Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.23 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM
TỐT BÀI VĂN TẢ CẢNH,

Người thực hiện: Đỗ Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Hồ
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THỌ XUÂN NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU_____________________________________________________1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2.Mục đích nghiên cứu....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
2. NỘI DUNG____________________________________________________3
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.2.1.Về phía giáo viên ...................................................................................4
2.2.2. Về phía học sinh....................................................................................4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........................................5
2.3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài...................5


2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh quan sát cảnh cần miêu tả, ghi chép
và dùng từ, đặt câu...................................................................6
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.......8
2.3.4. Biện pháp 4: Giúp học sinh biết cách diễn đạt trong bài văn tả cảnh11
2.3.5. Biện pháp 5: Giúp học sinh biết dùng từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc
qua sử dụng các biện pháp tu từ.............................................12
2.3.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh.
................................................................................................13
2.3.7. Biện pháp 7: Chú trọng việc tích hợp, lồng ghép giữa các phân mơn.14
2.3.8. Biện pháp 8: Làm tốt việc kiểm tra, đánh giá bài văn tả cảnh...............15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường................................................................18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.___________________________________19
3.1. Kết luận.....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị...................................................................................................20
4. CAM KẾT.____________________________________________________20

skkn


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Phân mơn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình
Tiểu học. Thơng qua phân mơn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các
kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ
đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hố, tinh thần trách nhiệm trong cơng
việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình u Tiếng Việt, tình u q hương
đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ

năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đào tạo từng bước được
ổn định và đã đem lại hiệu quả thiết thực. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo
những con người phát triển toàn diện. Bộ giáo dục đã ban hành các văn bản điều
chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc dạy học
lấy học sinh làm trung tâm thì cần chú ý đến dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ
năng và dạy theo đối tượng học sinh. Địi hỏi các thầy cơ giáo phải quan tâm
đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là quan tâm đến khả năng phát triển ngơn
ngữ nói và viết của các em.
Qua quá trình giảng dạy lớp 5 và nghiên cứu chương trình Tập làm văn.
Bản thân tơi nhận thấy môn Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được
nhiều giáo viên cho rằng rất khó dạy. Đặc biệt là bài văn tả cảnh, các bài viết
thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khơ cứng. Bài viết của các em hầu như
chỉ diễn đạt nội dung, câu văn chỉ mang tính chất thơng báo chưa có hình ảnh,
chưa có cảm xúc, bài văn chưa sinh động, câu văn chưa giàu hình ảnh, thiếu gợi
tả, gợi cảm, hạn chế phần dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ. Khơng những
thế, học sinh cịn chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép một
cách cụ thể đúng trình tự nhất định, vốn từ cịn nghèo nàn, vốn sống cịn ít ỏi
chưa phong phú, kĩ năng vận dụng các hình ảnh gợi cảm, gợi tả và các biện pháp
nghệ thuật còn lúng túng dẫn đến chất lượng làm bài văn chưa cao. Đối với học
sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó, để nói hay, nói có
cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn
thì lại khó hơn nhiều. Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn
kiến thức của các em còn hạn hẹp.
Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích học văn, làm văn hay, làm tốt bài
văn tả cảnh mà các em không phải phụ thuộc văn mẫu nhưng vẫn viết được bài
văn đầy đủ, cảm xúc là một vấn để nan giải cho những người đứng trên bục
giảng. Đứng trước thực tế đó, tơi ln băn khoăn và trăn trở hàng nhiều năm
nay: “Làm thế nào để giúp các em yêu thích mơn Tập làm văn? Để giúp các em

có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất
nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và

skkn


2

phát triển nhân cách cho các em?” Từ những trăn trở trên, tôi mạnh dạn đề xuất
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh.”
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Đối với học sinh.
- HS nắm được cấu tạo và cách viết một bài văn tả cảnh.
- Rèn cho các em có kĩ năng sử dụng kiến thức và nghệ thuật ngôn từ để
viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Tăng cường kĩ năng sử dụng Tiếng Việt thơng qua ngơn ngữ nói và viết
trong việc học tập và làm văn của các em.
1.2.2. Đối với giáo viên
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5, để
vận dụng được kiến thức và kĩ năng cần dạy cho học sinh về cấu tạo bài văn tả
cảnh thông qua việc rèn luyện cho HS các kĩ năng như: quan sát, nhận xét, dùng
từ đặt câu, dựng đoạn, bài văn.
- Sử dụng phương pháp kĩ thuật dạy học sát đối tượng học sinh trong dạy
Tập làm văn nói chung và dạy viết văn tả cảnh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 5B Trường Tiểu học nơi tơi cơng tác.
- Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu Thể loại văn tả cảnh lớp 5 “Một số biện
pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh.”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài, nghiên cứu nội dung dạy Tập làm văn
lớp 5 và mạch kiến thức dạy văn tả cảnh.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Điều tra thực trạng của học sinh qua từng giai đoạn, tìm hiểu thực tế dạy
Văn tả cảnh trong nhà trường. So sánh đối chứng giữa các giai đoạn khác nhau
trong cùng một lớp và cả với những năm học trước.
1.4.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài viết của học sinh, tôi mô tả và thống
kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể sau đó tổng hợp các số liệu nhằm rút
ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

skkn


3

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Phân mơn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong q trình dạy học tiếng mẹ
đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học
sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn
Tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến
thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu
tính nghệ thuật.Thực tế, chương trình Tiếng Việt lớp 5 so với lớp 4 thì thời
lượng các tiết luyện kĩ năng viết văn được nâng lên khá nhiều. Riêng kiểu bài tả
cảnh có 15 tiết (từ tuần 1 – tuần 11), sau đó lại ơn tập về cuối năm. Các em đã
bước đầu làm quen với các khái niệm trừu tượng, làm văn đã đòi hỏi các em
phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn.
Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho
người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật

nào đó xung quanh ta. Văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử
dụng ngơn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách sinh động.
Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên
bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả
với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ về cách diễn đạt khác
nhau.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật xung quanh ta như dịng
sơng, cánh đồng, con đường đi học...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập
trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Ngơn ngữ trong văn tả cảnh cần
chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thế, để có bài văn
hay địi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng
từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học.
Để hiểu về văn tả cảnh trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế
nào là văn miêu tả? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người
bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang
xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên
không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về mà nó là sự kết
tinh của những nhận xét tinh tế, những dung động sâu sắc mà người viết đã thu
lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thơng báo thẫm mĩ,
chứa đựng tình cảm của người viết. Đồng thời văn miêu tả cịn có tác dụng rất
lớn trong việc tái hiện đời sống, nó giúp học sinh hình thành và phát triển trí
tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét. Văn miêu tả có tính
rung động, tính hình tượng. Vì vậy nó phải tuân theo những quy định để làm ra
một tác phẩm nghệ thuật. Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh,
cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể
về một cảnh vật nào đó xung quanh ta. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời
sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của
mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc
quan sát, sử dụng từ ngữ về cách diễn đạt khác nhau.


skkn


4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân cơng dạy lớp 5B. Qua q
trình giảng dạy, tơi nhận thấy phần làm văn tả cảnh ở lớp 5 còn gặp một số khó
khăn.
2.2.1.Về phía giáo viên .
- Giáo viên chưa có sự sáng tạo trong dạy văn tả cảnh cho học sinh. Nhiều
giáo viên lúng túng khi khắc phục sửa lỗi cho học sinh.
- Chưa hướng dẫn cụ thể để học sinh thâm nhập vào thiên nhiên quan sát
cảnh vật, thiên nhiên quanh em để miêu tả đối tượng.
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích
cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học.
2.2.2. Về phía học sinh.
- Bước đầu nhận lớp, tơi đã tìm hiểu và được biết khơng ít các em chưa
có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê với các tác
phẩm văn học. Chính vì vậy, nên vốn sống và vốn kiến thức văn của các em còn
hạn chế.
- Kiến thức sách vở cũng như kiến thức thực tế còn nhiều lỗ hổng. Nhiều
học sinh ở nông thôn chưa một lần ra thành phố, đến thủ đô, di du lịch…ở nhà
bố mẹ ngôn ngữ thơ mộc ( văn hóa gia đình rất quan trọng, các em có thể tích
lũy trong q trình giao tiếp hàng ngày).
- Chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan
sát một cách cụ thể chi tiết. Vì vậy các em rất lơ mơ về đối tượng miêu tả. Bài
văn không biết bắt đầu viết từ đâu.
- Bài văn của các em thường kể lể, liệt kê, lặp từ, chưa biết sử dụng từ
đồng nghĩa, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khiến bài văn trở nên khơ khan,

thiếu hình ảnh, cảm xúc..
- Bài văn sắp xếp khơng theo trình tự dẫn đến lủng củng, rời rạc.
- Học sinh chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ vào trong bài
văn tả cảnh.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn
của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn.
Trước những thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng
Đề bài yêu cầu “Hãy tả ngôi nhà thân yêu của em.”.
Kết quả đạt được như sau:
Lớp
5B

Sĩ số
HS
30

Hoàn thành
tốt
SL
TL
5

16.7%

skkn

Hoàn thành

Chưa hoàn thành


SL

TL

SL

TL

14

44,6%

11

36.7%


5

Trước thực trạng của vấn đề đã nêu, tôi luôn băn khoăn, trăn trở suy nghĩ
tìm tịi: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn tả cảnh cho học sinh
lớp 5? Làm thế nào để học sinh viết văn ngày một tốt hơn, đó chính là điều mà
tôi trăn trở rất nhiều.Tôi quyết định lựa chọn một số biện pháp để khắc phục tình
trạng trên và tơi đã áp dụng những biện pháp này vào việc dạy cho học sinh lớp
5B trường Tiểu học nơi tôi công tác trong năm học 2021- 2022. Qua một năm áp
dụng, chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi đã được nâng lên một cách rõ rệt.
Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất và cũng là một trong các biện

pháp quan trọng của bài văn. Bởi nó giúp học sinh định hướng được cơng việc
mình sẽ làm và là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với học sinh mà không thể
thiếu trong mỗi bài văn. Nó giúp các em xác định được yêu cầu trọng tâm và
giới hạn đề. Đó là xác định bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối
tượng miêu tả là gì?... Để từ đó, giúp các em nắm vững yêu cầu của đề bài.
Các yêu cầu đều nằm toàn bộ trong lời văn của đề ra. Vì thế, việc đầu tiên
là tìm những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề bằng cách trả lời các câu hỏi: Tả cái
gì? (xác định đối tượng miêu tả ), tả như thế nào? (đặc điểm, tính chất đối
tượng), tả để làm gì? ( mục đích miêu tả). Khi trả lời xong tất cả những câu hỏi
này chúng ta sẽ định hướng bộ xương, cái khung của bài văn.
Ví dụ: Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi chiều thu.
Tôi ghi đề bài lên bảng. Sau khi ghi lên bảng xong, tôi yêu cầu học sinh
đọc lại. ( 2-3 HS). Tôi hướng dẫn các em như sau:
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
- Kiểu bài nào? (tả cảnh)
- Tả vào thời điểm nào? (buổi chiều thu - đặc điểm,tính chất của cảnh)
- Vậy cảnh q hương gồm có những gì?
(Ở q như: dịng sơng, cây đa, bến nước, con đường, cánh đồng, triền đê,
làng mạc….Ở thành phố như: góc phố, những ngơi nhà, vỉa hè, hàng cây, con
đường..)
- Vậy đó là cảnh tổng hợp hay phong cảnh hay 1 địa điểm?
(cảnh tổng hợp – quang cảnh )
* Tôi mở rộng thêm: yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa các từ ngữ
như: một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, nơi em ở… Nó bao gồm
nhiều cảnh nhỏ, lẻ, gộp lại.
- Vậy buổi chiều mùa thu thường có những đặc điểm gì ?

