Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn vật lý đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN THI TỐT
NGHIỆPTHPT MÔN VẬT LÝ ĐẠT HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Hoàng Thị Thuận
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

THANH HỐ NĂM 2021
1

1


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Kỳ thi TN THPT (Tốt nghiệp trung học phổ thông) được gọi là kỳ thi “hai
trong một” bắt đầu được tổ chức từ năm 2015 đến nay, với mục tiêu lấy điểm
của kỳ thi để xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp. Với lí do trên thì điểm thi TN THPT là con điểm rất
quan trọng với học sinh, giáo viên và nhà trường. Điểm số cao trong kỳ thi TN
THPT là mong mỏi của phụ huynh, học sinh, giáo viên, nhà trường và của tồn
xã hội. Điểm số đó được coi là tiêu chí đánh giá năng lực học tập, kỹ năng và
kiến thức của học sinh sau những tháng năm dài học tập, phấn đấu và cố gắng, là
kết quả của quá trình dạy dỗ, chỉ bảo của giáo viên. Xét về khía cạnh khác điểm
số đó cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo


viên, đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục.
Các năm gần đây tình hình học tập của học sinh tỉnh nhà cũng có phần
trầm lắng hơn, điểm thi TN THPT có phần giảm sút so với các năm trước đây.
Ngày 6/4/2021 UBND tỉnh Thanh Hóa có gửi cơng văn số 849/SGĐT GDTrH V/v về việc tổ chức dạy học và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong
đó yêu cầu với các trường THPT cần phải đưa ra các giải pháp để áp dụng vào
dạy học, ôn tập cho học sinh khối 12 nhằm nâng cao chất lượng ôn thi để các
em đạt điểm cao hơn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bất kỳ giáo viên nào cũng luôn mong mỏi học sinh được điểm cao đặc
biệt lại là những học sinh do bản thân phụ trách và trực tiếp giảng dạy. Giáo viên
chính là người chắp cánh cho những ước mơ tương lai của các em, giúp các em
vững vàng bước tiếp con đường phía trước.
Tôi từng chứng kiến một số học sinh trượt tốt nghiệp THPT. Sau 12 năm
học tập, trong khi các bạn cùng trang lứa đang tung tăng khắp bốn phương trời
để học đại học, cao đẳng, học nghề và lao động thì gia đình và bản thân em ấy
vẫn canh cánh trong lịng nỗi niềm “chưa có tấm bằng tốt nghiệp THPT”, vẫn
phải hằng ngày cùng các em khóa sau ơn tập để thi lại. Bản thân phụ huynh và
giáo viên cũng phiền muộn khơng ít. Bao nhiêu hy vọng mong mỏi cho con có
được một tương lai tốt đẹp dường như chững lại vì tấm bằng tốt nghiệp THPT
chưa có. Học sinh đạt điểm khơng cao thậm chí trượt tốt nghiệp THPT là một
nỗi buồn, nỗi trăn trở lớn trong lòng mỗi giáo viên, mỗi nhà trường.
Là một giáo viên đứng lớp, dạy mơn Vật lí, bản thân tơi cũng nhận thấy
chất lượng và nhiệt huyết học tập của học sinh các năm gần đây ngày càng giảm
sút. Vì vậy, tơi ln trăn trở và tìm hiểu ngun nhân của vấn đề từ đó tìm cách
nâng cao điểm thi của các em với tiêu chí: Nâng cao chất lượng điểm thi đại trà,
phấn đấu để không học sinh nào bị điểm dưới trung bình trong kỳ thi thuộc mơn
bản thân mình phụ trách - mơn Vật lí, nâng cao năng lực, kỹ năng làm bài thi
của tất cả các học sinh mình phụ trách.
Tơi bắt đầu lên mạng tìm tịi, học hỏi từ đồng nghiệp những cách thức,
phương pháp để nâng cao chất lượng ôn tập sao cho các học sinh ơn tập thật sự
có chất lượng và hiệu quả. Hiệu quả của q trình đó phải được kiểm chứng

2

2


bằng điểm số thi tốt nghiệp THPT. Chúng ta đã có rất nhiều các chuyên đề, các
phương pháp chuyên sâu dành cho các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp của bộ mơn mình dạy - mơn Vật lí nhưng lại rất hiếm hoi thậm chí là
khơng tìm được những chun đề về giải pháp, phương pháp dạy học, ôn tập để
phát huy được tối đa khả năng của học sinh trong q trình ơn tập nhằm giúp các
em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Với mong muốn đem lại kết quả tốt nhất cho học sinh trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT, tôi đã đưa ra một số giải pháp và áp dụng với các học sinh mà bản
thân tôi trực tiếp giảng dạy và thấy có kết quả rất khả quan. Do đó tơi mạnh dạn
chia sẻ các giải pháp mà mình đã áp dụng có hiệu quả thơng qua sáng kiến kinh
nghiệm năm học 2020 - 2021 của tôi: “Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi
tốt nghiệpTHPT môn Vật lí đạt hiệu quả”. Hy vọng sẽ góp một phần nhỏ để
cải thiện điểm số của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và học hỏi thêm từ
đồng nghiệp những kinh nghiệm q giá.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu và nghiên cứu các nguyên nhân làm học sinh thi tốt nghiệp
THPT bị điểm kém mơn Vật lí từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục.
Tìm hiểu và nghiên cứu các cách thức dạy học, ôn tập cho học sinh đạt
hiệu quả.
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mơn Vật lí nói riêng.
Trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến điểm thi, đến thái độ học tập
của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học sinh ban tự nhiên lớp12C1,

12C4 năm học 2019 - 2020 với lớp đối chứng là các học sinh lớp 12C3, 12C5
năm học 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Quán Nho .
Từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến điểm thi tốt nghiệp
THPT mơn Vật lí để tìm ra cách thức, giải pháp khắc phục tình trạng điểm thấp
và tăng các kỹ năng làm bài cơ bản cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu,
phân tích các giải pháp của các đồng nghiệp trong cùng chuyên môn và ngồi
chun mơn của mình để tham khảo, áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh và
mơn học mình dạy.
Khảo sát thực tế dạy học, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để
xử lí số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.

