Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mức độ kỳ thị liên quan đến HIV và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân HIV tại các phòng khám ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.94 KB, 10 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

MỨC ĐỘ KỲ THỊ LIÊN QUAN ĐẾN HIV VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN HIV TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thái Thanh Trúc1, Mai Quốc Thành1, Trần Bảo Vy1,
Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Bùi Thị Hy Hân1
TĨM TẮT

50

Giới thiệu: HIV/AIDS hiện vẫn là vấn đề y
tế cơng cộng tồn cầu với khoảng 37,6 triệu
người sống chung với HIV. Kỳ thị nội tâm và
nhận thức bị kỳ thị ở nhóm dân số này nếu có thì
sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực lên nhiều vấn đề
sức khỏe khác. Nghiên cứu được thực hiện với
mục tiêu khảo sát mức độ kỳ thị và các yếu tố
liên quan ở bệnh nhân HIV điều trị ngoại trú tại
TP.HCM.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
được tiến hành trên bệnh nhân HIV/AIDS đang
điều trị tại các phịng khám ngoại trú thành phố
Hồ Chí Minh. Mức độ kỳ thị và các yếu tố liên
quan được xác định thông qua bộ câu hỏi soạn
sẵn với thang đo đã được chuẩn hóa và có tính tin
cậy cao.
Kết quả: Trong tổng số 777 bệnh nhân HIV
được đưa vào phân tích, các mức độ kỳ thị thấp,
trung bình và cao lần lượt là 23,0%, 69,3% và
7,7%. Các đặc điểm về giới tính, tình trạng hơn


nhân, đường lây bệnh, tiền sử gia đình có người
nhiễm HIV, giai đoạn lâm sàng của HIV, sự tuân
thủ thuốc ARV, cũng như những trải nghiệm
biến cố bất lợi và hỗ trợ nhận được (xã hội và gia
đình) có liên quan với mức độ kỳ thị.
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm chính: Thái Thanh Trúc
Email:
Ngày nhận bài: 15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1

472

Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kỳ thị vẫn là
một trong các hiện tượng phổ biến ở bệnh nhân
HIV tại thành phố Hồ Chí Minh mặc dù chủ yếu
ở mức độ trung bình. Do đó, can thiệp giảm kỳ
thị là cần thiết vì sẽ giúp giảm thiểu những vấn
đề tiêu cực của nó đến q trình điều trị.
Từ khóa: Mức độ kỳ thị, kỳ thị với HIV, các
yếu tố liên quan, HIV, PIS

SUMMARY
MAGNITUDE OF HIV-RELATED
STIGMA AND ASSOCIATED
FACTORS IN HIV PATIENT AT
OUTPATIENT CLINICS IN HO CHI
MINH CITY

Background: HIV/AIDS remains a global
public health problem with 37.6 milion people
living with HIV. Internalized stigma and
perceived stigma in this population can lead to
negative affects on many health conditions. This
study was conducted to estimate the prevalence
of HIV-related stigma and associated factors in
HIV patients at outpatient clinics in Ho Chi Minh
city.
Methods: A cross-sectional study was
conducted at outpatient clinics in Ho Chi Minh
city. HIV-related stigma and associated factors
were measured through structured questionnaire
which had been validated and had high level of
reliability.
Results: Among 777 patients included in
data analysis, the levels of stigma were moderate
(69.3%), low (23.0%) and high (7.7%). HIV-


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

related stigma was associated with sex, marital
status, source of infection, having HIV positive
family member, HIV clinical stage, ARV
adherence, adverse events and support (social
support and family support).
Conclusions: Our study reveals that HIVrelated stigma remains a common phenomenon
but at moderate level. Thus, intervention to
reduce stigma is necessary because this helps

reduce negative affects on treatment process.
Keywords: Level of stigma, HIV-related
stigma, associated factors, HIV, PIS