skkn



6

(Trời trong xanh, cao, nắng vàng rải nhẹ, không gay gắt, không gian
thường thật êm, thật dịu dàng. Cuối thu thường có gió heo may. Sắc màu của
mùa thu thường là màu vàng: vàng hoa cúc, lá vàng…Mùa thu cũng là mùa quả
chín. Ở q ta có thể ngửi được hương quả chín trong các vườn nhà. Bức tranh
thu thường được toát lên vẻ dịu dàng, êm ả )
Sau khi làm xong các cơng đoạn đó, các em đã có được một hướng đi cho
mình khi quan sát và chọn ý.
Sau khi trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các
từ quan trọng. (tả cảnh đẹp trên quê hương vào một buổi chiều thu.)
Tóm lại: Theo tôi, nếu giáo viên giúp các em nắm vững được đối tượng
miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh? Khi xác định được như vậy các em
sẽ miêu tả đúng trọng tâm. Nếu giáo viên làm được như vậy tôi tin chắc chắn
học sinh nào cũng hiểu, nắm rõ yêu cầu của đề bài và không có một bài văn nào
bị lạc đề.
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh quan sát cảnh cần miêu tả, ghi chép
và dùng từ, đặt câu
Sau khi giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học
sinh phải có kĩ năng quan sát cảnh cần miêu tả. Đây là biện pháp được coi là cơ
bản nhất và cũng là một trong các biện pháp quan trọng của bài văn. Học sinh
phải biết cách quan sát và chọn lọc các chi tiết quan sát được và mọi kết quả
quan sát được thể hiện trong bài văn tả cảnh của các em. Quan sát tinh vi, thấu
đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt phiến diện bài viết sẽ khô
khan.
- Khi quan sát chúng ta có thể quan sát trực tiếp cảnh vật hoặc hồi tưởng
lại những cảnh vật mà mình đã quan sát.
- Trong văn miêu tả, quan sát và tưởng tượng rất quan trọng. Việc quan
sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: xa hay gần, trong hay ngoài,trên
hay dưới, ban ngày hay ban đêm, mùa xuân hay mùa hạ,… sẽ giúp ta nắm được

cái “thần” của đối tượng, cảm nhận đối tượng một cách rõ ràng, tinh tế hơn.
Chẳng hạn, với ngòi bút của Nguyễn Mạnh Tuấn, qua bài “ Buổi sáng ở
thành phố Hồ Chí Minh” Với sự quan sát tinh tế của tác giả như “ Mặt trời
chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp
không gian như thoa phấn trên những toàn nhà cao tầng của thành phố, khiến
nó trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm huyền ảo đang lắng dần rồi chìm vào
đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây
xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm “Những chi tiết này chứng tỏ tác giả tập
trung cao độ trong quá trình quan sát để ghi nhận những thay đổi dù nhỏ nhất
của cảnh. Từ đó tác giả đã sử dụng khéo léo các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm
để miêu tả một cách chân thực và đầy ấn tượng những thay đổi đó..

skkn


7

Chính vì vậy, tơi thường hướng dẫn học sinh quan sát, ghi nhận, khám
phá những cảnh vật xung quanh một cách tích cực. Ngồi ra, trong những buổi
sinh hoạt ngoại khóa, thậm chí giờ ra chơi, tơi cùng học sinh quan sát.
Ví dụ: Một buổi sáng thời tiết đẹp, tơi cùng các em quan sát bầu trời. Tôi
yêu cầu các em nói lên những điều mình thấy, khuyến khích tìm ra những nét
riêng biệt mà người khác chưa phát hiện ra.
Có em thấy bầu trời hơm nay thật cao và thật xanh; có em lại thấy trên
nền trời cịn có những cụm mây trắng xôm xốp trôi bồng bềnh; tinh tế hơn, có
em cịn trơng thấy một cánh cị mải mốt bay ngang như một dấu ngã của cậu
học trò viết vội trên trang giấy…. Hay vào một buổi trời mưa. Tôi cùng các em
quan sát và yêu cầu các em nói lên những điều mình thấy. Ví dụ trước khi mưa
bầu trời như thế nào? cảnh vật và con người như thế nào? Trong cơn mưa cảnh
vật và con người ra sao? Sau cơn mưa con người, bầu trời, cảnh vật như thế

nào?
Hay khi quan sát góc sân trường mùa xuân, có em thấy sân trường như
vừa được thay một chiếc áo mới. Cây phượng cũng vội vã khoe những chiếc lá
non tơ, xanh mượt. Cây bàng trước sân trường, cành bàng khẳng khiu đã có vơ
số ngọn nến xanh lấp ló. Tất cả tạo nên một bức tranh xn tràn đầy sức sống.
Tuy nhiên, có em cịn phát hiện ra: Bụi cỏ gà hơm qua cịn xanh thẫm bởi lớp lá
già mà hôm nay đã xuất hiện một lớp lá mới trắng xanh, non nớt.
- Ngồi ra, tơi cho các em xem các đoạn video, ảnh chụp về: con đường
làng, cảnh cánh đồng, cảnh dịng sơng, cơn mưa, một vùng q…tơi u cầu các
em xem mình quan sát được những gì và ghi chép lại, nói những điều em nhìn
thấy, nghe thấy, liên tưởng… để bổ sung cho các em những cảnh quan mà mình
chưa từng được đến.
- Các buổi sinh hoạt chi đội hay 10 phút sinh hoạt đầu giờ, hay một số tiết
hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường cho các em đọc những bài văn tả cảnh
hay những câu chuyện, sau đó tơi định hướng cho các em ghi lại những tình tiết
thú vị, những câu văn tả cảnh mà em thích và giúp các em phân tích những cái
hay trong bài văn đó, Chẳng hạn tôi cho các em đọc câu chuyện “ Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu” tơi có thể đưa ra các câu hỏi như sau:
+ Khi bị bắt bỏ nằm trong đáy giỏ, Dế Mèn thấy cảnh vật xung quanh như
thế nào?
(Cỏ non xanh rờn, mặt nước bạc mênh mông. Nắng vàng rải trên lá cây,
vàng một màu tươi lạ lùng – điều đó nói lên được tâm trạng buồn man mác của
Dế Mèn.)
+ Khi rời quê hương lần thứ hai vào mùa thu, Dế Mèn thấy cảnh vật thế nào?
(Hôm ấy nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây
trắng. Gió hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.)

