Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non đông sơn tp thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD & ĐT TP THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG SƠN
THÀNH PHỐ THANH HĨA

Người thực hiện: Hồng Thị Huế
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Đông Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn

THANH HĨA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu ............................................................................................................. 1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................2
2. Nội dung của SKKN..........................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................2


2.3.Các giải pháp đã thực hiện:.............................................................................4
2.3.1.Giải pháp 1: Xác định một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần giáo dục qua
một số tình huống thường gặp hằng ngày.............................................................4
2.3.2.Giải pháp 2: Xác định một số nguyên tắc khi giáo dục một số kỹ năng tự
bảo vệ bản thân qua một số tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ mẫu giáo
4- 5 tuổi:................................................................................................................5
2.3.3.Giải pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ được tương tác, trải nghiệm các tình huống
nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ:..........................................................................................................................6
2.3.4.Giải pháp 4: Rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở các hoạt động trong ngày:
.............................................................................................................................12
2.3.5.Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi, video để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân qua các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ:...............15
2.3.6.Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường gặp hàng ngày cho
trẻ.........................................................................................................................18
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................19
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................20
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3. 2. Kiến nghị.....................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết theo tổ chức y tế thế giới WHO, kỹ năng sống là “khả
năng thích nghi” và “hành vi tích cực” cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu
quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Giáo dục kỹ năng sống là

giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành
mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực rèn luyện nhân cách tốt.
Thạc sĩ Lê Thanh Nga - vụ GDMN có viết “Đối với trẻ em mầm non trong
quá trình phát triển, nếu được uốn nắn, giáo dục tốt các em sẽ có nhân cách phát
triển tồn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến
động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống”…Trẻ em nói chung và
trẻ em 4 - 5 tuổi nói riêng là giai đoạn học, tiếp thu lĩnh hội những kỹ năng sống
để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng
tự bảo vệ bản thân nói riêng cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng
xử phù hợp trong xã hội vô cùng hiện đại nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm
với trẻ em như hiện nay.
Trong thời điểm hiện nay hầu như các bậc phụ huynh thường quá bao bọc
con khơng cho phép con có mơi trường trải nghiệm thì trẻ sẽ khơng thể hình
thành thói quen tích cực cho bản thân. Khi xã hội ngày càng phức tạp, các tệ nạn
xã hội, thói hư tật xấu tràn lan. Cha mẹ lại quá bận bịu không thường xuyên ở
bên cạnh để bảo vệ trẻ, đồng thời quá chú trọng đến việc phát triển thể chất và
trí tuệ… mà quên rằng cần phải cho trẻ học thêm kỹ năng tự bảo vệ bản thân dẫn
đến trẻ rất thụ động khơng biết ứng phó trong những hồn cảnh nguy cấp, khơng
biết tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm… để lại những hậu quả
thương tâm và vô cùng đáng tiếc. Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng tự bảo vệ bản thân nói riêng cho trẻ sẽ góp phần giúp trẻ có kỹ năng xử lý
những tình huống thường gặp hàng ngày cũng như tự biết chăm sóc bản thân,
tránh khỏi những nguy hiểm và có nhiều cơ hội để thành cơng hơn trong tương
lai. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng và rất cần thiết cho cuộc sống hiện
tại và sau này của trẻ.
Nhìn vào thực tế ta thấy rằng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân không
phải là một mơn học nên khơng có tiết dạy riêng nên thời gian dạy trẻ còn hạn
chế chủ yếu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân được lồng ghép thông qua các
hoạt động hàng ngày. Giáo viên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thiên về
cung cấp kiến thức mà quên mất việc phải cho trẻ thực hành, trải nghiệm, chưa

tạo cơ hội và tận dụng các tình huống nảy sinh trong thực tế hàng ngày để trẻ có
cơ hội ơn tập và luyện lại những kiến thức và kỹ năng đã được học và học sinh
thiếu hụt kỹ năng, không biết cách tự bảo vệ bản thân. Vì vậy cho thấy chúng ta
cần phải có những biện pháp thiết thực góp phần giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản
thân qua một số tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ.
Là một giáo viên tôi nhận thấy rằng để thực hiện tốt việc dạy trẻ mầm non
4- 5 tuổi những kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ bản thân là việc làm
không đơn giản bởi làm thế nào để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ
thích nghi và tự tìm cách giải quyết tình huống, nhất là trong thời điểm đại dịch

skkn


2

covid như hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường MN Đông sơn –
Tp Thanh Hố” để nghiên cứu từ đó tìm ra những biện pháp hay nhằm giáo dục
kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4- 5 tuổi đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4- 5 tuổi
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” với môn kỹ năng tự
bảo vệ bản thân thì hình thức này lại cần được phát huy hơn nữa. Vì vậy các
phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục cho trẻ cần phải lựa trọn phù hợp.
Trong q trình thực hiện tơi đã sử dựng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp dùng lời nói

- Phương pháp quan sát
- phương pháp thực hành trải nghiệm
- Phương pháp điều tra thực trạng
2. Nội dung của SKKN
2.1. Cơ sở lý luận 
Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Được nhắc đến như một phần của
kỹ năng sống là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hồn thiện trong
một q trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn
luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh
mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.
Hiểu theo cách khác kỹ năng bảo vệ bản thân còn là những hiểu biết của
một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động
đúng, an tồn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm
thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi
an toàn. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra mơi trường an tồn cho
trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của
mình: Chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an tồn và khơng an tồn bắt
đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi
tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra
đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến
thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khơn lường đối với trẻ. Giai
đoạn từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy
hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ
năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản
thân sẽ giúp trẻ có thể an tồn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2021 - 2022, tôi được BGH giao nhiệm vụ dạy lớp mẫu giáo 4 - 5
tuổi với số trẻ là 36 cháu. qua thực tiễn, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
* Tḥn lợi: Trường MN Đơng sơn là ngơi trường có bề dày kinh nghiệm


skkn


3

trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ, nhiều năm liên tục trường ln đạt
thành tích cao và được cấp trên khen ngợi. Với trang thiết bị và cơ sở vật chất
đầy đủ. Nhà trường được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II.
Đa số các cháu ngoan, khỏe mạnh, trẻ được học và phân theo độ tuổi. Lớp
học rộng, thơng thống được trang bị đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, tài liệu
về giáo dục được cấp phát kịp thời.
Bản thân tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ
nhất là trong bối cảnh dịch covid phức tạp như hiện nay. Với lịng u nghề và
ln mong muốn dạy trẻ lớp mình tự tin, tự lập, hợp tác tốt và khả năng tự bảo
vệ bản thân cũng như quan hệ xã hội tốt, hơn nữa với lòng yêu nghề mến trẻ nên
bản thân không ngừng học hỏi nên việc tiếp cận thực tế, nhanh nhạy với thời
cuộc, tràn đầy nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, việc nắm bắt thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá dễ dàng, có kĩ năng tin học, có khả
năng thiết kế bài giảng điện tử.
Phòng giáo dục TP Thanh hóa, cùng với Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát
sao về chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên đi thăm quan thực tế ở các trường.
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ với lớp, quan tâm đến trẻ, đưa đón trẻ đúng giờ,
trẻ đi học chuyên cần.
Khó khăn:
Giáo viên chưa xây dựng được các kế hoạch để đưa các kỹ năng sống vào
các tháng một cách cụ thể khoa học.
Việc xây dựng môi trường để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được
quan tâm nhiều.
Tài liệu biên soạn về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân dành cho giáo

