Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp thpt môn sinh học tại trường thpt thạch thành 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.94 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC
TẠI TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

Người thực hiện: Trịnh Thị Dinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Sinh học

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. Mở đầu..............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................1
2.1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................1
2.2. Thực trạng vấn đề...........................................................................................2
2.3. Các giải pháp thực hiện..................................................................................2
2.3.1. Phân loại học sinh........................................................................................2
2.3.2. Phân tích ma trận mơn Sinh học..................................................................3
2.3.3. Ơn tập nắm chắc nền tảng mơn Sinh học ..................................................4.


2.3.4. Ôn tập lý thuyết cơ bản bằng sơ đồ tư duy...............................................12.
2.3.5. Tích cực luyện đề ở giai đoạn gấp rút......................................................15.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................19
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG........................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................21

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chuẩn bị bước vào kì thi Tốt ngiệp Trung Học Phổ Thơng tất cả học sinh,
các thầy cô, cùng cả hệ thống giáo dục đều rất lo lắng, và giải pháp nào có thể
giúp học sinh vượt qua kì thi một cách tốt nhất là vấn đề nhiều nhà giáo dục trăn
trở.Theo số liệu thống kê qua các năm học trước thì bộ môn Sinh học của tỉnh ta
thường xuyên đứng ở tốp cuối trong bảng xếp hạng cả nước.Vậy nguyên nhân
nằm ở đâu? Nhìn thực tế chúng ta đều nhận thấy tỉ lệ học sinh lựa chọn môn
Sinh học để xét vào các trường đại học ít, thay vào đó đa số các em lấy kết quả
môn Sinh học chỉ để xét điều kiện tốt nghiệp. Chính vì tư tưởng đó, ngay từ khi
bước vào lớp 10 nhiều học sinh đã không chú ý đến môn học, đến năm lớp 12
xuất hiện tư tưởng khoanh mị nhằm chống điểm liệt mà thơi.
Hiện nay dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa để nâng
cao điểm bình qn thi tốt nghiệp THPT mỗi trường THPT cần đẩy mạnh chất
lượng đại trà, có các giải pháp ơn tập nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt
nghiệp THPT hiệu quả. Và cần có nào phù hợp với điều kiện thực tế là câu hỏi
làm tơi ln băn khoăn, trăn trở.Từ lí do trên tôi xin chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học tại trường
THPT Thạch Thành 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài này với mục đích:
Sử dụng các giải pháp ôn tập nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp
THPT môn Sinh học tại trường THPT Thạch Thành 4.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Sinh học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thực trạng sáng kiến, cơ sở
lí luận của sáng kiến, tìm hiểu bản chất của vấn đề. Nghiên cứu nội dung sách
giáo khoa môn Sinh học 10,11,12.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Tìm hiểu lí do
nhiều học sinh khơng lựa chọn mơn Sinh dự thi ttốt nghiệp THPT, khảo sát mức
độ ghi nhớ kiến thức có hệ thống của học sinh lớp 12 trường THPT Thạch
Thành 4 khi sử dụng các giải pháp ôn tập.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê tỉ lệ học sinh lớp 12 trường
THPT Thạch Thành 4 đạt các mức độ ghi nhớ kiến thức môn Sinh học sau khi
dạy học có sử dụng các giải pháp ôn tập.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận

skkn


Điều gì sẽ xảy ra nếu trong suốt quá trình học mà học sinh không được ôn
tập lại kiến thức. Chắc chắn học sinh khó có thể nắm vững, khắc sâu kiến thức
đã học. Vì vậy ơn tập lại kiến thức trước khi diễn ra bất kỳ một kì thi nào đều
là một phần cốt lõi, có vai trị rất quan trọng trong quá trình học tập của học
sinh. Đặc biệt đối với kì thi có tính quyết định tới tương lai như kì thi tốt nghiệp
THPT. Trong quá trình thi các em phải thi nhiều môn, nhiều nội dung kiến thức
ở đa lĩnh vực. Nếu trong quá trình học khơng ơn tập một cách khoa học thì khó
có thể đạt được mục tiêu đề ra. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả ơn tập, đó

