Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi tại lớp c3, trường mn quảng tâm, tp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.27 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 3 - 4
TUỔI TẠI LỚP C3, TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TÂM
THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Mầm non Quảng Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Chun mơn

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lý do chọn đề tài



1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

2
2
3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi nâng cao kỹ
năng tự bảo vệ bản thân

4

Giải pháp 1: Xác định những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cơ

bản, cần thiết giáo dục trẻ

5

Giải pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục

5

Giải pháp 3: Tạo môi trường giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân

6

Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các
hoạt động trong ngày cho trẻ

8

Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

13

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường

14

3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ


16

3.1. Kết luận

16

3.2. Kiến nghị

16

Tài liệu tham khảo

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Thạc sĩ Lê Thanh Nga - vụ GDMN có viết “Đối với trẻ em mầm non
trong quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốt các em sẽ có nhân
cách phát triển tồn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với
mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống” …
Trẻ con vốn ln hiếu động, hiếu kỳ và muốn khám phá những điều mới
lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, càng phát triển thì
những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng nhiều. Những nguy hiểm có thể
xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngồi đường mà cịn ở
bất kỳ đâu trong cuộc sống này.
Trẻ em nói chung và trẻ em 3 - 4 tuổi nói riêng là giai đoạn học, tiếp thu
lĩnh hội những kỹ năng sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ
năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng cho trẻ để trẻ có
nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp trong xã hội hiện đại nhưng tiềm

ẩn nhiều mối nguy hiểm với trẻ em như hiện nay.
Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng không phải bậc
cha mẹ nào cũng có phương pháp dạy con những kỹ năng bảo vệ bản thân đúng
đắn. Sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp
xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giáo dục, trau dồi các kỹ
năng bảo vệ bản thân càng kích thích tính tị mị, muốn khám phá trong trẻ và
khơng mang lại nhiều tác dụng.
Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm cần giúp trẻ
hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết. Ngoài ra cũng cần dạy cho trẻ biết
những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải
trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Trong thời điểm dịch covid hiện nay thì việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết
Bên cạnh đó, trong thời điểm hiện nay hầu như các bậc phụ huynh thường
q bao bọc con khơng cho phép con có mơi trường trải nghiệm thì trẻ sẽ khơng
thể hình thành thói quen tích cực cho bản thân. Khi xã hội ngày càng phức tạp,
các tệ nạn xã hội thói hư tật xấu tràn nan. Cha mẹ lại quá bận bịu không thường
xuyên ở bên cạnh để bảo vệ trẻ, đồng thời quá chú trọng đến việc phát triển thể
chất và trí tuệ… mà quên rằng cần phải cho trẻ học thêm kỹ năng tự bảo vệ bản
thân dẫn đến trẻ rất thụ động khơng biết ứng phó trong những hồn cảnh nguy
cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm… để lại
những hậu quả thương tâm và vô cùng đáng tiếc. Việc giáo dục kỹ năng sống
nói chung và kỹ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ
có kỹ năng xử lý những tình huống thường gặp hàng ngày cũng như tự biết
chăm sóc bản thân, tránh khỏi những nguy hiểm và có nhiều cơ hội để đạt thành
cơng hơn trong tương lai. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng và rất cần thiết
cho cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ.
Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc ni dưỡng và giáo
dục trẻ. Tơi thấy mình cần phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm
1


skkn


quan trọng trong việc rèn kỹ năng sống đặc biệt kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ 3 - 4 tuổi. Tơi ln trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu
nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được u cầu giáo dục
hiện nay, chính vì vậy tơi chọn “Giải pháp nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ 3 – 4 tại lớp C3, trường mầm non Quảng Tâm – Thành phố
Thanh Hoá’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giải pháp nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi
nhằm giúp cho giáo viên phụ trách biết phân tích, đánh giá thực trạng những kỹ
năng tự bảo vệ bản thân mà trẻ đã có để tìm ra và lựa chọn những giải pháp tối
ưu nhất giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, từ đó góp phần phát
triển và hồn thiện kỹ năng sống cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 –
4 tuổi tại lớp C3, trường mầm non Quảng Tâm – Thành phố Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Nghiên cứu tài liệu, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi, tài liệu chuyên
đề BDTX, tài liệu về tâm sinh lý trẻ.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp thực hành trải
nghiệm, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu tập thông tin, phương pháp
trực quan, phương pháp giảng giải, giao tiếp.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc
bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của của toàn xã hội và trên

hết là của mỗi gia đình chúng ta. Như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khi cịn nhỏ là vơ cùng quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau
này.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, kỹ năng sống là “khả năng thích nghi”
và “hành vi tích cực” cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục
cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và
thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực rèn luyện nhân cách tốt.
Như chúng ta đã biết kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Được nhắc đến như một
phần của kỹ năng sống là một trong những kỹ năng rất quan trọng với trẻ từ nhỏ,
được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc
đời. Do vậy, việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp
con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.
Hiểu theo cách khác kỹ năng bảo vệ bản thân còn là những hiểu biết của
một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động
đúng, an tồn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm
thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi
2

skkn


an toàn. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra mơi trường an tồn cho
trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của
mình: Đi, chạy, nhảy, … việc hướng cho trẻ những việc an tồn và khơng an
tồn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều
thêm bởi tính tị mị và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật
nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để
mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối

