Phòng GD & ĐT Thành phố Hưng Yên
Trường Tiểu học Hiến Nam
======= * * *=======
KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
PHÂN MÔN “LUYỆN TỪ VÀ CÂU” LỚP 2
QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
Môn : Tiếng Việt
Tên tác giả : Lê Thị Thanh Thuỷ
Chức vụ : Giáo viên
Tổ : 2 - 3
Hưng Yên, tháng 3 năm 2014
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình dạy học ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là một môn học
có vị trí đặc biệt quan trọng. Bao gồm 6 phân môn, Tiếng Việt vừa là môn
khoa học, vừa là môn công cụ cho các môn học khác. Dạy Tiếng Việt ở tiểu
học là dạy phát triển ngôn ngữ cho người bản ngữ vì bản thân các em đã biết
tiếng mẹ đẻ. Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học
nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hoá và hiện đại để
suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học
sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em tư tưởng,
tình cảm trong sáng.
Nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ năng
sử dụng tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết), kĩ năng thực hành giao tiếp cụ thể.
Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực mang
tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong thời đại
mới hiện nay.
Một trong những phân môn của môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắm
được nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu, sử dụng đúng các kiểu câu trong giao
tiếp,… là phân môn Luyện từ và câu. Muốn nói hay, viết giỏi đều phải dùng
từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn
phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn.
Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi
trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt
các môn học khác ở các lớp học trên.Tuy nhiên, với học sinh lớp 2, là lớp đầu
tiên làm quen và học phân môn này thì thật không dễ chút nào.
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Tuy bản chất là
cung cấp vốn từ và học về câu song sách giáo khoa không đưa ra “những kiến
2
thức đóng khung có sẵn” mà là hệ thống các bài tập. Dù chỉ là những kiến
thức sơ giản, chưa phải là những kiến thức sâu rộng nhưng với hệ thống bài
tập cũng dễ làm cho học sinh mệt mỏi nếu giáo viên không có sự thay đổi linh
hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
Đối với lứa tuổi học sinh lớp 2, các em còn mang đậm tính hồn nhiên,
sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi, nhu
cầu giao tiếp với bạn bè vẫn còn tồn tại và cần thoả mãn. Một trong những
hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học
mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy đó là hoạt động trò chơi
của học sinh trong học tập.
Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy Luyện
từ và câu chính là việc giáo viên khơi dậy niềm hứng thú, niềm say mê học
tập, tạo không khí sôi nổi cho giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác
định đúng yêu cầu để đưa trò chơi vào bài tập nào, thời gian nào để đạt hiệu
quả. Nếu không tổ chức tốt hoặc lạm dụng thì trò chơi còn bị phản tác dụng,
gây tình trạng tâm lí bị kích thích quá ngưỡng, gây mất trật tự trong giờ học
mà học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài.
Xuất phát từ lí do trên, qua thực tế một số năm giảng dạy ở khối lớp 2,
tôi đã đi sâu tìm hiểu, vận dụng nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện
từ và câu lớp 2 thông qua một số trò chơi.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ở
trường Tiểu học Hiến Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng môn
Luyện từ và câu lớp 2 Trường Tiểu học Hiến Nam.
- Học sinh lớp 2D, 2E trường Tiểu học Hiến Nam.
3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tầm quan trọng tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng môn luyện từ và câu lớp 2.
- Thực trạng việc học phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ở trường Tiểu
học Hiến Nam.
- Một số trò chơi nhằm nâng cao chất lượng môn Luyện từ và câu lớp 2.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
6. Những đóng góp của đề tài:
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn Luyện từ và câu lớp 2 Trường Tiểu
học Hiến Nam.
- Học sinh có hứng thú, tích cực, chủ động tiếp thu bài.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt, giúp học sinh nắm
được nghĩa của từ, biết dùng từ đặt câu, sử dụng đúng các kiểu câu trong giao
tiếp, góp phần làm cho vốn từ ngữ của các em phong phú, sinh động và trong
sáng hơn Muốn nói hay, viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu
thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế
nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho
học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn
4
Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các
lớp học trên. Tuy nhiên, với học sinh lớp 2, là lớp đầu tiên làm quen và học
phân môn này thì thật không dễ chút nào.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học phân môn Luyện từ câu
nói riêng, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi
học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ
chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân
để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành.
Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc,
biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của mình, của bạn. Đặc biệt là giúp học
sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện để học sinh
phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học
vào thực tế đời sống xã hội.
Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn không thể thiếu của
chương trình Tiểu học. Bởi vậy, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn học sinh
hoạt động dưới sự trợ giúp của dụng cụ, đồ dùng học tập để từng học sinh
hoặc từng nhóm học sinh phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực
hành vận dụng nội dung đó.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1. Điều tra thực trạng:
Trong thực tế giảng dạy mà đặc biệt là qua những lần dự giờ thăm lớp và
một số tiết thao giảng ở trường, bản thân tôi nhận thấy: các hình thức tổ chức
hoạt động học tập trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn điệu, việc sử dụng
hình thức trò chơi trong việc dạy Luyện từ và câu chưa thực sự được chú trọng.
Có nhiều tiết học rất trầm lặng nhưng cũng có những tiết học quá ồn ào, mất trật
tự vì lạm dụng trò chơi.
5
2. Nguyên nhân:
Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân cũng như một vài đồng chí giáo
viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu.
Trò chơi trong giờ học tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích,
say mê môn học nhưng nếu không được sử dụng thường xuyên thì thao tác
của các em sẽ bỡ ngỡ, lúng túng.
Bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi, mặt
khác trình độ giáo viên lại không đồng đều. Đối với một số giáo viên trong
giờ học cũng như ở một số tiết thao giảng có thiết kế trò chơi nhưng chưa
được sử dụng thường xuyên mà chỉ mang tính chất đối phó.
Cùng là giải quyết các yêu cầu bài tập nhưng dạy học bằng phương
pháp trò chơi sẽ đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi, giải trí có tác
dụng thư giãn, tăng cường khả năng thực hành, chống mệt mỏi, phát huy
hứng thú và sự sáng tạo,… của học sinh. Từ nhu cầu thực tế đặt ra, tôi nhận
thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt nói chung, môn Luyện từ và câu nói
riêng là rất cần thiết.
3. Giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học Luyện từ và câu
lớp 2 thông qua một số trò chơi.
Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của
mình, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực
tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi cùng đồng nghiệp để áp dụng,
sáng tạo một số trò chơi cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy,
từng đối tượng học sinh trong lớp ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 2:
6
3.1. Trò chơi : “Ghép từ đúng hình”
A. Mục đích:
- Ghép nhanh được từ chỉ sự vật với hình vẽ tương ứng.
- Ghép nhanh được từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật trong hình vẽ
tương ứng.
- Ghép nhanh được từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật trong hình vẽ
tương ứng.
- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
B. Chuẩn bị:
- Vật thật hoặc tranh ảnh đại diện cho nghĩa của từ được nêu trong sách
giáo khoa, các bộ thẻ từ ghi từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ
đặc điểm, tính chất:
Sự vật Hoạt động, trạng thái của SV Đặc điểm, tính chất của SV
nông dân
cấy, cày, nhổ (mạ), chèo
(thuyền)
chăm chỉ, cần cù,…
cây gạo
nở (hoa), cao lớn, (hoa) đỏ rực, …
núi
nhấp nhô xanh, xa, cao, …
trâu
Cày (ruộng), gặm (cỏ), nằm,
nhai,
chăm chỉ, đen mượt, khoẻ,
C. Cách tiến hành:
- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2- 4 em).
- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm.
Mỗi học sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi được phát 1 bộ thẻ từ ghi tên các
đồ vật (tranh ảnh). Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất
thì thắng cuộc.
* Chú ý: Trò chơi có thể vận dụng vào các bài: Dán nhãn cho đồ dùng
học tập (tuần 6); Đồ dùng trong nhà (tuần 11, 13) ; Các con vật nuôi (tuần 21,
7
22); các loai thú (tuần 23, 24); Các loái cá (tuần 25, 26); Các loài cây (tuần
28, 29); Những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34).
