Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số giải phấp giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục công dân lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.22 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 8 ”

Người thực hiện: Trần Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục cơng dân

THANH HỐ NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề.


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị

TRANG
1
1
1
2
2
2
2
3
4
18
18
19
19
19
20

1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thực tế xã hội hiện nay cho thấy, sống và làm việc theo Hiến pháp và

Pháp luật là chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta bắt buộc mọi
người phải tuân theo. Tuy nhiên trên thực tế, trong cơ chế thị trường sự du nhập
và lai căng các trào lưu xã hội, các loại hình văn hố đồi trụy các tệ nạn xã hội
ngày càng lan rộng đến từng ngõ ngách, từ thành phố đến nông thôn, đến cả
người già và trẻ nhỏ. Chính vì vậy muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, cơng
bằng, dân chủ, văn minh thì mỗi người cần được giáo dục pháp luật để nâng
cao nhận thức về pháp luật, về xây dựng đất nước trong xã hội hiện đại.

skkn


1
Ở học sinh Trung học cơ sở nói chung, học sinh lớp 8 nói riêng thì vấn đề
này được coi là vô cùng cấp thiết, trước sự xuống cấp trầm trọng đạo đức của học
sinh, ma tuý dưới nhiều hình thức len lỏi vào học đường, nạn tảo hôn, quan hệ tình
dục bừa bãi, chốn học chơi game, điện tử, bỏ học nhiều ở giai đoạn cuối cấp trong
học sinh hiện nay là rất phổ biến và đang là vấn nạn trong môi trường học đường,
là nỗi trăn trở ngày đêm của phụ huynh và thầy cô giáo. Đặc biệt học sinh của
chúng tôi hầu hết là con em nông thôn thuộc dân tộc Mường là chủ yếu, điều kiện
kinh tế cịn tương đối khó khăn, rất nhiều gia đình bố mẹ phải đi làm ăn xa để các
em ở nhà với ơng bà, cơ, dì, chú bác. Chính vì vậy, việc tuyên truyền và giáo dục
pháp luật từ gia đình bị hạn chế do cha mẹ trình độ thấp, thậm chí chính bản thân
họ nhiều khi cịn là đối tượng vi phạm pháp luật (VD: Chơi Lô đề, bài bạc, cá độ,
ma tuý, mại dâm, bạo lực gia đình, rượu chè, trộm cắp…..vv).
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công
dân, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh là một trách nhiệm lớn lao, với
lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn của mình, hơn ai hết tơi hiểu
được học sinh của mình cần phải có kiến thức pháp luật để làm cẩm nang trong
hành trình trở thành người cơng dân chân chính trong tương lai. Hơn nữa, trong
q trình nghiên cứu và làm việc tơi chưa thấy đồng nghiệp nào đi sâu vào

nghiên cứu đề tài này.
Chính vì những lí do trên, tơi đã mạnh dạn tìm hiểu đi sâu nghiên cứu và
lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giáo dục pháp luật vào chương trình Giáo
dục cơng dân lớp 8”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh lớp 8 chính là giúp các em có
thêm hiểu biết về kiến thức pháp luật, trong đó có chuẩn mực đạo đức biết cách
xử lí các tình huống bắt gặp trong cuộc sống, sống theo Hiến pháp và Pháp luật.
Đồng thời, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng xử, giao tiếp,
kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, giúp các em
nhận thức và phân biệt được cái đúng, cái sai trong cuộc sống, tránh xa điều ác,
hướng thiện, tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, thân ái với bạn bè mọi
người xung quanh. Đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác trước các tệ nạn xã
hội chống lại hành vi trái pháp luật. Từ đó, khuyến khích, tun truyền gia
đình, bạn bè, người thân và mọi người xung quanh tôn trọng và tuân thủ Hiến
pháp và Pháp luật trong công việc và cuộc sống để góp phần giữ gìn an ninh
trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống lại các thế lực thù địch, hướng
đến mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp giáo dục pháp luật vào chương trình Giáo dục cơng dân lớp
8; Học sinh khối 8 trường THCS A, Cẩm thuỷ- Năm học 2020-2021 và học kì I
(năm học 2021-2022)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở các chương trình Bồi dưỡng thường xuyên, qua các đợt tập
huấn do Sở giáo dục, Phòng giáo dục triển khai hàng năm, sinh hoạt chuyên
môn cụm, Sách giáo khoa, tài liệu chuẩn Kiến thức kĩ năng cũng như học hỏi
thêm từ đồng nghiệp trong huyện và ngồi huyện. Tơi mạnh dạn đưa ra một số

skkn



2
giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học giáo dục pháp luật lớp 8 ở trường
Trung học cơ sở theo chương trình đổi mới.
Dạy một tiết học pháp luật có thể dùng nhiều đồ dùng kết hợp với đa dạng
các phương pháp dạy học như: Máy chiếu, Tranh ảnh, bảng biểu, Phiếu học tập,
phương pháp đàm thoại, đóng vai, hợp tác, dự án, khăn phủ bàn, Các mảnh ghép,
rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng xử, năng lực tự chủ và tự
học, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, năng lực công
nghệ trong nội dung từng bài mà sử dụng cho phù hợp và luôn xác định học sinh
là trung tâm. Như vậy, sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Đề tài viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp logic
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, đã làm cho đất nước ta thay da đổi thịt trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống
giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm: “
Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đặc biệt một trong những mục tiêu giáo dục ở
nhà trường là giáo dục toàn diện, ở trường Trung học cơ sở học sinh được học
rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các mơn học đó đều góp phần giáo dục tư
tưởng, đạo đức, trí tuệ, năng lực,….cho học sinh. Nhưng môn Giáo dục công
dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh, trong đó có