với trẻ. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy. Phán đốn được những
nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu
vực đảm bảo an tồn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ. Dạy trẻ những kỹ năng bảo
vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống. Biết lên tiếng kêu cứu và
tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần.
Trong giai đoạn giáo dục hiện nay thì giáo dục kỹ năng là một trong
những yếu tố quan trọng cần thiết được đưa vào giáo dục nói chung và giáo dục
trẻ mầm non nói riêng, ở lứa tuổi 3 - 4 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp
phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng
lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.Việc trang bị cho trẻ
những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an tồn hơn và tự tin hơn để
khám phá cuộc sống đồng thời Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự
tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình, giúp cho trẻ biết yêu quý, bảo vệ
bản thân, nhận ra được các mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với bản thân và bảo
vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm. Đảm bảo an tồn cả về thể chất
và tinh thần giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, giúp trẻ trở
thành những cơng dân có ích, thực hiện tốt trách nhiệm với bản thân, gia đình và
xã hội góp phần phát triển đất nước trong tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường mầm non Quảng Tâm nằm ở vị trí trung tâm phường, giao thông
đi lại thuận lợi. Trường đã đạt Trường Chuẩn Quốc Gia mức độ 2, đạt Tiêu chuẩn
chất lượng Giáo dục cấp độ 3. Đây là thuận lợi cho quá trình tổ chức các hoạt
động của nhà trường.
- Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi
dưỡng học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chun mơn, nắm bắt kịp thời các
chương trình đổi mới. Đặc biệt nhà trường rất chú trọng phát triển các kỹ năng
cho trẻ, trong đó kỹ năng sống được đặt lên hàng đầu.
- Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ.
- Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công dạy lớp C3 (3-4 tuổi) với 20

nam và 10 nữ, trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi, 100% cháu ăn, ngủ
tại trường rất thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động đồng bộ, tốt hơn.
- Bản thân là một giáo viên trẻ có chí hướng phấn đấu vươn lên, ln phát
triển bản thân, u nghề mến trẻ, ln có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách
báo, internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 – 4 tuổi để trang bị kiến thức tốt giúp dạy trẻ
đạt hiệu quả.
3

skkn


2.2.2. Khó khăn:
- Trẻ 3 – 4 tuổi chưa biết tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy
hiểm và nơi nguy hiểm.
- Trường ở vị trí trung tâm, nút giao giữa thành phố Thanh Hóa và thành
phố du lịch Sầm sơn, dân cư đông bên cạnh thuận lợi cũng mang đến mốt số khó
khăn như: Mối nguy hiểm của trẻ nếu không được trang bị kỹ năng tự bảo vệ
bản thân rất cao (nạn bắt cóc, xâm hại, lây lan dịch bệnh, giao thông đông đúc
gây tai nạn nhiều…)
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 nên sỹ số trẻ đi học ít, chưa đều,
điều này khơng chỉ làm ảnh hưởng đến nề nếp sinh hoạt trong lớp, mà cịn ảnh
hưởng đến việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ ở lớp tôi là không
đồng đều.
- Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân của con em mình trong độ tuổi 3 - 4 chưa được chú trọng, phụ
huynh thường cho là không cần thiết. Đa phần phụ huynh chỉ chú trọng đến việc
chăm sóc, bao bọc trẻ trong vịng an tồn là chính.
- Ngồi ra phụ huynh làm cơng nhân chiếm tỷ lệ cao thường khơng có
thời gian dành cho con, hay gửi con cho hàng xóm, người quen… Dẫn đến vấn

nạn trẻ bị xâm hại hiện nay nhiều do trẻ chưa có kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng các giải pháp
Từ những thuận lợi và khó khăn cịn tồn tại, ngay từ đầu năm học tôi đã đi
sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu khảo sát mức độ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trên trẻ ở nhóm lớp tổng số 30 trẻ, kết quả thu được như sau:
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng giải pháp
Kết quả được khảo sát
STT

Nội dung
Đạt

Chưa đạt

ST

%

ST

%

1

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

6

20


24

80

2

Kỹ năng phòng chống dịch bênh COVID 19

7

24

23

76

3

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

4

14

26

86

4


Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

5

17

25

83

2.3. Các giải pháp đã sử dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi nâng cao kỹ năng tự
bảo vệ bản thân.
Từ những thực trạng kết quả đã được khảo sát như trên tôi đã nghiên cứu,
suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp như sau:
4

skkn


Giải pháp 1: Xác định những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cơ bản, cần
thiết giáo dục trẻ.
Việc xác định những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cơ bản, cần thiết cho trẻ 34 tuổi là vấn đề tôi luôn băn khoăn. Trước tiên, để xác định một số kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cần dạy trẻ tơi đặt ra câu hỏi: Chúng ta phải làm gì với những
vấn nạn trẻ nhỏ bị xâm hại đang diễn ra là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện
nay? Vấn đề tai nạn giao thông liên tục được báo đài đưa tin? Dịch bệnh covid19 diễn ra trong thời gian gần đây giúp chúng ta hiểu, nhìn nhận cần trang bị gì
cho con em mình? chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những người lao động
như thế nào? Trả lời cho những câu hỏi này tôi nhận thấy giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ là điều rất cần thiết nó có thể giải quyết thực trạng của
những câu hỏi trên.
Bên cạnh đó, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi trẻ mầm non, chúng ta thấy

