan tâm
nhiều hơn khơng chỉ về giáo dục và cịn về tâm sinh lí. Hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến áp lực
đồng trang lứa thì một phần nào đó giúp làm giảm tình trạng Peer Pressure của thế hệ trẻ. Chính
vì thế mà đề tài “Áp lực đồng trang lứa của sinh viên hiện nay” cung cấp cho mọi người có cái
nhìn chân thực nhất về thực trạng và ngun nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa của đông đảo
bộ phận giới trẻ tại các trường Đại học. Từ đó đề xuất giải pháp với mục đích làm giảm áp lực
đồng trang lứa ở sinh viên, nâng cao chất lượng nguồn lực tương lai cho đất nước.

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu:
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Sinh viên từng nghe, gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) chưa?
- Sinh viên gặp tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) trong bao lâu?
- Khía cạnh nào nào dễ khiến sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa?
- Trong gia đình, nhà trường, xã hội trường hợp nào dễ khiến sinh viên gặp phải tình trạng áp lực
đồng trang lứa (Peer Pressure)?
- Nguyên nhân nào tự khiến bạn gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)?
- Sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) thường có những dấu hiệu
nào?
- Sinh viên có cảm thấy tích cực khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa không?

1.2.2. Vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu về thực trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên hiện nay.


1.3. Mục tiêu của đề tài:
1.3.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu tình trạng áp lực đồng trang lứa của sinh viên hiện nay thơng qua việc phân tích tìm
hiểu về nguyên nhân cũng như tác động tiêu cực, tích cực đến sinh viên từ đó đưa ra các giải
pháp thích hợp để làm giảm áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) cho sinh viên.
Ngoài ra từ bộ phận sinh viên nói trên giúp gia đình, nhà trường và xã hội có cái nhìn mật thiết
hơn về tình trạng áp lực đồng trang lứa từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ, cách giáo dục phù hợp
cho thế hệ trẻ.
2


1.3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa là bao nhiêu?
- Thời gian sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa trong bao lâu?
- Biểu hiện của sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên? Nguyên nhân cụ thể xuất phát
từ bản thân, gia đình, nhà trường hay xã hội?
- Sinh viên có thấy tích cực hơn khi gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa khơng?
 Nhằm khẳng định áp lực đồng trang lứa mang lại cảm giác tích cực hay tiêu cực.

- Dựa vào đó đề ra một số giải pháp làm giảm tình trạng áp lực đồng trang lứa ở sinh viên nói
riêng và thế hệ Gen Z nói chung.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) của sinh viên hiện nay.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
1.4.2.1 Phạm vi về thời gian

Thời gian nghiên cứu và thời gian khảo sát có hạn nên thời gian khảo sát diễn ra trong vòng 3
ngày từ ngày 17/4/2022 đến ngày 19/4/2022.

1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu các bạn đang là sinh viên từ năm nhất đến năm tư đang theo học tại
các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, vì thời gian và khả năng nghiên cứu cịn hạn chế nên
khơng thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự thơng cảm và góp ý từ q thầy/ cơ
giúp bài tiểu luận của chúng em hồn thiện hơn.

1.5. Nguồn số liệu nghiên cứu:
Đề tài được khảo sát bằng hình thức biểu mẫu được gửi đến các bạn sinh viên đang theo học tại
các trường Đại học trên toàn quốc.

3


1.6. Nội dung nghiên cứu:
       Dựa trên vấn đề nghiên cứu để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên chúng em đã làm mẫu
khảo sát gồm 14 câu hỏi gồm những tiêu chí, chuẩn mực được đặt ra, mẫu khảo sát của chúng
em như sau:
KHẢO SÁT SINH VIÊN VỀ HỘI CHỨNG PEER PRESSURE (ÁP LỰC ĐỒNG TRANG
LỨA)
1. Giới tính của bạn là?


Nam



Nữ


2. Bạn đang học trường?


UEH



Khác

3. Bạn đang là sinh viên?


Năm 1



Năm 2



Năm 3



Năm 4

4. Bạn đã từng nghe đến cụm từ áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) chưa?



Đã từng



Chưa từng

5. Bạn đã từng gặp tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) chưa?


Đã từng



Chưa từng

6. Bạn gặp tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) trong bao lâu?


Một tuần



Hơn một tuần



Hơn một tháng




Hơn một năm

7. Theo bạn khía cạnh nào khiến sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa?

4




Bản thân 



Gia đình 



Nhà trường



Xã hội

8. Trong gia đình, trường hợp nào dễ khiến bạn gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa
(Peer Pressure)?
Hồn tồn

Khơng

Trung


Đồng

Hồn tồn

khơng đồng ý

đồng ý

lập

ý

đồng ý

Bố mẹ không dành nhiều thời
gian tâm sự cùng con

Bố mẹ đặt kỳ vọng quá nhiều
vào con

Bố mẹ luôn so sánh con với
bạn bè đồng trang lứa

Con cái không thường xuyên
tâm sự cùng bố mẹ

Hồn cảnh gia đình khó khăn
 
9. Trong nhà trường, trường hợp nào dễ khiến bạn gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa

(Peer Pressure)?

