Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Skkn hướng dẫn học sinh lớp 9 trường thcs nga hải kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 29 trang )

Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị luận xã hội.


Hướng dẫn học sinh các kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Các kỹ năng xây dựng đoạn văn.
Cách đưa dẫn chứng vào đoạn văn
Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận xã hội.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Phụ Lục
Danh mục các SKKN đã xếp loại

skkn

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
9
9
14
17
17

18
18
18


1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
Một thời gian dài trước đây, môn làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào
nghị luận văn học, coi trọng nghị luận văn học, khiến học sinh (HS) chỉ quẩn
quanh với kiến thức sách vở, sự liên hệ với thực tế đời sống ít ỏi. Việc dạy và
học văn phầnnào trở nên phiến diện, máy móc, giáo điều. Vài năm trở lại đây
chương trình dạyhọc và thi mơn văn có nhiều đổi mới. Mảng văn nghị luận xã
hội được đưa vàochương trình các cấp học từ THCS đến THPT. Đề văn nghị
luận xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong các bài kiểm
tra thường xuyên, định kì, thi vào THPT, tốt nghiệp THPT và đặc biệt là kì thi
tuyển sinh Cao đẳng, Đại học. Sự thay đổi nàyđã đem lại khơng ít cơ hội cho
việc rèn luyện năng lực tư duy và phát triển toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên
nó cũng đặt ra cho các em khơng ít thách thức. Thời gianrèn luyện về nghị luận
xã hội ở trên lớp không nhiều, nhiều em kiến thức xã hội cịnrất hời hợt, kĩ năng
làm bài khơng thuần thục...tất cả những điều đó tạo nên khókhăn khá lớn cho
học sinh trong các kì thi.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
khoá XI khẳng định:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc…Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo trung thực khách quan…” Theo tinh thần
trên,đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập theo yêu cầu đánh
giá năng lực học là cần thiết. Chính vì vậy, từ năm học 2017- 2018, đề thi Ngữ

Văn của Bộ giáo dục và đào tạo đã có sự đổi mới. Trong cấu trúc đề thi gồm có
hai phần: Phần 1: Đọc hiểu với 4 câu hỏi; phần tạo lập văn bản có 2 câu: câu 1
viết đoạn văn về một vấn đề vè xã hội, câu 2: viết bài văn. Trong đó câu 1 có sự
đổi mới từ bài văn sang viết đoạn văn. Về dung lượng: 200 chữ, về điểm số chỉ
còn 2 điểm, trước đó là 3 điểm; về nội dung: đề cao tối đa việc nêu chủ kiến cá
nhân của học sinh về một quan điểm, hiện tượng, vấn đề được trích dẫn hoặc
được gợi ra từ văn bản đọc hiểu ở phần I. Nắm bắt tinh thần đổi mới đó của Bộ
giáo dục- Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hố cũng tiến hành đổi
mới hình thức kiểm tra đánh giá cho bộ môn Ngữ Văn, trong đó có việc đổi mới
cấu trúc đề thi vào THPT theo cấu trúc đề thi của Bộ giáo dục- Đào tạo từ năm
học 2018 - 2019.
Bản thân tôi là giáo viên Ngữ Văn trực tiếp giảng dạy và ôn thi vào THPT
qua các năm, tôi nhận thấy rằng HS đang quen với cách viết bài văn nghị luận
xã hội 30 dòng, nay đề yêu cầu chắt lọc ngắn gọn trong 200 từ thì với HS cũng
là một thử thách. Từ vướng mắc đó, tơi thấy, việc tìm ra những giải pháp để cho
học sinh làm tốt đoạn văn nghị luận xã hội là việc làm cần thiết. Hiện tại đơn vị
trường tơi chưa có người làm đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề này vì vậy, tơi đã
lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

skkn


2
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Tơi tiến hành đề tài này với ba mục đích cơ bản sau:
-Thứ nhất: Giúp học sinh nắm được những phương pháp và kĩ năng cơ bản
để làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội trong các kì thi.
- Thứ hai: Thơng qua q trình rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận xã hội
giúp học sinh lớp 9 nâng cao khả năng trình bày suy nghĩ của mình; cung cấp
cho các em vốn tri thức phong phú về các vấn đề xã hội để các em nâng cao

nhận thức và kĩ năng sống, sống tốt hơn, đẹp hơn, từng bước hồn thiện nhân
cách của mình.
- Thứ ba: Những kinh nghiệm này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
đồng nghiệp khi dạy phần viết đoạn văn nghị luận xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu về thái độ, kỹ năng, chất lượng, khả năng
vận dụng và sức sáng tạo của học sinh khi học kỹ năng viết đoạn văn nghị luận
xã hội đối với khối 9 tại trường THCS Nga Hải trong năm học 2021 – 2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các vấn đề
mang tính lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, cùng với phương
pháp thống kê: với phương pháp này tôi sẽ điều tra qua các giờ dạy, kết quả
khảo sát đầu năm và kết quả khảo sát chất lượng cuối năm, từ đó thu thập các số
liệu liên quan tới chất lượng của học sinh.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội chính là tinh hoa của các môn khoa
học xã hội. Văn nghị luận được ra đời từ rất lâu. Ở Trung Quốc, văn nghị luận
đã có từ thời Khổng Tử. Ở nước ta, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền
thống lâu đời, nó có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử của
cơng cuộc dựng nước và giữ nước. Tác phẩm “Chiếu dời đô” (1010) của Lí
Cơng Uẩn “Cáo bình Ngơ” (1428) của Nguyễn Trãi; “Hịch tướng sĩ” (1825)
của Trần Quốc Tuấn, “Luận pháp học” của Nguyễn Thiếp… và đặc biệt ở thế kỉ
XX, văn nghị luận phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi các
nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị luận, bất hủ mà tiêu biểu nhất là
Chủ tịch Hồ Chí Minh với “Tun ngơn độc lập” (1945) và với biết bao nhà văn
viết nghị luận nổi tiếng sau này như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Đặng Thai Mai…
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì “nghị luận” là dùng lí luận để phân