3

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong ngành giáo dục, điểm số được sử dụng làm căn cứ đánh giá mức độ
nhận thức, tư duy của học sinh. Điểm số đó cũng chính là thước đo, căn cứ để
đánh giá chất lượng giáo dục, dạy học của một cơ sở giáo dục, của giáo viên.
Điểm số là của học sinh nhưng ngồi việc sử dụng để đánh giá người học thì
cũng đồng thời đánh giá cả người dạy và cơ sở giáo dục. Vì vậy nếu chúng ta
muốn nâng cao chất lượng dạy học chính là tìm cách nâng cao điểm số của các
kỳ thi cho người học. Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, mà nhân tài được phát hiện
thông qua các kỳ thi và được đánh giá bởi điểm số. Để đạt được điểm cao đòi
hỏi học sinh phải có kiến thức, có kỹ năng làm bài và phải biết ơn tập hợp lí

nhất. Phương pháp và cách thức ôn tập của thầy cô cũng góp phần vô cùng quan
trọng để các em có điểm số tốt nhất theo khả năng của mình.
Thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi vô cùng quan trọng đối với cả học sinh,
giáo viên và nhà trường bởi nó quyết định kết quả của cả một quá trình dài sau
12 năm học và là cơ sở đề các em bước sang một trang mới: bước vào đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay làm lao động phổ thông. Muốn nâng cao
hiệu quả ôn thi cho học sinh buộc nhà giáo phải tận lực mọi khả năng của mình
như đánh giá, phân loại đúng học sinh, có phương pháp giảng dạy phù hợp với
từng đối tượng học sinh và có chun mơn tốt nhằm nâng cao tối đa điểm số của
từng học sinh đến mức có thể.
“Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục với mỗi thầy cô giáo hay một đơn vị
trường học là đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trước khi chú trọng bồi
dưỡng nhân tài, mỗi nhà trường quan tâm trước hết đến nhiệm vụ đào tạo nhân
lực nói chung. Muốn đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng
được nhiều nhân tài, đòi hỏi mỗi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất
lượng dạy của nhà giáo và chất lượng học tập của học sinh, nhằm đạt được mục
tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và số lượng học sinh đỗ tốt nghiệp trung
học phổ thông cũng như đỗ vào các trường Cao đẳng và Đại học ngày càng
cao.”[1]
Đổi mới phương pháp và nội dung dạy học, rèn luyện cho học sinh tính
tích cực, sáng tạo nhằm phát triển tối đa năng lực nhận thức của học sinh. Điều
này cũng được quy định tại điều 28 của Luật Giáo dục 2005: “Phương pháp
giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm…” Tác dụng đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.[2]
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới toàn diện
giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền
giáo dục Việt Nam” những biện pháp cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội
dung và phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,

phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học...”[3]

4

4


Trên cơ sở nghiên cứu công văn số 849/SGĐT - GDTrH V/v về việc tổ
chức dạy học và ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 của UBND
tỉnh Thanh Hóa ngày 6/4/2021. Trong đó yêu cầu với các trường THPT cần phải
đưa ra các giải pháp và áp dụng vào dạy học, ôn tập cho học sinh khối 12 nhằm
nâng cao chất lượng ôn thi để các em đạt điểm cao hơn trong kỳ thi TN THPT.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2020 - 2021 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của trường
THPT Nguyễn Quán Nho.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng xã hội, học sinh.
Nhiều năm gần đây do tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ” nhiều sinh viên ra
trường khơng có việc làm đúng ngành đã học mà phải cất bằng đi làm trái ngành
hoặc đi làm công nhân cho nên động lực cố gắng học tập, thi tốt để vào đại học
cao đẳng của học sinh giảm sút. Sự miệt mài của các em giảm hẳn, nhiều em học
cầm chừng và có tâm lí chỉ học lấy bằng nên khơng thực sự cố gắng hết sức
mình, thậm có có em bỏ bê học tập rồi khi mất gốc dẫn đến chán học, ngại học
từ đó ảnh hưởng đến kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm học 2018 - 2019, số học sinh trượt tốt nghiệp tỉnh Thanh Hóa tăng
lên đáng kể, sàn điểm khơng cao ở tất các các môn. Trường THPT Nguyễn Quán
Nho năm học 2018 - 2019 trượt tốt nghiệp THPT với số lượng là 49 học sinh và
hoàn toàn là học sinh chọn ban xã hội - ban được coi là thi tốt nghiệp dễ đậu
hơn.

Hai năm gần đây do tình hình dịch bệnh Covid làm gián đoạn q trình
học tập, ơn tập của các em trong giai đoạn nước rút đã phần nào ảnh hưởng đến
tư tưởng, tâm lí và q trình ôn tập của các em. Các em hoang mang với những
thay đổi mới, hình thành tâm lí ngại học sau thời gian dài nghỉ dịch.
Học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho chủ yếu là con em nông thôn,
điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm xa nên việc quản lí đốc thúc các em
học tập, ơn tập, đi học đầy đủ, đúng giờ cũng có nhiều trở ngại, khó khăn. Tuy
nhiên nhiều trong số các em cũng là những học sinh rất hiếu học, ham học, có ý
chí, chăm ngoan và lễ phép.
Hiện nay, lượng học sinh lựa chọn thi tốt nghiệp THPT và vào đại học,
cao đẳng khơng cịn nhiều, số đơng chọn thi tốt nghiệp THPT chỉ để lấy bằng tốt
nghiệp nên thường chọn thi ban xã hội. Trường THPT Nguyễn Quán Nho chỉ
còn 3 trong tổng số 7 lớp lựa chọn thi ban tự nhiên. Hai lớp tôi dạy không phải
là lớp chọn, các em là học sinh có học lực trung bình và trung bình khá, điểm
đầu vào lớp 10 khơng cao. Lớp 12C4 chỉ có 11 học sinh thi ban tự nhiên cịn lại
các em đều lựa chọn thi ban xã hội, lớp 12C1 cũng có 10 học sinh khơng thi ban
tự nhiên. Như vậy tính số lượng lớp là hai lớp nhưng sĩ số học sinh cịn rất ít thi
ban tự nhiên. Sự phân chia thi theo các ban khác nhau cũng làm ảnh hưởng
khơng nhỏ tới tâm lí, q trình ơn tập và dạy học. Nhiều em dao động trước lựa
chọn của bản thân, nhiều em chọn theo số đông, bạn bè. Một lớp học theo hai
5

5


ban: học và thi ban tự nhiên, học và thi ban xã hội. Học sinh thì dao động cịn
giáo viên thì lại bị động trước sự thay đổi, do dự của học sinh. Có những em cả
ba năm học đều lựa chọn thi ban tự nhiên cho đến kỳ 2 năm lớp 12 thì chuyển
sang thi ban xã hội. Nhiều em lại có tâm lí chỉ thi tốt nghiệp thì khơng khó nên
lười học, ham chơi. Chính những điều đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng và