việc giáo dục ý thức pháp luật.
Ở nước ta, cùng với xu thế hội nhập, mở cửa thì vấn đề vi phạm pháp luật
trong xã hội ngày càng trở nên bức xúc. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cùng Bộ công an tại hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện thông tư liên
tịch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục( 2009- 2014) tại
thành phố Hà Nội. Cả nước có gần 8000 vụ học sinh, sinh viên vi phạm hình
sự, trong số 8000 vụ việc trên liên quan tới gây rối trật tự công cộng là 935 vụ,
tội phạm ma tuý là 357 vụ, giết người 37 vụ, cướp, trộm cắp tài sản trên 6000
vụ.
Cùng với các loại hình vi phạm pháp luật thì vi phạm giao thông là nhiều
nhất cụ thể: Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn
cả nước đã xảy ra 17. 626 vụ tai nạn làm 7. 626 người chết, 13.624 người bị
thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Tính trong 4 tháng đầu năn 2020, toàn
quốc xảy ra 4509 vụ tai nạn, làm chết 2. 138 người, bị thương 3.305 người.
Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, Thanh
Hóa có 115 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 69 người cai

skkn


3
nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng và 46 người đang điều trị thay thế bằng
chất Methadone tại trung tâm Y tế huyện- ( Nguồn Internet).
Nguyên nhân của những con số trên là do ảnh hưởng của các loại sách,
báo độc hại, phim ảnh đồi truỵ, thơng tin hình ảnh độc hại, đầy bạo lực trên
mạng Internet trong đó nguyên nhân chính là do ý thức của các em về pháp luật
cịn rất thấp, thậm chí các em cịn xem thường pháp luật. Có nhiều giải pháp
đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường….vv nhưng những
giải pháp đó chỉ được coi là tình thế. Do đó, cần phải hình thành cho mọi người
ý thức chấp hành nghiêm chỉnh “ Pháp luật” đặc biệt là đối tượng học sinh lớp

8 ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì
thế, “ Một số giải pháp giáo dục pháp luật vào chương trình Giáo dục cơng dân
lớp 8” là vấn đề cấp thiết và lâu dài.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Ở trường Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân lớp 8 gồm hai phần
Đạo đức và Pháp luật, với thời lượng chương trình tương đương nhau. Tuy
nhiên qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, đa số các em đã nắm vững kiến thức ở
phần đạo đức còn kiến thức ở phần Pháp luật các em còn rất mơ hồ, nhầm lẫn
và đây cũng là khó khăn của một số giáo viên trong việc giảng dạy các bài
thuộc chủ đề pháp luật.
Qua thực tế trong những năm giảng dạy môn Giáo dục công dân tại
trường Trung học cơ sở A, tôi nhận thấy nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật
của học sinh nói chung, của học sinh lớp 8 nói riêng ( Đặc biệt trong các kì thi
học sinh giỏi văn hoá khối lớp 8,9) ngày càng tăng. Để đạt giải cao, giải có số ở
cấp tỉnh địi hỏi các em phải nắm vững kiến thức và xử lí tốt các tình huống và
bài tập pháp luật. Vậy làm thế nào để học sinh có những giải cao trong các kì
thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, có thể lĩnh hội, vận dụng những kiến thức
pháp luật một cách có hệ thống, bài bản mà khơng bị đơn điệu, khô khan, nhàm
chán trong từng bài học pháp luật của mơn Giáo dục cơng dân Trung học cơ sở
nói chung, của lớp 8 nói riêng. Điều đó địi hỏi những giáo viên dạy môn giáo
dục công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù
hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh. Chính vì nhu cầu bức
thiết của thực tiễn tơi đã lựa chọn đề tài này.
* Kết quả hạnh kiểm cuối năm học 2020-2021 của khối 8:
Năm học
Tổng số
Tốt
Khá
TB
Yếu

2020-2021
74
55= 74%
18 = 24
1= 2%
0%
%
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh lớp 8 chính là giúp các em có
thêm những hiểu biết về “ Chuẩn mực đạo đức và kiến thức pháp luật”, biết xử
lí các tình huống bắt gặp trên thực tế, trong cuộc sống, sống theo Hiến pháp và
pháp luật, giảm thiểu tối đa hành vi bừa bãi, coi thường pháp luật ở học sinh.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi không thể nêu cụ thể nội dung kiến thức và
phương pháp dạy học ở từng tiết, ở từng khối lớp mà tôi chỉ đưa ra bằng một

skkn












4

bài học cụ thể ở chương trình giáo dục cơng dân lớp 8 với nhiều phương pháp
dạy học khác nhau tạo nên sự tương tác hoạt động giữa thầy và trị. Đó chỉ là
một số kinh nghiệm của tơi đã rút ra được trong suốt những năm giảng dạy
Giáo dục công dân khối 8 ở trường Trung học ơ sở A.
Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Cấu trúc
chương trình theo ngun tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy, các bài
pháp luật lớp 8 được bố trí học từ bài đầu kì II cho đến hết năm, bao gồm: 9
bài:
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình.
Bài 13: Phịng chống tệ nạn xã hội
Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
Bài 15: Phịng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cơng cộng.
Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài 20: Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từng bài có sự sắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát
triển từ thấp đến cao, những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra
trong cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài tôi chỉ xây dựng một bài trong 9 bài
của sách giáo khoa lớp 8 ở học kì II để các đồng chí tham khảo sau đây:
“ Bài 13: Phịng chống tệ nạn xã hội”.
2.3.1. Giải pháp 1: Giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục cơng
dân lớp 8 trong giờ học chính khố tại lớp.
Đối với chương trình Giáo dục cơng dân lớp 8 trong giờ học chính khố
có rất nhiều nội dung cần truyền tải tới học sinh. Tuy nhiên, lứa tuổi các em
đang vào giai đoạn dậy thì. Chính vì vậy, tơi ln ấp ủ trong từng trang giáo án và
tiết học cần phải chỉ ra cho học sinh thấy tác hại của lối sống sai lầm khi không

làm chủ được sẽ rơi vào tệ nạn xã hội để lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và
xã hội. Đồng thời, vạch ra những biện pháp cụ thể để các em rèn luyện kĩ năng và
xử lí tốt các tình huống gặp trong thực tế thơng qua bài dạy tại lớp cụ thể:
Tiết 20: BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh
2. Kỹ năng:
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phịng chống TNXH, tích cực
tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.

