Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Skkn một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp thpt môn vật lý đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÀO DẠY TIẾT ÔN TẬP
CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM CỦA VẬT LÍ 10
ĐẠT HIỆU QUẢ.

Người thực hiện: Hồng Thị Thuận
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

THANH HOÁ NĂM 2022

skkn


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trước đây việc dạy học diễn ra theo mơ hình “lấy giáo viên làm trung
tâm”. Ngày nay, xu hướng mới đang được áp dụng “dạy học, lấy học sinh làm
trung tâm”. Phương pháp dạy học nặng về thuyết trình của thầy đang được thay
thế bằng những phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Tuy thế nhưng thói quen truyền thụ của người
thầy và việc tiếp thu bị động của người học vẫn còn tồn tại nhiều trong nhà
trường THPT. Về mặt lí thuyết, giáo viên có thể đã thấy được những ưu việt của
phương pháp dạy học mới, sự tích cực tham gia vào hoạt động học nhưng tổ
chức tiết học như thế nào để mọi học sinh đều tích cực tham gia vào tiết học mà
vẫn đảm bảo được thời lượng, thời gian và kiến thức của môn học lại là vấn đề


đáng bàn và suy ngẫm.
Với những định kiến sẵn có về mơn vật lí như “khó như lí”, “mơn lí khơ
khan” mà vẫn giữ phương pháp dạy học cũ thì đương nhiên khó lịng mà lơi kéo
được học sinh chú tâm thực sự vào bài học. Mặt khác, việc học hiện nay của học
sinh luôn đặt nặng vấn đề thi cử, bằng cấp vì vậy các em chỉ chú tâm học với lí
do: học để thi hoặc là phải thích mới để tâm. Vì vậy, việc tổ chức một phương
án dạy học trong tiết học thu hút được sự chú ý, quan tâm và tích cực của học
sinh là một thành công rất lớn. Làm sao để mỗi ngày đến trường thực sự là một
ngày vui của học trị ln là vấn đề mà tơi quan tâm và tìm cách cải thiện. Từ
đó, tơi đã tìm tịi thiết kế một số trò chơi để sử dụng trong tiết dạy của mình và
thấy kết quả rất đáng ghi nhận. Việc sử dụng trị chơi trong tiết học đã tạo ra một
khơng khí học tập vui vẻ, hào hứng, chủ động và tích cực gần như đối với tất cả
học sinh. Vẫn những câu hỏi đó, những bài tập đó nhưng khi được thiết kế gắn
với một trò chơi học sinh bỗng quan tâm, tò mò hơn đến kết quả cuối cùng, đến
việc khám phá từng ô chữ, các em bắt đầu xúm nhau lại tìm tịi, tranh luận, bàn
cãi, giơ tay phát biểu, trả lời và đưa ra những lí lẽ để phản biện ý kiến của bạn,
bảo vệ ý kiến của bản thân, vì vậy nó lơi kéo được cả những học sinh ít chú ý
nhất, ít quan tâm đến mơn học nhất. Việc tham gia trị chơi khơng những giúp
các em hồn thiện hơn về kiến thức mà cịn phát triển nhiều kỹ năng khác trong
tập thể, trong cộng đồng, trong đội nhóm. Tiết học vì thế mà hứng khởi hấp dẫn,
các em thấy thời gian trôi qua nhanh hơn. Sử dụng trò chơi giúp học sinh cân
bằng giữa học và chơi, giúp cho tương tác cơ - trị, trò - trò diễn ra một cách tự
nhiên, dễ dàng mà khơng bị áp lực, gị ép. Thơng qua trị chơi giáo viên dễ dàng
phát hiện những khiếm khuyết, nhầm lẫn của học sinh để kịp thời chỉnh sửa, bổ
sung và nhắc nhở cho các em.
Như vậy, việc sử dụng trị chơi trong tiết học có rất nhiều ưu việt nhưng
thiết kế và sử dụng trò chơi trong tiết học như thế nào là vấn đề mà bản thân tôi
và nhiều giáo viên rất quan tâm. Từ việc lên ý tưởng đến việc thiết kế rồi sau đó
đưa trị chơi vào áp dụng trong khoảng thời gian rất ngắn của tiết học cần một
kỹ năng rất chuyên nghiệp của người giáo viên. Làm thế nào để có thể khéo léo

lồng ghép các hoạt động học tập dưới dạng những trò chơi mà khơng làm lỗng
kiến thức bài học, khơng mất quá nhiều thời gian chuẩn bị làm ảnh hưởng đến

skkn


việc chuẩn bị kiến thức của giáo viên, học mà như chơi và chơi nhưng đang học
chính là tiêu chí mà tôi đặt ra khi áp dụng cho các lớp mình dạy. Từ những kết
quả khả quan đó tơi chọn đề tài “Sử dụng một số trò chơi vào dạy tiết ôn tập
chương động lực học chất điểm của vật lí 10 đạt hiệu quả.” làm sáng kiến kinh
nghiệm của mình cho năm học 2021-2022 để chia sẻ những kinh nghiệm mà tơi
đã thực hiện rất có hiệu quả tại ngơi trường tơi đang cơng tác.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu và nghiên cứu những tác dụng tích cực của trò chơi đối với việc
tiếp thu, củng cố và khắc sâu tri thức trong tiết ôn tập chương động lực học
chất điểm của vật lí 10 cho học sinh.
Tìm hiểu và nghiên cứu các cách thức thiết kế trò chơi phù hợp với đặc
thù bộ mơn vật lí.
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mơn vật lí nói riêng.
Trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt động của học
sinh trong giờ học vật lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học sinh lớp10A1 trong tiết ôn tập
chương động lực học chất điểm ở trường THPT Nguyễn quán Nho.
Từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực hoạt
động của học sinh, cách thức thiết kế và áp dụng trò chơi học tập vào trong giờ
học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu,
phân tích các trị chơi trên mạng, internet, tivi...để lồng ghép các kiến thức cần
truyền đạt vào trong các trò chơi cho phù hợp.
Khảo sát thực tế dạy học, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để
xử lí số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.

