Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các đoạn video và các bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 liên quan đến thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

TRANG

1
2
3
4
5
6
7
8
9

A. Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
B. Nội dung đề tài.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
II.1. Một số bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 có kiến thức
liên quan đến thực tiễn.
1. Trong cơ thể người có những chất hố học nào ?
2. Vì sao có khí metan thốt ra từ ruộng lúa hoặc các ao,
hồ?
3. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí


thiên nhiên CH4, không có oxi để tránh khi xuống giếng bị
chết ngạt ?
4. Tại sao trong xăng có pha chì? Tại sao bây giờ khơng
dùng xăng pha chì nữa?
5. Làm cách nào để quả (trái cây) mau chín?
6. Tại sao rượu giả có thể gây chết người?
7. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
8. Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái
xe đã uống rượu?

3
3
4
5
5
6
6
6
7

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

20

21
22
23
24
25

9. Vì sao fomalin hay fomon được dùng để bảo quản các
mẫu vật sinh học như xác chết?
10. Vì sao bơi vôi vào chỗ bị ong, kiến, muỗi đốt sẽ đỡ
đau?
11. Vì sao khi các cầu thủ đá bóng bị đau nằm lăn lộn trên
đất thì nhân viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào
chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị thương đứng lên tiếp tục
thi đấu?
12. Vì sao nước nho và rượu vang diệt siêu vi trùng?
13. 2,4-D; 2,4,5-T và đioxin là những chất gì?
II . 2. Một số đoạn video có nội dung thực tế liên quan
đến kiến thức hoá hữu cơ lớp 11 trong sách giáo khoa.
1. Công nghệ Biogas biến rác thải thành năng lượng.
2. Giải mã bình xịt giảm đau 'kỳ diệu' giúp cầu thủ ‘hồi
phục’ ngay lập tức sau va chạm

7
8
8
9
9
10

11
12
13
13
14

15
16
17
17
18

1

skkn


26

18

30

3. Phát hiện liên tiếp các vụ ngộ độc rượu chết người ở
Đồng Nai.
4. Khiếp đảm hình ảnh quân đội Mỹ phun chất độc da
cam-Đioxin xuống Việt Nam.
5. Ngâm cá trong fomon ướp xác.
III. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.

IV. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

31

V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .

22

32
33
34
35

C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận.
II. Kiến nghị.
D. Tài liệu tham khảo.

23
23
23
24

27
28
29

19
20
20

21

                                                                        

2

skkn


A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, năm 2022,
dịch bệnh dự đốn cịn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi ngành
giáo dục phải chuyển đổi trạng thái(chuyển đổi số), tiếp tục đổi mới để giảm
tác động tiêu cực, duy trì mục tiêu chất lượng. Đây cũng là năm đầu tiên học
sinh THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 - Chương
trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những
phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách
công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân
để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng
thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng cơng
nghiệp mới.
Để đáp ứng được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 thì
giáo dục phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê, hứng thú trong học
tập, kích thích sự tị mị và phát huy tính sáng tạo, tư duy lôgic của học sinh,
mang đến cho học sinh niềm khao khát được vươn tới những chân trời mới của
tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng
đó, giúp các em nhận ra được những năng lực trí tuệ của mình để các em thực
sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích, một ngày vui.

Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhưng yếu tố quyết định nhất là vai trò của người thầy. Lấy khả năng sáng tạo
kiến thức mới và tạo hứng thú học tập cho người học làm mục tiêu của giáo
dục. Khơng có học trị sáng tạo nếu khơng có những người thầy sáng tạo.
Trong q trình dạy học nói chung và dạy hóa học nói riêng, người thầy dạy
hóa sáng tạo là người thầy biết chia sẻ những vui buồn trong quá trình cùng
kiến tạo các tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giả
thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó chọn ra một giả thuyết
thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học, từ
nhiều phương pháp để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề cần nghiên cứu.
Biết khai thác các yếu tố tích cực trong từng phương pháp, biện pháp, kỹ thuật
dạy học hóa học được sử dụng để thực hiện yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh
được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, chủ động hơn trong giờ học. Đồng
thời, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh
trực tiếp quan sát, thảo luận giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình, từ
đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm
lĩnh kiến thức và kĩ năng đó, khơng rập khn theo những khn mẫu sẵn có,
được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về
cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày, học sinh khỏi
bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, cũng như trong cuộc
sống, lý giải được các hiện tượng kỳ bí, suy nghĩ ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện
tượng đó, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong cuộc
3

skkn


sống. Từ đó, học sinh sẽ có hứng thú hơn trong việc tiếp thu và khám phá kiến
thức trong mỗi chương, mỗi bài học hoá học cụ thể, hơn thế nữa cịn giúp các
em học hóa có niềm tin vào chân lí khoa học, các em ngày càng yêu và thích

mơn hóa hơn...
Mặt khác, trong q trình dạy học hố học trên lớp, nhất là dạy kiến thức
hóa học hữu cơ lớp 11- Đây là phần kiến thức khó, nhiều khái niệm trừu
tượng… thì việc sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học hoá học đặc thù
trong mỗi bài dạy cũng khác nhau, khả năng tiếp thu cũng như hứng thú học
tập của học sinh cũng không giống nhau. Một số học sinh nghĩ rằng, kiến thức
các thầy, cô dạy đều có trong sách vở hết, khơng cần phải học nữa, từ đó dẫn
đến tình trạng học sinh lười học, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất
nhiệm vụ chính của mình là học tập, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con
đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc,
khơng có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu, Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn
học đi chơi, sử dụng điện thoại thông minh để chơi điện tử, để giết thời gian
thay vì lên lớp....Bên cạnh đó, cha mẹ q nng chiều con cái, chưa có sự
quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho
con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con
mình. Một số thầy cơ ít đam mê với chuyên môn, chưa tạo được sự thu hút học
sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn áp dụng cách dạy
truyền thống, chưa khai thác, sử dụng tốt nguồn học liệu ( video, tranh ảnh, tài
liệu…) trên internet, ngại sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học …dẫn tới
học sinh khơng có hứng thú trong học tập, nếu có học chẳng qua chỉ để đối
phó với các thầy, các cô hoặc chỉ dùng để kiểm tra, thi cử.
Bên cạnh đó, từ năm học 2022, mơn hố học thuộc mơn học tự chọn của
học sinh, lại là mơn học khó, nếu giáo viên khơng có những bài giảng sinh
động, phương pháp hợp lí, phù hợp với học sinh thì các em khơng thể u
thích và lựa chọn mơn hố.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, đồng thời muốn khai thác các năng lực trí
tuệ cũng như tạo hứng thú, say mê học tập, yêu thích mơn hóa học cho
học sinh, tơi đã chọn đề tài :" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho
học sinh qua các đoạn video và các bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 liên quan
đến thực tiễn"


