Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 nhằm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.76 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình Tiểu học, cùng với mơn Tốn thì mơn Tiếng Việt chiếm
thời lượng nhiều nhất, gần bằng một nửa tổng thời lượng của các mơn học. Mơn
Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi; thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các
thao tác của tư duy. Mơn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ
giản về Tiếng Việt những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn
hóa, văn học Việt Nam và nước ngồi. Ngồi ra, nó cịn bồi dưỡng tình u Tiếng
Việt; hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt
gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính
tả, Tập làm văn. Song để dạy cho học sinh môn Tập đọc thật tốt, có hiệu quả đúng
nghĩa thì đó là một việc không hề dễ.
Tập đọc là một phân mơn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu
học. Tập đọc giúp học sinh diễn đạt, lột tả từ văn bản viết sang lời nói một cách
đầy đủ, hiệu quả.
Cung cấp kiến thức và hình thành, phát triển các kĩ năng bộ phận, góp phần
hình thành và phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản.
Đọc diễn cảm còn giúp người đọc và người nghe dễ rung động và cảm nhận
được cái hay cái đẹp của con người, của đất nước và của cuộc sống trong từng
văn bản. Từ đó khiến người đọc, người nghe thêm yêu con người, yêu quê
hương đất nước và yêu cuộc sống hơn....
Xuất phát từ tình hình thực tế và tầm quan trọng của việc dạy tập đọc đặc biệt
là khâu rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, bản thân trực tiếp chỉ đạo chuyên
môn trong nhà trường, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 nhằm chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên nâng
cao chất lượng dạy và học phân mơn Tập đọc ở trường Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1.Giúp học sinh lớp 4, 5.


- Biết thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả cũng như giọng điệu của
nhân vật trong bài tập đọc sao cho thật hay thật truyền cảm.
- Biết cách đọc phù hợp với thể loại và nội dung văn bản.
- Hiểu sâu sắc nội dung các bài tập đọc, thêm yêu thích mơn Tiếng Việt.
1.2.2.Giúp giáo viên.
- Tự tìm tịi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy
Tiếng Việt nói chung và trong dạy học sinh mơn Tập đọc nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khối 4,5 nhằm
chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc
ở trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1

skkn


1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình, hệ thống các bài Tập đọc của lớp
4,5.
1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học Tập đọc của học sinh lớp 4,5 thông
qua các tiết Tập đọc mà tôi trực tiếp giảng dạy và dự giờ giáo viên.
1.4.3. Phương pháp thống kê
- Thống kê kết quả các giai đoạn kiểm tra đánh giá chất lượng phân môn
Tập đọc.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận.

Tiếng Việt là một mơn học trong chương trình Tiểu học. Nó có nhiệm vụ
hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó
phân mơn tập đọc là một trong những phân mơn khơng thể thiếu. Bởi nó có vai
trị rất quan trọng trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày của học
sinh.
Như chúng ta đã biết trong xã hội loài người, tất cả những kinh nghiệm
sống, những thành tựu văn hố, khoa học kĩ thuật, những tư tưởng, tình cảm của
con người đều được đúc kết và truyền lại cho đời sau bằng chữ viết. Qua các bài
văn, bài thơ, truyện kể hay những tác phẩm văn học... thông qua tất cả các văn
bản đó ta có thể hiểu được nội dung và những bài học quý báu được rút ra từ
cuộc sống đời thường. Để hiểu được điều đó địi hỏi con người cần phải biết
đọc. Khi con người biết đọc thì mới có thể tiếp thu được những tri thức, biết
đánh giá nhận xét, nhìn nhận cuộc sống một cách khoa học, nhận thức được mối
quan hệ giữa tự nhiên với con người, thấu hiểu được tâm tư tình cảm của họ qua
các tác phẩm văn chương.
Khi đọc một bài văn, bài thơ, một tác phẩm văn học... ta khơng chỉ hiểu
được nội dung mà cịn phải cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm.
Vì thế đối với học sinh Tiểu học, việc dạy tập đọc có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng mà còn phải
giúp học sinh đọc như thế nào cho hay, truyền cảm... đó chính là đọc diễn cảm.
Ở các lớp 1,2,3 việc đọc của học sinh chỉ dừng lại ở các kĩ năng đọc đúng, rõ
ràng, rành mạch các văn bản. So với các lớp dưới, ngoài các kĩ năng đọc trên,
học sinh lớp 4,5 còn cần đạt được kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật.
Cụ thể: Học sinh phải thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả cũng như giọng
điệu của nhân vật trong bài tập đọc. Đặc biệt phải biết cách đọc phù hợp với thể
loại và nội dung văn bản. Tuy kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4,5 chỉ dừng lại ở
mức độ ban đầu nhưng đọc diễn cảm vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Thơng
qua đọc diễn cảm người đọc, người nghe sẽ cảm thụ văn học tốt hơn. Đây chính
là con đường ngắn nhất để người đọc và người nghe cùng cảm nhận rõ cái hay,
cái đẹp về nội dung, nghệ thuật cũng như xúc cảm, tình cảm của tác giả trong

