SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
Một số giải pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển
năng lực học sinh ở Trường trung học phổ thông Chu Văn An
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch Sử
THANH HỐ NĂM 2022
skkn
1
MỤC LỤC
MỤC
LỤC
I.
1.
2.
3.
4.
5.
II.
1.
2.
3.
4.
III.
1.
2.
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
skkn
Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
3
4
13
13
13
1
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ thời cổ đại các nhà sử học đã khẳng định: Lịch sử là thầy dạy của
cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi đến tương lai. Do đó, cùng với tất cả các
mơn học khác việc dạy học Lịch Sử có ý nghĩa thực sự quan trọng, nó có nhiều
ưu thế trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, tri thức, thẩm mĩ với thế hệ trẻ. Vì vậy
địi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà cịn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học
vào cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng học Sử của học sinh hiện nay là một điều
đáng báo động. Học sinh không thích học Sử, vô cảm trước Lịch Sử, hiểu Lịch
Sử lơ mơ. Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều lí do khác nhau, theo tơi
tựu chung lại có mấy lý do sau: Thứ nhất, Sách giáo khoa Lịch sử mang tính
hàn lâm, chưa hấp dẫn, kiến thức còn dàn trải, nặng nề.Thứ hai, tác động tiêu
cực của cơ chế thị trường dẫn đến học sinh chỉ tập trung học những môn thi vào
các trường đại học sau này ra kiếm được nhiều tiền.Thứ ba, lối dạy Lịch Sử vẫn
chủ yếu thầy nói trị nghe làm cho chất lượng bộ môn không cao.Thứ tư, vấn đề
thi cử đánh giá như hiện nay cũng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học Lịch Sử.
Để giờ học Lịch Sử trở nên hấp dẫn với học sinh, đòi hỏi giáo viên Lịch
Sử
Phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang
tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học” . Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của
đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và
một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Là giáo viên dạy môn Lịch sử, bản thân tôi nhận thức rất rõ trách nhiệm
trong việc thực hiện những chủ trương của Đảng, của Ngành về việc đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp dạy học
môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung
học phổ thông Chu Văn An để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài : “Một số giải pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Chu Văn An ”
để nghiên cứu, bản thân tơi muốn tìm tịi những giải pháp giúp cho tiết học Lịch
sử trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong việc
giáo dục học sinh. Trên hết, thông qua những giờ học Lịch sử có thể hình thành,
phát triển những năng lực học của mỗi cá nhân học sinh làm cơ sở cho việc tư
vấn hướng nghiệp cho các em.
skkn
2
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, bản thân tôi sẽ nghiên cứu một số phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
Chu Văn An, nâng cao chất lượng bộ mơn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo
dục nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, bản thân tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; Phương pháp điều tra
khảo sát thực tế từ nhu cầu học tập của học sinh và chia sẻ kinh nghiệm từ bạn
bè đồng nghiệp. Trên cơ sở thu thập thơng tin, thống kê, xử lí số liệu đưa ra kết
quả tin cậy.
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Những giải pháp giúp cho tiết học Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, sinh
động hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục học sinh.
Tạo khơng khí tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng bộ mơn.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của q trình này.
Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau
khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình dạy học.
Theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh
nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực
chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để
sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác
nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do
đặc điểm của mơn học đó tạo nên. Một số năng lực cần chú trọng phát triển cho
học sinh trong dạy học lịch sử là: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp
và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngơn ngữ v.v…
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành cuối tháng 12 năm 2018, quan điểm đổi mới dạy học môn Lịch sử thể
hiện ở phương pháp dạy học có sự tương tác giữa thầy và trò. Sẽ chuyển từ việc
nhồi nhét kiến thức sang phát triển năng lực người học. Bên cạnh đó, việc đổi
mới dạy học của mơn Lịch sử cịn thể hiện ở việc hướng dẫn học sinh cách thu
thập và sử dụng thơng tin sử liệu, phát triển và trình bày các kiến thức lịch sử
sao cho khoa học; vận dụng lịch sử trong cuộc sống.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Khó khăn
Bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông với nhiệm vụ cung cấp một
khối lượng kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc
đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về việc tiếp nhận kiến thức và khả
skkn
3
năng tư duy, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. Vì đối tượng của lịch sử là
quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “ trực quan sinh động”, cũng
không thể trực tiếp quan sát được nên vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận
thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại đó là cả một
nghệ thuật của người thầy.
