Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn dạy học văn bản vợ nhặt (kim lân) (ngữ văn 12cb) theo đặc trưng thể loại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.31 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DAY - HỌC VĂN BẢN “VỢ NHẶT” (KIM LÂN)(NGỮ
VĂN 12 CB) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ Văn

THANH HỐ NĂM 2022
1

skkn


1.Phần 1. MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1
1.1.Lí do chọn đề tài………………………………………………………… 1
1.2.. Mục đích nghiên cứu………. ……………………………………………1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..1
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….....2
1.5. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm ………………..2
2. NỘI DUNG…………………………………………………………………2
2.1. Cơ sở lý luận………………… …………………………………………...2
2.1.1 Cơ sở lý thuyết...........................................................................................2
2.1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................3


2.2. Thực trạng vấn đề…………………………………………………………3
2.2.1 Thuận lợi: ................................................................................................3
2.2.2 Khó khăn...................................................................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………………...4
2.3.1. Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại …..4
2.3.2. Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại.......4
2.3.3. Giáo án thực nghiệm.............................................................................. .5
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm………………………………… .16
3. Phần 3. KẾT LUẬN……………………………………………………..18
3.1.Kết luận......………………………………………………………………18
3.2. Kiến nghị...................................................................................................18

2

skkn


1. Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Văn chương giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và
chiều sâu đáng kinh ngạc. Bởi vậy, mỗi lần đọc văn bản Vợ nhặt, tôi lại cảm
thấy tâm đắc với câu nói của Ban zắc “ Nhà văn chân chính là thư kí trung thành
của thời đại”. Đúng thế viết về Vợ nhặt - Kim Lân đã ghi lại rất chân thực khơng
khí ngột ngạt của nạn đói lịch sử năm 1945 mà nhân dân ta phải trải qua trong
nỗi kinh hoàng rùng rợn, nhưng đâu phải ghi lại một cách dửng dưng, khách
quan, Kim Lân đã viết về bối cảnh đó với tất cả tâm hồn rộn rạo bao nỗi ưu tư,
trăn trở. Viết Vợ nhặt ông đã thể hiện thật tự nhiên chân thành tình cảm của
mình với người dân đất Việt trước cảnh lầm than cơ cực, nhân loại. Đứng trước
cái đói sự sinh tử khơng ít người đánh mất lương tri, nhân phẩm. Nhưng bằng
tình yêu và niềm tin của mình. Kim Lân muốn ngợi ca và khẳng định phẩm chất

tốt đẹp có từ ngàn đời của người dân việt Nam, trong túng đói quay quắt họ vẫn
dang rộng vòng tay để yêu thương đùm bọc lẫn nhau, kế thừa truyền thống đạo
lí “ Thương người như thể thương thân” Lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Đồng thời trong bối cảnh đau thương tăm tối ấy người Việt Nam vẫn không
ngừng hy vọng, tin yêu mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng hơn.
Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của
mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu bằng một niềm tin mới, một niềm hạnh
phúc mới, dù là rất mong manh ( Tác giả nói về Tác phẩm).
Ngày nay khi đất nước đổi mới, kinh tế có những bước chuyển mình tích
cực, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhưng
cũng vì thế mà nhiều người quên mất hoặc không biết đến muôn vàn khổ cực
mà cha ông ta đã trải qua. Tôi muốn thông qua đặc trưng của thể loại truyện
ngắn về lịch sử nạn đói năm 1945 và qua Vợ Nhặt- Kim Lân. Học sinh biết trân
quý những gì mình đang có, biết u thương đùm bọc những người nghèo khổ
và biết tự hào về một đất nước “ Rũ bùn đứng dậy sáng lịa” . Đó là lí do tơi lựa
chọn đề tài. Dạy- học văn bản “Vợ Nhặt”( Kim Lân) ( Ngữ văn 12CB) theo đặc
trưng thể loại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi sáng kiến, tơi chỉ đi sâu tìm hiểu đặc trưng thể loại truyện
ngắn với mục đích:
- Đánh giá đúng đắn thành công, nghệ thuật xuất sắc nhất của Vợ Nhặt
- Xác định chính xác vẻ đẹp tư tưởng của truyện ngắn.
- Tạo hứng thú học tập và phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của HS
trong quá trình học văn bản.
1.3 . Đối tượng nghiên cứu:
1

skkn



- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm “Vợ Nhặt” ( Chương trình ngữ văn 12, tập 2
ban cơ bản).
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 12 THPT
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu
trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích ngữ liệu, kết hợp với đối chiếu , so
sánh nhằm khơi sâu, mở rộng cách nhìn để cảm nhận chính xác vẻ đẹp của các
vấn đề được tìm hiểu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Truyện ngắn “ Vợ Nhặt” là kiệt tác của đời văn Kim Lân, một truyện
ngắn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam, được Nguyễn Khải đánh giá là do
“thần viết, thần mượn tay người viết”. “ Vợ nhặt” cũng là một tác phẩm quan
trọng trong chương trình ngữ văn 12. Bởi vậy mà đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về truyện ngắn này. Tuy nhiên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác
phẩm này theo đặc trưng thể loại thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì
vậy, tơi đã đi đến quyết định lựa chọn đề “ Dạy học truyện ngắn Vợ Nhặt theo
đặc trưng thể loại nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh”
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Cơ sở lý thuyết
Khi bàn về thể loại văn học trong bài vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo thể loại, Giáo sư Trần Thanh Đạm đã khẳng định: “ Loại thể văn học là một
phần quan trọng trong hình thức nghệ thuật tác phẩm. Giảng dạy văn học theo
thể loại chính là một phương diện lớn của việc giảng dạy văn học trong sự thống
nhất giữa hình thức và nội dung, một sự giảng dạy đi đúng với quy luật của bản
chất văn học đồng thời đảm bảo hiệu quả giáo dục cao”.
Có thể nói rằng, mỗi một GV có thể vận dụng theo hướng tiếp cận khác nhau để
đem đến những tri thức tác phẩm văn học cho HS. Tuy nhiên mỗi văn bản nó chỉ

tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học
nhất định. Vì vậy địi hỏi phải có phương pháp, biện pháp cụ thể cho từng thể
loại cụ thể.
Về cơ bản khi tiếp cận một tác phẩm văn học theo thể loại truyện ngắn
người dạy và người học cần chú ý làm rõ những đặc điểm sau:
Thứ nhất là nhân vật – hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học
xem nhân vật ở ba khía cạnh: Tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật và con
người, nghệ thuật miêu tả nhân vật.
Thứ hai là không gian, thời gian nghệ thuật
2

skkn


Thứ ba là kết cấu, trong văn học có nhiều loại kết cấu nhưng quan trọng
nhất vẫn là kết cấu cốt truyện.
Thứ tư là ngôn ngữ: Truyện ngắn cần chú ý sử dụng các kiểu câu, cách
xưng hô, giọng điệu, cảm hứng…
Thứ năm là hình tượng tác giả.
Như vậy để giảng dạy văn bản văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng thì
trước hết GV phải cung cấp cho HS kiến thức lý luận về đặc trưng thể loại. Bám
sát đặc trưng thể loại sẽ giúp các em đọc hiểu văn bản văn học đạt hiệu quả cao
hơn.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Về chương trình: Các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn ở bậc
THPT được tổ chức, sắp xếp theo trục thể loại. Số lượng tác phẩm truyện ngắn
trong chương trình khá nhiều. SGK cũng có những bài lí luận văn học cung cấp
những kiến thức cơ bản nhất về các thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, văn nghị
luận… Nên dạy học theo đặc trưng thể loại giúp HS có được những tri thức
cơng cụ và trải nghiệm đọc các tác phẩm thuộc thể loại truyện khá phong phú.

Về tác giả và tác phẩm:Trong chương trình ngữ văn 12, truyện ngắn “Vợ nhặt”
là một tác phẩm quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, kì thi nên
cũng được GV và HS đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng.
2.2. Thực trạng vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
2.2.1 Thuận lợi:
+ Về phía giáo viên: tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp
giảng dạy mới, tìm tịi, sáng tạo vận dụng hiệu quả các phương pháp trong mỗi
bài học và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đã gieo vào lòng các em tình u và sự
say mê với các mơn học.
+ Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS học theo ban tự nhiên,
ban cơ bản A và cơ bản D, nên việc tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại có
nhiều thuận lợi. Bài học vừa phong phú, sinh động, hấp dẫn vừa phát huy được
khả năng suy luận sáng tạo và phù hợp với kiểu tư duy lô gic của những môn
học tự nhiên nên HS rất có hứng thú học tập.
2.2.2 Khó khăn
+ Về chương trình: Lí luận về thể loại truyện ngắn gần như khơng có. Trong
chương trình ngữ văn THPT chỉ có một bài cung cấp kiến thức lí luận cho HS về
thể loại truyện ( Bài “ Một số thể loại văn học: thơ, truyện” – SGK Ngữ văn 11,
tập một). Hàm lượng kiến thức rất sơ lược và cũng chỉ đề cập đến thể loại truyện
nói chung, chứ khơng chỉ ra đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Vì thế, kiến thức
lí luận của HS về đặc trưng của thể loại truyện ngắn rất yếu.
3

skkn


Vì vậy, vận dụng đặc trưng thể loại trong giảng dạy và học tập sẽ góp
phần giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc nắm kiến thức và

hứng thú nhiều hơn đối với bài học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong việc hướng dẫn học
sinh tiếp cận tác phẩm theo hướng đặc trưng thể loại đó chính là: phát huy vai
trị của bạn đọc học sinh và phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học.
Hệ thống câu hỏi được đưa ra để tìm hiểu bài học dựa trên đặc trưng của truyện
ngắn như: cốt truyện, tình huống truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.
Vận dụng các kỹ thuật dạy học .
2.3.1. Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại cần
đặt văn bản trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan như tác giả, hoàn
cảnh ra đời, bối cảnh truyện…
Ở phần khởi động để tạo khơng khí tiết học và hình thành cho HS những
kiến thức liên quan đến tác phẩm, GV cho HS xem video ngắn về bối cảnh nạn
đói năm Ất Dậu( 1945) của dân tộc Việt Nam. GV sử dụng chủ yếu câu hỏi tái
hiện, yêu cầu học sinh nêu rõ được xuất xứ của tác phẩm và hoàn cảnh sáng
tác: Tác phẩm “Vợ nhặt” ra đời trong hoàn cảnh nào? Được in trong tập
truyện ngắn nào của Kim Lân ?
GV cần nhấn mạnh cho HS hiểu, truyện ngắn được viết năm 1954, in
trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí (1962). Truyện ngắn có tiền thân là tiểu
thuyết Xóm ngụ cư, tác phẩm viết sau CMT8 nhưng cịn dang dở và bị mất bản
thảo. Sau khi hồ bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ viết lại thành
một truyện ngắn và đặt tên là Vợ nhặt. Tác phẩm được xây dựng trên cái nền
hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945), cái đói của năm Ất Dậu
khơng bao giờ qn được ấy có lẽ là tai họa thảm khốc nhất của một dân tộc.
Bởi lẽ chưa có một thủy tai, hỏa tai nào, chưa có một dịch bệnh nào và thậm chí
chưa có một cuộc chiến tranh nào đã có thể - như cái nạn đói khủng khiếp kia –
cướp đi của nước Việt Nam một phần mười dân số.”
2.3.2. Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo đặc trưng thể loại
GV cần giúp HS hình thành kiến thức bám sát đặc trưng thể loại truyện
ngắn hiện đại: Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, khơng gian, thời

