Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Skkn hướng dẫn học sinh thpt sử dụng tư duy dồn chất để giải nhanh bài toán tổng hợp hiđrocacbon nhằm nâng cao kết quả trong các kỳ thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.93 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THỦY 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH THPT SỬ DỤNG TƯ DUY
DỒN CHẤT ĐỂ GIẢI NHANH BÀI TOÁN TỔNG HỢP
HIĐROCACBON NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ
TRONG CÁC KỲ THI

Người thực hiện: Đỗ Thị Lệ Thủy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Hóa học

THANH HỐ, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC

Phần 1
1.
2.
3.
4.
Phần 2
1.
2.
3.


4.

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Giải pháp giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phần 3 Kết luận, kiến nghị
1.
Kết luận
2.
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

skkn

Trang
1
1
2
2
2
3
3

3
5
15
18
18
18
20


Phần 1. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học theo xu hướng đổi mới trong giáo dục không chỉ là truyền đạt để
học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà dạy học phải gắn với việc khơi
dậy hứng thú cho học sinh; dạy học phải gắn với việc rèn luyện kĩ năng, phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo ở học sinh. Đối với môn tự nhiên nhiều lí
thuyết như mơn Hóa thì vấn đề đó càng cần thiết hơn.
Với xu thế ra đề tránh học tủ, học lệch và phát triển năng lực của học sinh,
trong các đề thi nói chung và Hóa học nói riêng, người ra đề ln cố gắng để có
những câu hỏi hay tránh những dạng quen thuộc nhằm phát hiện và phát triển
năng lực tư duy của học sinh, đặc biệt là những học sinh khá, giỏi. Với các bài
tốn tổng hợp hiđrocacbon, đề thường khơng có một khn mẫu nhất định, học
sinh thường bị rối như lạc vào mê cung và thường sẽ mất rất nhiều thời gian để
làm nhưng chưa biết có làm ra hay khơng, một số khác chọn cách tô bừa đáp án.
Bài tập tổng hợp hiđrocacbon là dạng bài tập không phải là quá khó
nhưng nhiều học sinh vẫn cảm thấy e ngại khi tiếp cận. Với học sinh lớp 11 do
mới bắt đầu được học Hóa hữu cơ nên các em cịn đang bị rối trong rất nhiều
những lý thuyết mới vì thế các em chưa có nhiều kỹ năng, kỹ xảo giải nhanh bài
tập. Còn với học sinh lớp 12 nhiều em lại quên dần kiến thức của lớp 11. Mảng
kiến thức này thường xuyên xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia và đề thi
chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Khi ôn thi cho học sinh ở lớp 12 thường thì rất

nhiều học sinh chỉ làm được những dạng cơ bản riêng lẻ mà không làm được các
bài tổng hợp, hoặc có em làm được nhưng cách giải rườm rà phức tạp và mất
nhiều thời gian; thậm chí những học sinh của đội tuyển dự thi học sinh giỏi cũng
chưa tìm được cách giải tối ưu khi gặp dạng bài này.
Bên cạnh đó tài liệu nghiên cứu về phần bài tập tổng hợp hiđrocacbon lại
chủ yếu về phương pháp giải bốn dạng cơ bản như bài tập phản ứng thế, phản
ứng cộng, phản ứng cracking và phản ứng cháy; các dạng bài tập cơ bản có sẵn
khn mẫu mà khơng có nhiều bài tập tổng hợp kết hợp các loại phản ứng đó
hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở việc đưa ra các bài riêng lẻ và hướng dẫn
giải chứ chưa phân loại rõ ràng để học sinh hình thành được cách giải chung cho
từng dạng, từng loại bài.
Để giáo viên bồi dưỡng học sinh ở trường THPT dự thi THPT Quốc gia,
thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao thì nhu cầu cấp thiết đối với người
giáo viên là cần phải định hướng, hình thành con đường tư duy cho học sinh khi
gặp dạng bài này để giúp học sinh ơn tập có hiệu quả.
Là một giáo viên dạy học ở trường THPT miền núi, điều kiện học tập của
học sinh cịn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh. Mặc dù cả thầy và
trị đều đã có nhiều cố gắng, nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao. Đặc biệt
là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi trong kì thi THPT Quốc gia còn thấp; số học
sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh của bộ mơn thì ít; khảo sát nguyện vọng của
1

skkn


học sinh lớp 9 trên địa bàn huyện để chuẩn bị thực hiện sách giáo khoa lớp 10
mới theo chương trình phổ thơng 2018 có rất ít học sinh chọn mơn Hóa và điều
đó đã làm cho tơi rất trăn trở. Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi
đạt kết quả cao hơn, phải làm thế nào để học sinh u thích mơn Hóa hơn? Vì
vậy tôi đã nghiên cứu, thu thập và sưu tầm nhiều tài liệu có liên quan đến