I. GIỚI THIỆU
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong năm
2020 trên thế giới có 37,6 triệu người sống
chung với HIV [7]. Y học hiện đại với những
phương pháp điều trị hiệu quả đã làm
HIV/AIDS được xem là bệnh mạn tính
nhưng bệnh nhân HIV vẫn còn phải chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi các vấn đề sức khỏe và sự
kỳ thị. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy
chính việc trải nghiệm nhiều hình thức kỳ thị
cũng góp phần làm trầm trọng hơn các vấn
đề sức khỏe, thậm chí nguy cơ tự tử ở bệnh
nhân HIV. Ví dụ, một nghiên cứu ở Trung
Quốc trên 310 phụ nữ bán dâm nhiễm HIV
báo cáo rằng hầu hết có mức kỳ thị trung
bình đến cao và kỳ thị nội tâm có liên quan
đáng kể đến sức khỏe tâm thần và nguy cơ tự
tử tăng cao. Ngoài ra, kỳ thị HIV cũng có
liên quan với q trình điều trị, chẳng hạn
tn thủ điều trị.
Mặc dù được đề cập khá nhiều nhưng về
khái niệm, kỳ thị liên quan đến HIV có đến
ba hình thức gồm kỳ thị xã hội (social), kỳ
thị cấu trúc (structural) và nội tâm hóa sự kỳ
thị (internalized). Sự kỳ thị xã hội được thể
hiện một cách công khai định kiến với nạn

nhân, tồn tại trong một cộng đồng, có tác
động tiêu cực đến cuộc sống của những

người bị kỳ thị. Kỳ thị ở cấp độ cấu trúc là sự
kỳ thị liên quan đến các luật, chính sách và
quy trình giới hạn các quyền và cơ hội của
người có bệnh. Sự tự kỳ thị hay sự kỳ thị tự
cảm nhận tồn tại ở cấp độ cá nhân, khi cá
nhân xác nhận những định kiến/khn mẫu
về bệnh của mình, lường trước sự chối bỏ
của xã hội, xem những khuôn mẫu đó là phù
hợp với bản thân và tin rằng họ là những
thành phần thấp kém trong xã hội. Ngoài ra,
kỳ thị nội tâm và trải nghiệm kỳ thị là hai
loại kỳ thị phổ biến ở bệnh nhân HIV [8].
Một nghiên cứu tại Việt Nam năm 2014 báo
cáo rằng trên 40% người được phỏng vấn
cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và tự chê trách bản
thân, trong số đó hơn 10% có ý định tự tử.
Vì vậy, việc khảo sát đầy đủ các khía
cạnh của kỳ thị để từ đó biết được mức độ kỳ
thị ở người sống chung với HIV là cần thiết.
Trong nghiên cứu này, mức độ kỳ thị được
xác định thông qua bảng câu hỏi PIS
(Perceived and Internalized Scale), đã được
chuẩn hóa với độ tin cậy cao. Thang đo PIS
(Cronbach’s alpha > 0,93) gồm 14 mục lấy
từ thang đo kỳ thị với HIV (HIV Stigma
Scale) được phát triển bởi Barbara E. Berger
năm 2001 [8]. Thang đo PIS gồm 14 mục

dựa trên 2 khía cạnh: nhận thức kỳ thị và kỳ
thị nội tâm với câu trả lời theo thang điểm
Likert (4 điểm). Tổng điểm của thang đo dao
động từ 14 – 56 điểm, trong đó điểm nhận
thức kỳ thị dao động từ 6 đến 24 điểm và kỳ
thị nội tâm dao động từ 8 đến 32 điểm. Điểm
số càng cao cho thấy mức kỳ thị cao hơn.
Thang đo là công cụ ngắn gọn, có tính tin
cậy và nhất qn nội bộ tốt được Chengbo
Zhen đánh giá độ tin cậy và tính giá trị trên
411 bệnh nhân HIV với Cronbach’s alpha
của cả thang đo là 0,95.
Do đó, nghiên cứu này được tiến hành
với mục tiêu khảo sát mức độ kỳ thị thông
473


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

qua thang đo PIS và đánh giá các yếu tố liên
quan trên bệnh nhân HIV. Thông qua nghiên
cứu này có thể biết được thực trạng, mức độ
và cũng biết được các yếu tố góp phần vào
vấn đề kỳ thị ở bệnh nhân HIV, từ đó có thể
có các chiến lược chăm sóc, hỗ trợ tốt hơn
cho nhóm đối tượng này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực
hiện trên bệnh nhân HIV (≥18 tuổi) tại 4 cơ
sở phòng khám ngoại trú Quận 3, Quận 6,

