Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non ngọc phụng, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
THƯỜNG
SỞGIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
THANH
HĨAXN
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CƠNG TÁC GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
HỌC HỊA NHẬP TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGỌC
PHỤNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGỌC PHỤNG

Người
Ngườithực
thựchiện:
hiện:Lê
LêThị
ThịHoan


Hoan
Chức
Chứcvụ:
vụ:Phó
Phóhiệu
hiệutrưởng
trưởng
Đơn
Đơnvịvịcơng
cơngtác:
tác:Trường
TrườngMN
MNNgọc
NgọcPhụng
Phụng
SKKN
SKKNthuộc
thuộclĩnh
lĩnhvực:
vực:Quản
Quảnlýlý

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
TT


NỘI DUNG

TRANG

1
2
3
4
5
6
7
8

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài
2.3. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cơng tác giáo
dục trẻ khuyết tật học hịa nhập tại trường mầm non
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo
viên, cha mẹ trẻ về cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật học hịa
nhập
Biện pháp 2: Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá quản lý giáo dục
trẻ khuyết tật học hòa nhập
Biện pháp 3: Chỉ đạo cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục và các hoạt động tập thể ở trường mầm non

Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng môi trường
giáo dục và tự tạo các đồ dùng đồ chơi cho trẻ khuyết tật
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1
1
2
2
2
2
2
4

9
10
11
12

13
16

17
18
19
20


skkn

7
7
8
11
13
15
19
19
19


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, trẻ em cần phải được quan tâm
và chăm sóc đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Đặc
biệt với trẻ em khuyết tật cần phải được quan tâm giúp đỡ để trẻ được phát
triển đầy đủ về các lĩnh vực như thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, phát triển
xã hội….Trẻ khuyết tật đều được tham gia vào các hoạt động như bao bạn
khác và được hưởng các quyền lợi, được vui chơi, được học tập hòa nhập như
các bạn khác.
Người làm cha, làm mẹ khi sinh con ra ai cũng muốn con mình khỏe
mạnh đầy đủ cả về thể chất và trí tuệ nhưng có thể do nhiều nguyên nhân mà
không may mắn đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật hoặc có thể do yếu tố khách quan
mang lại làm cho đứa trẻ bị khuyết tật, nhưng khơng vì trẻ bị khuyết tật mà cha,
mẹ những người thân và toàn xã hội bỏ rơi các cháu. Với tình u thương lịng
nhân ái và trách nhiệm của những người ruột thịt và tính nhân văn của con
người, tất cả mọi người ln quan tâm và dành tình cảm sự chia sẻ động viên

giúp gia đình và chính bản thân các cháu hịa nhập cùng cộng đồng.
Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng
mang tính nhân văn của tồn xã hội nói chung và của nghành giáo dục nói riêng.
Nhưng thực tế hầu hết trẻ khuyết tật học hòa nhập hiện nay vẫn chưa được nhìn
nhận và có các biện pháp giáo dục đúng đắn, vẫn còn mặc cảm với bạn bè và xã
hội mà trẻ không dám đến trường hoặc phụ huynh chỉ cho trẻ đến các trường
chuyên biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật.
Trong những năm gần đây công tác huy động trẻ khuyết tật ra lớp học hòa
nhập đang được các cấp các nghành quan tâm. Đối với trường mầm non tôi đang
quản lý trong những năm vừa qua được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà
trường đã thực hiện cơng tác giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật và ln quan
tâm tìm các biện pháp chỉ đạo làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
khuyết tật học hịa nhập. Song cơng tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vẫn còn
nhiều hạn chế nhất định như: nhận thức của một số phụ huynh và giáo viên chưa
đúng mức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, giáo viên trực tiếp dạy
trẻ khuyết tật học hòa nhập chưa được trang bị đầy đủ về chuyên môn, nghiệp
vụ, công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh hiệu quả chưa cao, một
số phụ huynh có con em bị khuyết tật nặng nhưng lại chưa chấp nhận sự thật là
con em mình bị khuyết tật nên cịn chưa làm giấy tờ chứng nhận con em mình
bị, cơng tác tạo mơi trường để tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật học hòa nhập cịn
hạn chế, đặc biệt trong nhà trường chưa có giáo viên chuyên biệt để hỗ trợ cho
công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Từ những hạn chế trên với trách nhiệm, chức năng của người cán bộ quản
lý trước thực trạng của cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật tôi đã chọn đề
tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ
khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non Ngọc Phụng” để viết sáng kiến
kinh nghiệm.

skkn



2

1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập tại
trường mầm non tơi cơng tác từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao
công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp chỉ đạo nâng cao công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa
nhập ở trường mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản của nhà nước
liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật và các tài liệu, giáo trình có nội dung giáo
dục trẻ khuyết tật học hịa nhập ở cấp học mầm non
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra qua phiếu đánh giá, thăm dò,
phỏng vấn trẻ để tìm ra biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu bài soạn của giáo viên
rút ra kết luận
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, thăm lớp quan sát trẻ khuyết
tật học hòa nhập
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật nhất là
đối với trẻ em. “Người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như
những người học khác” (Quyết định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn
tật, khuyết tật. Bộ giáo dục và Đào tạo 2006). Quan tâm đến trẻ em khuyết tật
thể hiện tính nhân văn và tinh thần trách nhiệm chung trong tồn xã hội. Giáo
dục trẻ khuyết tật học hịa nhập là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà
nước coi đây là nhiệm vụ chính trị phải hồn thành trong thời kỳ đổi mới và

hội nhập, là một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta
hiện nay.
Có thể nói: “Giáo dục hịa nhập là phương thức giáo dục cho trẻ có hồn
cảnh đặc biệt cùng với trẻ khác trong trường mầm non và phổ thông hiện nay
ngay tại nơi trẻ sinh sống” (Giáo trình quản lý trường, lớp dạy trẻ có nhu cầu
đặc biệt, NXB Giáo dục.) đây chính là mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia
nhập vào xã hội bằng việc hướng trẻ đến lĩnh hội các kinh nghiệm ở tuổi mầm
non như những bạn bè cùng trang lứa, đồng thời cũng tạo điều kiện cho trẻ
bình thường có cơ hội học tập phấn đấu thông qua việc học các mặt mạnh và
mặt yếu của các bạn khuyết tật. Như vậy giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập
khơng chỉ mang lại ý nghĩa nhân văn và giáo dục cho trẻ khuyết tật mà cịn
mang lại lợi ích cho trẻ bình thường, cơng tác giáo dục hịa nhập tạo ra cơ hội
cho cả hai đối tượng trẻ bình thường và trẻ khuyết tật. Đây chính là cơ hội cho
trẻ em trong đó cơ bản là trẻ khuyết tật được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng,
đảm bảo chất lượng.