tích ý nghĩa trái phải, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội” trước hết là một
tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan
hệ khác. Cũng có thể hiểu “xã hội” là những gì thuộc về quan hệ giữa người và
người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngơn ngữ,…. Từ
đó có thể hiểu: Nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các
vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục

skkn


3
đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và
những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên tôi thấy chủ trương đổi mới theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá XI làđề ra là
cần thiết, việc tăng dạng bài mở (đoạn văn nghị luận xã hội) vào đề thi tuyển
sinh THPT là hoàn toàn đúng đắn.
Từ việc đổi mới đó, mỗi giáo viên dạy 6, 7, 8, 9 nói chung và đặc biệt là giáo
viên dạy mơn Ngữ văn 9 nói riêng cũng phải tự nghiên cứu, tìm tịi để tìm ra giải
pháp giúp học sinh biết viết văn nghị luận xã hội và đạt hiệu quả. Tại sao lại như
vậy? Vì việc tìm ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 6, 7, 8, 9; đặc biệt là học
sinh lớp 9 có kĩ năng để viết văn nghị luận xã hội đạt kết quả tốt sẽ đem lại ý
nghĩa to lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Cụ thể:
- Đối với giáo viên: Tìm ra một số giải pháp giúp học sinh có kĩ năng viết
văn nghị luận xã hội sẽ giúp cho giờ dạy và ôn tập Ngữ văn của giáo viên dễ
hiểu, cuốn hút học sinh, bài dạy trôi chảy, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với học sinh: Giáo viên có giải pháp giúp học sinh có kĩ năng viết văn
nghị luận xã hội sẽ khiến các em hứng thú, chủ động hơn trong việc học và viết
văn. Từ đó, các em sẽ:
+ Nắm được kiến thức, kĩ năng viết văn nghị luận xã hội.

+ Nắm được đặc trưng, cách làm dạng bài… giúp các em tự tin khi làm các
bài kiểm tra định kì, học kì và làm bài thi tuyển sinh vào THPT.
+ Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hồn thiện kĩ năng
trình bày quan điểm của mình, mà cịn cung cấp tri thức vơ cùng phong phú về
những vấn đề xã hội. Những đề tài nghị luận xã hội thường là những vấn đề có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống, có tính giáo dục và tính thời sự cao vậy nên
các bài văn nghị luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và
nhận thức đúng đắn về cuộc sống, đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về
những vấn đề có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế
hệ trẻ. Từ đó, giúp học sinh đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề xã hội cũng
như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Như vậy, rèn luyện kĩ năng nghị
luận xã hội cho học sinh sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi
mặt đời sống của học sinh, mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy nhận thức
vấn đề xã hội đồng thời góp phần rèn giũa, bồi dưỡng phẩm chất nhân cách con
người cho các em.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy tồn tại một số thực trạng sau:
- Về chương trình: Từ năm học 2018 – 2019 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Thanh Hố đã chính thức đưa vào đề thi mơn văn kì thi vào THPT một câu nghị
luận xã hội, chiếm tỉ lệ 20%. Những vấn đề nghị luận xã hội được đưa ra cho
học sinh bàn bạc từ đó đến nay đều rất phong phú, đa dạng; đề cập đến tất cả các
phương diện của đời sống.Vừa có dạng đề về tư tưởng đạo lí lại vừa có dạng đề
về các hiện tượng đời sống. Thế nhưng thời lượng chương trình dành cho việc
giảng dạy và rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội trong phân phối chương

skkn


4
trình THPT theo qui định của Bộ Giáo dục làquá ít ỏi. Ở lớp 9 chỉ có 4 tiếtlý

thuyết về cách làm bài nghị luận xã hội: 2 tiết cho dạng bài nghị luận về một
tưtưởng đạo lí, hai tiết cho dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống và 2
tiết luyện nói cho cả 2 kiểu bài. Trong khi đó khơng có tiết để thực hành trên lớp
. Thực tế đó khiến học sinh khơng có điều kiện để rèn luyện nghị luận xã hội
một cách thường xuyên dẫn tới kết quả không cao, phần lớn các em làm bài theo
cảm tính, thiếu kỹ năng làm bài.
- Về học sinh: Đề nghị luận xã hội thường là đề mở, đó là những vấn đề rất
rộng của đời sống. Trong khi học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên khơng có
vốn để viết.Học sinh THCS đều ở độ tuổi mới lớn, chưa có điều kiện tiếp xúc
nhiều với thực tế đời sống đa sắc, đa chiều, vốn kiến thức xã hội cịn ít ỏi. Nhiều
em cách nhìn nhận vấn đề thậm chí lệch lạc, do đó để hiểu đúng, hiểu sâu bản
chất và bàn luận thấu đáo một vấn đề xã hội là điều không đơn giản đối với các
em.Hơn nữa, ở đề nghị luận xã hội thường hay có những câu danh ngơn, định
nghĩa, khái niệm, nên thường rất trừu tượng khiến học sinh gặp khó khăn khi
phải hiểu, phải lí giải được ý nghĩa của nó. Đặc biệt nghị luận xã hội cần ở học
sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái
hiểu là cả một quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu khơng phải
chuyện dễ dàng gì với nhiều học sinh.
Năm học 201-2022, trước khi áp dụng đề tài thì kết quả khảo sát chất lượng
làm dạng đề Nghị luận xã hội của Khối 9 như sau:
Lớp Sĩ số
9A
9B
K9