hiđrocacbon để ơn luyện cho học sinh giúp các em nắm vững lí thuyết và thành
thạo kĩ năng giải nhanh bài toán tổng hợp thuộc mảng kiến thức này. Học sinh
đã phần nào thấy yêu thích mơn Hóa , có hứng thú với mỗi giờ học Hóa, khơng
cịn cảm giác “sợ” bài tập tổng hợp hiđrocacbon. Nhiều bài tập khó đã được các
em chinh phục..
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh
THPT sử dụng tư duy dồn chất để giải nhanh bài toán tổng hợp hiđrocacbon
nhằm nâng cao kết quả trong các kỳ thi” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2021 -2022. Với hy vọng đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo phục
vụ tốt cho công tác giảng dạy của các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện sáng kiến này:
+ Trước hết giúp bản thân tôi hiểu sâu hơn về bản chất của những bài tốn tổng hợp
hiđrocacbon và tìm được con đường tư duy để giải nhanh những bài toán này.
+ Giúp học sinh lĩnh hội, vận dụng kiến thức tốt và tư duy nhanh hơn tạo tiền đề
cho việc giải nhanh các bài tập thuộc các phần kiến thức khó hơn.
+ Nâng cao kết quả thi của học sinh trong các kỳ thi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu và tổng kết những vấn đề sau:
- Kĩ thuật “dồn chất” trong các bài toán tổng hợp hiđrocacbon: Nội dung, phạm
vi áp dụng.
- Cách áp dụng “tư duy dồn chất” giải bài tập tổng hợp hđrocacbon thơng qua
các ví dụ cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tôi đã nghiên cứu nhiều tài
liệu như: “Khám phá tư duy giải nhanh thần tốc Hóa học – Nguyễn Anh Phong;
“Kinh nghiệm và tiểu xảo luyện giải đề quốc gia Hóa học – Nguyễn Anh
Phong”; “Tư duy Hóa học Hữu cơ 6, 7, 8 – Nguyễn Anh Phong”; và các trang
web khác.

- Tham khảo kinh nghiệm giải nhanh bài tập tổng hợp hữu cơ của một số đồng
nghiệp.
- Thực nghiệm trong giảng dạy
2

skkn


Phần 2. Nội dung
I. Cơ sở lí luận.
Để phát triển năng lực của mình, thích ứng được với áp lực về mặt thời
gian trong thi cử thì trong quá trình làm bài tập học sinh không thể lúc nào cũng
máy móc theo kiểu cứ gặp bài tập hóa học là đi viết phương trình phản ứng; học
sinh phải suy nghĩ, tư duy, tìm tịi cách giải hay, nhanh, khơng cần viết phương
trình. Muốn làm được điều đó địi hỏi học sinh phải nắm vững bản chất, tránh sự
đánh lạc hướng của người ra đề.
Tư duy dồn chất trong hóa học nói chung đó là biến một hỗn hợp phức
tạp khó xử lý về hỗn hợp đơn giản dễ xử lý, phụ thuộc vào việc phát hiện ra mối
liên hệ giữa các chất trong hỗn hợp mà ta có thể biến chúng thành một hỗn hợp
đơn giản hơn với số chất ít hơn hoặc thậm chí cả một hỗn hợp nhiều chất ta chỉ
dồn về còn một chất. Đối với bài tốn tổng hợp về hiđrocacbon ta bước đầu hình
thành cho học sinh tư duy dồn chất để học sinh vừa giải nhanh dạng bài tập này
vừa vận dụng được để giải nhanh các dạng bài tập hữu cơ khác khó hơn đặc biệt
là các dạng vận dụng cao lấy điểm 9, điểm 10 trong các kì thi.
“Tư duy dồn chất” giáo viên sử dụng để hướng dẫn, định hướng cho học
sinh cách tư duy những bài tập tổng hợp hiđrocacbon là cần thiết và cấp bách.
2. Thực trạng của vấn đề
Trong chương trình sách giáo khoa 11 kể cả chương trình chuẩn và nâng
cao đều chỉ đơn thuần đề cập đến lý thuyết cơ bản và các dạng bài tập đơn lẻ
liên quan đến từng loại hiđrocacbon mà khơng có bài tập tổng hợp. Thế nhưng

bài tập tổng hợp hiđrocacbon thì thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT
Quốc gia ( phần lấy điểm 6, 7, 8) và đề thi học sinh giỏi. Nhiều học sinh lúng
túng không giải được thường sẽ bỏ qua, tìm cách khoanh bừa, tơ bừa nếu là thi
trắc nghiệm hoặc sẽ mất nhiều thời gian để giải.
Thực tế qua nghiên cứu nhiều tài liệu và tham khảo ở các đồng nghiệp thì
cũng đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến mảng kiến thức này nhưng
mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, đưa ra một số bài tập mà không chia dạng
và phương pháp giải của từng dạng. Trong đề tài này tôi muốn đề cập đến những
bài tập tổng hợp về hiđrocacbon, trong đề thi THPT Quốc gia nó ở mức độ câu
hỏi lấy điểm 6, 7, 8 của học sinh, trong đề thi học sinh giỏi nó ở mức độ bắt đầu
lấy giải và hơn nữa nó vì mục tiêu hình thành cho học sinh tư duy để giải được
các dạng bài tập vận dụng và vận dụng cao khác.
Tôi chọn ra 20 học sinh học tốt nhất mơn Hóa của lớp 12A3 và 20 học sinh
lớp 11A1 trường THPT Cẩm Thủy 1 để tham gia vào đề tài nghiên cứu
này.Trong đó lớp 12A3 là lớp ơn thi THPTQG bằng tổ hợp KHTN thứ 3 của
khối 12 ( chất lượng đầu vào của học sinh xếp sau lớp 12A1 và 12A2). Hình
thức khảo sát trước khi thực nghiệm đề tài: Cho học sinh làm một bài kiểm tra tự
luận với 5 bài tập tổng hợp hiđrocacbon trong thời gian 25 phút. Nội dung bài
tập như sau:
3

skkn


Câu 1: Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol
H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,24 mol hỗn hợp Y
gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,24 mol Y phản ứng tối
đa với 0,12 mol Br2 trong dung dịch.Tính giá trị của a ?
Câu 2: Hỗn hợp X gồm propen, propan, anlen (CH2=C=CH2) có tỉ khối hơi so
với hiđro bằng 20,5. Trộn 0,15 mol X với 0,1 mol H2 trong bình kín (có mặt xúc