II. Mục đích nghiên cứu.
Trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11, các bài tập hóa hữu cơ lớp 11,
các đoạn video, liên quan đến thực tiễn cuộc sống rất phong phú và đa dạng.
Những bài tập hữu cơ về vấn đề của thực tiễn đặt ra luôn buộc học sinh phải
suy nghĩ và tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh vì các em
thấy rằng, các kiến thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ không phải chỉ dùng
để thi cử. Khi đó, việc học tập thực sự có hiệu quả, khi kiến thức thu được
trong quá trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết được những vấn đề
mình chưa bao giờ được học.
Thông qua việc xem các đoạn video, giải bài tập thực tiễn sẽ làm cho ý
nghĩa việc dạy và học hoá học tăng lên, học sinh sẽ thấy hứng thú, say mê và
4

skkn


dễ ghi nhớ bài hơn trong quá trình học tập. Đồng thời các đoạn video, các bài
tập hữu cơ lớp 11 có nội dung liên quan đến thực tiễn cịn có thể dùng để tạo
tình huống có vấn đề trong dạy học hố học và phát triển trí tuệ học sinh.
Mặt khác, kết hợp và giải thích giữa kiến thức trong sách vở và các hiện
tượng hoá học trong tự nhiên, học sinh sẽ có một cách nhìn đúng đắn, tránh
việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hoá học trong
những câu ca dao, tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong
thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất cơ bản, phổ
thơng. Từ đó, giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ chính
mình và bảo vệ cộng đồng xã hội .
Chính vì vậy, tơi viết đề tài này nhằm giới thiệu và cho học sinh thấy được
các hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến nội dung kiến thức trong sách
vở, vận dụng kiến thức trong sách vở để giải thích các hiện tượng đó, sự phối

hợp giữa lí thuyết và thực tế sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập hóa
học được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, học sinh sẽ yêu và thích mơn hóa hơn
nhất là phần hố học hữu cơ lớp 11, đồng thời trí tuệ của học sinh cũng phát
triển tốt hơn.

III. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này được viết dựa trên các cơ sở sau:
- Sử dụng một số bài tập hóa học hữu cơ điển hình, minh họa cho kiến thức
trong sách vở có nội dung kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống xung
quanh các em ở mỗi bài học hóa học cụ thể trong phạm vi chương trình hố
học hữu cơ lớp 11. Trong mỗi bài dạy, giáo viên sẽ đặt các câu hỏi để học
sinh trả lời thông qua các kiến thức vừa học, đang học hoặc để dẫn dắt vào
bài giảng ...
- Các đoạn video có nội dung liên quan đến cuộc sống hằng ngày để các em
xem trong phạm vi chương trình hố học hữu cơ lớp 11.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh ở trường THPT Tống Duy Tân,
cũng như tình hình thực tiễn ở các xã gần địa bàn trường đóng.
- Căn cứ vào các phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật tổ chức hoạt
động học cho học sinh.
- Căn cứ vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018, đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá… theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh.

IV. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thu thập các thơng tin kiến thức thơng
qua nghiên cứu lí thuyết các sách giáo khoa hóa học THPT 10, 11, 12; các
sách tham khảo có nội dung kiến thức liên quan đến đề tài; các đoạn video, các
tranh ảnh, tài liệu trên internet, các sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đạt
giải trong các năm học trước …
Điều tra khảo sát thực tế, khả năng tiếp thu và hứng thú học tập mơn hóa

của các em học sinh lớp 11 thuộc các lớp bản thân giáo viên giảng dạy trong
năm học 2021 - 2022.
5

skkn


Ngồi ra, cịn vận dụng các phương pháp, kĩ thuật giải bài tập hóa học của
giáo viên vào thực tế giảng dạy, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh
và đồng nghiệp để từ đó rút kinh nghiệm, sữa chữa, bổ sung và hoàn thiện đề
tài.

V. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021 - 2022 viết trong phạm vi kiến thức
thuộc chương trình hóa học hữu cơ THPT lớp 11. So với sáng kiến kinh
nghiệm năm học 2009 viết trong cả chương trình hóa học THPT: Hóa 10, 11
và 12 , so với sáng kiến kinh nghiệm năm 2018 chỉ viết trong phạm vi chương
trình hóa học lớp 10 và so với sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 - 2021 chỉ viết
trong phạm vi chương trình hóa học vơ cơ lớp 11.
- Bổ sung thêm các bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 có nội dung kiến thức liên
quan đến thực tiễn và cuộc sống hàng ngày.
- Trong mỗi bài tập hóa học có thêm tranh ảnh minh họa, chứng minh cho kiến
thức trong sách vở hiện các em đang học có nội dung liên quan đến cuộc sống
hàng ngày và các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
- Các đoạn video cho học sinh xem có nội dung kiến thức thực tế trong cuộc
sống hàng ngày liên quan đến bài học, qua đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa
của việc học hóa học, các em hứng thú và lựa chọn mơn hố học nhiều hơn .
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hóa học là mơn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, là mơn học liên

quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các hiện tượng của tự nhiên. Học hóa học,
ngồi những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được, còn giúp
cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết những ứng
dụng của hóa học trong thực tế, đưa những ứng dụng của hóa học phục vụ cho
đời sống con người, cải tạo thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu ngày càng nhiều
của con người đồng thời cũng giúp cho con người nhận ra những tác hại mà
chính con người đang gây ra cho thiên nhiên để rồi cũng chính con người phải
gánh chịu hậu quả đó (ví dụ như: Hiện tượng mưa axit, hiện tượng thủng tầng
ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa đá…). Từ đó, phát huy tính sáng tạo và quan
trọng hơn nữa là hình thành những kỹ năng vận dụng và sử dụng kiến thức một
cách độc lập, nhận diện thế giới quan một cách đúng đắn và hoàn chỉnh, đánh
giá các sự việc, hiện tượng mới khi gặp trong học tập, trong cuộc sống, trong
lao động và trong quan hệ với mọi người, chứ khơng phải học hóa chỉ dùng để
kiểm tra, thi cử.
Vì thế, trong dạy học hóa học cho học sinh trên lớp nhất là dạy phần kiến
thức hoá học hữu cơ lớp 11 cho các em học sinh lớp 11, bản thân tơi đã đưa
các bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có nội dung liên quan đến thực tế, các hiện
tượng xảy ra trong tự nhiên và những bài tập về bảo vệ mơi trường có liên
quan đến bài học, kết hợp với các đoạn video cho học sinh xem không chỉ làm
cho bài học trở nên sinh động hơn, hay hơn, gây hứng thú và sức hút cho học
6

skkn


sinh hơn mà cịn giúp các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ mơi trường, các
em thích và u mơn hóa nhiều hơn nữa.
Sau đây là một số bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 và các đoạn video điển
hình minh họa cho kiến thức trong sách vở có nội dung liên quan đến thực tiễn
cuộc sống ở mỗi bài học hóa học cụ thể :

II.1. Một số bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 có kiến thức liên quan đến thực
tiễn.
1. Trong cơ thể người có những chất hố học nào ?