điểm thi.
2.2.2. Thực trạng giáo viên.
Nhiều giáo viên còn tham kiến thức, muốn dạy cho học sinh tất cả các
dạng bài vật lí mà chưa thực sự để tâm đến trình độ, tâm tư và thực lực của học
sinh. Dạy quá dễ hay quá khó đều gây nhàm chán cho các em. Dạy dễ q thì
khơng phát huy được hết khả năng của những học sinh học tốt, các em làm xong
sớm sẽ gây ảnh hưởng tâm lí đến các bạn chưa làm xong, cịn bản thân em ấy
đơi khi lại ảo tưởng về bản thân, không tận dụng và phát huy hết khả năng của
bản thân. Dạy q khó thì lại gây hoang mang, lo lắng và chán nản cho những
học sinh yếu kém và khơng làm được bài.
Vật lí là một mơn khoa học rất thực tiễn nhưng trong q trình dạy chúng
ta đang không bám sát thực tiễn, quá chú trọng lí thuyết và các bài tập hàn lâm
khiến cho học sinh mất đi khả năng liên hệ thực tiễn do đó học sinh khơng thấy
mơn học thu hút, thú vị, khơng có đam mê.
Trong dạy học chun mơn là yếu tố rất cần thiết nhưng rất nhiều giáo
viên trong chúng ta chỉ chú trọng đến chuyên môn mà chưa thực sự coi trọng
phương pháp tổ chức, cách thức dạy học. Việc dạy học quan trọng nhất chính là
kiến thức phải phù hợp với đối tượng học. Để phát huy tối đa điểm số cho học
sinh trong các kỳ thi người giáo viên cần khéo léo trong việc tổ chức lớp học và
dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực của học sinh.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn
luyện cho học sinh ngoài sự nỗ lực giảng dạy kiến thức, giáo viên phải phát hiện
được các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hứng thú học tập và sự tích cực của
các em trong giờ học. Từ đó, có biện pháp khắc phục phù hợp, nhằm nâng cao
chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh, giúp các em có sự tự tin và tình
u với mơn vật lí nhằm nâng cao điểm thi THPT nói chung, mơn vật lí nói
riêng.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Học tập là một quá trình dài cho nên ngay từ đầu bản thân học sinh cần
xác định sớm tư tưởng là muốn thi ngành nghề gì, thi khối gì dựa trên sở thích

và năng lực của bản thân. Để có quyết định này học sinh cần có sự tư vấn của
gia đình, nhà trường đặc biệt là các thầy cô trực tiếp giảng dạy. Việc xác định
sớm khối thi và ngành nghề giúp học sinh sớm định hướng được việc học và
mục tiêu để vươn tới tránh tình trạng đứng núi này trơng núi nọ, học môn này
tiếc môn kia rồi lúc nào cũng như đang ở ngã ba đường không biết nên học gì thi
gì làm gì và rồi đến lúc lại a dua chạy theo bạn bè, số đơng. Vì vậy nhà trường
nơi tôi đang công tác đã cho học sinh lựa chọn đăng kí mơn thi ngay từ khi bước
vào lớp 10.
6
6


Học sinh khơng cịn dao dộng trước các mơn thi mà chỉ chú tâm đến việc
ôn tập, tuy nhiên vẫn cịn một số ít học sinh vẫn dao động, do dự về những lựa
chọn của mình khiến cho việc chuyên tâm vào ơn tập có nhiều trở ngại.
Sau khi phân tích ngun nhân và tình hình điểm thi TN THPT mơn vật lí
của học sinh tơi đã đưa ra một số giải pháp và thấy có hiệu quả rõ rệt với hai lớp
12C1 và 12C4 năm học 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Quán Nho.
2.3.1. Giải pháp 1: Nắm bắt và phân loại học sinh để có tác động phù hợp.
Sử dụng số ghi chép để phân loại, phân nhóm học sinh theo từng mức độ,
nhận xét sự tiến bộ, thay đổi của từng học sinh. Với mỗi học sinh sẽ có những
tác động riêng.
Giai đoạn ơn thi phải thường xuyên cho học sinh ôn tập, làm đề ôn, kiểm
tra bài cũ để nắm bắt tình hình học tập của từng em và ghi chép lại.

Một vài trang trong cuốn sổ theo dõi học sinh lớp 12C1, 12C4

Để nắm bắt được học sinh chính xác thì việc theo dõi, kiểm tra học sinh
cần phải thường xuyên (sau mỗi chương, mỗi chuyên đề cần phải có phần kiểm
tra, nhắc lại kiến thức. Kiểm tra 15 phút cũng được). Khi kiểm tra giáo viên phải

trộn đề thậm chí cho hẳn đề riêng (nếu cần thiết), xem thi chặt, khơng để các em
có hành vi nhìn bài bạn, quay copy dẫn đến nhận định sai về học sinh.
Ghi chép những tiến bộ, thay đổi của từng em vào sổ theo dõi cá nhân.
Ghi những nhận xét riêng để tiện trao đổi với bản thân học sinh, giáo viên chủ
nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm tác động tốt nhất đến học sinh.
Do nhận học sinh từ lớp10 nên khi các em lên 12 bản thân tơi đã nắm bắt
tình hình lớp, khả năng tư duy và tính cách, hồn cảnh từng em khá rõ cho nên
việc phân loại và đánh giá chung về học sinh mình dạy khơng q khó. Căn cứ
vào đó để có cách tác động và soạn bài sao cho phù hợp với mức độ nhận thức
7
7


của từng đối tượng học sinh. Đây là việc làm mà tơi cho là vơ cùng quan trọng
vì nó quyết định cách soạn bài, phương pháp tổ chức học tập, ra đề, ra câu hỏi
để tác động lên chủ thể học sinh.
Với mỗi đối tượng học sinh thì cách tác động, giáo dục sẽ khác nhau. Với
học sinh yếu tôi chủ trương cho các em, học hiểu, biết cách áp dụng làm các bài
tập rất đơn giản sau đó tăng dần độ khó. Đối với học sinh khá, tốt thì tôi giới
thiệu hoặc cho mượn một số tài liệu, phô tô thêm đề để các em làm thêm.
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1.
Việc nắm bắt rõ về học sinh là rất cần thiết và phải liên tục, thường xuyên
để có thể nhanh chóng phát hiện ra những non kém, thiếu sót và có điều chỉnh,
tác động kịp thời đúng lúc.
Giáo viên có cơ sở để tác động tới từng học sinh, có cách thức tác động,
soạn bài phù hợp.
2.3.2. Giải pháp 2: Sử dụng tài liệu học tập phù hợp với học sinh.
Tài liệu phù hợp là yếu tố cần thiết để phát huy hết khả năng của học sinh
trong học tập. Do đó tơi biên soạn một số tài liệu cho học sinh sử dụng để quá
trình nắm bắt kiến thức bài dạy cũng như q trình ơn tập được hiệu quả dễ dàng

hơn.
* Về việc tiếp thu kiến thức cơ bản.
Bên cạnh việc giảng dạy phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, tôi
biên soạn cuốn: “Tổng hợp kiến thức cơ bản ôn thi TN THPT môn Vật lí” để học
sinh dễ dàng sử dụng, tra cứu khi học [phụ lục 1].
Với cuốn sách lí thuyết đã được tơi hệ thống lại đầy đủ, ngắn gọn thậm
chí có phần lưu ý, so sánh đề các em có thể dễ dàng tham khảo và học tập.
* Về việc ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng.
Với việc theo lớp từ lớp 10, lớp 11 nên tôi nắm bắt từng đối tượng học
sinh khá rõ. Khi các em lên 12 tôi nhận thấy bài tập cuối mỗi bài học ở sách giáo
khoa và sách bài tập rất ít, có nhiều bài không phù hợp với đối tượng học sinh
tôi dạy, nhiều bài thì được giảm tải, cắt bớt, khơng đủ bài tập để các em có thể
rèn luyện kỹ năng làm bài nên tôi bắt tay vào biên soạn một cuốn sách bài tập
[phụ lục 2] với các tiêu chí:
- Ra bài tập cuối mỗi bài học để học sinh làm ngay sau khi học xong bài
mới (dùng làm bài tập củng cố và giao nhiệm vụ về nhà).
- Có cả bài tập trắc nghiệm và tự luận.
- Ln có phần giấy trống để học sinh trình bày ngắn gọn cách làm, nó
cũng là cơ sở để giáo viên nhận ra những lỗi sai của học sinh trong quá trình làm
bài.