viên cịn hạn chế. Chưa có sự thống nhất về nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân qua một số tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ gây khó khăn cho
giáo viên trong việc xây dựng, tổ chức giáo dục cho trẻ.
Số ít giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết
của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong một số tình huống
thường gặp hàng ngày.
Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đúng mức hoặc thiếu kinh nghiệm
trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua một số tình huống thường
gặp hàng ngày cho trẻ. Nhiều cha mẹ vì quá yêu thương mà bao bọc, làm hết tất
cả mọi việc cho trẻ mà khơng biết rằng điều đó vơ tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt
kỹ năng, khơng biết cách tự bảo vệ bản thân.
Một số trẻ ở lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt
động, khả năng lĩnh hội kiến thức của các trẻ khác nhau.
Thực tế qua khảo sát, đánh giá kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ lớp mẫu
giáo 4 - 5 tuổi tại lớp lá A1 - Trường mầm non Đông Sơn (Bảng 1: Tháng
9/2021) thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm 2021-2022
Kết quả
Tổng
số
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
trẻ
Số Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
KS
trẻ
%

trẻ
%

skkn


4

Kỹ năng thốt hiểm khi bị bỏ qn trên
ơ tơ

36

7

19.4

29

80.5

Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

36

18

50

18


50

Kỹ năng an toàn khi chơi một mình

36

20

55.5

15

44.5

Kỹ năng khi gặp người lạ
Kỹ năng phịng chống dịch bênh
COVID 19
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
Kỹ năng an tồn khi tham gia giao
thơng.
Kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn.

36

14

39

22


61

36

14

39

22

61

36

7

19.4

29

80.5

36

20

55.5

15


44.5

36

18

50

18

50

Qua khảo sát ban đầu, tơi thấy kết quả trên trẻ đạt chưa cao và không đồng
đều. Chính vì vậy, tơi ln trăn trở những suy nghĩ làm thế nào để tìm ra giải
pháp phù hợp hữu hiệu nhất giúp trẻ tham gia hoạt động bảo vệ bản thân có kỹ
năng một cách mạnh mẽ, tự tin, an toàn.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần
giáo dục qua một số tình huống thường gặp hằng ngày.
Việc xác định nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu
giáo nhỡ trong một số tình huống thường gặp hàng ngày là vấn đề tôi luôn băn
khoăn. Trước tiên, để xác định một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cần dạy trẻ
mẫu giáo nhỡ trong một số tình huống thường gặp hàng ngày tôi đặt ra câu hỏi:
chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những người lao động như thế nào? Bản
thân chúng ta cần gì? Thiếu gì? Dựa vào cái gì để mỗi chúng ta thành cơng thì
chúng ta sẽ dạy cho học sinh những điều y như thế. Tiếp theo đó, căn cứ vào đặc
điểm lứa tuổi trẻ mầm non, chúng ta thấy rằng trẻ mầm non rất hiếu động, thích
chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung quanh, thoát cái đã chạy mất nên rất dễ
bị lạc. Trẻ có thể bị lạc trong những trường hợp như khi tham gia các hoạt động

trong trường rồi khơng biết đường về lớp; có thể bị lạc trong siêu thị hoặc khi đi
ngồi đường. Hay trong q trình chơi ở trường và ở nhà, các con có thể gặp
phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đình như phích nước, ổ
điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vật nhỏ. Thêm vào đó,
trong thời gian hiện nay, trên các phường tiện truyền thơng thường nhắc đến rất
nhiều những tình huống nguy hiểm với trẻ em như tình huống gặp người lạ,
người lạ dụ dỗ cho kẹo, đồ chơi… là một trong những tình huống có thể mang
đến những nguy hiểm cho trẻ như bị bỏ qn trên ơ tơ, bắt cóc, xâm hại tình dục,
lợi dụng trẻ… là những vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Vậy phải
giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống thường
gặp hàng ngày như thế nào để trẻ biết tự giải quyết tình huống khi bị lạc, khi
chơi một mình an tồn, khi gặp người lạ, khi tham gia giao thơng an tồn…
bước đầu có thể giúp trẻ giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống
một cách có hiệu quả. Trên cơ sở đó tơi xác định các kỹ năng tự bảo vệ bản thân

skkn


5

cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong một số tình huống thường gặp hàng ngày đó là:
Kỹ năng phịng chống dịch bênh COVID-19; Kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ
quên trên ô tô ; Kỹ năng ứng xử khi bị lạc; Kỹ năng an tồn khi chơi một mình;
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thong; Kỹ
năng khi gặp người lạ; Kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn.
2.3.2. Giải pháp 2: Xác định một số nguyên tắc khi giáo dục
một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua một số tình huống
thường gặp hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi.
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống thường gặp
cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại. Việc giáo dục kỹ

năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong một số tình huống thường
gặp hàng ngày sẽ giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác
nhau trong cuộc sống và nó sẽ là hành trang cần thiết cho trẻ trong cuộc sống
sau này. Để việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo lớn trong
một số tình huống thường gặp hàng ngày đạt hiệu quả tơi thiết nghĩ mỗi giáo
viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ: Thường xuyên trao đổi, nói
chuyện với trẻ sẽ tạo tiền đề tốt để giáo viên có thể nắm bắt và giải quyết được
những vẫn đề xảy ra xung quanh con một cách tốt nhất. Giáo viên có thể nói
chuyện, trao đổi thường xuyên với trẻ vào các thời điểm trong ngày như trong
giờ đón trả trẻ, khi dạo chơi ngồi trời, hoạt động góc hay trước giờ trẻ ngủ
trưa… có thể chỉ là những điều tốt, hành động tốt con nhìn thấy, những việc làm
nhỏ con giúp các thành viên trong gia đình, dồ chơi mà con thích nhất, món ăn
con thích nhất, điều con mong muốn… Nói chuyện, trao đổi là cách đơn giản
nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà cịn giúp kéo gần khoảng cách giữa
cơ và trẻ, tạo dựng niềm tin với trẻ.
Khi trẻ sai, nên giải thích cho trẻ, khơng nên qt mắng trẻ: Trẻ nhỏ
thường hay mắc lỗi và giáo viên thường hay mất bình tĩnh, nóng giận khơng
kiểm sốt được bản thân dẫn đến có những hành động làm tổn thương trẻ, mất
niềm tin với trẻ do đó khi trẻ mắc lỗi giáo viên cần đặt mình vào vị trí của trẻ,
bình tĩnh giải thích cho trẻ những nguyên nhân dẫn đến vấn đề khiến trẻ mắc lỗi.
Phương pháp cuối cùng của mọi phương pháp mới là sự trách phạt.
Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân - kết quả: Tư duy của trẻ lứa
tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng bắt đầu phát triển mạnh
và trẻ ln nóng lịng muốn thể hiện mình vì vậy cần bước đầu dạy trẻ nhận thức
mối quan hệ nguyên nhân và kết quả để giúp trẻ biết cách hành động đúng hơn
trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Sử dụng những tình huống trong thực tế hàng ngày: Tận dụng các tình
huống thực tế hàng ngày là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình
huống có thể xảy ra trong thế giới mn màu từ đó có cách xử lý thơng minh

nhất những tình huống xảy ra đó hiệu quả nhất.
Đưa ra những quy tắc an tồn và khơng an tồn, được phép và khơng được
phép: Quy tắc an tồn - khơng an tồn, được phép và không được phép là một
trong những quy tắc đơn giản. Để thực hiện quy tắc này, cô giáo cũng như cha
mẹ cần là người làm gương cho trẻ. Với mỗi quy tắc, nên đặt ra những mức

skkn


6

thưởng - phạt rõ ràng để tạo niềm tin trong trẻ và khi sửa đổi hay bổ sung quy
tắc nên thống nhất và giải thích rõ ràng với trẻ.
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo cơ hội để trẻ được tương tác, trải
nghiệm các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày
để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
Các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày thường là những tình huống
gần gũi, thực tế, dễ hiểu và phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tận dụng những
tình huống xảy ra hàng ngày để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ có vai trị hết
sức quan trọng trong việc hình thành các hành vi, chuẩn mực, làm giàu vốn sống,
vốn kinh nghiệm, giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào
cuộc sống của trẻ. Muốn vận dụng các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng
ngày để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ hiệu quả, giáo viên cần: Quan
sát, phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Xác định
nhanh tình huống đó có phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ hay không, có gắn
liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ hay không và phản ánh mối quan hệ đa dạng
trong xã hội hay khơng. Cần khơng gị bó, áp đặt trẻ và cần tạo sự gần gũi, thân
thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Tận dụng các tình huống xảy ra xây
dựng các hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trên
quan điểm khuyến khích trẻ tự chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và tạo cơ hội để trẻ

tự trải nhiệm. Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo lớn thì điều
quan trọng không thể thiếu là luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập
thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, có như vậy mới hình thành các kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ một cách bền vững. Trong cuốn sách “Học qua trải nghiệm”, để tạo
cơ hội cho trẻ được tương tác, trải nghiệm mỗi giáo viên cần: Tin tưởng vào trẻ và
năng lực của trẻ.Tạo các hoạt động, cơ hội để trẻ được quan sát, suy ngẫm, cảm nhận
và chia sẻ quan điểm của cá nhân trẻ.Tạo điều kiện để trẻ thực hành, trải nghiệm mọi
lúc, mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày.Trong khi thực hành trải nghiệm,
trẻ được thể hiện ý tưởng của mình, được trải nghiệm, đánh giá đồng thời tạo sự
hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động cho trẻ.
Tình huống nảy sinh 1: Dịch bệnh COVID-19 là một dịch bệnh truyền
nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến Trung Quốc đại lục,
cùng với nhiều trường hợp ở hơn 100 quốc gia, hiện tại Việt Nam có rất nhiều
ca mắc bệnh trong ngày. Tơi đã được đi tập huấn phịng chống dịch COVID-19
tại trường về để phịng tránh cho chính bản thân , gia đình và cho học sinh của
tơi. Là giáo viên tơi cần thiết phải sẽ rèn trẻ “kỹ năng phịng chống dịch bệnh”
và để phòng tránh dịch bệnh các con phải làm gì?
Theo tơi “Bàn tay khơng an tồn”  cũng chính là “cơng cụ” khiến virus lây lan
từ người này sang người khác, vì vậy cách chặn đứng con đường virus xâm nhập vào
cơ thể bằng việc rửa tay bằng xà phịng, nước sát khuẩn là vơ cùng cần thiết .
Vậy Khi nào cần cho trẻ rửa tay?
- Rửa tay thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn
- Sau khi xì mũi
- Ho hoặc hắt hơi
- Trước và sau khi ăn uống
- Sau khi đi vệ sinh

skkn



7

- Sau khi chơi đồ chơi
- Rửa tay bất cứ lúc nào thấy tay bẩn.

Hình ảnh các bé rửa tay tại trường mầm non
Để việc rửa tay đạt kết quả cao tôi đặc biệt quan tâm hướng dẫn trẻ rửa tay
bằng xà phòng đúng cách qua 6 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng
bàn tay và xoa đều
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngồi các ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ
ngón, móng tay trong vịng ít nhất 20 giây.
- Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc
khăn sử dụng một lần.
Ngồi ra tơi cịn sử dụng dung dịch nước sát khuẩn tay nhanh, kiểm tra
thân nhiệt cho trẻ ngay khi bố mẹ đưa trẻ đến lớp? Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng
nước sát khuẩn như sau: Cho một lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay; Xoa đều
hai lòng bàn tay vào nhau; Xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay
cho đến khi tay bạn khơ ráo. Q trình này sẽ mất khoảng 20 giây.

Hình ảnh: Đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn cho trẻ

skkn


8


Tơi cịn thường xun nhắc nhở trẻ khơng cho tay lên mắt, mũi miệng, giữ
gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không dùng chung cốc uống nước, bát đĩa, thức ăn, đồ
uống với người khác: Mỗi trẻ ln có 1 chiếc cốc và khăn riêng, tôi luôn nhắc
nhở trẻ dùng đúng cốc và khăn của mình, khơng dùng chung khăn hay cốc với
các bạn trong lớp hạn chế lây lan dịch bệnh.
*Bên cạnh đây tôi cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu đang có dấu hiệu ho hoặc khó thở, sốt cần báo với cô giáo, bố mẹ.
Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng nghi nghờ bệnh cần đến ngay cơ sở y tế
khám bệnh, điều trị và cách ly kịp thời.
- Nhắc trẻ che miệng khi hắt hơi, sổ mũi, ho.
- Đeo khẩu trang ngay lúc đó tránh trường hợp mình cũng mắc bệnh và lây
lan cho người khác. Không đến chỗ đông người.
- Dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, lớp học, lau các tay vịn cửa, cầu thang, đồ
dùng mà mình cầm tay vào, phun khử khuẩn clominb…

Ảnh minh họa “kỹ năng phòng dịch bênh COVID - 19”

skkn


9

- Nghe, theo dõi thơng tin và cách phịng chống dịch bệnh trên báo chí, loa
đài, thời sự, internet…
- Dùng các thực phẩm được đun sơi, nấu chín.