Trong cơ thể của chúng ta tồn tại các hệ cơ quan cũng như các hệ tế bào,
sống chung và có một liên kết chặt chẽ. Khi xảy ra bất cứ tổn thương ở bất kỳ
bộ phận nào, cơ thể cũng đều gặp phải những ảnh hưởng nhất định. 
Các nhà khoa học đã có những tính tốn một cách thú vị và hài hước
như sau: Trong cơ thể con người có:
- Lượng nước đủ giặt một chiếc áo sơ mi.
- Lượng sắt (Fe) đủ để làm một chiếc đinh năm phân.
- Lượng chất béo đủ để nấu bảy chiếc bánh xà phòng.
- Lượng đường đủ làm nữa cái bánh ngọt.
- Lượng vôi (can xi) đủ để xây một cái chuồng gà.
- Lượng lưu huỳnh đủ để giết chết một con bọ chét.
- Lượng photpho đủ để sản xuất trên hai nghìn chiếc đầu que diêm.
- Ngồi ra cịn có các ngun tố khác như: Kali, magie, natri, clo …
Tính tổng cộng trong cơ thể một người nặng 65 kg thì tổng giá trị các chất trên
chỉ đáng giá khoảng ba đô la Mỹ.
Vận dụng: Đây là một tình huống có tính khơi hài, vui vẻ, giúp học sinh
thư giãn, thoải mái, không bị căng thẳng trong giờ học, nhưng các em cũng
biết được một số nguyên tố, có trong cơ thể người. Giáo viên có thể đề cập vấn
đề trên khi dạy bài “ Mở đầu về hoá học hữu cơ” ( Tiết 28 - Lớp 11 Cơ bản).
7

skkn


2. Vì sao có khí metan thốt ra từ ruộng lúa hoặc các ao, hồ?


Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể
hữu cơ phân hủy (hay thối rửa) trong điều kiện không có oxi sinh ra khí metan
(khí metan cịn được gọi là khí bùn ao). Người ta ước chừng 1/7 lượng khí
metan thốt vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng
hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí
metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Vận dụng: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn
đề về môi trường ở các địa phương chăn ni nhỏ lẻ. Giáo viên có thể đưa vấn
đề này vào phần liên hệ thực tế trong nội dung bài “Ankan” (Tiết 37, 38 – Lớp
11 cơ bản).
3. Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên
CH4, không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc
CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy
hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí
độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có
xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem
8

skkn


trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt
rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Vận dụng: Đây là hiện tượng hay xảy ra vào mùa khô. Mọi người
không hề biết được sự nguy hiểm khi xuống giếng sâu. Thực tế là đã có nhiều
cái chết thương tâm xảy ra mà báo đài đã nêu trong thời gian qua. Giáo viên
cần đưa vào bài giảng để nhắc nhở học sinh và mọi người. Vấn đề này có thể
xen vào bài “Hợp chất của cacbon”(Tiết 24 -lớp 11- Cơ bản) hoặc bài

“Ankan” (Tiết 37, 38 – Lớp 11 cơ bản).
4. Tại sao trong xăng có pha chì? Tại sao bây giờ khơng dùng xăng pha
chì nữa?

Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì
(C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu (tăng
khả năng cháy nổ của xăng) dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử
dụng. Nhưng khi nhiên liệu này cháy thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các
ống xả, thành xilanh của động cơ, nên thực tế người ta còn trộn vào xăng
chất 1,2 – đibrometan (CH2Br – CH2Br) để chì oxit chuyển thành muối
chì bromua (PbBr2). Chì bromua dễ bay hơi thốt ra khỏi xilanh, ống xả
và thải vào khơng khí gây ơ nhiễm mơi trường và ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe con người như viêm đường hô hấp, gây bỏng da, ngộ
độc chì. Từ những điều gây hại trên mà hiện nay ở nước ta và các nước
khác đã khơng cịn dùng xăng pha chì nữa.
Vận dụng: Giúp học sinh thấy được những tác hại của xăng pha chì đối với
mơi trường sống và hiểu được tại sao phải dùng các loại xăng thay thế khác.
Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi dạy phần “ Ứng dụng của ankan”( Tiết
38- Lớp 11 Cơ bản) .
5. Làm cách nào để quả (trái cây) mau chín?
9

skkn


Từ lâu, người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì tồn
bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên
cứu q trình chín của trái cây. Trong q trình chín trái cây đã thốt ra một
lượng nhỏ khí etilen (eten C2H4). Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác q trình

hơ hấp của tế bào trái cây và làm cho trái cây mau chín.
Nắm được bí quyết đó, người ta có thể làm chậm q trình chín của trái cây
bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử
dụng để bảo quản trái cây khơng bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại, khi
cần cho quả mau chín thì người ta thêm etilen vào kích thích q trình hơ hấp
của tế bào trái cây.
Ở một số nước hiện nay người ta còn dùng đất đèn (CaC 2) để làm trái cây
mau chín do cơ chế tác động làm chín trái cây tương tự etilen. Nhưng do trong
đất đèn lẫn tạp chất nhiều cũng như axetilen (C2H2) có khả năng gây ngộ độc
và một số mối nguy hiểm khác nên nó là chất bị cấm sử dụng ở rất nhiều nước.
Vận dụng: Đây là hiện tượng đã được sử dụng trong cuộc sống rất lâu
không phải ai cũng biết và giải thích được. Do đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi
này cho học sinh suy nghĩ sau khi dạy phần "Ứng dụng của anken (Tiết 43Lớp 11 cơ bản) và ứng dụng của ankin " (Tiết 46 - Lớp 11 – Cơ bản) để liên hệ
thực tế.
6. Tại sao rượu giả có thể gây chết người?

10

skkn


Trong những năm gần đây, tràn làn trên báo, mạng xã hội đưa tin về các vụ
án bán rượu giả, rượu nhái kém chất lượng khiến nhiều người uống phải rượu
giả dễ bị ngộ độc, nhẹ thì đầu váng mắt hoa, nặng thì bị mù thậm chí đi đến tử
vong. Vậy tại sao rượu giả có thể gây chết người?
Nhiều kẻ làm ăn bất chính, hám lợi muốn có nhiều rượu để bán nên đã pha
nước vào rượu, nhưng như vậy rượu sẽ bị nhạt đi và người mua sẽ phát hiện ra
ngay. Chính vì vậy, đã có một phương pháp làm rượu giả khác ra đời, đó là
pha thêm rượu metylic (methanol) vào rượu uống để làm nồng độ rượu tăng
lên. Rượu metylic là cách gọi khác của methanol. Có cơng thức hóa học