skkn


5
3. Thái độ:
- Ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống TNXH
4. Phẩm chất, năng lực:
- Phẩm chất:
+ Phẩm chất chung: Ngoan ngỗn, chăm chỉ, đồn kết...
+ Phẩm chất riêng: Chăm chỉ, yêu nước, trung thực
- Năng lực:
+ Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, chăm chỉ, phân tích vấn đề...vv
+ Năng lực riêng: Tự chủ, Sáng tạo, Giải quyết vấn đề, năng lực thể chất....vv
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Quan sát tranh ảnh, băng hình, Động não, Hợp tác, Xử lí tình huống.

- Đóng vai.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1. Thầy: SGK, SGVGDCD 8, Tài liệu chuẩn, Tranh ảnh, Tivi, Máy tính, bút
dạ, giấy Ao..vv
2. Trị: SGK, vở, ĐDHT...vv
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
? Nêu bổn phận của anh chị em trong gia đình?
2. Bài mới:
- Vào bài : GV cho Hs xem video về người nghiện hút và sức khoẻ bị huỷ hoại
sau khi nghiện.
- GV: xã hội hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn đó là có rất nhiều tệ
nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm đó có ảnh hưởng xấu đến xã hội, học đường.
Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại của chúng đến đâu? và
giải quyết ra sao? Đó là vấn đề mà hôm nay xã hội, nhà trường và mỗi chúng ta
phải quan tâm
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ bằng xử lí tình huống (15')
1. Mục tiêu: Rút ra một số tệ nạn trong xã hội
2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, Hợp tác
3. Đặt vấn đề: chúng ta đi vào tìm hiểu ví dụ thơng qua tình huống.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: tổ chức dạy học hợp tác * Ví dụ:
bằng cách chia lớp thành 3 nhóm KẾT QUẢ THẢO LUẬN
thảo luận.
HS các nhóm tổ chức thảo luận , cử
thư ký ghi chép và một đại diện trả
lời
GV: Tổ chức cho học sinh hoạt
động học thep Phương pháp “ hợp

tác” hình thành theo nhóm đã chia.
Nhóm 1: Tình huống 1 SGK.
Nhóm 1.
Em đồng tình với ý kiến của bạn An - ý kiến của An là đúng. Vì lúc đầu là
khơng ? Vì sao ?
chơi ít ..rồi thành quen ham mê sẽ chơi
nhiều .

skkn


6
Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì
em làm thế nào ?
Nhóm 2: Tình huống 2 SGK.
Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm
pháp luật khơng ? Và phạm tội gì ?
(P,H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay
sai )
Họ sẽ bị xử lý như thế nào?

Nhóm 3 : Qua hai câu chuyện trên
em rút ra được bài học gì ?
? Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm
có liên quan đến nhau khơng ? Vì
sao ?
GV bổ sung, chuyển ý.

- Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản
- Báo cho các thầy cơ giáo .

Nhóm 2.
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ
bạc và nghiện hút (không chỉ là hành vi
vi phạm đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ
chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm
theo quy định của pháp luật tại Bộ luật
hình sự năm 2015, sữa đổi bổ sung
năm 2017.
Nhóm 3: Bài học:
- Khơng chơi bài ăn tiền, không ham
mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để
nghiện hút.

- 3 tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến
nhau. Trong đó mại dâm và ma túy là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
HIV/AIDS.
Cần phải tránh xa các tệ nạn này .
Hoạt động 2: Rút ra nội dung bài học (15')
1. Mục tiêu: Rút ra khái niệm, tác hại, nguyên nhân và biện pháp để phòng
chống tệ nạn xã hội.
2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
3. Đặt vấn đề: Dựa vào tình huống ta tìm hiểu bài học.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Qua phân tích, em hiểu tệ nạn xã 1. Tệ nạn xã hội :
hội là gì?
Là hiện tượng xã hội, bao gồm

GV: Lồng ghép nội dung giáo dục những hành vi sai lệch chuẩn mực xã
quốc phòng và an ninh( GV cho hs hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây
xem một số hình ảnh về các tệ nạn hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời
xã hội và bị pháp luật xử phạt…)
sống xã hội.
? Trong các tệ nạn xã hội thì những - Cờ bạc, Ma túy, mại dâm là tệ nạn
tệ nạn xã hội nào có tính chất nguy nguy hiểm nhất đối với đời sống xã
hiểm nhất đối với đời sống xã hội?
hội
GV: Cho hs xem video về tệ nạn mại
dâm, ma túy và hậu quả của nó để
lại cho cá nhân, gia đình, xã hội.
? Qua xem video, em thấy tệ nạn xã 2. Tác hại của các tệ nạn xã hội :
hội đã gây ra tác hại gì đối với bản - Đối với xã hội:
thân, gia đình, xã hội ?
+ ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức
? Hiện nay học sinh chúng ta có lao động của xã hội
tham gia tệ nạn xã hội khơng? Nêu + Suy thối giống nịi.

skkn


7
một số ví dụ?
- HS: game, ma túy, đua xe máy,
trộm cắp...vv
GV: Cung cấp điều luật phòng
chống ma túy mới nhất năm 2021.
"Trẻ em từ đủ 12 tuổi trở lên nếu
nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai

nghiện tại trại cai nghiện tập trung"
GV: Theo thống kê số người mắc
HIV của Việt Nam năm 2019, Việt
Nam có 7800 ca nhiễm, trong đó
3000 ca đã qua giai đoạn AIDS với
1400 trường hợp đã tử vong.
TNXH giống như những liều thuốc
độc đang tàn phá những điều tốt đẹp
mà chúng ta đang xây dựng .
? Nguyên nhân nào khiến con người
sa vào các tệ nạn xã hội?
Gv: Cho Hs xem một vi deo về hồn
cảnh của một bé được nng chiều
và khơng tự chủ được trước cám
dỗ..vv
- Do gia đình
- Do thiếu hiểu biết...