skkn


3

Như mọi trẻ khác trẻ khuyết tật được bình đẳng và được tham gia đầy đủ
tất cả các hoạt động tại trường mầm non, được hưởng các quyền lợi và thực hiện
các nhiệm vụ từ đó tạo cho trẻ khuyết tật sự tự tin, ý chí vươn lên và lịng tự
trọng, như vậy đây sẽ là động lực để trẻ phấn đấu tới mức cao nhất khả năng của
mình có thể.
Là một cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi luôn nghĩ phải làm thế
nào để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, hạn chế đến
mức tối đa các khuyếm khuyết, trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản để trẻ
khuyết tật có thể vững vàng bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và trở thành

người có ích cho xã hội.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trường mầm non Ngọc Phụng năm học 2021-2022 có tổng số cán bộ giáo
viên, nhân viên là 52 đồng chí. Trong đó quản lý 3 đồng chí, giáo viên 48 đồng
chí, nhân viên kế tốn 1 đồng chí. Tồn trường có tổng 417 trẻ, số trẻ dân tộc là
173 cháu chiếm 41,4%. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe nhiệt tình
trong cơng tác. Trong q trình quản lý chỉ đạo tơi gặp những thuận lợi khó
khăn sau đây:
2.2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy,Ủy ban nhân dân xã
chỉ đạo cho ban lãnh đạo thơn tun truyền sâu rộng tới tồn thể bà con nhân
dân để thực hiện tốt công tác huy động trẻ ra lớp, quan tâm đầu tư kinh phí xây
dựng cơ sở vật chất ngày một khang trang sạch đẹp tạo mơi trường vui chơi học
tập tốt nhất có thể cho trẻ mầm non.
Đối với nghành học, Phòng giáo dục huyện Thường Xuân luôn quan tâm
mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho CBGV đặc biệt có sự lồng ghép nội dung
bồi dưỡng giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập.
Đối với nhà trường ln quan tâm chăm lo động viên đến đời sống tinh
thần và vật chất cho chị em CBGV, NV trong toàn trường. Hàng năm nhà
trường bổ sung và mua sắm thêm trang thiết bị dạy và học cho các nhóm lớp
như lắp đặt Wifi, mua đàn oóc gan, ti vi, đóng bổ sung đầy đủ bàn ghế cho cơ và
trẻ. ….Nhà trường có điểm trường chính khang trang, sạch đẹp, thống mát có
đầy đủ các phịng chức năng tạo điều kiện tốt nhất cho cơng tác chăm sóc, giáo
dục trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên cơ bản tuổi đời cịn trẻ nhiệt tình, yêu
nghề mến trẻ luôn quan tâm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau có đến 81% CBGV,NV có
trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn
Tổng số trẻ toàn trường 417 cháu với 21 nhóm lớp, cơ bản tỷ lệ trẻ đi học
chuyên cần cao và đều, trẻ ngoan ngoãn được phụ huynh quan tâm. Tồn trường
có tổng số 2 trẻ khuyết tật điều tra, ra lớp học 2 trẻ đạt 100% huy động ra lớp.

2.2.2. Khó khăn:
Thiếu phịng học, có 21 nhóm lớp nhưng mới có 15 phịng học vì vậy dẫn
đến tình trạng quá tải học sinh so với qui định, Sỉ số lớp trung bình trong tồn

skkn


4

trường 33 cháu/lớp.
Nhận thức của một số cán bộ giáo viên về giáo dục trẻ khuyết tật học hòa
nhập còn chưa đúng mức, phần lớn giáo viên đều cho rằng giáo dục trẻ khuyết
tật không phải là trách nhiệm của giáo viên mà đây là trách nhiệm của gia đình
và các trung tâm giáo dục trẻ chuyên biệt hoặc có giáo viên lại cho rằng trẻ
khuyết tật ra lớp chỉ cần được chăm sóc, ni dưỡng là đủ cịn cơng tác giáo dục
thì chưa quan tâm chỉ mang tính hình thức.
Số cán bộ giáo viên được tham gia tập huấn cơng tác giáo dục trẻ khuyết
tật học hịa nhập cịn ít, nội dung tập huấn tập huấn công tác giáo dục trẻ khuyết
tật học hòa nhập chưa sâu, chỉ mang tính lồng ghép, chưa kỹ do đó kinh nghiệm
và chun mơn dạy trẻ khuyết tật học hịa nhập cịn rất hạn chế, một mặt đồ
dùng trang thiết bị, môi trường giáo dục dành riêng cho trẻ khuyết tật học hòa
nhập chưa có từ đó dẫn đến kết quả chất lượng giáo dục chưa cao.
Việc lập kế hoạch và xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ khuyết tật
đã được giáo viên thực hiện nhưng chưa cụ thể theo từng chủ đề, giáo viên cịn
gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục
Đối với cán bộ quản lý chưa chú trọng đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục của trẻ khuyết tật học hòa nhập, cơng tác động viên khích lệ giáo viên
dạy trẻ khuyết tật cịn ít, chưa điều chỉnh được sĩ số trẻ giảm khi trong lớp có
trẻ khuyết tật học hịa nhập. Công tác phối kết hợp với phụ huynh cũng cịn
hạn chế.