Xem tin tức bệnh trên thời sự VTV-1 Xem tập huấn COVID 19 Thanh hóa
Tình huống nảy sinh 2: Thực hiện nhiệm vụ năm học, ban giám hiệu nhà
trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cho CBGVNV

nhà trường. Cử giáo viên đi tham quan kiến tập “Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa
hoạn” tại trường bạn.

Hình ảnh: CBGV Đi tập huấn PCCC ở trường bạn
Không chỉ tạo cơ hội bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ
CBGVNV mà nhà trường cịn tạo cơ hội để học sinh tồn trường được thực
hành trải nghiệm kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố cháy trong nhà trường. Qua
sự việc nhà cô Phan Thị Mai – Giáo viên trường MN Võng La đã xảy ra hỏa
hoạn, mặc dù đã được các cơ quan chức năng và nhân dân ứng phó kịp thời,
đám cháy đã được dập tắt song toàn bộ tài sản đã bị cháy hồn tồn, hai đứa con
của cơ cũng đã hy sinh. Từ đó tơi đã rèn trẻ “Kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa
hoạn” Sau buổi thực hành trải nghiệm trẻ nắm bắt rất nhanh kỹ năng thoát hiểm
cần thiết để bảo vệ bản thân như gọi điện đến đường dây nóng 114, mở cánh cửa
sổ kêu cứu người bên ngoài, lấy khăn che mũi, miệng tránh hít phải khói, lăn
xuống nền nhà theo hướng cửa ra vào để thoát hiểm…

skkn


10

Ảnh minh họa “kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn”
Sau buổi thực hành đó, giáo viên cho trẻ chia sẻ cảm xúc, chia sẻ cách thoát
hiểm cần thiết để bảo vệ bản thân khi gặp cháy và tạo cơ hội cho trẻ được thực
hành lại tại lớp, trẻ rất hứng thú và thể hiện tốt kỹ năng thoát hiểm của bản thân.
Như vậy, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ tự tin, luôn
sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống và tự bảo vệ
bản thân trước các tình huống nguy hiểm.
Tình huống nảy sinh 3: Trẻ bị bỏ quên trên ô tô: các bậc phụ huynh cũng
quan tâm làm thế nào để trang bị cho con em những kiến thức, kĩ năng thoát

hiểm nếu chẳng may bị mắc kẹt trên ơ tơ một mình. Đừng bao giờ chủ quan mà
hãy chủ động phịng bị, giúp trẻ có thể tự mình xoay xở được trong tình huống
khẩn cấp.  Từ đó tơi đã mạnh dạn đưa kỹ năng tự thốt hiểm trên ô tô vào rèn trẻ
trong hoạt động chiều. Dưới đây là 5 bước thốt hểm trên ơ tơ.
Bước 1: Giữ bình tĩnh: Với trẻ em, khi bị mắc kẹt một mình trong ơ tơ
giữa trời nóng như thiêu đốt, chuyện hoảng loạn là rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, các
bậc phụ huynh hãy trao đổi thẳng thắng với con nhỏ rằng đã là tình huống nguy
cấp thì có thể sẽ xảy ra với bất kì ai. Và nếu gặp phải nó, đừng bỏ cuộc mà hãy
cố gắng bình tĩnh để tìm cách thốt thân hoặc chờ người đến cứu. Phản ứng

skkn


11

nhanh chóng là cần thiết, khơng được lề mề nhưng cũng khơng cuống qt lên
khiến tình hình thêm nghiêm trọng. Nếu đang mặc áo khoác…hãy nhẹ nhàng cởi
bỏ chúng để giảm thân nhiệt. Quan sát xung quanh để biết mình đang ở đâu, gần
đó có những ai có thể ứng cứu.
Bước2: Bấm cịi xe trên vơ lăng: Có một số loại ơ tơ dù tắt máy nhưng
bấm còi vẫn phát ra âm thanh, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con bấm cịi để mọi
người chú ý đến. Đa phần còi được lắp đặt giữa vơ lăng. Phụ huynh có thể giúp
trẻ nhận ra vị trí cịi xe thơng qua hình ảnh, clip hoặc chỉ dẫn trực tiếp khi trẻ đi
ô tô cùng với bố mẹ.

Bước 3: Hãy thử mở các cửa ô tô
Bước 4: Đứng ở phần kính trước vơ lăng để vẫy người phía ngồi.
Bước 5: Tìm cách phá kính ơ tơ

Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể nghĩ đến chuyện phá cửa kính thốt thân

sau khi mọi biện pháp khác khơng có tác dụng. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận
để giảm thiểu chấn thương. Khơng được phá kính chắn gió phía trước mà chọn
các cửa hai bên. Nếu trên xe có chuẩn bị dụng cụ phá kính thì hãy sử dụng ngay.

skkn


12

Loại thường gặp nhất là búa phá kính có dạng đầu nhỏ. Khi dùng lực đập vào
Những lời khuyên ở trên nhìn có vẻ phức tạp nhưng nếu phụ huynh kiên nhẫn và
giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của chúng, chắc chắn rằng các em sẽ học
thuộc rồi ghi nhớ được. Khi biết cần làm gì trong tình thế nguy hiểm, trẻ em có
thể tự trấn an mình, từ đó giúp hạn chế các hậu quả đáng tiếc xảy ra. Qua tình
huống này đã giáo dục kỹ năng tự thốt hiểm trên ơ tơ
2.3.4. Giải pháp 4: Rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở các hoạt động
trong ngày.
Theo tơi việc lồng ghép các biện pháp phịng chống dịch corona vào các hoạt
động là vô cùng cần thiết, bước đầu giúp trẻ hiểu được sự nguy hiểm của dịch
bệnh, cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp phòng chống dịch, cụ thể như:
*Hoạt động trò chuyện sáng:
Trong giờ đón trẻ, trị chuyện sáng, tơi trị chuyện, cho trẻ xem các phóng
sự về tình hình dịch bệnh covid-19 trong nước, từ đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh
cá nhân, vệ sinh thân thể, dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách…
* Lồng ghép trong hoạt động vệ sinh, ăn ngủ cho trẻ:
- Trong giờ ăn cô hỏi trẻ: Hơm nay các con được ăn gì? Các chất này có tác
dụng gì đối với cơ thể con người…Từ đó, cơ giáo dục trẻ để có một sức khỏe tốt
chống lại bệnh tật, đặc biệt là dịch covid-19 đang diễn ra khá phức tạp thì các
con phải ăn khỏe, ăn đa dạng các loại thức nhằm có sức đề kháng tốt chống lại
dịch bệnh.

- Đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể hằng
ngày, đó là cách hiệu quả để phịng tránh nhiễm bệnh.
* Lồng ghép trong các hoạt động học như:
- Lồng ghép các bài hát tuyên truyền phòng tránh dịch corona vào các hoạt
động học, hoạt động chiều và đón trẻ sáng, hoạt động biểu diễn văn nghệ như
hát múa nhảy các bài “ Việt Nam ơi đánh bay covid, chung tay phòng chống
dịch corona, nhảy ghencovi, vũ điệu rửa tay....”
- Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phịng chống dịch covid qua
các giờ học khám phá “bé tìm hiểu điều kì diệu chiếc khẩu trang”, tạo hình“vẽ
khẩu trang”

skkn


13

- Không chỉ vậy, mà trong mỗi giờ hoạt động vui chơi, các buổi rèn kỹ
năng cho trẻ tôi đều lồng ghép các nội dung về phòng chống dịch bệnh nói
chung và dịch bệnh covid-19 cho trẻ như: Hoạt động rèn kĩ năng: Dạy trẻ kĩ
năng đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay theo quy trình rửa tay 6 bước…để có
hiệu quả tốt hơn trong cơng tác phịng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đây Tơi cịn cho trẻ lồng ghép thêm một số
hoạt động khác như
VD: Trong giờ hoạt động học khám phá tôi dạy trẻ “Một số quy định giao
thông đường bộ” để trẻ có kỹ năng tham gia giao thơng an tồn.
Ở phần ổn định tổ chức tơi cho trẻ xem tình huống : Một hơm bạn Trúc
Linh và các bạn rủ nhau đi chơi. Trúc Linh và các bạn dắt tay nhau đi dưới lịng
đường. Bỗng đâu đó có tiếng cịi xe ơ tơ kêu rất to cùng với tiếng mắng của ai
đó vọng ra: Này! Các cháu đi đâu mà đi tung tăng dưới lòng đường thế này?
Thì ra đó là tiếng nói của bác tài xế. Trúc Linh và các bạn hoảng hốt q tí nữa

thì bị chiếc xe máy đi đằng sau đâm vào. Trúc Linh vội vàng gọi các bạn chạy
lên phần đường giành cho người đi bộ. Đàm thoại: Trong tình huống bạn Linh
và các bạn đi bộ ở đâu? Tại sao trúc Linh và các bạn lại bị bác tài xế mắng?
Theo con, trúcLinh và các bạn phải đi ở đâu? Những người đi bộ phải đi ở
đâu? ....Khi các con đi bộ ra ngoài đường, các con sẽ đi ở đâu? Cơ chính xác lại
tình huống: Khi đi bộ ra ngồi đường các con phải tuân thủ quy định giao thông
dành cho người đi bộ: Đi vào phần đường dành cho người đi bộ, khơng đi dưới
lịng đường, đi như thế rất dễ gây ra tai nạn giao thơng.
Hoạt động ngồi trời: Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên
nhiên, với mơi trường xung quanh. Thơng qua hoạt động ngoài trời, giáo viên sẽ
cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể trải nghiệm …Trong quá trình
chơi và hoạt động, nhắc nhở trẻ biết u thương đồn kết với nhau, chia sẻ với nhau
tìm ra những ý kiến hay khiến cho trò chơi hay hơn và có hiệu quả hơn nữa.
VD: Khi trẻ tham gia sân chơi giao thơng trong giờ hoạt động ngồi trời:
Giáo viên cho trẻ quan sát, chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết của trẻ về các quy định
của đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông; người đi bộ đi ở đâu, nếu đi từ
ngõ hoặc hẻm ra cần phải làm gì, chơi đùa dưới dưới lịng đường hoặc gần khu
vực đậu, đỗ ơ tơ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao phải đội mũ khi tham gia giao
thông và cho trẻ thực hành tham gia giao thông…
Khi trẻ chơi hoạt động góc: Ở góc văn học, thấy trẻ xem những cuốn
sách, những hình ảnh mẩu chuyện về các tình huống nảy sinh trong cuộc sống
hàng ngày như có bạn nhỏ bị lạm dụng, khi người lạ cho kẹo, khi bị người
khác hôn, khi thấy chạy,kỹ năng an tồn khi tự vệ, quy tắc năm ngon tay…
tơi thường giáo dục trẻ thơng qua những mẩu chuyện từ đó trẻ có thể ghi nhớ
và hình thành những kỹ năng ứng xử phù hợp khi gặp những tình huống thực
hàng ngày dù có thể trẻ thực hiện chưa chính xác nhưng trẻ vẫn có cách xử lí
tình huống (khi trẻ bị lạc, khi trẻ bị xâm hai, khi trẻ bị lạm dụng…) một cách
an toàn nhất cho bản thân . Hoặc trong những buổi thăm quan, khi đi trên
đường đi có rất nhiều người lạ, cơ giải thích và giúp trẻ ứng xử đơn giản như
gặp người lạ nếu họ chào chỉ vẫy tay chào xã giao, khơng được nói chuyện,

tuyệt đối không đi theo người lạ, kể cả khi họ nói sẽ cho chơi đồ chơi, mua đồ

skkn


14

chơi, hay giúp tìm đường về nhà… tuyệt đối khơng nhận q bánh để đề
phịng những món q, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, khi trẻ ngửi hoặc ăn
vào sẽ bị trúng mưu kẻ xấu nhưng phải từ chối khéo léo “Ba mẹ khơng cho
phép nhận”. Dạy trẻ tìm đến chỗ có người lớn mặc đồng phục cầu cứu và
tránh bị người lạ tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép
ăn hay bắt lên xe, phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu. Với
cách sử dụng các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tôi đã trang bị cho trẻ những kiến thức và
kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân một cách hiệu quả và thiết thực.