skkn


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Do đó, học sinh càng được tham gia tích cực chủ động vào các hoạt động học
tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân càng được hình thành và hồn thiện.
Hơn nữa, yếu tố góp phần chính tạo nên thành cơng của tiết học chính là sự chủ
động, tích cực hứng khởi tham gia các hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức
của học sinh. Sử dụng trò chơi trong tiết học sẽ phát huy được những yếu tố này.
Đối với học sinh trung học phổ thơng thì hoạt động vui chơi là nhu cầu
không thể thiếu và giữ một vai trò quan trọng đối với các em. Nếu giáo viên biết
tổ chức cho các em chơi trò chơi học tập một cách hợp lí, khoa học trong giờ
học thì sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao. Chính vì vậy việc vận dụng trị chơi
trong giờ học vật lí ở trường THPT sẽ góp phần làm thay đổi khơng khí căng
thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú học tập, tích cực tham gia vào các
hoạt động xây dựng bài, học sinh sẽ dễ dàng thể hiện bản thân nêu lên quan
điểm cá nhân và ý kiến riêng về vấn đề của bài học. Học sinh cũng sẽ chú ý hơn,
chủ động hơn trong chuẩn bị, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và chủ động
trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức hình thành kỹ năng
để học tốt mơn vật lí.
I.B.Bazedov cho rằng, trị chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu

trong tiết học giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành
tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc
điểm của người học và tất nhiên hiệu quả sẽ cao hơn.
Vào những năm 30-40-60 của thế kỷ XX vấn đề sử dụng trò chơi trong
dạy học trên tiết học được phản ánh trong cơng trình của R.I. Giucovxkaia,
V.R.Bex.Palova, E.I.Udalsora[1]
R.I. Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi, bà đã chỉ
ra được những tiềm năng và lợi thế của những tiết học dưới hình thức trị chơi
học tập, coi trị chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội
tri thức mới từ những ý tưởng đó.[1]
Bên cạnh đó tính tích cực cũng được những nhà khoa học như
B.P.Exipdn; A.M Machiuskin (Liên Xô), Okon (Ba Lan); Skiner, Brunen (Mỹ);
Xavier, Roegiers (Pháp) nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau. Đó là nghiên
cứu tính tích cực nhận thức của người học trong mối quan hệ giữa tình cảm và ý
chí. Từ đó, tìm kiếm con đường và điều kiện phát huy tính tích cực của người
học, tiếp theo là nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức
của người lớn và trẻ em trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trị chủ động và chủ thể
trong quá trính nhận thức.[1]
Tính năng động và sáng tạo là những phẩm chất rất quan trọng trong cuộc
sống hiện đại. Từ những yêu cầu trên, sách giáo khoa đã rất chú trọng đến việc
đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, rèn luyện cho học sinh tính tích cực,
sáng tạo nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của học sinh. Điều này cũng
được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ
thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù

skkn


hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực

tiễn…”. Tác dụng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh. [2]
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam” những biện pháp cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội
dung và phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2021-2022 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường
THPT Nguyễn Quán Nho.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng xã hội.
Việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học trong giờ học ở Việt Nam chủ
yếu được áp dụng với lứa tuổi còn nhỏ, đặc biệt là ở mẫu giáo, tiểu học. Càng
học lên các bậc học cao hơn, học sinh càng xa vời với các trò chơi trên tiết học.
Phương pháp dạy học truyền thống chưa bị đẩy lùi hoàn toàn. Quan niệm
trò chơi trong dạy học trên tiết học chỉ dành cho lứa tuổi mẫu giáo hoặc các tiết
ngoại khóa có thời gian đủ nhiều. Vì vậy, việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong
giờ học chưa được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong các giờ học dành cho lứa
tuổi THPT nói chung mơn vật lí nói riêng, có chăng cũng rất hạn hữu, khiêm tốn
và chưa phát huy tối đa những tác dụng tích cực của nó trong việc tiếp thu kiến
thức.
Cũng vì thế, các trị chơi trên tiết học chưa đa dạng về hình thức, chưa
phong phú và cũng chưa có nhiều tài liệu hay các bài giảng thiết kế dưới dạng
đưa thêm trò chơi vào tiết dạy để giáo viên có thể dễ dàng tham khảo, áp dụng.

2.2.2. Thực trạng học sinh.
Hiện nay, học sinh thường chú trọng việc học để thi hơn là học để biết. Vì
vậy, những học sinh đã lựa chọn thi tốt nghiệp THPT là các môn xã hội gần như
mất hẳn động cơ, mục đích học tập mơn vật lí. Do đó, các em sao nhãng, thờ ơ
với mơn học. Sự tích cực trong các hoạt động học tập mơn vật lí của học sinh
giảm hẳn, việc học lúc này mang tính đối phó, học cho qua mơn, qua tiết. Các
em thờ ơ với câu hỏi, với môn học và khơng tập trung nghe giảng, cũng khơng
tìm tịi suy nghĩ giải quyết các bài tập.
Học sinh thường thích chơi hơn thích học. Cũng những câu hỏi đó, những
bài tập đó nhưng nếu được gắn với một trị chơi có tính cạnh tranh, ganh đua, có
sự phân định thắng thua trong đội nhóm hay có những phần thưởng nho nhỏ cho

skkn


đội giành chiến thắng thì nó trở nên thu hút, hấp dẫn các em hơn bao giờ hết,
tinh thần các em phấn trấn hơn hẳn.
Với học sinh, vật lí là mơn “khơ khan”, “khó gặm” vì vậy nếu khơng có
một cái cớ nào để lôi kéo sự chú ý của các em thì đương nhiên định kiến ấy sẽ
khơng bao giờ được rũ bỏ. Trò chơi trong dạy học bước đầu đã thu hút các em
chú ý vào bài học, vào kiến thức và tham gia vào các hoạt động nhiệt tình hơn.
2.2.3. Thực trạng giáo viên.
Nhiều giáo viên có quan điểm trò chơi trong giờ học chỉ sử dụng chủ yếu
cho học sinh nhỏ tuổi, học sinh mẫu giáo. Nếu có sử dụng trị chơi thì trị chơi
trong giờ dạy cũng chỉ chiếm rất ít trong các giờ ngoại khóa, dạy thí điểm hay
các tiết dự giờ thao giảng.
Kỹ năng thiết kế trò chơi của giáo viên chưa tốt. Thực tế, trị chơi khơng
nhất thiết phải được thiết kế cầu kì, có thể khơng cần chuẩn bị nhiều, đơi khi
việc thiết kế trò chơi rất đơn giản là cách tạo tình huống học tập sao cho học
sinh có sự ganh đua, cạnh tranh, kích thích tinh thần đồng đội và đặc biệt nhất là