? Vậy , để tránh xa các tệ nạn xã hội
chúng ta cần có biện pháp gì?
GV: Cho HS xem tranh ảnh về các
hoạt động tuyên truyền....phòng
chống tệ nạn xã hội...vv
- HSTL.

+ Mất trật tự an toàn xã hội
- Đối với gia đình:
+ Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời
sống vật chất và tinh thần của mọi
người

+ Gia đình tan vỡ
- Đối với bản thân:
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo
đức.
+ Vi phạm pháp luật

3. Nguyên nhân:
- Lười nhác, ham chơi, đua địi
- Cha mẹ nng chiều
- Kỉ cương Pháp luật chưa nghiêm
- Do tò mò
- Do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo
- Do bị dụ dỗ, bị ép buộc, khống chế
- Do thiếu hiểu biết
- Do ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi
trụy...vv
4. Biện pháp:
- Biện pháp chung:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức
+ Giáo dục Pháp luật
+ Kết hợp tốt mối quan hệ gia đình,
nhà trường, xã hội..vv
- Đối với cá nhân:
+ Có cuộc sống lành mạnh
+ Hiểu biết pháp luật
+ Có ý chí nghị lực và làm chủ bản
thân...


Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (7')
1. Mục tiêu: áp dụng nội dung đã học vào làm bài tập
2. Hình thức tiến hành: Trao đổi, thảo luận, tổ chức trò chơi
3. Đặt vấn đề: Hướng dẫn hs làm bài tập
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Bài tập 1: Tình huống:
Đáp Án:
Trong một buổi sinh nhật bạn, có
Bài tập 1:

skkn


8
người mời em hút thuốc lá, uống
rượu em sẽ xử sự như thế nào?

- Từ chối một cách khéo léo.
- Tự chủ, tuyệt đối không hút thuốc và
uống rượu dù cho người mời có nói gì.
Bài tập 2:
- Bạn A có vi phạm pháp luật vì: A đã
vận chuyển trái phép chất ma tuý, Điều
250 bộ luật hình sự năm 2015, sữa đổi
bổ sung năm 2017. Đây là hành vi vi
phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm
trọng của bộ luật hình sự nên A đã vi
phạm trách nhiệm hình sự nhưng A
mới 14 tuổi nên A phải chịu trách

nhiệm hành chính theo điều 13 của Bộ
luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi trở
lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm về tội phạm nghiêm trọng
do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp này A không phải là
tội phạm nghiêm trọng nên chỉ vi
phạm pháp luật hành chính.

Bài tập 2:
Gia đình bạn A có hồn cảnh
kinh tế khó khăn, mẹ làm ăn xa bố
thì bệnh tật ốm nặng. A mới 14 tuổi,
học rất giỏi và ngoan, lễ phép vì
thương bố mẹ nên A đi làm thêm
phụ giúp gia đình. Ngồi việc học,
hàng ngày A giao hàng cho nhà anh
B. Một lần anh B gọi A giao ma t
và trả tiền cơng rất cao. A nghĩ đó
chỉ là việc giao hàng bình thường
mà kiếm được nhiều tiền nên nhận
lời, ngay hơm đó A đã bị cơng An
bắt.
Theo em, A có vi phạm pháp
luật khơng? Vì sao? Việc làm của A
vi phạm trách nhiệm gì và bị pháp
luật xử lí ra sao?
IV. Củng cố, dặn dị( 2')
- Củng cố: Học thuộc bài và làm một số bài tập còn lại
- Tìm hiểu thêm một số điều luật về phịng chống ma tuý

V. Hoạt động mở rộng(1’): Sử dụng phương pháp “ Dự án”
- Về nhà mỗi em tự vẽ một bức tranh với chủ đề: “ Phòng chống ma tuý ”. Qua
bức tranh thể hiện khát vọng mong muốn một cuộc sống lành mạnh, bình yên,
phát triển.
- Nộp bài vào tiết học sau.
...............................*** *** ***...........................................
2.3.2. Giải pháp 2: Giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm giáo dục kiến thức
pháp luật cho học sinh thơng qua xử lí bài tập tình huống.
Để học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức pháp luật thông qua học trên
lớp tôi đã áp dụng ngay một số bài tập vận dụng xử lí tình huống thực tiễn để
học sinh được đóng vai trực tiếp là mình hoặc người thân khơng may là đối
tượng trong tình huống thì có cách giải quyết phù hợp, đúng pháp luật. Một số
tình huống như sau:
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Bài tập 1: Chủ đề: Phịng chống tệ nạn tảo hơn
Hỏi:
Ở q cháu, Thanh niên hay làm đám cưới sớm khi chưa đến tuổi kết
hơn. Trường hợp các cháu có khả năng như vậy.
Cháu và anh Tiến ở cùng thôn, cháu mới 17 tuổi và anh tiến cũng mới 18
tuổi nhưng gia đình cháu và gia đình anh ấy cứ ép chúng cháu lấy nhau. Hai gia
đình đã bàn bạc sẽ tổ chức đám cưới vào tháng tới. Bố cháu còn doạ, nếu

skkn


9
không đồng ý, bố cháu sẽ đánh và đuổi cháu ra khỏi nhà. Cháu không biết phải
làm thế nào đây ạ! ?
Nguyễn Thị Mai
( Mường Lát - Thanh Hoá)