33
32
65

Loại giỏi

SL
%
0
0
0
0
0
0

Loại Khá
SL
%
8
24,2
9
28,1
17 26,1

Loại TB
SL %
15 45,6
16 40,1
31 47,8

Loại yếu
SL %
8 24,2
5 25,6
13
20


Loại kém
SL
%
2
6
2
6,2
4
6,1

Từ thực tiễn của xu hướng đổi mới trong kỳ thi THPT của Sở giáo dụcĐào tạo tỉnh Thanh Hoá; từ yêu cầu cần thiết của giáo viên đang trực tiếp giảng
dạy với mong muốn giúp HS viết tốt được đoạn văn về một vấn đề xã hội, tôi
quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm“Một số giải pháp giúp học sinh lớp
9 viết tốt đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 THPT ở trường
THCS Nga Hải”. Nhằm giúp các em có kĩ năng làmtốt bài văn nghị luận xã hội
và đặc biệt là trang bị kiến thức để các em chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT.
2.3. Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực tế vừa nêu, để giúp học sinh có hứng thú hơn, biết cách viết văn
nghị luận xã hội, ngay từ đầu năm học 2021-2022 khi được phân công dạy khối
9, tôi đã đề ra một vài giải pháp như sau:
2.3.1. Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị luận xã hội.
Trong chương trình Ngữ văn bậc Trung học cơ sở, học sinh đã được làm
quen với kiến thức về văn nghị luận từ lớp 7 thơng qua các tiết học “Tìm hiểu

skkn


5
chung về văn nghị luận”; “Các phép lập luận giải thích và chứng minh”. Ở lớp 8

các em được học tiết “Xây dựng đọan văn trong văn bản” và “Viết đoạn văn
trình bày luận điểm”. Như vậy về cơ bản các em đã được rèn kỹ năng về viết
đoạn văn và trình bày luận điểm bằng một đoạn văn. Trong quá trình hướng dẫn
học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội tôi cũng củng cố và khắc sâu thêm về kỹ
năng viết đoạn, trình bày luận điểm trong đoạn văn. Đến chương trình Ngữ văn
9 cũng đã có những tiết dạy và học nghị luận xã hội:
- Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Tiết 112: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Thơng qua các tiết lý thuyết trong sách giáo khoa tôi hướng dẫn học sinh
hiểu kỹ về văn nghị luận xã hội và những yêu cầu chung của một đoạn văn nghị
luận xã hội. Về cơ bản học sinh đều hiểu được:
a. Văn nghị luận xã hội làthể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn
đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích
cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối
quan hệ giữa người với người trong xã hội.
b. Những yêu cầu chung của một đoạn văn nghị luận xã hội:
- Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung: tập trung hướng tới luận đề để bài
viết không tản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất
quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục.
- Đảm bảo về kiến thức mang chính trị – xã hội: những hiểu biết về chính
trị – pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo
đức, tâm lí – xã hội, những tin tức thời sự cập nhật…
- Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát từ một lập trường
tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của tồn xã hội… để
bàn bạc, phân tích, khen chê và đề xuất ý kiến.
- Đảm bảo diễn đạt: rõ ràng, mạch lạc; ngơn từ trong sáng, dễ hiểu…, trình
bày bằng một đoạnvăn khoảng 200 chữ.
- Đảm bảo bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của người viết trước vấn đề xã

hội để từ đó giáo dục học sinh ý thức đúng đắn khi tham gia hoạt động xã hội.
c. Các dạng đề văn nghị luận xã hội.
Tôi luôn hướng dẫn học sinh của mình để các em nắm được cấu trúc đề thi
do sở GD-ĐT Thanh Hóa ban hành có 2 dạng cơ bản:
Dạng 1: Bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thơng qua những nhận xét,
phán đốn về tinh thần, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, lối sống,…
Đối với học sinh trong nhà trường THCS, do tâm lí, lứa tuổi, tầm nhận thức
nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp,
lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc
sống hằng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm,
tinh thần học tập, phương pháp nhận thức,… Những vấn đề này có thể đặt ra
một cách trực tiếp, hoặc được gợi mở qua một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao,

skkn


6
câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà văn hóa, khoa học, nhà văn
nổi tiếng,…).
Ví dụ: Trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 51 có một số đề bài:
- Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
- Đức tính khiêm nhường.
- Có chí thì nên.
- Đức tính trung thực.
- Tinh thần tự học.
Ngồi ra các đề thi gần đây thường xuất hiện một số đề như: bàn về lịng
kiên nhẫn, sức mạnh của tình yêu thương, sự cần thiết phải vươn lên từng ngày
ở mỗi người, ý nghĩa của sự tự tin …
Dạng 2: Bàn về một hiện tượng, con người, sự việc có thật trong cuộc sống
ở mọi phương diện, mọi khía cạnh của nó.

Khác với dạng đề bàn về một tư tưởng, đạo lí, dạng đề này thường nêu lên
một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích cực,
nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng
có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, Như thế địi hỏi người viết, bằng nhận thức của
bản thân, phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca
ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện (chân, thiện, mĩ) và lên án, vạch
trần cái xấu, cái ác… Tất nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các đề văn
dạng này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học đường vừa phải có ý nghĩa lớn lao
đối với cả cộng đồng dân tộc và thế giới.
Ví dụ: Trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập II, trang 22 có một số đề bài:
- Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em
hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình.
- Trị chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải mê chơi mà
sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về
hiện tượng đó.
Ngồi ra, các đề thi gần đây thường xuất hiện một số đề như: Lối sống vô
cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay, Hiện tượng sống ảo, Bệnh ái kỷ, Mặt lợi
và hại của mạng xã hội…
d. Cách làm các dạng đề văn nghị luận xã hội
Sau khi học sinh hiểu được các dạng đề văn nghị luận xã hội, tôi hướng dẫn
học sinh cách làm bài cho từng dạng đề
*Cách làm dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1: Nhận diện đề:Trước bất cứ đề nghị luận nào, giáo viên đều phải
hướng dẫn học sinh đọc kỹ, gạch chân những từ quan trọng và tự đặt ra câu hỏi.
- Vấn đề đặt ra trong đề bài là gì?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận ?
- Nhận diện tính chất của đề: đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống có ba dạng tính chất của đề như sau:

skkn



7
+ Dạng 1: Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tiêu
cực. Ví dụ: Tình trạng học lệch của học sinh hiện nay, lối sống vô cảm, sống ảo,
bệnh ái kỷ, ...
+ Dạng 2: Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có tính chất tích
cực. Ví dụ: phong trào ủng hộ đồng bào bị bão lụt, tình người trong đại dịch
covid 19, tinh thần tự học, bảo vệ mơi trường, nói khơng vứi gian lận trong
thi cử...
+ Dạng 3: Dạng đề bài bàn về một hiện tượng đời sống có cả tính chất tích
cực và tiêu cực. Ví dụ: bàn về tính chất hai mặt của mạng xã hội trong thời đại
4.0, Phải chăng thất bại là mẹ thành cơng, văn hóa thần tượng của giới trẻ ngày
nay...
Nhận diện được tính chất đề bài sẽ định hướng đúng được cách triển khai ý
và lập luận.
Bước 2: Lập dàn ý.
Nhìn chung, để tìm ý cho dạng bài này vẫn là người viết biết đặt ra và trả
lời các câu hỏi có ý nghĩa xung quanh vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu. Các câu
hỏi và nội dung trả lời cũng có thể sắp xếp theo bốn bước:
- Giới thiệu thực trạng : Để luyện tập viết các bài văn nghị luận về một
hiện tượng đời sống, trước hết cần biết nhận diện hiện tượng ấy (sự việc, con
người): Các biểu hiện, các dạng tồn tại, những số liệu cụ thể. Thực hiện thao tác
này đòi hỏi học sinh một sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại
trong đời sống xã hội hiện nay. Nghĩa là không phải đợi tới lúc nhận đề bài mới
tìm hiểu mà học sinh nên có sự chuẩn bị từ trước bằng việc chú ý nghe thời sự
hằng ngày, cập nhật thông tin về các vấn đề trong nước cũng như quốc tế. Khi
phản ánh thực trạng, ta cần đưa ra những con số, những thơng tin cụ thể, tránh
lối nói chung chung, mơ hồ vì chính sự cụ thể của thơng tin sẽ tạo ra tính thuyết
phục cho những ý kiến đánh giá sau đó. Chẳng hạn, muốn bàn về tình trạng ô

nhiễm nguồn nước, cần tìm thông tin về những con sông đang bị ô nhiễm nặng
nhất, mức độ ô nhiễm cụ thể, các loại chất gây ơ nhiễm hiện có mặt có trong
nguồn nước sơng,…. Muốn bàn về nạn bạo hành với phụ nữ, cần tìm hiểu xem
trong xã hội hiện tại, người phụ nữ phải đối mặt với những kiểu (dạng) bạo hành
như thế nào, tỉ lệ phụ nữ phải sống chung với nạn bạo hành, …
- Phân tích và bình luận nguyên nhân – kết quả(hậu quả): Khi phân
tích nguyên nhân, nên chú ý tới các mặt khách quan – chủ quan. Chẳng hạn, với
hiện tượng tai nạn giao thơng thì ngun nhân khách quan là do hệ thống giao
thơng cịn nhiều bất cập (cách phân luồng, phân tuyến, hệ thống biển báo chỉ
dẫn, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông,…), nguyên nhân chủ quan
là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững
pháp luật, chưa chú ý đúng mức tới vấn đề an toàn,…. Khi đánh giá hậu quả,
cần xem xét ở các phạm vi cá nhân – cộng đồng, hiện tại – tương lai,…. Ví dụ:
Hiện tượng nghiện Internet không chỉ làm hao tổn về sức lực, tiền của, ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn tạo mầm mống cho
những bất ổn trong xã hội.

skkn


8
- Đề xuất ý kiến (giải pháp): Trước hết các em cần phải xem lại phần
ngun nhân vì nó chính là gợi ý tốt nhất để có thể tìm ra các giải pháp khắc
phục. Chẳng hạn một trong những nguyên nhân của tai nạn giao thông là do
người tham gia giao thơng chưa có ý thức trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp
và chưa chú ý đầy đủ đến sự an tồn thì một trong những giải pháp có thể thực
hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt
đối với những trường hợp vi phạm an tồn giao thơng….
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây

dựng (theo dàn ý)
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần
phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dịng, sa vào
kể lể, giải thích vấn đề khơng cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và
trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
*Cách làm bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
Bước 1: Nhận diện đề
– Đọc kĩ đề , chú ý những từ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen,
nghĩa bóng của từ ngữ nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, đoạn . Chia vế,
chia đoạn , tìm hiểu mối tương quan giữa các vết song song, chính phụ, nhân
quả, tăng tiến hay đối lập…
– Phần phân tích đề phải xác định được ba yêu cầu sau đây :
+ Vấn đề cần nghị luận là gì ? Có bao nhiêu ý cần triển khai ? Mối quan hệ
giữa các ý như thế nào ?
+ Sử dụng thao tác lập luận gì là chính ?
+ Phạm vi tư liệu của bài viết : thuộc lĩnh vực xã hội nào , phạm vi , ảnh
hưởng . .
Đây là một thao tác quan trọng và cần thiết giúp người đọc phát hiện ra vấn
đề nghị luận trong yêu cầu của đề bài và triển khai đúng theo yêu cầu của đề.
Thao tác này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài viết.
Bước 2: Lập dàn bài: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí,
để giải quyết vấn đề ta cần lưu ý xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản
nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi (Là gì? Như thế nào? Vì sao? Như thế
thì có ý nghĩa gì với con người, cuộc sống, với bản thân . . . ) . Từ việc đặt ra và
trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí thường được triển khai theo bốn bước cơ bản sau :
- Giải thích tư tưởng, đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói:
giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút

ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói
(thường dành cho đềbài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh
ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,…). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu
hiện cụ thể?