tác Ni) rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z.
Biết Z phản ứng tối đa với m gam Br2 trong dung mơi CCl4. Tính giá trị của m?
Câu 3: Nung nóng a mol hỗn hợp gồm: axetilen, vinylaxetilen và hiđro (với xúc
tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H 2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so
với H2 là 20,5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,3 mol CO 2 và 0,25 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính giá trị của a ?
Câu 4: Khi nung hỗn hợp khí X gồm CH 4, C2H2, C2H4, C3H6 và 0,3 mol H2. Đun
nóng X với bột Ni sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
He bằng 5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 23,4 gam
H2O. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa và hỗn
hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch Br 2 0,5M. Tính giá trị
của m?
Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10 và H2. Dẫn 6,32 gam X qua
bình đựng dung dịch brom dư thì có 0,12 mol Br 2 phản ứng. Đốt cháy hồn tồn
2.24 lít X (đktc), thu được 4,928 lít CO 2 (đktc) và m gam H2O. Tính giá trị của
m?
* Kết quả bài kiểm tra:
Với 20 học sinh lớp 12A3:

Điểm
0 ≤ Điểm < 5

5 ≤ Điểm < 6,5

6,5 ≤ Điểm < 8

8 ≤ Điểm ≤ 10

Số
lượng


Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

06

30%

12

60%

02

10%


0

0%

Với 20 học sinh lớp 11A1:

Điểm
0 ≤ Điểm < 5

5 ≤ Điểm < 6,5

6,5 ≤ Điểm < 8

8 ≤ Điểm ≤ 10

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %


Số
lượng

Tỉ lệ %

09

45%

9

45%

02

10%

0

0%

4

skkn


Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy chưa có học sinh nào có thể đạt điểm giỏi,
Chủ yếu học sinh khá giỏi của lớp cũng chỉ mới đạt mức trung bình khi làm bài
tập phần này.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề

Tôi đã sưu tầm các bài tập dạng này trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi
đại học - cao đẳng của bộ và đề thi thử của các trường THPT rồi giải và rút ra
phương pháp giải nhanh. Tôi cũng đã áp dụng vào thực hành giảng dạy cho các
học sinh khá, giỏi, nhận thấy các em tiếp thu tốt và giải nhanh được các bài tập
tương tự. Sau đây tơi xin trình bày cách giải nhanh bài tập tổng hợp hiđrocacbon
bằng “tư duy dồn chất”.
Phần 1: Tóm tắt một số kiến thức cơ bản có liên quan
Trước hết học sinh cần nắm được nội dung cơ bản: bốn tính chất hóa học
cơ bản của hiđrocacbon và các lưu ý quan trọng trong mỗi tính chất đó.
- Phản ứng thế
- Phản ứng cộng
BTLK . π

→ n LKπ=nH +n B r
2

2

- Phản ứng Cracking

- Phản ứng cháy.
+ công thức đốt cháy:
(Với: k là số liên kết pi trung bình của hỗn hợp)
+ Trong nhiều trường hợp ta cũng dùng:
(Với knhh chính là số mol liên kết  trong hỗn hợp)
Tiếp theo để vận dụng giải bài toán theo lối tư duy này học sinh phải thật
sự nhuần nhuyễn và thành thạo các định luật bảo toàn như: định luật bảo toàn
nguyên tố, định luật bảo toàn mol π, định luật bảo toàn khối lượng,...
Cụ thể:
- Bảo toàn mol π trong giải tốn hiđrocacbon

+ Hiđrocacbon khơng no khi tác dụng với H2 hay halogen thì
0

C n H 2 n+ 2−2 k + k H 2 ¿ , t C2 H 2 n+2 ¿)


C n H 2 n+ 2−2 k + k Br 2 → C2 H 2 n+2−2 k Br 2 k ¿ )

+ Ta thấy: nli ê n k ế t π =n H

2/ Br 2

p hả n ứ ng

5

skkn


+ Khi giải một số bài tốn, có thể hiểu vai trò của H 2 và Br2 trong phản ứng cộng
là như nhau và n H + nBr =k . n X ( X l à c á c h iđ rocacbonk hô ng no)
2

2

Ví dụ 1: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C 2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung
X trong bình kín, xúc tác Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y.
Cho Y phản ứng vừa đủ với 100ml dd Br2 a mol/l. Giá trị của a là
A. 0,3M.                B. 3M.                   C. 0,2M .               D. 2M .
Lời giải

C2H4 chứa 1 liên kết π
C2H2 chứa 2 liên kết π
=>n liên kết π = 1.0,1 + 2.0,2 = 0,5 mol
nH

2

p hản ứ ng

nH

2

=n X −nY = ( 0,7+0,1+0,2 )−0,8=0,2 mol

phảnứng

+nBr

n Br


❑ a=

2

2

phản ứng


phảnứng

=nliên kết π banđầu =0,7 mol

=0,5−0,2=0,3 mol

0,3
=3( M )Ví dụ 2: Hỗn hợp khí X gồm 0,6 mol H2 và 0,15 mol
0,1

vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 16.
B. 0.
C. 24.
D. 8.
Lời giải
Ta có: nX = 0,6 + 0,15 = 0,75 mol
Gọi y là số mol H2 phản ứng.



nY = 0,75 – y = 0,45
Số mol liên kết

π




y = 0,3 mol

phản ứng với H2 = 0,3 mol

Phân tử Vinylaxetilen có 3 liên kết



Số mol liên kết
mBr

2

π

π

phản ứng với brom là 0,15 . 3 – 0,3 = 0,15 = nBr

= 0,15 . 160 = 24 gam



2

Đáp án C

- Định luật bảo toàn khối lượng:
Trong phản ứng hóa học thì tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng ( khơng tính khối lượng

của phần không tham gia phản ứng).
Xét phản ứng:

aA

+

bB



cC

+

dD (1)

Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng cho pứ (1) có:

mA + mB = mC + mD
Trong đó: mA, mB lần lượt là phần khối lượng tham gia phản ứng của chất A, B
mC, mD lần lượt là khối lượng được tạo thành của chất C, D
6

skkn


a, b, c, d lần lượt là hệ số tỉ lượng của các chất A, B, C, D trong
phương trình phản ứng.
- Định luật bảo toàn nguyên tố:

Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng số
mol nguyên tử của nguyên tố đó sau phản ứng.
Giả sử trước phản ứng nguyên tố X có trong các chất A, B
Sau phản ứng nguyên tố X có trong các chất C, D
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho nguyên tố X có:
nA.số ntử X trong A + nB.số ntử X trong B =nC.số ntử X trong C + nD.số ntử X trong D

Phần 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập
Dạng 1: Bài tốn hỗn hợp các hiđrocacbon có cùng số ngun tử Cacbon
Phương pháp giải chung: Dồn các hiđrocacbon thành 1 hiđrocacbon có số
nguyên tử Cacbon là số nguyên tử Cacbon của các hiđrocacbon trong hỗn hợp.
Ví dụ 1: Đốt cháy hồn toàn hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8; C4H10 thu
được 9,18 gam H2O. Biết tỷ khối của X so với He bằng 13,7. Dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị
của m là:
A. 60

B. 118,2

C. 137,9

D. 70

(Trích Tư duy Hóa học hữu cơ 6, 7, 8- Nguyễn Anh Phong)
Hướng dẫn giải:
Các chất trong X đều có 4C


+ Những vướng mắc của học sinh khi giải bài tập này:
- Học sinh không biết phương hướng giải cho bài tốn.

- Học sinh thường đi tìm cách để viết phương trình phản ứng để giải như vậy sẽ
mất nhiều thời gian và làm bài toán phức tạp hơn.
+ Dạy học sinh tiếp thu được tư duy dồn chất và phương pháp giải dạng bài
toán này như thế nào?
- Bước 1: hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, tập trung để ý tìm đặc điểm chung
trong cơng thức phân tử của các hiđrocacbon.
7

skkn


- Bước 2: Đưa ra được công thức chung cho các hiđrocacbon trong hỗn hợp.
- Bước 3: Vận dụng định luật bảo toàn nguyên tố và định luật bảo toàn khối
lượng để giải.
- Bước 4: Ra thêm bài tập tương tự để học sinh tự luyện (chẳng hạn ví dụ 2 dưới
đây).
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm propen, propan, anlen (CH 2=C=CH2) có tỉ khối hơi so
với hiđro bằng 20,5. Trộn 0,15 mol X với 0,1 mol H2 trong bình kín (có mặt xúc
tác Ni) rồi đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z.
Biết Z phản ứng tối đa với m gam Br2 trong dung môi CCl4. Giá trị của m là
A. 24.      
B. 20.      
C. 16.      
D. 36.
Hướng dẫn giải:
X gồm C3H8, C3H6, C3H4 nên đặt công thức chung là C3Hy
MX = y + 36 = 20,5.2  y = 5
 k = (3.2 + 2 – y)/2 = 1,5
Vì phản ứng xảy ra hồn toàn và Z làm mất màu Br2 nên H2 hết)
Bảo toàn liên kết pi: 0,15. k=nH +n Br 

2

2

= 0,125 mol

Vậy m = 20 gam.
Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm propin, propan và propilen có tỉ khối so với hiđro là
21,2. Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam X, sau đó hấp thụ tồn bộ sản phẩm vào bình
đựng 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có a
gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 71,1 gam và 93,575 gam
B. 71,1 gam và 73,875 gam
C. 42,4 gam và 63,04 gam
D. 42,4 gam và 157,6 gam
Hướng dẫn giải:
Các chất trong X đều có 3C và

Đáp án A
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện 3 ví dụ trên giáo viên ra thêm một
số bài với mức độ từ dễ đến khó để học sinh tự luyện.
Bài tập tự luyện:
Câu 1: Hỗn hợp X gồm C4H4; C4H6; C4H8; C4H10. Tỉ khối của X so với H2 bằng
27,4. Đốt cháy hoàn toàn X cần dùng vừa đủ V lít O 2 ở (đktc) thu được CO và
1,7 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 63,84

B. 67,2

C. 56


D. 71,68

8

skkn


Câu 2: Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và C2H6 có tỉ khối so với hiđro là 13. Đốt
cháy hồn tồn 16,9 gam X, sau đó hấp thụ tồn bộ sảm phẩm vào bình đựng
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 56,1 gam

B. 62,2 gam

C. 68,9 gam

D. 62,9 gam

Câu 3: Hỗn hợp X gồm C 4H2, C4H4, C4H6 và C4H10 có tỉ khối so với He là 13,2.
Đốt cháy hoàn toàn 26,4 gam X sau đó hấp thụ tồn bộ sản phẩm của bình đựng
dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 236,4 gam

B. 197 gam

C. 394 gam

D. 295,5 gam


Câu 4: Hỗn hợp X gồm propin, propan và propen có tỉ khối so với hiđro là 21.
Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam X, sau đó hấp thụ tồn bộ sản phẩm vào bình đựng
1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết
tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 74,4 gam và 40 gam

B. 68,2 gam và 40 gam

C. 68,2 gam và 52 gam

D. 74,4 gam và 52 gam

Câu 5: Hỗn hợp X gồm C4H2; C4H4; C4H6; C4H8 và C4H10 có tỉ khối với hidro
bằng 27,1. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và H2O với tổng số
mol 1,42 mol. Dẫn tồn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư
thì thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 45,48

B. 46,36

C. 39,64

D. 42,52

Dạng 2: Bài tốn hỗn hợp các hiđrocacbon có cùng số nguyên tử Hiđro
Phương pháp giải chung: Dồn các hiđrocacbon thành 1 hiđrocacbon có số
nguyên tử Hiđro là số nguyên tử Hiđro của các hiđrocacbon trong hỗn hợp.
Ví dụ 1: Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a
mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,24 mol hỗn hợp
Y gồm các hiđrocacbon có tỉ khối so với H 2 là 14,5. Biết 0,24 mol Y phản ứng

tối đa với 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,24.