Quận 11 và Quận 8 ở TP.HCM từ 12/2020
đến 05/2021. Nghiên cứu này là từ một dự án
lớn hơn nhằm đánh giá nhiều vấn đề về sức
khỏe tâm thần và tự tử. Vì vậy, cỡ mẫu ban
đầu của nghiên cứu được ước tính và dự trù
ít nhất từ 400 bệnh nhân theo công thức ước
lượng một tỉ lệ với tỉ lệ có ý định tự tử ở
bệnh nhân HIV là 33,6%. Vì nghiên cứu tiến
hành tại nhiều cụm nên cỡ mẫu cần là 800.
Các bệnh nhân HIV đang điều trị ARV có
mặt trong thời gian tiến hành nghiên cứu
được chọn một cách có hệ thống và được
mời tham gia vào nghiên cứu.
Mức độ kỳ thị với HIV được xác định
thông qua thang đo PIS (Perceived and
Internalized Scale). Điểm số của thang đo
PIS được tổng hợp và phân nhóm thành các
mức kỳ thị gồm thấp (14-28 điểm), trung
bình (29 – 42 điểm) và cao (43 – 56 điểm).
Tồn bộ bộ câu hỏi được thu thập bằng hình
thức phỏng vấn trực tiếp và thời gian phỏng
vấn cho mỗi bệnh nhân từ 15-20 phút. Để thu
thập đầy đủ các số liệu cần thiết, chúng tôi
lập kế hoạch thu thập dữ liệu theo 3 giai
đoạn với bộ công cụ bảng câu hỏi được
chuẩn hóa. Đầu tiên là bước chuẩn bị, chúng
tôi liên hệ với giám đốc trung tâm y tế các
quận để xin phép tiến hành, thông báo kế
hoạc lấy mẫu, phiếu đồng thuận tham gia tại
474


các phòng khám. Tiếp theo, nghiên cứu thử
nghiệm bộ câu hỏi trong 1 tháng (N=10)
được tiến hành. Cuối cùng là giai đoạn thu
thập dữ kiện chính thức với ba bước gồm
sàng lọc và chọn bệnh nhân, giải thích và ký
bảng đồng thuận, tiến hành phỏng vấn trực
tiếp với bảng câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc.
Về phân tích thống kê, chúng tơi lập bảng
tần suất và tỉ lệ phần trăm (%) để xem xét sự
phân bố các giá trị của các biến số định tính
ví dụ như giới, xu hướng tính dục, nơi ở hiện
tại, tơn giáo, trình độ học vấn, tình trạng hơn
nhân, sống chung với ai, tình trạng cơng
việc, mức thu nhập, đường lây nhiễm, đã cho
ai biết tình trạng nhiễm, tình trạng quên uống
thuốc ARV, mức hỗ trợ xã hội, mức độ hỗ
trợ gia đình, các sự kiện căng thẳng trong
cuộc sống, nhận thức bị kỳ thị, tự kỳ thị, mức
độ kỳ thị. Các kiểm định Chi bình phương
hoặc Fisher được dùng để so sánh các đặc
điểm giữa nhóm mức độ kỳ thị thấp, trung
bình và cao. Để ước tính mức độ liên quan
của các đặc điểm với mức độ kỳ thị thì
phương pháp hồi qui logistic dành cho biến
kết cục dạng thứ tự được sử dụng và được
báo cáo dưới dạng OR kèm khoảng tin cậy
95%. Tất cả các kiểm định được xem là có ý
nghĩa thống kê khi p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong tổng số 800 bệnh nhân đồng ý
tham gia nghiên cứu tại 4 phòng khám (mỗi
phòng khám 200 bệnh nhân), có 23 bệnh
nhân khơng hồn thành cuộc phỏng vấn hoặc
không trả lời đầy đủ các câu hỏi nên được
loại ra khỏi phân tích. Vì vậy, tổng số cuối
cùng đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích là 777
chiếm 97,1%. Trong tổng số 777 bệnh nhân,
đa số là nam và tuổi dưới 40 tuổi. Đa số bệnh
nhân đã sống chung với HIV và đã điều trị


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

ARV trên 5 năm. Kết quả cho thấy bệnh
nhân tham gia nghiên cứu bị kỳ thị mức độ
thấp, trung bình và cao lần lượt là 23,0%,
69,3% và 7,7%. Mức độ kỳ thị ở nam thấp
hơn so với nữ (p=0,045) và cao hơn ở bệnh

nhân đã ly dị, ly thân, góa so với các cũng
như những bệnh nhân ly dị/ly thân/góa có
mức độ kỳ thị khác so với các nhóm tình
trạng hơn nhân khác (p=0,037).