gây được sự chú ý của học sinh vào việc chiếm lĩnh tri thức đã là thành cơng rồi.
Việc thiết kế một số trị chơi gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên. Có
những trị chơi đòi hỏi thời gian, các thiết bị, dụng cụ và kỹ năng sử dụng các
thiết bị vi tính mà rất nhiều giáo viên còn hạn chế về các kỹ năng này trong khi
đó các tài liệu tham khảo lại vơ cùng ít ỏi. Vì vậy, dù biết trị chơi trên tiết học
có thể sẽ đem lại những hào hứng, thích thú cho học sinh trong giờ dạy thì giáo
viên vẫn rất hạn chế sử dụng.
Với giáo viên đứng lớp, động lực và nhiệt huyết dạy học phụ thuộc rất
nhiều ở thái độ học tập của học trị. Trước tình hình học sinh thờ ơ, xem nhẹ
mơn học thì tinh thần và nhiệt huyết của người giáo viên cũng giảm sút và bị
ảnh hưởng đáng kể. Làm sao có thể tiếp tục say sưa với bài dạy nếu học trò thiếu
tập trung, không hợp tác trong các hoạt động học tập. Nhiều giáo viên vì thế mà
bất lực, bng lỏng học trò, dạy cho hết bài, hết tiết. Những sáng kiến, cách làm
hay cho các dạng bài tập chỉ phát huy tác dụng khi học trị để tâm học bài.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn
luyện cho học sinh ngoài sự nỗ lực giảng dạy kiến thức, giáo viên phải phát hiện
được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập và sự tích cực của
các em trong giờ học. Từ đó, có biện pháp khắc phục phù hợp, nhằm nâng cao
chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh, giúp các em có nền tảng kiến thức
vật lí vững chắc để bước vào cuộc sống, học nghề và học chuyên nghiệp đáp
ứng được yêu cầu về lao động có trình độ cao cho xã hội.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi phân tích ngun nhân và tình hình thiếu tích cực hoạt động của
học sinh trong giờ học vật lí của các lớp mình đang phụ trách giảng dạy, tơi đã
đưa ra một số phương pháp để tăng tính tích cực hoạt động của học sinh, trong
đó sử dụng trị chơi có tác dụng đáng kể và rõ rệt.
Tơi sử dụng một tiết thực nghiệm là tiết Ôn tập chương động lực học
chất điểm của vật lí 10 cho lớp 10A1 năm học 2021-2022 so sánh với lớp đối

skkn



chứng có học lực tương đương là 10A3 năm học 2020-2021 của trường THPT
Nguyễn Quán Nho.
2.3.1. Một số trò chơi có thể sử dụng trong dạy học vật lí.
Có rất nhiều các trị chơi có thể sử dụng trong các bài dạy của mơn vật lí.
Các trị chơi này thường được chơi rất nhiều trên các game show truyền hình,
các cuộc thi... Sau đây tôi xin giới thiệu một số trị chơi có thể lựa chọn khi thiết
kế bài dạy mơn vật lí.
Trị chơi lật hình.
Khuất sau các ơ câu hỏi là bức tranh của một nhà khoa học, một hình ảnh,
một hiện tượng hay một thí nghiệm vật lí có liên quan đến nội dung kiến thức
của bài học mà chúng ta cần truyền tải tới học sinh.
Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng
câu hỏi. Mỗi câu hỏi được trả lời đúng là một góc của hình ảnh được lật mở.
Đội nào lật mở được nhiều ơ câu hỏi thì đội đó chiến thắng.
Tình huống nên sử dụng: phù hợp với việc xây dựng bài mới của một bài
học hoặc tiết ôn tập, bài tập về một chủ đề, một chương học nào đó.
Trị chơi miêu tả vật lí.
Giáo viên đưa danh sách cụm từ khóa hoặc cơng thức vật lí cho một học
sinh trong đội miêu tả. Các học sinh cịn lại trong các đội chơi khơng được nhìn
thấy cụm từ khóa chỉ nghe miêu tả rồi đốn từ khóa hoặc cơng thức.
Khi miêu tả khơng được nói bất kỳ từ nào có trong từ khóa, nếu là cơng
thức thì được nói tên đại lượng nhưng khơng được nói bất kỳ kí hiệu nào của các
đại lượng trong cơng thức.
Khi miêu tả một cụm từ khóa bắt buộc phải sử dụng ít nhất một kiến thức
vật lí.
Đội nào đốn đúng nhiều từ hơn trong cùng khoảng thời gian qui định sẽ
chiến thắng và nhận phần thưởng.
Ví dụ: Từ khóa là: “Chất điểm”

Mô tả mong đợi : “những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của
quỹ đạo được gọi là gì?
Từ khóa là cơng thức: “⃗F AB=−⃗F BA
Mơ tả mong đợi: Công thức của định luật 3 Niu tơn?
Trò chơi tiếp sức.
Giáo viên đưa ra loại câu hỏi mà câu trả lời cho câu hỏi gồm nhiều ý nhỏ
hoặc nhiều công thức.
Mỗi học sinh chỉ được phép viết một công thức hay một ý nhỏ. Nếu học
sinh nào quên thì ngay lập tức truyền cho học sinh tiếp theo. Cứ như thế cho đến
khi có khẩu hiệu dừng cuộc chơi. Bạn sau không được trả lời lại câu trả lời của
bạn trước, nếu bị trùng chỉ tính là một đáp án.
Chiếu câu hỏi và qui định thời gian sau đó ra hiệu lệnh để các đội chơi lần
lượt truyền nhau để hoàn thành một phần của câu hỏi.