skkn


9
- Bàn luận
+ Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả
lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng
minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời
sống xã hội).
+ Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác
bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư
tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác,
đúng trong hồn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn
chứng minh họa.
- Mở rộng
+ Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
+ Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
+ Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là cơng
nhận cái đúng, ngược lại,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách
đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.
Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình
mà áp dụng cho tốt, khơng nên cứng nhắc.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị

luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực
tiễn đời sống.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây
dựng (theo dàn ý)
- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần
phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dịng, sa vào
kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và
trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh các kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
.Sau khi hướng dẫn học sinh cách viết hai dạng đề cho yêu cầu viết đoạn văn
nghị luận xã hôi, tôi hướng dẫn học sinh các kỹ năng xây dựng đoạn văn theo
yêu cầu của đề thi vào THPT. Đề thi vào THPT của tỉnh Thanh Hoá phần viết
đoạn văn thường gắn liền với đề đọc hiểu vậy nên khi ôn tập cho học sinh thi tôi
bám sát vào cấu trúc này để ôn. Tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
2.3.2.1. Các kỹ năng xây dựng đoạn văn.
a. Kỹ năng nhận diện đề.
Dựa vào cấu trúc đề thi mẫu củasở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa,
dạng bài nghị luận – xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi
viết đoạn văn. Vậy nên trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt
lõi nội dung. Từ đó xem đề u cầu mình bàn về vấn đề gì, nhất là phải xác định được vấn

skkn


10
đề đó thuộc về dạng bài Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sớng.

Ví dụ Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT của Sở Giáo dục tỉnh Thanh Hoá năm

2019 ra đề như sau:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta
dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chới
vì ơng sợ rằng chàng trai khơng đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin
một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy
đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hịn ngọc bích vào tay chàng trai
và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ơng tiếp tục cơng việc của mình: mài đá, cân và
phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chun gia lại đặt hịn ngọc bích vào tay chàng
trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia
vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hịn ngọc bích nhưng chàng
khơng thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục cơng việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trơi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một
ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ơng ta
rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hịn
ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà khơng cần nhìn viên đá:
- Đây khơng phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản
trên.
Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?
Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển
thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc
hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" khơng? Vì sao? (Trình bày từ 7
đến 10 câu)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị
hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lịng
kiên nhẫn.
Theo u cầu của đề bài thì đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo
lý, bàn về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn. Đọc kỹ nội dung ngữ liệu đọc hiểu, hiểu

skkn


11
được nội dung câu chuyện về học nghề và truyền nghề, học sinh sẽ hiểu được ý
nghĩa của lòng kiên nhẫn. Như vậy, để có thể làm tốt dạng bài nghị luận – xã hội
các em cần đọc kỹ phần đọc hiểu. Có như vậy, các em mới nắm bắt được vấn đề
cần nghị luận.
b. Kỹ năng lập dàn ý
* Xây dựng câu mở đoạn
Giống như phần mở bài vậy, câu mở đoạn phải có cái nhìn tổng qt,
khái qt được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn
đề gì. Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu.Cách xây dựng câu mở đoạn: nêu nội
dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc khơng dẫn ngun câu thì trích cụm
từ khóa).
Ví dụ theo đề trên ta có thể viết như sau:
-Đi thực tế cuộc sống : Trong cuộc sống, để thành công trong mọi việc,
chúng ta cần có lòng kiên nhẫn, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định mọi thành bại của mỗi cá nhân.
- Đi từ nhu cầu của bản thân đến đạo lý: Trên con đường chinh phục bản

thân, hoàn thiện nhân cách, mỗi chúng ta cần phải trang bị cho mình rất nhiều
đức tính tớt. Lịng kiên nhẫn chính là một trong những đức tính vô cùng quan
trọng của mỗi con người chúng ta.
*Cách triển khai ý ở thân đoạn.
- Giải thích vấn đề: Giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn
gọn, đơn giản).
Với đề trên, học sinh cần giải thích lịng kiên nhẫn là gì. Người có lịng
kiên nhân là người như thế nào.
Ví dụ: Lịng kiên nhẫn là sự nhẫn nại, cớ gắng, quyết tâm vươn lên,
theođuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
Người có lịng kiên nhẫn là người biết cớ gắng phấn đấu, không ngại khó khăn,
thất bại trên con đường dẫn đến thành cơng.
-Bàn luận, phân tích vấn đề:
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý
lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
+ Quan điểm của mình về vấn đề đó, đồng tình hay khơng đồng tình, phân
tích theo quan điểm đó.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Với đề trên tôi hướng dẫn học sinh nêu các ý sau:
- Biểu hiện của lịng kiên nhẫn: kiên trì theo đuổi mục tiêu, khi gặp khó
khăn khơng bỏ cuộc. Lấy dẫn chứng: q trình đi tìm đường cứu 30 năm của
Bác Hồ, kiên trì luyện viết bằng chân của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký…
- Ý nghĩa của lòng kiên nhẫn:
+ Giúp con người tèn luyện ý chí, nghị lực, khơng sợ vấp ngã..
+ Giúp con người trở nên bản lĩnh tiến đến thành công thuật lợi hơn.