Bảng 1. Mối liên quan giữa các đặc điểm của bệnh nhân với mức độ kỳ thị HIV
Mức độ kỳ thị
Đặc điểm
OR (KTC 95%)
dân số xã hội

Tổng
Cao
Trung bình
Thấp
Giới
Nam

630 (81,1)

39 (65,0)

443 (82,3)

148 (82,7)

Nữ

147 (18,9)

21 (35,0)

95 (17,7)

31 (17,3)

<30

290 (37,3)

Nhóm tuổi

12 (20,0)
212 (39,4)

66 (36,9)

30-39

266 (34,2)

24 (40,0)

182 (33,8)

60 (33,5)

40-49

186 (23,9)

18 (30,0)

121 (22,5)

47 (26,3)

50+

35 (4,5)

6 (10,0)


23 (4,3)

6 (3,4)

0,66 (0,44 0,99)
1
1
1,19 (0,84 1,70)
1,09 (0,73 1,61)
2,12 (0,96 4,69)

p

0,045

0,325
0,674
0,063

Xu hướng tình dục
Tình dục khác
giới
Tình dục đồng
giới
Khác

389 (50,1)

41 (68,3)


251 (46,7)

97 (54,2)

361 (46,5)

15 (25,0)

270 (50,2)

76 (42,5)

27 (3,5)

4 (6,7)

17 (3,2)

6 (3,4)

1
0,94 (0,69 1,28)
1,33 (0,56 3,21)

0,701
0,519

Tơn giáo



452 (58,2)

40 (66,7)

297 (55,2)

115 (64,2)

Khơng

325 (41,8)

20 (33,3)

241 (44,8)

64 (35,8)


299 (38,5)

Trình độ học vấn
40 (66,7)
187 (34,8)

72 (40,2)

Cấp 3


192 (24,7)

9 (15,0)

38 (21,2)

145 (27,0)

0,86 (0,64 1,17)
1
1
0,87 (0,59 1,29)

0,343

0,493

475


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

> Cấp 3

Độc thân
Kết hôn/sống
chung
Ly dị/ ly thân/
góa


285 (36,7)

11 (18,3)

205 (38,2)

69 (38,5)

512 (65,9)

Tình trạng hơn nhân
29 (48,3)
372 (69,1) 111 (62,0)

206 (26,5)

20 (33,3)

129 (24,0)

57 (31,8)

59 (7,6)

11 (18,3)

37 (6,9)

11 (6,1)


Một mình

147 (18,9)

Sống chung với ai
14 (23,3)
98 (18,2)

Gia đình

556 (71,6)

43 (71,7)

384 (71,4)

129 (72,1)

Bạn bè/họ
hàng/khác

74 (9,5)

3 (5,0)

56 (10,4)

15 (8,4)


35 (19,6)

Thất nghiệp

82 (10,6)

Tình trạng việc làm
10 (16,7)
54 (10,0)
18 (10,1)

Bán thời gian

129 (16,6)

16 (26,7)

87 (16,2)

26 (14,5)

Toàn thời
gian

522 (67,2)

31 (51,7)

368 (68,4)


123 (68,7)

Khác

44 (5,7)

3 (5,0)

29 (5,4)

12 (6,7)

90 (11,6)

Thu nhập hàng tháng
8 (13,3)
63 (11,8)
19 (10,6)

Không

0,71 (0,50 1,01)
1
0,89 (0,63 1,26)
1,93 (1,04 3,58)

0,054

0,519
0,037


1
0,96 (0,65 1,43)
0,96 (0,53 1,73)
1
1,09 (0,59 2,02)
0,74 (0,44 1,24)
0,65 (0,30 1,44)

0,849
0,886

0,778
0,254
0,291

1
0,95 (0,54 1-5 triệu
156 (20,1)
21 (35,0)
94 (17,5)
41 (22,9)
0,850
1,67)
1,00 (0,60 6-10 triệu
300 (38,7)
22 (36,7)
219 (40,9) 59 (33,0)
0,987
1,67)

0,68 (0,41 >10 triệu
229 (29,5)
9 (15,0)
160 (29,9) 60 (33,5)
0,154
1,15)
Bảng 2 thể hiện mối liên quan giữa các quan với mức độ kỳ thị. Tuy nhiên, kết quả
đặc điểm điều trị HIV của người bệnh với cho thấy các đặc điểm như số năm mắc HIV,
mức độ kỳ thị. Kết quả cho thấy đường lây thời gian điều trị ARV hoặc việc đã tiết lộ
truyền HIV, tiền sử gia đình có HIV, giai tình trạng HIV khơng có liên quan có ý nghĩa
đoạn lâm sàng HIV, tuân thủ ARV có liên thống kê với mức độ kỳ thị.