5


Hồn tồn

Khơng

Trung

Đồng

Hồn tồn

khơng đồng ý

đồng ý

lập

ý

đồng ý

Bạn học tập trong môi trường
cạnh tranh
Bạn tự tạo áp lực điểm số cho bản
thân
Thầy cơ kỳ vọng q nhiều vào

bạn

Bạn khơng có cơ hội tham gia
vào các CLB/Đội/Nhóm

10. Trong xã hội, trường hợp nào dễ khiến bạn gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa
(Peer Pressure)?
Hồn tồn

Khơng

Trung

Đồng

Hồn tồn

khơng đồng ý

đồng ý

lập

ý

đồng ý

Bạn chưa tìm được nửa kia
Bạn sử dụng mạng xã hội quá
nhiều

Bạn so sánh mức thu nhập của
bản thân với bạn bè đồng trang
lứa

6


Bạn gặp áp lực khi bạn bè đồng
trang lứa đã ổn định việc làm

 
11. Nguyên nhân nào tự khiến bạn gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)?

Hồn tồn

Khơng

Trung

Đồng

Hồn tồn

khơng đồng ý

đồng ý

lập

ý


đồng ý

Bạn tự ti về ngoại hình, năng
lực của mình
Bạn thường xun gặp thất
bại
Bạn khơng dành nhiều thời
gian cho bản thân
Bạn sợ gia đình, thầy cô thất
vọng
Bạn mong muốn được tôn
trọng và công nhận
Bạn chưa có định hướng rõ
ràng cho tương lai
 
12. Theo bạn, sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) thường có
những dấu hiệu nào?

7


Hồn tồn

Khơng

khơng đồng ý

đồng ý


Ln tự đổ lỗi cho bản thân
Trí nhớ suy giảm, thường khó tập
trung
Hay gặp tình trạng ăn khơng ngon,
khó ngủ
Ln nỗ lực hịa đồng và cố gắng
được u mến

Uống rượu, bia hoặc hút thuốc

Khó giữ bình tĩnh, dễ cáu giận

Ln có cảm giác lo lắng, sợ hãi

Cố làm những điều mình khơng
thích vì sợ bỏ lỡ điều mọi người
đang làm

Thường xuyên cảm thấy đau đầu,
chóng mặt, tim đập nhanh

 

8

Trung
lập

Đồng


Hoàn toàn

ý

đồng ý


13. Bạn có thường xuyên tự so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa khơng?


Có 



Khơng

14. Bạn có cảm thấy tích cực hơn khi so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa khơng?


Có 



Khơng 

1.7. Kết cấu đề tài:
Dự án được chia thành 5 chương:


Chương 1: Giới thiệu đề tài




Chương 2: Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các kết quả nghiên cứu trước đây



Chương 3: Phương pháp nghiên cứu



Chương 4: Phân tích và kết quả nghiên cứu



Chương 5: Đề xuất và kết luận

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm
2.1.1 Áp lực
Áp lực là khi trạng thái sức khoẻ của chúng ta đang ở mức độ thấp nhất khiến cá thể cảm thấy bị
áp lực dẫn đến mệt mỏi, sức khoẻ trở nên sa sút, khó thở, cảm giác như chúng ta bị ép đến chân
đường mà khơng thể tìm ra lối thốt. 
Áp lực là những khó khăn trong cuộc sống khiến chúng ta cảm thấy hoang mang, lo lắng, sợ hãi.
Áp lực khiến chúng ta hay gặp tình trạng ăn khơng ngon, ngủ khơng n vì ta ln suy nghĩ
những điều tiêu cực, suy nghĩ một cách khơng có lối thốt. Việc suy nghĩ khơng lối thốt sẽ gây

ra rất nhiều hệ lụy, ví dụ như : sẽ làm trí nhớ suy giảm, thường sẽ rất khó tập trung làm việc. 
Áp lực là vấn đề mà tất cả mọi người đều phải trải qua. Thực chất đây chỉ là sự dồn nén của
những cảm xúc tiêu cực như mệt mỏi, căng thẳng kéo dài,... song nó cũng là một động lực thúc
đẩy tất cả chúng ta nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất.