CH3OH - Là một đồng đẳng của rượu etylic (C2H5OH), là rượu đơn giản nhất,
nhẹ, là chất lỏng có mùi đặc trưng, dễ bay hơi, khơng màu, dễ cháy, rất giống
nhưng hơi ngọt hơn ethanol. Rượu metylic rất độc đối với cơ thể con người Bởi cơ thể sẽ chuyển hóa methanol thành formaldehyde và tiếp tục oxy hóa
thành axit formic rồi tấn cơng não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ
phận mô mềm khác như thận và gan, làm rối loạn chức năng đồng hoá của cơ
thể gây nên sự nhiễm độc axit. Sau khi uống khoảng 8 giờ thì bắt đầu triệu
chứng nhiễm độc axit, hôn mê, đau đầu, bất tỉnh, lo sợ, co giật, mờ mắt, nôn
mửa, thị lực giảm nhanh, trường hợp nặng có thể bị mù hẳn. Nghiêm trọng hơn
là mạch đập nhanh và yếu, hơ hấp khó khăn và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Vận dụng: Hiện tượng ngộ độc và tử vong do rượu xảy ra rất nhiều. Đây là
các câu hỏi nhằm kích thích tính tò mò của học sinh và cần được giải đáp.
Giáo viên có thể nêu vấn đề trên khi dạy bài “Ancol”(Tiết 56,57- Lớp 11cơ
bản).
7. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?

Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở
nên thông dụng. Nhưng để giải thích được vì sao cồn có khả năng sát khuẩn thì
không phải ai cũng giải thích được.
Cồn là dung dịch rượu (ancol) etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao,
có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm
cho tế bào chết. Thực tế là cồn 750 có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu độ
cồn lớn hơn 750 thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn
11

skkn


đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên
trong nên vi khuẩn không chết. Nếu độ cồn nhỏ hơn 750 thì hiệu quả sát trùng
kém hơn.

Vận dụng: Trong y tế, việc dùng cồn để sát khuẩn trước vết thương trở
nên thông dụng. Nhưng để hiểu được tại sao cồn có khả năng sát khuẩn thì lại
là một vấn đề. Giáo viên có thể giới thiệu thêm về thành phần chính của nước
rửa tay sát khuẩn mà học sinh sử dụng hằng ngày trong thời gian covid chính
là cồn 700. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo viên giới thiệu về cồn và
giải thích về tác dụng của nó thì các em sẽ rất hứng thú về hố học vì có những
ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hoá học hơn. Giáo viên có thể đề cập vấn
đề trên khi dạy bài “Ancol”(Tiết 56,57- Lớp 11cơ bản).
8. Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống
rượu?

Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính
của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với
rượu nhưng người ta chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một
chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam.
Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành crom(III)oxit (Cr2O3) là một
hợp chất có màu xanh đen: 4CrO3 + C2H5OH
2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.
Vì thế cảnh sát giao thông đã sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có
chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở
có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO 3 và biến thành Cr2O3 có
màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thơng
báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là thiết bị kiểm
tra rượu hết sức nhạy và không người lái xe nào đã uống rượu mà có thể lọt
lưới. Với các thiết bị kiểm tra kiểu cũ, sự đổi màu của oxit crom được bộ cảm
biến điện tử nhận dạng và chuyển thành tín hiệu âm thanh (như tiếng ong
kêu,..) để báo cho nhân viên kiểm tra.
12

skkn



Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đổi màu được ghi nhận
và thông qua kỹ thuật số sẽ hiện thành chữ số hoặc bằng lời văn trên màn hình
tinh thể lỏng nên cảnh sát giao thơng sẽ đánh giá chính xác mức độ uống rượu
của lái xe.
Vận dụng: Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi
tham gia giao thông để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Qua đó, giáo
viên giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc luật giao thông. Đặc biệt nhấn
mạnh và tuyên truyền đến học sinh và mọi người dân “ Đã uống rượu, bia thì
khơng lái xe”. Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi dạy bài “Ancol”(Tiết
56,57- Lớp 11cơ bản).
9. Vì sao fomalin hay fomon được dùng để bảo quản các mẫu vật sinh
học như xác chết?

Formaldehit (HCHO) hay anđehit fomic là một chất khí, khơng màu, độc
và dễ cháy ở nhiệt độ phịng. Nếu dung dịch Formaldehyde có khoảng 40%
theo thể tích hoặc 37% theo khối lượng thì gọi là formon hay formalin. Trong
y khoa, fomon với vô số các tác dụng như diệt vi khuẩn, diệt trùng, kháng nấm
theo cơ chế giết các mơ tế bào nên nó là dung môi để bảo vệ các tổ chức, các
vật phẩm, các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người. Vì thế,
muốn giữ lại nguyên vẹn các xác chết không bị thối rửa theo thời gian, người
ta đã ướp xác bằng fomon…
Ngồi ra, fomon có đặc tính làm thức ăn dai hơn, giòn hơn, bảo quản được
lâu hơn do fomon dễ dàng kết hợp với các protein (thường là thành phần các
loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu,
nhưng rất khó tiêu hố. Chính nhờ tính chất này mà fomon đã bị lợi dụng để
kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún…
Vận dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề này khi dạy phần ứng dụng của
anđehit trong bài “Anđehit-xeton” (Tiết 62,63- Lớp 11 cơ bản).

10. Vì sao bơi vơi vào chỗ bị ong, kiến, muỗi đốt sẽ đỡ đau?
13

skkn


Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị cơn trùng đốt, nếu bơi nước
vơi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và khơng cịn cảm giác ngứa rát nữa.
Kiến thức hóa học giải thích hiện tượng này như sau: Trong nọc độc của một
số côn trùng như: Ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng axit fomic (HCOOH)
gây bỏng da và đồng thời gây ngứa, rát. Ngoài ra, trong nọc độc của ong cịn
có cả HCl, H3PO4, cholin, histamin… nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên
và rất rát. Khi muỗi, kiến, ong đốt …người ta vội lấy nước vôi Ca(OH) 2 để bôi
vào vết cơn trùng đốt do xảy ra phản ứng trung hồ giữa axit và bazo làm cho
vết phồng xẹp xuống và khơng cịn cảm giác rát, ngứa:
2HCOOH + Ca(OH)2
(HCOO)2Ca + 2H2O.
Vận dụng: Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, để tránh nguy hiểm
đến tính mạng khi bị cơn trùng đốt, cắn cần phải xử lý càng sớm càng tốt. Nếu
để quá 6 giờ sau khi bị cắn dù có độc hay không độc, nguy cơ nhiễm khuẩn rất
cao, nhất là với người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ. Giáo viên có thể đề cập
vấn đề này khi dạy phần tính chất hoá học của axit cacboxylic trong bài “Axit
cacboxylic” (Tiết 65,66- Lớp 11 cơ bản).
11. Vì sao khi các cầu thủ đá bóng bị đau nằm lăn lộn trên đất thì nhân
viên y tế chỉ cần dùng bình thuốc phun vào chỗ bị thương, sau đó cầu thủ bị
thương đứng lên tiếp tục thi đấu?

Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn. Lúc này, cách tốt nhất
là làm lạnh cục bộ khiến cơ bắp mất cảm giác đau. Nhân viên y tế dùng
14


skkn


phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời lên chỗ bị
thương. Chất làm lạnh ở đây chính là etylclorua C2H5Cl hay cloetan.
Etylclorua là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sơi thấp (12,3 0C). Ở nhiệt độ
thường, khi tăng áp suất cloetan sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun lên chỗ bị
thương, các giọt cloetan sẽ tiếp xúc với da. Nhiệt độ cơ thể làm cloetan sơi lên
và q trình bốc hơi xảy ra nhanh, hấp thụ một lượng nhiệt lớn làm cho da bị
đơng lạnh và tê cứng. Do đó, thần kinh cảm giác khơng truyền được cảm giác
đau lên não, nhờ đó mà người ta khơng có cảm giác đau. Đồng thời, do sự
đông lạnh cục bộ khiến cho các huyết quản chỗ bị thương không ảnh hưởng
đến cơ năng cảm giác tồn thân. Vì vậy, chỉ cần chỗ bị thương khơng tổn
thương đến xương thì qua việc xử lý bằng cloetan, cầu thủ bị thương có thể
tiếp tục thi đấu.
Vận dụng: Đây là cảnh tượng thường thấy trong các trận đá bóng, mọi
người cứ nghĩ đó là một loại “thuốc tiên”, nhưng xét về phương diện hố học
đó chỉ là một chất có đặc tính “thu nhiệt mạnh” ở điều kiện thường. Giáo viên
có thể đặt câu hỏi này nhằm gây hứng thú và kích thích sự tị mị cho học sinh
khi dạy về phần ứng dụng của dẫn xuất halogen trong bài “Dẫn xuất halogen”
(Tiết 69,70- Lớp 11 nâng cao) hoặc dạy phần tính chất hố học của ankan,
anken có tạo ra cloetan (Tiết 38; 43- Lớp 11 cơ bản).
12. Nước nho và rượu vang diệt siêu vi trùng?

Nước nho, rượu vang hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường,
đặc biệt vào các ngày lễ, tết. “ Nước nho, rượu vang làm giảm tuổi thọ của siêu
vi trùng gây bệnh, ví dụ siêu vi trùng poliomelit”. Những nhà sinh vật học
Canada đã nuôi siêu vi trùng trong các nước uống ấy, có điều chỉnh pH và đã
nhận thấy rằng khả năng gây bệnh của poliomelit trong nước nho (ở pH = 7 và

nhiệt độ 40C) giảm hàng nghìn lần sau một ngày. Rượu vang tác dụng kém hơn
nước nho tươi. Người ta đã giải thích rằng hiệu lực giết siêu vi trùng là của các
hợp chất phenol có trong nước nho nhiều hơn trong rượu vang.
15

skkn


Vận dụng: Phenol là một nguyên liệu quan trọng của cơng nghiệp hố
chất. Bên cạnh các lợi ích mà phenol đem lại, giáo viên cần giới thiệu cho học
sinh về tính độc hại của nó đối với con người và mơi trường. Ngồi ra, giáo
viên có thể thơng tin thêm đến học sinh về nguyên nhân mùi bệnh viện: Đó là
mùi của một chất sát trùng – phenol(3%) mà khi chúng ta bước chân vào các
bệnh viện đều ngửi thấy một mùi rất đặc trưng đó. Do đó, giáo viên có thể đưa
các nội dung này vào bài “Phenol” (Tiết 58-Lớp 11 cơ bản).
13. 2,4-D; 2,4,5-T và đioxin là những chất gì?

Vào khoảng những năm 1940-1948 người ta phát hiện thấy rằng: Axit-2,4điclophenoxiaxetic (2,4-D); axit-2,4,5-triclophenoxiaxetic (2,4,5-T) ở nồngđộ
cỡ phần triệu có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật, nhưng ở nồng độ
cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó, chúng được sản xuất ra ở
quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ, phát quang rừng rậm. Trong quá
trình sản xuất 2,4-D và 2,4,5-T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất là đioxin.
Đioxin có cơng thức hóa học là: 2,3,7,8- tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD)Đây là một chất cực độc, tác dụng ngay ở nồng độ cực nhỏ ( cỡ phần tỉ), gây ra
những tai hoạ cực kì nguy hiểm như: Ung thư, quái thai, dị tật…
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Đế quốc Mĩ đã rải xuống miền nam
Việt Nam nước ta hàng vạn tấn chất độc màu da cam trong đó chứa 2,4-D;
2,4,5-T và đioxin mà hậu quả của nó để lại vẫn cịn cho đến ngày nay: Việt
Nam ước lượng có khoảng 5 triệu người bị nhiễm dioxin mà hậu quả là các
chứng bệnh ung thư, từ ung thư gan đến ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng...
Bên cạnh đó cịn có gần 150 nghìn trẻ em sinh ra bị dị tật như khơng có mắt,

hệ cơ, xương khơng hoạt động hoặc hồn tồn khơng nhận thức  được với cuộc
sống quanh mình...
Vận dụng: Hiện nay, hậu quả mà chất độc đioxin để lại tất cả học sinh đều
biết. Qua đó, giáo viên có thể thơng tin đến học sinh những kiến thức trong
sách giáo khoa mà các em học có liên quan đến cuộc sống hằng ngày và ngược
16

skkn


lại. Từ đó, các em sẽ hứng thú học tập mơn hố hơn. Giáo viên có thể đưa
thơng tin này vào cuối bài phenol (Tiết 58-Lớp 11 cơ bản).
II . 2. Một số đoạn video có nội dung thực tế liên quan đến kiến thức hoá
học hữu cơ lớp 11 trong sách giáo khoa.
STT

Tên
đoạn
video

Hoạt động của giáo viên
*Cho học sinh xem đoạn video 1.

1

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi sau đây:
?1. Khí biogas được tạo ra từ
“Cơng nghệ Biogas biến rác thải

thành năng lượng” trong đoạn
video trên có thể sử dụng làm
Cơng
nguồn khí đốt phục vụ cho nhu cầu
nghệ
nấu nướng và chuyển hố thành
Biogas
điện năng, theo em, khí biogas đó
biến rác chủ yếu là khí gì? Viết cơng thức
thải
phân tử và cơng thức cấu tạo của
thành
khí đó?
năng
lượng.
*Sau khi học sinh trả lời đúng câu
1, giáo viên có thể dùng câu trả lời
đó của học sinh để tạo tình huống
có vấn đề kết nối vào nội dung bài
mới – Bài ankan (Tiết 37, 38 – lớp
11 cơ bản) .
Qua đoạn video trên giáo viên
nhấn mạnh đến học sinh: Công
nghệ biogas là sáng kiến hiện đại
đem lại những giá trị to lớn cho
con người và môi trường sống –
Bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu
ứng nhà kính, sản suất những
nguồn năng lượng sạch…Từ đó
giáo viên giúp học sinh hiểu được

các kiến thức trong sách vở được
vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
hàng ngày.
*Cho học sinh xem đoạn video 2.