476


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Bảng 2. Mối liên quan giữa đặc điểm điều trị HIV của bệnh nhân với mức độ kỳ thị
HIV
Mức độ kỳ thị
Đặc điểm điều trị
OR (KTC 95%)
p
Trung
HIV
Tổng
Cao
Thấp
bình
Số năm mắc HIV (năm)

<1
116 (15,0)
4 (6,7) 87 (16,2) 25 (14,2)
1
1-5
309 (40,0) 18 (30,0) 222 (41,3) 69 (39,2) 1,05 (0,67 - 1,64) 0,834
≥5
348 (45,0) 38 (63,3) 228 (42,5) 82 (46,6) 1,20 (0,77 - 1,86) 0,431
Thời gian điều trị ARV (năm)
<1
118 (15,3)
4 (6,7) 89 (16,6) 25 (14,3)
1
1-5
319 (41,3) 18 (30,0) 228 (42,5) 73 (41,7) 1,01 (0,65 - 1,57) 0,979
≥5
335 (43,4) 38 (63,3) 220 (41,0) 77 (44,0) 1,23 (0,79 - 1,92) 0,360
Đường lây truyền HIV
Tiêm chích ma túy 86 (11,1) 12 (20,0) 58 (10,8) 16 (8,9)
1
Quan hệ tình dục
498 (64,1) 35 (58,3) 365 (67,8) 98 (54,7) 0,72 (0,43 - 1,21) 0,216
Không chắc/không
175 (22,5) 13 (21,7) 106 (19,7) 56 (31,3) 0,43 (0,24 - 0,77) 0,004

Khác
18 (2,3)
0 (0)
9 (1,7)
9 (5,0) 0,18 (0,06 - 0,51) 0,001

Đã tiết lộ tình trạng HIV+

589 (75,8) 52 (86,7) 400 (74,3) 137 (76,5) 1,13 (0,80 - 1,59) 0,499
Không
188 (24,2) 8 (13,3) 138 (25,7) 42 (23,5)
1
Tiền sử gia đình có HIV

116 (14,9) 18 (30,0) 82 (15,2) 16 (8,9) 2,33 (1,49 - 3,66) <0,001
Không
661 (85,1) 42 (70,0) 456 (84,8) 163 (91,1)
1
Giai đoạn lâm sàng HIV
Giai đoạn 1
663 (85,3) 47 (78,3) 453 (84,2) 163 (91,1)
1
Giai đoạn 2
49 (6,3)
5 (8,3)
41 (7,6)
3 (1,7) 2,47 (1,31 - 4,65) 0,005
Giai đoạn 3
50 (6,4)
6 (10,0) 33 (6,1) 11 (6,1) 1,34 (0,71 - 2,55) 0,364
Giai đoạn 4
15 (1,9)
2 (3,3)
11 (2,0)
2 (1,1) 2,09 (0,67 - 6,56) 0,206
Đã từng ngưng thuốc ARV


201 (25,9) 30 (50,0) 121 (22,5) 50 (27,9) 1,29 (0,90 - 1,84) 0,166
Không
576 (74,1) 30 (50,0) 417 (77,5) 129 (72,1)
1
Tuân thủ ARV

281 (36,2) 19 (31,7) 215 (40,0) 47 (26,3) 1,44 (1,05 - 1,98) 0,024
Không
496 (63,8) 41 (68,3) 323 (60,0) 132 (73,7)
1

477


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Bảng 3 thể hiện mối liên quan giữa
những trải nghiệm biến cố bất lợi và các loại
hình hỗ trợ nhận được với mức độ kỳ thị. Kết
quả cho thấy tất cả các yếu tố khảo sát đều có
liên quan có ý nghĩa thống kê với mức độ kỳ

thị. Trong đó cho thấy số biến cố căng thẳng
làm tăng chênh lệch mức độ kỳ thị ở bệnh
nhân. Trong khi đó, những hỗ trợ dù bất kỳ
hình thức nào kể cả hỗ trợ từ gia đình hoặc
xã hội đều làm giảm mức độ kỳ thị.