là câu hỏi chắc chắn nhiều giáo viên trăn trở.
Q trình ơn tập kiến thức luôn gắn liền với hoạt động dạy học nhằm phát
triển năng lực tư duy một cách hệ thống. Để tăng hiệu quả ơn tập cần có các giải
pháp đúng đắn, tích cực để gắn kết được các thành phần kiến thức theo logic
chặt chẽ. Nếu có các giải pháp ơn tập hiệu quả sẽ có tác dụng lớn trong việc
củng cố kiến thức, phát triển được năng lực nhận thức cho học sinh tạo tâm thế
tốt nhất trước mỗi kì thi.
2.2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Thạch Thành 4 là một trường ở huyện miền núi của tỉnh
Thanh Hóa, đa số học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số cịn rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống vì vậy tỉ lệ học sinh xét đại học ít, chủ yếu xét tốt nghiệp.
Ở mỗi khối chỉ 1 lớp duy nhất học ban khoa học tự nhiên, trong 1 lớp đó tỉ lệ
học sinh đăng kí đại học được vài em. Chẳng hạn năm học 2020-2021 cả khối
12 gồm 274 học sinh trong đó có 1 lớp ban khoa học tự nhiên tổng 39 học sinh
được 3 học sinh đăng ký xét đại học, còn 36 học sinh chỉ xét tốt nghiệp.
Trong quá trình dạy học một số học sinh chưa thực sự tập trung, thậm chí
mang tư tưởng khoanh mò chống liệt nên bị hổng nhiều phần kiến thức. Vì vậy
việc đưa ra các giải pháp ơn tâp, hệ thống lại kiến thức căn bản giúp học sinh dễ
dàng nhớ, vận dụng kiến thức từ đó nâng điểm bình quân lên.
Trước thực trạng như vậy tôi cũng trăn trở rất nhiều, làm sao để học sinh có
thể ơn tập mơn Sinh thật hiệu quả trước một kì thi quan trọng nhất. Vì vậy tơi đã
đưa ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh ôn tập giúp các em nhớ lâu, khắc
sâu kiến thức một cách có hệ thống, nâng cao chất lượng điểm bình qn mơn
Sinh học của trường.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Phân loại học sinh
Tiêu chí phân loại chủ yếu dựa trên sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
Nhóm 1 : Học sinh chỉ lựa mơn Sinh học để thi tốt nghiệp. Nhóm này giáo viên
dạy chủ yếu phần nhận biết và thông hiểu gồm 30 câu chiếm 75% đề thi. ( Trong
năm học 2020 – 2021 nhóm này có 36 học sinh chiếm 92,3%)


skkn


Nhóm 2 : Học sinh lựa chọn mơn Sinh học để xét tuyển vào các trường đại học.
Nhóm này giáo viên cần hướng dẫn học sinh học và ôn tập theo đúng ma trận
của bộ. ( Trong năm học 2020 – 2021 nhóm này có 3 học sinh chiếm 7,7%)
2.3.2. Phân tích ma trận mơn Sinh học.
Bước 1 : Phân tích ma trận đề thi mơn Sinh học
Chun đề

Mức độ nhận thức
Nhận biết

Thông
hiểu

Vận
dụng

Tổng
Vận
dụng
cao

Trao đổi chất ở thực vật

1

1


2

Trao đổi chất ở động vật

1

1

2

Cơ chế di truyền và biến 4
dị

4

1

1

10

Quy luật di truyền

4

2

2


1

9

Ứng dụng di truyền

2

2

Di truyền người
Tiến hóa

1
3

1

1

1
5

Sinh thái học cá thể và 3
quần thể

3

Quần xã và hệ sinh thái


2

1

2

1

6

Tổng

20 câu

10 câu

6 câu

4 câu

40 câu

( 50%)

( 25%)

( 15%)

( 10%) ( 100%)