2.1.2 Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) 
Peer Pressure là một thuật ngữ chuyên ngành giáo dục, tâm lý học và được hiểu là áp lực đồng
trang lứa. Áp lực đồng trang lứa chỉ một cá thể bị áp lực, bị ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, xã
hội,… Cá thể này phải thay đổi thái độ, tư duy, hành vi của bản thân để phù hợp với những áp
10


lực của mọi người, dần dần cá thể này sẽ khơng cịn là chính mình, dẫn tới việc nhút nhát, e dè,
khép mình khi khơng thay đổi theo đúng chuẩn mực của mọi thứ, tự đặt bản thân vào sự so sánh
với những tiêu chí khơng phù hợp. 
Chỉ trong tháng 9/2021, Việt Nam đã có hơn 26 nghìn lượt tìm kiếm về “Peer Pressure là gì và
những giải pháp cho nó” tăng hơn 300% so với tháng trước. Dựa vào thống kê phân tích từ khóa
truy cập trên Google, lượng tìm kiếm về Peer Pressure vẫn đang ngày một tăng lên theo từng
năm: 

Theo như nghiên cứu của Ameka Lindo - PEER PRESSURE. WHAT IS PEER
PRESSURE? (2011), áp lực đồng trang lứa là khi một nhóm người (cùng độ tuổi, cùng lớp,
cùng công ty, …) ảnh hưởng tới một cá nhân và khiến cá nhân đó phải thay đổi hành động, giá
trị nhất định nào đó hoặc tuân thủ theo một việc làm với mục đích được cơng nhận. Áp lực đồng
trang lứa thường ảnh hưởng rõ rệt tới những người chưa phát triển ổn định về mặt nhân cách, vậy
nên thanh thiếu niên, các bạn sinh viên là những người dễ bị tác động nhất.
Một cuộc nghiên cứu khảo sát đã chia những người tham gia thành ba nhóm dựa trên độ tuổi và
họ được mời tham gia một nhiệm vụ nguy hiểm cùng với những người cùng nhóm tuổi. Kết quả:
các thanh thiếu niên có nguy cơ thực hiện các hành vi nguy hiểm tăng gấp đơi, nhóm người
trưởng thành hầu như khơng bị ảnh hưởng nhiều.

Có thể thấy rằng, thời điểm mà một người dễ bị áp lực từ bạn bè nhất đó là tuổi vị thành niên,
bởi áp lực từ bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đến hành vi của thanh thiếu niên và đây được coi
là dấu hiệu của trải nghiệm tuổi vị thành niên. Khi bắt đầu bước vào giai đoạn này của cuộc đời,
trẻ em dần nhận thức được những người xung quanh và nhận ra được tầm quan trọng của sự
tương tác với các mối quan hệ bên ngoài. Quan niệm được xem là sự phù hợp đồng lứa ở những
người trẻ tuổi đó là hợp về phong cách, gu ăn mặc, thẩm mỹ, hệ tư tưởng, ngoại hình…

11


Theo học thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson (1950), ở giai đoạn 5 (vị thành niên),
ông cho rằng: bước ngoặt cốt lõi của tuổi mới lớn là khám phá ra danh tính thực sự của mình
giữa bộn bề của việc đóng các vai trị khác nhau trong xã hội. Bản thân đóng một vai trị quan
trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ ở độ tuổi này. Mối quan hệ với gia đình bị nới lỏng do
sự mở rộng của các mối quan hệ bạn bè - đặc biệt là những người khác giới.
Cuốn bách khoa The World Book Encyclopedia nói: “Hầu hết thanh thiếu niên lui tới mật thiết
hơn với những người cùng lứa với họ - tức bạn bè và người quen. Các thanh thiếu niên này
muốn có được sự tán đồng của bạn bè cùng lứa thay vì cha mẹ, và họ có thể thay đổi hành vi
nhằm đạt được điều này”. Bách khoa tự điển này nói thêm là thanh thiếu niên “cho rằng chúng
phát triển bình thường nếu được các bạn cùng lứa thích và chấp nhận”. Để đạt đến mục đích này,
họ “rất quan tâm tới những vấn đề mà theo họ, sẽ ảnh hưởng đến việc được người khác ưa thích,
chẳng hạn như cách ăn mặc, khả năng lãnh đạo và thành cơng trong việc hẹn hị”.
Mọi người cũng hay tự đặt câu hỏi cho nhau “Vì sao lại rơi vào tình trạng Peer Pressure?”. Mơi
trường xung quanh có rất nhiều thứ gây ảnh hưởng đến tâm lí của chúng ta, những nguyên nhân
này có thể xuất phát từ bên ngồi xã hội, trong gia đình, hoặc là ngay chính bản thân mình tự áp
lực bản thân dẫn đến tự rơi vào trạng thái Peer Pressure. Một vài nguyên nhân điển hình khiến
sinh viên gặp phải tình trạng áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là bản thân, gia đình, nhà
trường, xã hội,… 