Trả lời:
Cả hai cháu đều chưa đến tuổi kết hơn, vì theo quy định tại Điều 8 Luật
hơn nhân và gia đình năm 2014( Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) về điều kiện
kết hơn thì nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới
được kết hôn.
Hơn nữa việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở.
Nếu hai cháu cứ bị cưỡng ép phải cưới nhau thì bố mẹ các cháu sẽ vi
phạm Điều 9 Luật hơn nhân và gia đình và việc kết hơn của hai cháu sẽ bị coi
là kết hôn trái pháp luật, phải bị huỷ bỏ. Còn trong trường hợp bố mẹ cháu cố
ép buộc và đánh đập, uy hiếp tinh thần của cháu thì khi ấy bố mẹ cháu vi phạm
Điều 146 Bộ luật Hình sự và có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, tuỳ theo mức độ vi phạm và
hậu quả xảy ra.
Bài tập 2: Chủ đề: Phòng chống ma tuý, cờ bạc
P và H mới 14 tuổi nhưng đã ham mê cờ bạc và thường sang nhà bà Tâm
đánh bạc. Ở đây, P và H bị bà Tâm dụ dỗ hút thuốc phiện và trở thành nghiện.
Một lần, công an bắt quả tang P và H đang hút thuốc phiện tại nhà bà Tâm. Cả
ba người đều bị lập biên bản và đưa về trụ sở cơng an phường cùng với tang
vật.
Có người nói: bà Tâm bị lập biên bản và cơ quan cơng an bắt giữ là đúng,
cịn P và H chỉ vi phạm đạo đức thơi, hơn nữa chúng cịn là là trẻ con.
Theo em, P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật khơng và phạm tội gì? Họ
sẽ bị xử lí như thế nào?
Trả lời:
Theo em, P, H và bà Tâm có hành vi vi phạm pháp luật cụ thể là:
- P, H vi phạm tội đánh bạc và sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Bà Tâm vi phạm: Chứa chấp bài bạc và dụ dỗ trẻ em sử dụng trái phép
chất ma tuý.
Họ sẽ bị xử lí như sau:

- Bà Tâm sẽ bị xử lí theo quy định của bộ luật hình sự về tội tổ chức đánh bạc
và dụ dỗ lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
- P, H vì mới 14 tuổi và bị người khác xúi giục nên sẽ áp dụng biện pháp
giáo dục tại gia đình, xã, phường, nếu bị nghiện ma tuý thì bắt buộc phải đi
cai nghiện.
( SGK GDCD 8- NXB GD & ĐT năm 2020)
Bài tập 3: Chủ đề: Phòng chống ma tuý, cờ bạc
A và B mới 14 tuổi học sinh lớp 8 bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường cờ
bạc, nghiện hút. Một lần A và B sang nhà anh H được anh H dụ dỗ hút thuốc
phiện và đã bị công an bắt, cả ba đều bị đưa lên phường lập biên bản cùng tang
vật.

skkn


10
Theo em, A, B, anh H có vi phạm pháp luật khơng? Phạm tội gì? Họ bị
xử lí như thế nào?
Trả lời:
Theo em, cả A, B và anh H đều vi phạm pháp luật cụ thể:
- A, B vi phạm tội đánh bạc và sử dụng trái phép chất ma tuý
- Anh H vi phạm tội dụ dỗ trẻ em sử dụng trái phép chất ma tuý, tàng trữ trái
phép chất ma tuý
- Họ sẽ bị xử lí như sau:
Đối với anh H sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật về tội chứa chấp,
lôi kéo, dụ dỗ trẻ em sử dụng trái phép chất ma tuý( Theo Điều 249, tội tàng trữ
trái phép chất ma tuý, bộ luật hình sự năm 2015 sữa đổi bổ sung năm 2017).
Đối với A và B do mới 14 tuổi mà bị dụ dỗ, lôi kéo, xúi giục nên chỉ áp
dụng biện pháp giáo dục tại gia đình, xã, phường, nếu nghiện phải đi cai
nghiện. Trường hợp của A và B bắt buộc phải đi cai nghiện vì đã nghiện ma

tuý.
Bài tập 4: Chủ đề: Phòng chống tệ nạn vi phạm an tồn giao thơng đường bộ.
A và B đi xe máy vượt đèn đỏ đâm vào xe máy của D đang đi trên đường,
xe máy của chị đã bị hỏng nặng. Theo em, A và B có vi phạm pháp luật không?
Hãy chỉ ra các lỗi mà A và B vi phạm? A và B phải chịu trách nhiệm gì?
Trả lời:
A và B vi phạm pháp luật
Các lỗi vi phạm của A và B là: Vượt đèn đỏ; gây tai nạn giao thơng, làm
hỏng xe.
Trách nhiệm pháp lí mà A và B phải chịu là: A và B đã vi phạm hành
chính vì vượt đèn đỏ, phải chịu nộp phạt theo quy định của pháp luật
A và B vi phạm trách nhiệm dân sự vì đã gây thiệt hại tài sản cho chị D;
Đồng thời A, B có trách nhiệm đền bù thoả đáng cho chị B.
Bài tập 5: Chủ đề: Phòng chống ma tuý.
H là bạn học cùng lớp với em. Gần đây H hay trốn học đi chơi, cô giáo
chủ nhiệm đã gặp và nhắc nhở H, nhưng H không thay đổi. Một hôm, H rủ em
đến quán cà phê, bạn ấy bật mí cho em: “ Đến đấy có nhiều trị chơi hay lắm,
nhất là khi hút một thứ lá cây thì trong người sảng khối lắm, mọi buồn phiền,
mệt mỏi tan biến hết. Tớ được dùng rồi, đi với tớ sẽ biết, tiền nong không thành
vấn đề.”
Câu hỏi:
Nhận xét việc làm của H ?
Em sẽ làm gì trong trường hợp này?
Trả lời:
- Việc làm của H là trái với quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã
hội. Vì thứ lá mà H được hút là ma túy, H đã sa vào tệ nạn ma túy một tệ nạn
vô cùng nguy hiểm.
- Em sẽ khéo léo từ chối lời đề nghị của bạn. Khuyên bạn khơng nên đến đó vì
nơi đó khơng phù hợp với học sinh như chúng mình.
- Nếu bạn khơng nghe thì báo cho bố mẹ bạn hoặc thầy cô để theo dõi và ngăn