rằng trẻ mầm non rất hiếu động, thích chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung
quanh, thốt cái đã chạy mất nên rất dễ bị lạc. Trẻ có thể bị lạc trong những
trường hợp như khi tham gia các hoạt động trong trường rồi khơng biết đường
về lớp; có thể bị lạc trong siêu thị hoặc khi đi ngoài đường.
Ngoài ra, trong thời gian hiện nay, trên các phương tiện truyền thơng
thường nhắc đến rất nhiều những tình huống nguy hiểm với trẻ em như tình
huống gặp người lạ, người lạ dụ dỗ cho kẹo, đồ chơi… là một trong những tình
huống có thể mang đến những nguy hiểm cho trẻ như: bị bắt cóc, xâm hại tình
dục, lợi dụng trẻ… là những vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Vậy
phải giáo dục rèn kỹ năng trẻ tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống thường
gặp hàng ngày như thế nào để trẻ biết tự giải quyết tình huống khi bị lạc, khi
chơi một mình an toàn, khi gặp người lạ, khi tham gia giao thơng an tồn…
bước đầu có thể giúp trẻ từ 3 – 4 tuổi có thể giải quyết những nhu cầu và thách
thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
Như vậy, Có thể nói rằng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ bao
gồm rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng an tồn khi chơi một mình, kỹ năng khi gặp
người lạ, kỹ năng ứng xử khi bị lạc, kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn, kỹ
năng thốt hiểm khi bị bỏ qn trên ơ tơ, kỹ năng an tồn khi tham gia giao
thơng, kỹ năng kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng phòng chống dịch bệnh
covid19… tuy nhiên từ những đặc điểm tình hình, sự cần thiết đối với lứa tuổi
của lớp mình phụ trách tơi đã xác định giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi đó là:
Kỹ năng phịng trống dịch bênh COVID – 19. Kỹ năng ứng xử khi bị lạc;
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng.
Giải pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục.
Như chúng ta đã biết làm bất cứ một cơng việc gì đều phải có kế hoạch cụ
thể cho từng cơng việc thì mới đạt hiệu quả cao. Kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng,
càng bám sát thực tế thì việc đó càng thành cơng.
Ngay từ đầu năm học ngành giáo dục đã phát động phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vậy địi hỏi giáo viên phải có sự

chuẩn bị chu đáo, nhất là đối với lứa tuổi mầm non đang trong giai đoạn “Tư
5

skkn


duy trực quan hành động” những điều mới lạ luôn thu hút sự chú ý của trẻ. Từ
đó tơi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, mà nắm chắc nội dung yêu cầu của
từng bài dạy, quy trình, phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống cũng như nắm bắt,
tâm sinh lí trẻ lớp mình, bám sát tình hình thực tế của lớp, của trường, của địa
phương,Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ theo ngày, tháng phù hợp
với chủ đề theo từng chủ điểm.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch chủ
đề và kế hoạch tuần cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Đồng
thời đưa ra các mục tiêu, phương pháp cho từng hoạt động theo từng chủ đề
trong năm học.
Ví dụ: Ngồi việc lồng ghép dạy trẻ xun suốt cả chương trình thì tơi
lên kế hoạch cụ thể từng nội dung kỹ năng được chú trọng ở từng chủ đề để
khắc sâu và cung cấp kiến thức cho trẻ đầy đủ hơn.
Chủ đề “Bản thân” tôi xây dựng kế hoạch dạy trẻ “ kỹ năng tránh bị xâm
hại cơ thể ”
Chủ đề “Gia đình” xây dựng kế hoạch dạy trẻ “kỹ năng ứng xử khi bị
lạc”
Chủ đề giao thông xây dựng kế hoạch dạy trẻ “Kỹ năng an tồn khi tham
gia giao thơng”
“Kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid-19” sẽ được lập kế hoạch giáo dục
xuyên suốt ở tất cả các chủ đề.
Sau khi xây dựng kế hoạch tơi xin Ban giám hiệu góp ý, phê duyệt và
đưa vào thực hiện.
Theo kế hoạch đã lập tôi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu và soạn

giảng trước khi đến lớp, để tìm ra các phương pháp, các hình thức, trị chơi, các
tình huống phù hợp với trẻ. Để từ đó kích thích sự tị mị, sáng tạo của trẻ.
Lập kế hoạch là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, bất kỳ một
công việc gì nếu chúng ta lập kế hoạch chặt chẽ, kỹ càng thì kết quả sẽ đạt cao.
Giải pháp 3: Tạo môi trường giáo dục trẻ nâng cao kỹ năng tự bảo vệ
bản thân.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thơng tin phong phú,
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ. Để cung cấp nguồn
thông tin tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kỹ năng bảo vệ bản thân cho mình, việc đầu
tiên giáo viên phải xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động. Khi xây
dựng môi trường cho trẻ hoạt động, các hình ảnh tơi trang trí ln có nội dung rõ
ràng, màu sắc đẹp và hình ảnh sống động, các hình ảnh này đều mang tính thẩm
mỹ và tính giáo dục cao. vì vậy xây dựng mơi trường dạy kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ là điều tôi luôn chú trọng, giúp trẻ chơi nhưng vẫn lĩnh hội được
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi cần thiết.
* Không gian, môi trường giáo dục:
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa
môi trường không gian xung quanh lớp học, tơi khai thác các thiết bị, đồ dùng
có sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm, diện tích phịng học, các
ngun vật liệu, hiện vật của các chủ đề, để bố trí sắp xếp các học cụ, đảm bảo
6

skkn


tính liên kết, dẫn dắt tạo mơi trường phong phú giúp trẻ rèn kỹ năng tự bảo vệ
bản thân.
Ví dụ: Những hình ảnh tơi ln trang trí ở những nơi thuận tiện cho phụ
huynh dễ đọc như các bức tường, Góc tun truyền với phụ huynh; Bên ngồi
nhóm lớp, các mảng tường trống, băng rôn dưới sân trường … là các khẩu hiệu

nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu thực hiện “Kỹ năng phòng
chống dịch bệnh covid-19” và “Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng” bằng
chính hình ảnh của cơ và trẻ, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ có
những hành vi tốt, văn minh về phịng chống dịch và an tồn giao thơng để từ đó
giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn,
học tập là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ .
Với “ kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể ” và “kỹ năng ứng xử khi bị lạc” tôi
đưa vào dạy trẻ bằng những câu chuyện sáng tạo để giáo dục kỹ năng cho trẻ,
khi dạy tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ phục vụ
cho hoạt động kể chuyện như: khung sân khấu, lắp đặt tranh và các con rối sao
cho trẻ dễ sử dụng, tạo môi trường để sau đó trẻ được đóng kịch, nhập vai giúp
trẻ được thực hành ln kỹ năng vừa học, chính vì thế trẻ hào hứng và tích cực
tham gia hơn.
Bản thân tơi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự thực hành trước
các kỹ năng, luyện giọng nói, cách sử dụng máy chiếu, sách tranh, rối, mơ
hình... Một cách linh hoạt, để giúp trẻ tiếp thu kỹ năng tự bảo vệ bản thân một
cách rõ ràng, khoa học, hiệu quả nhất
Nhằm tạo môi trường giúp giáo viên và các bậc cha mẹ tăng cường đọc
sách cho con trẻ giáo viên tận dụng các chân cầu thang trang trí thư viện với
khơng gian sạch sẽ lơi cuốn trẻ, trang trí đẹp với nhiều tên gọi khác nhau theo
chủ đề : “Thư viện của bé”; Tủ sách gia đình của bé”; “Muốn cho bé có kỹ
năng bảo vệ bản thân” “Đọc sách cùng Bé”... Khuyến khích giáo viên, các bậc
cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. Đặc biệt khuyến khích trẻ xem tranh
truyện, hình ảnh có các hành vi đẹp để trẻ thảo luận về hành vi trong mỗi bức
tranh, hay các hình ảnh về phịng chống dịch covid-19, quy tắc 5 ngón tay, quy
tắc 6 cánh hoa giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể… để duy trì, bổ sung
nhu cầu đọc sách của trẻ, giáo viên các nhóm lớp cũng đã vận động phụ huynh
thường xuyên tặng sách giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng hình ảnh cho
lớp để trang bị thêm góc thư viện.
* Làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường phục vụ giáo dục kỹ năng cho trẻ

Để kích thích và tạo thêm hứng thú cho trẻ khi tham gia rèn kỹ năng thì
việc làm đồ dùng, đồ chơi ( rối, trang phục, mơ hình, sách truyện bằng vải...)
vẫn ln thu hút sự chú ý của trẻ, đảm bảo ở kỹ năng nào thì đồ dùng đồ chơi
phải ln phù hợp với kỹ năng đó.
Mỗi năm học nhà trường đều phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi
phục vụ việc dạy học, chính vì thế ngay từ đầu năm tơi đã vận động phụ huynh
và trẻ cùng tham gia sưu tầm các nguyên vật liệu, phế liệu… Để phục vụ việc
làm đồ dùng, đồ chơi. Tôi đặc biệt chú ý làm những đồ dùng phục vụ giáo dục
kỹ năng cho trẻ, do đó tơi đã sử dụng các ngun liệu mở như: Thanh tre, bìa
7

skkn


cứng, gỗ, hộp xốp, giấy dạ, quả bóng hỏng... Để làm thành các mơ hình, sách
vải, nhân vật rối, hay những trang phục được thiết kế độc đáo từ những mành
vải, quần áo cũ cho câu chuyện sáng tạo... Để phục vụ cho hoạt động giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

Hình ảnh triển làm đồ dùng, đồ chơi của lớp
Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các hoạt động
trong ngày cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng
thường khơng được tổ chức thành một giờ riêng biệt mà nó được thực hiện lồng
ghép tích hợp các nội dung vào các hoạt động khác trong ngày. Chính vì vậy,
ngay từ đầu năm học tơi đã chủ động lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào các chủ đề, các thời điểm hoạt động trong
một ngày một cách nhẹ nhàng linh hoạt sáng tạo mà khơng ảnh hưởng tới nội
dung chính cần chuyển tải.
* Thơng qua hoạt động đón trẻ - thể dục sáng và hoạt động trả trẻ:

Trong giờ đón trẻ, tơi thường lồng ghép giáo dục “kỹ năng phòng chống
dịch covid-19” cho trẻ như sau: trước tiên tôi kiểm tra thân nhiệt cho trẻ ngay
khi bố mẹ đưa trẻ đến lớp, rửa tay khơ trước khi vào lớp với trình tự các bước:
Bước 1: Cho một lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay.
Bước 2: Xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau
Bước 3: Xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi
tay bạn khơ ráo. Q trình này sẽ mất khoảng 20 giây.
Tiếp theo tơi sẽ trị chuyện, cho trẻ xem các phóng sự về tình hình dịch
bệnh covid-19 trong nước, từ đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh
thân thể, để phòng chống dịch bệnh.
8

skkn


Ngồi ra tơi cịn lồng ghép các bài hát tun truyền phòng tránh dịch
covid-19 như “Việt Nam ơi đánh bay covid, chung tay phòng chống dịch corona,
vũ điệu rửa tay....” vào hoạt động thể dục sáng cho trẻ.
Với “kỹ năng ứng xử khi bị lạc” thì tơi lồng ghép giáo dục trong giờ trả
trẻ: khi có người nhà đón trẻ tơi sẽ hỏi trẻ tên người đón, tên bố mẹ, địa chỉ nhà,
số điện thoại của bố mẹ, trẻ trả lời đúng sẽ được tặng hoa và ra về. Nếu người
đón là người lạ với trẻ thì tơi sẽ hỏi trẻ những câu hỏi như: con có quen người đó
khơng? Nếu người lạ muốn đưa con về thì con nên làm gì? Từ đó giáo dục trẻ
biết ứng xử được với người lạ, ghi nhớ được những thông tin cần thiêt nếu bị
lạc.
*Thơng qua hoạt động học có chủ đích:
Trong thực tế thực hiện giảng dạy khi đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân vào một cách dễ dàng song cũng có các hoạt động khi đưa nội
dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào sẽ có cảm giác gị bó, lủng củng.
Vì vậy không nhất thiết hoạt động nào cũng phải lồng ghép tích hợp mà phải có