Trong q trình cơng tác, bản thân tôi nhận thấy, với cách dạy học
và thi cử hiện nay vẫn chú trọng việc học thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện một
cách máy móc, áp đặt một chiều cách nhận thức cho học sinh. Điều này dễ gây
nên tình trạng nhàm chán trong các tiết học, học sinh thụ động tiếp nhận kiến
thức dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Kết quả kì thi Trung học phổ thông quốc
gia (từ năm học 2019 – 2020 là thi Tốt nghiệp trung học phổ thông) môn Lịch sử
rất thấp đã phản ánh điều đó. Chưa kể đến việc dạy - học như trên cịn có ảnh
hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển được tư duy phản biện trong
nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống sau này của người học.
2.2. Thuận lợi
Để chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới, Sở
Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu các nhà trường trung học phổ thơng có
nhiều động thái tích cực giúp giáo viên tiếp cận được với nhiều phương pháp
dạy học mới như: mở lớp tập huấn về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; mua
sắm nhiều tài liệu, thiết bị dạy học; tổ chức các đợt thao giảng đổi mới phương
pháp dạy học...v.v.
Theo thăm dị của bản thân trong q trình công tác, tôi nhận thấy đa số
học sinh không “quay lưng với Lịch sử” như một số người vẫn thường nói. Có
chăng chỉ là các em chán cách dạy – học kiểu áp đặt một chiều, dập khuôn, buộc
phải ghi nhớ các mốc thời gian và sự kiện lịch sử một cách máy móc, khơng có
điều kiện để học sinh thể hiện năng lực bản thân.
3. Các giải pháp thực hiện
Tơi xác định, khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng, là tối ưu
cho tất cả các bài học lịch sử. Vì vậy, ở mỗi một bài học lịch sử tơi sẽ tìm tịi lựa
chọn phương pháp phù hợp với kiểu bài học đó. Mục đích cuối cùng là phát
triển năng lực học của học sinh. Dưới đây là các phương pháp tôi đã áp dụng và
đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
3.1. Hình thành kĩ năng khai thác sử dụng nguồn tài liệu phục vụ cho
việc học tập của học sinh.
Tài liệu học tập là những học liệu dùng cho quá trình học tập. Việc sử
dụng tài liệu học tập nhằm mục tiêu lĩnh hội tri thức một cách nhanh và đầy đủ
nhất, giúp nắm vững kiến thức và phát huy tính tích cực chủ động của
người học.
Để học tập tốt mơn Lịch sử học sinh không chỉ tiếp cận, khai thác tốt sách
giáo khoa mà còn biết cách lựa chọn, khai thác các nguồn tài liệu khác phục vụ
cho việc học tập. Nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin ngày nay, học sinh có
thể dễ dàng vào hệ thống mạng để tìm kiếm những thơng tin, tư liệu cần thiết từ
skkn
4
những trang web có nội dung lịch sử (dùng cơng cụ tìm kiếm Googole) phục vụ
cho việc tham khảo hay tải tài liệu về sử dụng. Tuy nhiên một số trang mạng
hiện nay vẫn còn hiện tượng để lọt các tài liệu xấu, có nội dung chống đối Nhà
nước; bơi nhọ Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh v.v. Nếu học sinh tiếp cận với loại
tài liệu này thì hết sức nguy hiểm. Vì thế, q trình dạy học tơi thường giới thiệu
các nguồn tài liệu khoa học, tin cậy cho các em.
- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm sách tham khảo
Ngồi sách giáo khoa, thường thì những tài liệu có độ tin cậy cao là của
các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân v.v.