skkn



8

+ Mùa đông trong con mắt của Dế Mèn như thế nào?
(Cánh đồng vàng rượi xưa kia đã được người ta lấy liềm gặt, bó từng
lượm, cái địn xóc đâm ngang thành từng gánh, quẩy về sân. Trên mênh mông
chỉ cịn trơ lại những gốc rạ khơ.)
Khi các em trả lời đúng, phần thưởng cho các em đôi khi chỉ là bông hoa,
cái kẹo, chàng pháo tay hay được ghi tên vào“Bảng vàng danh dự”của lớp
nhưng đã thực sự tạo cho các em sự hứng thú, phấn khởi với việc đọc sách, đọc
những bài văn tả cảnh một cách tích cực.
Hoạt động quan sát đi kèm với ghi chép là một việc làm thường xuyên
làm giàu vốn sống thực tế và hình thành kĩ năng viết cho các em .Trong giờ Tập
làm văn tả cảnh, sau khi giáo viên tổ chức cho các em phân tích những văn cảnh
cụ thể để hình thành kiến thức của bài học như cấu tạo bài văn tả cảnh, trình tự
miêu tả. Cuối tiết học tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà quan sát và ghi
chép một vài cảnh cụ thể, các em ghi chép lại vào phiếu theo gợi ý trình tự quan
sát
Ví dụ: Khi chuẩn bị cho học sinh làm đề văn Tả một cảnh đẹp trên quê
hương em, tôi cho các em về nhà quan sát một trong những cảnh đẹp như dịng
sơng, cánh đồng lúa, con đường đi học… . Nhắc nhở các em ghi chép lại những
câu văn hay, câu từ hay vào vở ghi chung không những tiết Tập làm văn mà cịn
ở phân mơn khác:
Ví dụ: Khi dạy Luyện từ và câu bài“ Từ đồng nghĩa” có bài tập với đoạn
văn “ Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng ngả màu vàng hoe. Trong
vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trơng thấy cuống” Mục đích
của bài tập này là nhận xét các từ in đậm là từ đồng nghĩa, nhưng tôi cho học
sinh ghi chép lại để học tập khi viết văn tả cảnh.
Bên cạnh việc quan sát, khám phá, tôi hướng dẫn các em ghi chép lại các
câu, từ, hình ảnh mà mình thích, mình quan sát được hoặc học được từ bạn, từ
cô giáo và những người xung quanh vào Sổ tay văn học. Như vậy, dần dần, các

em đã tích lũy được cho mình một cái “ vốn” nhất định phục vụ cho quá trình
học tập, giao tiếp.
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.
Kĩ năng tìm ý cho một bài văn nói chung và bài văn tả cảnh nói riêng có
vai trị hết sức quan trọng đây là khâu quyết định của việc xây dựng nội dung bài
văn. Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối
tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hướng một cách cụ thể cho bài
viết. Để giúp học sinh định hình được hướng viết bài tả cảnh, tôi đã hướng dẫn
các em các bước tìm ý:

skkn


9

- Thứ nhất là phải theo trình tự: phải tìm ý bao quát không gian của cảnh
chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
- Thứ hai là bao quát không gian cảnh được coi là một bước phác hình cơ
bản trong hội họa, là một thao tác sơ khoáng của bức tranh phong cảnh, rất quan
trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng thức
bức tranh bằng ngôn từ.Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát
không gian cảnh như thế nào. Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một cách
cộc lốc, cụt lủn, có khi chỉ được một đến hai câu cho phần tả bao quát. Nên dù
văn không phải là lĩnh vực tự nhiên, tôi vẫn đưa ra theo một công thức dễ nhớ
cho học sinh:
+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái
quát. (nhìn từ xa, nhìn từ trên nhìn xuống, đứng trên bờ sông, đứng trên triền
đê…) Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn
cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn.
+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những

lời văn nhận xét, đánh giá đầy nghệ thuật về cảnh chung đó.
Cũng khơng qn lưu ý với học sinh rằng: Lời văn nhận xét, đánh giá khái
quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao
cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng, sát hợp với yêu
cầu của đề đã xác định, bộc lộc được tình cảm của người quan sát cảnh.
Ví dụ: Tả cảnh quê hương em vào một buổi chiều thu.
Từ trên cao nhìn xuống, thả mắt ngắm nhìn tồn cảnh quê hương, em như
đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn làng quê thanh bình, trù phú.
Chiều thu êm ả lạ lùng, chỉ có làn gió nhè nhẹ thổi cùng tiếng sáo diều du du
trên thinh không.
Hay một ví dụ khác về tả dịng sơng q hương.
Đứng trên triền đê nhìn xuống, dịng sơng Chu q em hiện ra trước mắt
như một con rồng đang mải mê tưới mát cho xóm làng, cho bãi mía nương ngơ.
Chẳng biết sơng bắt nguồn từ đâu, chỉ biết lịng sơng đầy ăm ắp nước, hiền hòa
chảy qua làng em…..
- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn tả cảnh cịn có cụ thể những
cảnh nào? (nếu là cảnh tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, trong đó
cảnh đơn nào là nổi bật nhất? nếu là tả cảnh đơn thì trong cảnh đơn có điểm nổi
bật gì? Như thế nào?)
Muốn như vậy, người viết phải quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể,
tiêu biểu. Nhưng phần lớn học sinh thường sa vào gặp đâu nói đó và khơng hề
xác định được mình đưa ra những cảnh đó nhằm mục đích, làm nổi lên diện mạo
gì của cảnh, có làm nổi bật được chủ đề mà mình đã xác định ở đầu bài u cầu
khơng? Để khắc phục tình trạng này, tơi đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ
năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả.