3.2. Trò chơi: “Tìm nhanh từ cùng chủ đề”
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hoặc giấy nháp.
C. Cách tiến hành:
- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3- 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề (VD: Đồ dùng học
tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật
được con nuôi ở nhà…), giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu: “Hãy kể ra
những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình…”
- Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng
nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
- Xếp thứ tự điểm các nhóm (mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ
viết sai bị trừ 1 điểm)
* Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài:
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7).
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13).
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15).
+ Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16).
+ Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22).
+ Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25).
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26).
+ Kể tên các loài cây (tuần 28)
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33);
8
3.3. Trò chơi : Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau.
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ (1 tiếng) có phụ âm đầu cho trước.
- Rèn kĩ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Phấn, bảng hoặc giấy bút.
- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp.
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ 1 tiếng có phụ âm đầu cho trước.
- Cá nhân (từ 2- 4 người) hoặc nhóm (từ 2- 4 nhóm) tham gia chơi.
- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định
(3 hoặc 5 phút); mỗi người ( nhóm) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnh
giấy (hoặc phần bảng) đã ghi sẵn tên mình ( hoặc nhóm mình). Hết thời gian
quy định, cô giáo đánh giá kết quả, Học sinh (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều
từ nhất sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: + Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên
tưởng, không theo các bước lựa chọn thứ tự kết hợp âm vần (VD: Với phụ âm
đầu b, học sinh có thể đưa ra: bà, bố, bi, bánh, bạn, biết, bò. bút…; với phụ
âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: cá, cơm, cò, cỏ, cờ, cấm, canh, cột…)
+ Có thể kết hợp tìm từ đơn cũng có phụ âm đầu với từ theo chủ đề hoặc
kết hợp với tìm từ theo từ loại (Chỉ sự vật, chỉ hành động, chỉ tính chất)
VD: - Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà có phụ âm đầu ch (chén, chõng, chăn,
chiếu, chạn, chai…)
- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch (cha, chín, cháu, chắt )
- Tìm từ chỉ nguời, vật có phụ âm đầu c (cô, cơm, cá, cò, cỏ…)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ (đi, đứng, đo, đếm, đong, đem.)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b (bám, bò, bán, bắn, bàn, băm.)
9
3.4. Trò chơi: “Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau”
A. Mục đích :
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ một tiếng đã cho.
- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh viết nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Phấn bảng, ( giấy bút) để ghi lại các từ tìm được.
- Băng dính để đính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp. (nếu có)
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ có tiếng cho trước.
- Dựa vào tiếng đã cho ở đề bài, cá nhân hoặc nhóm tham gia chơi.
Trong khoảng thời gian nhất định (2 hoặc 3 phút) học sinh cố gắng tìm thật
nhiều từ và ghi vào giấy nháp hoặc bảng lớp. Hết giờ quy định, ai tìm được
nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: Trò chơi Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau có thể đựoc sử dụng ở
các bài:
+ Tìm từ có tiếng “học”, có tiếng “tập” (Tuần 2)
+ Tìm các từ có tiếng "biển" (Tuần 25)
3.5. Trò chơi: Tìm ''kẻ trú ẩn''
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi.
B. Chuẩn bị:
- Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở Tuần 6; Tuần 11.
- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm
vào giấy khổ to đã chuẩn bị)
- Băng dính hoặc hồ dán.
10
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ
trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được
đủ số lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất.
- Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong
sách giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số
lượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)
- Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo
viên hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp
việc xác nhận kết quả của từng nhóm.
- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số
lượng đồ vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất,
nhì, ba hoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng).
* Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3, (tuần 6); bài tập 1 (tuần 11).
3.6. Trò chơi: “Ghép tiếng đúng từ”.
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ cho học sinh.
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
B. Chuẩn bị:
- Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu (tuần 12), giáo viên làm các bộ
quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi); mỗi bộ quân bài có
kích thước khoảng 5 cm x 15 cm . Mỗi bộ gồm 24 quân ghi các tiếng sau:
yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân); kính (3 quân).
- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng).