Kỹ năng ứng xử khi gặp người lạ (Bắt cóc)
2.3.5. Giải pháp 5: Sử dụng trị chơi, video để giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ:
Nhà giáo dục người Nga A.X.Makarenkô đã cho rằng: “Trẻ em trong vui

skkn


15

chơi như thế nào thì phần lớn nó sẽ như vậy trong công việc khi lớn lên. Vui
chơi là một hoạt động sống không thể thiếu được đối với mỗi đứa trẻ”. Việc sử

dụng trị chơi như trị chơi đóng vai, trò chơi học tập hay trò chơi vận động… để
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống nảy sinh trong cuộc
sống hàng ngày cho trẻ sẽ giúp trẻ tự tin, biết tập trung, sống có trách nhiệm,
sống hịa đồng, thân thiện với mọi người, biết cách giao tiếp văn minh, biết cách
phản ứng trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống hiện đại một cách tự
nhiên và hiệu quả. Đồng thời giúp trẻ phát triển thể lực, phối hợp các vận động,
tăng cường khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn, nuôi dưỡng ước mơ, theo đuổi
ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực… Khi sử dụng trò chơi mỗi giáo viên
cần phải lưu ý: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cho cơ và trẻ khi tham
gia trị chơi. Tạo cơ hội để phát huy tính tích cực cho trẻ khi tham gia hoạt động
và các tình huống giả định. Linh hoạt trong hình thức tổ chức. Với các trị chơi
học tập và vận động đảm bảo các bước tiến hành: Giới thiệu tên trị chơi - mục
đích của trị chơi. Giới thiệu cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi dưới sự
bao quát, giám sát của giáo viên. Nhận xét đánh giá sau khi chơi.
Mỗi dạng trị chơi có những tác dụng riêng thúc đẩy sự phát triển nhân
cách. Chính vì thế, trẻ được tham gia vào nhiều loại hình vui chơi càng có khả
năng phát triển đa dạng hơn. Thơng thường, trẻ em khơng chỉ vui chơi một mình
mà thường thích chơi cùng với bạn khác trong các trị chơi với nhóm bạn hoặc
tập thể. Khi cho trẻ chơi những trị chơi với nhóm bạn thì ngồi việc sẽ hình
thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm như hợp tác, đồn kết, chia sẻ,
cư xử thiện chí, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, phát triển thể
chất cịn giúp hình thành những kỹ năng tự bảo vệ bản thân rất tốt cho trẻ như:
giữ khoảng cách an toàn cho bản thân khi chơi vận động cùng bạn hay kỹ năng
ứng xử khi chơi bị ngã chảy máu, bị thương cần phải làm gì?..
Trị chơi “Qủa bóng câu hỏi” Cách chơi: Cơ cho trẻ ngồi thành hình vịng
trịn. Trẻ sẽ vừa hát vừa chuyền bóng. Khi nhạc dừng lại trẻ nào có quả bóng
trên tay sẽ được lựa chọn một câu hỏi mà cô đã dán trên quả bóng. (Câu hỏi sẽ
ứng với các tình huống) Trẻ lắng nghe câu hỏi và trẻ lời (Cách ứng xử đơn giản
khi gặp các tình huống đó).
Luật chơi: Bạn nào không trả lời được câu hỏi của cô sẽ phải nhảy lò cò.


skkn


16

Hình ảnh trị chơi: Qủa bóng câu hỏi
Trị chơi: “Thử tài của bé”Cách chơi: Mỗi trẻ được tặng một bông hoa
màu vàng, một bông hoa màu hồng. Bông hoa màu vàng dành cho hành động
đúng, bông hoa màu hồng dành cho hành động sai. Cô giáo đưa ra các bức tranh
về các tình huống xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở lớp của trẻ (Trẻ
biết tìm đến chú bảo vệ hay cô nhân viên bán hàng khi lạc ở siêu thị, trẻ biết
ngồi im và gọi cô khi bị ngã, trẻ biết hét to khi bị người lạ dụ dỗ…). Nhiệm vụ
của trẻ là giơ khuôn mặt buồn/vui thay cho câu trả lời đúng/sai. Luật chơi: Bạn
nào giơ nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
Trò chơi: “Đội nào giỏi nhất”. Cách chơi: Số trẻ chơi có thể tử 20- 26
trẻ.Chia làm trẻ làm 2 đội chơi, mỗi đội có 10 bạn. Cho đi theo vịng trịn, vừa đi
vừa hát các bài hát trong các chủ đề mà trẻ đã học. Khi tiếng nhạc dừng lại thỉ
trẻ phải làm theo u cầu của cơ. (Ví dụ: Cơ đưa ra tình huống đội nào có cách
giải quyết nhanh nhất thì chạy nhanh vào vịng trịn và nói cách giải quyết tình
huống đó của đội mình). Luật chơi: Đội chạy vào vịng trịn chậm, hoặc cách
giải quyết tình huống khơng đúng thì sẽ thua cuộc.
Trị chơi “Nàng Bạch Tuyết”. Cách chơi: Trẻ ngồi thành vịng trịn. Mỗi
trẻ sẽ cầm hình ảnh tương ứng với cách giải quyết các tình huống. Chọn một trẻ
cầm chiếc giỏ, trẻ đóng vai Nàng Bạch Tuyết. Khi tất cả trẻ cùng hát, trẻ chiếc
giỏ nhảy múa bên trong vòng tròn. Kết thúc bài hát nàng Bạch Tuyết lấy bên
trong giỏ là hình ảnh ứng với một tình huống (trẻ bị lạc, bị ngã, nhìn thấy nguy
cơ cháy nổ…) khi nhìn thấy hình ảnh những trẻ ngồi bên ngồi vịng trịn mà
cầm hình ảnh tương ứng với cách giải quyết các tình huống sẽ giơ ảnh lên, các
trẻ khác khơng có ảnh tương ứng với hướng giải quyết tình huống đưa ra úp ảnh

vào lịng mình. Luật chơi: Bạn nào giơ sai sẽ phải nhảy lị cị.

Hình ảnh: Thử tài của bé
Hình ảnh TC: “Nàng Bạch Tuyết”
Trị chơi “Mở ra cánh cửa bí mật”
Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn. Cho hai trẻ đứng vào giữa vòng tròn,
đứng đối diện nhau giơ hai tay lên, lòng bàn tay áp sát vào nhau làm cánh cửa.
Một trẻ sẽ đứng phía sau mở cánh cửa và mơ phỏng một tình huống thường gặp
hàng ngày. Cơ gọi một trẻ bên ngồi đốn tình huống đó và trẻ mơ phỏng tình
huống sẽ nói cách giải quyết tình huống đó. Luật chơi: Ai đốn nói được cách
giải quyết tình huống đúng thì sẽ được “Cánh cửa thần” sẽ mở và cho đi qua.
Trò chơi: “Thi tài kể chuyện” Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một câu
chuyện ngắn gọn, có tình tiết hấp dẫn. Cách chơi: Giáo viên kể đoạn đầu của 1

skkn


17

câu chuyện, sau đó nêu ra kết thúc của câu chuyện đó. Đoạn giữa là đoạn trẻ tự
kể để làm sao kết thúc câu chuyện giống như cô đã kể. Tiến hành: Giáo vên kể
đoạn đầu và đoạn cuối của câu chuyện. Giáo viên chia trẻ thành các nhóm, phân
ra các góc lớp để hội ý tìm ra đoạn giữa của câu chuyện (khoảng 15 phút). Sau
khi hội ý, các nhóm sẽ kể lại câu chuyện với đoạn giữa là sáng tác của nhóm
mình. Cả nhóm có thể vừa kể vừa diễn kịch theo ý thích của nhóm mình.
Lưu ý: Giáo viên nên tìm những câu chuyện mà có đoạn giữa là đoạn cần
tìm cách giải quyết 1 vấn đề nào đó (hẳng hạn: Làm sao để chàng trai cứu được
mẹ? Làm sao để Vịt con về được đến nhà?...)