Ví dụ 1: Để hiểu nội dung bài học lịch sử, học sinh cần phải nắm vững
các thuật ngữ lịch sử. Tôi sẽ giới thiệu cho học sinh cuốn “Từ điển thuật ngữ
Lịch sử phổ thông”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Giáo sư Phan Ngọc
Liên chủ biên) và cuốn Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam
Ví dụ 2: để khai thác hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa, tôi giới
thiệu cuốn “Dạy Lịch sử bằng kênh hình trong trường trung học phổ thơng” của
tác giả Nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
skkn
5
Ví dụ 3: Để khai thác kiến thức lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, tôi
giới thiệu đến học sinh cuốn “Đại cương Lịch sử Việt Nam” (sách gồm 3 tập) và
bộ sách Lịch sử thế giới (cổ đại – trung đại - cận đại – hiện đại) do Nhà xuất
bản Giáo dục phát hành.
skkn
6
- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet
Ví dụ : Khi giới thiệu nguồn trên trang mạng, tôi giới thiệu cho học sinh
những trang uy tín, tin cậy như: Học mãi (http:/hocmai.vn/); Tuyển sinh 247
(Tuyensinh247.com) ….
Tôi cũng khuyến cáo học sinh khi tham gia học tập, tìm kiếm tài liệu trên
các trang mạng cần cảnh giác trước các thông tin chưa được kiểm chứng; khơng
nên chia sẻ, phát tán những tài liệu có nội dung khơng tốt, khơng lành mạnh;
khơng được nói, viết và làm những việc ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng
của quốc gia dân tộc. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, có một số tổ chức phản
động đã triệt để lợi dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ, kích động, xuyên tạc
về Đảng về nhà nước.
Với những việc làm như trên, tôi đã giúp cho học sinh tiếp cận được
nguồn tài liệu tốt, tin cậy phục vụ tốt trong quá trình học tập.
3.2. Hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ, kênh hình, bản đồ lược
đồ trong sách giáo khoa nhằm phát triển phẩm chất chăm chỉ; năng lực tự
chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực ngôn ngữ
- Khai thác kênh chữ
Kênh chữ trong sách giáo khoa cung cấp một lượng kiến thức cơ bản và
tin cậy phục vụ cho hoạt động dạy – học. Việc khai thác kênh chữ giúp phát
triển phẩm chất chăm chỉ, năng lực tư duy cho học sinh. Tuy nhiên, khi cần khai
thác nội dung đơn vị kiến thức nào, nhằm mục đích gì, thời gian thực hiện là bao
nhiêu, giáo viên cần có yêu cầu cụ thể và giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh
thế gới thứ hai 1945 – 1949” (Lịch sử lớp 12 – cơ bản), mục I – Hội nghị Ianta
(2 – 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc. Để làm rõ việc thỏa thuận
của ba cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh) về việc đóng quân tại các nước nhằm
giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á,
tôi yêu cầu học sinh: Hãy tự đọc phần chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 5 và 6
đoạn từ “Ở châu Âu...” đến “...vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước
phương Tây” và trả lời câu hỏi: Việc thỏa thuận trên của ba cường quốc trong
skkn
7
Hội nghị Ian ta đã đem lại quyền lợi nhiều nhất cho những nước nào? Các em sẽ
có thời gian vừa đọc vừa trả lời là 3 phút.
Mục đích của tôi là dẫn dắt học sinh đến kết luận cuối cùng chốt lại: Toàn
bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba
cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là
trật tự hai cực Ianta (Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực gắn với quyền lợi họ
được hưởng theo thỏa thuận tại Hội nghị).
- Khai thác kênh hình:
Sử dụng kênh hình rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh
giá và tư duy ngơn ngữ của học sinh
Kênh hình trong sách giáo khoa là một nguồn tri thức lịch sử. Khai thác
tốt kênh hình sẽ làm cho giờ học sinh động hơn, giúp học sinh chủ động tiếp thu
kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh
đó, cịn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư
duy ngơn ngữ của học sinh.
Ví dụ : Khi dạy bài 31 “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” (Lịch
sử lớp 10 – cơ bản). Để làm rõ mục 1. Tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước
cách mạng, tơi sẽ cho học sinh quan sát hình 56 – Tình cảnh người nơng dân
Pháp trước cách mạng.