C. Cách tiến hành:
- Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép
tiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh); cử nhóm trưởng điều hành
và vào ban giám khảo.
11
VD: Có 4 bộ quân bài - lập 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vào
ban giám khảo cùng với giáo viên.
- Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có
2 tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng
băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ).
+ Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (giáo viên cùng
các nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm.
+ Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu''
cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung
bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau:
- Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng: yêu thương, thương yêu, yêu
mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương,
quý mến, kính mến) được 10 điểm, thiếu hoặc sai một từ, trừ 1 điểm.
- Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải.
3.7. Trò chơi: “Xếp từ theo nhóm.”
A. Mục đích:
- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự
vật mà từ gọi tên.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng.
B. Chuẩn bị :
- Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm.
- Bảng gài.
- Số lượng người chơi: 2 người hoặc 2 nhóm chơi.
C. Cách tiến hành :
- Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ thẻ từ hoặc một
bảng từ, nêu luật chơi.
12
- HS dựa vào những đặc điểm của các sự vật (cây, con vật, đồ vật) được
gọi tên trong bộ bài (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành các nhóm
theo yêu cầu. Ví dụ:
Thú dữ, nguy hiểm Thú không nguy hiểm
Thú rừng Thú nhà (gia súc)
Họ nội Họ ngoại
…
- Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một
lượt các từ rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự vật, hành động….(cũng là
nghĩa của từ ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo
các nhóm hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm.
- Hết thời gian quy định (khoảng 3 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại
được đúng và nhanh sẽ được tính điểm và được khen thưởng.
3.8. Trò chơi: “Ai đúng, ai sai ?”
A. Mục đích:
- Rèn kĩ năng dùng từ đúng, nhận biết được kết hợp từ (từ chỉ người, chỉ
sự vật với từ chỉ hoạt động…) phục vụ cho kiểu câu: Ai làm gì?
- Luyện phản ứng nhanh, nhạy, tập vận động.
B. Chuẩn bị :
- Chuẩn bị một số kết hợp từ (từ chỉ người, sự vật với từ chỉ hoạt động
hoặc cụm từ có từ chỉ hoạt động…) VD: Chim bay, người chạy, chim hót, gà
gáy, trâu cày ruộng, bác thợ rèn quai búa, học sinh đọc sách…trong đó có cả
những kết hợp từ sai. VD: Bò bay, người hót, vịt gáy…
C. Cách tiến hành:
13
- Học sinh chia làm 2 nhóm (A; B) đứng theo từng cặp (1 người nhóm A,
1 người nhóm B). Người ở mỗi nhóm thay nhau "xướng" trò.
+ VD: Người nhóm A hô 1 kết hợp từ; người cùng cặp ở nhóm B sẽ thực
hiện hành động mô phỏng hoặc đứng im, nếu làm đúng thì vẫn được đứng ở
hàng, nếu làm sai sẽ phải nhảy lò cò một vòng và ra khỏi hàng.
- Tiếp tục chơi cặp thứ 2, người ở nhóm B sẽ "xướng" (hô lên một kết
hợp từ), người cùng cặp ở nhóm A "hoạ" (thực hiện 1 hành động mô tả động
tác tương ứng)
- Kết thúc, nhóm nào có ít người bị đứng ra khỏi hàng hơn sẽ thắng.
3.9. Trò chơi "Ai tài so sánh ?"
A. Mục đích:
- Luyện sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng.
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng liên tưởng cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
- Một số mẫu so sánh kiểu: nhanh như cắt, đẹp như tiên, hót như khướu,
học như vẹt…
C. Cách tiến hành:
- Nhóm người chơi không hạn chế số lượng, đứng tại chỗ trong lớp hoặc
đứng vòng tròn ngoài sân chơi.
- Giáo viên hô lên 1 từ (VD: “nhanh”) và giơ tay chỉ định người chơi.
- Học sinh được chỉ định nêu được so sánh đúng (VD: nhanh như cắt,
nhanh như chớp, nhanh như tên bắn,…) thì đứng yên. Nếu không nói được
hoặc nói sai, người đó sẽ phải nhảy lò cò 1 đoạn.