tác phẩm.
2

skkn


Đọc diễn cảm cịn là phương tiện góp phần giúp học sinh thể hiện được suy
nghĩ tình cảm của mình đối với nội dung văn bản. Đồng thời nâng cao hiệu quả
giao tiếp của các em trong cuộc sống.
Cũng thông qua đọc diễn cảm mà khơi gợi được cảm xúc và lòng say mê đọc
các tác phẩm văn học của người nghe nói chung và của học sinh nói riêng.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua dự giờ, thăm lớp, trực tiếp dạy và tìm hiểu giáo viên, học sinh tơi nhận
thấy:
- Về phía học sinh.
Chất lượng đọc diễn cảm chưa cao. Bởi lẽ vốn sống và vốn kiến thức văn học
của các em còn hạn chế. Đa số các em là con những gia đình có bố mẹ làm nghề
nơng thuần t, chưa thực sự quan tâm đến việc dạy cho các em học và rèn đọc
cho các em.
Trong giờ học, các em chưa hăng say luyện đọc, tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu;
ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kĩ thuật đọc còn chưa tốt nên cũng ảnh hưởng đến
việc đọc diễn cảm. Nhiều em chưa phân biệt được các loại văn bản nên giọng
đọc cứ đều đều. Hầu như bài nào cũng có giọng đọc giống nhau đặc biệt là
những bài tập đọc thể loại miêu tả, hay những đoạn văn đối thoại. Vì vậy, chất
lượng đọc chưa thể đáp ứng được với yêu cầu trong việc hình thành kĩ năng giao
tiếp Tiếng Việt.
Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát....đây cũng là
một yếu tố làm ảnh hưởng đến việc luyện đọc của các em.
- Về phía giáo viên.
Một số giáo viên do trình độ và năng lực chun mơn cịn hạn chế, trong giờ

dạy chưa thực sự quan tâm đúng mức đến rèn đọc diễn cảm cho học sinh, chưa
có những biện pháp tích cực, thích hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi
dậy hứng thú, khả năng đọc diễn cảm của các em.Từ đó, giờ dạy chưa đạt được
mục tiêu yêu cầu đề ra.
Trong giờ dạy tập đọc, đọc mẫu của giáo viên là khâu cực kì quan trọng.Thế
nhưng thực tế cho thấy, nhiều giáo viên chưa hoàn toàn khắc phục được tiếng
địa phương hay nói cách khác là chưa chịu luyện để đọc đúng, đọc chuẩn và đọc
diễn cảm. Ngược lại trong tiết dạy, thời gian cho hoạt động này quá ít bởi giáo
viên thường chú trọng đến việc tìm hiểu bài nhiều hơn.
- Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng theo qui định của PGD.
Với tổng số học sinh khối 4, 5 là: 185 em. Qua khảo sát, chúng tôi đã thu được
kết quả cụ thể (phần đọc diễn cảm) của các khối như sau:
Tổng số học sinh khối 5: 89 em; học sinh khối 4: 96 em. Trong đó:
Khối 4
Khối 5
Mức độ
Số học sinh bước đầu biết đọc diễn cảm
Số học sinh chưa Chưa thể hiện được sắc thái giọng đọc
đạt yêu cầu
Ngắt nghỉ chưa hợp lí
đọc diễn cảm
Tốc độ đọc chưa phù hợp
Ngữ điệu đọc chưa đúng
Chưa biết nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
Còn rụt rè, nhút nhát, đọc nhỏ…

13 em = 14,6%
14 em = 15,7%
16 em = 18%

20 em = 22,5%
11 em = 12,4%
10 em = 11,2%
5 em = 5,6%

15 em =15,6%
10 em =10,5%
17 em =17,7%
17 em =17,7%
19 em=19,8%
15 em =15,6%
3 em = 3,1%

3

skkn


Nhận xét:
Kết quả khảo sát chất lượng đọc đầu năm của nhà trường cho thấy: Số
lượng học sinh bước đầu biết đọc diễn cảm còn thấp. Khối 5 đạt 15,6% ; khối 4
đạt 14,6%. Bên cạnh đó số học sinh đọc diễn cảm chưa đạt còn nhiều. Như vậy,
phần luyện đọc nhất là đọc diễn cảm chưa đảm bảo được mục tiêu yêu cầu đề ra.
Trước tình hình như vậy, tôi đã tiến hành kiểm tra trực tiếp kĩ năng đọc diễn
cảm ở một số lớp để tìm hiểu cụ thể những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải.
Lớp 4B: Tổng số 30 em. Trong đó:
- Đọc chưa đúng tốc độ: 7 em = 23,3 % (có em quá nhanh, có em lại quá
chậm...)
- Chưa biết nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm: 5 em = 16,7 %
- Khi đọc, có em mắc lỗi ngắt, nghỉ ở câu văn dài. Ví dụ câu: “Tơi qn thế

nào được/ những cảm giác trong sáng/ ấy nảy nở trong lịng tơi/ như mấy cánh
hoa tươi mỉm cười giữa/ bầu trời quang đãng.”
Bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học” (TV3 - T1)
- Còn rụt rè nhút nhát, âm lượng quá nhỏ ...: 2 em = 6,6 %
Lớp 5B: Kiểm tra mức độ đọc diễn cảm, bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
(TV5 - T1). Đây là bài văn miêu tả. Số em được kiểm tra là 22 em. Trong đó:
- Ngắt, nghỉ chưa hợp lí ở một số câu văn dài: 6 em = 27,2%
- Nhấn giọng chưa đúng. Cụ thể trong bài này là những từ ngữ tả màu vàng
rất khác nhau của cảnh vật: 7 em = 31,8%
- Ngữ điệu đọc chưa phù hợp: 9 em = 40,9%...
Qua dự một số giờ tơi thấy, học sinh cũng có thể mắc lỗi ngay cả những câu
ngắn do các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ, cụm từ.Ví dụ:
“ Hoa phượng là hoa/ học trị.”
(Bài: “Hoa học trò” - TV4 tập 2)
Hay ở cả những đoạn văn dài như:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một/ thời mới lớn để chờ một nàng tiên/ áo xanh bay
xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi/ tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi/ Bay
đi. Cánh diều tuổi/ ngọc ngà bay đi mang theo nỗi khát khao của tôi.”
( Bài cánh diều tuổi thơ - lớp 4 )
Đối với các bài thơ, khi đọc các em thường ngắt nhịp sai do không hiểu nghĩa
các từ, ý thơ, thường là cứ ngắt nhịp 2/2.
“ Hạt gạo/ làng ta
Có vị/ phù sa
Của sơng/ Kinh Thầy
Có hương/ sen thơm
Trong hồ/ nước đầy
Có lời/ mẹ hát
Ngọt bùi/ hơm nay.”
(Bài: Hạt gạo làng ta - lớp 5)
Trong bài “Tre Việt Nam TV4 - T1” có em ngắt nhịp:

“ Vươn mình trong/ gió tre đu
Cây kham khổ vẫn/ hát ru lá cành.”
Hay câu cuối các em đọc:
4

skkn


“ Đất xanh/ tre mãi/ xanh màu /tre xanh.” vv...
Từ thực tế trên, bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo cơng tác chun mơn
có nhiều băn khoăn và luôn đặt câu hỏi là:
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn tập đọc? Đặc
biệt là việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh?
- Cần có biện pháp gì để khắc phục hạn chế mà giáo viên và học sinh đang
mắc phải?
Đó là những trăn trở địi hỏi người làm cơng tác chỉ đạo chun mơn phải
tìm ra hướng giải quyết. Vậy để nâng cao chất lượng chung cho nhà trường, cụ
thể là rèn kĩ năng đọc cho học sinh khối 4,5, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp cụ thể sau đây:
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp
4,5.
2.3.1. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
a.Về nhận thức.
Trước hết chúng tơi nhận thấy rằng làm bất kì một việc gì mà nhận thức
khơng đầy đủ, khơng đúng thì chắc chắn việc làm đó khơng mang lại hiệu quả
cao.Vì vậy,chúng tôi đã giúp giáo viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối
với nhà trường, đối với học sinh thơng qua các buổi họp Hội đồng, các buổi sinh
hoạt chuyên mơn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa…
Ngay đầu năm học, chúng tôi đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học nhiệm vụ
năm học, qui chế chuyên môn, qui chế trường học, điều lệ trường Tiểu

học...Đồng thời căn cứ vào những mặt giáo viên cịn hạn chế, chúng tơi xây
dựng kế hoạch “Bồi dưỡng giáo viên” gồm các chuyên đề trong đó có chuyên
đề: “Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh
khối 4,5”.
Để nâng cao chất lượng dạy môn Tập đọc và đặc biệt là rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh khối 4,5, chúng tôi đã chỉ đạo cho các khối trao đổi, tự
học để giáo viên nhận thức rõ vị trí, vai trị và tác dụng của phân mơn tập đọc
trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày của học sinh.
b. Kĩ năng đọc mẫu.
Như chúng ta đã biết, đọc mẫu của giáo viên là bước cực kì quan trọng
trong giờ tập đọc. Vì vậy, muốn học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm thì
trước hết giáo viên phải là người đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. Cách đọc
mẫu diễn cảm hấp dẫn của giáo viên cũng khiến học sinh rất hứng thú với bài
tập đọc. Chính vì thế, với phân mơn tập đọc, tơi ln yêu cầu giáo viên phải
chuẩn bị bài thật kĩ, luyện đọc nhiều lần, cố gắng đọc mẫu sao cho thật chuẩn,
hay để lôi cuốn các em đến với bài đọc một cách tự nhiên.
c. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Để học sinh khối 4,5 đọc đúng, đọc diễn cảm và ham thích học phân mơn tập
đọc thì mỗi GV cần phải kiên trì, bền bỉ trong từng thao tác, quy trình của một
tiết dạy. Với kinh nghiệm hơn 16 năm trực tiếp đứng lớp (chủ yếu là lớp 4, 5)
và gần 11 năm làm cơng tác quản lí, bản thân tôi nhận thấy: Muốn nâng được
chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5 thì mỗi GV cần phải biết lồng
ghép việc luyện đọc diễn cảm vào tất cả các bước trong giờ tập đọc. Cụ thể:
5

skkn


d. Trong bước kiểm tra bài cũ.
Giáo viên cần phải chú ý đến việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã được học

ở giờ học trước của học sinh, cho điểm và khen ngợi kịp thời những học sinh đạt
yêu cầu trong việc đọc hay, đọc diễn cảm. Với những học sinh chưa đạt thì GV
phải kiên trì giúp đỡ bằng cách nhờ bạn đọc tốt kèm cặp bạn đọc chưa tốt, yêu
cầu học sinh đó về nhà tự luyện đọc nhiều để đạt được kết quả như mong muốn.
e. Trong bước giới thiệu bài.
Cách giới thiệu bài hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ
tập đọc vì các em rất tị mị, ham tìm hiểu . Để tránh sự đơn điệu trong giới thiệu
bài, mỗi bài giáo viên dạy cần có cách giới thiệu bài khác nhau:
- Giới thiệu bài bằng lời nói hấp dẫn :
Ví dụ: Khi học bài “ Bốn anh tài” ( Tiếng Việt 4 tập 2) ta có thể giới thiệu bài
như sau: “Các em ạ! trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết cuộc đọ sức
giữa bốn thiếu niên và một con yêu tinh hung dữ, nhiều phép thuật. Họ đã làm
như thế nào để thắng được con yêu tinh hung dữ kia. Cô mời các em theo dõi
nội dung bài tập đọc “ Bốn anh tài”.
- Giới thiệu bài bằng lời nói kết hợp sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan như
tranh ảnh, băng đĩa,...
Ví dụ : Khi dạy bài “Đất Cà mau” (T.V5 - T1 - Tr 89 ), GV có thể chụp hoặc
sưu tầm những tranh ảnh về vùng Đất Mũi đưa lên máy chiếu cho học sinh quan
sát, kết hợp lời giới thiệu của Thầy để giúp học sinh có hứng thú khi học bài.
Bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh (T.V4 - T1) giáo viên nên
cho học sinh nghe băng bài hát “Cánh diều ước mơ” sau đó giới thiệu: “Tuổi thơ
thường gắn với biết bao ước mơ, hồi bão tốt đẹp. Trị chơi thả diều đem lại
niềm vui cho lũ trẻ mục đồng như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi, tìm hiểu
điều đó qua bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ” ".
Hay khi dạy bài “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh (T.V4 -T1), giáo viên nên gợi
cho học sinh tưởng tượng mình là cậu bé trong bài được ngồi trên lưng ngựa bay
qua những miền trung du bạt ngàn, những thảo nguyên xanh mênh mông, những
cánh đồng đầy hoa thơm, quả ngọt.... để học sinh có sự hứng thú, cảm giác lâng
lâng khi được bay đến những vùng đất lạ. Từ đó, học sinh hào hứng với bài tập
đọc và tìm hiểu nội dung của bài tốt hơn...