Hình 56. Tình cảnh người nơng dân Pháp trước cách mạng
u cầu học sinh: quan sát hình và trả lời một số câu hỏi gợi mở như: bức
tranh trên có mấy người? Theo trang phục họ mặc em đoán xem họ là ai? Tại
sao lại có sự khác nhau trên khn mặt của ba người đó? Tại sao một người gầy
yếu lại phải cõng ba người kia? Cán cuốc mòn vẹt người đàn ơng cầm trong tay
tượng trưng điều gì ?Trong túi quần, túi áo của người đàn ơng đang thịi ra các
văn tự, khế ước đó là gì? Sau khi học sinh trả lời, tôi cung cấp thêm kiến thức
(đã thể hiện ở phần Phụ lục). Từ đó tơi gợi ý để học sinh rút ra kết luận: Trong
xã Pháp tồn tại 3 đẳng cấp, Chế độ đẳng cấp của Pháp đang đè nặng lên đôi vai
skkn
8
của người nông dân. Đây là bức tranh biếm họa nhưng nó đã gột tả được tồn bộ
về xã hội Pháp vào cuối thế kỉ XVIII.
- Khai thác bản đồ, lược đồ giúp học sinh nhớ lâu, rèn luyện kĩ năng
tự tin phát triển năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo và phát triển năng lực
ngôn ngữ.
Trong dạy học Lịch sử, bản đồ, lược đồ là nguồn tri thức lịch sử chứ
không chỉ đơn thuần là minh họa cho bài học. Nếu giáo viên chỉ bám vào kênh
chữ trong sách giáo khoa mà không khai thác triệt để bản đồ, lược đồ thì tiết học
đó sẽ rất nhàm chán, hiệu quả dạy - học sẽ không cao. Vận dụng vào các tiết
học Lịch sử, khi học sinh được quan sát trên bản đồ, lược đồ kết hợp với nghe
giáo viên tường thuật về một trận đánh, một chiến dịch học sinh sẽ nhớ nhanh và
nhớ lâu hơn. Nếu học sinh còn trực tiếp “làm việc” với bản đồ, lược đồ thì học
sinh sẽ hiểu bài sâu sắc hơn. Vì vậy, khi giảng dạy, tơi thường khuyến khích học
sinh “làm việc” với bản đồ, lược đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
kết thúc (1953 – 1954)” (lớp 12 – cơ bản), mục II.1 Cuộc tiến công chiến lược
Đông – Xuân 1953 – 1954 tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước cho tiết học:
1. Học sinh vẽ Lược đồ hình thái chiến trường trong đơng – xn 1953 1954 (Hình 53 sách giáo khoa trang 148) vào vở ghi.
2. Chọn cử (hoặc lấy tinh thần xung phong) 1 học sinh nghiên cứu, chuẩn
bị bài tường thuật về Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 (giáo
viên sẽ cung cấp Lược đồ hình thái chiến trường trong đơng – xn 1953 – 1954
đã được phóng to, có sẵn trong thư viện nhà trường).
Trong tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày trước lớp về Cuộc
tiến cơng chiến lược đông – xuân 1953 – 1954.
Xem thêm tại liên kết: />
skkn
9
Lược đồ hình thái chiến trường Đơng Dương trong đơng – xuân
1953 – 1954.
3.3. Tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Thảo luận nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào mơi trường học tập
tích cực. Trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ một cách thích hợp
tùy thuộc vào mục đích và nhiệm vụ học tập. Trong q trình dạy học, tơi
thường chia lớp học thành nhóm theo vị trí ngồi của các em trong lớp học( theo
tổ). Tùy vào đặc thù bài học, các nhóm có thể có nhiệm vụ giống hoặc khác
nhau. Để tăng hứng thú học tập tôi sẽ gợi ý để học sinh tự đặt tên cho nhóm của
mình . Học sinh từng nhóm cử ra nhóm trưởng để điều hành hoạt động. Để tránh
việc hoạt động nhóm một cách hình thức, khơng hiệu quả, tơi chỉ tổ chức hoạt
động trong trường hợp nảy sinh những tình huống có vấn đề, cần phải bàn bạc
thảo luận thống nhất ý kiến. Khi cho học sinh thảo luận nhóm giáo viên cần chú
ý giới hạn về thời gian .
Ví dụ : Hoạt động nhóm khi học sinh thực hiện những nhiệm vụ khác
nhau.