- Tiếp tục chơi, giáo viên có thể hô lại từ đó (nếu còn cách so sánh nữa)
hoặc hô từ khác và chỉ định người thứ 2 chơi.
3.10. Trò chơi: “Đặt câu theo tranh”
14
A. Mục đích:
- Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được
câu đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo
khoa TV 2).
- Các băng giấy, hồ dán để đính băng giấy lên bảng; bút dạ để viết câu
lên băng giấy.
- Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi
nhóm 3; 4 người)
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu
cầu viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi.
- Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát.
- Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để đặt câu (có thể viết câu kể hoặc
câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi
tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp).
- Hết thời gian chơi (khoảng 5 – 7 phút) giáo viên cùng các nhóm đánh
giá, rà soát từng câu trên bảng. Nhóm nào có số lượng câu đặt đúng ngữ pháp,
đúng nội dung, tranh nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: Trò chơi có thể áp dụng cho các bài tập 3 (tuần 1); bài tập 3 (tuần 30 )
4. Kết quả đạt được:
Trong quá trình giảng dạy, khi áp dụng các trò chơi phù hợp trong mỗi
bài tập, mỗi tiết dạy, tôi thấy các em tiếp thu bài tốt hơn, phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng. Các em học sôi nổi, hào hứng hơn, hoạt động tích cực hơn và hiệu
quả đạt được cao hơn, chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ
15
rệt. Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn, đặc biệt kĩ năng nói, diễn đạt
của các em tự tin, mạch lạc, phong phú hơn. Nhiều câu văn hay, từ ngữ ''đắt''
gây sự bất ngờ thú vị, có sức gợi cảm. Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em
được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động
hơn. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Bài học kinh nghiệm:
Với phân môn Luyện từ và câu, để học sinh lớp 2 bước đầu có được vốn
từ phong phú, dùng từ tương đối chuẩn xác, có chọn lọc nhằm giúp các em
học tốt tiếng mẹ đẻ cũng như các môn học khác thì không thể ''nhồi nhét'' một
cách cứng nhắc kiến thức vào đầu học sinh mà đòi hỏi cả giáo viên và học
sinh phải kiên trì. Học sinh phải thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình
thành kĩ năng, kĩ xảo. Tuỳ theo từng bài, từng đối tượng học sinh để có những
phương pháp và những hình thức, trò chơi khác nhau thích hợp giúp học sinh
nắm vững kiến thức.
1.2. Những điểm còn hạn chế.
- Thời gian nghiên cứu còn ít ỏi và mới chỉ thực hiện ở lớp 2.
- Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chưa đưa ra một
số giáo án minh hoạ. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và khi có điều
kiện sẽ xin được trình bày sau.
1.3. Điều kiện áp dụng:
- Sáng kiến đã được giải B cấp thành phố năm học 2012-2013 và tiếp tục
được hoàn thiện, bổ sung và áp dụng vào dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp
2 của trường Tiểu học Hiến Nam trong các năm học 2012-2013 và 2013-2014.
16
- Kinh nghiệm có thể áp dụng ở các lớp 2- 3 trong phân môn Luyện từ
và câu cho học sinh trên mọi miền Tổ quốc.
2. Ý kiến đề xuất:
2.1. Đối với giáo viên:
- Phải thực sự có tâm với nghề, nhiệt tình, sáng tạo.
- Phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của phân môn (củng cố và mở rộng
vốn từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ) để có các hình thức tổ chức và phương pháp
dạy cho phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc áp đặt; mất hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú,
ngôn ngữ phải chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng gần gũi đời
sống ngôn ngữ trẻ thơ.
- Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo
và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. Ở mỗi bài dạy, giáo
viên phải xác định được: bài dạy cần những gì và dạy như thế nào để tiết dạy
nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả từ đó lựa chọn phương pháp và cách tổ chức
các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Coi
trọng nguyên tắc dạy học vừa sức nhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu tiếng
Việt ở mỗi học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp (vốn từ, đặt câu…) để có biện
pháp giúp đỡ, động viện sự cố gắng của các đối tượng trong lớp.