Bước 2 : Lựa chọn các phần phù hợp trong ma trận để ôn tập.
Do đặc thù của bộ môn và nhà trường nên đa số học sinh chỉ thi để xét tốt
nghiệp ( trong tổng số 39 học sinh có 36 học sinh xét tốt nghiệp, 3 học sinh đăng
kí xét tuyển đại học mơn Sinh học).Sau khi tìm hiểu, phân tích ma trận thì đối
với học sinh chỉ xét tốt nghiệp nên chú trọng ôn tập phần nhận biết và thông
hiểu. Hai phần này chiếm lần lượt 20 câu ( 50%) và 10 câu ( 25%) với tổng 30
câu đầu chiếm 7,5 điểm trong bài thi. Đối với 3 học sinh cịn lại giáo viên hướng
dẫn học, ơn tập bám sát tồn bộ ma trận. Trong q trình ôn tập bám sát ma trận
tránh các phần đã được bộ giảm tải, hoặc nằm trong phần học sinh tự đọc. Và
trong giới hạn sáng kiến tôi xin chú trọng về các giải pháp đối với nhóm học
sinh chỉ xét tốt nghiệp môn Sinh học.

skkn


Lưu ý cần tham khảo đề minh họa của bộ giáo dục để thấy được xu hướng ra
đề. Chẳng hạn sau khi có đề minh họa năm 2022 giáo viên sẽ hướng dẫn học
sinh thấy xu hướng ra đề đã tăng về đánh giá năng lực tư duy nhiều hơn so với
đánh giá năng lực ghi nhớ. Từ đấy yêu cầu học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức
cốt lõi, tránh học thuộc lịng máy móc.
2.3.3. Ơn tập nắm chắc nền tảng môn học.
Do đa số học sinh chỉ xét tốt nghiệp môn Sinh học nên nhiều em không nắm
được một số kiến thức căn bản, cốt lõi của bộ mơn. Vì vậy giáo viên cần có kế
hoạch ơn tập, hướng dẫn học sinh nắm bản chất bộ môn. Bám sát ma trận dễ
dàng nhận thấy phần trọng điểm chính là di truyền học. Trong di truyền học thì
giảm phân là nền tảng, được xem là khung xương để định hình các bài tốn về di
truyền cho dù ở cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng hay vận dụng cao.
Học sinh cần nắm rõ sự vận động của NST trong giảm phân (kéo theo sự vận
động của các gen tương ứng trên NST) trong các trường hợp cơ bản giúp học
sinh có cái nhìn bao qt, tồn diện nhất từ đó tạo tiền đề hiểu đúng được bản

chất của các hiện tượng di truyền.
Các kiến thức căn bản cần nhớ trong giảm phân gồm :
* Xác định hình thái, số NST đơn, số NST kép, số cromatit, tâm động ở mỗi
giai đoạn giảm phân


Số NST

Số cromatit

Số tâm động

Trung gian

2n ( kép)

4n

2n

Đầu I

2n ( kép)

4n

2n

Giữa I


2n ( kép)

4n

2n

Sau I

2n ( kép)

4n

2n

Cuối I

n ( kép)

2n

n

Đầu II

n ( kép)

2n

n


Giữa II

n ( kép)

2n

n

Sau II

2n ( đơn)

0

2n

Cuối II

n ( đơn)

0

n

skkn


* Trường hợp các gen nằm trên các cặp NST khác nhau phân li độc lập
+ 1 tế bào giảm phân cho tổng 4 tế bào con chia thành 2 loại với tỉ lệ 1:1
(2n) đơn


(n) đơn.

+ Cần phân biệt tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng giảm phân tạo giao tử là
khác nhau.
+ Nhiều tế bào giảm phân : không vượt quá số giao tử tối đa.
+ Một cơ thể : tạo tối đa số loại giao tử là 2n với n là số cặp gen dị hợp
Ví dụ 1: Có 1 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm
phân bình thường. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, hãy viết tên các loại giao tử
tạo thành và diễn biến ở giảm phân.
Hướng dẫn giải:
Kì trung gian : AAaaBBbb
Kì giữa I

:

AAaa

hoặc

AAaa

BBbb

bbBB

Kì cuối I : AABB : aabb

hoặc


AAbb : aaBB

Kì cuối II : 2AB : 2ab

hoặc

2 Ab : 2 aB

Kết quả tạo 2 loại tế bào đơn bội với tỉ lệ 1AB : 1ab hoặc 1Ab : 1 aB
Ví dụ 2: Có 1 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành
giảm phân bình thường. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại
tinh trùng tối đa được hình thành là
A. 4.