Trong 2 trẻ khuyết tật có 1 trẻ khuyết tật nói và trí tuệ, 1cháu khuyết tật
khác cịn được gọi là khuyết tật u máu. Đối với trẻ khuyết tật u máu sức khỏe
yếu hay nghỉ học, cả 2 trẻ chưa được làm quen với hoạt động tập thể ở độ tuổi
dưới vì chưa ra lớp, trẻ khuyết tật nói và trí tuệ thần kinh của trẻ khơng ổn định
chưa chủ động được các nhu cấu cá nhân thậm chí chưa bày tỏ được khi có các
nhu cầu vệ sinh, nhu cầu học tập vì vậy đều phụ thuộc vào giáo viên, trẻ khuyết
tật có lúc tăng động chạy nhảy tự do, la hét, có lúc tự mình chui vào góc khơng
tiếp xúc với ai.
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài:
Đối với giáo viên: Khi nhận lớp có trẻ khuyết tật học hịa nhập tâm lý
lo lắng không tự tin muốn xin chuyển lớp chủ nhiệm. Quá trình xây dựng kế
hoạch giáo dục chung chung chưa cụ thể cho cá nhân trẻ khuyết tật học hòa
nhập theo chủ đề, theo tuần. Khi soạn bài đưa ra mục đích yêu cầu chủ yếu là
dành cho trẻ bình thường của cả lớp mà chưa lưu ý đến trẻ khuyết tật, chưa
chú trọng lồng ghép các mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật vào các hoạt
động trong ngày tại trường.Trong hồ sơ của giáo viên đã có sự theo dõi đánh
giá sự phát triển của trẻ khuyết tật nhưng còn chung chung chưa đưa ra
phương hướng điều chỉnh kích lệ để giúp trẻ tiến bộ. Mơi trường lớp học xây
dựng theo hướng chung của cả lớp chưa tạo được môi trường thuận tiện phù
hợp cho trẻ khuyết tật
Đối với trẻ: Thông kê số liệu cụ thể từng độ tuổi trẻ khuyết tật như sau:

skkn


5
Trẻ khuyết tật theo điều tra
KT
vận
động


KT
Ngôn
ngữ

Nhà trẻ (Từ
0 -3 tuổi

0

0

0

MG bé (Từ
3 - 4 tuổi)

0

0

MG nhỡ (Từ
4 - 5tuổi)

0

MG lớn (Từ
5- 6 tuổi)
Tổng:


Độ tuổi

Trẻ khuyết tật đến trường lớp

Dạng
khác

KT
vận
động

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0


0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

KT
Đa
Khiếm
tật
thị

KT
KT
Ngôn Khiếm

ngữ
thị

Đa
tật

Dạng
khác

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0


0

1

0

0

0

0

1

1

0

1

0

0

1

Tổng số trẻ khuyết tật điều tra là 2 cháu, ra lớp là 2 cháu và chia mỗi cháu
1 lớp, trẻ khuyết tật sức khỏe yếu đi học không thường xuyên, cả 2 cháu khuyết
tật ở độ tuổi mẫu giáo 4-5 và 5-6 tuổi, trẻ nhút nhát, chưa có kỹ năng tự phục vụ,

trẻ không tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, một trẻ khuyết tật nói và trí
tuệ đến lớp chưa hiểu lời cơ nói, 1 trẻ khuyết tật u máu tay, chân lúc nào cũng
thâm tím sức khỏe yếu, cháu bị khuyết tật nói và trí tuệ giáo viên đều phải phục
vụ hồn tồn cháu khơng nói được, khơng tự mình đi vệ sinh hay làm bất cứ một
hoạt động nào.

Hình ảnh: Trẻ KT trong giờ tập TD buổi sáng và khi vào lớp học
Đánh giá chung:
Từ kết quả khảo sát trên tơi đã tìm ra các biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường mầm non
Ngọc Phụng.

skkn


6

2.3. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục trẻ
khuyết tật học hịa nhập tại trường mầm non
2.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo
viên, cha mẹ trẻ về cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập
Nhận thức đúng mức về công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập
là rất quan trọng đây là cơng việc liên quan đến nhiều người, nhận thức của
giáo viên thơng qua bồi dưỡng chính là xác định một cách rõ ràng những gì
cần đạt được vì vậy địi hỏi sự kiên trì, nỗ lực thực hiện chủ yếu bằng tự giác,
tinh thần tương thân tương ái vì vậy cần trao đổi bồi dưỡng cho mọi người
nhận thức đúng về nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật, trẻ khuyết tất rất
cần sự thông cảm chấp nhận, rất cần những điều kiện để rèn luyện cũng như
cơ hội để có thể thể hiện khả năng của bản thân và đặc biệt rất cần người tạo
tâm lí tự tin cho mình.

Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức sau khi tiếp nhận kế hoạch tiếp thu
chuyên đề về hoạt động giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật tại huyện tơi đã
chọn cử những giáo viên có năng lực, có khả năng tiếp thu và truyền đạt tốt,
những giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập để việc vận
dụng tiếp cận với chuyên đề hiệu quả, giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ khuyết
tật được học hỏi thảo luận về công tác giáo dục trẻ khuyết tật, đây cũng là cơ
hội để giáo viên được giao lưu chia sẻ với các đồng nghiệp có cùng học sinh
đang học hịa nhập. song song với cơng tác bồi dưỡng qua tiếp thu chuyên đề
tôi cũng thường xuyên triển khai, tuyên truyền kịp thời các chính sách lớn của
nhà nước, các chế độ của các cấp các nghành đối với trẻ khuyết tật cụ thể
như: Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em (1991), Quyền được bình đẳng, được
giáo dục hòa nhập của người khuyết tật; Quyết định ban hành kế hoạch giáo
dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của Bộ Giáo Dục và ĐàoTạo
(2018), Quyết định số 23 về việc ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập
của Bộ Giáo Dục (2006).
Bên cạnh việc bồi dưỡng tham gia học tập tiếp thu chun đề tơi ln
khuyến khích chị em theo dõi các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật học hịa
nhập trên các phương tiện thơng tin đại chúng, trên ti vi qua các moodun tự học
bồi dưỡng thường xuyên, qua các trang mạng và qua sự trao đổi chia sẻ với bạn
bè đồng nghiệp ở các đơn vị trường mầm non khác.
Kết hợp với 2 nội dung trên tơi cịn đấu mối với chính quyền địa
phương xây dựng kế hoạch cụ thể để tuyên truyền lồng ghép trong các hội
nghị các cấp, các ban nghành đoàn thể như hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên và
có thể gặp trực tiếp các gia đình có trẻ khuyết tật để trao đổi, trò chuyện, chia
sẽ khi con bị khuyết tật đang học tại nhà trường động viên phụ huynh đưa trẻ
tới trường và tuyên truyền cách chăm sóc, giáo dục tạo môi trường giáo dục
cho con em họ, chia sẻ cảm thơng sự thiệt thịi khi trẻ bị khuyết tật với cha
mẹ trẻ và gia đình.