skkn


Khi có hiệu lệnh kết thúc các đội đồng thời dừng chơi. Đội nào trả lời
đúng được nhiều hơn (những phương án trùng lặp chỉ tính một lần) sẽ chiến
thắng.
Ví dụ: Viết các cơng thức dùng để tính gia tốc của chuyển động?
Học sinh thay nhau lên viết các công thức dùng để tính a.
Trị chơi trắc nghiệm vật lí.
Thực chất là làm bài tập trắc nghiệm vật lí.
Giáo viên lần lượt đưa ra các câu trắc nghiệm về nội dung bài học, mỗi
câu có một lựa chọn đúng nhất trong bốn đáp án A, B, C hay D.
Các đội chơi sẽ có cùng một khoảng thời gian để thảo luận và ghi câu trả
lời vào bảng đáp án.
Hết thời gian tất cả các đội chơi đồng thời giơ câu trả lời lên. Giáo viên có
thể gọi một vài thành viên trong các đội bất kỳ để yêu cầu giải thích lí do lựa

chọn đáp án.
Đội nào trả lời đúng được nhiều lượt nhất thì đội đó chiến thắng và được
tặng thưởng.
Trị chơi ghép đơi.
Giáo viên đưa ra hai cột các từ hay cụm từ để học sinh ghép các từ (cụm
từ) bên cột này với từ (cụm từ) của cột bên kia thành một mệnh đề đúng.
Mỗi đội chơi sẽ có một khoảng thời gian để thảo luận và ghi câu trả lời
vào bảng đáp án.
Hết thời gian tất cả các đội chơi đồng thời giơ câu trả lời lên. Đội nào
ghép được nhiều mệnh đề đúng nhất thì đội đó chiến thắng.
Trị chơi ơ chữ kỳ diệu.
Giáo viên đưa ra bảng phụ, kẻ trên bảng hoặc trình chiếu trên powerpoint
các ô chữ gồm các ô xếp thành hàng ngang và hàng dọc đã được đánh số tương
ứng với mỗi hàng. Mỗi ô chữ hàng ngang là một từ hay cụm từ có liên quan đến
nội dung kiến thức học và chưa được lật mở. Mỗi ô hàng ngang có một chữ cái
trong ơ chủ đề chính hoặc ơ hàng dọc.
Tương ứng với mỗi hàng có một câu hỏi gợi ý để học sinh dự đoán và trả
lời. Trả lời đúng thì các ơ chữ trong hàng đó được lật mở, trả lời sai các ô chữ là
một ẩn số chưa được lật mở.
Học sinh bắt thăm giành quyền trả lời trước. Học sinh lựa chọn hàng
ngang muốn lật mở. Giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang học
sinh chọn.
Học sinh trả lời đúng, ô chữ được lật mở và tiếp tục lựa chọn để trả lời ô
hàng ngang tiếp theo. Nếu trả lời sai ô chữ không được lật mở và quyền trả lời
thuộc về đội khác.
Ơ hàng dọc hoặc ơ chủ đề chính sẽ dần được hé mở sau mỗi lần lật mở ô
hàng ngang. Đội chiến thắng là đội mở được nhiều ô chữ nhất.

skkn



2.3.2. Qui trình tổ chức trị chơi.
Để thực hiện một trị chơi vật lí, giáo viên cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: xây dựng luật lệ trò chơi, luật lệ dựa trên nguyên tắc chung của trò chơi
hay tùy ý biến tấu cho phù hợp với điều kiện thời gian, môn học, lớp học.
Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp với nội dung kiến thức bài học.
Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
Bước 4: Thiết kế trị chơi: Trị chơi có thể thiết kế trên phần mềm hay chỉ cần
những dụng cụ đơn giản hiện có ngay tại lớp tùy vào giáo viên.
Nếu dùng phần mềm, phải lựa chọn thích hợp để đảm bảo dễ thiết kế, dễ
sửa chữa, bổ sung và có giao diện đẹp. Nên thiết kế trên một trang màn hình, các
hiệu ứng phù hợp có tính chun nghiệp để học sinh dễ quan sát.
Việc sử dụng trò chơi sẽ kích thích các em hoạt động tích cực hơn, tạo
khơng khí học tập vui vẻ, giảm bớt căng thẳng và áp lực học tập. Áp dụng
những trò chơi này sẽ mang lại hiệu quả đáng kể và rõ rệt nhất trong các hoạt
động củng cố cuối bài, cuối chương hay kiểm tra bài cũ. Sau đây tơi xin trình
bày việc áp dụng trò chơi dạy học trực tiếp trên một tiết dạy ôn tập chương
động lực học chất điểm trong chương trình vật lí 10 ban cơ bản với lớp dạy
10A1 năm học 2021-2022 trường THPT Nguyễn Quán Nho.
2.3.3. Xác định mục tiêu bài dạy để lựa chọn trò chơi phù hợp.
2.3.3.1. Mục tiêu về kiến thức.
Ôn tập, củng cố và khắc sâu toàn bộ kiến thức chương động lực học chất
điểm cho học sinh như:
Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm.
Ba định luật Niu Tơn.
Các lực cơ học.
Bài toán về chuyển động ném ngang.
2.3.3.2. Mục tiêu về kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày một kiến thức vật lí, biến đổi
cơng thức tính một đại lượng vật lí.

Rèn luyện kỹ năng sử dụng linh hoạt kiến thức và công thức vật lí để giải
các bài tập cơ bản về động lực học chất điểm.
Rèn luyện cho học sinh tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm, tinh thần
tập thể và kỹ năng trình bày ý kiến cá nhân.
2.3.3.3. Các trò chơi áp dụng trong các hoạt động học.
Trên những cơ sở này tơi áp dụng các trị chơi vào tiết Ôn tập chương
động lực học chất điểm của vật lí 10 như sau:
Tiết học gồm hai nội dung chính
Ơn tập lí thuyết chương
Các bài tập vận dụng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3: Các bài tập áp dụng
Sử dụng: Trị chơi miêu tả vật lí.
(Phiếu học tập trắc nghiệm)
Hoạt động 2: Ơn tập lí thuyết cơ bản
Sử dụng trị chơi trắc nghiệm vật lí.
Sử dụng: Trị chơi tiếp sức.