B.8.

C.6.

D.2.

Ví dụ 3: Có 5 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành
giảm phân bình thường. Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại
tinh trùng tối đa được hình thành là
A. 4.

B.8.

C.6.

skkn


D.2.


Ví dụ 4: Xét một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường.
Biết rằng khơng xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được
hình thành là
A. 4.

B.8.

C.10.

D.2.

Hướng dẫn giải
• 1 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng.
• 5 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho 5 x 2 = 10 loại tinh trùng. Tuy
nhiên số loại giao tử tối đa là 2 3 = 8 loại. Vì vậy 5 tế bào giảm phân cho 8 loại
giao tử.
• Một cơ thể giảm phân bình thường cho số giao tử tối đa là 23 = 8 loại.
* Trường hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng khác nhau cùng nằm
trên một cặp NST.
+ Liên kết hoàn toàn : cơ thể chứa cặp

giảm phân cho 2 loại giao tử AB = ab

+ Hoán vị gen :
1 tế bào cho 4 loại giao tử AB = ab = Ab = aB.
1 cơ thể cho 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

Ví dụ 5: Trong q trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu
gen

đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết khơng có đột biến xảy ra,

tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá
trình giảm phân của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
B. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.
Hướng dẫn giải

skkn


• Từ 1 tế bào sinh tinh

có hốn vị gen luôn luôn tạo số lượng giao tử là 4,

đồng thời số loại là 4 nên tỷ lệ từng loại giao tử là 1 AB : 1 Ab : 1 aB : 1 ab.
Chọn A.
* Trường hợp 3 cặp gen quy định 3 cặp tính trạng khác nhau cùng nằm
trên một cặp NST.
Xét một cá thể có kiểu gen là

khi giảm phân giảm phân khơng có đột biến

có 1 số khả năng sau :
+ Liên kết hoàn toàn : sẽ cho 2 loại giao tử : ABD = abd

+ Xảy ra trao đổi đoạn tại 1 điểm (tại B) sẽ cho ra 4 loại giao tử sau: ABD =
abd; Abd = aBD.
+ Xảy ra trao đổi đoạn tại 2 điểm (A-B và B-D) xảy ra không cùng lúc sẽ cho ra
6 loại giao tử sau: ABD = abd; Abd = aBD ; ABd = abD
+ Xảy ra trao đổi đoạn kép sẽ cho ra 8 loại giao tử sau: ABD = abd; Abd = aBD

; ABd = abD; AbD = aBd .
Ví dụ 6: Một lồi thực vật có 2n=16, trong điều kiện không phát sinh đột biến
NST và ở trên mỗi cặp NST số 1, số 2, số 3 có trao đổi chéo kép. Trên NST số
4, số 5, số 6 có trao đổi chéo tại 1 điểm. Trên NST số 7, số 8 không trao đổi
chéo. Tối đa sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 213.

B. 217.

C. 28.

D. 215.

Hướng dẫn giải
Số loại giao tử là: 83 x43 x23 = 217 . Chọn B
* Trường hợp tổng hợp : vừa chứa cặp gen nằm trên các cặp NST khác
nhau, vừa chứa các cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST
Sau khi nắm bản chất giảm phân của các hiện tượng trên học sinh dễ dàng phối
hợp các kiểu di truyền lại.
Ví dụ 7: 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen

khi giảm phân bình thường và có

trao đổi chéo, thực tế cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

A. 2.

B. 8.

C. 16.

skkn

D. 4.


Hướng dẫn giải
• Một tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 4 loại tinh trùng.
• Ba tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 3 x 4 = 12 loại tinh
trùng.
• Nhưng khi cơ thể này giảm phân thì tối đa chỉ cho MAX = 23 = 8 loại tinh
trùng.
• Vậy số giao tử tối đa mà 3 tế bào này tạo ra là 8. Chọn B.
Ví dụ 8: Cho 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen như sau

giảm phân

sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra. Biết đã xảy
ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a.
A. 10.

