Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHILADELPHIA THỦ ĐÔ TRANH BÍCH HỌA THẾ GIỚI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.28 KB, 6 trang )





PHILADELPHIA THỦ ĐÔ TRANH BÍCH HỌA
THẾ GIỚI



Nữ họa sĩ Jane Golden -
người sáng lập và lãnh đạo Chương trình Tranh bích họa Philadelphia (MAP) sẽ có
mặt tại Hà Nội từ ngày 6-16/5/2008 để tham dự hội thảo về nghệ thuật công cộng
và tham gia
Dự án Con đường gốm sứ.
Mural - tranh tường hay tranh bích họa có một lịch sử lâu đời trên thế giới. Có thể
kể qua tranh bích họa Ai Cập, tranh bích họa Phục hưng châu Âu với những tên
tuổi vĩ đại như Michelangelo hay Leonardo da Vinci. Các nước có những công
trình kiến trúc đẹp (phần lớn là nhà thờ Thiên chúa giáo) được trang trí bằng tranh
bích họa phải kể đến Italia, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Mêhicô, Nhưng nói
đến tranh bích họa hiện đại hoành tráng ngoài trời không thể không nhắc đến nước
Mỹ.
Thành phố Phildelphia, thành phố lớn thứ 5 Hoa Kỳ được mệnh danh là thủ đô của
tranh bích họa ngoài trời thế giới. Tranh bích họa bắt đầu được vẽ để trang hoàng
thành phố này mới chỉ bắt đầu từ đầu những năm 1930. Nhưng từ đó đến nay vẽ
tranh bích họa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
thành phố này. Hiện thành phố có 2400 tranh bích họa được vẽ trên những bức
tường chạy dài, những mố cầu, trên mặt tiền hoặc mặt bên tòa nhà, có những bức
vẽ cao tới 4-5 tầng , kỷ lục có bức cao tới 11 tầng phủ kín cả một tòa nhà.
Có một thời gian khoảng đầu những năm 1980, khi phong trào phun sơn grafitti lấn
lướt trên nhiều bức tường của thành phố với những khẩu hiệu tranh giành địa vị xã
hội và nhiều nội dung lộn xộn không ai kiểm soát nổi. Thị trưởng W.Wilson Goode


đã phải thành lập mạng lưới chống sơn phun graffiti (Anti-Graffiti Network-
PAGN). PAGN truy tìm những thanh niên vẽ graffiti, bắt họ cọ rửa và xoá các hình
sơn phun. Nhưng vấn đề này vẫn tồn tại kéo dài. Vì những thanh niên vẽ hình bị
phạt xong, ngay lập tức ban đêm họ lại dùng các hộp sơn và phun hình trở lại. Năm
1984, PAGN hoạt động theo một hướng mới. Họ thuê nữ hoạ sĩ vẽ bích hoạ Jane
Golden thành lập một chương trình nghệ thuật cho thế hệ trẻ của thành phố ( The
Mural Arts Program-MAP). Đánh giá graffiti như một năng lượng nghệ thuật bị
đặt chưa đúng chỗ, một số quan chức thành phố nhận thấy có thể hướng năng
lượng của giới trẻ ham mê vẽ graffiti sang làm nghệ thuật. Điều đó sẽ có ích cho xã
hội hơn là ngấm ngầm phá hoại cộng đồng. Còn đối với chính những người trẻ tuổi
này, nghệ thuật sẽ tạo nên nhịp sống kéo họ ra khỏi thế giới đen tối của ma túy,
phá hoại và tội phạm.
Tổ chức MAP do nữ hoạ sĩ Jane Golden lãnh đạo đã dấy lên một phong trào vẽ
tranh bích hoạ hoành tráng làm thay đổi hẳn bộ mặt thành phố Philadelphia. Các
khu bắc, nam, đông, tây của Philadelphia ganh đua nhau vẽ nên những tác phẩm
ngoài trời đẹp, gây ấn tượng và mang dấu ấn văn hoá riêng của mỗi khu vực. Đặc
biệt có những khu nhà của cư dân nghèo luôn bị xa lánh bởi cảnh nhếch nhác và tội
phạm rình rập cũng như được lột xác khi những bức tranh bích hoạ với nội dung và
màu sắc tươi sáng xuất hiện. Bức tường Hoà bình (trong ảnh) có độ cao bằng toà
nhà 3 tầng do chính nữ hoạ sĩ Jane Golden và Peter Pagast thể hiện trên phố
Wharton ở phía nam Philadelphia, 4 toà nhà với cảnh của 4 mùa xuân, hạ , thu,
đông do họa sĩ David Guinn thể hiện ở trung tâm thành phố, hay mặt sau một toà
nhà là cả cảnh trời đêm trên thành phố với cậu bé với tay níu lấy vì sao được đặt
trên ống khói do hoạ sĩ Donald Gensler, Jane Golden và các sinh viên trường ĐH
Pennsylvania
thể hiện
Gắn chặt với dự án vẽ tranh bích hoạ là những chương trình giáo dục nghệ thuật
đầy bổ ích cho thanh thiếu niên trên toàn thành phố. Các em được dạy vẽ bích hoạ
bằng sơn acrylic và trực tiếp được tham gia vẽ phụ giúp các hoạ sĩ chuyên nghiệp.
Các xưởng hoạ của dự án tiếp cận gần 1000 trẻ em hàng năm, chủ yếu là học sinh

trung học lứa tuổi từ 14-18. Chương trình nghệ thuật vẽ tranh bích hoạ giúp các em
khám phá khả năng sáng tạo, kỹ năng vẽ hoành tráng, cách làm việc theo nhóm và
phát triển lòng tự tin. Ngân sách để vận hành dự án hoàn toàn do vận động từ xã
hội : các quỹ, ngân hàng, doanh nghiệp, các cá nhân yêu nghệ thuật,
Trong năm vừa qua, dự án vẽ tranh bích hoạ MAP đã đạt được con số vận động tài
trợ 1,2 triệu đô la Mỹ. Nữ hoạ sĩ Jane Golden tâm sự : “ Các bức tranh bích họa là
những tác phẩm tự sự của thành phố này. Chúng có khả năng làm rung động tâm
hồn. Thường mỗi tác phẩm đều mang một thông điệp riêng, những giá trị đạo đức,
mong muốn loại bỏ bạo lực và nỗi sợ, mơ ước đến một thế giới tốt hơn, khao khát
hướng tới cái Đẹp và cái Thiện Tranh bích hoạ goàn toàn có thể là chất xúc tác
làm thay đổi xã hội. Hoạt động làm đẹp các công trình công cộng, đưa những
người dân xích lại gần nhau thông qua trao đổi, bình luận và cùng tham gia vào
công việc chung của cộng đồng, cũng như tăng cường tình đoàn kết láng giềng,
khơi dậy niềm tự hào và mối quan tâm chung từ việc làm đẹp thành phố đến việc
giáo dục thế hệ trẻ”.

×