skkn


Trên cơ sở đã định hình được kiến thức, kỹ năng và các trò chơi cần sử
dụng cho từng hoạt động học tôi bắt tay vào chuẩn bị cho tiết dạy của mình.
2.3.4. Chuẩn bị cho tiết dạy.
2.3.4.1. Chuẩn bị của giáo viên.
Giáo án dạy.
Danh sách từ khóa để tổ chức trò chơi trong hoạt động kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi và đáp án tương ứng để tổ chức trò chơi tiếp sức trong hoạt động
ơn tập lí thuyết.
Phiếu làm bài tập trắc nghiệm gồm 10 bài tập trắc nghiệm, in để phát cho

mỗi tổ 4 bản.
Giấy A4, bút lông dầu ghi đáp án, mỗi tổ 4 tờ A4 (có thể thay thế giấy A4
bằng bảng).
Trong phần giao bài về nhà tiết trước, tôi thông báo đến học sinh cả lớp cả
3 câu hỏi của phần thi tiếp sức để học sinh về nhà học, chuẩn bị và ôn tập cho
buổi ơn tập chương.
Câu hỏi 1: Trình bày những điều đã học về lực, cân bằng lực?
Câu hỏi 2: Phát biểu và viết công thức của ba định luật Niu Tơn?
Câu hỏi 3: Kể tên và viết các công thức tính các lực cơ học?
Chia lớp thành các nhóm và xếp bàn ghế để học sinh ngồi quây theo từng nhóm
hoặc có thể để học sinh ngồi theo cách truyền thống. [phụ lục 1]
2.3.4.2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn tập toàn bộ kiến thức chương động lực học chất điểm.
Hoàn thành các câu hỏi giáo viên giao về nhà.
2.3.5. Sử dụng trị chơi miêu tả vật lí để kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Nội dung kiểm tra: Lí thuyết và cơng thức phần động lực học chất điểm.
Số học sinh kiểm tra: 2 học sinh
Thời gian: 10 phút, 4phút / học sinh, 2 phút để nhận xét bổ sung và cho điểm
Cách chơi.
Giáo viên muốn học sinh nhắc lại phần kiến thức nào thì viết các từ khóa
tương ứng với phần kiến thức đó.
Giáo viên muốn kiểm tra học sinh nào thì gọi tên học sinh đó lên bảng và
đưa danh sách từ khóa cho học sinh đó.
Học sinh được kiểm tra bài cũ cầm trên tay danh sách từ khóa (hay cơng
thức vật lí) mà giáo viên yêu cầu miêu tả và có nhiệm vụ dùng kiến thức vật lí
hoặc hành động để diễn đạt cho các bạn ở dưới đoán đúng từ trong danh sách mà
khơng phạm luật.
Khi miêu tả khơng được nói bất kỳ từ nào có trong từ khóa, nếu là cơng
thức thì được nói tên đại lượng nhưng khơng được nói bất kỳ kí hiệu nào của các

đại lượng trong cơng thức.
Khi miêu tả một cụm từ khóa bắt buộc phải sử dụng ít nhất một kiến thức
vật lí.

skkn


Tổ nào đốn được nhiều từ hơn tổ đó thắng.
Học sinh nào mơ tả được nhiều từ học sinh đó được điểm cao.
Đây là danh sách từ khóa mà tơi đã chuẩn bị để kiểm tra bài cũ cho hai học sinh
trong tiết ôn tập chương động lực học chất điểm.
Danh sách cụm từ khóa 1

Danh sách cụm từ khóa 2

1. Quán tính.

1. N

2. Khối lượng(kg).

2. Hai lực cân bằng.

3. Giá của lực.

3. Parabol.

4. t=




4. Qui tắc hình bình hành.

2h
(s)
g

5. L=v 0

g
2
5. y= 2 . x
2v



2h
g

6. Fms =μ . N

6. ⃗F BA=−⃗F AB

Mỗi danh sách cụm từ khóa được in ra thành hai bản, một bản cho học
sinh cầm để miêu tả còn một bản do quản trò là giáo viên (tôi) cầm để theo dõi
và chấm điểm cho các tổ và cho học sinh.
Danh sách cụm từ khóa 1. Học sinh Lê Thu Huyền lớp 10A1 bắt thăm được và
miêu tả như sau:
Cụm từ khóa


Miêu tả của học sinh

(cơng thức)

Lê Thu Huyền-10A1

Tổ trả lời
đúng từ
khóa

Qn tính.

Mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả
về hướng và độ lớn, 2 chữ

Tổ 3

Khối lượng(kg).

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của
vật, đơn vị?

Tổ 2

Đường thẳng chứa vec tơ ⃗F , ba chữ?

Tổ 3

2h
(s)

g

Cơng thức tính thời gian bay của chuyển
động ném ngang, đơn vị?

Tổ 1

g
2
1. y= 2 . x

Phương trình quĩ đạo của chuyển động
ném ngang?

Tổ 3

Giá của lực.

t=



2v

skkn


Công thức của định luật III Niu Tơn?



F BA=−⃗
F AB

Điểm miêu tả: 10/10
Đốn từ khóa:

Tổ 1: 2/6

Tổ 1

Lê Thu Huyền: 10 điểm
Tổ 2: 1/6

Tổ 3: 3/6

Tổ 3 chiến thắng (Phần thưởng: Được cô biểu dương khen ngợi, tặng 1 bút viết
và cả lớp tặng một tràng pháo tay).

Học sinh Lê Thị Thu Huyền lên bốc thăm danh sách từ khóa và mơ tả cho các bạn ở dưới đốn từ
khóa trong hoạt động kiểm tra bài cũ

skkn


Danh sách từ khóa 2: Học sinh Nguyễn Hữu Thắng lớp 10A1 mơ tả như sau
Cụm từ khóa

Miêu tả của học sinh

(cơng thức)


Nguyễn Hữu Thắng-10A1

Tổ trả lời
đúng từ khóa

N

Đơn vị của lực là gì?

Tổ 2

Hai lực cân
bằng.

Có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
và tác dụng vào cùng một vật được gọi là...?
4 chữ.

Tổ 2

Parabol.

Dạng quĩ đạo của chuyển động ném ngang.

Tổ 3

Qui tắc hình
bình hành.


Một cách dùng để tổng hợp lực, 5 chữ.

Tổ 2

Cơng thức tính tầm bay xa của chuyển động
ném ngang?