chặn hành vi của bạn.

skkn


11
( Nguồn: Câu chuyện pháp luật)
Bài tập 6: Chủ đề: Phòng chống ma tuý
H là con gái út trong gia đình giàu có. H được cha mẹ chiều chuộng cho
ăn học và cung cấp đầy đủ những gì theo yêu cầu của H. H đua đòi ăn chơi và
bị bạn bè rủ rê hít hê rơ in. Lần đầu chỉ để thử cho biết, rồi H nghiện nặng lúc
nào không hay. Mặc dù hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy, nhưng H vân chơi vì
muốn tỏ ra sành điệu và nghĩ mình có thể dừng lại khi cần thiết. H chích chung
heroin với bạn bè và cho rằng chích chung như thế mới chân tình với bạn
nghiện, mới chúng tỏ bản lĩnh của mình. H đã bị HIV/AIDS...
a. Vì sao H rơi vào cạm bẫy ma túy?
b. Theo em H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm như thế nao?
c. Học sinh phải làm gì để giữ mình khơng sa vào các tệ nạn xã hội?
Trả lời:
* H rơi vào cạm bẫy của ma túy vì:
- Do Cha mẹ quá nuông chiều.
- Do H thiếu tự chủ, khơng kiềm chế được bản thân.
- Do thích ăn chơi đua đòi
- Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
- Do thiếu hiểu biết về tệ nạn xã hội ma túy
* H đã có những suy nghĩ và hành động sai lầm chết người là Dùng thử ma túy
cho biết, sử dụng ma túy để tỏ ra sành điệu, và sẽ có thể dừng lại khi cần thiết,
thường xun chích chung hê rơ in với bạn bè để bày tỏ sự chân tình với bạn
nghiện và để chứng tỏ bản lĩnh của mình.
Như vậy qua suy nghĩ và hành động của H cho thấy H thiếu hiểu biết về

các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn ma túy và căn bệnh HIV/AIDS
* Để không sa vào các tệ nạn xã hội HS cần phải:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng chống các tệ
nạn xã hội ma túy....
+ Phải sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao; không
uống rượu, đánh bạc, đua xe máy, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, xem phim ảnh,
băng hình đồ trụy, bạo lực , biết bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa
vào tệ nạn xã hội.
+ Phải có hiểu biết đầy đủ và tích cực tìm hiểu về các tệ nạn xã hội ma túy và
HIV/AIDS
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường,
địa phương tổ chức;…
(Sách Bài tập tình huống pháp luật GDCD 8)
2.3.3. Giải pháp 3: Cho học sinh tiếp cận “ Tủ sách pháp luật trong phòng
chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác ”.
Một trong những đặc điểm của pháp luật là tính giáo dục, tính cưỡng chế.
Vì vậy, qua giải pháp này tơi bắt buộc các em phải xem chính mình như là
những tuyên truyền viên về kiến thức pháp luật đặc biệt là những điều luật gần
gũi với cuộc sống hàng ngày, để các em là người tự tuyên truyền đến bạn bè,
người thân của mình. Vì vậy, do thời lượng bộ mơn học ít, nên tơi chỉ cho các
em tham khảo được một số điều luật, đó là :

skkn


12
Điều 249: Bộ luật Hình sự năm 2015 sữa đổi bổ sung năm 2017 về tội tàng trữ
trái phép chất ma tuý thì phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
Điều 250: Về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý thì phạt từ 2 năm đến 7 năm tù
Điều 251: Tội mua bán trái phép chất ma tuý, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù

Điều 257: Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chât ma tuý thì phạt tù
từ 2 đến 7 năm tù.
Điều 321: Tội cưỡng bức đánh bạc dưới bất kì hình thức nào phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Điều 327: Tội chứa chấp mại dâm phạt tù từ 1 năm đến 5 năm( nếu nặng thì
phạt 10 năm đến 15 năm )
Điều 149: Bộ luật hình sự năm 2015( sữa đổi bổ sung năm 2017) về tội cố ý
làm lây truyền HIV cho người khác ( Người nào cố ý truyền HIV cho người
khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị
phạt tù từ 3 năm đến 7 năm).
Điều 179: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản nhà nước, phạt tiền khoảng
100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo không giam giữ 3
năm.
Tại Khoản 2 Điều 5: Luật quản lí sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ năm
2017 quy định: “ Nghiêm cấm hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí, vật liệu nổ”.
(Nguồn- Tài liệu pháp luật)
Luật số 73/2021/QH14- LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ( hiệu lực từ
01/01/2022)
Điều 33. Cai nghiện ma túy cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy
tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép
chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực
hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế
và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa,
học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
3. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12
tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là
biện pháp xử lý hành chính.

skkn


13
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem
xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
( Thư viện pháp luật - số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn
hoá - Thể thao - Du lịch)