skkn


10


Ví dụ: Tả cánh đồng q em
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì
thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng,
trông xa như một màn khói lỗng, trắng mờ mờ. Sáng ra, màn sương tan đi để
lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt
sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu,
muôn vẻ trơng rất đẹp.
Hay một ví dụ khác về Tả một đêm trăng đẹp
Trăng chiếu sáng khắp nơi. Trăng lung linh dát bạc trên dịng sơng uốn
khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh
nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người...
- Những ý cốt yếu nhất của một dàn bài văn tả cảnh cịn có cụ thể những
cảnh nào? ( nếu là cảnh tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, trong đó
cảnh đơn nào là nổi bật nhất? nếu là tả cảnh đơn thì trong cảnh đơn có điểm nổi
bật gì? Như thế nào?)
Muốn như vậy, người viết phải quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể,
tiêu biểu. Nhưng phần lớn học sinh thường sa vào gặp đâu nói đó và khơng hề
xác định được mình đưa ra những cảnh đó nhằm mục đích làm nổi lên diện mạo
gì của cảnh, có làm nổi bật được chủ đề mà mình đã xác định ở đầu bài u cầu
khơng? Để khắc phục tình trạng này, tôi đã chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ
năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả.
Ví dụ: Cảnh khu vườn buổi sáng vào mùa xuân
Đầu tiên, tôi giúp các em xác định: đó là một khu vườn tươi tốt, đầy hoa
thơm trái ngọt, rất thanh bình, đậm chất thơn q, dân dã mà mang được vẻ đẹp
trù phú của chốn quê hương yêu dấu. Đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp
của thời gian, khơng gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa xuân). Trong
khu vườn đó nổi bật nhất là cây gì? Đặc điểm cây đó như thế nào? Nó có tác
dụng như thế nào trong tổng quan của khu vườn?

Sau đó, giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn
theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực.
Ví dụ: Tả khu vườn vào buổi sáng mùa xuân
Trước sân nhà, giàn hoa giấy với ba màu leo vấn vít khéo léo khoe những
chùm hoa xinh xắn như muôn ngàn ngôi sao xanh.
Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất có lẽ là một bông lan
đang hé nở.
Điểm tô cho những cánh hoa mềm mại đó là những hạt sương trong veo
như hạt ngọc mà trời mây đã hào phóng rắc xuống tặng hoa.
Những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng.

skkn


11

Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời.
Giữa vườn, một chàng bưởi vươn lên sừng sững trông thật khỏe khoắn.
Chàng đứng trang nghiêm như chú linh chì che chở những quả bưởi non đang
nhủ say.
Bụi chuối với buồng quả nặng đã ngả màu trứng cuốc.
Cảnh nổi bật nhất trong khu vườn là hoa hướng dương được trồng gọn
gàng trong chiếc chậu nhỏ xinh. Đây là lồi hoa có màu vàng rực của nắng, là
hoa tượng trưng cho mặt trời mà em rất thíchkhóm cúc tím, cúc vàng cũng đua
nhau khoe sắc. 
Với cách làm như trên, tơi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm của
nhiều cảnh khác nhau với những thời gian và khơng gian đa dạng. Các em được
luyện tập dưới hình thức “Ai tìm được nhiều đặc điểm nhất ”.Giáo viên hệ thống
và giúp các em lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Điều đó
giúp học sinh tìm được hứng thú làm văn tả cảnh khi mình có thể tự phát hiện

ra nhiều điều thú vị trong thiên nhiên. Dần dần, các em sẽ có được kỹ năng tìm
và lựa chọn ý mà khơng cần sự giúp đỡ nhiều của cô giáo.
2.3.4. Biện pháp 4: Giúp học sinh biết cách diễn đạt trong bài văn tả cảnh
Đây cũng là một trong các biện pháp vô cùng quan trọng dẫn đến sự thành
công của biện pháp mà tôi đưa ra. Khi tìm được các đặc điểm tiêu biểu của cảnh
định tả vẫn chưa phải là tả cảnh tốt. Vấn đề là học sinh phải dựng lại được cảnh
một cách sống động, chân thực và có tính nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa
tìm được ở trên sẽ được diễn đạt như thế nào? Đó là một điều cần được quan
tâm.
Thực tế là qua chấm các bài tả cảnh của các em, tơi thấy vốn từ cịn
nghèo, có kết quả quan sát rồi chuyển thành câu văn, bài văn đầy vụng về, rời
rạc, thiếu liên kết, dùng từ sai nghĩa….Như vậy, để bài làm văn tả cảnh học sinh
diễn đạt trong sáng, có sức hấp dẫn, khơng có con đường nào khác là phải tăng
cường luyện tập, trau dồi vốn ngôn từ nghệ thuật cho các em.
Như chúng ta đã biết, thế giới âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho
bài văn tả cảnh của các em thật hơn, sống động hơn, góp phần khơng nhỏ cho vẻ
đẹp của bài văn. Để đạt được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp
nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,…Các
biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh cũng là thế mạnh đặc trưng, là phương
tiện miêu tả hữu hiệu. So sánh là biện pháp nghệ thuật tạo hình, khiến cho sự vật
được so sánh cụ thể hơn, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
* Sử dụng so sánh trong bài văn còn là cách thức làm đẹp ngơn từ. trong
tả cảnh cần có nhiều hình ảnh so sánh.
Chẳng hạn:
Dịng sơng cứ chảy hiền hịa quanh năm tháng như một người mẹ phù xa
của một vùng quê vốn thanh bình êm ả.