B. 5.

C.20.


D. 32.

Hướng dẫn giải
• Một tế bào sinh tinh giảm phân có hốn vị gen cho tối đa 4 loại tinh trùng.
• 5 tế bào sinh tinh giảm phân có trao đổi chéo cho tối đa 5 x 4 = 20 loại tinh
trùng (< 25 loại tinh trùng mà cơ thể này có thể tạo ra → thỏa mãn). Chọn C.
Ví dụ 9: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen

giảm phân bình thường

nhưng xảy ra hốn vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử
tối đa được tạo ra là
A. 8.

B. 6.

C.4.

D. 16.

Hướng dẫn giải
• Tế bào sinh tinh thứ nhất: khơng có hốn vị gen tạo 4 giao tử gồm 2 loại.
• Tế bào sinh tinh thứ hai: có hốn vị gen tạo 4 giao tử gồm 4 loại.
• Số loại giao tử tối đa = 4 + 2 = 6 loại. Chọn B.
Như vậy việc nắm chắc nền tảng của giảm phân sẽ giúp học sinh hiểu đúng
cơ sở tế bào học của các hiện tượng di truyền từ đó dễ dàng tiếp cận và giải
quyết các bài toán cơ bản thuộc các quy luật di truyền bởi các bài tốn về các
hiện tượng di truyền đều có bản chất từ quá trình giảm phân. Chẳng hạn khi học

skkn



tới các quy luật Men đen thì bản chất quy luật phân li chính là sự phân li đồng
đều các alen về các giao tử, hoặc bản chất quy luật phân li độc lập là các cặp gen
quy định các cặp tính trạng khác nhau sẽ phân li độc lập trong quá trình hình
thành giao tử, hoặc khi học tới tương tác gen, liên kết gen, hoán vị gen, liên kết
giới tính nếu khơng có các kiến thức nền tảng từ q trình giảm phân ở trên thì
học sinh khơng thể tiếp cận đúng bản chất của các quy luật di truyền này. Còn
đối với trường hợp giao tử đột biến xin khơng trình bày trong sáng kiến.
Ví dụ 10:  Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly theo quan điểm di truyền học
hiện đại
A. Sự phân ly và tái tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ
tinh
B. Sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh
C. Sự phân ly đồng đều của NST trong mỗi cặp tương đồng khi giảm phân
D. Sự phân ly của cặp NST tương đồng trong nguyên phân.
Ví dụ 11:   Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên
các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng
A. Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
B. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
C. Ln có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau
D. Luôn tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng
Ví dụ 12: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng

A. các gen trội phải lấn át hồn tồn gen lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.
B. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gen (1: 2: 1)2.
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
khác nhau.
D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
Ví dụ 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với

alen a quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% số cây hoa đỏ: 50% số cây hoa trắng? 
A. Aa ×× aa.

B. AA ×× Aa.

C. Aa ×× Aa.

skkn

D. AA ×× aa.


Ví dụ 14:   Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng trội hồn tồn so
với alen a quy định tính trạng hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ
kiểu hình 1 hạt vàng : 1 hạt xanh?
A. AA × Aa 

B. Aa × Aa

C. AA × aa 

D. Aa × aa

Ví dụ 15:   Theo lí thuyết, trong trường hợp trội lặn khơng hồn tồn, phép lai
nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A.

B.


C.

D.

Ví dụ 16:   Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân tạo ra loại
giao tử aBD chiếm tỉ lệ
A. 50%.

B. 15%.

C. 25%.

D. 100%.

Ví dụ 17:   Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và tính trạng trội
là trội hồn tồn, cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có
số kiểu gen và kiểu hình tối đa là
A. 4 kiểu hình ; 12 kiểu gen.

B. 8 kiểu hình ; 27 kiểu gen.

C. 8 kiểu hình ; 12 kiểu gen.

D. 4 kiểu hình ; 9 kiểu gen.

Ví dụ 18:  Một tế bào sinh tinhcó kiểu gen AaXBXb giảm phân bình thường tạo
ra bao nhiêu loại giao tử?
A. 4.