skkn



7

Hình ảnh nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đến tại gia đình gặp trực tiếp
các gia đình có trẻ khuyết tật để trao đổi, trò chuyện, chia sẽ động viên phụ
huynh đưa trẻ tới trường và tuyên truyền cách chăm sóc, giáo dục trẻ
2.3.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá quản lý giáo dục
trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá quản lý giáo dục trẻ khuyết tật học hòa
nhập giúp cho người quản lý có cơ sở đánh giá tổng thể và có những dự kiến
thực hiện cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật của đơn vị mình quản lý
trong suốt một năm học. Đây là việc làm rất quan trọng giúp tôi định hướng
những nhiệm vụ cần làm và xác định mốc thời gian cho từng nhiệm vụ, đưa ra
dự kiến kết quả cần đạt được để từ đó có sự chỉ đạo cụ thể giúp giáo viên chủ
nhiệm chủ động tích cực và tự tin khi thực hiện cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật
học hịa nhập.
Để việc lập kế hoạch theo dõi, đánh giá và quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật hiệu quả trước hết tơi khảo sát tồn bộ trẻ khuyết tật trong địa bàn
toàn xã. Ngay từ đầu năm học tháng 8 tôi giao cho giáo viên phụ trách công tác
phổ cập theo từng thôn cùng với công tác điều tra phổ cập yêu cầu giáo viên cập

skkn


8

nhật và báo cáo chính xác con số trẻ khuyết tật theo từng địa bàn thôn, cụ thể
từng dạng khuyết tật để có kế hoạch huy động trẻ ra lớp nhất là quan tâm động
viên trẻ khuyết tật ra lớp. Trường hợp nếu có trẻ chưa muốn ra lớp tơi nắm rõ lý

do để có biệp pháp động viên tuyên truyền kịp thời.
Khi đã khảo sát số liệu cụ thể chính xác trẻ khuyết tật và tuyên truyền vận
động thành công ra lớp đạt 100% tôi dự kiến phân chia trẻ theo lớp tránh tình
trạng dồn quá nhiều cháu khuyết tật trong cùng một nhóm lớp và dự kiến phân
cơng nhiệm vụ công tác chủ nhiệm cho giáo viên theo nhóm lớp có trẻ khuyết tật.
Khi phân cơng nhiệm vụ cơng tác chủ nhiệm cho giáo viên theo nhóm
lớp có trẻ khuyết tật tơi đã gặp phải một khó khăn thực tế đó là giáo viên
khơng muốn nhận nhiệm vụ chủ nhiệm ở nhóm lớp có trẻ khuyết tật, Họ cho
rằng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập đây không phải là trách nhiệm của
giáo viên ở các trường mầm non công lập mà là trách nhiệm của gia đình và
các trung tâm giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật. Gặp phải khó khăn này
tơi đã giải quyết bằng cách: Khi lựa chọn xắp xếp giáo viên thực hiện nhiệm vụ
chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật học hịa nhập tơi đã chọn giáo viên có năng lực
nổi trội hơn về chun mơn nghiệp vụ về tính kiên nhẫn chịu khó và đặc biệt là
phẩm chất thái độ của giáo viên đó. Đồng thời tơi cũng lựa chọn phân cơng
giáo viên được sự uy tín cao từ phía phụ huynh, được đồng nghiệp tin yêu, quý
trọng, có ý thức trách nhiệm cao trong nhận và thực hiện nhiệm vụ phân cơng,
lựa chọn giáo viên có sức khỏe, nhanh nhẹn linh hoạt có sáng tạo và chủ động
trong cơng tác chăm sóc giáo dục. Một điều tơi đã thực hiện thành cơng đó là
trước khi dự kiến phân trẻ khuyết tật vào lớp tôi đã trao đổi trên tinh thần động
viên và giao nhiệm vụ trước để giáo viên chủ nhiệm đó khơng bị thụ động, lo
lắng và đủ tính tự tin sẵn sàng nhận nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật
học hịa nhập. Ngồi ra tơi đã không quên lưu tâm điều chỉnh sĩ số học sinh ít
hơn các lớp cùng độ tuổi khơng có trẻ khuyết tật. Cụ thể ở hai lớp có trẻ khuyết
tật tôi điều chỉnh sĩ số lớp 24 cháu trên lớp trong khi các lớp 5 tuổi khác khơng
có trẻ khuyết tật là 35-37 cháu.
Năm học 2021-2022 đơn vị trường tôi có sỉ số trẻ đều quá tải so với qui
định. Nhà trường thiếu phịng học, nhưng khi phân cơng nhiệm vụ tôi vẫn chú ý
riêng 2 lớp 4-5 và 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật học hịa nhập phân cơng 2 giáo viên
chủ nhiệm khi phân công nhiệm vụ tại lớp tôi đã phân cụ thể nhiệm vụ giúp đỡ

luyện tập chăm sóc trẻ quan tâm đặc biệt đến trẻ khuyết tật.
Lập kế hoạch theo dõi, đánh giá và quản lý giáo dục hịa nhập trẻ khuyết
tật tơi khẳng định là rất quan trọng người quản lý cần lựa chọn mục tiêu về năng
lực chuyên môn giáo viên khi thực hiện cơng tác giáo dục trẻ hịa nhập. Cụ thể
giáo viên đó phải là người biết lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật,
biết vận dụng linh hoạt khi tổ chức các hoạt động lựa chọn đưa ra mục đích yêu
cầu của đề tài phù hợp với khả năng chung của trẻ trong lớp và riêng cho trẻ
khuyết tật học hòa nhập, biết làm đồ dùng đồ chơi linh hoạt để sử dụng cho trẻ
bình thường và sử dụng riêng cho trẻ khuyết tật. Để lựa chọn được yếu tố này
ngay từ đầu tháng 9 tôi đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

skkn


9

bằng cách thực hiện lập kế hoạch giáo dục cho từng độ tuổi trong đó lớp học có
trẻ khuyết tật học hịa nhập sau đó tơi kiểm tra đánh giá và lựa chọn được nhân
tố mình đang cần để giao nhiệm vụ.
Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật học hòa
nhập để đánh giá hoạt động của giáo viên và của trẻ khuyết tật từ đó có kế hoạch
chỉ đạo kịp thời tơi đã xác định và xây dựng các tiêu chí làm căn cứ đánh giá
hoạt động cụ thể như sau:
Đánh giá giáo viên: tôi xây dựng phiếu đánh giá giờ dạy và phiếu đánh
giá các hoạt động trong ngày
Phiếu đánh giá giờ dạy: chú ý các nội dung như đánh giá giáo án, giáo
viên đã tập trung vào mục đích yêu cầu đưa ra cho cả lớp và riêng cho cá nhân
trẻ khuyết tật hay chưa, đánh giá tiến trình giờ dạy, các đồ dùng trực quan,
phương tiện đồ dùng học tập của trẻ đã phù hợp với cả lớp và lưu ý đến trẻ
khuyết tật hay chưa.