Khi dạy chủ đề “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
(từ năm 1858 đến năm 1873)” (Lịch sử 11 – cơ bản), mục II.1 Kháng chiến ở
Gia Định và các tỉnh miền Đơng Nam Kì, để học sinh hiểu rõ hơn về sự thất bại
của quân đội triều đình và nguyên nhân của sự thất bại đó cũng như việc liên hệ
trách nhiệm bản thân nếu đặt các em vào vị trí của Nguyễn Tri Phương, tơi sẽ
chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với nhiệm vụ
skkn
10
như sau: Đọc sách giáo khoa trang 110 và trả lời các câu hỏi (in trong phiếu học
tập). Thời gian thực hiện là 5 phút.
Nhóm 1: Vì sao Nguyễn Tri Phương vẫn để qn triều đình đóng trong
phịng tuyến Chí Hịa trong khi lực lượng của ơng đơng gấp chục lần so với
quân giặc?
Nhóm 2: Nếu ở cương vị của Nguyễn Tri Phương, em sẽ chỉ huy quân đội
triều đình chiến đấu như thế nào?
Nhóm 3: Vì sao qn triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy thất bại?
Nhóm 4: Thất bại của quân đội triều đình ở mặt trận Gia Định và các tỉnh
miền Đơng Nam Kì năm 1861 để lại bài học gì?
Sau khi các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tơi hướng học sinh đến kết
luận:
Nhóm 1: Sở dĩ Nguyễn Tri Phương vẫn để quân triều đình đóng trong
phịng tuyến Chí Hịa trong khi lực lượng của ơng đơng gấp chục lần so với
qn giặc vì ông chịu ảnh hưởng tư duy quân sự cũ “thành cao hào sâu đánh lâu
giặc mỏi” trong khi kẻ thù của ta đã ở trình độ khác.
Nhóm 2: Nếu ở cương vị người chỉ huy chiến đấu bản thân sẽ đoàn kết
với nhân dân và chớp cơ hội kẻ thù đang gặp khó khăn để tiêu diệt chúng.
Nhóm 3: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân đội triều
đình tại mặt trận Gia Định nhưng nguyên nhân chủ yếu là thiếu một đường lối
đúng đắn.
Nhóm 4: Thất bại của quân đội triều đình ở mặt trận Gia Định và các tỉnh
miền Đơng Nam Kì năm 1861 để lại bài học là phải có đường lối đấu tranh đúng
đắn, biết đồn kết giữa qn đội chính quy với các lực khác và phải biết chớp
thời cơ...
Với cách làm này, tôi đã giúp cho học sinh phát triển năng lực hợp tác
trong thảo luận nhóm, khả năng tư duy phản biện để nhận thức đúng các vấn đề
lịch sử, góp phần phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm ở học sinh.
3.4. Dạy học bằng sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực sáng tạo,
năng lực thẩm mĩ.
Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử là phương pháp ghi chú đầy sáng
tạo và hiệu quả. Sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy thông tin nội dung kiến thức
bài học mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng
của những phần riêng lẻ có mối liên hệ với nhau, giúp người học liên kết các ý
tưởng và tạo ra sự kết nối với các nhánh trong mạch kiến thức.
Học sinh học lịch sử thông qua lập sơ đồ tư duy giúp các em rèn luyện
được tính độc lập, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực hội họa, kĩ năng khái
quát, tổng hợp kiến thức. Sơ đồ tư duy giúp các em tự do trong việc lựa chọn
màu sắc (xanh, đỏ, tím...), đường nét (đậm hay nhạt), hình thức thể hiện (có thể
hình cây, hình tia) và có thể là những biểu tượng ngộ nghĩnh phù hợp với lứa
tuổi của các em. Khi các em được tự do “sáng tạo” theo sở thích của mình mà
khơng bị giới hạn về tư duy, các em sẽ hứng thú hơn với bài học, trân trọng hơn
với “sản phẩm học tập” của mình và như thế các em đã được tự do lựa chọn
skkn
11
cách ghi chép nội dung bài học một cách hiệu quả nhất. Trong q trình học tập,
nhiều em cịn bộc lộ rõ năng khiếu hội họa, năng lực thẩm mĩ và tư duy sáng
tạo.