B. 3.


C. 2.

D. 1.

Ví dụ 19:   Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b
quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai: AaBb × aaBb cho đời con có kiểu
hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,5%.

B. 12,5%.

C. 18,75%.

D. 56,25%.

Ví dụ 20:  Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến
hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có
thể tạo ra là
A. 2.

B. 8.

C. 6.

D. 4

Ví dụ 21:  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hồn
tồn và khơng xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con

có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?
A. AaBb × AaBb.

B. AaBb × aaBb.

C. Aabb × aaBb.

D. AaBB × aaBb.

Ví dụ 22:  Nếu các gen liên kết hồn tồn, một gen qui định 1 tính trạng, gen
trội là trội hồn tồn thì phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 là
A.

Ab
AB
x
aB
ab

B.

AB
AB
x
ab
ab

C.

Ab

Ab
x
aB
aB

skkn

D.

AB
ab
x
ab
ab


Ví dụ 23:  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hồn
tồn. Theo lí thuyết, phép lai
hình là
A. 16.

x

B. 8.

Ví dụ 24:  Xét tổ hợp gen

cho đời con có tối đa số loại kiểu
C. 6.


D. 4.

Ab
Dd nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần
aB

trăm các loại giao tử hốn vị của tổ hợp gen này là
A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%.B. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%.
C. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.D. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%.
Ví dụ 25:  Một cá thể có kiểu gen

AB DE
ab DE biết khoảng cách giữa gen A và gen

B là 40 cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình
thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao
tử ab DE chiếm tỉ lệ
A. 30%.
B. 40%.
C. 20%.
D. 15%.
Ví dụ 26:  Ở người, bệnh máu khó đơng do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc
thể X khơng có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào
sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đơng với xác suất 25%?
A. XM XM × XM Y.
B. X MXm × Xm Y.
C. XmXm × X mY.

D. Xm Xm × XM Y.


2.3.4. Ôn tập lý thuyết cơ bản bằng sơ đồ tư duy
Với 30 câu đầu trong đề thi thì kiến thức chủ yếu nằm trọn trong sách giáo khoa
ở mức nhận biết và thơng hiểu vì vậy việc ơn tập bằng so đồ tư duy là phù hợp,
cần thiết, giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức nhanh nhất, ghi nhớ kiến thức
sâu sắc nhất, kích thích sự phát triển tư duy logic. Quá trình tạo sơ đồ tư duy
được thực hiện theo các bước:
Bước 1 : Xác định từ khóa chủ đề
Sơ đồ tư duy được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa vì vậy tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và tạo hứng thú cho học sinh. Chỉ với những từ khóa là học
sinh đã có thể nắm bắt được hết nội dung muốn ghi nhớ.
Bước 2 : Vẽ từ khóa chủ đề ở trung tâm trang giấy
Sử dụng một tờ giấy trắng có thể là giấy A4 hoặc giấy vở viết và vẽ từ khóa
chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Học sinh cần viết tên chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ
đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh. Học sinh có thể tự do sử dụng tất
cả các màu sắc yêu thích. Để học sinh liên tưởng nhanh tới chủ đề các em nên
vẽ hình ảnh liên quan đến chủ đề.
Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

skkn


Với mỗi chủ đề gồm nhiều nội dung, học sinh cần xác định từ khóa phụ cấp
1 (tiêu đề phụ cấp 1). Các từ khóa phụ cấp 1 được viết xung quanh từ khóa
chính. Sau đó sử dụng bút để vẽ các nhánh cấp 1 nối từ khóa chính tới từ khóa
phụ cấp 1.
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
Mỗi từ khóa cấp 1 xác định được nhưng các từ khóa cấp 2. Sau đó vẽ nối
tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra một
sơ đồ tư duy.