Khi đánh giá giờ dạy tôi chỉ đạo đánh giá tập trung vào kết quả theo mục
đích u cầu dự kiến, cách tổ chức tiến trình giờ dạy, các hoạt động trẻ đã thực
hiện lưu ý quan sát để đánh giá trẻ khuyết tật thực hiện, cách tạo và sử dụng môi
trường hoạt động và đặc biệt quan tâm đến cách sử lý tình huồng của giáo viên
nếu có.
Phiếu đánh giá các hoạt động trong ngày: Tôi chỉ đạo theo dõi đánh giá tổ
chức các hoạt động trong ngày có nghiêm túc khơng, quan sát đánh giá sự tham
gia các hoạt động của trẻ nhất là trẻ khuyết tật và sự hứng thú tham gia các hoạt
động cách thức, tính kiên nhẫn và thái độ của giáo viên đối với trẻ trong lớp và
nhất là với trẻ khuyết tật
Đánh giá trẻ: tôi chỉ đạo đánh giá trẻ khuyết tật trong q trình học hịa
nhập, đánh giá sự tiến bộ của trẻ sau mỗi chủ đề, đánh giá các hành vi, cư sử
giao tiếp và các hiểu biết khác của trẻ, từ kết quả đánh giá sẽ đưa ra các mục
tiêu tiếp theo cho giáo viên và trao đổi cùng cha mẹ trẻ để có hướng tiếp tục
can thiệp.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập hồ sơ theo dõi đánh giá giáo dục cá nhân
trẻ khuyết tật học hòa nhập theo các lĩnh vực phát triển để có căn cứ lập kế
hoạch và đưa ra mục tiêu cho thời gian tiếp theo và chủ đề mới.
Khi đánh giá trẻ dựa vào 5 lĩnh vực phát triển như sau:
1. Khả năng phát triển thể chất, vận động: Đánh giá tình trạng sức khỏe,
vận động thơ, vận động tinh
2. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp: Đánh giá ngôn ngữ nói, kỹ năng giao
tiếp, thái độ trong giao tiếp
3. Khả năng nhận thức: Đánh giá khả năng tập chung, khả năng chú ý ghi
nhớ, khả năng hiểu biết và vận dụng của trẻ
4. Khả năng tự phục vụ: Đánh giá khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt tại
lớp như ăn uống, đi lại, vệ sinh…
5. Khả năng cá nhân, xã hội: Đánh giá khả năng tham gia hoạt động tập
thể, ứng sử thích nghi với bạn bè cơ giáo, người thân, cộng đồng…


skkn


10

Hình ảnh trẻ KT nói và trí tuệt ngồi một mình khơng tham gia hoạt động
2.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục và các hoạt động tập thể ở trường mầm non.
Có thể nói hoạt động giáo dục là một hoạt động cơ bản không thể thiếu
được trong trường mầm non, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cần tổ chức tốt các hoạt
động giáo dục.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục được sự phân cơng của đồng chí
hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ khối điều hành thực hiện các hoạt
động dạy và học, trực tiếp quản lý hoạt động dạy và học, chỉ đạo giáo viên làm
đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ khuyết tật, thực hiện tổ chức các hoạt động giáo
dục trực tiếp với trẻ khuyết tật, chủ động thường xuyên dự giờ, thăm lớp, duyệt
giáo án, đánh giá xếp loại các tiết dạy trẻ khuyết tật học hịa nhập.
Trong q trình chỉ đạo tơi u cầu giáo viên tích cực cho trẻ khuyết tật
tham gia các hoạt động giáo dục, cần tìm hiểu rõ năng lực, nhu cầu của từng trẻ
khuyết tật qua nhiều kênh thông tin như hồ sơ khuyết tật, từ gia đình, tiếp xúc
trực tiếp… trên cơ sở đó giáo viên xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục
đối với trẻ khuyết tật. Như vậy khi mục tiêu được đưa ra cùng với sự tích cực
tham gia hoạt động giáo dục của trẻ khuyết tật chúng ta sẽ nắm rỏ được năng

skkn


11


lực, nhu cầu, sở thích và khả năng vốn có của trẻ có như vậy giáo viên chủ
nhiệm mới xác định được mục tiêu giáo dục hòa nhập cụ thể cho trẻ khuyết tật
tại lớp mình.
Ví dụ: Cháu Hồng bá Quang lớp 5 tuổi C tay và chân cháu bầm tím và
đau, cháu khơng vận động mạnh được như vậy cháu rất khó khăn trong việc
tham gia các hoạt động vận động tại lớp như giờ thể dục hoặc các hoạt động
ngồi trời, hoạt động góc vậy khi soạn bài giáo viên nên đưa ra mục đích yêu
cầu giảm nhẹ đối với cháu hoặc lên kế hoạch giúp đỡ hay yêu cầu trẻ cùng lớp
giúp đỡ bạn Quang. Tuy nhiên các giờ hoạt động khác thuộc lĩnh vực phát triển
nhận thức thì trẻ tham gia rất tích cực và khả năng lĩnh hội tiếp thu rất cao, cháu
có khả năng nghi nhớ rất tốt mà các bạn trong lớp bình thường không nhớ bằng
bạn, ở lĩnh vực này các bạn rất ngưỡng mộ bạn và luôn phấn đấu cố gắng bằng
bạn như giờ làm quen với toán, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen
với chữ cái cháu rất nhanh nhớ hoặc trong giờ thơ cháu rất nhớ và nhanh thuộc,
kể chuyện cô chỉ kể 2 đến 3 lần cháu đã thuộc chuyện và nhớ hết tên nhân vật,
kể chính xác chi tiết các tình huồng của câu chuyện. Như vậy với lĩnh vực này
cô cần nâng cao yêu cầu đối với cháu khuyết tật. Điều đặc biệt cháu Quang nghị
lực vươn lên rất cao khả năng tay yếu luôn bị thâm và đau cử động chậm và yếu
nhưng cháu thấy các bạn hoạt động tạo hình vẽ hoa bằng nghị lực của mình
cùng với sự hỗ trợ tập luyện của cô giáo cháu đã dùng đôi bàn tay yếu ớt của
mình cầm bút màu để tơ hoa. Hay cháu Nguyễn Trí Anh khuyết tật nói và trí tuệ,
cháu hồn tồn khơng nói được từ nào, trí tuệ kém cơ giáo nói trẻ khơng hiểu
được nhiều vì vậy rất khó khăn về việc học nhưng cũng tùy theo năng lực của
cháu mà cơ giáo có thể lập kế hoạch giáo dục cho phù hợp.