8

8


- Các bài tập rất cơ bản, đa dạng và được sắp xếp từ dễ đến khó từ nhận
biết đến thông hiểu đến vận dụng và vận dụng cao.
Cuốn sách bài tập dành cho học sinh 12C1 và 12C4


Đây là cuốn tài liệu nội bộ mà theo tôi là rất phù hợp với đối tượng học
sinh tơi đang dạy, nó giúp các em có tài liệu học tập sau mỗi bài dạy, giúp giáo
viên có cơ sở để giá quá trình nắm bắt kiến thức của học sinh. Giúp giáo viên có
tài liệu để giao thường xuyên cho học sinh mà không phải mất công phô tô mỗi
ngày, cũng không để học sinh làm rơi vãi hay quên không mang theo.
* Về việc tiếp thu lí thuyết.
Đặc thù của bộ mơn vật lí là cần hiểu rõ bản chất vật lí thì việc học thuộc
mới dễ dàng, bằng khơng rất khó để thuộc và nhớ lâu, nhiều vấn đề rất dễ gây
nhầm lẫn cho học sinh vì thế trong quá trình học và ơn tập tơi khuyến khích và
cùng với học sinh làm sơ đồ hóa một số phần lý thuyết để tiện học tập và ôn tập.
* Về việc ôn tập, làm đề thi thử.
Rất cần thiết cho học sinh được cọ sát với các đề thi tương tự vì vậy trong
q trình dạy học, ơn tập tơi biên soạn, sưu tầm bộ đề thi để các em rèn luyện và
ôn tập. Bộ đề thi đáp ứng các tiêu chí:
- Học tới đâu ra đề tới đó, các câu trong đề được sắp xếp từ câu dễ đến
câu khó.
- Sắp xếp đề từ đề dễ đến đề khó, từ ít chương đến tồn bộ chương trình
thi.
- Ln có phần giấy trống để học sinh trình bày cơng thức, cách làm cơ
bản cho từng bài.
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 2.
Tài liệu phù hợp giúp học sinh nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn, hiểu và
làm được bài sẽ là động lực và là niềm vui để các em có niềm tin vào bản thân

9

9


vào mơn học, u thích mơn học. Từng bước cải thiện niềm tin và tình u đối

với mơn vật lí.
Với cuốn sách bài tập các em có thể làm mọi lúc mọi nơi, làm câu dễ
trước câu khó sau, đồng thời là tài liệu củng cố cuối mỗi bài học, là nhiệm vụ
giao về nhà và là nhiệm vụ để tôi thực hiện việc học mỗi ngày với các em (tơi
xin được trình bày rõ ở phần sau).
Học sinh có tài liệu để làm tùy vào khả năng mà làm từ dễ đến khó, khơng
làm được bài này có thể làm bài khác. Đặc biệt với một số học sinh lười học và
học yếu như Hương, Trung, Mai, Quân, việc giao bài tập cho các em là phải chỉ
rõ những bài nào nằm trong tầm khả năng làm được của các em để các em về
nhà bắt buộc phải làm rồi sau đó nếu có thể mới làm các bài tiếp theo. Việc kiểm
tra liên tục và thường xuyên cũng buộc các em phải làm, ban đầu có thể là đối
phó sao chép nhưng lâu dần các em đã hiểu bài và làm đầy đủ hơn.
Làm được một số bài dễ các em đã hào hứng hơn, tự tin hơn và mạnh dạn
giơ tay lên bảng làm bài khơng cịn e dè nhút nhát như trước nữa.
Có những hơm giờ ra chơi tơi đến lớp sớm thì thấy một số học sinh do
chưa làm xong bài tập nên đang cầm sách đi hỏi các bạn công thức và cách làm
một số bài. Các em đã coi việc làm bài tập trong sách bài tập tư liệu là một phần
của môn học. Lúc đó, tơi thật sự cảm thấy vui mừng và tin tưởng rằng mình đã
đi đúng!
2.3.3. Giải pháp 3: Tận dụng mạng xã hội rèn thói quen học mỗi ngày, học
mọi lúc mọi nơi, mọi hồn cảnh.
* Tìm kiếm tài liệu, học hỏi qua mạng.
Mạng xã hội và internet nếu như biết cách sử dụng thì đó là một nguồn tài
nguyên tri thức vô cùng lớn. Ngày nay, học sinh do không được định hướng
thường vào mạng chơi game, tán chuyện, đăng ảnh tự sướng...Học sinh chưa
biết dùng mạng phục vụ cho việc học tập hoặc không biết phải vào đâu để lấy tài
liệu. Thay vì để cho các em tốn thời gian vơ ích lên facebook tán gẫu, bình luận
lung tung, khơng cần thiết, tơi đã lập trang “Cùng học vật lí” để các em tham gia
giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm học tập, hoặc trao đổi tài liệu với nhau.
Tơi giao cho em lớp phó học tập lớp 12C1 làm quản trị là Lê Thị Trang.

Trên trang tôi cũng thường xuyên cập nhật các dạng bài tập, các phương
pháp giải hay, các tài liệu học tập, đề thi của các trường, các đường linh tải tài
liệu... để các em làm tài liệu tham khảo, hay bài tập ở nhà.
Thông qua trang, các em đã trao đổi, học hỏi lẫn nhau và có thể hỏi tơi về
những khúc mắc, băn khoăn về vấn đề nào đó của bài tập hay bài giảng trên lớp.
Ngoài việc hỏi thầy cơ, các em cũng có thể hỏi nhau, hỗ trợ cho nhau khi tơi
chưa kịp trả lời. Nhờ đó mà các em nắm được bài tốt hơn, những chỗ chưa hiểu
hoặc còn băn khoăn kịp thời được tháo gỡ.

10

10


Bên cạnh đó trong trường có rất nhiều thầy cơ giáo sử dụng mạng
Facebook làm phương tiện để tương tác với học sinh ví dụ: Facebook Thương
Trần, Châu Nguyễn, Nguyễn Quốc Vang, Thăng Nguyễn, Vinh Hồng, Tiến
Trần… Thơng qua mạng này nhiều thầy cô giáo đã chia sẻ những bài tập cho
học sinh của mình. Vì vậy, rất nhiều học sinh có tham gia kết bạn với các thầy
cơ đều tiếp cận được các đề thi, có thắc mắc thì có thể hỏi thầy cơ trực tiếp
thơng qua mạng xã hội với mức chi phí vơ cùng rẻ.
* Phong trào học lí mỗi ngày 15 phút.
Mỗi ngày dành ít nhất 15 – 20 phút học vật lí là một yêu cầu khơng hề khó
khăn đối với mỗi học sinh. Nó không làm các em thấy ngại mặt khác lại giúp
các em khơng qn kiến thức. Để kiểm sốt việc này tôi tận dụng mạng xã hội.
Hiện nay các em gần như 100% sử dụng mạng và lướt facebook mỗi ngày.
- Đăng yêu cầu học cụ thể mỗi ngày lên nhóm học và tường facebook, yêu
cầu học sinh thực hiện và thời gian nộp bài.
- Học sinh làm bài và đăng ảnh bài làm tương ứng dưới phần bình luận.
- Học sinh nào chưa nộp bài đúng hẹn sẽ bị nhắc nhở.