2.1.3 Tác động bên trong

Sự cô lập/ tự cô lập về cảm xúc là căn nguyên tiêu biểu ở thanh thiếu niên, lựa chọn không chia
sẻ tâm tư, cảm xúc với bất cứ ai, kể cả người thân, suy nghĩ sẽ bảo vệ cha mẹ khỏi những lo âu,
phiền muộn quá nhiều về chuyện con cái. Từ đó, ta chọn cách lui tới mạng xã hội, thực tế việc
tiếp cận với các công nghệ hiện đại và hành vi trực tuyến khiến ta dần có xu hướng “sử dụng quá
nhiều”. Chúng ta bị ảnh hưởng và áp lực bởi những hình ảnh, hoạt động này trên mạng xã hội,
rồi tự tạo cho chính mình.
Trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Brian Primack cho biết, những người dành quá nhiều thời
gian trên mạng xã hội thường so sánh mình với người khác, sau đó cảm thấy kém cỏi dễ dẫn đến
thất vọng và trầm cảm. Các chuyên gia đã khảo sát khoảng 1.000 người trong độ tuổi từ 18 đến
30 không bị trầm cảm ngay từ đầu. Tất cả đều báo cáo thời gian bình thường của họ trên mạng
xã hội và được đánh giá về chứng trầm cảm sau đó 6 tháng. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy nguy
cơ trầm cảm tăng tỷ lệ thuận với thời gian dành cho mạng xã hội.

12


Một trong những yếu tố tự khiến bản thân mình gặp phải Peer Pressure là học theo lối sống và
những quan niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên. Ngay khi chúng ta chập chững đi
học thì cũng là chuỗi ngày áp lực với điểm số, áp lực với bạn bè đồng trang lứa ở trường học.
Sinh viên chúng ta luôn tự đặt cho bản thân rất nhiều câu hỏi “Tại sao bản thân khơng hồn hảo
như bạn khác?”, “Bản thân chúng ta không giỏi như bạn khác?” , “Mình khơng giỏi như người
khác vậy có thể bị xa lánh không?” và vô vàn những câu hỏi khác, mỗi ngày càng chồng chất
những câu hỏi khác nhau khiến cho trong tâm lý ta hình thành một cái tấm màn tự ti, lấy đi tất cả
những tự tin vốn có của bản thân sau đó tấm màn ấy sẽ làm ta trở nên mệt mỏi, áp lực. 
Theo phân tích của FCPS “Fairfax country Publics school”, một trong những cơ sở giáo dục
hàng đầu tại Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng mặt tiêu cực của vấn đề được thể hiện qua các hành vi sau: 


Đua địi những món đồ sang trọng để giống với bạn bè. 




Sử dụng thuốc lá và rượu bia để thể hiện mình là người lớn .



Ln theo số đơng, khơng có chính kiến, khơng bảo vệ quan điểm của mình.



Ln cố gắng làm hài lịng người khác hoặc tranh giành những điều bản thân khơng có
hứng thú. 



Thường xuyên đăng tải cảm xúc cá nhân lên các trang mạng xã hội.



Nói dối về hồn cảnh gia đình, mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ xã hội.





2.1.4 Tác động bên ngồi 


Gia đình


Theo Tiến sĩ Brett Laursen (2013), cha mẹ có thể đóng vai trị như một tấm đệm chống lại ảnh
hưởng của bạn bè. Những đứa trẻ thường có quan hệ tốt với ba mẹ, gần gũi với ba mẹ thì chúng
cảm thấy rằng chúng rất ít có nhu cầu làm hài lịng người khác. Allen, Porter, McFarland,
McElhaney, & Marsh (2007) cũng có giả thuyết tương tự. Các tác giả cho rằng nếu thanh thiếu
niên có sự gắn bó an tồn với cha mẹ thì sẽ hình thành và duy trì tình bạn với mức độ thấp của áp
lực bạn bè. Tuy nhiên, trường hợp đấy rất ít vì cha mẹ cịn phải lo toan rất nhiều thứ trong cuộc
sống, có vài gia đình do nghèo hoặc trong tình trạng kinh tế - xã hội giảm sút, cũng có thể là do
quy tắc của gia đình quá nghiêm ngặt khiến khoảng cách giữa chúng ta và gia đình xa hơn. 
Ở khía cạnh là bậc làm cha làm mẹ ai cũng mang cho bản thân mình tâm lý kỳ vọng vào các con
của mình rất nhiều. Khi các con được như họ mong đợi tức là họ được nở mày nở mặt, song con
cái họ sẽ có một cuộc sống sung túc. Lợi ích của việc kỳ vọng cũng mang lại ảnh hưởng tích cực