g. Trong bước luyện đọc đúng:
Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ Tập đọc và đây
chính là cơ sở để học sinh đọc diễn cảm tốt. Trước hết, giáo viên phải hiểu: đọc
đúng là đọc chuẩn các âm, vần, tiếng từ, câu, đoạn, đọc chính xác văn bản
(khơng thêm hoặc bớt ) tiếng nào. Biết ngắt, nghỉ đúng chỗ theo dấu câu và ngữ
nghĩa văn bản. Cường độ âm thanh vừa phải, không to quá hoặc nhỏ quá, không
ê,a ngắc ngứ, khơng đọc q chậm hay q nhanh. Vì vậy để luyện đọc đúng
cho học sinh thì giáo viên phải tự sửa lỗi cho mình.Tức là giáo viên phải đọc
chuẩn tiếng phổ thơng. Từ đó mới có thể sửa lỗi phát âm cho học sinh được.
Thực tế cho thấy, mặc dù đã lên lớp 4,5 nhưng vẫn còn học sinh đọc ấp úng,
đọc chưa rành mạch, tốc độ đọc chậm đặc biệt là do ảnh hưởng của phương ngữ
nên các em còn phát âm sai nhất là hay lẫn giữa thanh hỏi, ngã; phụ âm đầu như
s/x,ch/tr,r/d.... Có những em lại rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin nên dẫn đến đọc
6

skkn


quá nhỏ và không trôi chảy. Đối với những trường hợp trên, GV phải kiên trì,
khơng nơn nóng trong việc rèn đọc cho các em. Với từng đối tượng cụ thể,
chúng tơi u cầu giáo viên cần có những biện pháp phù hợp để giúp các em đọc
đúng. Chẳng hạn:
Với những học sinh đọc sai phụ âm đầu ch/ tr, s / x,.. đọc lẫn lộn giữa
thanh ?/~. Để chữa lỗi phát âm cho học sinh, tôi đã giúp giáo viên nắm chắc các
biện pháp chữa lỗi. Tuỳ thuộc vào âm, thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh mà
giáo viên lựa chọn biện pháp sửa lỗi cho phù hợp như:
+ Chữa lỗi phát âm bằng cách luyện theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn các
tiếng, từ, học sinh nghe sau đó phát âm lại.
+ Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: Giáo viên mô tả cấu tạo của
âm,vần, tiếng...sau đó giáo viên phát âm mẫu, học sinh quan sát và yêu cầu học

sinh phát âm lại.
+ Chữa lỗi phát âm bằng âm trung gian (là biện pháp chuyển từ sai về đúng qua
âm trung gian )...
+ Chữa lỗi phát âm bằng một số thủ thuật (VD: khi đọc tiễng có thanh hỏi các
em đọc thấp giọng, khi đọc tiếng có thanh ngã các em đọc cao giọng.)
Ngồi việc chữa lỗi phát âm cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
đọc đúng các câu văn dài, ngắt nhịp đúng các dịng thơ. Bởi các em có đọc đúng,
ngắt nhịp đúng thì các em mới hiểu đúng. Với những câu văn dài, những dịng
thơ khó đọc, giáo viên cần đọc trước (hoặc yêu cầu 1 học sinh khá, giỏi) đọc,
lớp lắng nghe, nhận xét cách ngắt nghỉ...cho phù hợp.
Với những em đọc ấp úng, chưa rành mạch, giáo viên cần tăng cường cho
các em được đọc nhiều, nhắc các em tự luyện đọc nhiều lần ở nhà; Trên lớp
thường xuyên gọi đọc trong tất cả các môn học và xếp các em vào cùng nhóm
với những em đọc tốt để học tập cách đọc của bạn.
Ví dụ: Gọi các em đọc đề một bài toán, đọc đề tập làm văn...như thế sẽ giúp
các em bồi dưỡng dần về năng lực đọc.
Đối với những em có tốc độ đọc chậm giáo viên thường tổ chức cho các em
thi đọc theo một thời gian nhất định để tăng dần tốc độ đọc cho các em.
h.Trong bước tìm hiểu nội dung bài.
Đọc và cảm thụ là hai hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy,
để học sinh có thể đọc diễn cảm được trước hết học sinh phải hiểu được nội
dung văn bản, thông qua việc giáo viên hướng dẫn để các em hiểu được nghĩa
của từ khoá, trả lời được các câu hỏi trong bài tập đọc.Tuỳ từng từ, từng nội
dung văn cảnh mà giáo viên có thể giúp học sinh hiểu nghĩa từ bằng cách: mô tả
nhận diện; sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa; đặt câu (chú ý tới yếu tố trước và
sau của từ cần giải nghĩa). Học sinh không chỉ hiểu nghĩa gốc mà còn phải hiểu
được nghĩa chuyển của từ. Ngồi ra, khi dạy các bài tập đọc có nội dung miêu tả
hoặc kết cấu truyện kể, giáo viên cần phải giúp học sinh phát hiện ra các biện
pháp nghệ thuật trong miêu tả hay tính cách của nhân vật để từ đó có cách đọc
sáng tạo phù hợp.