B. 0,12.

C. 0,06.

D. 0,18.

X có cơng thức chung là CxH4 khi tác dụng với H2 thì: CxH4 + yH2  CxH4 + 2y
Từ 0,24 mol Y phản ứng với 0,12 mol Br2  k = 0,12/0,24 = 1/2
Ta có:
mol.
Nhận xét: Cách giải dạng bài này tương tự dạng 1
Ví dụ 2: Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a
mol H2 có Ni xúc tác (giả sử chỉ xảy ra phản ứng cộng H 2), thu được 0,5 mol
9

skkn


hỗn hợp Y (chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỷ khối đối với khơng khí là 1. Biết 0,4
mol Y phản ứng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,35.
C. 0,25.
D. 0,15.
( Trích Đại cương Hóa hữu cơ, Hiđrocacbon – Hồ Minh Tùng)
Hướng dẫn giải:
0,4 mol Y phản ứng tối đa 0,2 mol Br2

0,5 mol Y phản ứng tối đa 0,25 mol Br2
*Sơ đồ biến hóa – định hướng tư duy:
X

Cn H 4 : 0,5 mol
H 2 : a mol

{

0

¿,t Y


C H 2 :b mol
H 2 :0,5−0,25=0,25mol

{

( mY= 0,5.29=14,5 gam)
+ Dễ tính được b =1
+ Bảo tồn H: tính được a =0,25
Nhận xét: Bài tốn này ta dồn về C nH4 sau đó lại tách thành CH 2 và H2 rồi vận
dụng các định luật bảo tồn.
Ví dụ 3: Nung nóng 5,8 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl
axetilen và x mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được y mol
hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,3 mol Y
phản ứng tối đa với 0,15 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,30.      


B. 0,10.      

C. 0,15.      

D. 0,20.

( Trích đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12- 2022- Thanh Hóa)
Hướng dẫn giải: Chọn B.
BTKL ta có: mY = mX = 5,8 gam; MY = 29 => nY = 0,2 mol
Y có dạng

với
Y là C2H5

Phản ứng cộng H2 không làm thay đổi số C nên các hiđrocacbon trong X có
dạng C2H4.

Nhận xét : Với bài này ta nhận thấy các hiđrocacbon có chung cùng số nguyên
tử Hiđro, nếu ta dồn như ví dụ 2 thì hỗn hợp X cịn 2 chất nhưng nếu ta dồn như
hướng dẫn giải thì hỗn hợp đang 5 chất chỉ còn một chất.
Trên cơ sở các ví dụ giáo viên giao thêm bài tập cho học sinh tự luyện theo
mức độ từ dễ đến khó.
Bài tập tự luyện:

10

skkn


Câu 1: Hỗn hợp X gồm vinylaxetilen, eten và propin có tỉ khối với hiđro bằng

17. Đốt cháy hồn tồn X thu được CO2 và 3,6 gam H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 25

B. 30

C. 40

D. 60

Câu 2: . Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so
với hiđro là a. Hỗn hợp Y gồm O 2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 1,2a. Đốt
5,376 lít hỗn hợp X (đktc) cần 15,12 lít hỗn hợp Y (đktc). Hấp thụ sản phẩm
cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 99,12

B. 98,65

C. 113,80

D. 102,90

Câu 3: Nung hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H 2
có Ni làm xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H 2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y
(gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối
đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,06.

B. 0,08.


C. 0,04.

D. 0,10.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4, C4H4 (đều mạch hở) và H2. Dẫn X qua
Ni nung nóng, sau phản ứng hồn tồn thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y
so với NO2 là 1. Cho 2,8 lít Y (đktc) làm mất màu tối đa 36 gam brom trong
dung dịch. Cho 6,72 lít X (đktc) làm mất màu tối đa x gam brom trong dung
dịch. Giá trị của x là
A. 30.

B. 72.

C. 60.

D. 24.

( Đề thi thử TN THPT - 2022- Sở GD Ninh Bình )
Câu 5: Hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon mạch hở CH4, C2H4, C3H4, C4H4.
Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H 2 có mặt Ni làm xúc tác thu được
hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn tồn bộ F qua bình đựng dung
dịch Brom dư thấy lượng Br 2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình
tăng 3,68 gam. Khí thốt ra khỏi bình ( hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít
chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy tồn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể
tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Các phản ứng xảy ra hồn tồn.
Tính giá trị của a.
Đáp số: a=20,8 gam
( Trích đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh- 2017- Long An)
Dạng 3: Bài toán hỗn hợp các hiđrocacbon bất kì
Với dạng này quan trọng nhất là ta phải tìm ra được một mối liên hệ giữa

các hiđrocacbon trong hỗn hợp để ta dồn hỗn hợp thành 1 hỗn hợp có số chất ít
hơn , hoặc tách hỗn hợp theo phương pháp đồng đẳng hóa, hoặc dồn hỗn hợp
thành một hiđrocacbon chung
Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm C 3H6, C4H10, C2H2 và H 2. Nung bình kín chứa m
gam X và một ít bột Ni đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
11

skkn


hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được V lít CO 2. Biết Y làm mất màu tối
đa 150 ml dung dịch Br 2 1M. Mặt khác, cho 11,2 lít X đi qua bình đựng
nước brom dư thì khối lượng brom đã giam gia phản ứng là 64 gam. Giá trị
của V là
A. 13,44.      