Trong quá trình hướng dẫn cho học sinh lập sơ đồ tư duy tôi thường cần
tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Xác định có mấy mảng nội dung cần thể hiện trong sơ đồ, chọn
cấu trúc theo ý thích cá nhân và chọn điểm đặt trung tâm sơ đồ cho phù hợp khổ
giấy và lượng kiến thức.
Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 nối liền với điểm trung tâm.
Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2 cấp 3.
Bước 4: chọn màu sắc để tô và các biểu tượng phù hợp để trang trí cho
sinh động hấp dẫn.
Ví dụ: Vẽ sơ đồ tư duy bài 10 “Cách mạng khoa học cơng nghệ và xu thế
tồn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” (Lịch sử 12 – cơ bản). Tôi hướng dẫn học sinh
tuân thủ 4 bước trên:
Bước 1: Xác định có hai mảng kiến thức lớn cần thể hiện là “Cách mạng
khoa học cơng nghệ” và “Xu thế tồn cầu hóa” với cấu trúc cả hai mảng kiến
thức đều thể hiện ở cùng một phía (gần lề bên phải của trang giấy) và điểm đặt
trung tâm sẽ gần bên lề trái của trang giấy.
Bước 2, 3: Vẽ các nhánh cấp 1 cấp 2, 3 (như hình dưới).
Bước 4: Chọn màu sắc chủ đạo là màu xanh dương và xanh lá để tô các
nhánh cùng với một số biểu tượng phù hợp.
Sơ đồ tư duy bài “Cách mạng khoa học cơng nghệ và xu thế tồn cầu hóa
nửa sau thế kỉ XX” (Lịch sử 12 – cơ bản).
Lưu ý: giáo viên hướng dẫn để học sinh vẽ sơ đồ tư duy cần đảm bảo
tính đơn giản nhưng khơng sơ sài; tính cơ đọng, khái qt; tính dễ hiểu, tính
thẩm mĩ. Khi tô màu, không cần tô quá nhiều màu sắc dễ gây rối mắt và mất
nhiều thời gian; để tránh sự đơn điệu, khi vẽ các nhánh nên vẽ cong (hoặc có
biểu tượng phù hợp) dễ tạo cảm giác mềm mại hấp dẫn; nội dung kiến thức thể
skkn
12
hiện trên mỗi nhánh cần phải chất lọc ngắn gọn, tường minh. Giáo viên nên
khuyến khích và tơn trọng sự sáng tạo cũng như khả năng thể hiện của mỗi học
sinh.
3.5. Sử dụng kĩ thuật các mãnh ghép khi dạy học nhằm giải quyết
một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao
vai trị của cá nhân trong quá trình hợp tác học tập.
Kĩ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp
giữa cá nhân, nhóm, và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trị của cá nhân
trong q trình hợp tác.
Trong q trình hướng dẫn học sinh, Tơi tn thủ cách tiến hành như sau
Vịng 1: Nhóm chun gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm( thường 4 nhóm, Giáo viên phát
phiếu học tập và đánh số phiếu), mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những
nội dung học tập khác nhau.Mỗi cá nhân học sinh làm việc độc lập trong thời
gian mà giáo viên quy đinh, suy nghĩ về câu hỏi, ghi lại ý kiến của mình. Khi
thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được
tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực
đã được tìm hiểu và có khả năng trình bày lại ở vịng 2.
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép.
Lớp học sẽ được hình thành nhóm mới, mỗi nhóm mới bao gồm 1-2
người ở các nhóm (vịng 1). Sau khi nhóm mới được hình thành, các câu hỏi và
câu trả lời của vịng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với
nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vịng
1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết ( nhiệm vụ này
phải gắn liền với kiến thức thu được vịng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ chia sẻ kết quả v trình bày nội dung
của
Ví dụ: Khi dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều
Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX( Lịch sử 10-cơ bản) ở mục 3.về tình hình văn hóagiáo dục , tơi đã sử dụng hoạt động kĩ thuật các mảnh ghép nhằm kích thích sự
tham gia tích cực của học sinh cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong q
trình lĩnh hội tri thức.
Vịng 1: Nhóm chun gia
Nhóm 1: Tìm hiểu về chính sách kinh tế
Nhóm 2: Tìm hiểu thành tựu về tơn giáo, giáo dục, văn học.