sự lựa chọn cả về đề tài, nội dung cũng như thời điểm nào là thích hợp. Vì vậy
căn cứ vào nội dung và đề tài cụ thể mà tơi tiến hành lồng ghép, tích hợp giáo
dục từng kỹ năng bảo vệ bản thân vào các môn học như sau:
- Thông qua hoạt động Khám phá khoa học: tôi chú trọng giáo dục “kỹ
năng tránh bị xâm hại cơ thể”, và “kỹ năng an toàn khi tham gia giao thơng”
Ví dụ: Hoạt động “Trị chuyện một số bộ phận trên cơ thể” Chủ đề “Bản
thân” để rèn luyện kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, Sau khi tìm hiểu, giáo dục
về các bộ phận của cơ thể, các bộ phận riêng tư (vùng kín) tôi lồng ghép dạy trẻ
các quy tắc tự bảo vệ tránh bị xâm hại:
+ Quy tắc 1 - “Quy tắc đồ lót”:
1- Khơng ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con trừ bố mẹ,
hay bác sỹ, y tá (khi thăm khám bệnh).
2 - Khơng ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể con khi con khơng
muốn.
3 - Con có quyền nói khơng với các động chạm mà mình khơng thích từ
bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
4 - Chia sẻ tất cả điều bí mật với bố mẹ mà không ngại ngần.
5 - Khi con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi hãy lên tiếng cho bố mẹ, bà, cô
giáo và những người thân thiết.
+ Quy tắc 2– Quy tắc năm ngón tay
1- Ngón cái – được ơm hơn chỉ với người thân ruột thịt trong gia đình như
ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột thịt.
2-Ngón trỏ – được năm tay với bạn bè, thầy cơ, họ hàng
3-Ngón giữa – được bắt tay khi gặp người quen
4-Ngón áp út – được vẫy tay khi gặp người lạ
5-Ngón út – xua tay khơng tiếp xúc, thậm chí là hét to và bỏ chạy nếu
những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

9


skkn


Sau khi dạy trẻ các quy tắc, để củng cố kiến thức cũng như các kỹ năng
tránh bị xâm hại cơ thể tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “giúp tơi chọn đúng” và
trị chơi đóng vai để khắc sâu hơn kỹ năng cho trẻ.
Với kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông tôi giáo dục lồng ghép như
sau: Trong giờ hoạt động học khám phá tôi dạy trẻ “Một số quy định giao thông
đường bộ” để trẻ có kỹ năng tham gia giao thơng an tồn. Ở phần ổn định tổ
chức tơi cho trẻ xem tình huống: Một hôm bạn Linh và các bạn rủ nhau đi chơi.
Linh và các bạn dắt tay nhau đi dưới lòng đường. Bỗng đâu đó có tiếng cịi xe ơ
tơ kêu rất to cùng với tiếng mắng của ai đó vọng ra: Này! Các cháu đi đâu mà đi
tung tăng dưới lịng đường thế này? Thì ra đó là tiếng nói của bác tài xế. Linh
và các bạn hoảng hốt quá tí nữa thì bị chiếc xe máy đi đằng sau đâm vào. Linh
vội vàng gọi các bạn chạy lên phần đường giành cho người đi bộ. Đàm thoại:
Trong tình huống bạn Linh và các bạn đi bộ ở đâu? Tại sao Linh và các bạn lại
bị bác tài xế mắng? Theo con, Linh và các bạn phải đi ở đâu? Những người đi
bộ phải đi ở đâu? ....Khi các con đi bộ ra ngoài đường, các con sẽ đi ở đâu?=>
Cơ chính xác lại tình huống: Khi đi bộ ra ngồi đường các con phải tn thủ quy
định giao thơng dành cho người đi bộ: Đi vào phần đường dành cho người đi bộ,
khơng đi dưới lịng đường, đi như thế rất dễ gây ra tai nạn giao thơng. Ngồi ra
khi đi xe máy các con phải đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, khi ngồi trên xe ô tô
phải thắt dây an tồn khơng được đưa tay, thị đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xe
dừng hẳn mới được lên xuống xe. Sau đó tơi cho trẻ chơi trị chơi đóng kịch trực
tiếp tham gia và các tình huống giao thơng trên mơ hình đã chuẩn bị để trẻ khắc
sâu các kỹ năng hơn.
- Thông qua hoạt động văn học: tôi lồng ghép kỹ năng ứng xử khi bị lạc
qua câu chuyện sáng tạo bé “Hùng bị lạc” với nội dung: Bạn Hùng được bố mẹ
đưa đi chơi trong siêu thị, vì mải mải chơi ở khu vui chơi nên bị lạc bố mẹ
nhưng bạn không nhớ số điện thoại của bố mẹ, người thân. Không thỏa thuận