- Thời gian học mỗi ngày không nhiều nhưng ngày nào học sinh cũng phải
học, hình thành thói quen học mỗi ngày, lục lại trí nhớ.
- Tạo khơng khí học tập cho cả lớp.
- Không mất công phô tô đề, phát đề và thu đề hàng ngày.
- Học sinh có thể tùy ý làm bất cứ lúc nào kể cả khi giáo viên chưa giao
nhiệm vụ. Chấm, kiểm tra và góp ý cho học sinh sửa chữa dễ dễ dàng.

11

11


Ảnh chụp một số buổi giao nhiệm vụ và sửa bài tập cho học sinh.

Ảnh chụp một số bài làm học sinh nộp
qua mạng

* Học khi nghỉ đại dịch COVID
Thông qua mạng xã hội mà việc học tập và ôn tập cho học sinh không bị
gián đoạn. Các em vẫn có bài tập để làm và nộp bài đều đặn mặc dù đang trong
thời gian nghỉ dịch Covid.
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 3.
Nhiều học sinh đã biết dùng mạng internet để phục vụ nhu cầu học tập,
trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau, giúp nhau tiến bộ. Hạn chế thời gian
học sinh vào mạng làm những việc vơ bổ, vơ ích.
Nhờ có trang kết nối này mà những vấn đề, những khúc mắc hay những
bài tập cịn chưa rõ sẽ được thầy cơ hoặc bạn bè giải đáp ngay. Đó có thể là
những lỗ hổng kiến thức từ trước khiến cho các em không hiểu, được kịp thời bù
đắp. Vì thế, các em tiếp thu và hiểu bài tốt hơn. Hiểu rõ bài là tiền đề cho các em
nắm bắt và tiếp thu bài mới.

Việc học của các em có thể thực hiện được mọi lúc, mọi nơi và tận dụng ở
mọi hoàn cảnh để các em khơng bị gián đoạn khi có biến cố như nghỉ dịch phải
ở nhà cách li.
Em Lê Thị Phương là một học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập của
lớp 12C1 chia sẻ với tôi: “Em không có nhiều thời gian lên mạng để tìm tài liệu
12
12


nhưng thông qua các chia sẻ của thầy cô em đã lựa chọn được tài liệu phù hợp
trong chương trình học.” Việc giao bài tập như thế đã khuyến khích các em
chăm chỉ và hào hứng hơn với việc làm bài, học bài mỗi ngày.

13

13


2.3.4. Giải pháp 4: Học mà vui, chơi mà học.
Nghe tới ôn thi TN THPT là nghĩ phải vật lộn với kiến thức, với bài tập là
phải quên hết vui chơi nhưng thiết nghĩ chúng ta nên đặt hiệu quả học tập lên
hàng đầu chứ khơng phải tính số lượng đơn vị kiến thức mỗi ngày, mỗi buổi ghi
chép cho đầy sách vở mà học sinh thì ngao ngán mệt mỏi với làm đề, với ngồi
đọc, nghe mà vẫn không nhớ, khơng hiểu. Vì vậy tơi chủ trương cho các em vẫn
học nhưng kết hợp với trò chơi để phần nào giảm đi áp lực và căng thẳng ôn tập.
* Kiểm tra bài cũ tập thể.
Trong việc kiểm tra bài cũ (Kiểm tra kiến thức), tơi sử dụng có một số cải
tiến so với cách kiểm tra truyền thống thông thường:
- Học sinh biết trước các câu hỏi sẽ được kiểm tra. Câu hỏi được đặt ra
vào cuối buổi học hôm trước để học sinh về nhà chuẩn bị.

- Cả lớp hoặc từng nhóm viết ra giấy câu trả lời của câu hỏi kiểm tra và
nộp lại sau 5 đến 7 phút.
- Giáo viên lựa chọn chấm bất kỳ hoặc chấm cả lớp. Nếu chấm bất kỳ thì
nhận xét và chấm ngay tại lớp một vài học sinh còn muốn chấm cả lớp thì giáo
viên mang về nhà (với cách này giáo viên có thể xem lướt bài làm của toàn bộ
học sinh).
- Kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh: cả lớp.
- Áp dụng với cả học chính khố và ơn tập thi TN THPT.
Mục đích:
- Tồn bộ học sinh đều phải có trách nhiệm học bài trước khi đến lớp và
đều tham gia vào hoạt động nhớ lại, nhắc lại bài cũ.
- Học sinh biết mình cần phải học gì, trả lời câu hỏi gì.
- Tránh tình trạng nhiều học sinh cho rằng việc kiểm tra là của bạn bị gọi
lên bảng còn bản thân khi chưa bị gọi tên là vô can, thờ ơ.
– Không biết cần phải học gì trong mớ tràn lan cả bài dài đó.
Lưu ý: để tránh tình trạng học sinh gian lận tơi chuẩn bị giấy riêng và phát cho
các em. Câu hỏi cũng có thể cho các bàn các câu khác nhau.
* Hình phạt:
Với những học sinh thuộc bài tốt giáo viên cần biểu dương các em và cho
điểm tốt còn với những học sinh không thuộc bài tôi thường yêu cầu các em
chép phạt và cho điểm xấu. Việc chép phạt là một hình thức buộc các em phải
chép để nhớ bài còn cho điểm xấu nhưng vẫn cho các em có cơ hội gỡ điểm
khác nếu các buổi tiếp theo đều học thuộc bài.
* Ôn tập bằng cách áp dụng trị chơi.
Có rất nhiều trị chơi có thể sử dụng để tăng tính tích cực, chủ động tiếp
thu kiến thức cho học sinh nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc ơn tập mà tơi
đã có dịp trình bày trong một sáng kiến kinh nghiệm của mình năm 2019 –
2020. Tơi xin giới thiệu một trong số những trị chơi mà mình đã từng sử dụng
cho học sinh trong các giờ ơn tập.
Sử dụng trị chơi miêu tả vật lí để ôn tập.