i.Trong bước rèn kĩ năng đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là thể hiện được, diễn đạt được tình cảm thái độ của người viết
trong văn bản; biết nhấn giọng và thay đổi ngữ điệu cho phù hợp với nội dung
7

skkn


câu văn, đoạn văn. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp 4,5. Để đạt
được yêu cầu trên, học sinh phải hiểu và có kiến thức để phân đoạn, nhận biết
các kiểu câu, cấu tạo đoạn văn và hiểu được nội dung văn bản. Vì vậy trong q
trình giảng dạy,chúng tơi đã góp ý cho giáo viên cần phải giúp học sinh nhận ra
thể loại văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, xác định giọng đọc của từng đoạn, toàn
bài.
Căn cứ vào mục tiêu của từng bài cụ thể, dựa vào khả năng của từng đối
tượng mà tôi đã bồi dưỡng để giáo viên nắm được cách hướng dẫn các em đọc
diễn cảm dựa vào một số tiêu chí sau:
- Ngắt giọng:
Hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Giáo viên cần phải hướng dẫn cho
học sinh biết cách ngắt giọng theo một số quy tắc:
+ Ngắt giọng theo cấu tạo ngữ pháp:
Trong mỗi bài tập đọc cụ thể GV cần chú ý cho học sinh tập phát hiện đến
chỗ cần ngắt, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút chì
gạch một gạch(/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ nghỉ
hơi dựa trên những vốn kiến thức đã có từ việc học phân mơn Luyện từ và câu.
Cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm; ngắt hơi
giữa trạng ngữ và thành phần chính: giữa chủ ngữ và vị ngữ...
Ví dụ: Cho học sinh thảo luận (nhóm đơi - HĐ1 - phần Luyện đọc) tập phát
hiện những chỗ cần ngắt giọng theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau:

“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi diều ơi//
Bay đi// Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/ mang theo nỗi khát khao của tôi.//”
(Cánh diều tuổi thơ - TV4; T1)
+ Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài:
Đây là việc làm khó nên GV cần hướng dẫn học sinh tìm ra chỗ ngắt, nghỉ hơi
phù hợp:
Ví dụ: “Ơng Lìn lặn lội đến các xã bạn/ học cách trồng cây thảo quả/ về hướng
dẫn cho bà con cùng làm.//”
(Bài “ Ngu Công xã Trịnh Tường” TV5 - Tập 1)
Hay trong câu: Những đám mây nhỏ sà xuống cửa kính ơ tơ/ tạo nên cảm giác
bồng bềnh huyền ảo.//
(Bài: “ Đường đi Sa Pa” -TV4)
Học sinh phát hiện chỗ cần ngắt hơi sau từ “ơ tơ” là hợp lí.
+ Ngắt theo nhịp thơ:
Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca. Muốn vậy ngay từ
bước đầu giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ, tìm ra nhịp
thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp.
Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Vì vậy khi đọc bài “Mẹ
ốm”- Lớp 4 của Trần Đăng Khoa, học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp
thơ ở mỗi dòng trong khổ thơ sau:
“Cánh màn/ khép lỏng cả ngày.
Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.//
8

skkn


Nắng mưa/ từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.//”

Hay trong câu thơ:
“ Vươn mình trong gió/ tre đu/
Cây kham khổ/ vẫn hát ru lá cành//.”
...
“ Đất xanh tre/ mãi xanh màu/ tre xanh//.”
( Bài “Tre Việt Nam” TV4 – Tập 1)
Họăc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3.
Trong bài thơ “Đồn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Từ việc nắm
vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt đúng từng dịng thơ
như sau:
Mặt trời xuống biển/ như hịn lửa
Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.//
Đồn thuyền đánh cá/ lại ra khơi
Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.//
Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp của mỗi
dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm ra nhịp
thơ phổ biến.Vì vậy, cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên.
Trong q trình chỉ đạo chun mơn, góp ý giờ dạy, tôi thường lưu ý GV việc
hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và cách ngắt hơi khi đọc thơ, sao cho có ngắt
nhịp và có ngữ điệu vẫn mượt mà tự nhiên. Đoạn thơ tuy có nhiều câu thơ, dòng
thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ đầu đến cuối không bị gián đoạn. Như
vậy phải đọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý thơ vẫn liền một mạch theo cảm xúc.Và
khi đọc thơ ta cần đọc với giọng chậm rãi thong thả, tự nhiên và có sức rung
động từ bên trong.
+ Ngắt giọng biểu cảm:
Thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài sâu sắc giáo viên hướng dẫn học sinh
cách ngắt giọng biểu cảm tạo cho người nghe sự tập trung chú ý và góp phần tạo
nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho đọc văn bản.
Ví dụ: Đọc câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của con".//
Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào, lịng

biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trị đặc biệt đối
với tác giả. GV gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm bật hình ảnh người
Mẹ, và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”.
+ Cách lơi giọng:
Tương tự như cách ngắt giọng biểu cảm, kỹ thuật lơi giọng khi đọc diễn cảm
tạo cho người nghe sự hứng thú, ấn tượng và còn làm người nghe cảm nhận
được sâu sắc giá trị nghệ thuật của văn bản.
Ví dụ: Khi đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” của nhà thơ Tạ Duy Anh (Tiếng Việt
lớp 4 tập I). Ở đoạn cuối của bài thơ, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm cách đọc
như thế nào để thể hiện được ước mơ, những khát khao của em nhỏ được gửi
gắm trong cánh diều. Đọc thế nào để âm hưởng của bài văn còn đọng mãi trong
9

skkn


tâm trí người đọc, người nghe. Từ gợi ý trên học sinh đã thể hiện rất tốt cách đọc
như sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: // "Bay đi ...diều
ơi // Bay đi..."
- Ngữ điệu đọc:
Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, giáo viên chú ý bồi dưỡng
học sinh cách thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ và câu.
Ví dụ: Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi
(Trăng ơi... từ đâu đến?). Khi đọc câu kể thì giọng đọc chậm rãi; câu cảm, câu
cầu khiến thì thể hiện theo từng cảm xúc vui, buồn.... “ Bay đi diều ơi! Bay đi”.
Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc và nêu
cách đọc câu đó mà khơng cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như thế
nào.

- Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà thầy cô hướng
dẫn học sinh thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng vui tươi
trong sáng (VD: Bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận), có bài đọc với giọng
âu yếm dịu dàng đầy tình thương (như bài: Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng
Khoa), có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư (như bài: Hoa học trò của Xuân
Diệu), có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài
đọc với giọng thiết tha tự hào.vv...
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể loại
truyện vì học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời từng nhân
vật.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thưa chuyện với mẹ” (Tiếng Việt 4 - Tập 1): Giáo viên
hướng dẫn học sinh cách đọc lời Cương: Lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ
đồng ý cho con học nghề rèn và giúp thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương: Ngạc
nhiên khi thấy con xin họ nghề thấp kém; cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con
“Con muốn giúp mẹ như thế là phải...làm đầy tớ anh thợ rèn. Lời người dẫn
chuyện trong toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Ba dòng cuối bài (hồi tưởng của
Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn): đọc chậm với suy tưởng, sảng khoái,
hồn nhiên.
- Cách đọc nhấn giọng: Giáo viên giúp học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ
“khóa” để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ. Từ đó học sinh biết nhấn
giọng các từ, cụm từ khi đọc bài.
Ví dụ: khi cho học sinh luyện đọc diễn cảm bài: “Bè xuôi sông La” của nhà
thơ Vũ Duy Thông. Yêu cầu học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ
nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả vẻ đẹp thanh bình yên ả của dịng
sơng La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và ước mơ về tương
lai.
GV hướng dẫn học sinh nhấn giọng các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của dịng
sơng La và bè gỗ trôi trên sông rất cụ thể, sống động qua các từ, cụm từ: trong
veo, mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, êm ả, long lanh, hót.

Từ đó học sinh có cách đọc phù hợp với nội dung khổ thơ:
10

skkn


“ Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong n ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê...”
- Nhịp độ đọc: Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải.
Nhịp độ đọc do nội dung bài văn quyết định. Có đoạn đọc với giọng chậm rãi,
có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
Ví dụ:Trong bài “ Thắng Biển” của Chu Lai (Tiếng Việt 4- Tập 2).
Đoạn 1:Câu đầu đọc với giọng chậm rãi. Những câu sau đọc nhanh dần.
Đoạn 2:Giọng đọc gấp gáp, căng thẳng.
Đoạn 3:Giọng hối hả, gấp gáp hơn. Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào.
- Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt là
những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc
diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung
của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui, nét mặt phải tươi
sáng. Đọc một câu chuyện buồn, nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra
việc thể hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ cũng làm tăng thêm sự giao cảm giữa người
đọc với người nghe:

Ví dụ: Khi đọc bài “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép (Tiếng Việt 4- Tập 1).
Người đọc phải thể hiện nét mặt buồn, ánh mắt đồng cảm khi đọc đến đoạn miêu
tả sự đau khổ, đáng thương của ông lão ăn xin. “Đôi mắt ông lão đỏ dọc và giàn
giụa. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! cảnh nghèo đói đã gặm
nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”
2.3.2. Chú trọng chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức dạy phân mơn
Tập đọc.
a. Thông qua dự giờ thăm lớp.
Dự giờ thăm lớp là việc chúng tôi thường xuyên phải làm nhằm giúp giáo
viên đổi mới phương pháp trong từng môn học và nâng cao chất lượng chung
của nhà trường.
Đầu năm học sau khi đã ổn định nền nếp, chúng tôi đã tiến hành đi dự giờ tất
cả các giáo viên ở các khối lớp (mỗi đ/c dạy 1 tiết tập đọc). Sau mỗi tiết dạy
chúng tơi đều cho đánh giá, nhận xét, góp ý để GV tự rút kinh nhiệm. Các môn
học khác tiến hành tương tự. Lần dự giờ này chúng tôi có xếp loại song khơng
đưa vào tiêu chí thi đua của năm học nhằm tạo cho giáo viên sự phấn khởi, say
mê và có hứng thú để các tiết sau dạy tốt hơn.
Sau khi dự giờ góp ý một lượt, chúng tôi tổ chức cho khối 4,5 thi dạy minh
họa dưới hình thức bốc thăm. Lần này, chúng tơi chú trọng hơn ở phần giáo viên
rèn cách đọc diễn cảm cho học sinh. Những bài tập đọc dạng miêu tả giáo viên
hướng dẫn học sinh đọc như thế nào cho đúng, cho hay; những bài thơ đọc như
11

skkn


thế nào, những văn bản có lời đối thoại của các nhân vật đọc ra sao?...Để đạt
được yêu cầu trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu, chỉ ra
được “mấu chốt” đó thì giờ dạy mới thành công. Các tiết minh họa này các giáo
viên trong khối phải thảo luận xây dựng, góp ý cho giáo viên trong khối dạy để