skkn


12


Hình ảnh cháu khuyết tật nói và trí tuệ đang học tiết thơ

Hình ảnh cháu nói và trí tuệ đang hoạt động tiết làm quen với tốn
Như vậy nếu tích cực cho trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động giáo dục
tại trường mầm non sẽ tạo cơ hội giúp trẻ khuyết tật phát huy hết nghị lực, động
viên kích lệ trẻ vượt lên bằng chính mình cùng với sự hỗ trợ tập luyện của cô
giáo và sự ngưỡng mộ tán thưởng của các bạn trong lớp trẻ cảm thấy tự tin và
quên đi mặc cảm của bản thân luôn muốn phấn đấu hết mình để bằng các bạn.
Vì vậy tích cực cho trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động giáo dục là một
biện pháp giúp nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật học hịa
nhập tại trường.
Bên cạnh việc tích cực cho trẻ khuyết tật tham gia hoạt động giáo dục tôi
chỉ đạo giáo viên có thể lồng ghép mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
khuyết tật vào các nội dung khác như có thể lồng ghép vào các hoạt động trị
chuyện, hoạt động vệ sinh cá nhân, hoạt động ăn ngủ,… qua các hoạt động trong
ngày chúng ta đều có thể rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật.
Hoạt động tập thể trong trường mầm non cũng là một hoạt động quan
trọng trong cơng tác giáo dục hịa nhập cho trẻ khuyết tật qua hoạt động tập thể
trẻ khuyết tật hình thành nhân cách và rèn luyện các kỹ năng xã hội như giao
tiếp, ứng xử, tính độc lập, mạnh dạn…
2.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng môi trường
giáo dục và tự tạo các đồ dùng đồ chơi cho trẻ khuyết tật.
Để tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật học hòa nhập việc đầu tiên cần thực hiện
đó là xây dựng mơi trường giáo dục tinh thần, cô giáo tạo sự thân thiện đối với trẻ.

skkn


13


Trước hết giáo viên phải tạo được tình cảm, sự thân thiện trìu mến từ đó
trẻ khuyết tật đến lớp cảm nhận được sự yêu thương quý mến từ cô giáo đối với
bản thân mình, khơng cịn cảm giác sợ sệt, mặc cảm tự ti hay nhút nhát, trầm
cảm dẫn đến tự kỷ. Cô giáo phải thật sự yêu thương coi trẻ như con em của mình
phải có tính kiên trì, thái độ đối sử cơng bằng với trẻ có như thế trẻ mới cảm
thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để thực hiện được việc này tôi
không chỉ đạo cứng nhắc tôi chỉ tâm sự chia sẽ cùng chị em giáo viên bằng
chính cái tâm của người quản lý: “trẻ khuyết tật sinh ra là những trẻ kém may
mắn vì vậy khi trẻ đến trường chúng ta hãy cùng nhau bù đắp để vơi bớt đi sự
kém may mắn của trẻ”. Tuy nhiên những cô giáo thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ
khuyết tật đã được bản thân tơi lựa chọn ngay từ đầu năm học vì vậy tuyệt
nhiên sẽ có sự yên tâm về phẩm chất đạo đức và tính khiên trì trong chăm sóc
giáo dục trẻ.
Mơi trường hoạt động, học tập cũng cần an toàn phù hợp. Tôi chỉ đạo giáo
viên xây dựng môi trường phải đảm bảo thân thiện khơng có vật cản tạo cho trẻ
những yếu tố thuận lợi nhất khi di chuyển và hoạt động học tập.
Tăng cường đồ dùng dạy học phục vụ cho hai lớp có trẻ khuyết tật học
hịa nhập cũng là một nội dung cần sự quan tâm điều chỉnh của ban giám hiệu.
Tôi cho rằng đây là một trong những điều kiện góp phần quyết định chất lượng
dạy và học vì vậy trong năm học 2021-2022 bên cạnh việc tăng cường điều
chỉnh cấp phát bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi cho 2 lớp mẫu giáo có trẻ
khuyết tật học hịa nhập tơi khuyến khích chị em tự làm đồ dùng dạy học bằng
cách tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng các ngun vật liệu sẵn có
khuyến khích tạo ra những sản phẩm đồ dùng đồ chơi có thể sử dụng cho trẻ
khuyêt tật có khen thưởng và xếp giải, kết quả giải còn được nhà trường đánh
giá vào kết quả thi đua cuối năm học. Những sản phẩm đặc sắc mang tính sáng
tạo và hiệu quả sử dụng cao được ban tổ chức tuyên dương nhân rộng điển hình
nhất là hiệu quả sử dụng cho trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Với cách làm này giáo viên đã làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên liệu sẵn có, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo và hiệu quả sử dụng rất

cao phù hợp cho cả trẻ bình thường, cả trẻ khuyết tật tùy theo từng lĩnh vực.
Ví dụ: Những hộp nhựa cô giáo cắt rời giúp trẻ khuyết tật có thể lắp thành
hình các con vật qua đó nhận dạng hình khối kết hợp sử dụng vào mục đích
luyện tập vận động tinh cho trẻ khuyết tật vận động hoặc cô giáo dùng các hột
hạt tự nhiên như hạt ngô, hạt đậu đỏ trẻ xếp thành các chữ cái đã học theo yêu
cầu của cô…
Như chúng ta đều biết thực hiện cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non
đã vất vả nhưng giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập càng vất vả khó khăn hơn
gấp nhiều lần, nếu giáo viên là người ngại khó, ngại khổ, thiếu kiên trì nhẫn nại
và khơng có lịng u nghề mến trẻ chắc hẳn sẽ không thực hiện được. Như vậy
người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật là giáo viên chủ nhiệm nếu giáo
viên chăm lo cả về đời sống tinh thần tạo mơi trường thân thiện, tình cảm và sự
yêu quý trẻ và cũng từ đôi bàn tay của mình biết xắp xếp bố trí tạo mơi trường an