Hoạt động: ôn tập kiến thức cũ.
14
14


Nội dung ơn tập: Lí thuyết và cơng thức về dao động cơ.
Thời gian: 15 phút.
Cách chơi.
Giáo viên muốn học sinh nhắc lại phần kiến thức nào thì viết các từ khóa
tương ứng với phần kiến thức đó.
Giáo viên muốn kiểm tra học sinh nào thì gọi tên học sinh đó lên bảng và
đưa danh sách từ khóa cho học sinh đó.
Học sinh được kiểm tra cầm trên tay danh sách từ khóa (hay cơng thức vật
lí) mà giáo viên yêu cầu miêu tả và có nhiệm vụ dùng kiến thức vật lí hoặc hành
động để diễn đạt cho các bạn ở dưới đoán đúng từ trong danh sách mà khơng
phạm luật.
Khi miêu tả khơng được nói bất kỳ từ nào có trong từ khóa, nếu là cơng
thức thì được nói tên đại lượng nhưng khơng được nói bất kỳ kí hiệu nào của các
đại lượng trong cơng thức.
Khi miêu tả một cụm từ khóa bắt buộc phải sử dụng ít nhất một kiến thức
vật lí.
Tổ nào đoán được nhiều từ hơn tổ đó thắng.
Học sinh nào mơ tả được nhiều từ học sinh đó được điểm cao.
Đây là danh sách từ khóa mà tơi đã chuẩn bị để ơn tập phần dao động cơ.
Danh sách cụm từ khóa 1
1. Dao động điều hịa.
2. Vị trí cân bằng.
3. Chu kỳ (T)
4. (rad/s)
5. v = - Aωsin(ωt+ φ)

6. a = - Aω2cos (ωt + φ)
7. T = mg(3cosα– 2cosα0)
8. a = - ω2x
9.
10.

Danh sách cụm từ khóa 2
1. Cộng hưởng
2. Tần số (f)
3. Biên độ (A)
4. amax = ω2A
5. vmax = ωA
6.
7.
8.
9.
10.

Mỗi danh sách cụm từ khóa được in ra thành hai bản, một bản cho học
sinh cầm để miêu tả cịn một bản do quản trị là giáo viên (tơi) cầm để theo dõi
và chấm điểm cho các tổ và cho học sinh.

15

15


Danh sách cụm từ khóa 1.
Học sinh Lê thị Oanh lớp 12C1 bắt thăm được và miêu tả như sau:
Cụm từ khóa


Miêu tả của học sinh

Tổ trả lời

(cơng thức)

Lê Thị Oanh – 12C1

đúng

Li độ của vật là hàm cosin(hay sin) của thời

Tổ 3

Dao động điều hịa

gian được gọi là gì? 4 từ.
Vị trí cân bằng

Là nơi mà vận tốc của dao động điều hịa

Tổ 2

có độ lớn cực đại ?
Li độ của dao động điều hòa bằng 0 ở đâu?
Chu kỳ (T)

Khoảng thời gian vật thực hiện được một


Tổ 3

dao động tồn phần? Kí hiệu?
(rad/s)

Cơng thức tính tần số góc của con lắc lò xo?

Tổ 1

đơn vị?
v= - Aωsin(ωt+ φ)

Phương trình vận tốc của dao động điều

Tổ 4

hịa. Khơng phải hàm cos
a= - Aω2cos (ωt + φ)

Phương trình gia tốc của dao động điều

Tổ 1

hịa?
T=mg(3cosα– 2cosα0)

Cơng thức tính lực căng của con lắc đơn ở

Tổ 3


góc lệch bất kỳ?
a = - ω2x

Công thức liên hệ giữa gia tốc và li độ?

Tổ 1

Cơng thức độc lập thời gian để tính bình

Tổ 3

phương biên độ cong của con lắc đơn?
Cơng thức tính độ biến dạng của con lắc lò

Tổ 2

xo thẳng đứng ở vị trí cân bằng phụ thuộc
Điểm miêu tả: 10/10
Đốn từ khóa: Tổ1: 3/10

độ cứng?
Lê Thị Oanh: 10 điểm
Tổ 2: 2/10

Tổ 3: 4/10

Tổ 4: 1/10

Tổ 3 chiến thắng (Phần thưởng: Được cô biểu dương khen ngợi và cả lớp tặng
một tràng pháo tay).

Danh sách từ khóa 2.
Học sinh Nguyễn Ngọc Hải lớp12C1 mô tả như sau
16

16


Cụm từ khóa
(cơng thức)
Tần số(f)
Cộng hưởng
Biên độ (A)
amax = ω2A
vmax = ωA
∆l0 =

mg
k

T = 2π

l
g

1 2 1
kA = mω 2 A2
2
2
1
Wđ = mv 2

2
(J)

W=

Miêu tả của học sinh
Nguyễn Ngọc Hải – 12C1
Nghịch đảo của chu kỳ là đại
lượng nào? Kí hiệu?
Hiện tượng biên độ dao động
cưỡng bức tăng đến giá trị cực
đại. Hai từ.
Đai lượng được xác định bằng quĩ
đạo chia đơi? Kí hiệu?
Cơng thức tính gia tốc cực đại của
dao động điều hịa?
Cơng thức tính vận tốc cực đại
của dao động điều hịa?
Cơng thức tính độ biến dạng của
lị xo ở vị trí cân bằng phụ thuộc
độ cứng? Lị xo treo thẳng đứng.
Cơng thức tính vận tốc của con
lắc đơn ở góc lệch bất kỳ?
Có cả dấu trừ -> Phạm qui
Cơng thức tính chu kỳ của con lắc
đơn?

Tổ trả lời
đúng
Tổ 2


Cơng thức tính cơ năng của con
lắc lị xo? Hai cơng thức?
Cơng thức tính động năng? Đơn
vị?
Nguyễn Ngọc Hải: 9 điểm

Tổ 2

Tổ 1
Tổ 4
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4

Tổ 1

Tổ 3

Điểm miêu tả: 9/10
Đốn từ khóa:
Tổ1: 2/10
Tổ 2: 3/10
Tổ 3: 2/10
Tổ 4: 2/10
Tổ 2 chiến thắng (Phần thưởng: Được cô biểu dương khen ngợi và cả lớp tặng
một tràng pháo tay).
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 4 .
Việc kiểm tra bài cũ tập thể buộc cả lớp phải đồng loạt học bài không trừ
bất cứ học sinh nào khơng trừ bất cứ ngày nào vì thế học sinh phải học đều đặn

mỗi ngày và do đó sẽ khơng bị mất gốc hay sao nhãng phần kiến thức nào. Việc
nắm chắc kiến thức cơ bản là điều kiện tiền đề để các em có nên tảng cơ bản
hiểu bài sâu, ôn thi tốt để cải thiện điểm thi TN THPT.
Việc sử dụng trò chơi vào kiểm tra bài cũ, ôn tập đã giúp cho tương tác
thầy - trò, trò - trò diễn ra tự nhiên hơn. Tinh thần và thái độ học tập của học
sinh thay đổi hẳn. Trò chơi giống như một luồng gió mới, tươi mát trong ngày hè
oi bức, đã làm thức tỉnh mọi giác quan của các em. Các em hồ hởi vui tươi và
cùng nhau nghe bạn mô tả suy nghĩ và giơ tay thật cao để giành quyền trả lời
17