với bố mẹ địa điểm đứng đợi nếu bị lạc tuy nhiên bạn đã biết ứng phó khi bị lạc
đó là: khóc la hét gây sự chú ý để bố mẹ thấy. Qua câu chuyện tôi dạy trẻ các kỹ
năng ứng xử khi bị lạc như sau:
1. Cách phòng tránh bị lạc:
+ Ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ, và ít nhất một số điện thoại cố
định của người thân thường gọi hàng ngày (ơng, bà, chú, dì...)
+ Ln nắm tay bố mẹ khi và nơi đông người
+ Thỏa thuận trước địa điểm nếu bị lạc
+ Biết những người bạn hoặc đông nghiệp thân quen để tránh bị dụ dỗ
2. Cách ứng phó khi bị lạc:
+ Khơng hoảng sợ đứng yên tại chỗ chờ bố mẹ quay lại đón
+ Khóc, la to gây sự chú ý, nhưng tuyệt đối không theo người lạ
+ Đến các trạm bảo vệ, nhân viên trật tự, quầy thu ngân, cơng an…
(những người có mặc đồng phục) nhờ giúp đỡ.
Để củng cố kỹ năng ứng xử khi bị lạc tơi cho trẻ đóng kịch câu chuyện
sáng tạo” bé Hùng bị lạc” để trẻ được tham gia tình huống thực.
- Đối với hoạt động phát triển thể chất:
10

skkn


Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ
của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức
khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hồ, tinh thần sảng khối, vui vẻ, ngồi ra
cịn giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan
hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Vì vậy qua hoạt động này tơi
lồng ghép giáo dục kỹ năng phịng chống dịch covid-19 cho trẻ bằng việc nhắc
nhở, động viên trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn, tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh, ngồi ra cịn nhắc nhở trẻ

rửa tay đúng cách, súc họng đúng cách, đeo khẩu trang đúng cách để phịng
chống dịch một cách tốt nhất.
* Thơng qua hoạt động góc
Tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi đóng vai: Cô giáo, bố mẹ, bác sỹ, nấu ăn.
chơi xây dựng: Trường mầm non, làng xóm, cơng viên, ngã tư đường phố, bệnh
viện, doanh trại bộ đội, cửa hàng bách hóa, để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Bởi trong trị chơi, xã hội của trẻ em được hình thành một cách thú vị: Có thủ
lĩnh, có nhóm, có sự hợp tác giúp đỡ nhau, giải quyết xung đột, và trẻ có những
cơ hội để trẻ phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. Đây là cơ hội tốt để trẻ giải
quyết các tình huống, qua đó giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phát triển
ngôn ngữ giao tiếp hoàn thiện các kỹ năng sống cho trẻ một cách tồn diện.
Ví dụ: Qua góc chơi phân vai trẻ được rèn kỹ năng phòng chống dịch
covid-19 bằng việc thực hiện các bước rửa tay đúng cách trước khi ăn, che
miệng khi hắt hơi, chế biến các món ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề
kháng… Qua góc chơi xây dựng với việc xây dựng ngã tư đường phố trẻ được
rèn kỹ năng an toàn khi tham gia giao thơng. Hay qua góc sách truyện trẻ được
giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại, ứng xử khi bị lạc thơng qua hình ảnh sách
báo…
* Thơng qua hoạt động ngồi trời
Là một hoạt động trẻ được tự do hịa mình với thiên nhiên, với môi trường
xung quanh. Thông qua hoạt động ngồi trời, tơi sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ
năng tự bảo vệ bản thân để trẻ có thể trải nghiệm, thơng qua hoạt động ngồi
trời tơi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng tự bảo vệ bản thân khác nhau:
Ví dụ: khi ra hoạt động ngồi trời tơi rèn trẻ cách đeo khẩu trang đúng
cách để phịng chống dịch covid-19:
1. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay luồn vào 2 sợi dây đeo
vào tai.
2. Dùng hai ngón trỏ vuốt nhẹ vào thanh ngang của khẩu trang sao cho
ơm vào mũi.
3. Dùng ngón trỏ và ngón cái của hai bàn tay kéo phần dưới của khẩu

trang sao cho ơm kín mũi, miệng, cằm.
4. Dùng  ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay luồn vào 2 sợi dây sau tai
để tháo khẩu trang ra.
5. Bỏ khẩu trang vào thùng rác có nắp đậy. Lưu ý khơng dùng tay chạm
vào mặt ngồi của khẩu trang.
11

skkn


Tôi cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại đến khi kỹ năng thuần thục. Kết thúc
hoạt động ngoài trời tôi giáo dục trẻ rửa tay đúng cách theo 6 bước để phòng
chống dịch covid-19:
Bước 1:  Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng
bàn tay, chà xát hai lịng bàn tay vào nhau
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược
lại.
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón
của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng
cách xoay đi, xoay lại
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay
bằng khăn hoặc giấy sạch.

Hình ảnh trẻ rửa tay đúng cách
Đến giờ hoạt động ngồi trời tơi lồng ghép luyện tập kỹ năng an tồn khi
tham gia giao thơng cho trẻ, bằng việc cho trẻ tham gia sân chơi giao thông: tôi
cho trẻ quan sát, chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết của trẻ về các quy định của đèn tín

hiệu giao thơng, biển báo giao thông; người đi bộ đi ở đâu, nếu đi từ ngõ hoặc
hẻm ra cần phải làm gì, chơi đùa dưới dưới lịng đường hoặc gần khu vực đậu,
đỗ ơ tơ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao phải đội mũ khi tham gia giao thông, khi
ngồi trên xe ô tô cần phải chấp hành như thế nào? sau đó cho trẻ thực hành đóng
vai và tham gia giao thông trực tiếp trên sân chơi giao thông dưới sân trường. từ
đó kỹ năng an tồn khi tham gia giao thông của trẻ được khắc sâu hơn, thuần
thục hơn.
Khi trẻ tham gia chơi tự do tơi sẽ tạo tình huống 1 bạn chơi ngồi vịng an
tồn cơ cho phép, rồi bị lạc sau đó tơi sẽ đặt những câu hỏi như: Nếu mải mê
chơi con bị lạc thì con sẽ làm gì? Hay khi có người lạ rủ con ra ngoài khỏi sân
12