Hình ảnh trò chơi: “Thi tài kể chuyện”và “Mở ra cánh cửa bí mật”

Bên cạnh việc tự thiết kết trị chơi, tơi cũng lên mạng và sưu tầm các, hình
ảnh, video về các kỹ năng sống cho trẻ mầm non
2.3.6. Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh trong công tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
qua các tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ.
Trong cơng tác giáo dục kỹ năng cho trẻ trong trường mầm non, ngoài các
yếu tố “ cần” của giáo viên, theo tơi, cơng tác phối kết hợp của phụ huynh chính
là yếu tố “ đủ” để quyết định tới sự thành cơng trong cơng việc này. Bởi gia đình
đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục và hình thành
nhân cách cho trẻ. Giáo dục gia đình là cơ sở đầu tiên để mỗi đứa trẻ phát triển
tồn diện, trở thành người cơng dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Vì vậy,
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường gặp hàng
ngày cho trẻ không chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần được tiến
hành ngay cả trong gia đình nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất trong việc
hình thành cho trẻ kỹ tự bảo vệ bản thân. Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ tôi đã
phối hợp với phụ huynh những nội dung sau: Để giúp trẻ tự tin hơn khi gặp
nguy hiểm và phụ huynh cũng bớt phần lo lắng tôi hướng dẫn phụ huynh cho
con con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Hay làm một chiếc thẻ có
ghi số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình để trong balo của trẻ hoặc trong
túi quần áo, đeo thẻ khi cho trẻ đến nơi đông người, đi tham quan dã ngoại.

skkn


18

Tận dụng những tình huống nhìn thấy hay nghe thấy trên các phương tiện
truyền thông biến thành bài học cùng trẻ chia sẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống
đó nên làm gì và cách đề phịng cho trẻ. Nếu muốn dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ

bản thân phụ huynh cần luôn là tấm gương và thực hành để trẻ quan sát, học hỏi.
Hàng ngày cùng con chơi những trò chơi tình huống để có thể đánh giá khả
năng phản ứng của con từ đó kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an
toàn nhất. Dành thời gian để trao đổi, lắng nghe con chia sẻ những điều xảy ra
trong cuộc sống và cảm nhận của con. Động viên, khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ
có những hành động đúng và nhẹ nhàng nhắc nhở khi trẻ có những hành động
chưa đúng. Phụ huynh cùng giáo viên đánh giá kết quả trên trẻ và lập kế hoạch
giáo dục cho giai đoạn tiếp theo. Để thực hiện các nội dung này, tơi sử dụng một
số hình thức phối hợp sau: Sử dụng bảng tuyên truyền ngoài cửa lớp. Sử dụng
bảng tun phịng tránh dịch bệnh COVID-19 ngồi cổng trường. Trao đổi trực
tiếp với phụ huynh qua giờ đón, trả hàng ngày, facebook, Zalo nhóm lớp sổ nhật
kí của bé... Mời phụ huynh tham gia các hoạt động trong ngày hội, ngày lễ; tham
quan dã ngoại… Tổ chức họp phụ huynh, Phát thẻ tuyên truyền “Hành động để
bảo vệ con bạn” đến phụ huynh.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua việc áp dụng kinh nghiệm của bản thân để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân, tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
*Về phía học sinh: 100% có một số kiến thức cơ bản về kỹ năng tự bảo vệ
bản thân qua một số tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày.
95% trẻ được tạo cơ hội để tương tác, trải nghiệm các kỹ năng tự bảo vệ
bản thân qua tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. 90% khi tham gia
các trò chơi đều được hình thành kỹ năng hợp tác, đồn kết, chia sẻ, cư xử thiện
chí, kỹ năng giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột, phát triển thể chất đặc biệt là
những kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: Kỹ năng chơi an tồn khi tham gia các
trị chơi với nhóm bạn (giữ khoảng cách an tồn cho bản thân khi chơi vận động
cùng bạn hay kỹ năng ứng xử khi chơi bị ngã chảy máu cần phải làm gì? Thấy
bạn bị thương, ốm… cần phải làm gì?); Kỹ năng ứng xử khi bị lạc, khi chơi một
mình… Sau khi trẻ lớp tôi được rèn và trải nghiệm các kỹ năng bảo vệ bản thân
lớp tơi đã có sự thay đổi rõ rệt vào cuối năm.
* Về phía giáo viên:

Từ sự cố gắng nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế trong q trình chăm
sóc giáo dục trẻ, vận dụng kinh nghiệm của bản thân cùng sự ủng hộ tạo điều
kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu, các đồng nghiệp, đặc biệt là nhờ sự phối kết
hợp chặt chẽ từ phía các bậc phụ huynh học sinh đã giúp tôi đạt được một số kết
quả đáng kể trong việc giáo dục, hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ mầm non 4 - 5 tuổi.
Giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua một số tình huống thường gặp hàng
ngày cho trẻ.
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua một số tình huống thường gặp hàng ngày cho
trẻ.

skkn


19

* Về phía phụ huynh học sinh:
Phụ huynh được trang bị thêm những kiến thức, phương pháp cần thiết
trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường gặp
hàng ngày cho trẻ nói chung và kỹ năng phịng tránh dịch COVID-19 nói riêng.
Bố mẹ ln coi trọng trẻ và tích cực phối hợp cùng nhà trường, cùng lớp
tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ.
Bố mẹ dành nhiều thời gian trò chuyện, trao đổi với con hơn, tạo điều kiện
để con được bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân mình.
100% phụ huynh quan tâm và phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường gặp hàng ngày cho trẻ.
Phụ huynh trong lớp thực sự đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực
trong cơng tác giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua các tình huống thường

gặp hàng ngày cho trẻ góp phần trang bị cho trẻ những hành trang cần thiết bước
vào cuộc sống.
Kết quả khảo sát trẻ cuối năm như sau: Bảng 2
Kết quả
Tổng
số
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
trẻ
Số Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
KS
trẻ
%
trẻ
%
Kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên
36
30
83
6
17
ô tô
Kỹ năng ứng xử khi bị lạc