17


trước. Chúng háo hức thể hiện sự hiểu biết của mình thậm chí cự cãi khi bị phản
bác và chợt ngượng ngùng khi phát hiện ra mình nhầm.
Hình thức kiểm tra bài cũ, ôn tập kiến thức gắn với một trị chơi cho thấy
lượng kiến thức kiểm tra, ơn tập được nhiều hơn, học sinh có nhiều lựa chọn từ
khóa để miêu tả, từ dễ đến khó, chọn từ dễ miêu tả trước, từ khó suy nghĩ và
miêu tả sau. Cùng với sự tham gia nhiệt tình của các bạn phía dưới lớp đã thúc
đẩy các em cố gắng hơn.
Thực tế quan sát, những tiết dạy học, ôn tập truyền thống mặc dù lượng
kiến thức nhiều nhưng học sinh học thụ động, khơng nhiệt tình và ghi nhớ khơng
được nhiều nhưng với hình thức kiểm tra bài cũ và ơn tập như thế này đã lôi
cuốn tất cả các em trong tập thể cùng tham gia vào q trình ơn tập, củng cố và
nhắc lại kiến thức bài cũ. Giờ học trở nên vui vẻ, chủ động và hiệu quả hơn.
2.3.5. Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động học tập, ôn tập phù hợp.
*Trong tiết bài tập, ôn tập.
Lớp học mấy chục học sinh, để tránh tình trạng một số học sinh sao
nhãng, mất tập trung, ỉ vào các bạn khác, làm bài tập trên bảng để chỉ ngồi “chép
bài” cho đầy vở rồi làm việc riêng, không động não tôi đã áp dụng những biện

pháp sau trong giờ học, giờ ơn tập:
- Có thể gắn hoạt động ơn tập với một trị chơi nhằm kích thích hứng thú
học tập và sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp(tơi có giới thiệu một
trong số các trị chơi ở giải pháp 4).
- Tôi phát phiếu học tập hoặc bài tập gồm nhiều bài từ rất dễ đến khó đảm
bảo mọi đối tượng học sinh nắm được kiến thức đều có thể làm được những bài
dễ nhất. Bài tập phải có một vài bài cuối ở mức độ áp dụng mang tính tư duy và
sáng tạo để học sinh khá giỏi làm, vừa không bị chán vừa tránh tình trạng xong
sớm phải ngồi chờ đợi. Nếu có một bài tập thì bài đó phải có nhiều ý nhỏ, các ý
cũng có độ khó tăng dần.
- Trong q trình học sinh làm bài nếu nghi ngờ hoặc thấy có học sinh nào
khơng làm bài, thiếu tập trung thì tơi gọi vài em đó mang vở bài tập hoặc nháp
lên kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ học tập, để kịp thời nhắc nhở các em tập
trung vào hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Một số học sinh làm xong sớm nhất mang bài làm cho giáo viên kiểm
tra, góp ý sau đó tùy vào bài mà về sửa lại cho hoàn chỉnh.
- Sau khi cho học sinh một khoảng thời gian nhất định để làm bài tôi gọi 3
học sinh lần lượt lên bảng làm các bài tập theo thứ tự, sau đó gọi học sinh khác
lên nhận xét, góp ý. Cuối cùng tơi mới đưa ra nhận xét và kết luận. Khi gọi học
sinh lên bảng, tôi để một số học sinh có học lực yếu làm các bài rất dễ rồi dựa
vào sự tiến bộ của các em mà cho các em lên làm các bài tăng dần độ khó.
- Các học sinh cịn lại dưới lớp có thể đổi chéo bài làm cho nhau để kiểm
tra kết quả của nhau, rồi góp ý, chỉ bảo giúp nhau và quan sát các bạn làm bài
trên bảng.
* Làm đề ôn thi TN THPT.
18

18



Khi cho học sinh làm đề ôn thi THPT tôi ưu tiên lựa chọn các đề phù hợp
với năng lực học sinh, chọn đề khơng q dễ hay q khó với các em. Đặt chất
lượng lên hàng đầu, học sinh làm đề (có phần trống để trình bày cơng thức và
cách giải ngắn gọn). Những phần chưa làm được phải được đánh dấu lại để xem
cho kỹ nhằm tránh tình trạng làm đề tính số lượng và khơng có chất lượng.
Khi làm đề học sinh cần:
- Tính đúng thời gian làm bài: 50 phút /1 đề.
- Hết giờ, học sinh đổi chéo bài cho nhau và chấm điểm bài thi cho nhau.
- Sửa đề cho cả lớp (giáo viên sửa hoặc từng học sinh lên làm).
- Giáo viên kiểm tra những sai sót và bài làm của học sinh.
- Học sinh lấy lại bài, kiểm tra các câu làm sai và trình bày lại vào vở
phần kiến thức chưa nhớ, nhầm lẫn.
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 5.
Sau khi thực hiện giải pháp này các em đã tự lập, chủ động hơn trong các
hoạt động của mình, khơng cịn tính ỉ lại, thiếu tập trung. Những học sinh yếu
như các em: Đạt, Thịnh, Thành, Quân... đã siêng năng hơn, chú tâm vào làm bài
khi được giao nhiệm vụ thậm chí cịn xung phong lên bảng sửa bài.
2.3.6. Giải pháp 6: Có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên
chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
Để học sinh ơn thi TN THPT có hiệu quả rất cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Điều này
càng cần thiết hơn với những học sinh hay nghỉ học, bỏ tiết, có học lực yếu kém.
Ngay từ khi mới nhận lớp tơi chủ động tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh,
lấy danh sách và số điện thoại phụ huynh để tiện liên lạc. Khi học sinh có những
biểu hiện như học tập sa sút, lơ là việc học, nghỉ học, bỏ tiết nhiều, hành vi bất
thường... là tôi gọi ngay cho phụ huynh hoặc gặp giáo viên chủ nhiệm trao đổi
và cùng nhau tìm cách tháo gỡ.Tôi đặc biệt chú trọng đến những em học sinh có
hồn cảnh đặc biệt, cá tính và hay nghỉ học, bỏ tiết.
Sự liên lạc, kết nối giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và phụ
huynh giúp:

- Giáo viên kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe, tâm lí và hồn cảnh
của học sinh.
- Biết được lí do nghỉ học, bỏ tiết của học sinh.
- Thông báo kịp thời đến phụ huynh tình hình học tập của học sinh để
cùng phối kết hợp tác động cho có hiệu quả, kịp thời phát hiện và điều chỉnh
hành vi của các em nếu cần.
- Phụ huynh kịp thời nắm bắt được tình hình điểm thi, học lực của con em
mình.
- Nhắc nhở, đốc thúc các em trong việc đi học đúng giờ, làm bài , ôn tập
và việc chơi, ngủ nghỉ hợp lí.
Sự gắn kết, liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh là rất cần thiết
trong việc hiểu tâm tư, nguyện vọng, tính cách và các sinh hoạt của học sinh
hằng ngày. Giáo viên là người dạy các em trên lớp còn phụ huynh là người cùng
19