skkn



12
+ Luyện cho con người có sự dẻo dai, có kinh nghiệm sống và biết chấp
nhận cả những thất bại.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những người dễ nản chí, dễ bỏ cuộc, mất niềm
tin.
- Bài học:
+ Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà
hãy tự mình vượt qua, khơng ngại khó khăn gian khổ
+ Ý thức được ý nghĩa của lòng kiên trì đối với con người, với bản thân
mình và những người xung quanh
Lưu ý: Dung lượng từng phần: Giải thích 4 dịng, bàn luận 12 dịng, mở
rộng vấn đề 3 dòng, bài học 4 dòng
* Cách viết kết đoạn (2-3 dòng)
-Liên hệ với bản thân.
- Liên hệ với những vấn đề tương tự. Hoặc mở rộng vấn đề, có thể kết lại
bằng một danh ngơn hay câu nói nổi tiếng.
Với đề trên tôi hướng dẫn học sinh kết bài như sau:
+ Nói tóm lại, kiên nhẫn là một đức tính cần có ở mỗi người.Là học sinh
chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt
với những khó khăn phía trước để cánh cửa thành công sẽ dễ dàng mở ra .Hãy
nhớ rằng :"Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cớ gắng".
+ Hoặc:Lịng kiên nhẫn là một đức tính đáng quý và cần có của mỗi con
người. Hãy biết trân trọng và giữ gìn phẩm chất này để thành cơng trên mọi con
đường mà mình đang hướng tới.
c. Kỹ năng viết bài: Trên cơ sở dàn ý chi tiết đã xây dựng, tôi yêu cầu HS
viết bài theo cấu trúc và cách triển khai đoạn văn đã học. Kỹ năng này HS luyện
nhiều lần cho đến khi thành thục, nhuần nhuyễn. Giáo viên thu bài, chấm chữa,
nhận xét, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để HS rút kinh nghiệm.
Một số đề minh họa.
Đề 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của

anh/chị về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay.
Bước 1: Nhận diện đề
- Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ. Đây là hiện
tượng sống để lại nhiều hệ luỵ cho đời sống cá nhân và xã hội cần lên án.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- u cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
- Tính chất của đề: nghị luận về một hiện tượng trong đời sống có tính chất
tiêu cực.
Bước 2: Lập dàn ý
1. Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo của
giới trẻ hiện nay.
2. Thân đoạn
a. Giải thích sống ảo là gì ?

skkn


13
- Sống ảo là lối sống, cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con
người ở trên mạng xã hội.
- Hiện nay, lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch.
- Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại.
b. Bình luận và chứng minh
- Thực trạng
+ Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay.
+ Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều.
+ Dành phần lớn quỹ thời gian cho các trang mạng xã hội (đặc biệt là
Facebook).
+ Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh,
bình luận dạo...

+ Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình
làm thú vui.
+ Có chuyện gì cũng đăng lên các trạng mạng xã hội.
+ Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu
hút sự tị mị, hiếu kỳ của đám đơng.
+ Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện
thực thì lại thu mình, khép kín.
- Ngun nhân
+ Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân.
+ Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
+ Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân.
- Tác hại
+ Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa.
+ Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại.
+ Mất tập trung vào học tập, cơng việc.
+ Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực.
-Biện pháp khắc phục
+ Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.
+ Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt
động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa.
+ Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi
người có lối sống tích cực.
3. Kết đoạn: Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng
sống ảo.
Đề 2: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữtrình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong
cuộc sống. (Đề thi của sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Thanh Hóa năm 2021)
Bước 1: Nhận diện đề
- Yêu cầu về nội dung: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

skkn


14
- Tính chất của đề: nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
Bước 2: Lập dàn ý:
1. Mở đoạn:Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình u
thương.
2.Thân đoạn:
- Giải thích tình u thương là gì: Tình yêu thương là một khái niệm chỉ
một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương
yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết, là sợi dây vơ hình gắn kết con
người với con người, thể trong nhiều mối quan hệ xã hội.
- Sức mạnh của tình yêu thương
+ Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho
họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
+ Tạo sức mạnh cảm hố kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”;
mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
+ Tình yêu thương giúp con người biết thấu hiểu, sẻ chia, vị tha, bao dung,
làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
+ Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn.
- Mở rộng, bàn luận:
+Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vơ cảm, dửng
dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc
sống của bản thân mình mà khơng quan tâm đến bất cứ ai.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Tình yêu thương có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống
+ Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ

chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề: Tình u thương có vai trị quan trọng, là sức
mạnh không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu
thương đồng loại.
2.3.2.2. Cách đưa dẫn chứng vào đoạn văn.
Đối với bất cứ dạng văn nghị luận nào (tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời
sống), dẫn chứng có vai trị vơ cùng quan trọng. Trong bài văn nghị luận, dẫn
chứng và lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm và làm tăng thêm tính thuyết
phục, hấp dẫn cho hệ thống lập luận.Nếu khơng có dẫn chứng, những lí lẽ được
đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì vẫn khơng đủ sức thuyết phục và không thể
tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành
những lời bàn luận mang tính chất là những khái niệm, lí thuyết sng.
Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn
nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những
người thật, việc thật. Đây là một công việc khá khó khăn đối với học sinh. Để
giúp các em biết cách tìm dẫn chứng một cách tốt nhất, xin chia sẻ một số kinh

skkn


15
nghiệm trong việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho đề văn nghị luận xã hội và đưa
vào trong đoạn văn.
– Lấy dẫn chứng là những số liệu cụ thể, rõ ràng.
Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận là những số liệu cụ thể, rõ ràng
vào bài viết, chúng sẽ trở thành những “con số biết nói” gia tăng sức thuyết phục
của lí lẽ. Đó là những số liệu thống kê, những con số,… nói lên thực trạng của
vấn đề nghị luận.