( Học sinh lớp 8 đọc tài liệu pháp luật trong thư viện nhà trường)
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức hoạt động ngoại khố cho học sinh.
Tại địa phương tơi đang cơng tác, có thể nói nơi đây cũng có nhiều tụ
điểm đặc biệt là một số người lớn tuổi đang có ý định dụ dỗ, lôi kéo các em vào
con đường bỏ học, hút ma tuý và các tệ nạn khác. Đặc biệt là trải qua dịp tết
ngun đán. Chính vì vậy, ý thức được học sinh ngoài việc học lý thuyết các
em phải được trực tiếp tham gia các tiết ngoại khố, các diễn đàn về phịng
chống tội phạm học đường, phịng chống ma t. Tơi đã mạnh dạn tham mưu,

xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường, phối hợp với Uỷ ban nhân xã, cơng an
xã, Đồn xã, Đoàn đội nhà trường và các giáo viên trong nhà trường tổ chức
buổi học ngoại khoá cho các em với chủ đề: “Phòng chống tệ nạn ma tuý,
phòng ngừa cháy, nổ ”.Cụ thể bằng những hình ảnh sau:

( Cơ giáo và các đồng chí cơng an xã đang tun truyền pháp luật đến các em.)

skkn


14

( Đồng chí Cơng An xã đang tun truyền về tác hại của sử dụng trái phép
Pháo, Ma tuý…vv)

( Em Hà Công Thắng- Lớp 9A đang trả lời cách thực hiện ATGT đúng pháp luật)

( Thầy Hiệu trưởng đang tuyên truyền đến học sinh về phòng chống các tệ nạn
xã hội trong học đường)

skkn


15

( Cô giáo Trần Thị A đang tuyên truyền đến học sinh tác hại của ma tuý và
cách phòng, chống)

( Em: Thuỳ Linh- Lớp 7B đang trả lời tác hại của ma tuý)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:
Qua quá trình giảng dạy thực tế ở các năm, cũng như việc áp dụng các
phương pháp vào giảng dạy thì bản thân tơi đã thu được những kết quả khá khả
quan, hầu hết năm nào tơi cũng có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cụ thể như sau:
* Kết quả hạnh kiểm học kì 1 năm học 2021-2022 của khối 8:
Năm học
2021-2022
( Học kì 1)

Tổng số

Tốt

Khá

TB

Yếu

74

70 = 95
%

4 = 5%

0%

0%


Học sinh giỏi tuyến huyện:
- Năm học 2020-2021: lớp 9 đạt 2 em học sinh giỏi cấp huyện, khối lớp 8 có 7
em đạt giải học sinh cấp huyện
- Năm học 2021-2022( Học kì 1): Khối 9 có 01 em đạt giải ba cấp tỉnh môn
Giáo dục công dân.

skkn


16

( Em: Lê Thị Hằng- lớp 9B đạt giải ba cấp tỉnh môn GDCD năm học 2021-2022)
Kết quả khác:
Với nội dung kiến thức và hình thức tổ chức dạy học đó, giáo viên và học
sinh rất hứng thú khi dạy và học. Các em tự tìm hiểu, tự đánh giá, phát huy khả
năng của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được thực hiện trong
thực tế, kiểm tra hành vi của nhau. Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh sát
hợp hơn.
Những gì học sinh học được giáo dục ở trường về pháp luật đã giúp các
em có ý thức cao trong cuộc sống. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các em đã
hiểu được những quyền cơ bản của công dân khi các em chập chững bước vào
đời và nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người khi đến tuổi
công dân. Từ đó, các em định hướng cho bản thân mình con đường đúng đắn,
một tương lai tốt đẹp theo Hiến Pháp và pháp luật.
Mặt khác, khi các em đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính
các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những
người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức
tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành “ Pháp luật”.
2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp

và nhà trường:
Với bản thân:
Với đề tài này bản thân tơi đã tích luỹ thêm được kinh nghiệm trong q
trình giảng dạy, cũng như trong cuộc sống, biết rèn luyện ngay chính bản thân
mình chuẩn mực hơn nữa, phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp
luật ở mọi nơi, mọi lúc, tôn trọng nội quy nơi làm việc và nơi ở. Đồng thời thực
hiện tốt quyền và nghĩa của công dân đối với nhà nước. Bản thân tự nhủ thấy
rằng phải tránh xa các tệ nạn xã hội, chủ nghĩa cơ hội cá nhân, làm cô giáo phải
trong sáng, lành mạnh xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo và phụ
huynh u mến, kính trọng.
Trong q trình nghiên cứu và lựa chọn đề tài tôi đã tự mày mò, học hỏi
qua bạn bè, đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu để hồn thiện đề tài, trong q trình
đó tơi thấy rằng, bản thân mình được nâng cao hơn về nhận thức, về kiến thức

skkn


17
pháp luật vơ cùng hữu ích trong sự nghiệp của mình, đồng thời khi đi sâu vào
nghiên cứu đề tài tơi thấy mình đã đóng góp khơng nhỏ vào việc tuyên truyền
pháp luật đến các em giúp các em có những định hướng đúng đắn, những bước
đi vững vàng trên con đường phía trước và hơn hết sau này các em sẽ là những
cơng dân có ích cho q hương, đất nước, là nguồn lao động vàng trong sự
nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
Với đồng nghiệp:
Qua nghiên cứu sáng kiến này tôi đã giúp cho đồng nghiệp của mình và
nhà trường có thêm tài liệu tham khảo đóng góp vào thư viện nhà trường cũng
như việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật đến tất cả mọi người, giúp đỡ, hỗ trợ
cho việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường dễ dàng
và tốt hơn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách để đạt mục tiêu xây