gian nghệ thuật, kết cấu tác phẩm, ngơn ngữ và hình tượng tác giả
*Khi dạy học mục I. Phần tìm hiểu chung. Mục 2: khái quát về tác phẩm:
GV hướng dẫn HS kết hợp giữa tóm tắt cốt truyện và đọc bộc lộ một số đoạn
trọng tâm của tác phẩm (đoạn tả cảnh người chết đói, cảnh bà cụ Tứ trở về nhà,
cảnh gia đình Tràng vào buổi sáng hơm sau...)
Với văn bản Vợ nhặt khi đưa vào chương trình SGK có lược bớt một số
phần, GV cần lưu ý cho HS đọc lướt các phần này để nắm được chỉnh thể cốt
4

skkn


truyện, tạo cơ sở tóm tắt cốt truyện hồn chỉnh. Khi đọc cần nhận rõ bút pháp
hiện thực, hiện thực đến nghiệt ngã của Kim Lân. Nhưng ngòi bút của ông cũng
vô cùng tinh tế và thấm đẫm nhân tình. Dưới ngịi bút của ơng, cuộc sống tự
hiện diện, nhân vật tự bộc lộ qua lời nói, dáng hình, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười,
dòng nước mắt, dòng tâm tư... và đằng sau đó là tấm lịng Kim Lân xót xa,
thương cảm, chia sẻ, mến thương, nâng niu và trân trọng những gì thuộc về cuộc
sống con người.
Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS khi đọc lưu ý những đoạn trần thuật,
thể hiện bối cảnh của truyện cần nhấn giọng vào các từ miêu tả. Đoạn văn nêu
tình huống truyện cần được ngắt nghỉ lâu hơn để tạo sự khác biệt của sự kiện
ngày hôm nay – so với những hơm khác, khi Tràng trở về xóm ngụ cư. Đọc các
đoạn đối thoại lưu ý thể hiện rõ giọng điệu của từng nhân vật: cái vơ tư chịng
ghẹo trêu trọc của lũ trẻ; sự tò mò, chú ý, thương cảm của những người dân xóm
ngụ cư; giọng buồn tủi, thương yêu của bà mẹ gần đất xa trời trước hạnh phúc
của người con; giọng trống không vừa ngượng nghịu, vừa xa lạ, vừa gần gũi,
hạnh phúc của anh cu Tràng khi đối thoại cùng chị vợ nhặt.
GV hướng dẫn HS tóm tắt cốt truyện: câu chuyện kể về Tràng một người
vừa xấu, vừa dở hơi, bị ế vợ. Nạn đói đang diễn ra, người chết như ngả rạ, Tràng

lấy được vợ chỉ nhờ bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ - mẹ Tràng đan xen nhiều tâm
trạng khi trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ.
Để tích cực hóa hoạt động của người học, trong quá trình hướng dẫn học
sinh tìm hiểu tác phẩm này ở phần tìm hiểu chung, đọc hiểu văn bản, chúng tôi
sử dụng một hệ thống các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, câu hỏi tái hiện.... hệ
thống câu hỏi đưa ra được dựa trên đặc trưng thể loại truyện ngắn.
*Khi dạy mục II: Đọc hiểu văn bản
Ở mục 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề “Vợ nhặt”
- GV dẫn dắt vấn đề: Đọc Vợ nhặt, một tác giả đã viết: “ Bốn bát bánh đúc thành
lễ cưới thật rồi/ Xin từ điển hãy thêm từ vợ nhặt/ Ngòi bút Kim Lân tưởng đùa
như khóc/ Đói quắt quay nhưng tha thiết con người”. Nếu có cuốn từ điển ấy,
anh chị sẽ ghi như thế nào trong mục từ “ vợ nhặt”? Nhan đề gợi lên điều gì ở
người đọc?
- GV hướng dẫn và cần nhấn mạnh cho HS hiểu: nhan đề đã thâu tóm được
những giá trị nội dung nào của tác phẩm? Thân phận con người và thảm cảnh
của người dân trong nạn đói năm 1945 được thể hiện như thế nào thông qua
nhan đề của tác phẩm ?
- Kết luận: Đây là một nhan đề độc đáo, vừa éo le, bi thảm vừa thấm đẫm tình
người, thâu tóm được giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo), thể hiện tài năng của nhà văn, tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn cho
tác phẩm.
5

skkn


Ở mục 2, phần II: GV hướng dẫn HS phân tích tình huống truyện
Bằng phương pháp phát vấn GV đặt những câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu
tình huống truyện: Em hiểu thế nào là tình huống truyện? Trong tác phẩm “ Vợ
nhặt”, Kim Lân đã xây dựng tình huống nào? Đó là một tình huống như thế