Hoạt động của học
sinh
-Học sinh xem đoạn
video 1.
Học sinh suy nghĩ và
trả lời câu hỏi do giáo
viên đặt ra:
- Đó là: Khí metan
(CH4 – 50,60%).

-Học sinh xem đoạn
video 2.

*Sau khi học sinh xem xong đoạn
17

skkn


2

3

Giải mã
bình xịt

giảm
đau '
“kỳ
diệu”
giúp cầu
thủ “hồi
phục”
ngay lập
tức sau
va
chạm.

Phát
hiện liên
tiếp các
vụ ngộ
độc
rượu
chết
người ở
Đồng
Nai.

video 2, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi sau đây (tùy thuộc
vào nội dung bài học):
?. Loại thuốc mà nhân viên y tế
phun vào chỗ bị thương của cầu
thủ là loại thuốc gì? Viết CTPT,
CTCT của chất đó?

*Sau khi học sinh trả lời đúng câu
hỏi, giáo viên có thể dùng câu trả
lời đó của học sinh để tạo tình
huống có vấn đề kết nối với phản
ứng thế ankan (Tiết 37, 38 – lớp
11 cơ bản) hoặc bài dẫn xuất
halogen (Tiết 69-lớp 11 nâng cao).
Qua đoạn video này, giáo viên
giáo dục học sinh tính cẩn thận,
khơng chủ quan khi chơi thể thao,
tránh để xảy ra những va chạm
nguy hiểm... Giáo viên nhấn mạnh
đến học sinh: Cloetan chỉ tạm thời
làm cho cầu thủ khơng có cảm
giác đau, khơng có tác dụng chữa
trị vết thương. Đây là kiến thức
trong sách vở có liên quan đến
cuộc sống hàng ngày của chúng ta,
học sinh biết và hiểu vấn đề này sẽ
hứng thú và tích cực học hơn.
*Cho học sinh xem đoạn video 3.
*Sau khi học sinh xem xong đoạn
video 3, giáo viên yêu cầu học sinh
trả lời các câu hỏi sau đây:
?1. Rượu uống hàng ngày có
CTPT là gì? Viết CTCT và gọi tên
rượu đó?
?2. Chất gây chết người có trong
rượu uống ở đoạn video trên là
chất gì? Viết CTPT, CTCT và gọi

tên chất đó mà em biết. Nhận xét
về đặc điểm cấu tạo chung của 2
loại rượu trên ?
*Sau khi học sinh trả lời đúng các
câu hỏi trên, giáo viên có thể dùng
câu trả lời đó của học sinh để tạo
tình huống có vấn đề kết nối với

- Đó là chất làm lạnh
có tên là etylclorua
hay cloetan C2H5Cl

-Học sinh xem đoạn
video 3.

1. Ancol etylic hay
etanol : C2H5OH
CH3-CH2 -OH.
2.Ancol metylic hay
metanol CH3OH.
- Nhận xét: Cả 2
rượu: Rượu(ancol)
etylic và
rượu(ancol)metylic
đều mạch hở, đơn
chức (có 1 nhóm OH), nhóm -OH liên
18

skkn



nội dung bài mới- Bài ancol (Tiết
56- Lớp 11 cơ bản ).
Qua đoạn video trên, giáo viên
giáo dục học sinh khơng sử dụng
các loại rượu, bia, chất có cồn,
chất kích thích, chất gây nghiện…
Đồng thời, giáo viên khuyến cáo
mức độ nguy hiểm, tác hại của các
loại chất đó đối với sức khoẻ con
người. Đây là những kiến thức
trong sách vở liên quan đến cuộc
sống hàng ngày, trong quá dạy
học, nếu giáo viên thường xuyên
đưa các nội dung thực tiễn vào dạy
học và giáo dục học sinh thì các
em sẽ rất hứng thú học tập, các
em càng u mơn hố nhiều hơn.
*Cho học sinh xem đoạn video 4.

4

Khiếp
đảm
hình
ảnh
quân đội
Mỹ
phun
chất độc

da camĐioxin
xuống
Việt
Nam

kết với gốc
hidrocacbon no
(nhóm -OH liên kết
với nguyên tử cacbon
no).

Học sinh xem đoạn
*Sau khi học sinh xem xong đoạn video 4.
video 4, giáo viên thông tin đến
học sinh :
Khi nhắc đến đioxin khơng ai
khơng kinh hồng về hậu quả của
nó đã gây ra đối với đất nước Việt
Nam. Hậu quả của nó để lại khơng
một ai khơng khiếp sợ. Hàng ngàn -Chất đó là phenol,
gia đình nạn nhân chỉ sống với
thực tại đầy khó khăn. Những tổn
thất về vật chất và tinh thần đó
khơng thể nào tính được bằng tiền.
Cuộc chiến tranh hóa học trong
lịch sử việt nam đã đi vào lịch sử
nhân loại như một vết thương khó
lành.  
Theo em, chất diệt cỏ 2,4-D và
2,4,5-T và đioxin được tạo ra từ

chất hữu cơ cơ bản nào?
Giáo viên có thể sử dụng nội dung
này tạo tình huống có vấn đề dẫn
dắt học sinh vào nội dung bài mới
nhằm gây hứng thú học tập, tăng
tính tị mị, muốn tìm hiểu của học
sinh khi dạy bài Phenol (Tiết 58Lớp 11 cơ bản).
19

skkn


Qua đoạn video trên, giáo viên
giáo dục học sinh lòng yêu nước,
có ý thức trách nhiệm bảo vệ sức
khỏe và tính mạng, sống ln biết
ơn, u thương, giúp đỡ...
*Cho học sinh xem đoạn video 5.

5

Học sinh xem đoạn
*Sau khi học sinh xem xong đoạn video 5.
video 5, giáo viên yêu cầu học sinh
Ngâm cá trả lời câu hỏi sau đây:
-Chất đó là : Fomon
trong
?. Chất được sử dụng để bảo quản hay fomalin.
fomon
xác cá trong đoạn video trên có tên

ướp xác. gọi là gì? Viết CTCT của chất đó Fomon là dung dịch
anđehit fomic
mà em biết.
(fomanđehit) có nồng
*Sau khi học sinh trả lời đúng các độ 37% - 40% .
câu hỏi trên, giáo viên có thể dùng
tất cả các câu trả lời đó của học CTCT: H-CH=O.
sinh để tạo tình huống có vấn đề
dẫn dắt vào nội dung bài mới –
Anđehit, xeton (Tiết 62,63 – lớp
11 cơ bản).
Qua đoạn video trên, giáo viên
giáo dục học sinh ý thức tự giác và
có trách nhiệm bảo vệ mơi trường,
cẩn thận khi tiếp xúc với fomon.
Nhất là những em sau này muốn
học y khoa, sẽ tiếp xúc thường
xuyên với xác chết ngâm trong
fomon.

III. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từng có câu: "Ngọc khơng mài khơng sáng, người khơng học khơng hiểu
lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con
người nếu khơng được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi
thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn
đấu rèn luyện thật tốt vì " Biển học là vơ bờ"
Thực tế giảng dạy cho thấy: Mơn hố học trong trường phổ thông là một
trong những môn học khó, là một mơn có ảnh hưởng khơng nhỏ đến môi
trường sống, học tập và làm việc. Nhiều em học sinh nhất là các em học sinh
lớp 11 có tâm lí sợ học mơn hóa học, chán nản, có ý thức ỷ lại, nếu có học

chẳng qua chỉ để đối phó với các thầy, các cơ hoặc chỉ dùng để kiểm tra, thi
cử, coi mơn hóa là mơn phụ. Kỹ năng vận dụng kiến thức hóa lớp 11- Nhất là
phần hố học hữu cơ, vào thực tế, bảo vệ mơi trường, giải thích các hiện
tượng xảy ra xung quanh cịn rất hạn chế. Do vậy, nếu giáo viên khơng có
20

skkn


những bài giảng và phương pháp giảng dạy hợp lý, phù hợp thì sẽ trở thành
người truyền thụ tri thức một chiều, dễ làm cho học sinh thụ động trong việc
tiếp thu kiến thức, có thể có hiện tượng một số bộ phận học sinh khơng muốn
học hố học hoặc lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Bên cạng đó,
trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia , đề thi học sinh giỏi tỉnh ln có 1 hoặc
2 câu liên quan đến các vấn đề của cuộc sống và thực tiễn.
Mặt khác, trong thời đại bùng nổ cách mạng 4.0, dịch bệnh covid-19 đang
có dấu hiệu bùng phát mạnh, thì cơng nghệ thơng tin và truyền thơng chính là
cơng cụ hỗ trợ đắc lực để giáo viên có những bài giảng lí thú, cuốn hút, biết
vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hợp lí theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển kĩ năng của học sinh. Đồng
thời, học sinh có rất nhiều nguồn học liệu để học tập trên các thiết bị điện tử
thông minh như: Điện thoại, ipad, máy tính... Địi hỏi người thầy (Chìa khóa
để phát triển xã hội và là linh hồn của ngành giáo dục) thường xuyên phải tự
học, tự bồi dưỡng, sáng tạo, tự đổi mới và linh hoạt sử dụng các phương pháp
giảng dạy...
Để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, để theo kịp, hội nhập với xu
hướng phát triển chung của thế giới, đáp ứng, thực hiện tốt và có hiệu quả
chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018.
Bên cạnh đó, từ năm học 2022-2023 trở đi học sinh phải học 5 môn học bắt
buộc và 5 môn lựa chọn; 3 chuyên đề học tập và một số hoạt động. Mơn hố

học lại là mơn học sinh lựa chọn. Vì thế, học sinh có lựa chọn mơn hố học
hay khơng phần lớn phụ thuộc vào người thầy dạy hố có gây hứng thú học tập
cho học sinh hay khơng, có những bài giảng sinh động, lôi cuốn học sinh hay
không, có làm cho học sinh u và thích mơn hố hay khơng,…
Vì thế, việc đưa các vấn đề thực tiễn vào bài học một phần giúp học sinh
học tập say mê, hứng thú và u thích mơn hố hơn đồng thời qua đó giúp học
sinh có cách nhìn nhận đúng về hóa học - Mơn học có liên quan đến cuộc sống
là cần thiết. Từ đó phát huy tốt các năng lực tư duy của học sinh . Vì vậy, tôi
đã viết đề tài :" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các
đoạn video, các bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 liên quan đến thực tiễn"

IV. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các đoạn
video, bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 liên quan đến thực tiễn" bằng cách giáo
viên lồng ghép, đan xen các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong cuộc sống
hàng ngày qua các đoạn video, các bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 vào mỗi bài
học, mỗi tiết học cụ thể để cho học sinh tìm cách giải thích khi thay cho lời
giới thiệu vào bài dạy mới (đặt vấn đề, hoạt động khởi động), khi kết thúc bài
dạy hoặc khi đang dạy. Những vấn đề của thực tiễn, của cuộc sống đặt ra luôn
buộc học sinh phải suy nghĩ và tìm cách trả lời sẽ đem lại nhiều hứng thú cho
học sinh vì họ thấy rằng, các kiến thức sẽ rất hữu ích cho đời sống chứ không
phải chỉ dùng để kiểm tra, thi cử. Khi đó, việc học tập thực sự có hiệu quả, khi
kiến thức thu được trong quá trình học tập học sinh có thể tự mình giải quyết
được những vấn đề mình chưa bao giờ được học.
21

skkn


Bên cạnh đó, để học sinh hứng thú hơn trong học tập, giáo viên có thể sử

dụng thêm các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, máy chiếu, làm thí
nghiệm, mơ hình, các phương trình hóa học, các bài tốn hóa có nội dung thực
tiễn, các câu thơ, câu chuyện, trò chơi, bài hát… Tùy thuộc vào điều kiện của
từng trường, từng lớp học, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có những
cách dạy học, phương pháp và biện pháp sử dụng cũng khác nhau. Khi giải
thích các bài tập hóa có nội dung liên quan đến thực tiễn phải giải thích một
cách ngắn gọn, dễ hiểu, hài hước, đảm bảo kiến thức liên quan và phù hợp với
từng đối tượng học sinh làm cho học sinh thích, yêu và hứng thú với mơn hóa
hơn.

V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .
" Gây hứng thú học tập và phát triển trí tuệ cho học sinh qua các đoạn
video, các bài tập hoá học hữu cơ lớp 11 liên quan đến thực tiễn" có tác dụng
rất lớn và mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình học tập của học sinh và
giảng dạy, giáo dục của giáo viên.
Trong năm học 2021 – 2022 này tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy 2 lớp khối
11 là 11A và 11E. Tôi đã trực tiếp áp dụng đề tài vào 2 lớp này. Kết quả cụ
thể ở học kì II của 2 lớp như sau:

Lớp

11A
11D

Mức
độ
Thường
xun
áp
dụng

Ít
áp
dụng

Giỏi
Số
%
lượng

Kết quả
Khá
Trung bình
Số
Số
%
%
lượng
lượng

Yếu
Số
%
lượng

28

68,29 13

31,71 0


0

0

0

1

2,63

26,32 21

5,26

6

15,79

10

Như vậy:
- Với học sinh: + Đối với những lớp học mà giáo viên thường xuyên cho các
em xem các đoạn video, đặt các câu hỏi có nội kiến thức liên quan đến thực
tiễn trong các bài học cụ thể thì hầu hết các em rất hứng thú học tập, chú ý
lắng nghe, hăng say phát biểu ý kiến và sôi nổi trao đổi, thảo luận... để xây
dựng bài mới trên lớp. Niềm hứng thú, say mê trong học tập được thể hiện rõ
trên gương mặt các em. Các em ln có ý thức tự suy nghĩ, tự tìm hiểu hoặc
trao đổi với bạn bè để tìm ra câu trả lời, về nhà các em chăm học bài hơn, thậm
chí có những học sinh về nhà đã biết tự quan sát, tái tạo lại các hiện tượng thực
tế và vận dụng kiến thức hóa học để giải thích. Khi tìm được lời giải đáp thì

niềm vui và hứng thú học tập của học sinh được tăng cường, khả năng tư duy
lôgic, tư duy sáng tạo trong học tập được tiến bộ rõ rệt, học sinh u và thích
mơn hố hơn. Đặc biệt, là học sinh khá giỏi.
22

skkn


+ Đối với những lớp học mà giáo viên ít đặt ra các câu hỏi có nội dung
kiến thức liên quan đến thực tế thì sự sơi nổi trong học tập, sự tranh luận để
nắm bắt kiến thức của học sinh yếu hơn, một số em thấy khó, chán nản, có ý
thức ỷ lại, đồng thời những tiết học đó tơi cũng cảm thấy khơ khan hơn, nhìn
gương mặt các em học chẳng qua chỉ cố gắng học để thi, để kiểm tra hoặc để
đối phó với các thầy, các cô. Bản thân các em không thấy được tầm quan trọng
của mơn hóa học - " Mơn học liên quan đến cuộc sống".
- Với giáo viên: Đề tài có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng
dạy các tiết học, bản thân giáo viên phải thường xuyên học tập và đổi mới
phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Qua đó, giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ cuộc sống và môi trường xung quanh, khai thác được các năng lực trí
tuệ học sinh, rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong
quá trình học tập và làm chủ cuộc sống. Từ đó, các em học tập say mê, hứng
thú và yêu thích mơn hố hơn…
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong quá trình thực hiện đề tài ở trường THPT Tống Duy Tân, tơi nhận
thấy: Để có những tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất từ đó gây hứng thú học tập và
phát triển trí tụệ cho học sinh qua các đoạn video, bài tập hóa học hữu cơ lớp
11 liên quan đến thực tiễn luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng
tới của từng người giáo viên dạy hóa có lương tâm, có trách nhiệm và yêu
nghề. Người thầy dạy hóa ln thắp lên "ngọn lửa tri thức" soi sáng, dẫn

đường cho các em để các em có thể khám phá, lĩnh hội và chiếm lĩnh được tri
thức từ sách vở cho đến cuộc sống hàng ngày, dùng kiến thức có được để vận
dụng giải thích các hiện tượng đó… Từ đó, học sinh hiểu được hóa học là một
mơn khoa học vừa lí thuyết, vừa thực nghiệm, là môn học liên quan đến cuộc
sống, đến thực tiễn.
II. Kiến nghị:
1 - Với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu kiến thức và đổi mới
phương pháp giảng dạy để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Biết khai
thác các năng lực tư duy tiềm ẩn của học sinh thơng qua các đoạn video, bài
tập hóa học liên quan đến thực tiễn. Đánh giá học sinh chính xác, cơng bằng và
phân loại được học sinh trong q trình học tập để từ đó điều chỉnh phương
pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận thức của các em, giúp cho niềm
hứng thú, say mê trong học tập của học sinh càng được phát huy.
2 - Với nhà trường: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
mơn hóa học. Có phịng học và tủ sách tham khảo riêng để giáo viên và học
sinh có thể trao đổi kiến thức và phương pháp giải bài tập hóa. Có phịng bộ
mơn riêng để các giáo viên hóa có thể trao đổi riêng về chuyên mơn và nghiệp
vụ.
Do năng lực có hạn, đề tài có thể cịn có những vấn đề thực tiễn ở lớp 11 mà
cá nhân chưa đề cập đến, chưa liệt kê hết được ở mỗi bài học cụ thể, các ví dụ
đưa ra trong đề tài cịn ít. Tuy nhiên, tơi cũng mạnh dạn viết và giới thiệu với
23

skkn


các thầy cô và học sinh được biết. Dù đã rất cố gắng, bài viết vẫn không tránh
khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ quản lý
chuyên môn và đồng nghiệp bổ sung cho đề tài để đề tài này thực sự góp phần
giúp cho việc giảng dạy và học tập mơn hóa trong nhà trường phổ thơng ngày

càng tốt hơn, các em học sinh thích và u mơn hố nhiều hơn, là cơ sở để tôi
tiếp tục nghiên cứu, phát triển và mở rộng đề tài cho các phần tiếp theo của
khối khối 12.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Hà Thị Thường
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP VÀ SÁCH GIÁO VIÊN HÓA
HỌC 10,11,1210,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo Dục)
[2] . PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10,11,12
( Vụ trung học phổ thông)
[3] . CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG CÁC NĂM TỪ 2007-202
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
[4]. CHÌA KHÓA VÀNG HÓA HỌC.
(Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB Đại Học QG Hà Nội năm
2002)
[5]. HÓA HỌC THẬT DIỆU KỲ ( Tập 1)
Vũ Bội Tuyền ( Chủ biên); NXB Thanh Niên 2001
[6]. BÀI TẬP LÍ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM HĨA HỌC.
( Cao Cự Giác - Nhà xuất bản giáo dục)
[7]. CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THƠNG MƠN HĨA 2018: MƠ ĐUN 1
[8]. BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THƠNG MƠN HĨA HỌC THPT:

MƠ ĐUN 2, MƠ ĐUN 3
[9]. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH XẾP LOẠI C TRỞ LÊN:
STT TÊN ĐỀ TÀI SKKN

CẤP
KẾT QUẢ
ĐÁNH
XẾP
GIÁ XẾP LOẠI
LOẠI

NĂM
ĐÁNH
GIÁ VÀ
XẾP
24

skkn


LOẠI
1

2

3

4


Gây hứng thú học tập và
phát triển trí tuệ cho học
sinh qua các bài tập hoá
học liên quan đến thực tiễn
Gây hứng thú học tập và
phát triển trí tuệ cho học
sinh thông qua kỷ thuật giải
nhanh bài tập phản ứng
cộng của hiđrocacbon
không no, mạch hở với H2”
Gây hứng thú học tập và
phát triển trí tuệ cho học
sinh qua các bài tập hoá
học lớp 10 liên quan đến
thực tiễn"
Gây hứng thú học tập và
phát triển trí tuệ cho học
sinh qua các đoạn video,
các bài tập hố học vơ cơ
lớp 11 liên quan đến thực
tiễn"

Cấp tỉnh

B

2009 2010

Cấp tỉnh


C

2015

Cấp tỉnh

C

2018

Cấp tỉnh

C

2021

25

skkn


×