dựng một tập thể nhà trường vững mạnh, xuất sắc.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Đối với giáo viên:
Để giảng dạy đạt kết quả tốt và truyền đạt lượng kiến thức trừu tượng đến
các em thì địi hỏi giáo viên phải vững vàng kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy
học chu đáo để đến lớp học sinh tiếp thu bài tốt.
Giành nhiều thời gian cho thực hành, luyện tâp. Giúp các em gắn lý
thuyết đi đôi với thực hành biến những kiến thức đã học thành ý thức chấp
hành “Pháp luật”.
Tổ chức cho học sinh thi sắm vai, xử lí tình huống, tổ chức trị chơi. Tuy
nhiên giáo viên phải ổn định nhanh tổ chức lớp để dạy học đạt kết quả tốt
Kiểm tra đánh giá, khích lệ học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt.
Giáo viên phải cập nhập thông tin liên quan đến giáo dục pháp luật.
Giáo viên kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo pháp
luật cho các em.
Đối với học sinh:
Tích cực học tập, chuẩn bị bài cũ ở nhà, có ý thức xây dựng bài trên lớp,
tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất và năng lực học tập, vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tự giác tham gia các hoạt động ở
trường, lớp, địa phương.
Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi đi ngược lại tác phong của
người học sinh và những lối sống buông thả trong lứa tuổi học đường.
Tóm lại, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh lớp 8 là mối quan tâm của gia
đình, nhà trường và tồn xã hội. Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh “ Hiến
Pháp và pháp luật” là góp phần xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi khơng có tham vọng giải quyết tất cả khó
khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học “ Giáo dục pháp
luật lớp 8”. Song với nội dung đã trình bày, tơi hi vọng sẽ giúp cho giáo viên có
định hướng, chủ động hơn khi giảng dạy pháp luật. Mặt khác, các em xố đi

tâm lí coi môn giáo dục công dân là môn học phụ. Đặc biệt đây có thể là Cẩm
nang bổ sung thêm tài liệu cho các em khối 8, khối 9 trong các kì thi học sinh
giỏi văn hố cấp huyện, cấp tỉnh.

skkn


18
Đó là những kinh nghiệm tơi đúc kết được trong q trình giảng dạy Giáo
dục cơng dân tại trường Trung học cơ sở A, chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học cấp trên.
3.2. Kiến nghị:
Đối với Sở, Phòng giáo dục và đào tạo:
Để tập thể giáo viên Trung học cơ sở nói chung, giáo viên Trung học cơ
sở vùng nơng thơn chúng tơi nói riêng giảng dạy tốt hơn cần đầu tư thêm đồ
dùng dạy học: Tranh ảnh, băng hình, tài liệu, các bài tập tình huống pháp luật
phục vụ cho giảng dạy giáo dục Pháp luật.
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên về chủ đề giáo dục pháp luật.
Đối với nhà trường và đồng nghiệp:
Kết hợp với Đoàn, Đội nhà trường tổ chức các cuộc thi, toạ đàm tìm hiểu
về pháp luật.
Thơng qua đề tài rất mong quý thầy cô luôn là tấm gương sáng về đạo
đức và pháp luật cho học sinh và phụ huynh noi theo, không sa vào tệ nạn xã
hội.
Trên đây là những kinh nghiệm, bài học tôi mạnh dạn xây dựng làm tài
liệu tham khảo. Với kinh nghiệm của bản thân cịn ít khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành từ Hội đồng
khoa học cấp trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 22 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người viết sáng kiến

Trần Thị Hạnh

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
2. Tạ Thuý Anh: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD lớp 8 , Nxb.
ĐHSP, 2008.
3. Tạ Thuý Anh: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD lớp 8 , Nxb.
ĐHSP, 2008.
4. Nguyễn Hữu Khải( Chủ Biên): Hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Giáo dục công dân trung học cơ sở, Nxb giáo dục Việt Nam, 2009.
5. Hội luật gia Việt Nam : Các câu chuyện pháp luật phục vụ việc dạy và học
môn giáo dục công dân, NXb Hồng Đức, 2014.
6. Phạm Chí Thành( Tổng biên tập): Bộ luật Hình sự( Hiện hành) ( Bộ luật năm
2015, sữa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb CTQG sự thật năm 2019.
7. Hà Nhật Thăng( Chủ biên): GDCD lớp 8, Nxb.GD & ĐT năm 2020.
8. Phạm Chí Thành( Tổng biên tập): Luật giao thông đường bộ( Hiện hành)
(sữa đổi, bổ sung năm 2018, 2019). Nxb CTQG sự thật năm 2020.
9. Phạm Chí Thành( Tổng biên tập): Bộ luật Dân sự( Hiện hành), Nxb CTQG

sự thật năm 2020.
10. Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc lặc: Tài liệu tuyên truyền phổ biến pháp luật
phục vụ việc dạy và học pháp luật ở các trường THCS và các trường THPT.
11. Tài liệu: Câu chuyện và tình huống pháp luật mơn GDCD lớp 8
12. Bài tập tình huống Giáo dục công dân lớp 8.
13. Một số điều luật về phịng chống ma t, luật hình sự, hơn nhân gia đình
( Nguồn sưu tầm- Internet..vv).
14. Tài liệu ơn thi học sinh giỏi GDCD lớp 8 & 9.

skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Cẩm Ngọc
Kết
quả
Cấp đánh
đánh
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp loại giá xếp
loại
1.

2.


Một số giải pháp nhằm nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh trường THCS A trong
giảng dạy bộ môn giáo dục cơng
dân.
“Một số giải pháp giáo dục pháp
luật vào chương trình Giáo dục
công dân lớp 8”.

skkn

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp huyện

C

Năm học
2020-2021

Cấp huyện

B

Năm học
2021-2022



ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………………….
.

Xếp loại:

……………………………………………………….………………….

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch

skkn



×