nào? Ý nghĩa của tình huống ấy? HS suy nghĩ và trả lời lần lượt các câu hỏi
phát vấn
GV KL: Đây là một tình huống lạ và hết sức éo le => Tạo ra tâm trạng
ngạc nhiên, không biết nên vui hay nên buồn, nên mừng hay tủi của tất cả mọi
người => Tình huống truyện đã góp phần phản ánh bức tranh hiện thực về nạn
đói và số phận khốn khổ của người nông dân lao động, đồng thời thể hiện tấm
lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
Ở mục 3: Phần II: Hướng dẫn HS phân tích các nhân vật
Khi tìm hiểu nhân vật, GV cần định hướng để HS phát hiện ra những
phẩm chất, khát vọng tốt đẹp của nhân vật: Tràng và khát khao hạnh phúc gia
đình, bà cụ Tứ với vẻ đẹp tình người và niềm tin bất diệt vào cuộc sống…
Hướng dẫn HS tìm hiểu những chi tiết đặc sắc.
GV: Đọc tác phẩm “ Vợ nhặt”, em ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?
- Chi tiết nồi cháo cám.
- Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ.
- Chi tiết 4 bát bánh đúc.
- Chi tiết nụ cười của Tràng ( với nhiều kiểu khác nhau)
- Chi tiết đồn người đói và lá cờ đỏ.
Khi chỉ ra những chi tiết này cần thấy được giá trị của chúng trong việc
thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.
Hướng dẫn HS tìm hiểu ngơn ngữ, giọng điệu của tác phẩm.
Ngồi việc phân tích những sáng tạo của nhà văn trong cách xây dựng tình
huống truyện độc đáo, hấp dẫn. GV hướng dẫn cho HS nắm được ngôn ngữ,
giọng điệu của tác phẩm.
- GV hỏi: cách kể truyện, dựng cảnh, đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật trong
truyện ngắn được thể hiện như thế nào?
- KL: Kim Lân có vốn ngơn ngữ giàu có, đặc sắc; có lối viết văn tự nhiên, giản
dị mà tài hoa. Ơng có cách làm cho những tâm trạng kín đáo nhất thể hiện lên
qua những hành động, cử chỉ rất tinh tế. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất
sống động phù hợp với tính cách và tâm lí của nhân vật, tất cả các lời thoại đều

tự nhiên như trong đời thật.
Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn: dẫn dắt câu chuyện tự nhiên,
giản dị, chặt chẽ; khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách
nhân vật.
6

skkn


Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
nhưng bộc lộ tự nhiên chân thật.
2.3.3. Giáo án thực nghiệm
ĐỌC VĂN: Tiết 59 – 60 – 61 – 62
VỢ NHẶT
- Kim Lân A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nơng dân nước ta trong nạn đói khủng
khiếp 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống
và tình yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những người lao động nghèo khổ ngay trên
bờ vực của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình
huống, gợi khơng khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
2. Kỹ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích tác phẩm từ những nét đặc trưng riêng về thi
pháp thể loại của một truyện ngắn hiện thực, biết cảm nhận và thể hiện được
nhiều giọng điệu, tính cách hành động của nhân vật qua những tình huống được
tác giả thể hiện trong tác phẩm.
3. Thái độ:

- Tự nhận thức về tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của
nhà văn, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần
hướng tới.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
Đọc – hiểu văn bản kết hợp sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp đọc kết hợp với kể.
- Phương pháp nêu vấn đề - xây dựng câu hỏi gợi mở.
- Phương pháp diễn giải tích cực - phối hợp giảng dạy – bình.
- So sánh đối chiếu để khắc sâu.
2. Tài liệu và phương tiện dạy học:
- Tài liệu dạy học:
+ Thiết kế bài dạy Vợ nhặt (Kim Lân)
+ SGK Ngữ văn lớp 12, THPT, tập 2 do giáo sư Phan Trọng Luận (tổng chủ
biên).
+ Thiết kế bài dạy Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục.
- Phương tiện dạy học:
7

skkn


+ Tranh ảnh, tư liệu về truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
+ Máy tính, máy chiếu, các giáo cụ trực quan khác.
3. GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học
- GV yêu cầu HS tìm tư liệu về tác phẩm Vợ nhặt.
- HS đọc các tư liệu liên quan đến bài học, liên hệ với các tác phẩm khác viết về
đề tài người nông dân.
- Trả lời các câu hỏi phần “Hướng dẫn bài học” trong SGK Ngữ văn 12 THPT.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS xem video về nạn đói năm 1945 và đặt câu hỏi:
GV: Em có biết video trên nói về sự kiện gì khơng?
HS: Video trên nói về nạn đói 1945 ở nước ta.
Gv: Nạn đói ấy đã được nhắc đến trong tác phẩm nào mà em đã học?
HS trả lời: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
GV dẫn dắt vào tác phẩm:
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 đã trở thành thảm họa trong lịch sử nước nhà
mà mỗi lần nhắc đến là chúng ta không khỏi rùng mình, ớn lạnh vì trong một
nửa năm dân số nước ta chết đói tới hơn hai triệu đồng bào – một con số lớn hơn
rất nhiều so với cái chết trong chiến tranh. Để thấy được thời kì lịch sử đau
thương cũng như số phận và nghị lực của nhân dân ta trong thời điểm đó, chúng
ta cùng tìm hiểu một tác phẩm nổi tiếng của Kim Lân: Vợ nhặt
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV
I.GV hướng dẫn HS tìm
hiểu chung về tác phẩm
Thao tác 1: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu xuất xứ và hoàn
cảnh ra đời tác phẩm
- GV: qua phần tiểu dẫn
trong SGK, em hãy nêu xuất
xứ của truyện ngắn Vợ
nhặt?
- GV sưu tầm thêm một số
tư liệu, tranh ảnh để giới
thiệu thêm về bối cảnh xã
hội Việt Nam năm 1945.
Thao tác 2: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu cốt truyện, kết