Bảng 3. Mối liên quan giữa những trải nghiệm biến cố bất lợi, hỗ trợ nhận được của

bệnh nhân với mức độ kỳ thị HIV
Mức độ kỳ thị
OR (95% CI)
p
Những trải nghiệm biến cố
Trung
bất lợi và hỗ trợ nhận được Tổng
Cao
Thấp
bình
Số trải nghiệm biến cố bất lợi
272
167
103
0
2 (3,3)
1
(35,0)
(31,0)
(57,5)
217
156
1-2
3 (5,0)
58 (32,4) 1,66 (1,14 - 2,44) 0,009
(27,9)
(29,0)
144
123
3-4

7 (11,7)
14 (7,8) 5,44 (3,17 - 9,32) <0,001
(18,5)
(22,9)
144
48
46,30 (23,92 5+
92 (17,1) 4 (2,2)
<0,001
(18,5) (80,0)
89,62)
Tổng hỗ trợ chung [TB &
2,1
2,7 (0,9)
2,6 (0,8) 3,0 (0,8) 0,51 (0,42 - 0,62) <0,001
ĐLC]
(0,9)
Hỗ trợ về cảm xúc-thơng
tin [TB & ĐLC]
Hỗ trợ hữu hình [TB &
ĐLC]
Hỗ trợ tình cảm [TB &
ĐLC]
Tương tác xã hội tích cực
[TB & ĐLC]
Thấp
Trung bình
Cao

478


2,0
2,5 (0,8) 2,8 (0,9) 0,58 (0,48 - 0,69) <0,001
(0,9)
2,4
2,7 (0,8)
2,7 (0,8) 3,0 (0,8) 0,61 (0,50 - 0,73) <0,001
(0,9)
2,0
2,8 (0,9)
2,7 (0,9) 3,1 (0,9) 0,51 (0,43 - 0,61) <0,001
(0,9)
2,0
2,7 (0,9)
2,6 (0,9) 3,0 (0,9) 0,49 (0,41 - 0,59) <0,001
(0,9)
Mức hỗ trợ từ gia đình
139
39
79 (14,7) 21 (11,7)
1
(17,9) (65,0)
149
15
106
28 (15,6) 0,34 (0,19 - 0,59) <0,001
(19,2) (25,0) (19,7)
489
353
130

6 (10,0)
0,17 (0,11 - 0,28) <0,001
(62,9)
(65,6)
(72,6)
2,5 (0,9)


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

IV. BÀN LUẬN
Qua đánh giá từ thang đo PIS, nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy mức kỳ thị trung
bình là 69,3%, mức kỳ thị thấp là 23%, và
mức kỳ thị cao chỉ 7,7%. Kết quả này tương
đối phù hợp với y văn và với các nghiên cứu
trước sử dụng công cụ bảng câu hỏi PIS. Cụ
thể, nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2018
được thực hiện trên 411 bệnh nhân HIV đánh
giá bằng bộ công cụ PIS, kết quả cho thấy có
63,8% người tham gia báo cáo PIS ở mức
trung bình và 13,9% ở mức cao [8]. Sự khác
biệt giữa nhóm mức độ kỳ thị cao (7,7% so
với 13,9%) gợi ý rằng sự kỳ thị có thể thấp
hơn tại Việt Nam. Điều này thể hiện đúng
thực tế vì hiện nay HIV khơng cịn kỳ thị như
khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam một phần
là bởi sự giúp sức của các tổ chức, hỗ trợ
người bệnh HIV; từ các quy định, truyền
thơng tích cực và nhận thức đầy đủ về bệnh