toàn thể nhà trường dự giờ, học tập, rút kinh nghiệm. Sau lần này chúng tôi nhận
thấy chất lượng các tiết học được nâng lên rõ rệt. Giáo viên đã khai thác hết các
yếu tố để giúp học sinh đọc diễn cảm bài Tập đọc.
Với cách làm tương tự, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi chỉ
đạo các khối xây dựng tiết dạy mẫu mang tính chất minh họa, giáo viên dạy sau
khơng trùng tiết với giáo viên dạy trước. Mỗi tiết dạy đều được góp ý cụ thể và
thống nhất qui trình cũng như phương pháp rèn đọc cho học sinh như thế nào để
đạt hiệu quả.
Tuỳ từng môn học, các khối khác chúng tơi cũng tiến hành tương tự, có nghĩa
là đi sâu vào mảng nào đó mà trong q trình dạy giáo viên cịn “vướng” nhiều.
b. Thơng qua việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo về dạy môn Tập đọc.
Chúng tôi tổ chức các chuyên đề lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên
môn nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình giảng dạy của
giáo viên dù là rất nhỏ. Chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học tập đọc”
được chúng tôi tiến hành như sau:
Trước khi tổ chức, Ban giám hiệu yêu cầu các giáo viên nghiên cứu tài liệu có
liên quan đến nội dung cần hội thảo và phát cho mỗi giáo viên một tờ phiếu có
các câu hỏi (trước 1 tuần) nội dung như sau:
- Đồng chí hãy nêu mục tiêu cần đạt của phân môn tập đọc khối lớp đ/c đang
trực tiếp dạy?
- Để giờ dạy tập đọc thành công giáo viên và học sinh cần phải làm gì?
- Thực tế việc dạy phân mơn Tập đọc lớp đ/c đang dạy có những thuận lợi và
khó khăn gì?
- Đồng chí đã có những biện pháp nào để khắc phục khó khăn đó, nhằm nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh lớp mình?
- Ngoài việc luyện cho học sinh đọc đúng, hiểu nội dung bài tập đọc theo đồng
chí có cần rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khơng? vì sao?
- Đồng chí có những biện pháp gì giúp lớp của mình đọc hay, đọc diễn cảm?
Với cương vị là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, là người trực tiếp chỉ
đạo. Buổi hội thảo diễn ra một cách sôi nổi, giáo viên nào cũng phải tham gia trả

lời câu hỏi, chất vấn, đưa ra giả thiết, mỗi người một ý. Sau đó, chúng tơi tập
hợp các ý kiến và thống nhất biện pháp nhằm giúp giáo viên vận dụng phương
pháp, hình thức tổ chức của tiết dạy sao cho phù hợp với đối tượng trong lớp đạt
hiệu quả. Các môn học khác chúng tôi cũng làm tương tự.
c. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Tất cả các buổi sinh hoạt chuyên môn được chúng tôi chỉ đạo một cách sát
sao và thực hiện theo đúng qui định (công văn số 1315/ BGDĐT-GDTH). Nội
dung sinh hoạt là giải quyết những vấn đề còn “vướng” của giáo viên dù là rất
nhỏ trong q trình giảng dạy. Ví dụ phân mơn tập đọc: thống nhất qui trình
dạy; phương pháp rèn kĩ năng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm; cách đọc
một đoạn thơ, đoạn văn sao cho đúng và hay, cách vào bài, liên hệ như thế
12

skkn


nào?...Trong các buổi sinh hoạt, chúng tôi đều chỉ đạo các khối thực hiện
nghiêm túc, tránh tình trạng buổi sinh hoạt chuyên môn không bàn về chuyên
môn mà lại bàn về vấn đề khác. Các môn học khác chúng tôi cũng làm tương tự.
2.3.3.Chỉ đạo nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh thơng qua
hoạt động ngoại khóa và các môn học khác.
Để nâng cao được chất lượng đọc diễn cảm, bên cạnh việc tiến hành các biện
pháp trên, Ban giám hiệu kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các
cuộc thi gắn liền với nội dung kiến thức của học sinh và giáo viên nhân các ngày
lễ lớn trong năm học như:
- Nhân kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, BCH
cơng đồn đã phối hợp với nhà trường tổ chức cho giáo viên thi đọc thơ, đọc
diễn cảm những bài văn bài thơ trong chương trình Tiểu học.
- Vào dịp 20/11, nhà trường đã phối hợp với Đoàn - Đội tổ chức cho các chi
đội, các sao thi đọc thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm... các bài văn, thơ trong

chương trình sách giáo khoa Tiểu học.
- Vào các giờ giải lao, các buổi được nghỉ... nhà trường đều tổ chức cho học
sinh đến đọc truyện, sách báo trong thư viện theo thẻ đăng kí của các em. Tổ
chức cho các em đọc những tác phẩm dành cho thiếu nhi ngoài sách giáo khoa
như: Tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tơ Hồi; “Hai đứa trẻ” của Thạch
Lam... vào 15 phút đầu giờ, nhằm bồi dưỡng niềm say mê văn học cho các em.
- Ngoài ra, mỗi lớp học cịn tạo thành các nhóm đọc ngoại khố. Trong mỗi
nhóm có cả những bạn đọc diễn cảm tốt và những bạn chưa đọc tốt để học sinh
hỗ trợ nhau.
- Thông qua các tiết học như: Đạo đức, tự nhiên xã hội... giáo viên cần chú
trọng sửa sai, uốn nắn và hướng dẫn học sinh cách thể hiện tùy thuộc nội dung
bài học để các em ln có ý thức trong việc học tập cũng như rèn kĩ năng diễn
đạt văn bản.
- Hàng tuần, hàng tháng Liên đội nhà trường đều có một bài phát thanh Măng
Non đưa lên chương trình phát thanh của địa phương. Đây là nội dung mới và
những em có giọng đọc hay, chuẩn đã được thể hiện thơng qua chương trình
này.
Và như vậy qua các cuộc thi, các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa… chúng
tôi thấy học sinh cũng như giáo viên đều hưởng ứng tham gia nhiệt tình. Chất
lượng các mơn học và nhất là phân mơn tập đọc đã có sự chuyển biến rõ nét.
2.4. Hiệu quả sau gần một năm thực hiện.
Sau gần 1 năm triển khai và thực hiện một số biện pháp dạy phân môn tập
đọc đặc biệt chú trọng kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4,5, chất lượng
dạy và học của giáo viên - học sinh trong nhà trường đã được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể:
2.4.1.Đối với giáo viên.
Nhìn chung, các đồng chí giáo viên đã tiếp thu và thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học phân mơn tập đọc theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của
học sinh. Nhiều giáo viên đã có giọng đọc chuẩn, đọc hay. Trong tiết dạy, các
đồng chí giáo viên đã có những biện pháp phù hợp để khắc phục thiếu sót, linh