Tổ 3

Lực cản trở chuyển động?( mô tả chưa được
hoàn hảo)

Tổ 1

L=v 0



2h
g

F ms=μ . N

Điểm miêu tả: 9/10
Đốn từ khóa: Tổ1: 1/6

Nguyễn Hữu Thắng: 9 điểm
Tổ 2: 3/6

Tổ 3: 2/6


Tổ 2 chiến thắng (Phần thưởng: Được cô biểu dương khen ngợi, tặng bút và cả
lớp tặng một tràng pháo tay).

skkn


Học sinh Nguyễn Hữu Thắng lên bốc thăm danh sách từ khóa mơ tả cho các bạn ở dưới đốn từ khóa
trong hoạt động kiểm tra bài cũ

Hiệu quả sau khi áp dụng trò chơi học tập vào kiểm tra bài cũ.
Việc sử dụng trò chơi vào kiểm tra bài cũ đã giúp cho tương tác thầy-trò,
trò-trò diễn ra tự nhiên hơn. Tinh thần và thái độ học tập của học sinh thay đổi
hẳn. Trò chơi giống như một luồng gió mới, tươi mát trong ngày hè oi bức, đã
làm thức tỉnh mọi giác quan của các em. Các em hồ hởi vui tươi và cùng nhau
nghe bạn mô tả suy nghĩ và giơ tay thật cao để giành quyền trả lời trước. Chúng
háo hức thể hiện sự hiểu biết của mình thậm chí cự cãi khi bị phản bác và chợt
ngượng ngùng khi phát hiện ra mình nhầm.
Hình thức kiểm tra bài cũ gắn với một trò chơi cho thấy lượng kiến thức
kiểm tra được nhiều hơn, học sinh có nhiều lựa chọn từ khóa để miêu tả, từ dễ
đến khó, chọn từ dễ miêu tả trước, từ khó suy nghĩ và miêu tả sau. Cùng với sự
tham gia nhiệt tình của các bạn phía dưới lớp đã thúc đẩy các em cố gắng hơn.
Thực tế quan sát, những tiết dạy học truyền thống với những học sinh
không thực sự để tâm đến bài thì việc kiểm tra bài cũ là vấn đề của bạn bị gọi
lên bảng nhưng với hình thức kiểm tra bài cũ này đã lơi cuốn tất cả các em trong
tập thể cùng tham gia vào q trình ơn tập, củng cố và nhắc lại kiến thức bài cũ.
2.3.6. Sử dụng trò chơi tiếp sức vào hoạt động ôn tập kiến thức cơ bản.
Thời gian: 10 phút.
Mục tiêu: Học sinh sử dụng linh hoạt các cơng thức cơ bản và có thể biến
đổi các cơng thức để sử dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Cách chơi
Giáo viên vẫn để lớp thành 3 tổ như đã chia đầu buổi
Giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan đến một đại lượng vật lí (hay hiện
tượng vật lí) có nhiều cơng thức tính cho đại lượng đó. Các thành viên trong đội
chơi sẽ lần lượt lên viết các cơng thức tính cho đại lượng đó. Thành viên sau
khơng được viết lại công thức hoặc ý của thành viên trước, nếu bị trùng lặp thì
chỉ tính một lần.
Trong cùng khoảng thời gian tổ nào ghi được nhiều công thức hơn thì tổ
đó thắng.
Cho 3 tổ trưởng lên bốc thăm rồi chiếu hoặc ghi câu hỏi lên bảng, mỗi lần
lên một học sinh lên bảng chỉ được viết đúng một công thức, kể một tên hoặc
nêu một khái niệm rồi nhường quyền trả lời cho bạn tiếp theo trong đội cứ như
thế quay vòng.
Đây là các câu hỏi giao về nhà cho lớp trong phần dặn dò cuối tiết học trước,
các tổ lên bốc thăm được câu hỏi như sau:
Câu hỏi tổ 1

Câu hỏi tổ 2

Câu hỏi tổ 3

Trình bày những điều Viết công thức của ba Kể tên và viết công thức
đã học về lực, Các lực định luật Niu Tơn?
tính các lực cơ học?
cân bằng?

skkn


Kết quả thu được (đã bổ sung, sữa chữa) trên bảng của mỗi tổ như sau, bảng

chia thành 3 phần, mỗi tổ ghi một phần
Tổ 1

1. Định nghĩa: Lực là đại lượng véc tơ, đặc trưng cho tác dụng

Trình bày
những điều
đã học về
lực, Các lực
cân bằng?

của vật này lên vật khác, kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc
làm vật bị biến dạng
3. Đơn vị của lực là Niu Tơn(N).
4. Giá của lực: Là đường thẳng chứa véc tơ lực.
5. Các lực cân bằng: là các lực tác dụng vào cùng một vật
nhưng không gây ra gia tốc cho vật.
6.Tổng hợp và phân tích lực bằng qui tắc hình bình hành.

Tổ 2
Trình bày
nội dung và
cơng thức
của ba định
luật Niu
Tơn?

1. Định luật I.

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào


hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng khơng, thì vật
đang đứng n sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp
tục chuyển động thẳng đều.
2. Định luật II. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác
dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và
tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

a⃗ =


F
m

3. Định luật III. Trong mọi trường hợp, Khi vật A tác dụng lên
vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực
này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. ⃗F AB=−⃗F BA
Tổ 3
Kể tên và
viết cơng
thức tính
các lực cơ
học?

F đh=−k ∆ l

1. Lực đàn hồi
2. Lực hấp dẫn.

F hd=G .


m1 .m2
r2

với G=6,67.10−11 N . m2 /kg2
*Trọng lực: ⃗p=m⃗g
3.Lực ma sát. F ms=μN
v
4. Lực hướng tâm F ht=m aht =m

2

R

skkn


Các học sinh 10A1 đang thay nhau lên hoàn thành câu hỏi của tổ mình trong trị chơi tiếp sức của
hoạt động ôn tập kiến thức cơ bản..