HIV từ các chiến lược toàn cầu đã được bao
phủ. Tuy nhiên, kết quả với 69,3% cho thấy
kỳ thị mức độ trung bình cũng là đáng kể và
gợi ý về việc cần thiết các chương trình hỗ
trợ, can thiệp nhằm giảm tác động của kỳ thị
trên dân số những người sống với HIV.
Về đặc điểm dân số xã hội, có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với
sự kỳ thị, trong đó những bệnh nhân nữ có số
chênh kỳ thị cao hơn nhóm bệnh nhân nam.
Kết quả này tương đồng với kết quả của
nhiều nghiên cứu khác như trong nghiên cứu
năm 2020 của Dian Ekawaty Halim [3].
Nghiên cứu năm 2018 của Sadie Hutson
đánh giá trên 216 bệnh nhân HIV cũng ghi
nhận những bệnh nhân nữ có số chênh kỳ thị

cao hơn nam [5]. Nghiên cứu của chúng tơi
cịn tìm thấy mối liên quan giữa kỳ thị với
tình trạng hơn nhân của bệnh nhân HIV,
những bệnh nhân ly dị/ly thân/ góa có số
chênh kỳ thị cao hơn so với những bệnh nhân
độc thân. Ngồi ra, về đặc điểm điều trị HIV,
người bệnh có tiền sử gia đình có người
nhiễm HIV, giai đoạn lâm sàng, đặc biệt là
lâm sàng giai đoạn 2 có liên quan với mức độ
kỳ thị. Kết quả này cũng phù hợp với những
báo cáo từ nghiên cứu trước ở Trung Quốc,
Châu Phi và ở Hoa Kỳ [4, 8].
Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối liên

quan có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thị với trải
nghiệm các sự kiện căng thẳng trong cuộc
sống. Đối với những bệnh nhân trải qua càng
nhiều sự kiện căng thẳng trong cuộc sống thì
sẽ có mức kỳ thị càng cao. Tuy nhiên, hiện
khơng có nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên
hệ giữa hai vấn đề này. Cũng có khả năng,
chính trải nghiệm những khó khăn, trắc trở
trong cuộc sống làm cho bệnh nhân cảm nghĩ
về việc cá nhân mình khác biệt so với các
nhóm dân số khác và từ đó xem như bị kỳ
thị. Ngồi ra, kết quả cho thấy những bệnh
nhân nhận được hỗ trợ xã hội cao thì sẽ có số
chênh kỳ thị giảm và kết quả này tương tự
như kết quả của các nghiên cứu trước đó. Ví
dụ, trong một nghiên cứu tổng hợp đã chỉ ra
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kỳ
thị với hỗ trợ xã hội. Tương tự, một nghiên
cứu ở Hoa Kỳ ghi nhận điểm kỳ thị cao hơn
đáng kể ở những người không hài lòng với
sự hỗ trợ xã hội [1]. Một nghiên cứu khác ở
Trung Quốc ghi nhận sự kỳ thị của bản thân
gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý thông qua
479


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

việc hỗ trợ xã hội thấp [6]. Sự kỳ thị sẽ dẫn
đến tâm lý bi quan, lo sợ bị bạn bè, xã hội xa

lánh dẫn đến tự cơ lập bản thân. Qua đây cho
thấy tính cần thiết của việc bình thường hóa
HIV ở trong cộng đồng bằng cách gia tăng
hỗ trợ xã hội, tạo điều kiện để bản thân bệnh
nhân HIV phát triển tốt hơn góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống và sự tuân thủ điều
trị ở những bệnh nhân HIV. Tương tự, sự hỗ
trợ trong gia đình cũng có ảnh hưởng đáng
kể đến q trình điều trị của bệnh nhân HIV
và cũng có liên quan với kỳ thị trong nghiên
cứu này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mang
nhiều ý nghĩ thực tế. Thứ nhất, trong những
năm đầu khi HIV xuất hiện tại Việt Nam thì
đã có nhiều nghiên cứu về kỳ thị HIV. Tuy
nhiên, những năm gần đây, các nghiên cứu
tương tự rất hiếm và vì vậy khó biết được
mức độ kỳ thị hiện này là bao nhiêu. Kết quả
nghiên cứu vì vậy cung cấp một bức tranh về
mức độ kỳ thị hiện tại trong dân số này. Từ
đó, các chương trình can thiệp, hỗ trợ có cơ
sở để giải quyết vấn đề này vì kỳ thị sẽ có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều vấn đề khác,
kể cả điều trị của bệnh nhân. Thứ hai, nghiên
cứu đã xác định các yếu tố giúp làm giảm
mức độ kỳ thị trải dài từ yếu tố cá nhân đến
tác động hỗ trợ từ phòng khám, gia đình và
tồn xã hội. Từ đây, có thể xác định được
cần phải can thiệp yếu tố nào hoặc nhóm đối
tượng nào có nguy cơ bị kỳ thị nhiều hơn,

qua đó có thể cung cấp các hỗ trợ thực tế và
hữu ích hơn trong bối cảnh nguồn lực y tế tại
Việt Nam cịn hạn chế.