skkn


14

tồn khơng vật cản, thuận lợi nhất cho trẻ khuyết tật, sáng tạo khéo léo tự tạo ra
những đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên thì chắc
chắn sẽ mang lại hiệu quả cao về chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Công sức chị em giáo viên bỏ ra rất nhiều là người cán bộ quản lý hơn ai
hết tôi hiểu được sự vất vả của chị em. Công việc bận rộn cả ngày nhưng nếu
được sự quan tâm động viên chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất chắc
chắn cũng tạo nguồn động lực để chị em thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn nữa,
hiểu điều này tôi đã đề xuất với hiệu trưởng và bộ phận tài vụ thực hiện trả tiền
lương kịp thời đúng hạn, phối hợp với ban chấp hành cơng đồn thực hiện tốt
chế độ động viên thăm hỏi ốm đau và nghỉ phép, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh
cho giáo viên kịp thời, tổ chức cho cán bộ giáo viên hỏi thăm, động viên nhau

khi có chuyện buồn, vui, ốm đau, thai sản…ngồi ra cịn có chính sách quan tâm
ưu tiên khi bình xét thi đua cho giáo viên đứng lớp có trẻ khuyết tật học hịa
nhập ví dụ: hai đồng chí có thành tích ngang nhau nhưng sẽ bình bầu cho giáo
viên chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật học hịa nhập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp nhà trường:
Sau gần một năm áp dụng các biện pháp tôi đã thu được kết quả như sau:
Đối với địa phương:
Đảng ủy-Ủy ban nhân dân xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên
truyền vận động trẻ khuyết tật ra lớp nhờ các phương tiện thông tin như
truyền thanh, tuyên truyền qua các cuộc họp, diễn đàn…vì vậy trẻ khuyết tật
ra lớp đạt 100%, tạo cơ hội cho trẻ được học hòa nhập và tham gia hoạt động
với cộng đồng.
Cha mẹ trẻ khuyết tật đã hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục
hịa nhập, tin tưởng vào sự chăm sóc và dạy dỗ của cơ giáo và nhà trường, chính
vì sự tin tưởng này mà phụ huynh tự nguyện đưa con đến trường, hiểu được tầm
quan trong từ đó làm giấy chứng nhận cho con mình được hưởng chế độ chính
sách của người khuyết tật, liên tục chia sẻ những thông tin về trẻ với cô giáo và
phối hợp cùng các cơ để chăm sóc giáo dục con em mình, coi cơ giáo như người
thân là thành viên trong gia đình trẻ.
Đối với nhà trường:
Trong năm học nhờ vận dụng các biện pháp trên mà các đồng chí giáo
viên được phân cơng dạy trẻ khuyết tật tự tin hẳn lên, có tinh thần trách nhiệm
cao khi thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ln quan tâm chia sẻ và giúp
đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ, đặc biệt giáo viên yêu quý trẻ như con em của
mình thực sự là “người mẹ thứ hai của trẻ”.
Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Bản thân tơi và tồn thể đội ngũ chị em giáo viên nhận thức rỏ hơn về tầm
quan trọng và ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật, cần quan tâm và có trách nhiệm nhiều hơn nữa đối với những trẻ

khuyết tật.

skkn


15

Nhờ các đợt tập huấn chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức bước đầu về
nội dung giáo dục hòa nhập nên giáo viên đã có những định hướng trong việc
giáo dục trẻ, xây dựng mục tiêu, biết lập kế hoạch trong quá trình thực hiện
chương trình. Đánh giá chung giáo viên trong toàn trường đã biết điều chỉnh
mục tiêu chung của lớp để đưa ra mục tiêu riêng cho trẻ khuyết tật và áp dụng
các phương pháp phù hợp với trẻ khuyết tật, đưa ra mục đích yêu cầu phù hợp
cho trẻ khuyết tật và chung cả lớp đối với từng lĩnh vực hoạt động, giáo viên đã
tạo được môi trường thân thiện về tinh thần, tạo cảm giác vui vẻ mỗi ngày đến
trường cho trẻ khuyết tật và tạo mơi trường an tồn, thuận tiện nhất, tự tạo ra
những đồ dùng đồ chơi sáng tạo, phong phú bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
sẵn có giúp trẻ khuyết tật cùng tham hoạt động trong lớp học, tạo điều kiện cho
trẻ hòa nhập tự tin vào cuộc sống.
Đối với trẻ:
Trẻ khuyết tật vận động: Có nhiều tiến bộ rõ rệt, trẻ đã biết thực hiện nề
nếp của lớp, trẻ đã biết biết chia sẻ cùng bạn bè, biết đùa vui và tham gia các
hoạt động cùng các bạn.

Hình ảnh trẻ KT nói và trí tuệ, tình cảm cùng các bạn trong lớp
Điều đặc biệt nhất đó là với sự hỗ trợ tập luyện của cô giáo và sự giúp đỡ
động viên, tán thưởng của các bạn trẻ đã cố gắng tạo ra các sản phẩm về tạo
hình, lĩnh vực nhận thức trẻ tiếp thu hiệu quả rất cao như thuộc nhiều bài thơ,

skkn



16

câu chuyện, nhớ chữ cái, chữ số, nhận biết được con vật, phương tiện các lồi
cây, hoa…

Hình ảnh trẻ khuyết tật u máu đang vẽ

Hình ảnh trẻ khuyết tật nói và trí tuệ đang nghe cơ đọc thơ
Trẻ: khuyết tật nói và trí tuệ Trẻ khơng sợ sệt hay quậy phá như đầu năm

skkn


17

học mới ra lớp nữa cháu đã biết thực hiện được nề nếp cùng các bạn trong lớp,
biết bày tỏ nhu cầu của mình và đã tham gia hoạt động, biết lắng nghe cô hát
trong giờ âm nhạc cùng các bạn, ít tự chui vào góc ngồi một mình như đầu năm
học nữa. Trẻ đã nói được một số câu đơn giản, gọi được tên cô giáo và hiểu
được một số u cầu của cơ, trẻ biết tự mình đi vệ sinh mà khơng cần sự trợ
giúp của cơ giáo.