B. 17,92.      

C. 15,68.      

D. 16,80.

Hướng dẫn giải:
2C3H6 = C4H10 + C2H2
Quy đổi m gam X thành C4H10 (a mol), C2H2 (b mol) và H2 (c mol)
Khi nX = 0,5 thì
 b/(a + b + c) = 0,2/0,5  a – 1,5b + c = 0 (1)
Bảo toàn liên kết pi: 2b = c + 0,15 (2)
(1) + (2)  a + 0,5b = 0,15
= 4a + 2b = 0,15.4 = 0,6  V = 13,44 lít.

Nhận xét : Việc phát hiện ra 2C3H6 = C4H10 + C2H2 là rất quan trọng với bài
tốn này. Từ đó hỗn hợp gồm 4 chất ta đã dồn thành 3 chất. Sau đó áp dụng các
định luật bảo tồn để giải.
Ví dụ 2: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CH 4, C2H2, C3H6, C4H6 và H2 qua dung
dịch brom dư đến phản ứng hồn tồn thấy có 0,4 mol brom tham gia phản ứng.
Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp X thu được 1,5 mol CO 2 và m
gam nước. Giá trị của m là
A. 36,0.      

B. 25,2.      

C. 27,0.      

D. 28,8.

Hướng dẫn giải:
Số C = nCO2/nX = 2,5  X dạng C2,5Hy
C2,5Hy + (3,5 – 0,5y)Br2  C2,5HyBr7-y
 nX = 0,4/(3,5 – 0,5y)
MX = y + 30 = 14(3,5 – 0,5y)/0,4  y = 5
= 0,6y/2 = 1,5 

= 27 gam.

Nhận xét : ở ví dụ này đầu tiên ta dồn số C sau đó ta tìm cách để dồn số H.
Ví dụ 3: Nung nóng a mol hỗn hợp gồm: axetilen, vinylaxetilen và hiđro (với
xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H 2), thu được hỗn hợp Y có tỉ
khối so với H2 là 20,5. Đốt cháy hồn toàn Y, thu được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol
H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,20.


B. 0,25.

C. 0,15.

D. 0,30.

Hướng dẫn giải:
12

skkn


Vì C4H4 = 2C2H2 nên quy đổi hỗn hợp thành C2H2 (a mol) và H2 (b mol)


.

Vì trong Y chỉ chứa các hidrocacbon nên H2 hết, khi đó:

= 0,1

 nX = 0,2.

với

Nhận xét :Ví dụ này cần phát hiện được C4H4 = 2C2H2
Ví dụ 4: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín
có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt
cháy hồn tồn Y cần dùng vừa đủ V lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ

hết vào bình đựng nước vơi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng
giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong
CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi
qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl 4, thấy có 64 gam brom phản ứng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với
A. 21,5.

B. 14,5.

C. 10,5.

D. 28,5.

Hướng dẫn giải:
Nhận thấy C4H10 =3 H2+ 2C2H2
→ nên coi hỗn hợp X gồm C3H6 : x mol, C2H2: y mol và H2: z mol
Khi đốt cháy Y tương đương đốt cháy X sinh ra 3x+ 2y mol CO2, 3x+ y+ z mol H2O
→ 100. ( 3x+ 2y) - 44. (3x+ 2y) -18 ( 3x+ y +z) = 21,45
→114x + 94y - 18z = 21,45
Khi cho cho 0,5 mol hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong
CCl4, thấy có 0,4 mol brom phản ứng

 

Vì phản ứng xảy ra hồn tồn mà hỗn hợp Y sau phản ứng có khả năng làm mất Br2
→ chứng tỏ H2 đã phản ứng hoàn toàn
Bảo toàn liên kết π → z + 0,15 = x + 2y
13

skkn



= 4,5. 0,15 + 2,5. 0,075 + 0,5. 0,15 =
0,9375 mol
V= 21 lít
Nhận xét :Ví dụ này cần phát hiện được C4H10 =3 H2+ 2C2H2
Ví dụ 5: Hỗn hợp X gồm axetilen, propilen, etilen và hiđro trong đó số mol
axetilen gấp 3 lần số mol hiđro. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 35,64 gam CO 2
và a mol H2O. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch AgNO 3 trong nước
amoniac dư thu được 2,576m gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,68

B. 0,75

C. 0,73

D. 0,64

Hướng dẫn giải:
0,81mol
C 2 H 2

 

35, 64 gam CO
 O2
C H
 

2


 3 6
m gam X 



a
mol
H
O


2
C 2 H 4


AgNO
/
NH
3
3
H 2
 2,576 m gam 
 


n C2H 2 3n H 2

C 2 H 2
C2 H 2 3x mol


C3 H 6 

X
  H 2 x mol
  CH 2 
C
H
2
4


CH y mol
 2
H
Tách hỗn hợp  2

Khi đốt cháy X:
BTNT C: 2n C H  n CH  n CO  2.3x  y  0,81  6x  y  0,81 (1)
2

2

2

2

Khi tác dụng AgNO3/NH3
 n C2 H 2  n C2Ag 2  n C2 Ag 2  3x  240.3x  2,576m (2)


Theo đề: 26.3x  2x  14y  m  80x  14y  m (3)
Lấy (3) thay vào (2): 240.3x  2,576(80x  14y)  513,92x  36, 064y  0 (4)
C2 H 2 0,12 mol