Yêu cầu cần đạt
I. Giới thiệu chung
1. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Vợ nhặt viết năm 1954 được in trong tập truyện
ngắn Con chó xấu xí (1962).
- Truyện ngắn có tiền thân là tiểu
thuyết Xóm ngụ cư, tác phẩm viết sau CMT8
nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi
hồ bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện
cũ viết lại thành truyện ngắn và đặt tên là Vợ
nhặt.
2. Cốt truyện, kết cấu của tác phẩm
a. Cốt truyện:
Câu chuyện kể về cuộc sống của những người
dân nghèo ở xóm ngụ cư và việc Tràng (nhân vật
8

skkn


cấu của tác phẩm
- GV: Theo em cốt truyện
của tác phẩm kể lại điều gì?
Nhân vật chính trong tác
phẩm là những ai? Họ có số
phận như thế nào?
- GV: Kết cấu của truyện
được xây dựng như thế nào?
II. GV hướng dẫn HS: Đọc

– hiểu văn bản
Thao tác 1: GV hướng dẫn
HS đọc văn bản:
- GV: Gọi HS đọc một số
đoạn:

Thao tác 2: GV hướng dẫn
HS tóm tắt văn bản
- GV: Em hãy tóm tắt lại tác
phẩm?

Thao tác 3: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu nhan đề “Vợ
nhặt”
- GV gợi dẫn: Đọc Vợ nhặt,
một tác giả đã viết:
Bốn bát bánh đúc thành lễ
cưới thật rồi
Xin từ điển hãy thêm từ
vợ nhặt
Ngòi bút Kim Lân tưởng
đùa như khóc
Đói quắt quay nhưng tha
thiết con người.

chính) nhặt được vợ giữa những ngày đói năm
1945. Để rồi gia đình anh (Tràng, mẹ Tràng, vợ
Tràng) yêu thương đùm bọc nhau giữa những
ngày đói, cùng hướng về sự đổi mới trong tương
lai.

b. Kết cấu:
- Khơng theo trình tự thời gian; hiện tại và quá
khứ đan xen với nhau.
Kiểu kết thúc mở.
II. Đọc – hiểu văn bản
* Đọc văn bản
* Tóm tắt văn bản
- Tràng một người lao động nghèo, xấu trai, ngờ
nghệch, dân ngụ cư.
- Nạn đói đang diễn ra, người chết như ngả rạ,
Tràng lấy được vợ chỉ nhờ bốn bát bánh đúc.
- Bà cụ Tứ - mẹ Tràng đan xen nhiều tâm trạng
khi trong nhà xuất hiện người đàn bà lạ.
- Khung cảnh gia đình Tràng sau khi có “nàng
dâu mới” và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.
1. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”
- Vợ nhặt: người đàn bà được nhặt về làm vợ,
không qua mai mối cưới gả.
- Ý nghĩa:
+ Nhan đề lạ, hấp dẫn, lơi cuốn.
+ Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm, thân phận
con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, “ vợ”
mà cũng có thể “ nhặt” được.
+ Giá trị nhân đạo: xót xa cho tình cảnh con
người bị đẩy vào cảnh khốn cùng, cận kề cái
chết.
2. Tình huống truyện
a. Khái niệm:
- Là một yếu tố quan trọng, có vai trị to lớn
trong việc tạo nên giá trị của một truyện ngắn.

- Là hoàn cảnh bất thường mà con người buộc
phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Nói
như GS Nguyễn Đăng Mạnh thì nó chính là “
9

skkn


Nếu có cuốn từ điển ấy, anh
chị sẽ ghi như thế nào
trong mục từ “vợ nhặt”?
Nhan đề “ Vợ nhặt” có ý
nghĩa như thế nào trong việc
thể hiện giá trị tác phẩm?
Thao tác 4: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu tình huống “Vợ
nhặt”.

một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân
vật”.
b. Mơ tả tình huống: Tràng nhặt vợ ngay trong
nạn đói.
- Tràng là ai? Một người lao động nghèo khổ,
xấu trai, ngờ nghệch lại là dân ngụ cư, 30 tuổi
vẫn chưa có vợ.
- Tràng nhặt vợ như thế nào?
+ Hồn cảnh: Ngay trong những ngày nạn đói
hồnh hành, đói quay đói quắt ( PT bức tranh
ngày đói: đồn người đói dật dờ như những bóng
ma, người chết như ngả rạ, khơng khí vẩn lên