skkn



12

Những bơng lúa chín vàng ướt đẫm sương đêm như trĩu nặng xuống….
* Nhân hóa cũng là một biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn, lý thú các
sự vật, hiện tượng, làm cho những đối tượng này không phải là người nhưng lại
mang dấu hiệu, thuộc tính của người. Nhân hóa là con đường thú vị nhất, ngắn
nhất đưa những vấn đề trừu tượng đến với nhận thức của con người. Khi sử
dụng nhân hóa, người viết được thả sức vùng vẫy, lựa chọn ngôn từ để làm tăng
sự uyển chuyển, mềm mại khi diễn đạt.
Chẳng hạn:
Dịng sơng chảy vịng quanh làng, ta liên tưởng đến điều gì?
Như vịng tay của người mẹ hiền ôm ấp lấy đứa con thơ.
Gió thổi khiến lá cây va vào nhau xào xạc có thể liên tưởng đến hàng cây
đang bá vai nhau thì thầm trị chuyện.
Hình ảnh trăng nhơ ra khỏi đám mây, chiếu sáng có thể liên tưởng chị
Hắng vén mây, âu yếm nhìn đàn em nhỏ đang chơi đùa dọc con đường nhỏ.
Ngồi ra, tơi cịn bồi dưỡng khả năng sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,
các biện pháp tu từ bằng hệ thống bài tập bổ trợ thông qua các phân môn khác
hoặc các tiết tự học.
Một số dạng bài tập như:
Tìm các từ gợi tả
+ Tiếng gió: rì rào, xào xạc, vi vu, lao xao, …
+ Âm thanh trong cuộc sống : chim hót véo von, lợn eng éc, ụt ịt, chim kêu
lích rích, tiếng cịi xe bim bim, bíp bíp, tiếng dế kêu rỉ rả, rích rích…
+ Tiếng mưa: rào rào lộp độp, tí tách, boong boong, …
+ Chỉ mùi: hăng hắc, nồng nàn, nồng nồng, ngan ngát, thơm thoang
thoảng, …
+ Chỉ màu: vàng hoe, xanh lè, trong vắt…
+ Hình ảnh: xanh ngăn ngắt, rộng thênh thênh, sâu hun hút,
Sau khi các em đã tìm được từ, tôi tiến hành giúp các em lựa chọn từ phù hợp

Ví dụ: Hoa cau chúng ta chọn mùi hương như thế nào? ( hăng hắc)
Âm thanh giọt mưa rơi khi đã tạnh miêu tả như thế nào? ( tí tách)
2.3.5. Biện pháp 5: Giúp học sinh biết dùng từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc
qua sử dụng các biện pháp tu từ.
a. Chuyển các câu kể thành câu văn có sử dụng các biện pháp so sánh hoặc nhân hóa.
Ví dụ: Khi học sinh tả cảnh sử dụng các câu kể, tôi giúp các em chuyển
các câu thành câu văn có sử dụng các biện pháp so sánh hoặc nhân hóa.
- Chim hót trên cành.

skkn


13

- Cây đa cổ thụ đứng đầu làng.
- Vào đêm trăng sáng, dịng sơng rất đẹp.
- Trong mưa, cây ớt rạp xuống đất.
Tôi hướng các em viết lại câu văn như sau:
- Đàn chim đang hát vang bài hát ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp.
Hay: Đàn chim đang tấu lên bản nhạc ngợi ca cuộc sống tự do.
- Cây đa đứng đó từ bao đời như một người vệ sĩ khổng lồ bảo vệ cho
bình n của thơn xóm.
- Mặt nước tĩnh lặng. Sông giờ đây như một chiếc khăn kim tuyến được
đính mn vàn vì sao lấp lánh.
- Mưa mỗi lúc một to hơn. Cây ớt nhỏ dường như không chống chọi nổi
cơn thịnh nộ của trời chới với ngã rạp xuống đất.
b. Về cách đặt câu.
Khi viết câu cần linh hoạt, không nhất thiết cứ phải theo một cơng thức
đơn điệu mà có thể thay đổi cách diễn đạt ( dùng biện pháp đảo ngữ )
VD1: Trước mắt em là cánh đồng rộng mênh mơng, bát ngát.

Có thể đổi lại là : Cánh đồng rộng mênh mông, bát ngát hiện ra trước
mắt em.
VD2: Hai bên đường vàng rực hoa cúc.
Đổi lại là : Vàng rực hai bên đường là những thảm hoa cúc.
c. Phép liên kết câu.
Ngoài ra các em còn phải biết viết câu đúng ngữ pháp, trong câu phải xác
định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.Phải biết
sử dụng các phép liên kết câu như : phép lặp, phép thế, phép liên tưởng…
VD: phép lặp
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chối nảy lộc, đưa tay đón
những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn
và phát triển.
VD: Phép thế
Dịng sơng như dải lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang
phù sa màu mỡ cho đất đai.
Khi chữa bài cho học sinh tôi không chỉ tập trung chữa các câu sai ngữ
pháp, sai lỗi diễn đạt mà còn chú ý chọn những câu văn thiếu hình ảnh, thiếu
cảm xúc. Từ đó hướng dẫn học sinh sửa lỗi bổ sung.
2.3.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng cho học sinh vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh.
Trong q trình dạy học, tơi nhận thấy vốn hiểu biết về cảnh, về sự thay
đổi của cảnh của các em cịn q ít, thậm chí sai lệch. Có những em chưa từng

skkn


14

thấy cảnh bao giờ, hoặc cảm nhận hời hợt. Điều này do nhiều nguyên nhân : có
thể các em chưa có cơ hội tiếp cận cảnh để quan sát, khám phá về cảnh, chưa có
thời gian để quan sát cảnh trong một thời gian dài và vốn hiểu biết về tự nhiên

cịn hạn chế.
VD: - Học sinh khơng rõ nước sơng ít nước vào mùa nào, nhiều nước vào
mùa nào, nước sơng ngục đầu hay có lúc đục, lúc trong, bờ có bên lở bên bồi…
- Học sinh khơng nắm được sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian nên
khi tả có thể tả cây bàng vào mùa xuân có tán lá xum xuê, xanh mướt, cánh
đồng lúa đang thì con gái vào tháng năm, tháng sáu…
Kiến thức về cảnh khơng có hoặc có ít đã làm các em thiếu tự tin trong
khi viết văn miêu tả cảnh vật đó.
Để khắc phục tình trạng trên giáo viên cần làm những việc sau :
- Đưa ra yêu cầu cho học sinh đi quan sát thực tế các cảnh vào các thời
điểm khác nhau, ở các địa điểm khác nhau.Hướng dẫn ghi chép vào sổ tay cá
nhân.
- Trau dồi kiến thức về cảnh qua các tiết Tiếng việt có dữ liệu đưa ra liên
quan đến cảnh, qua các tiết địa lí, khoa học…
- Cho học sinh xem tổng quan về cảnh qua các kênh thơng tin truyền hình.
- Bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết của các em qua tất cả các tiết học,
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.3.7. Biện pháp 7: Chú trọng việc tích hợp, lồng ghép giữa các phân mơn.
Trong q trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý đến quan điểm tích hợp
trong sách Tiếng Việt lớp 5 của các phân môn ( Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện,
Luyện từ và câu, Tập làm văn ). Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ
điểm, các bài học xoay quanh một chủ đề, chủ điểm ở tất cả các phân môn. Giáo
viên cần khai thác hết kiến thức trọng tâm của các bài học. Tìm ra mối liên quan
giữa các bài học.
VD minh họa :
+ Tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. (Tuần 1)
- Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức
tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú.
+ Tập làm văn : Cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Ở bài tập đọc học sinh đã được làm quen với bài văn tả cảnh, trong tiết