19


các em những lúc ở nhà. Sự trao đổi giữa thầy cô và phụ huynh giúp giáo viên
và phụ huynh hiểu hơn về học sinh đồng thời cũng có những tác động kịp thời,
đúng lúc, đúng cách để định hướng, điều chỉnh nếu các em lầm đường lỡ bước
hoặc có những việc làm, hành vi chưa đúng. Việc phối hợp này còn hỗ trợ cho
nhau trong việc giúp các em ôn thi TN THPT đạt hiệu quả.
Vì vậy giáo viên bộ mơn nhất thiết cần phải có những cuộc trao đổi gặp
gỡ cùng giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh trong việc cùng nhau phối hợp vì sự
tiến bộ của các em.
* Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 6.
Trong lớp có học sinh Nguyễn Quý Anh có học lực yếu nhưng lại rất hay
nghỉ học, đi học chậm sau khi gọi điện đến, phụ huynh mới biết là em vẫn đi học
nhưng vào quán chơi game rồi đến giờ tan học lại về nhà. Từ đó em chuyên cần

hơn, khơng giám nghỉ học nữa, lực học vì thế mà cải thiện đáng kể.
Một số học sinh ở đến lớp hay ngủ gật vào đầu tiết buổi sáng như Phong,
Thiên, Long... Sau khi gọi điện cho phụ huynh trao đổi mới biết: buổi tối, các
em ở nhà giấu bố mẹ chơi game, lướt facebook thâu đêm. Bố mẹ nghĩ là con
đang miệt mài học tập, ơn thi trên phịng, để ý mới biết là con giấu điện thoại
chơi lén. Sự trao đổi và phát hiện kịp thời đã ngăn chặn được nhiều hành vi
không tốt cho sức khỏe và học lực của các em, giúp các em chuyên tâm hơn đến
việc học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong kỳ thi TN THPT năm 2019 2020 vừa qua.
Nhiều hành vi của học sinh đã được giáo viên và phụ huynh kịp thời nắm
bắt, ngăn chặn ngay giúp các em sớm dừng lại và có cải thiện đáng kể về học
lực, hành vi, thái độ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp học
sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí đạt hiệu quả” vào dạy học tơi nhận
thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực: khắc phục được tình trạng học sinh
thờ ơ, thiếu tập trung, khơng tích cực tham gia các hoạt động động học tập và ơn
tập trong giờ học Vật lí, cải thiện đáng kể điểm thi TN THPT cho học sinh.
Là lớp đại trà, học sinh chủ yếu chọn thi ban xã hội chỉ có 11 em thi ban
tự nhiên như 12C4 nhưng điểm thi TN THPT bình qn mơn Vật lí là 7,22
điểm/học sinh cịn cao hơn điểm bình qn của lớp mũi nhọn của trường 7,02
điểm/ học sinh.
Kết quả học tập có sự khác biệt rõ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
có học lực tương đương thơng qua thống kê điểm thi TN THPT.
Kết quả điểm thi TN THPT lớp thực nghiệm 12C1 và 12C4 năm 2019 - 2020
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm

9-10
8-9
7-8
6-7
5-6
dưới 5
Số lượng
0
11
16
10
3
1
Tỉ lệ%
0%
26,83% 39,02% 24,39% 7,31%
2,43%
Điểm trung bình
7,04
Kết quả điểm thi TN THPT lớp đối chứng 12C3 và 12C4 năm 2018 - 2019
20

20


Điểm
9-10
0
0%


Điểm
8-9
2
3,17%

Điểm
7-8
11
17,46%

Điểm
6-7
18
28,57%

Điểm
5-6
26
41,26%

Điểm
dưới 5
6
9,52%

Số lượng
Tỉ lệ%
Điểm trung
bình
5.83

Mơn lý của trường được xếp hạng thứ 7/126 trường trong tỉnh Thanh Hóa
năm học 2019 - 2020.
Mặc dù còn cần phải cố gắng nhiều nhưng tơi tin những giải pháp của
mình cũng có những tác dụng tích cực nhất định và sẽ cố gắng phát huy trong
các năm học tiếp theo.

Bảng thống kê điểm thi TN THPT mơn Vật lí của trường năm học 2019-2020

Bảng xếp thứ hạng các môn thi TN THPT của trường năm học 2019-2020

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết Luận.
Môn Vật lí đã có rất nhiều các chun đề, các sáng kiến hay về phương
pháp giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhưng phương pháp và cách
thức tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học Vật lí lại rất ít được chú trọng,
ít được đề cập đến. Để việc học tập Vật lí thực sự có hiệu quả chắc chắn khơng
chỉ dừng lại ở phương pháp giải hay, các bài lí hóc búa mà cần có sự phối kết
hợp của nhiều yếu tố đó là niềm vui, niềm đam mê trong học tập với môn học,
đó là những giờ dạy đem lại cho học sinh hứng thú, vui vẻ thông qua việc kết
hợp với một trị chơi, đó chính là con điểm khích lệ tinh thần của các em, đó là
cách thức tổ chức dạy học. Đam mê có được từ niềm vui thích, từ hứng thú, từ
niềm tin vào bản thân với môn học, có đam mê mới có sự u thích mới có sự
lựa chọn và mới có chất lượng, có điểm cao trong các kỳ thi. Điểm thi chính là
21

21


kết quả cuối cùng mà chúng ta mong đợi sau rất nhiều những chuyên đề những
sáng kiến ấy.

Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng sáng kiến này chắc hẳn sẽ cịn nhiều thiếu
sót. Tơi rất mong sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung của q thầy cơ trong hội
đồng khoa học, của quý đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn và thật
sự mang lại hiệu quả học tập cho học sinh nhằm nâng cao điểm thi TN THPT
nói chung, mơn Vật lí nói riêng.
3.2. Kiến nghị.
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để vững vàng
về chuyên môn. Không những thế, người giáo viên cịn phải kịp thời nắm bắt
được tâm lí của học sinh, từ đó phân tích ngun nhân và tìm ra những giải pháp
phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phải biết nhiều hơn về
công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho
cơng tác giảng dạy của mình. Nâng cao kỹ năng soạn bài và sử dụng các phương
tiện vào dạy học. Từ việc thấu hiểu học sinh để tìm tịi, biên soạn tài liệu học tập
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Khơng ngừng tìm hiểu các phương pháp
và phương tiện dạy học tạo hứng thú, niềm vui, niềm say mê và sự tích cực học
tập của các em. Phải chuẩn bị bài dạy chu đáo, phù hợp và phát huy tối đa những
phương tiện phục vụ cho tiết dạy của mình.
Đối với nhà trường, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, định hướng ban
đầu cho học sinh ngay từ khi vào lớp 10 để các em chuyên tâm vào việc học tập,
không bị dao động khi lựa chọn các môn thi tốt nghiệp làm ảnh hưởng đến chất
lượng và điểm thi TN THPT.
Đối với Sở GD&ĐT nên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm cho các
giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Giúp giáo viên
có thêm kỹ năng và phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã đưa
ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo cùng chun mơn trong và ngồi
nhà trường áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi TN THPT cho các em
học sinh.
Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Hiệu trưởng.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Hoàng Thị Thuận.

22

22



×