36

36


100

0

0

Kỹ năng an tồn khi chơi một mình

36

34

94

2

6

Kỹ năng khi gặp người lạ
36
36
100
0
0
Kỹ năng phòng chống dịch bệnh
36
36
100
0

0
COVID 19
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
36
32
89
4
11
Kỹ năng an toàn khi tham gia giao
36
33 91,6
3
8,4
thơng.
Kỹ năng thốt hiểm khi có hỏa hoạn.
36
34
94
2
6
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận 
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết để có
cuộc sống an tồn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong các tình huống có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và
hành vi tích cực cho trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp cho trẻ thể hiện kiến
thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có
hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình. Kết quả của việc áp dụng các
giải pháp dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho thấy rằng, những can thiệp dựa
trên giáo dục kỹ năng sống giúp cho việc thay đổi hành vi đạt hiệu quả cao hơn

so với các phương pháp tiếp cận chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức.
Để phát huy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ giáo viên cần nắm vững
phương pháp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non.

skkn


20

Cần xây dựng môi trường thuận lợi để giáo dục trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ
bản thân được lồng ghép thông qua các hoạt động vui chơi, trong tiết học, ngoài tiết
học, mọi lúc mọi nơi trong nhà trường.
Sử dụng linh hoạt các trò chơi để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua
các tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ
được tương tác, trải nghiệm các tình huống nảy sinh nảy sinh trong cuộc sống
hàng ngày để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Công tác phối kết hợp
giữa phụ huynh với nhà trường, giữa cô giáo với phụ huynh với trẻ thơng qua các
giờ đón trả trẻ, thơng qua facebook, mail… Cô giáo và cha mẹ học sinh là trung tâm
là tấm gương giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là khuôn mẫu để trẻ tiếp cận và học tập.
3. 2. Kiến nghị 
* Đối với nhà trường: Tôi mong muốn được tham gia nhiều hơn nữa các
lớp tập huấn, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ
bản thân trong các tình huống thường gặp hàng ngày để nâng cao hơn nữa chất
lượng giáo dục trẻ mẫu giáo. Nhà trường trang bị thêm một số cuốn sách có nội
dung và hình ảnh giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân với các
tình huống và cách xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày, giúp trẻ có thêm
kiến thức và củng cố kiến thức ứng xử phù hợp. Cung cấp thêm những đồ dùng,
học liệu cho việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Cung cấp
thêm các đồ dùng để phòng chống bệnh COVID-19 như : Khẩu trang, xà
phòng, nước sát khuẩn, máy đo thân nhiệt…

* Đối với PhòngGD&ĐT thành phố: Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập
huấn, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên về giáo dục kỹ
năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ ứng xử tốt với các tình huống
thường gặp hàng ngày của trẻ nói chung và tập huấn phịng tránh dịch COVID 19 nói riêng và ứng dụng hiệu quả trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc dạy “Một số giải pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường MN Đơng
sơn - TP.Thanh Hố””. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chị
em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để nâng cao hơn nữa chất lượng ứng dụng
của đề tài trong thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ.
Xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Sơn, ngày 24 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết

Hồng Thị Huế

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Peggy O. Harrelson, (2009), Guiding the Behavior of Young Children.

Nguyễn Thanh Bình, (2008), Giáo dục kĩ năng sống, Nxb ĐHSP.
Laura E.Berd, (2002), Develoment through the lifespan.
Tuyển tập "Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình" của tác giả
Bạch Băng cùng các đồng tác giả.
5. 45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình của tác giả Yoon Yeo Hong được nhà xuấ bản
Thông tin và truyền thông dịch và xuất bản năm 2011.
6. "Protecting the Gift Keeng Children and Teenagers Safe (and parents Sane)’’
(Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker thuoccj bản
quyền của nhà xuất bản Dell, New York.
7. “Raising the kids who can protect them self” (Nuôi dạy những đứa trẻ có thể
tự bảo vệ mình) của tác giả Debbic và Mike Gardnert thuộc bản quyền của
công ty MeGraw Hill, Mỹ.
8. Lê Bích Ngọc, (2013), Giáo dục KNS cho trẻ mẫu giáo, Nxb ĐHQG HN.
9. Huỳnh Văn Sơn, (2009), Nhập môn kĩ năng sống, Nxb Giáo dục. [22], [23] Tác
giả Huyền Linh trong cuốn sách. ‘Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà’’ và ‘Cẩm
nang tự vệ an toàn ra ngoài’’ của nhà xuất bản Thanh niên, năm 2011.
10.Trong tác phẩm: ‘Cẩm nang tự vệ cho bạn’’ và “Cẩm nang an toàn cho bạn’’
của tác giả Lâm Trinh do nhà xuất bản Văn Hóa Thơng Tin phát hành năm
2011.
11.Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách: “Giúp trẻ có
kỹ năng nhận biết và phịng tránh một số nguy cơ khơng an tồn’’ của nhà
xuất bản Dân trí, năm 2012.
12.Trong bộ sách, “Tủ sách trường học an toàn” của nhóm tác giả nam Hồng,
Dương Phong, Ngọc Lan của nhà xuất bản Đại học Sư Phạm. Bộ sách gồm 4
cuốn, Ngơi nhà an tồn cho trẻ, An tồn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên
nhiên, An toàn cho trẻ trong cộng đồng xã hội, Sơ cấp cứu các loại tổn thương
do tai nạn ở trẻ.
13.Chuyên đề năm học 2021-2022 hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho con vào lớp1

skkn



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Huế
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Đơng Sơn-P. Đơng
Sơn- TP Thanh Hóa

TT

1

2
3

4

5

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ
4-5 tuổi thông qua tác
phẩm văn học.
Một số biện pháp nhằm
phát triển khả năng vẽ
của trẻ 4-5 tuổi thông
qua hoạt động tạo hình.

Một số biện pháp gây
hứng thú trong giờ kể
chuyện cho trẻ 5-6 tuổi
Một số biện pháp kích
thích trẻ 4-5 tuổi hoạt
động tích cực trong giờ
vẽ theo đề tài
Một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng
hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 4-5
tuổi trường mầm non
đông sơn

Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở,
Tỉnh….)

Kết quả
Nhăm học
đánh giá
đánh giá xếp
xếp loại
loại
( A, B, C)

Phịng Giáo dục
và Đào tạo Thanh
Hóa


B

Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh
Hóa

C

Phịng Giáo dục
và Đào tạo Thanh
Hóa

B

Phịng Giáo dục
và Đào tạo Thanh
Hóa

B

2019-2020

Phịng Giáo dục
và Đào tạo Thanh
Hóa

B

2020-2021


skkn

2014-2015

2016-2017

2018-2019


skkn


×