này các em dựa vào bài đã học để phân tích bài Hồng hơn trên sơng Hương so
sánh với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và rút ra nhận xét về cấu tạo bài
văn tả cảnh.
+ Luyện từ và câu : Luyện tập từ đồng nghĩa

skkn


15

- Học sinh tìm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đỏ, đen. Và luyện
cách viết câu.
Như vậy ta thấy các phân mơn đều có liên quan đến bài văn tả cảnh, học
sinh nắm được cấu tạo, cách viết, bố cục của bài văn tả cảnh. Qua đó luyện cách
dùng từ đồng nghĩa để viết câu văn, dựng đoạn văn.
2.3.8. Biện pháp 8: Làm tốt việc kiểm tra, đánh giá bài văn tả cảnh.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng
của q trình dạy học, nó khơng chỉ tạo ra động cơ học tập và định hướng phát
triển của học sinh mà cịn góp phần cải tiến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Chính vì vậy, tơi rất chú trọng và quan tâm đến việc chấm chữa bài và chữa bài
cho học sinh.
* Chấm bài:
Chấm bài tuy không nằm trong quá trình lên lớp nhưng nó lại là yếu tố
quan trọng làm cơ sở cho giờ trả bài. Giờ trả bài có thành cơng hay khơng? Học
sinh có thấy được đúng sai trong bài làm của em đó hay khơng ?.... đều được bắt
đầu bằng việc chấm. Đó chính là phần chuẩn bị của giáo viên.
Song song với việc chấm bài kỹ là sổ chấm bài. Sổ chấm bài có tác dụng
thống kê các loại lỗi để tìm ra lỗi phổ biến, ghi chép những sai, đúng cụ thể của
từng học sinh làm tư liệu để phục vụ cho việc nhận xét và hướng dẫn chữa lỗi..
Nhưng trước hết muốn ghi chép đúng thì giáo viên phải chấm kỹ, bám sát yêu

cầu mà chuẩn kiến thức và kĩ năng đã đề ra, đưa ra một biểu điểm để đảm bảo
tính khoa học , khách quan, vơ tư. Từ đó thấy được ưu và nhược điểm của bài
viết. Đồng thời sổ này giúp giáo viên so sánh đối chiếu những bài sau so với
những bài trước xem sự dứt điểm của từng loại lỗi đã làm được chưa? Làm đến
đâu ? Sự tiến bộ của các em đạt đến mức độ nào? Sổ được trình bày theo bảng sau:
Tên học sinh

Loại sai

Dẫn chứng

Hướng chữa

1. Lạc đề
2. Bố cục
3. Diễn đạt
4. Chính tả, dùng từ
5. Câu
Cuối bảng giáo viên ghi rõ cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế tiếp
việc này được nêu ở giờ trả bài phần củng cố, học sinh sẽ thấy được để ở giờ
sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ ràng không
bị miên man kéo dài.

skkn


16

* Chữa bài: Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh mơn Tập làm văn
nói chung và tả cảnh nói riêng, giáo viên phải đặc biệt chú ý trong tiết tập làm

văn trả bài. Điều tơi đi sâu nhất đó chính là bước sửa lỗi sai cần thiết trong q
trình lên lớp như sau:
Thông thường bước này giáo viên thường làm qua loa vì thời gian, vì
trọng tâm khơng xác định, vì một số giáo viên ngại khó khăn... Nhưng nếu có sự
bố trí lơgic và khoa học trong thiết kế mà phần này chúng ta vẫn thấy có thể làm
chủ được thời gian. Về phương pháp, có thể nêu ra phương pháp chung nhất cho
phần này mang tính tổng quát là" Thầy chủ đạo, trò chủ động " và cùng với nó
sự vận dụng linh hoạt, hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng hợp, đánh giá. Tơi
tổ chức cho học sinh học tiết trả bài theo tuần tự:
* Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh, các ưu, nhược điểm
của bài làm.
* Hướng dẫn học sinh chữa lỗi:
Theo tôi, đây là bước quan trọng. Học sinh tự tìm ra lỗi của mình, biết
cách sửa hoặc sửa được cho bạn tức là các em đã được củng cố thêm về kỹ năng
viết. Vì vậy, việc đầu tiên của khâu này là tơi cho HS:
- Tự tìm lỗi sai trong bài của mình.
Nghĩa là tơi khơng nên nêu ra cái sai cụ thể trên bảng, làm như vậy học
sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó tôi đã nắm được chắc và ghi trong sổ chấm
trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề này tôi đã gợi mở làm cho học sinh phải
động não bằng cách như sau:
- Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai tơi đã ghi trong bài)
và yêu cầu em đọc cho đoạn văn sai của em mà cơ đã gạch trong vở. Tơi có thể
phát vấn em:
+ Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn em vừa đọc
+ Em định trình bày ý gì? Nội dung gì? Nội dung ấy đã tốt lên chưa?
+ Theo em phải sửa lại như thế nào?
- Nếu học sinh đó vẫn chưa làm được thì tơi tiếp tục hỏi học sinh khác.
Như vậy kết hợp hỏi, gợi tìm với giáo cụ trực quan (ghi bảng) nó tác động vào
tư duy của các em, bắt buộc tư duy phải hoạt động. Làm việc như vậy các em sẽ
nhớ rất lâu. Các em thấy cách viết ấy là sai, và phải biết sửa lại như thế nào.