GV tổ chức cho HS làm việc mùi ẩm thối của rác rưởi và xác người, tiếng quạ
nhóm
kêu từng hồi thê thiết…)
GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Diễn biến: chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh
Nhóm 1: Em hiểu thế nào là đúc và 1 câu nói đùa, Tràng đã có người đàn bà
tình huống truyện?
theo không về làm vợ. Tràng “nhặt” được vợ q
dễ dàng.
c. Phân tích tình huống
* Tình huống truyện được thể hiện ở ngay nhan
đề tác phẩm.
Vợ nhặt = người đàn bà được nhặt về làm vợ =>
hé mở nội dung tác phẩm là câu chuyện về người
vợ nhặt và việc nhặt vợ.
Nhóm 2: Trong tác phẩm “ * Tình huống lạ.
Vợ nhặt”, Kim Lân đã xây
- Vì:
dựng tình huống nào?
+ Không đúng cách: Lấy vợ là chuyện hệ trọng
cả đời mà lại được Tràng quyết định rất chóng
vánh, dường như là ngẫu hứng, bột phát. Lời nói
đùa thành thật và chuyện thật như đùa.
+ Không đúng người: Tràng – một người đàn
ơng tưởng ế vợ mà lại có vợ quá dễ dàng, mà lại
là vợ theo không.
+ Không đúng lúc: nhặt vợ ngay trong nạn đói.
∙ Trong nạn đói, người ta chỉ nghĩ đến sống –
chết, đến miếng ăn thì Tràng lại dám “ tính
chuyện vng trịn” – lấy vợ.

∙ Trong lúc Tràng khơng biết có ni nổi mình
10

skkn


Nhóm 3: Đó là một tình
huống như thế nào?

Nhóm 4: Ý nghĩa của tình
huống ấy?
Học sinh thảo luận nhóm và
cử đại diện thuyết trình nội
dung nhóm mình.

khơng mà cịn dám “ đèo bòng”.
- Hệ quả: Tâm trạng ngạc nhiên của tất cả mọi
người.
+ Bọn trẻ con và người dân xóm ngụ cư.
+ Bà cụ Tứ
+ Tràng
* Tình huống éo le
- Vì:
+ Chỉ có trong nạn đói ( tức là bị đẩy vào cảnh
khốn cùng) thì người ta mới lấy đến Tràng và
Tràng cũng mới có vợ.
+ Người ta lấy vợ để mong được hạnh phúc còn
Tràng lấy vợ mà như đặt cược cả tính mạng, lấy
vợ mà cũng phải liều lĩnh, mạo hiểm.
- Hệ quả: Tâm trạng vừa mừng vừa lo, vừa vui

vừa buồn của tất cả mọi người.
+ Người dân xóm ngụ cư
+ Bà cụ Tứ
+ Tràng
d. Ý nghĩa của tình huống
* Về nội dung:
- Giá trị hiện thực: phơi bày tình cảnh thê thảm,
đói khổ, cùng đường của con người năm đói.
- Giá trị nhân đạo:
+ đồng cảm, xót xa với tình cảnh khốn cùng của
con người.
+ Phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tình người, lịng
khát khao hạnh phúc gia đình của con người.
* Về nghệ thuật:
- Tạo nên sức hấp dẫn và thành công của tác
phẩm, góp phần thể hiện chủ đề của truyện.
- Là tình thế làm “ nổi hình nổi sắc nhân vật” với
những phẩm chất tốt đẹp…
3. Nhân vật:
a. Tràng:
* Lai lịch và ngoại hình: Là một người nơng dân
nghèo khổ, xấu trai, ngờ nghệch, dân ngụ cư, ở
với mẹ già, chưa có vợ.
11

skkn


Thao tác 5: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu các nhân vật.

GV chia lớp thành 3 nhóm,
mỗi nhóm tìm hiểu 1 nhân
vật theo các câu hỏi định
hướng của GV.

* Phẩm chất, tính cách:
- Trước khi có vợ:
+ Ngờ nghệch, vơ tư.
+ Nhân hậu, giàu lịng u thương.
- Sau khi có vợ:
+ Tràng là một người khao khát và biết trân
trọng hạnh phúc gia đình ( khi quyết định lấy vợ,
khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư, buổi sáng hơm
sau)
+ Tràng là một người có trách nhiệm với gia
đình ( buổi sáng hôm sau).
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tràng:
- Đặt nhân vật vào một tình huống độc đáo…
- Xây dựng nhân vật thơng qua ngoại hình, lời
nói, hành động, diễn biến tâm lí…
- Xây dựng được những chi tiết đặc sắc góp phần
thể hiện tính cách, phẩm chất nhân vật: chi tiết
câu nói đùa, chi tiết mua hai hào dầu…
b. Bà cụ Tứ:
* Lai lịch, ngoại hình: một người mẹ nơng dân
nghèo khổ, góa bụa, già nua ốm yếu.
* Phẩm chất:
- Giàu tình yêu thương:
+ thương con
+ thương dâu

- Niềm tin vào cuộc sống:
+ Động viên các con
+ Gieo niềm tin cho các con
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Đặt nhân vật vào một tình thế éo le: con trai
nhặt vợ trong nạn đói.
- Biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật.
- Ngôn ngữ tự nhiên, chân thực mà điêu luyện,
mang hơi thở cuộc sống => nhân vật hiện lên
chân thực và sống động.
c. Người vợ nhặt
* Lai lịch, ngoại hình, số phận: một phận người
bé nhỏ, khốn cùng, hiện thân đầy đủ nhất của
12

skkn


Thao tác 6: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu những chi tiết
đặc sắc của tác phẩm.
GV: Đọc tác phẩm “ Vợ
nhặt”, em ấn tượng nhất với
chi tiết nào? Vì sao?

con người năm đói: khơng nhà khơng cửa, khơng
nghề khơng nghiệp, khơng người thân, đến cái
tên cũng khơng có…
* Phẩm chất, tính cách:
- Trước khi trở thành người vợ nhặt:

+ Trước nạn đói: hồn nhiên, biết đùa và thích
đùa.
+ Trong nạn đói: chao chát, chỏng lỏn, đanh đá.
- Lòng ham sống mãnh liệt đã thôi thúc Thị theo
Tràng về làm vợ.
- Sau khi trở thành vợ Tràng:
+ Ý tứ, biết điều ( trên đường về, khi nhìn thấy
gia cảnh nhà Tràng, tư thế ngồi mớm ở mép
giường, khi ra mắt mẹ chồng)
+ Hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức
xây dựng hạnh phúc gia đình ( buổi sáng hơm
sau: dậy sớm cùng mẹ chồng thu dọn nhà cửa,
khi ăn cháo cám…)
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Đặt nhân vật vào một tình huống éo le, độc
đáo.
- Xây dựng nhân vật thơng qua ngoại hình, lời
nói, hành động…
- Sáng tạo những chi tiết đặc sắc làm nổi rõ tính
cách, phẩm chất nhân vật.
4. Những chi tiết đặc sắc
- Chi tiết nồi cháo cám.
- Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ.
- Chi tiết 4 bát bánh đúc.
- Chi tiết nụ cười của Tràng ( với nhiều kiểu
khác nhau)
- Chi tiết đồn người đói và lá cờ đỏ.
5. Ngơn ngữ và giọng điệu
- Ngôn ngữ tự nhiên, chân thực mà tài hoa, tinh
tế, mang hơi thở của con người và cuộc sống

nông thôn.
- Giọng điệu: yêu thương, ca ngợi vẻ đẹp của
tình người và niềm hi vọng vào tương lai của
13

skkn


Thao tác 7: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu ngơn ngữ và
giọng điệu của tác phẩm.
GV: Em có nhận xét gì
ngơn ngữ và giọng điệu của
truyện ngắn “ Vợ nhặt”?
Thao tác 8: GV hướng dẫn
HS tổng kết nội dung bài
học.
GV: Em hãy rút ra những
giá trị cơ bản nhất về nội
dung và nghệ thuật của tác
phẩm “ Vợ nhặt”?

con người ngay trong hoàn cảnh khốn cùng.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện thể hiện được thảm
cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945.
- Giá trị nhân đạo: Xót xa trước tình cảnh khốn
cùng của con người năm đói; trân trọng và ngợi
ca vẻ đẹp của tình người, của niềm tin bất diệt

vào cuộc sống.
b. Nghệ thuật:
Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc
đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân
vật tinh tế, dựng đối thoại tài tình, sử dụng ngơn
ngữ nơng thơn nhuần nhị, tự nhiên…

Hoạt động 3: Luyện tập
PP/KT: trò chơi: ai nhanh hơn/ tia chớp
GV đưa ra câu hỏi, HS nhanh chóng đưa ra câu trả lời để giành quyền
được trả lời.
Câu 1: Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện “Vợ nhặt” chủ yếu là:
a. Kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.
b. Tố cáo chính sách cai trị vơ nhân đạo của thực dân, phát xít.
c. Đặt người dân lao động vào tình huống đói khát bi thảm nhất để phát hiện và
diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.
d. Dựng lên khung cảnh thơn q những ngày đói.
Câu 2: Ý nghĩa của tên truyện “Vợ nhặt”
a. Thâu tóm tình huống truyện.
b. Gợi mở về hoàn cảnh và số phận của nhân vật.
c. Gợi cho người đọc suy nghĩ về giá trị tác phẩm theo chiều hướng tư tưởng của
tác giả gửi gắm trong tựa đề (hài hước, châm biếm hay thơng cảm xót thương).
d. Tất cả các ý nghĩa trên.
e. Điểm a, b.
Câu 3: Khi Kim Lân khơng đi sâu tả khung cảnh đói khát nhưng từ một vài chi
tiết chọn lọc ông đã cho thấy ấn tượng rùng rợn về một cuộc sống mấp mé bên
bờ cái chết. Chi tiết nào sau đây đã được ông chọn?
a. Người chết như ngả rạ.
b. Người sống xanh xám như những bóng ma.
c. Khơng khí vẩn lên mùi thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

14

skkn


d. Tất cả các chi tiết trên.
e. Điểm b, c.
Câu 4: Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh có vợ
đối lập với biểu hiện tâm trạng của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm dó
là:
a. Hát ln miệng.
b. Ánh mắt lấp lánh.
c. Cười (với nhiều kiểu).
d. Nói huyên thuyên.
Câu 5: Tuy chỉ là vợ nhặt nhưng có vợ, Tràng đã thực sự nên người. Anh ta
thay đổi ở điểm nào sau đây:
a. Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình.
b. Ý thức về mái ấm gia đình, vợ con.
c. Thấy được bổn phận là người trụ cột lo lắng cho gia đình.
d. Tất cả các điểm trên. 
Câu 6: Miếng ăn trong cái đói là sự thúc bách khiến người ta quên đi ý tứ, sĩ
diện. Hành động của người vợ nhặt hướng tới sự thúc bách đó là:
a. Chạy lại đẩy xe cho Tràng vì sức hấp dẫn của mấy tiếng “ăn cơm trắng mấy
gò” trong câu hò của anh.
 b. Gợi ý để Tràng cho ăn cái gì no bụng chứ khơng phải ăn trầu.
c. Ăn một lúc bốn bát bánh đúc.
d. Tất cả các hành động trên.
e. Điểm a, c.
Câu 8: Đặc sắc nghệ thuật của truyện “Vợ nhặt” là:
a. Tạo tình huống truyện độc đáo.

b. Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, có tính biểu cảm.
c. Khắc họa được những hình tượng sinh động.
d. Tất cả các phương diện trên.
Hoạt động 4: Vận dụng
PP: nêu vấn đề, thảo luận
- GV nêu vấn đề:
Cho đoạn văn: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo
khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp
đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn
nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì…
Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng
nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng?
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
15

skkn


2. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả
nghệ thuật của các thành ngữ đó .
Gợi ý:
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con
trai (nhân vật Tràng ) dẫn người đàn bà xa lạ về làm vợ.
2. Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn
+Dựng vợ gả chồng
+Sinh con đẻ cái
+Ăn nên làm nổi.
Các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử
dụng một cách sáng tạo, qua đó dịng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy
nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi,

được thể hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con được
diễn tả thật chân thực.
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện thí điểm các giải pháp để dạy học văn bản “Vợ nhặt”
( Kim Lân) theo đặc trưng thể loại ở 2 lớp 12A3 và 12A6 của trường THP
Yên Định1, tôi nhận thấy: kết quả học tập đã có những chuyển biến đáng mừng,
nhiều em tiếp thu bài chủ động, có chiều sâu, phát huy năng lực ngơn ngữ và
cảm thụ văn chương, có kĩ năng nhận diện và phương pháp đọc hiểu các tác
phẩm truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. Vì thế, chất lượng dạy và học môn
ngữ văn được cải thiện rõ rệt.
Bảng tổng kết thăm dò ý kiến sau khi dạy học văn bản “Vợ nhặt”( Kim Lân)
theo đặc trưng thể loại truyện ngắn trên 88 học sinh tại 2 lớp 12A3 ( 43 HS) và
12A6 ( 45 HS) như sau:
STT Câu hỏi
Phân loại
Kết quả
1

Cảm nhận của em sau khi học văn bản
Vợ nhặt của Kim Lân?

Thích
Bình thường
Khơng thích

60%
30%
10%

2


Em có hiểu rõ về giá trị nội dung và
Hiểu rõ
nghệ thuật của tác phẩm Vợ nhặt không? Hiểu mơ hồ
Không hiểu

65%
30%
5%

3

Qua bài học, em đã hiểu được những
Hiểu rõ
đặc trưng của thể loại truyện ngắn chưa? Hiểu mơ hồ
( có thể nhận diện các yếu tố của truyện Khơng hiểu
ngắn và phân tích các yếu tố đó)

65%
20%
15%

4

Em có thể tự đọc hiểu một tác phẩm
khác cùng thể loại truyện ngắn khơng?

80%
20%


16

skkn


Khơng


Kết quả kiểm tra bài viết nghị luận văn học về văn bản “Vợ nhặt” ( Kim Lân)
cũng đạt được kết quả khả quan.
Đề bài:
“ Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm
ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay
hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè
sáng lóa xói vào hai con mắt cịn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy
cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ,
khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn
gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc
nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khơ cong ở dưới gốc ổi
đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngồi vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn
quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật
đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng
nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che
mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.
Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho
vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì
để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích
trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua
nhân vật.
Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra tại lớp 12A6

12A6 ( 45HS)

Điểm 8 - 10

Điểm 5 - 7

Điểm < 5

26 ( 57,7%)

19( 42,3%)

0

Kết quả này là nguồn động viên rất lớn đối với bản thân người viết sáng kiến và
đó cũng là tiền đề vững chắc để người viết tiếp tục áp dụng cho những năm học
tiếp theo.
3. Phần 3. KẾT LUẬN
3.1.Kết luận:
Trong sáng kiến này, người viết đã phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó
khăn khi dạy học văn bản “Vợ nhặt” của Kim Lân trong nhà trường phổ thông.
Người viết cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục thực trạng đó, trang bị
17


skkn


cho HS những kiến thức lí luận cơ bản về đặc trưng của các loại hình tác phẩm
và thể loại truyện ngắn; những định hướng chung và cụ thể áp dụng vào quá
trình dạy học văn bản “Vợ nhặt “của Kim Lân theo đặc trưng thể loại.
Nhờ những giải pháp của sáng kiến mà HS có thể đạt được mục tiêu bài học về
mặt kiến thức ( hiểu được giá trị của tác phẩm và thông điệp của tác giả); năng
lực, kĩ năng ( có phương pháp để tiếp cận những tác phẩm văn học thuộc thể loại
truyện ngắn), phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Từ đó,
chất lượng dạy và học mơn ngữ văn nói chung được nâng cao.
3.2. Kiến nghị
- Với tổ bộ mơn:
Tổ chức các buổi ngoại khóa văn học ( sân khấu hóa các tác phẩm truyện, tiểu
thuyết, kịch; sáng tác thơ, bình thơ …) để HS hiểu rõ hơn về các thể loại văn học.
Từ đó, đưa văn học đến gần với HS, tăng hứng thú với bộ môn.
- Với BGH Nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian cho các buổi
ngoại khóa văn học, duy trì hiệu quả hơn hoạt động của câu lạc bộ “ Sách và
hành động”, có thể xem xét thành lập các câu lạc bộ văn học…
- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp quản lí cao hơn:
+ Cần xây dựng khung chương trình phù hợp cân đối giữa các tiết lí thuyết và
thực hành.

18

skkn




×