skkn


trường con sẽ làm gì? có người muốn rủ con đến chỗ vắng để đụng chạm vào
vùng kín của con thì con sẽ ứng xử ra sao?... từ đó khắc sâu những kỹ năng ứng
xử khi bị lạc, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể cho trẻ.
* Thông qua hoạt động ăn – Ngủ trưa tại trường
Tôi lồng ghép rèn trẻ kỹ năng phòng chống dịch covid-19 và kỹ năng tránh
xâm hại cơ thể bằng việc cho trẻ thực hiện các bước rửa tay trước khi ăn, trong
khi ăn giữ khoảng cách, giữ vệ sinh, hắt hơi phải che miệng, ăn hết suất ăn của
mình với đủ các nhóm chất để tăng sức đề kháng để phòng chống dịch covid-19,
trong giờ ngủ trưa tôi phân chia các bạn nam ngủ 1 bên, các bạn nữ ngủ riêng 1
bên cách nhau, để trẻ nhớ được giới tính của mình từ đó biết được vùng kín của
mình để có thể tự bảo vệ tránh việc bạn khác giới đụng chạm.

Hình ảnh trẻ ngủ trưa tại lớp được phân chia: bạn nam ngủ 1 bên, bạn nữ
ngủ 1 bên với khoảng cách để tránh trẻ đụng chạm.
Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục nâng cao kỹ

năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Song song với việc thực hiện giải pháp giáo dục lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên các hoạt động thì việc phối kết
hợp giữa gia đình và giáo viên là rất quan trọng và cần thiết bởi vì: Việc dạy kỹ
năng cho trẻ khơng phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình.
Các kỹ năng phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất thì mới bền vững và thành
kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng cho trẻ ở trường thơi thì chưa đủ. Bên cạnh đó, mơi
trường gia đình rất thích hợp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Trẻ
được tiếp thu các kỹ năng tự bảo vệ bản thân thơng qua gia đình một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần phải phối kết hợp với
phụ huynh một cách chặt chẽ để các phương pháp, giải pháp, nội dung giáo dục
cho phù hợp.
13

skkn


Để đạt được kết quả cao tôi đã trao đổi trực tiếp trong hoạt đợng đón trả trẻ;
Qua góc tun truyền với phụ huynh; Qua các buổi họp phụ huynh tại nhóm lớp;
Qua các ngày lễ hội. Sau đó thống nhất với các bậc cha mẹ về nội dung, phương
pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ cụ thể như sau:
+ Người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với
trẻ và đảm bảo an tồn cho trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kĩ năng cảm
xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình.
+ Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe
hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, và cả gia đình cùng tham gia trị chơi
đóng vai tạo các tình huống cho trẻ cùng với các thành viên trong gia đình để
cùng thực hành các kỹ năng bảo vệ bản thân.
+ Hàng ngày bố mẹ dành ra 15 phút/ ngày để trò chuyện, đọc các loại sách
về kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nghe. Dạy trẻ ghi nhớ tên bố mẹ, số điện

thoại của bố mẹ, ông hoặc bà, địa chỉ nhà của mình.
- Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ đi chơi với bạn.
Cha mẹ cần có niềm tin ở trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết
các vấn đề quan trọng, thử nghiệm một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi trẻ
chơi với nhau.
- Bản thân tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm rõ tình
hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ tại nhà, cách giải quyêt những khó khăn gặp phải. Cần phối hợp với
cha mẹ trẻ một cách chặt chẽ và hợp lí để vận động cha mẹ trẻ tham gia tình
nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường, tham gia vào các buổi trao đổi
với giáo viên, tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh và dự một số hoạt động
rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân để phụ huynh có thêm kiến thức khoa học giáo
dục trẻ đúng chính xác và thống nhất với cơ hơn.
Giáo viên, cha mẹ ln khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói
chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác về những lựa
chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thơng số để theo đó lựa chọn, cố
gắng khơng chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự
kiểm sốt bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và
các buổi thảo luận tại trường sau này.
Những giải pháp trên đã làm thay đổi cơ bản từ phía phụ huynh và học
sinh: Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực phối hợp với giáo viên để dạy kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Đặc biệt là giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt
hơn, đa số phụ huynh dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ. Về phía trẻ đã nhớ được số điện thoại bố mẹ, địa chỉ
nhà, tự rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, biết giữ gìn vùng kín, biết nhắc nhở
bố mẹ đội mũ bảo hiểm đúng cách, thực hiện các luật lệ giao thơng khi tham gia
giao thơng...Chính từ đó phụ huynh có niềm tin với giáo viên, với nhà trường
hơn, và ủng hộ nhà trường trong các hoạt động xây dựng phát triển.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

* Đối với hoạt động giáo dục:
14

skkn


Qua một năm áp dụng những giải pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự
giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm khi chưa áp dụng các giải pháp
của SKKN (Tháng 9 năm 2021) Lớp: C3(Độ tuổi: 3 – 4 tuổi). Tổng số trẻ: 30
Kết quả được khảo sát
STT

Nội dung

Đạt

Chưa đạt

ST

%

ST

%

1


Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

6

20

24

80

2

Kỹ năng phòng chống dịch bênh COVID
19

7

24

23

76

3

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

4

14


26

86

4

Kỹ năng an tồn khi tham gia giao thơng

5

17

25

83

Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm sau khi áp dụng các giải pháp
của SKKN (Tháng 4 năm 2022) Lớp:C3 (Độ tuổi: 3 - 4 tuổi). Tổng số trẻ: 30
Kết quả khảo sát lần 2
STT