* Chữa lỗi về bố cục:
Trước tiên tôi hỏi về bố cục thông thường của một bài văn, sau đó cho
học sinh đối chiếu với bài của mình xem đã đủ về bố cục chưa? Nếu chưa đủ thì
cịn thiếu phần nào? Em cần sửa ra sao? Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi
về mở bài, kết bài (Theo cách đã học), về thân bài(sắp xếp ý theo trình tự đã học
một cách hợp lí . Sau đó, tơi tổ chức cho các em tiến hành sửa lỗi cá nhân và
trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm tra trao đổi kinh nghiệm.

skkn


17

Ngồi ra,ở phần này học sinh thường khơng biết tách giữa mở bài với
thân bài hoặc giữa thân bài với kết bài. Vì vậy khi sửa lỗi về bố cục, tơi gợi học
sinh nhớ lại dàn ý của bài.Từ đó học sinh sẽ tách được đoạn văn viết lẫn hoặc
viết được đoạn văn còn thiếu trong bài văn.
* Chữa lỗi về cách dùng từ
Ví dụ: Dịng sơng trải ra trước mắt em rộng mênh mơng.
+ Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở câu trên?
- Nếu học sinh vẫn chưa nhận ra, tôi tiếp tục gợi ý:
+ Em nhớ lại xem, dịng sơng có đặc điểm gì về hình dạng?
( HS có thể nhớ lại: dịng sơng dài, chảy quanh co..)
+ Vậy các từ gợi tả trong câu có chỗ nào chưa hợp lý?
(HS sẽ nhận ra đó là cách dùng từ mênh mông, từ trải không phù hợp cho
miêu tả dịng sơng. Từ mênh mơng gợi cảm giác về độ rộng không giới hạn; Trải
là mở rộng bề mặt về 4 phía. Nhưng dịng sơng có giới hạn là đơi bờ và nó kéo
dài, vì vậy hai từ này dùng chưa đúng)
+ Vậy ta có thể diễn đạt lại câu như thế nào?
Chẳng hạn: Khúc sông chảy qua làng em rộng lắm! Đứng bên này nhìn

sang chẳng thấy bờ bên kia.
* Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt
Các lỗi về câu thường gặp ở Tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ,
câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả...
Thiếu thành phần chính (tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn , câu có
nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ bảng thành ba
cột.
Câu sai

Lỗi ngữ pháp

Câu đã sửa

Ví dụ: Đứng trước cảnh đẹp nên thơ của dịng sơng Chu. Em càng thấy
u q q hương mình tha thiết.
- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên? ( Về cách dùng từ, đặt câu? )
(Câu sai ngữ pháp: Đứng trước cảnh đẹp nên thơ của dịng sơng Chu chỉ
mới là một nhóm từ ngữ.)
- Em có thể sửa lại thế nào?
(Thay vì điền dấu chấm ở sau từ sông Chu, em điền dấu phẩy để tạo ra
trạng ngữ)
* Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi vở
cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai.

skkn


18

- Với hình thức này, tơi cho học sinh tạo thành nhóm đơi theo “ Đơi bạn

cùng tiến”. Các em đổi vở, đọc bài của bạn, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa,
trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy khơng, ngồi ra cịn có thể
phát hiện thêm một số lỗi giáo viên bỏ sót. Sau đó cùng trao đổi, kiểm tra, chia
sẻ kinh nghiệm làm bài và chữa lỗi với bạn.
* Có thể cho các em thảo luận trong nhóm để tìm ra cách sửa sai.
- Với cách làm này tơi thường chia nhóm theo năng lực, sở trường của
học sinh rồi giao việc:
+ Nhóm học sinh trung bình: Tìm lỗi chính tả của các bạn trong nhóm rồi
thảo luận, tìm cách sửa.
+ Nhóm học sinh khá: Tìm từ dùng sai, câu lủng củng...rồi tìm cách sửa.
+ Nhóm học sinh giỏi, có năng khiếu với yêu cầu cao hơn: Tìm câu hay
trong bài của bạn, thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn được sinh
động hơn, hoặc chuyển mở bài trực tiếp thành gián tiếp, kết bài không mở rộng
thành kết bài mở rộng...Sau đó đọc lại bài đã sửa và đọc mẫu cho cả lớp tham
khảo.
Tóm lại: Hệ thống câu hỏi dành cho phần này là làm cho học sinh chỉ ra
được: Câu sai ở đâu? Lý do sai? Nêu cách sửa.
Và đặc biệt với phần chữa lỗi bao giờ tôi cũng đảm bảo chữa từ lỗi dễ, lỗi
đơn giản đến những lỗi khó, phức tạp.
Ví dụ: Trong một giờ trả bài tôi đi từ việc hướng dẫn nhận xét, chữa lỗi
về: Bố cục,chính tả,cách dùng từ, câu, về đoạn văn, cách diễn đạt nội dung.
Về cách diễn đạt, nó là một loại lỗi bao quát nhiều vấn đề. Cho nên cần
xắp xếp nó ở bài tập thứ tư trở đi nó thuộc câu, đoạn, lỗi khó. Đơi khi chỗ này
phải kết hợp với phương pháp diễn dịch, giảng giải để làm sáng tỏ vấn đề cho
học sinh.
* Song song với việc chữa lỗi và đọc cho học sinh nghe những câu văn
hay, đoạn văn hay để giúp các em học tập. Đồng thời người giáo viên còn phải
hướng dẫn các em biết cách lựa chọn chi tiết diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh
và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học để giúp các em những bài viết cơ
đọng, giàu hình ảnh.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian nghiên cứu các biện pháp, tôi đã áp dụng trực tiếp vào
lớp 5B - Trường Tiểu học nơi tôi công tác giảng dạy. Các biện pháp nêu trên đã
giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học Tập làm văn tả cảnh. Tôi nhận

skkn



×