Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng cá tính ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.6 KB, 5 trang )

Xây dựng cá tính

Học cách giữ vững lập trường.
Chúng ta có thể học cách vững vàng như kiềng ba chân được không ?
“Cá tính có thể tỏa sáng ở những khoảnh khắc vĩ đại, nhưng nó lại hình thành từ những
khoảnh khắc nhỏ nhoi”-Phillip Brooks.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”-Tục ngữ.
Hãy nhớ lại lần cuối bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn, khi bạn buộc phải chọn
giữa phương án “dễ” và phương án “đúng”
Bạn đã chọn đường dễ đi để tránh đụng độ, mặc cho nó đi ngược lại với quan điểm và
niềm tin của bạn? Hay giữ vững lập trường và chọn phương án đúng đắn nhất ?
Khi chúng ta gặp tình huống như vậy, các lựa chọn thường rõ ràng vì trái tim chúng ta
biết được đâu là điều hay lẽ phải. Thế nhưng tại sao thỉnh thoảng ta vẫn buông xuôi và
không làm điều chúng ta cho là đúng? Chúng ta có thể học cách để đứng vững với lập
trường của mình không? Hay “cá tính” đó là bẩm sinh ở một số người, trong khi số khác
lại không có nên không thể làm được?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cá tính, cách để trau dồi nó và làm thế nào để
bạn tự chủ được.
Cá tính là gì?
Cá tính là một tập hợp những phẩm chất mà bạn có và nó khiến bạn trở nên khác biệt với
những người xung quanh. Khi chúng ta nói về một người có cá tính một cách tích cực,
những phẩm chất đó bao gồm dũng cảm, chân thật, trung thành , liêm khiết, vân
vân… Cá tính sẽ giúp định hình nên tư tưởng cho ta trong việc phân biệt phải trái đúng
sai.
Ví dụ: Một giám đốc sẽ bộc lộ được cá tính của cô ta khi phải đối chất trước hội đồng
quản trị. Cô ta biết nhóm của cô ta làm việc đúng đắn và ra sức bảo vệ cho họ mặc cho
bao chỉ trích cay đắng và sức ép nặng nề từ hội đồng quản trị.
Hoặc một CEO bộc lộ cá tính của mình khi anh ta sẵn sàng từ chối một hợp đồng béo bở
từ một khách hàng tương lai nếu ông ta nhận ra có điều gì đó không được chấp nhận bởi
thông lệ xưa nay của công ty.
Xây dựng cá tính


Chúng ta không được sinh ra với những phẩm chất làm nên cá tính, mà cá tính sẽ được
xây dựng từ từ qua đời sống hằng ngày và kinh nghiệm thực tiễn của ta. Nó nằm trong sự
kiểm soát của ta và ta hoàn toàn có thể củng cố nó nếu muốn.
Dưới đây là một vài cách để trau dồi cá tính:
-Xác định giá trị cốt lõi của bạn: Bạn thấy điểm mạnh nhất của mình là gì? Có thể bạn
đã lờ mờ nhận ra được chúng. Hãy nghĩ về thời điểm mà ai đó làm bạn khó chịu trong
quá khứ. Họ đã làm điều gì phạm đến giá trị cốt lõi của bạn chưa? Họ nói dối bạn hay
qua mặt người khác? Hay chọn đường có lợi cho họ nhưng để lại hậu quả cho người
khác? Nhớ lại những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua và làm một danh sách những gì bạn
cho là quan trọng nhất với bản thân.
-Tìm cách áp dụng những giá trị đó mỗi ngày: Ví dụ, nếu một trong những giá trị cốt
lõi của bạn là trung thực, hãy tỏ ra trung thực với tất cả những đồng nghiệp, ngay cả khi
chẳng có chuyện gì xảy ra.
-Nhớ lại những tình huống trong quá khứ khi bạn không thể giữ vững lập trường
của mình: Bạn đã hành xử trái với lương tâm như thế nào? Đừng lấy đó mà tự trách bản
thân và cảm thấy có lỗi về chuyện mình đã làm. Chúng ta trong đời ai lại chẳng mắc lỗi
lầm, nhưng cái quan trọng là chúng ta có cố gắng sửa chữa hay không. Học hỏi từ quá
khứ để tránh dẫm phải vết xe đổ trong tương lai.
-Đánh giá các mối quan hệ bạn bè và đồng nghiệp: Bạn có dành nhiều thời gian cho
những người bạn ngưỡng mộ hay không? Những người đó có cá tính mà bạn muốn học
hỏi hay không? Nếu không thì hãy dành thời gian cho những người khác. Bạn càng dành
nhiều thời gian cho người bạn ngưỡng mộ, bạn càng có cơ hội quan sát và học hỏi họ.
-Làm theo niềm tin của bản thân: Cá tính tốt được xây dựng từ những điều bạn làm. Vì
thế hãy nắm lấy mọi cơ hội để đặt niềm tin của bạn vào trong mỗi việc bạn làm. Một
quyết định nhỏ có thể làm nên một thay đổi lớn.
-Tìm kiếm những hoạt động giúp trau dồi nên cá tính cho bạn: đi làm tình nguyện
viên, đọc tiểu sử của những người mà bạn ái mộ, và bắt tay vào việc trau dồi nên khả
năng hiểu biết về cảm xúc.
Giữ vững lập trường
Lương tâm chúng ta luôn mach bảo điều ta nghĩ là đúng. Nhưng làm thế nào và khi nào