BTNT H 2
 n H2 O  0,12  0, 04  0, 57  0, 73
 x  0, 04   H 2 0, 04 mol 


Giải hệ (1), (4):  y  0,57 CH 2 0,57 mol

Nhận xét :Ví dụ này ta thấy C3H6 và C2H4 cùng dãy đồng đẳng nên dồn lại thành
CH2
14

skkn


Trên cơ sở các ví dụ giáo viên giao thêm bài tập cho học sinh tự luyện theo
mức độ từ dễ đến khó.
Bài tập tự luyện:
Câu 1: Đốt cháy hồn toàn 14,48 gam hỗn hợp X chứa C 3H6, C3H4, C4H8, C4H6
và H2 thu được 20,16 gam H2O. Mặt khác, nếu cho một ít bột Ni vào bình kín
chứa hỗn hợp X trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỷ
khối so với H2 là 18,1. Biết các chất trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ Y
vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,4

B. 0,1


C. 0,3

D. 0,2

Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm C 2H6, C3H4, C2H2, C4H6 và H2. Dẫn 19,46 gam X
qua bình đựng dung dịch brom dư thì có 0,86 mol Br 2 phản ứng. Đốt cháy
hồn tồn 14,56 lít X (đktc), thu được V lít CO 2 (đktc) và 1,21 mol H 2O. Giá
trị của V là
A. 45,36

B. 31,808

C. 47,152

D. 44,688

Câu 3: Hỗn hợp X gồm C 3H6, C2H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào
bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác Nung nóng bình thu được hỗn hợp
Y. Đốt cháy hồn tồn Y cần dùng vừa đủ V lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy cho
hấp thụ hết vào bình đựng nước vơi trong dư, thu được một dung dịch có khối
lượng giảm 17,16 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch
brom trong CCl 4 thì có 19,2 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít
(đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl 4, thấy có 64
gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V
gần giá trị nào nhất:
A. 8,5.

B. 17.

C. 11,5.


D. 22,4.

Đáp số V=16,8 lít
(Đề thi HSG cấp trường – 2022- Trường THPT Cẩm Thủy 1)
Câu 4: Đun nóng 1,0 mol hỗn hợp X gồm hiđro và hai hiđrocacbon mạch hở
trong bình kín có Ni làm xúc tác Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt
cháy hồn tồn Y cần 42,56 lít O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng
là 6:7. Cho 0,5 mol X phản ứng với dung dịch nước brom dư. Số mol brom tối
đa phản ứng là
A. 0,4 

B. 0,3. 

C. 1,0 

D. 0,8.

( Đề thi thử TN THPT -2022- Sở GD Hà Nội )
Câu 5: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm (C 2H6: 0,05 mol; C2H2, C4H2 mạch hở
và H2) với xúc tác Ni trong bình kín ( chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), sau một thời
gian ta thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với X bằng 1,4. Biết Y phản ứng
tối đa với 0,08 mol Br 2 trong dung dịch. Mặt khác đốt cháy hết a mol X trên thu
được H2O và 9,68 gam CO2. Giá trị của a là
15

skkn


A. 0,12 


B. 0,15. 

C. 0,14. 

D. 0,16.

( Đề thi thử TN THPT -2022- Sở GD Hải Phòng )
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Ưu điểm, nhược điểm:
- Giúp GV có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc giải các bài tập tổng
hợp hiđrocacbon, có thêm tài liệu để giảng dạy, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi, ôn
thi đại học - cao đẳng, ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Bản thân tôi cũng tự tin hơn
trước học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng sáng tạo các định luật bảo toàn
thường dùng trong giải bài toán hữu cơ để các em hứng thú hơn, phần nào tự tin
hơn khi gặp các bài toán tổng hợp hiđrocacbon, giúp các em chinh phục được
điểm 6,7,8 trong đề thi THPT Quốc gia tạo điều kiện cho việc chinh phục các
điểm cao hơn.
- Bên cạnh những ưu điểm đó thì lối tư duy này ít phù hợp với học sinh trung
bình, yếu, kém; hoặc những học sinh chỉ xác định thi mơn Hóa để xét tốt nghiệp.
Người giáo viên cần áp dụng các phương pháp khác phù hợp với các đối tượng
học sinh đó.
Để đánh giá hiệu quả của đề tài sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
vào thực tế giảng dạy, tôi đã cho nhóm học sinh đang được tham gia lớp học
theo phương pháp này làm bài kiểm tra trong thời gian 25 phút với nội dung
như sau:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,44 gam hỗn hợp X gồm C 4H4; C4H6; C4H8 thu
được tổng khối lượng của H2O và CO2 là m gam. Biết tỷ khối của X so với H2
bằng 27,2. Tính giá trị của m’?