Nhóm 3:Tìm hiểu thành tựu về khoa học-kĩ thuật
Vịng 2: Nhóm mảnh ghép( hình thành nhóm học tập mới)
skkn
13
Nhóm 1: Những học sinh mang phiếu số 1
Nhóm 2: Những học sinh mang phiếu số 2
Nhóm 3: Những học sinh mang phiếu số 3
Nhóm 4: Những học sinh mang nhiếu số 4
Nhiệm vụ mới ( nhiệm vụ chung): Em hãy đánh giá nhiệm vụ chung về nhà
Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Lưu ý: khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật các mảnh ghép
Đảm bảo thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức
tranh toàn cảnh của một vấn đề là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở
vòng 2.
Các chuyên gia ở vòng 1 hỗ trợ nhau để tất cả các chun gia hồn thành
nhiệm vụ ở vịng 1, chuẩn bị vịng 2.
Số lượng mảnh ghép khơng nên q lớn để đảm bảo các thành viên có thể
truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
Trước khi học bài mới giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài trước ở nhà, tìm
hiểu những nội dung kiến thức có liên quan đến bài học.
Với phương pháp này giúp học sinh rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu
và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đơng.
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
Khi thực hiện những giải pháp trên tôi nhận được kết quả rất khả quan.
4.1. Đối với học sinh
Đa số học sinh đã biết cách tự học tập, tự tìm kiếm thơng tin bằng nhiều
kênh khác nhau để hiểu bài tốt hơn. Không thụ động ghi chép, học kiểu nhồi
nhét kiến thức như trước. Học sinh biết hợp tác trong học tập, lao động và giải
quyết các công việc khác. Học sinh được phát triển về ngôn ngữ, tự tin thể hiện
khả năng, bộc lộ năng khiếu của bản thân trước đám đông. Học sinh được bồi
dưỡng Học sinh hào hứng trong giờ học, tiếp thu bài tốt hơn, tích cực, chủ
động trong việc nắm bắt kiến thức. phẩm chất chăm chỉ, bồi dưỡng lòng yêu
nước; có ý thức trách nhiệm trong việc tự học tập để trở thành công dân tốt, luôn
bảo vệ bản thân trước những luồng thơng tin xấu; có ý thức bảo vệ những di sản
văn hóa dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
Thông qua khảo sát trong tổng số hơn 100 học sinh được hỏi, đa số đều
trả lời rất hứng thú với cách thức thực hiện của giáo viên.
Lớp
Sĩ
số
Rất hứng thú
Số
Tỉ lệ
skkn
Hứng thú
Số
Tỉ lệ
Bình thường
Số
Tỉ lệ
14
lượng
lượng
lượng
11A2 41
38
92,6%
3
7,4%
0
0%
11A5 42
39
92,8%
2
4,7
1
2,5%
1210 38
35
92,1%
2
5,2%
1
2,7%
Tổng 121 112 92,6%
7
5,7%
2
1,6%
4.2. Đối nhà trường: Tạo khơng khí tích cực đổi mới phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
4.3. Đối với bản thân, đồng nghiệp: Việc áp dụng các phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh mà tôi đã áp dụng
giúp cho tiết học Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, đạt được hiệu quả
cao hơn trong việc giáo dục học sinh.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và phù hợp với xu
thế giáo dục hiện đại trên thế giới, ngành giáo dục Việt Nam đang chú trọng dạy
học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh khác các phương pháp dạy học khác ở chỗ yêu cầu cao hơn,
mức độ khó hơn. Thực chất, việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất
năng lực nhằm hướng tới và đạt được mục tiêu hình thành, phát triển nhân cách
con người.
Dạy học Lịch sử cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Qua giáo dục
Lịch sử học sinh sẽ được phát triển các phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trách nhiệm, thẩm mĩ v.v và nhiều năng lực như: năng lực tự chủ và tự học,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
ngôn ngữ. Điều quan trọng là ở mỗi bài dạy, các thầy cô cần xác định được bài
học này hướng tới phát triển phẩm chất gì năng lực nào để có kế hoạch bài giảng
phù hợp. Nếu các thầy cô giáo dạy bộ môn Lịch sử tích cực giới thiệu đến học
sinh nguồn tài liệu tin cậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm tài liệu
học tập trên mạng Internet; khai thác kênh chữ kênh hình trong sách giáo khoa,
lập sơ đồ tư duy lịch sử v.v thì sẽ đạt được hiệu quả dạy học sẽ cao hơn. Học
sinh sẽ chủ động tích cực học tập hơn, chất lượng giáo dục cao hơn và giáo dục
Lịch sử sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển nhân cách con
người.