thì chúng ta nên giữ vứng lập trường.
Mỗi con người là một cá thể riêng biệt, và những tình huống trong đời sống thường ngày
là thiên biến vạn hóa. Nếu bạn chọn cách giữ vững lập trường thì hãy ghi nhớ lấy những
điều sau:
-Không phải lúc nào cũng nên tốt: Nhiều người của chúng ta vì muốn cư xử lịch sự,
tránh rủi ro nên đã để cho tình huống vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Thế nhưng có một sự
khác biệt lớn giữa cư xử lịch sự và im lặng bởi vì chúng ta lo sợ hoặc không chắc chắn về
điều mình nói. Hãy nương theo bản năng của bạn trong những tình huống tương tự thế
này. Đôi khi bạn được quyền tỏ ra quyết liệt nếu tình thế bắt buộc.
-Nhìn thẳng vào sự thật: Sẽ dễ dàng để giữ vững lập trường hơn nếu bạn tự tin vào
những căn cứ xác thực và hợp lý trong lý lẽ hay niềm tin của mình. Cho nên phải đảm
bảo bạn chắc chắn về thông tin bạn có. Nếu bạn cho rằng người khác đang che giấu thông
tin gì đó hay giải thích sự việc không rõ ràng, hãy kiên nhẫn dò hỏi cho đến khi bạn hoàn
toàn hiểu được vấn đề.
-Hợp tác với người khác chứ đừng đối đầu: Khi bạn nói về sự tin tưởng của mình, hãy
tỏ ra quyết đoán. Điều đó có nghĩa là bạn truyền đạt rõ ràng về quan điểm của mình trong
khi vẫn nghĩ đến quyền lợi của người khác. Hãy tỏ ra lịch sự và chín chắn, đừng để cảm
xúc xen vào những điều bạn nói. Tôn trọng người khác và truyền đạt thông điệp của bạn
một cách điềm nhiên cũng như rõ ràng nhất có thể.
-Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn lên người khác: Ví dụ, bạn cho rằng ăn thịt là sai. Thế
nhưng việc chỉ trích người khác khi thấy họ ăn thịt là bạn rõ ràng đang áp đặt suy nghĩ
của mình lên người ta.
Lời khuyên:
Nên nhớ có một sự khác biệt lớn giữa việc giữ vững lập trường và việc tỏ ra cứng đầu,
ngạo mạn hay bất hợp tác.
Cái gì qua hãy để nó qua
Sẽ có lúc bạn phải thừa nhận mình sai, chịu thất bại và nhượng bộ– Không phải lúc nào
bạn lập trường của bạn cũng thắng. Dù vậy bằng việc việc chủ động giữ vững lập trường,
bạn có cơ hội để bộc lộ cá tính cũng như có cơ hội để bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của
bản thân. Sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ tôn trọng bạn nếu bạn có cá tính.

Mặt khác, nếu bạn thường xuyên phải làm những việc trái với lương tâm và tư tưởng của
mình, bạn có thể phải tính đến chuyện tiếp tục sự nghiệp ở một nơi khác. Hãy cố gắng
chọn một tổ chức phù hợp với phẩm chất của bạn bằng cách đọc thông tin về tổ chức,
như nhiệm vụ và tầm nhìn của họ. Tuy nhiên cách tốt nhất để thực hiện việc này là trao
đổi trực tiếp với những nhân viên hiện đang làm tại đó có được thông tin chính xác nhất.
Điểm cốt lõi:
Để xây dựng nên cá tính, hãy bắt đầu bằng việc điểm lại những giá trị, ưu điểm nổi bật
nhất của bạn và tìm cách duy trì chúng mỗi ngày, ngay cả trong những tình huống không
quan trọng. Bên cạnh đó, hãy nhìn vào những bạn bè và đồng nghiệp mà bạn dành nhiều
thời gian nhất. Cố gắng bao quanh bạn bằng những người bạn ngưỡng mộ để học hỏi
những phẩm chất tốt từ họ nhằm xây dựng nên cá tính cho bản thân.
Khi bạn giữ vững được lập trường của mình, hãy trình bày quan điểm của bạn thật rõ
ràng và đừng ngại phải tỏ ra cứng rắn nhưng vẫn nên tôn trọng quan điểm và mong muốn
của người khác. Và cuối cùng, sẽ có đôi lần bạn phải tỏ ra nhượng bộ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×