- Biết lựa chọn hệ thống phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với
nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt động đồng
bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên,
thoải mái. Để đạt yêu cầu đó yêu cầu giáo viên phải biết khai thác vốn kiến
thức của trẻ vào việc xây dựng kiến thức bài học.
2.2. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc bồi
dưỡng thường xuyên và hội nghị chuyên đề để từng bước tháo gỡ khó khăn,
nâng cao chất lượng giờ dạy.
17
- Đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo
phục vụ kịp thời cho giáo viên, từng bước hiện đại hoá các phương tiện dạy
học trong nhà trường Tiểu học.
- Trang bị thêm sách báo, tài liệu, bộ tranh dạy Tiếng Việt … cho
các nhà trường.
- Tạo điều kiện cho các em được dã ngoại, giao lưu các câu lạc bộ
về Tiếng Việt.
Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra, mong muốn được cùng
chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Tôi rất mong có sự bổ sung, đóng góp ý
kiến của các đồng chí trong ban chuyên môn của nhà trường để nội dung
sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hưng Yên, ngày 15 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Thanh Thuỷ
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS - TS Lê Phương Nga - “Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học” -
Nhà xuất bản Giáo dục.
2. GS - TS. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - “Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học” - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Phan Thiều - Hồng Hạnh - “Tổ chức dạy Tiếng Việt theo phương pháp thực
hành” - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Bùi Văn Duệ - “Tâm lí học Tiểu học” - Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Mạng giáo dục.
6. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
7. Sách Giáo viên Tiếng Việt lớp 2.
8. Sách Thiết kế Tiếng Việt lớp 2.
19
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Những đóng góp của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lí luận và thực tiễn 3
1 Cơ sở lí luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 4
II Nội dung chính của đề tài
1 Điều tra thực trạng 4
2 Nguyên nhân 5
3 Giải pháp 5
4 Kết quả đạt được 14
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận 15
1.1 Bài học kinh nghiệm 15
1.2 Những điểm còn hạn chế 15
1.3 Điều kiện áp dụng 15
2 Ý kiến đề xuất 16
2.1 Đối với giáo viên 16
2.2 Đối với các cấp lãnh đạo 16
Tài liệu tham khảo 17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
20
BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
I. Thông tin chung:
Họ và tên: Lê Thị Thanh Thuỷ
Ngày, tháng, năm sinh: 02/ 02/ 1975
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hiến Nam
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học
Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2E.
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp Thành phố
Tên đề tài SKKN, lĩnh vực áp dụng: Kinh nghiệm nâng cao chất lượng
dạy học phân môn “Luyện từ và câu” lớp 2 qua một số trò chơi học tập.
II. Báo cáo mô tả sáng kiến:
1. Tình trạng sáng kiến:
- Sáng kiến này được áp dụng tại lớp 2 Trường Tiểu học Hiến Nam.
2. Nội dung, mục đích sáng kiến:
- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học phân
môn Luyện từ và câu của giáo viên và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm và áp dụng, sáng
tạo một số trò chơi cho học sinh phù hợp với một số kiểu bài đặc trưng trong
phân môn Luyện từ và câu lớp 2.
- Giúp học sinh có hứng thú học tập với môn học.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng vào khối 2 Trường Tiểu học Hiến Nam.
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến có khả năng áp dụng vào khối 2 của toàn Thành phố.
5. Hiệu quả, lợi ích dự kiến thu được do áp dụng SKKN:
21
- Khơi dậy niềm hứng thú, niềm say mê học tập, tạo không khí sôi nổi cho
giờ học.
- Nâng cao chất lượng dạy và học môn Luyện từ và câu lớp 2 Trường Tiểu
học Hiến Nam.
- Học sinh có hứng thú, tích cực, chủ động tiếp thu bài, kết quả học tập của
học sinh tốt hơn.
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc
không đúng sự thật trong báo cáo, tôi xin chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị Hiến Nam, ngày 15 tháng 3 năm 2014
Lê Thị Thanh Thuỷ
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
22
TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾN NAM
Tổng điểm:……………Xếp loại:………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng điểm:……………Xếp loại:………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
23