Hiệu quả sau khi áp dụng trị chơi học tập vào ơn tập lí thuyết cơ bản:
Sau khi kiểm tra bài cũ học sinh đã phần nào ôn tập được cơ bản kiến
thức thì trong hoạt động này học sinh một lần nữa cùng nhau ôn lại những kiến
thức của chương ở mức độ cao hơn: phải dùng tư duy để biến đổi cơng thức tính
cho đại lượng nào đó bằng nhiều cách. Chính điều này sẽ giúp các em rất nhiều
trong việc giải nhanh các bài tập trắc nghiệm đòi hỏi sự nhanh nhạy.
Trò chơi tiếp sức còn giúp các em trong đội phải liên tục rà sốt các cơng
thức của các bạn để câu trả lời sau không bị trùng lặp với câu trước. Bốn phần
bảng của bốn đội chơi sau khi được giáo viên bổ sung và sửa chữa chính là nội
dung chính cần ơn tập mà chính các em đã bao quát lại làm cơ sở để áp dụng

làm bài tập ở hoạt động sau.
2.3.7. Sử dụng trò chơi trắc nghiệm vật lí vào hoạt động bài tập áp dụng
Hoạt động 3: Bài tập áp dụng.
Mục tiêu: Học sinh sử dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản vào giải các
bài tập trắc nghiệm về dao động cơ.
Thời gian: 25 phút.
Cách chơi.
Giáo viên vẫn để lớp thành 3 tổ và ngồi như đã chia đầu buổi.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và các phương án lựa chọn A, B,
C hay D thông qua phiếu học tập.
Học sinh suy nghĩ thảo luận và tính tốn rồi lựa chọn câu trả lời đúng nhất
và ghi vào bảng đáp án.

skkn


Hết thời gian các tổ đồng thời giơ bảng đáp án.
Giáo viên gọi mỗi tổ 1 bạn lên bảng trình bày một câu, những câu dễ có
thể yêu cầu các thành viên đứng tại chỗ giải thích lí do chọn đáp án.
Tổ nào nhiều đáp án đúng và giải thích hợp lí hơn thì tổ đó thắng.

Các tổ giơ bảng đáp án trắc nghiệm trong trò chơi trắc nghiệm.

Học sinh lí giải lựa chọn của tổ trong trị chơi trắc nghiệm.

skkn


PHIẾU TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách

ngồi trên xe sẽ
A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước.
D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 2: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác
dụng lên người đó có độ lớn
A. bằng 500N.
B. bé hơn 500N.
C. lớn hơn 500N.
D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g.
Câu 3: Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý:
A. Chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.
B. Chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.
C. Chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.
D. Chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.
Câu 4: Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai
mặt đó tăng lên.
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Không biết được
Câu 5: Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn
với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?
A. 16N
B. 1,6N
C. 1600N.
D. 160N.
Câu 6: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc của hai lực là
900. Hợp lực có độ lớn là

A. 1N.
B. 2N.
C. 15 N.
D. 25N.
Câu 7: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao
nhiêu để hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N?
A. 900.
B. 1200.
C. 600.
D. 00.
Câu 8: Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn
giữa chúng là:
A. 0,166 .10-9 N
B. 0,166 .10-3 N
C. 0,166N
D. 1,6N
Câu 9: Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu?
Lấy g = 9,8m/s2
A. 4,90N.
B. 49N.
C. 490N.
D. 500N.
Câu 10: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lị xo có độ cứng
k =100N/m để nó dãn ra được 10 cm?
A. 1000N.
B. 100N.
C. 10N.
D. 1N.
Câu 11: Một máy bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490m thì thả một gói
hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tấm bay xa của gói hàng là :

A. 1000m.
B. 1500m.
C. 15000m.
D. 7500m.

skkn


Câu 12: Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang
dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu? Biết hệ số ma
sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 m/s2.
B. 1,01 m/s2.
C. 1,02m/s2.
D. 1,04 m/s2.
Câu 13: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v 0 = 20
m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:
A. 1s và 20m.
B. 2s và 40m.
C. 3s và 60m.
D.4s và 80m.
Đáp án phiếu trắc nghiệm
1B

2A

3A

4A


5B

6C

7B 8C

9C 10C

11B

12
A

13D

Hiệu quả sau khi áp dụng trò chơi học tập trắc nghiệm vào bài tập
Đây vốn dĩ là một tiết bài tập thông thường trong các tiết bài tập ôn tập, là
các câu trắc nghiệm vật lí nhưng khi được gắn với một trị chơi các em khơng
cịn cảm giác mình đang phải học mà là đang được vui chơi. Trò chơi đã gắn kết
các em lại giúp các em phải cùng nhau tham gia để đem lại chiến thắng cho cả
đội.
Với trò chơi này giáo viên quan sát và có thể gọi những học sinh chưa tích
cực lên để giải thích sự lưa chọn để các em chú tâm hơn đến bài học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng một số trị chơi vào
dạy tiết ơn tập chương độnglực học chất điểm của vật lí 10 đạt hiệu quả.” vào
dạy học tôi nhận thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực, khắc phục được
tình trạng học sinh thờ ơ, thiếu tập trung, khơng tích cực tham gia các hoạt động
động học tập trong giờ học vật lí. Thời gian của tiết học vì thế mà trơi qua rất
nhanh đối với cả thầy và trị. Học sinh tích cực hoạt động trong học tập tạo một

động lực to lớn để giáo viên tiếp tục say sưa với nghề, với bài dạy.
Trong giờ học các em đã tích cực hơn trong việc phát biểu và xây dựng
bài. Chất lượng học tập được cải thiện hơn hẳn so với năm học trước cũng như
so với lớp đối chứng.
Kết quả học tập có sự khác biệt rõ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
có học lực tượng đương
Sau đây là kết quả bài kiểm tra kiểm tra 15 phút chương động lực học
chất điểm với cùng một đề bài giữa lớp thực nghiệm 10A1 năm học 2021-2022
và lớp đối chứng 10A2 năm học 2020-2021.
Kết quả bài kiểm tra15 phút chương động lực học chất điểm
Lớp thực nghiệm10A1 năm học 2021-2022
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm4- 5 Điểm dưới 4
Số lượng
12/42
24/42
5/42
1/42
0
Tỉ lệ %
28,57%
57,14%
11,90%
2,38%
0%

skkn



Kết quả bài kiểm tra15 phút chương động lực học chất điểm
Lớp đối chứng10A3 năm học 2020-2021
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 4-5 Điểm dưới 4
Số lượng
Tỉ lệ %