13


nhưng cái gì cũng nên ở mức độ vừa phải, đủ dùng, đừng đề cao con em chúng ta một cách quá
đáng, cũng đừng so sánh chúng với bất kỳ đứa trẻ nào khác, đấy là sự tổn thương đỉnh điểm đối
với một đứa trẻ. Việc ba mẹ đề ra những kỳ vọng quá cao lên con em của họ đang dần đẩy chúng
rơi vào tình trạng áp lực đồng trang lứa, có nguy cơ dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc sau này. 
Ly thân, ly hôn là điều không ai muốn xảy ra trong chính gia đình của mình, việc ba mẹ ly thân,
ly hôn gây ảnh hưởng rất nhiều đến con cái từ việc học tập đến nhiều khía cạnh khác trong cuộc
sống. Việc này khiến con cái có tâm trạng buồn bã, khơng thể tập trung vào việc học, khiến việc
học trở nên sa sút, không đạt được kỳ vọng mà bản thân mình đặt ra, dẫn tới tình trạng áp lực.
Hơn thế nữa là khiến con cái áp lực khi có nhiều sự bàn tán xung quanh về gia đình của mình, tự
so sánh gia đình của chính mình với gia đình của những bạn khác, dẫn tới áp lực nặng nề, buồn
bã kéo dài. Chán nản kéo dài sẽ làm trẻ phải mất một thời gian rất dài để có thể bình ổn lại, để có
thể cân bằng lại cuộc sống vốn có. Điều này chứng tỏ, một gia đình trọn vẹn hạnh phúc sẽ là một
tấm giáp giúp trẻ giảm nguy cơ bị áp lực. Chuyện học tập, chuyện bộn bề ngoài xã hội đã khiến
trẻ rất khó thở vì vậy gia đình chính là nơi giải tỏa hết những tiêu cực đấy.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Cơng Khanh và nhóm sinh viên Khoa Tâm lý Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã công bố kết quả một cuộc nghiên cứu cho thấy ít nhất 17,418,81% sinh viên có dấu hiệu rối loạn lo âu. Năm 2002, tác giả Lê Bá Đạt, trong một bài báo có
tựa đề "Trầm cảm ở học sinh trung học ngày nay", kết luận rằng 8,8% học sinh trung học phổ
thông Hà Nội năm học 2001-2002 bị trầm cảm. Nguyên nhân là do kết quả học tập khơng được
như mong muốn, gia đình và phụ huynh gây nhiều áp lực cho con, sự kỳ vọng của cha mẹ đối
với con cái hình thành ý thức trách nhiệm trong học tập. Khi học tập không lý tưởng, trẻ cảm
thấy chán nản, thất vọng, khơng cịn tin tưởng vào bản thân, từ đó cảm thấy nặng nề, buồn chán.
Ngồi áp lực từ gia đình, trẻ cịn phải đối mặt với áp lực từ nhà trường và các bạn trong lớp.
Sống trong thời đại ngày nay, tình trạng “Peer Pressure” dần hình thành ở trẻ nhỏ, khi trẻ nhận
thức được mọi việc xung quanh, dưới sự quan tâm, nuông chiều của bố mẹ, thiết bị điện tử và
mạng xã hội điển hình nhất là Youtube dần khiến chúng hình thành thói quen địi hỏi và so sánh,
tạo ra một tính cách xấu bên trong và phụ thuộc vào cha mẹ cho đến sau này. Và khi bước chân
ra xã hội không được như mong muốn, khiến chúng cảm thấy căng thẳng, áp lực, thậm chí là
trầm cảm. Đây là một sự sai lầm trong cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh.


Nhà trường 

Hiện nay, trong nền giáo dục chú trọng điểm số, nhiều học sinh phải đối đầu với việc học hành
căng thẳng. Tình trạng này làm trẻ mất hứng thú học tập, thay vào đó là sự căng thẳng, stress và

14



×