Đạt

Nội dung

Chưa đạt

ST


%

ST

%

1

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

30

100

0

0

2

Kỹ năng phòng chống dịch bênh COVID
19

29

95

01

05


3

Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

28

93

02

07

4

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

30

100

0

0

So sánh kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt sau khi áp dụng giải pháp tăng
lên rất cao so với trước khi áp dụng các giải pháp, đó cũng là minh chứng cho
15

skkn



việc thực hiện các giải pháp đã thành công trong quá trình rèn kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ.
* Đối với bản thân:
Qua việc nghiên cứu thực hiện giải pháp nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cho trẻ 3 – 4 tại lớp C3, trường mầm non Quảng Tâm thì tơi thấy
bản thân tơi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
+ Hiểu thêm về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ
+ Từ việc vận dụng các giải pháp này giúp cho kỹ năng tự bảo vệ bản thân
của trẻ đã được nâng lên rõ rệt.
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hướng dẫn kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ
+ Từ mục đích nâng cao chất lượng trên đã giúp tôi không ngừng nghiên
cứu các tài liệu, các tập san, các chuyên đề, khai thác mạng internet... chính vì
thế kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cũng khơng ngừng tăng lên.
* Đối với đồng nghiệp:
Việc giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là cần rất cần thiết
đối với tất cả các độ tuổi nói chung, đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi giáo viên nắm
vững kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là rất cần thiết mà bất cứ giáo viên
mầm non nào cũng đều phải có, nó khơng chỉ để giáo dục học sinh mà còn giáo
dục cho con em mình, là tiền đề, hành trang cho những kỹ năng sống sau này
của trẻ. Qua việc áp dụng những giải pháp này rất hiệu quả nên tôi đã chia sẻ với
đồng nghiệp và đã được đồng nghiệp rất tán thành.
Bản thân đã dạy hoạt động khám phá khoa học được lồng ghép giáo dục
kỹ năng tránh xâm hại cơ thể cho các em sinh viên trường đại học Hồng Đức
dự, học sinh rất hứng thú và đạt kết quả khá cao. Các em sinh viên đã tiếp thu,
học tập các giải pháp của tôi để áp dụng cho công việc dạy của mình sau này.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:

Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3 - 4
tuổi cần địi hỏi người giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ phải thật sự am hiểu
chương trình, phương pháp giáo dục, nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức
thực hiện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân một cách thành thạo, thuần thục.
- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi mình phụ trách để
nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ phù hợp.
- Thường xuyên thay đổi môi trường hoạt động của trẻ, bổ sung các đồ
dùng đồ chơi theo chủ đề, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
- Không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu nâng cao năng lực chuyên
môn cho bản thân.
Trên đây là giải pháp mà tôi đã sử dụng để giúp trẻ nâng cao giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp. Từ giải pháp này rất mong có
được những ý kiến đóng góp của hội đồng giám khảo để bản thân ngày càng
hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình
đến với trẻ.
16

skkn


3.2. Kiến nghị
- Đề nghị nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, chuyên đề
bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống thường
gặp hàng ngày để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo.
- Nhà trường cần tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm về cơ sở vật
chất để giúp cho việc chăm sóc giáo dục rèn luyện trẻ được tối hơn đồng thời
phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân để vận động các đồ dùng phòng chống
bệnh COVID-19 như : Nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, bộ kit test covid19…
- Bản thân các giáo viên cần phải tập trung nghiên cứu những thay đổi của
chuyên đề.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Tâm, ngày 01 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ do bản thân tôi viết. Cam kết không copy của ai!
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Thủy

17

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm
2009.
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non – nhà trẻ 3 -4
tháng (TS. Trần Thị Ngọc Trâm; TS. Lê Thu Hương; PGS. TS. Lê THị Ánh
Tuyết) đồng chủ biên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam tháng 6/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu trẻ em. Nguyễn Ánh Tuyết, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2001.
5. Sách “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống”. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Giáo trình Đánh giá trong giáo dục mầm non, Nhà xuất bản giáo dục, năm
2008.
7. Trong tác phẩm; “Cẩm nang tự vệ cho bạn” và “Cẩm nang an toàn cho bạn”
của tác giả Lâm Trinh do nhà xuất bản Văn Hóa Thơng Tin phát hành năm
2011.
8. Sách “Cẩm nang giáo dục giới tính giúp trẻ tránh bị xâm hại”, Nguyễn Lan

Hải, Nhà xuất bản phụ nữ
9. Một số tài liệu như báo, Internet, 1 số khóa học giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ mầm non…

skkn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Quảng Tâm

TT

Tên đề tài SKNN

Cấp đánh giá
xếp loại
(phòng, sở,
tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoăc
C)

Năm học

đánh giá

Loại B

2015 - 2016

Loại C

2016 - 2017

1

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng cho trẻ 4 – 5 tuổi
vận động theo nhạc

Phòng giáo
dục và đào tạo
TP Thanh Hóa

2

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng trong hoạt động
giáo dục âm nhạc tại lớp
A4(5-6 tuổi) Trường mầm
non Quảng Tâm, TP Thanh
Hóa

Phịng giáo

dục và đào tạo
TP Thanh Hóa

3

Một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ thông qua
hoạt động dạy trẻ kể chuyên
tại lớp B2(4-5 tuổi) Trường
mầm non Quảng Tâm, TP
Thanh Hóa

Phịng giáo
dục và đào tạo
TP Thanh Hóa

Loại A

2018 – 2019

4

Biện pháp nâng cao chất
Phòng giáo
lượng nhận biết phân biệt 3
dục và đào tạo
màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ 25 TP Thanh Hóa
- 36 tháng tuổi tại lớp Hoạ
My 1, trường mầm non
Quảng Tâm – TP Thanh Hoá


Loại B

2020 - 2021

skkn



×