6/40
15%

17/40
42,5%

13/40
32,5%

3/40
7,5%

1
25%

Quan trọng hơn, tinh thần và thái độ học tập của các em đã thay đổi hoàn
toàn. Từ chỗ thụ động, dửng dưng, thờ ơ với mơn học thì nay các em đã chú ý
hơn đến bài giảng, tích cực suy nghĩ, tìm kiếm thông tin và hăng hái xung phong
trả lời, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của cá nhân về vấn đề nêu ra trước tập thể
cùng tranh luận và đi đến kết luận cuối cùng.
Các lớp tôi áp dụng sáng kiến tuy không phải là lớp chọn của trường, có
những học sinh có điểm đầu vào rất thấp nhưng kết quả điểm thi học kỳ hai mơn

vật lí trong năm học 2021-2022 cũng đã cải thiện đáng kể so với lớp đối chứng.
[phụ lục 2]
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết Luận.
Việc áp dụng trò chơi vào dạy học vật lí đã giúp cho học sinh khơng cịn
định kiến với mơn học. Các em tìm thấy niềm vui và hứng thú trong học tập
thông qua những tiết học hoạt động hết mình, thể hiện bản thân hết mình để
khám phá về thế giới xung quanh.
Với thiết kế trò chơi sử dụng trong tiết ơn tập như đã trình bày, chúng ta
hồn tồn có thể sử dụng với các tiết ơn tập khác trong các chương học khác của
chương trình vật lí THPT để đem lại hứng thú và sự tích cực hoạt động của học
sinh. Bản thân giáo viên cũng khơng q khó khăn trong việc chuẩn bị tiết dạy.
Bản thân tôi cũng đã áp dụng cho các chương khác rất thành cơng. [phụ lục 3]
Chúng ta đã có rất nhiều các sáng kiến hay về cách giải các dạng bài tập
nhưng sẽ vô nghĩa với những học sinh thờ ơ, vơ cảm với mơn học. Vì thế, theo
tơi đây là vấn đề đáng được quan tâm và trú trọng nhiều hơn nữa trong các năm
học tiếp theo. Nếu có điều kiện, tôi nhất định sẽ tiếp tục phát triển đề tài này với
mong muốn nâng cao chất lượng dạy học và trao đổi cùng đồng nghiệp các giải
pháp thúc đẩy tính tích cực hoạt động học tập mơn vật lí cho học sinh.
Người giáo viên nào khi bước vào lớp học mà cảm nhận được sự chờ đợi,
hứng khởi của học sinh giống như ngọn lửa được bồi thêm dầu mà cháy hết
mình. Dạy học phải kích thích được hứng thú của người học mới lôi kéo được
người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sáng kiến có thể vẫn cịn những thiếu sót.
Tơi rất mong được q thầy cơ trong hội đồng khoa học góp ý, bổ sung để sáng
kiến này thật sự có hiệu quả trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh và
nâng cao chất lượng dạy học.

skkn



3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để có hiểu biết
vững vàng về chun mơn. Khơng những thế, người giáo viên cịn phải kịp thời
nắm bắt được tâm lí của các em, từ đó phân tích ngun nhân và tìm ra những
giải pháp phù hợp để điều chỉnh hành vi và nâng cao chất lượng học tập của học
sinh. Phải biết nhiều hơn về công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên
mạng Internet phục vụ cho cơng tác của mình. Nâng cao kỹ năng soạn bài và sử
dụng các phương tiện vào dạy học. Khơng ngừng tìm hiểu các phương pháp và
phương tiện dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh tạo hứng thú, niềm
vui, niềm say mê và sự tích cực học tập của các em. Phải chuẩn bị bài dạy chu
đáo, phù hợp và phát huy tối đa những phương tiện phục vụ cho tiết dạy của
mình.
Đối với nhà trường, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thường xun
thay mới thiết bị thí nghiệm, có phịng thí nghiệm riêng để thuận tiện cho việc
học tập, thực hành mơn vật lí.
Đối với Sở GD&ĐT nên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm cho các
giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Giúp giáo viên
có thêm kỹ năng và phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã
đưa ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo cùng chuyên môn trong và
ngồi nhà trường áp dụng trong việc sử dụng trị chơi vào dạy học.
Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía hội đồng khoa học và
các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Tác giả

Hoàng Thị Thuận

skkn


Tài liệu tham khảo
[1]. thiet-ke-va-su-dung-tro-choi-trong-day-hoc-nham-nang-cao-hung-thu-hoctap-va-hieu-qua-day-hoc-hoa-hoc.htm
[2]. Cổng thông tin điện tử, phòng GD-ĐT Quận Thanh Xuân, Đổi mới dạy học
và kiểm tra, đánh giá ở trường trung học theo định hướng tiếp cận năng lực học
sinh.
[3]. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB giáo
dục
[4]. Trần Bá Hồnh, Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo
khoa, NXB Đại học sư phạm.

Mục lục
1.
Mở
đầu………………………………………………………………………………
…………….

skkn


1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2

1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............4
2.2.1. Thực trạng xã hội.....................................................................................4
2.2.2. Thực trạng học sinh.................................................................................4
2.2.3. Thực trạng giáo viên................................................................................5
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề..........................................5
2.3.1. Một số trị chơi có thể sử dụng trong dạy học vật lí................................6
2.3.2. Qui trình tổ chức trị chơi........................................................................8
2.3.3. Xác định mục tiêu bài dạy để lựa chọn trò chơi phù hợp........................8
2.3.4. Chuẩn bị cho tiết dạy...............................................................................9
2.3.5. Sử dụng trò chơi miêu tả vật lí để kiểm tra bài cũ...................................9
2.3.6. Sử dụng trị chơi tiếp sức vào hoạt động ơn tập kiến thức cơ bản.........13
2.3.7. Sử dụng trò chơi trắc nghiệm vật lí vào hoạt động bài tập áp dụng......15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.............................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
3.1. Kết Luận...................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..................................................................................................20

skkn


Phụ lục 1
Ngoài cách để học sinh ngồi theo kiểu truyền thống thì khi tổ chức trị
chơi giáo viên có thể cho học sinh ngồi theo các nhóm đã phân cơng như hình
dưới đây. Với cách sắp xếp chỗ ngồi này các em sẽ tập trung và làm việc nhóm
hiệu quả hơn.

Cách sắp xếp chỗ ngồi trong một tiết ôn tập chương của học sinh lớp 10A4


Cách sắp xếp chỗ ngồi trong một tiết ôn tập chương của học sinh lớp 10A4

1

skkn


Phụ lục 2
Bảng điểm kỳ 2 của hai lớp có học lực tương đương

Bảng điểm học kỳ 2 của lớp thực nghiệm 10A1 năm học 2021-2022

2

skkn


×