480

Nghiên cứu có một số điểm hạn chế nhất
định. Thứ nhất, sự kỳ thị là một điều nhạy
cảm trong văn hóa nước ta, có nhiều hình
thức kỳ thị khác nhau, tuy nhiên cịn nhiều
hình thức kỳ thị khác nhau không được đề
cập trong nghiên cứu này. Thứ hai, thang đo
PIS đánh giá trải nghiệm kỳ thị và kỳ thị nội
tâm thời gian kể từ khi được chẩn đốn HIV.
Việc này có thể gây ra sai lệch hồi tưởng
trong quá trình gợi nhớ các sự kiện của bệnh
nhân. Ngồi ra, thang đo kỳ thị PIS chưa
được chuẩn hóa đầy đủ tại Việt Nam cũng có
thể dẫn đến sai lệch. Tuy nhiên, chúng tôi đã
tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo tính
chính xác của phiên bản tiếng Việt bao gồm
dịch song song và nghiên cứu thử.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy mức độ kỳ thị ở
người bệnh HIV đang điều trị tại các phòng
khám ngoại trú TP.HCM với mức độ kỳ thị
thấp, trung bình và cao trong nghiên cứu lần
lượt là 23,0%, 69,3% và 7,7%. Các đặc điểm
về giới tính, tình trạng hơn nhân, đường lây
bệnh, tiền sử gia đình có người nhiễm HIV,

giai đoạn lâm sàng của HIV, sự tuân thủ
thuốc ARV, cũng như những trải nghiệm
biến cố bất lợi và hỗ trợ nhận được (xã hội
và gia đình) có mối liên quan với mức độ kỳ
thị. Chúng tơi đề xuất các phịng khám ngoại
trú nên có thêm sự phối hợp với các đơn vị
có liên quan trong q trình điều trị nhằm hỗ
trợ tâm lý cho tất cả bệnh nhân hoặc nếu
nguồn lực hạn chế thì cần dựa vào các yếu tố
xác định trong nghiên cứu này làm cơ sở hỗ
trợ nhóm nguy cơ cao hơn.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baugher Amy R., Beer Linda, Fagan
Jennifer L., Mattso Christine L.,
Freedman Mark, Skarbinski Jacek, et al.
(2017) "Prevalence of Internalized HIVRelated Stigma Among HIV-Infected Adults
in Care, United States, 2011-2013". AIDS
and behavior, 21 (9), pp. 2600-2608.
2. Bitew Huluagresh, Andargie Gashaw,
Tadesse Agitu, Belete Amsalu, Fekadu
Wubalem, Mekonen Tesfa (2016) "Suicidal
Ideation, Attempt, and Determining Factors
among HIV/AIDS Patients, Ethiopia".
Depression research and treatment, 2016,
8913160-8913160.
3. Halim D. E., Noor N. N., Thamrin Y.

(2020) "Stigma and discrimination with the
occurrence of HIV/AIDS in Makassar".
Enferm Clin, 30 Suppl 4, pp. 278-281.
4. Huluagresh Bitew, Gashaw Andargie,
Agitu Tadesse, Amsalu Belete, Wubalem
Fekadu (2016) "Suicidal Ideation, Attempt,

5.

6.

7.

8.

and Determining Factors among HIV/AIDS
Patients, Ethiopia". Depress Res Treat,
Hutson S. P., Darlington C. K., Hall J. M.,
Heidel R. E., Gaskins S. (2018) "Stigma and
Spiritual Well-being among People Living
with HIV/AIDS in Southern Appalachia".
Issues Ment Health Nurs, 39 (6), pp. 482489.
Li J., Mo P. K., Wu A. M., Lau J. T.
(2017) "Roles of Self-Stigma, Social
Support, and Positive and Negative Affects
as Determinants of Depressive Symptoms
Among HIV Infected Men who have Sex
with Men in China". AIDS Behav, 21 (1), pp.
261-273.
World Health Organization (2020)

HIV/AIDS,
,
Zeng C., Li L., Hong Y. A., Zhang H.,
Babbitt A. W., Liu C., et al. (2018) "A
structural equation model of perceived and
internalized stigma, depression, and suicidal
status among people living with HIV/AIDS".
BMC Public Health, 18 (1), 138.

481



×