2. Kiến nghị
Việc đổi mới phương pháp dạy học là bước đầu của một q trình lâu dài.
Nó địi hỏi sự tham gia của tồn ngành giáo dục. Đứng về phía người dạy tơi có
một số kiến nghị sau:
* Với cơ quan quản lí nhà nước:
- Những sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp chúng tôi ở các đơn vị
khác đã được sở giáo dục lựa chọn cần phổ biến rộng rãi trong ngành để chúng
tơi có điều kiện học tập, đồng thời phát huy được sáng kiến đó.
skkn
15
- Dạy bộ môn lịch sử cần rất nhiều giáo cụ trực quan cũng như đồ dùng
dạy và học. Vậy kính mong nhà trường, sở giáo dục và các cơ quan ban ngành
có liên quan tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo,
sách nâng cao để việc dạy và học lịch sử ngày càng tốt hơn.
* Với sự quản lí chỉ đạo của ban giám hiệu:
- Khắc phục những khó khăn để đầu tư cho việc đổi mới trang thiết bị dạy học
của bộ mơn lịch sử như: Băng đĩa hình, tư liệu, bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh …
- Tạo điều kiện khuyến khích cho giáo viên được thử nghiệm những ý
tưởng mới mẻ, sáng tạo trong giờ học, linh hoạt hơn trong cơng tác kiểm tra
quản lí giáo án, đồ dùng dạy học của giáo viên.
* Với tổ nhóm chun mơn:
Trong các buổi họp chuyên môn dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm khi thực hiện phương pháp dạy học mới. Mặt khác
tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời và nghiêm túc.
* Với học sinh:
Học sinh phải tạo được thói quen chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp.
Đây là một yêu cầu bắt buộc để các em khi lên lớp chủ động tìm hiểu tri thức
dưới sự dẫn dắt của giáo viên.
Trong q trình viết sáng kiến kinh nghiệm có thể khơng tránh khỏi thiếu
sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng
nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của tôi.
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh
skkn
1
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tài liệu
Tác giả/ nguồn
[1]
Nghị quyết 29- Ban Chấp hành Trung ương
NQ/TW
Đảng Cộng sản Việt Nam
[2]
Bất cập trong dạy, GS Phạm Hồng Tung.
học và thi Lịch sử đã kéo Nguồn: Internet
quá dài
Võ Nguyên Giáp - Những NXB Chính trị Quốc gia Hà
chặng đường lịch sử
Nội.
Dạy học phát triển phẩm NGƯT.TS
Phạm
Văn
chất năng lực học sinh
Khanh. Nguồn: Internet
Học Lịch sử 12 qua sơ đồ Luyện
thi
THPTQG.
tư duy
Nguồn: Internet
Kênh hình trong dạy học Nguyễn Thị Côi. NXB Đại
lịch sử ở trường THPT
học Quốc gia Hà Nội
Cách khai thác tranh ảnh Violet.vn/Tạ Huy Nam.
bài 31 “Cách mạng tư sản Nguồn: Internet
Pháp cuối thế kỉ XVIII”
Phản bác luận điệu xuyên Võ Xuân Tân. Nguồn:
tạc, bảo vệ nền tảng tư Internet
tưởng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối quan
điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam trước thềm đại
hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII.
skkn
Năm XB
2013
2019
1994
2017
2019
2000
2000
2
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ GD&ĐT
ĐÁNH GIÁ TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
TT
1
Tên đề tài
Xếp
loại
Khắc họa biểu tượng nhân vật
Lịch sử để nâng cao hứng thú
học tập phần Lịch sử thế giới
cận đại lớp 10.
skkn
C
Cấp xếp
loại
Năm
xếp
loại
Sở GD
& ĐT
2017
Ghi chú