Hình ảnh trẻ nói va trí tuệ tham gia hoạt động âm nhạc cùng các bạn trong lớp
Đối với tất cả trẻ bình thường trong lớp: Phần lớn trẻ đều thực hiện được
mục tiêu đề ra, giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập tạo cho trẻ có sự chia sẻ
động viên và kích lệ trẻ tạo động lực cố gắng qua việc học tập gương bạn bị
khuyết tật, trẻ có thái độ yêu thương và giúp đỡ bạn khuyết tật cùng nhau chơihọc hay nhường bạn mỗi khi có đồ chơi đẹp.


skkn


18

Hình ảnh hai bạn đang giúp trẻ khuyết tật chuyển chỗ ngồi
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1..Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một nội dung
quan trọng trong trường mầm non nói riêng và trong nghành giáo dục nói chung,
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một yếu tố góp phần
nâng cao nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Đối với trường mầm non tôi đang trực tiếp quản lý để đạt hiệu quả cao
trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập đòi hỏi
người cán bộ quản lý cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ
giáo viên, cha mẹ trẻ về công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Đồng
thời người cán bộ quản lý cũng cần phải lập kế hoạch cụ thể để theo dõi, đánh
giá quản lý giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật, có biện pháp bố trí công tác phù
hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên trong nhà trường thì mới phát
huy được tính tích cực ở mỗi người và mang lại sức mạnh của cả tập thể. Tăng
cường công tác quản lý chỉ đạo chương trình chăm sóc giáo cho trẻ tích cực
tham gia các hoạt động giáo dục và các hoạt động tập thể ở trường mầm non, tổ
chức tốt việc dự giờ thăm lớp quan tâm chỉ đạo giáo viên đối sử cơng bằng với
trẻ, u thương chăm sóc trẻ như con em của mình. Tăng cường chỉ đạo cơng
tác xây dựng môi trường giáo dục kể cả môi trường tinh thần, môi trường vật
chất lớp học và tự tạo các đồ dùng đồ chơi cho trẻ khuyết tật, tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ khuyết tật học tập vui chơi.
Cần quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên trong
tồn trường nói chung và giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hịa nhập nói riêng,
ngồi ra chỉ đạo tốt cho giáo viên chú ý lồng ghép vào các hoạt động trong ngày,


skkn


19

hoạt động tập thể để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác giáo dục
hịa nhập trẻ khuyết tật.
Như vậy có thể khẳng định rằng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết
tật học hòa nhập trong trường mầm non Ngọc Phụng là một nhiệm vụ tương đối
khó khăn, vất vả địi hỏi phải nhiều người cùng tham gia và cần phải được thực
hiện bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Mỗi biện pháp có vai trị và hiệu quả riêng
giúp giáo viên và nhà trường giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
khuyết tật học hòa nhập trong thực tiễn hiện nay. Nếu thực hiện đầy đủ và hiệu
quả các biện pháp đã nêu ở trên tôi tin tưởng rằng sẻ khắc phục được rất nhiều
những mặt hạn chế, tồn tại, khó khăn mà các đơn vị trường mầm non đang gặp
phải trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng ngày một cao hơn
yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hiện nay.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường
mầm non tôi xin kiến nghị một số nội dung sau:
* Đối với UBND huyện:
Quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng phịng học để khắc phục tình trạng
học sinh quá tải, đồng thời giảm được sĩ số học sinh khi lớp có trẻ khuyết tật
* Đối với Phịng giáo dục đào tạo:
Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác giáo dục trẻ khuyết
tật học hòa nhập
Tổ chức các buổi tham quan, giao lưu học hỏi các đơn vị trường có trẻ
khuyết tật để chia sẻ, trao đổi các kinh nghiệm trong quá trình thực hiện cơng

tác giáo dục trẻ khuyết tật học hịa nhập.
Hàng năm cần tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng các đơn vị trường
đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cơng tác giáo
dục trẻ khuyết tật học hịa nhập mà bản thân tôi đã nghiên cứu thực hiện rút ra từ
thực tiễn công tác tại đơn vị trường mầm non Ngọc Phụng huyệnThường Xuân
và đã đạt được một số kết quả như đã nêu trên, trong quá trình thực hiện khơng
tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Vì vậy, bản thân tơi kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến và bổ sung của hội đồng khoa học cấp trên để bản sáng kiến
kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 22 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

skkn


20

Hoàng Thị Phương

Lê Thị Hoan

skkn



TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
8

9

10

Tài liệu tham khảo
Nhà xuất bản, chủ biên
Quyết định về giáo dục hòa nhập dành cho Bộ giáo dục và Đào tạo
người tàn tật, khuyết tật. Bộ giáo dục và Đào 2006
tạo 2006
Giáo trình quản lý trường, lớp dạy trẻ có nhu Tác giả Nguyễn Xuân
cầu đặc biệt, NXB Giáo dục.
Hải - NXB Giáo dục.
NXB Giáo dục
Điều lệ trường mầm non.
Việt Nam
Tài liệu các chuyên đề hè trong năm học
NXB Giáo dục
2019-2020.

Việt Nam
Quản lý giáo dục hòa nhập
NXB phụ nữ.
Chương trình giáo dục mầm non - Ban hành
kèm theo Quyết định ngày 25 tháng 7 năm Bộ giáo dục và Đào tạo
2009.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.Mô đun
mn 44
Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng
8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
Thủ tướng Chính phủ
duyệt Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai
đoạn 2012-2020;
Quản lý giáo dục quản lý trường mầm non
NXB Giáo dụcViệt Nam
và các chuyên đề chuyên biệt ( BGD& ĐT).
Tác giả: Lê Thị Ánh
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện
Tuyết
pháp giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật trí
Chức vụ: Giáo viên
tệu ở trường mầm non đạt hiệu quả”
Đơn vị công tác: Trường
Mầm non Thành KimThạch Thành
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số
Tác giả:
biện pháp giáo dục trẻ khuyết tật hòa
Chức vụ: Hiệu trưởng
nhập trong trường mầm non”
Đơn vị công tác: Trường

Lĩnh vực: Giáo dục mầm non
mầm non Hà Nội.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hà Nội.

skkn



×