Ví dụ:
+ Khi nghị luận về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con
người, người viết có thể vận dụng những con số sau:
• Đưa ra con sớ về tỉ lệ sớ người hút th́c lá: “Ở Việt Nam, có khoảng 18
triệu người hút thuốc lá. Trong đó có khoảng 50% nam giới đang hút th́c lá,
và có 85% trong sớ đó hút th́c mỗi ngày”.
• Đưa ra sớ liệu thớng kê về số người bị chết do thuốc lá: “Tại Việt Nam,
trung bình mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì khói th́c. Tỷ lệ này cao
gấp 4 lần so với sớ người thương vong vì tai nạn giao thơng”.
Rõ ràng, với những con số trên, tác hại của hút thuốc lá sẽ được nhấn mạnh
hơn. Do đó, hồi chng cảnh tỉnh về việc hút thuốc sẽ tăng thêm tính thuyết
phục.
– Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng nhân vật nổi tiếng
Nhân vật nổi tiếng là những người đã được dư luận công nhận, đánh giá về
phẩm chất cũng như năng lực. Khi lấy nhân vật nổi tiếng làm dẫn chứng trong
bài văn nghị luận, những dẫn chứng này sẽ làm tạo nên một hiệu ứng bất ngờ
trong việc đi vào lòng độc giả. Đây cũng là cách đưa dẫn chứng tiêu biểu thường
xuyên xuất hiện trong bài văn nghị luận.Khi đưa dẫn chứng là nhân vật nổi
tiếng, cần lưu ý câu chuyện của nhân vật cần liên quan chặt chẽ đến vấn đề cần
nghị luận. Và mỗi một câu chuyện có thể trở thành dẫn chứng cho nhiều vấn đề
nghị luận khác nhau. Đồng thời, chúng ta có thể lấy dẫn chứng là những nhân
vật nổi tiếng trong đời sống lẫn trong văn học.
Ví dụ:
+ Dẫn chứng Nguyễn Hải An- cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: “Mặc dù chỉ mới
7 tuổi nhưng em đã mang trong mình căn bệnh ung thư. Biết mình sẽ qua đời,
An quyết định hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người khác”. Với câu chuyện
cảm động trên, các em có thể đưa vào những bài viết về chủ đề “tình u
thương”, “sớng đẹp” hoặc “cho đi là cịn mãi”,…
+Câu chụn về Phạm Đình Quý- vị kiến trúc sư xây dựng 105 điểm
trường cho trẻ em vùng cao. “Trong vòng 5 năm, anh đã vượt hơn 365.000 km

dọc khắp nước ta để đặt chân đến những vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Kết quả anh
đã xây dựng được 105 điểm trưởng, giúp trẻ em có thể đến gần hơn với con
chữ.” Với câu chuyện này, chúng ta có thể đưa vào bài văn nghị luận về “tình
u thương”, “sớng là cho đi”, hoặc “sự hi sinh cao đẹp”.
– Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng những câu nói nổi tiếng:

skkn


16
Khi những câu nói nổi tiếng trở thành dẫn chứng vào bài văn nghị luận,
chúng sẽ là công cụ hữu hiệu để gia tăng tính xác thực. Ngồi ra, những câu nói
này sẽ khiến cho bài văn tăng tính hấp dẫn và khơng hề khơ khan.
Ví dụ: Khi bình luận về vấn đề tình u thương, người viết có thể trích dẫn
những câu nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người”, “Nơi lạnh nhất
không phải là Bắc Cực, mà là nơi khơng có tình thương”, “Chỉ có trái tim yêu
thương mới gieo mầm hạnh phúc” (Đặng Thùy Trâm). Hoặc đưa những câu văn,
câu thơ, lời bài hát có giá trị vào bài làm:
1. Sống trong cuộc sống cần có một tấm lịng
Để làm gì, em biết khơng ?
Để gió cuốn đi. (Để gió cuồn đi – Trịnh Công Sơn)
2. Nếu là chim tôi sẽ là bồ câu câu trắng.
Nếu là hoa tơi sẽ là một đó hướng dương.
Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người tôi xin chết cho quê hương. (Tự nguyện – Trương Quốc
Khánh)
3. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú q vinh quang, vinh quang khơng bằng có mẹ.
( Mẹ tơi – Trần Tiến)
4. Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui.

Chọn những bông hoa và những nụ cười.
( Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui – Trịnh Cơng Sơn)
Bài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng. Lấy q ít dẫn chứng
thì vấn đề nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên cạnh những dẫn chứng
mang tính chất bản lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ thêm những dẫn chứng
để có sự liên hệ, so sánh. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ
khiến bài văn nghị luận bị loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý
yếu tố cần và đủ, không thiếu dẫn chứng nhưng cũng khơng có q nhiều dẫn
chứng. Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra
trong luận điểm. Vậy nên đưa dẫn chứng vào đoạn văn cần:
– Đảm bảo tính điển hình, tiêu biểu:Ngồi việc đưa dẫn chứng phong phú,
người viết cịn cần biết chọn lọc dẫn chứng, ưu tiên những dẫn chứng điển hình
và tiêu biểu. Thơng thường, học sinh thường chọn những dẫn chứng quen thuộc.
Chẳng hạn như khi bàn luận về vấn đề “Nghị lực sống vượt lên trên hoàn cảnh”,
học sinh thường lấy những dẫn chứng về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí kiên trì
luyện viết chữ bằng chân. Hay Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng,
lấy ánh sáng học bài. Rõ ràng, những dẫn chứng này đều đúng. Nhưng vì đã quá
quen thuộc nên sẽ khơng tạo ra được tính hấp dẫn cho bài văn.Người viết nên sử
dụng những dẫn chứng mới mẻ hơn. Chẳng hạn như câu chuyện về Nich
Vujicic- tấm gương vượt khó, dù sinh ra khơng có tay chân nhưng vẫn mạnh mẽ
vượt lên để trở thành diễn giả nổi tiếng. Rõ ràng dẫn chứng này sẽ truyền thêm
cảm hứng cho rất nhiều người. Như vậy, chúng ta nên chọn lọc những dẫn

skkn


17
chứng mới mẻ thơng quaviệc thường xun tìm hiểu và cập nhật các thơng tin
về đời sống văn hóa- xã hội.
– Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân

tích dẫn chứng.
Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn
chứng. Thao tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trị, hiệu quả. Nếu
khơng phân tích, đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng. Không sâu sắc
và đủ sức tác động đến người đọc. Để làm được điều này, người viết cần hiểu
đúng, đánh giá đúng và cảm thụ đúng về giá trị của dẫn chứng.
– Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị ḷn cần đảm bảo tính logic và hệ
thớng
Nghĩa là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất
định. Ví dụ như việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử,
quá khứ đến thời điểm hiện tại). Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp,
từ xa đến gần,…. hoặc ngược lại). Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh
được tình trạng đưa dẫn chứng một cách tràn lan và mất kiểm soát.
2.3.3. Một số lưu ý khi làm các dạng bài nghị luận xã hội.
- Dung lượng yêu cầu khoảng 200 chữ, vì vậy cần viết ngắn gọn súc tích.
Đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, chia luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Thời gian viết bài nghị luận dao động từ 20-25 phút. Tránh tập trung quá
nhiều vào dạng bài này mà mất thời gian câu sau.
- Lưu ý đối với cách trình bày: trình bày như một đoạn văn, khơng có ngắt
xuống dịng. Tuy vậy, vẫn đảm bảo đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
Bài 200 chữ ứng với khoảng 20 dòng, 2/3 tờ giấy thi.
- Tóm lại, nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc các vấn
đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Đoạn
nghị luận xã hội chú trọng việc bày tỏ quan điểm cá nhân, nên chúng ta rất
khuyến khích các em sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, bộc lộ cá tính. Nhưng
cần nhớ sự sáng tạo, khác biệt vẫn phải dựa trên lí lẽ, căn cứ xác đáng với một
thái độ chân thành, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bởi lẽ mục đích cuối cùng
của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và các mối quan hệ xã
hội, giúp chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế khi làm bài các em nên
chú ý lan tỏa những thơng điệp tích cực, tốt đẹp.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học
2020- 2021 và bổ sung hoàn thiện trong năn học 2021 - 2022. Sau khi áp dụng
đề tài này vào thực tế giảng dạy, chất lượng làm bài văn nghị luận xã hội của
học sinh mà lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt. Giờ đây các em đã
làm bài đúng hướng, bám sát vào thực tế đời sống cũng biết rút ra những bài học
cho bản thân mình. Các em đã hiểu bản chất của kiểu văn này, khơng thấy khó
và viết văn khơng bị khô khan như trước nữa. Biết lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc
sống đời thường để đưa vào bài; nhiều bài đã có sức hút và lay động được người

skkn


18
đọc. Đặc biệt các em đã biết phân biệt hai kiểu bài nghị luận xã hội: nghị luận về
một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Về thái độ: Các em có hứng thú với kiểu bài, cóý thức học, tự giác làm
bài và tham khảo các bạn khác khi không thực hiện được.
* Về kiến thức kỹ năng thực hành của học sinh: Sau khi kết thúc áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm này, thì kết quả thu được như sau
- 95% học sinh định hướng đúng đề bài, viết được đoạn văn cơ bản đủ ý
- 25% trong số 95% các em viêt được các đoạn văn hay, đủ ý, triển khai ý
loogic, có cảm xúc,…
* Về chất lượng :
Cũng nhờ áp dụng những kinh nghiệm này mà cuối năm học 2021 – 2022
chất lượng của các bài thi về dạng đề này được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là qua 3
bài khảo sát làm dạng đề nghị luận xã hội, kết quả như sau:
Số HS còn lúng túng
Số HS biết cách làm bài ở

Số HS làm bài tốt
khi làm bài
mức trung bình-khá
(8-9 điểm)

(1- 4điểm)
(5->7điểm)
số
SL
%
SL
%
SL
%
65

3

4,6

47

72,4

15

23

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.

Để rèn luyện học sinh làm bài nghị luận xã hội tốt, tôi đã mạnh dạn đề
xuất một số biện pháp cụ thể như trên, với mong muốn giúp các em có một cái
nhìn và cách sống tồn diện hơn. Không chỉ học để nắm tốt các bài giảng trên
lớp mà các em còn biết vận dụng vào thực tế đời sống, biết chuyển lí thuyết
thành việc làm, hành động cụ thể. Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu
cuộc sống; biết vượt lên trên hồn cảnh khó khăn; có tinh thần tự học để thành
công trong cuộc sống và biết cách bảo vệ môi trường sống xung quanh...Phù
hợp chung với xu thế xã hội và cũng là mục tiêu mà Đảng đã ra: “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp
thiết từ quan điểm tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ
chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện ... đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học...”. Trong đó phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nghiên
cứu khoa học để làm cho văn học không xa rời thực tiễn cuộc sống. Theo xu
hướng đổi mới chung của giáo dục để áp dụng vào từng môn học cụ thể, bản
thân tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận xã hội trong môn Ngữ văn là một vấn đề
đáng được quan tâm. Vì nghị luận xã hội là một dạng văn cịn mới và khó với
học sinh Trung học cơ sở. Mặc dù tiết dạy cũng như số điểm trong bài thi
không nhiều nhưng cũng là phần quan trọng, giúp học sinh có những hiểu biết
về đời sống để vận dụng thi vào Trung học phổ thông rồi sau này thi tốt nghiệp
lớp 12, thi vào Đại học đều có kiểu nghị luận này. Theo tơi đó là cách tốt nhất

skkn


19
để đánh giá lực học của học sinh. Buộc các em phải có cái nhìn khác về văn, về
cuộc sống. Ngoài kiến thức về văn học, để làm tốt làm bài nghị luận văn học,
học sinh còn phải biết quan tâm, đến đời sống xung quanh, biết nhìn nhận sự
việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lí làm người.
3.2. Kiến nghị: Không

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Mai Thị Vân

skkn


20
Phụ lục 1: Một số đoạn văn nghị luận hay của học sinh.

Bài làm của em Mai Hoàng Anh – thi khảo sát giữa kỳ I

skkn


21

Bài làm tại lớp phụ đạo của em Vũ kim Chi – Bàn về đức hi sinh.

skkn


22


Dàn ý làm tại lớp bàn về lòng dũng cảm của em: Mai Vân Anh.

skkn


23

Dàn ý làm tại lớp bàn về lòng dũng cảm của em Đặng Thị Hà Anh.
Bài làm của em Mai Sỹ Khanh – khảo sát lần 2. Chủ đề : Sống là không chờ đợi.

skkn


24

Bài khảo sát lần 2 của em Thịnh Nguyễn Hiền Anh. Chủ đề: Sống là không chờ
đợi.

skkn


×