hoạt hơn khi xử lí các tình huống trên lớp. Đa số các đồng chí đã biết vận dụng
13

skkn


sáng tạo phương pháp dạy học, tổ chức các hình thức dạy học phù hợp với đối
tượng học sinh lớp mình. Và một điều đáng mừng là số giáo viên giỏi trường
cũng đã tăng hơn so với các năm học trước.
2.4.2. Đối với học sinh.
Kết quả học tập của học sinh được đánh giá căn cứ vào các lần kiểm tra định
kì mơn Tiếng Việt. Nhìn chung, chất lượng học tập của các em đã có tiến bộ rõ
nét. Nhiều em đã có ý thức trong việc rèn đọc và rất thích học mơn tập đọc. Tỉ lệ
học sinh đọc diễn cảm đã tăng hơn nhiều so với đầu năm.
- Kết quả cụ thể như sau:
Giữa kì I

Cuối kì I

Giữa kì II

Khối
Đọc diễn
cảm tốt

Đọc diễn
cảm đạt
y/c

Chưa

đạt

Đọc diễn
cảm tốt

Đọc diễn
cảm đạt
y/c

Chưa đạt

Đọc diễn
cảm tốt

Đọc diễn
cảm đạt
y/c

Chưa
đạt

K4
(89)

22 em
24,7%

37 em
41,6 %


30 em
33,7%

29 em
32,6 %

45 em
50,6 %

15 em
16,8 %

34 em
38,2 %

50 em
56,2 %

5 em
5,6 %

K5
(96)

25 em
26 %

30 em
31,3 %


41 em
42,7 %

31 em
32,3%

43 em
44,8 %

22 em
22,9 %

36 em
37,5 %

56 em
58,3 %

4 em
4,2%

Từ kết quả trên đây cho thấy: Chất lượng phần đọc diễn cảm giữa học kì 1 đã
có sự thay đổi. Sang học kì 2, số học sinh đọc tốt và đạt yêu cầu tăng lên rõ rệt;
số học sinh chưa đạt giảm nhiều.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Ở bất cứ thời đại nào, giáo dục ln có ý nghĩa quyết định đối với sự phát
triển của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết, giáo dục phải đáp
ứng được những yêu cầu đổi mới của đất nước. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng
và nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục đặc biệt là giáo dục

Tiểu học. Bởi vì bậcTiểu học là nền móng, tạo tiền đề cho việc phát triển ở các
cấp học trên. Vì vậy việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy
học là việc làm rất quan trọng trong q trình đổi mới tồn diện và đồng bộ giáo
dục Tiểu học.
Môn Tiếng việt là môn học rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Trong
đó có phân mơn Tập đọc. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc
và việc tìm ra các biện pháp rèn cho học sinh đọc đúng đọc hay là việc làm hết
sức cần thiết. Từ thực tế chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên dạy phân môn tập đọc và
rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh như đã nêu trên, tôi thấy những biện pháp
đưa ra là phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, vận dụng các biện pháp
đó chất lượng phân mơn tăng lên rõ rệt. Qua đây, tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm trong công tác chỉ đạo rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh khối 4,5
như sau:
- Trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vị trí, vai trị và
tầm quan trọng của phân mơn trong chương trình học.
14

skkn


- Để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay đòi hỏi mỗi giáo viên trực tiếp đứng lớp
phải thường xuyên học tập, nghiên cứu bài cẩn thận trước khi lên lớp.
- Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học song cần phải có những bước
đi thích hợp, tránh máy móc, dập khn, tránh áp đặt trong q trình chỉ đạo.
- Việc xây dựng các chuyên đề về chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện
đến giáo viên là việc làm cần thiết, giúp giáo viên bổ sung vốn kiến thức và
nắm vững hơn về phương pháp dạy học.
- Thăm lớp dự giờ là việc làm thường xuyên của Ban giám hiệu, cần phải
nghiêm túc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết để các tiết sau dạy tốt hơn.
- Cần tổ chức các cuộc thi, các buổi sinh hoạt ngoại khoá, giao lưu có các nội

dung liên quan đến chương trình học của các em là việc nên làm.
- Việc kiểm tra đơn đốc của cán bộ quản lí là việc làm thường xuyên nhằm
duy trì nề nếp dạy học trong nhà trường. Đồng thời phát hiện, bổ sung những
thiếu sót, điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện.
- Cơng tác phối, kết hợp với các ban ngành đồn thể ở địa phương nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học của nhà trường là việc làm không thể thiếu.
3.2. Kiến nghị.
Để chất lượng dạy và học của nhà trường được củng cố và nâng cao, theo tôi
rất cần sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện của các cấp, các ngành. Vì vậy,
bản thân tơi có một số đề nghị như sau:
- Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo về đổi mới
phương pháp trong dạy học để các trường được tham gia học tập.
- Đối với địa phương: Các ban ngành đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ
nữ, hội khuyến học... cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của học sinh. Đặc
biệt cần có sự giúp đỡ đối với những học sinh con thương binh, liệt sĩ, gia đình
có hồn cảnh khó khăn.
- Đối với phụ huynh học sinh: Cần mua đủ sách giáo khoa, vở viết và đồ dùng
phục vụ cho việc học tập của các em; thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra
việc học của các em ở nhà.
Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như ý kiến đề xuất của bản thân tôi
sau gần một năm chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Quá trình thực hiện sẽ
khơng tránh khỏi những thiếu sót của bản thân. Vì vậy, tơi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp để kinh nghiệm chỉ đạo chun
mơn của tơi ngày một hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15

skkn



16

skkn



×