Câu 2: Đốt cháy hồn tồn 5,44 gam hỗn hợp X gồm C 4H4; C4H6; C4H8 thu
được tổng khối lượng của H2O và CO2 là m gam. Biết tỷ khối của X so với H2
bằng 27,2. Tính giá trị của m?
Câu 3: Chia 19,92 gam hỗn hợp X gồm metan, propilen, isopren thành hai phần
bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được H 2O và 31,68 gam CO2.
Phần hai trộn với 0,3 mol H2 rồi dẫn qua bột Ni đốt nóng, thu được hỗn hợp Y
có tỉ khối so với hiđro là 13,2. Biết Y làm mất màu tối đa m gam Br 2 trong dung
dịch. Tính giá trị của m?
Câu 4: Nung nóng x mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm:
H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2
dư, sau khi phản ứng hồn tồn, khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí
16

skkn


Y thốt ra. Đốt cháy hồn tồn Y cần vừa đủ 0,275 mol khí O 2, thu được 6,6
gam CO2. Tính giá trị của m?
Câu 5: Khi nung hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6 và 0,3 mol H2. Đun
nóng X với bột Ni sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với
He bằng 5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 23,4 gam
H2O. Sục Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa và hỗn
hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch Br 2 0,5M. Tính giá trị
của m?
Kết quả thu được
Với 20 học sinh lớp 12A3

Điểm
0 ≤ Điểm < 5
Kết quả


Số
lượng

Trước thực 06
nghiệm
Sau
thực
0
nghiệm
Thay đổi

5 ≤ Điểm < 6,5 ≤ Điểm < 8 ≤ Điểm ≤
6,5
8
10

Tỉ lệ Số
%
lượng

Tỉ lệ Số
Tỉ
%
lượng %

30%

12


60%

0%

6

30% 8

Giảm 30%

Giảm 30%

02

lệ Số
Tỉ
lượng %

lệ

10%

0

0%

40%

6


30%

Tăng 30%

Tăng 30%

Với 20 học sinh lớp 11A1

Điểm
0 ≤ Điểm < 5
Kết quả

Số
lượng

Trước thực 09
nghiệm
Sau
thực
0
nghiệm
Thay đổi

5 ≤ Điểm < 6,5 ≤ Điểm < 8 ≤ Điểm ≤
6,5
8
10

Tỉ lệ Số
%

lượng

Tỉ lệ Số
Tỉ
%
lượng %

45%

9

45%

0%

7

35% 7

Giảm 45%

Giảm 10%

02

lệ Số
Tỉ
lượng %

lệ


10%

0

0%

35%

6

30%

Tăng 25%

Tăng 30%

- Trước thực nghiệm tổng số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình ( nhỏ hơn
5 điểm) ở cả 2 lớp là 15 học sinh, khơng có học sinh nào đạt điểm từ 8 đến 10
điểm nhưng sau thực nghiệm không có học sinh nào đạt điểm dưới 5 điểm, có
17

skkn


tổng số 12 học sinh đạt mức điểm từ 8 đến 10 điểm (chiếm 30% tổng số học
sinh).
- Trước thực nghiệm đa số học sinh đạt điểm ở mức trung bình trở xuống ( 80%)
thì sau thực nghiệm đa số học sinh đạt mức điểm khá, giỏi (khoảng 70%).
- Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường các bộ mơn văn hố năm học 20212022 tại lớp 11A1 có 30 học sinh dự thi mơn Hố thì 23 học sinh đạt giải ( đạt tỉ

lệ 76,67%), trong đó có 2 giải nhất, 5 giải nhì, 7 giải ba và 9 giải khuyến khích.
Tỉ lệ, số lượng học sinh đạt giải và chất lượng giải tăng nhiều so với các năm
học trước.
- Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các bộ mơn văn hố dành cho học sinh
lớp 12, lớp 11A1 cũng có hai học sinh được chọn tham gia đội tuyển dự thi mơn
Hóa và đều đạt giải. Các năm học trước khơng có học sinh lớp 11 được chọn vào
đội tuyển thi cùng học sinh lớp 12.
Từ kết quả so sánh đó cho thấy việc sử dụng “tư duy dồn chất” ở trên đã
đem lại hiệu quả cao trong hướng dẫn học sinh giải bài toán tổng hợp
hiđrocacbon và góp phần nâng cao kết quả các kỳ thi.

Phần 3. Kết luận
1. Kết luận
- Qua qua trình nghiên cứu “tư duy dồn chất” bản thân tôi nhận thấy để áp
dụng được kĩ thuật này có hiệu quả đòi hỏi cả giáo viên lẫn học sinh phải nắm
rất vững lý thuyết về tính chất hóa học của hiđrocacbon, về nội dung và cách sử
dụng linh hoạt, sáng tạo các định luật bảo tồn trong hóa học như: định luật bảo
toàn khối lượng, bảo toàn mol π, và đặc biệt là bảo toàn nguyên tố.
- Từ những kết quả đạt được trong q trình giảng dạy đã khẳng định tính khả
thi của sáng kiến trong việc sử dụng để ôn tập cho học sinh lớp 12 thi THPT
Quốc gia; học sinh lớp 11 ôn thi học sinh giỏi các cấp.
Học sinh đã phần nào thấy u thích mơn học hơn, khơng cịn bị lạc vào
mê cung của các phương trình phản ứng hữu cơ..
Bên cạnh những kết quả đạt được thì sáng kiến vẫn cịn một số hạn chế.
Lối tư duy được trình bày trong sáng kiến khá hữu ích đối với học sinh ôn thi
THPT Quốc gia và ôn thi học sinh giỏi các cấp, đây là tiền đề để học sinh có
thể giải được các bài tốn thuộc các phần kiến thức khó hơn nhưng trong ơn
luyện học sinh thi THPT Quốc gia đây mới chỉ là một phần nhỏ trong các
phần kiến thức tổng hợp hữu cơ chưa bao quát được toàn bộ các dạng bài tập
tổng hợp hữu cơ hay.

Do thời gian hạn chế nên đề tài mới chỉ dừng lại ở phạm vi xây dựng và
sưu tầm trong các đề thi và tài liệu tham khảo một số bài tập tổng hợp về
hiđrocacbon để hướng dẫn học sinh làm theo lối “tư duy dồn chất”, trong thời
gian tới nếu được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp thì đề tài sẽ phát triển theo
hướng sau: hướng dẫn học sinh sử dụng “tư duy dồn chất” để giải các bài toán
18

skkn



×