Chẳng hạn khi học đến phần bảy s inh thái học gồm 3 chương, ở mỗi

chương ta sẽ tạo một sơ đồ tư duy theo chủ đề.
Sơ đồ tư duy chương I : Cá thể và quần thể sinh vật

skkn


Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề quần thể sinh vật của học sinh

skkn


Chương II : Quần xã sinh vật

Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề quần xã sinh vật của học sinh
Chương III : Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Sản phẩm sơ đồ tư duy về chủ đề hệ sinh thái của học sinh

skkn


2.3.5. Tích cực luyện đề ở giai đoạn gấp rút
Sau khi chương trình học kết thúc, học sinh cần luyện đề để ơn tập, hồn
thiện, khắc sâu kiến thức. Giai đoạn này đối với học sinh xét tốt nghiệp chỉ nên
dừng lại ở câu 30. Nếu việc ôn tập và luyện đề hiệu quả thì học sinh đã có thể
đạt 7,5 điểm mà khơng hề có áp lực, vất vả bởi kiến thức nằm trọn trong phần
nhận biết và thông hiểu. Đối với nhóm học sinh đăng kí xét tuyển đại học mơn
Sinh sẽ luyện đề bám sát tồn bộ ma trận.

Việc luyện đề cần thực hiện hàng ngày vì phần kiến thức khơng q khó nên
chắc chắn rút ngắn thời gian và không gây nhàm chán cho học sinh. Việc làm
này sẽ góp phần củng cố mọi kiến thức cơ bản, hoàn thiện kỹ năng làm đề, một
mặt giúp học sinh tự tin khi bước vào kì thi chính thức.
Đề minh họa cho 30 câu đầu tiên để giúp học sinh ôn luyện hiệu quả:
Câu 1: Ở thực vật, chất tan được vận chuyển chủ yếu trong mạch rây là
A. fructose.
B. glucose.
C. sacarose.
D. ion khoáng.
Câu 2: Ở động vật, thành phần chính tạo nên áp suất thẩm thấu của máu là
A. axit amin.
B. glucose.
C. axit béo.
D. NaCl.
Câu 3: Vùng nào sau đây của gen cấu trúc nằm ở đầu 5’3’ của mạch mang
mã gốc?
A. Vùng điều hòa.
B. Vùng mã hóa. C. Vùng kết thúc. D. Vùng mở đầu.
Câu 4: Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi. Để xuất
hiện dạng đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T, gen phải trải qua số lần
nhân đôi AND là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Đơn vị cơ bản của nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực là
A. crômatit.
B. sợi cơ bản.
C. nuclêôxôm. D. protein histon.

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là loài nào sau đây?
A. Ruồi giấm. B. Đậu Hà Lan.
C. Châu chấu. D. Cà chua.
Câu 7: Cho phép lai AaBb x aabb, đời con có 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1 : 1 : 1 : 1.
Kết quả do quy luật di truyền nào dưới đây chi phối?
A. Quy luật hoán vị gen.
B. Quy luật liên kết gen.
C. Quy luật phân li.
D. Quy luật phân li độc lập.
Câu 8: Tính trạng màu da của người quy định theo quy luật di truyền nào sau
đây?
A. Tương tác bổ sung.
B. Quy luật phân li.
C. Tương tác cộng gộp.
D. Quy luật phân li độc lập.
Câu 9: Để tạo ưu thế lai ở thực vật, người ta chủ yếu dùng phương pháp lai
nào?
A. Lai phân tích.
B. Tự thụ phấn.
C. Lai khác dòng.
D. Lai kinh tế.

skkn


Câu 10: Bệnh nào sau đây ở người được đặc trưng bởi sự tăng sinh khơng kiểm
sốt được của một số loại tế bào?
A. Bệnh AIDS.
B. Bệnh phêninkêto niệu.
C. Bệnh lao.

D. Bệnh ung thư.
Câu 11: Chi trước của mèo tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh dơi.
B. Chân dế dũi.
C. Cánh bướm.
D. Chân vịt.
Câu 12: Đại cổ sinh chưa xuất hiện lồi nào sau đây?
A. Thực vật có hoa.
B. Thực vật có hạt. C. Lưỡng cư.
D. Bị sát.
Câu 13: Khoảng khơng gian sinh thái mà ở đó có tất cả các nhân tố sinh thái của
môi trường giúp cho lồi đó tồn tại và phát triển ổn định trong thời gian dài
được gọi là
A. nơi ở.
B. ổ sinh thái. C. sinh cảnh.
D. khoảng thuận lợi.
Câu 14. Nhóm cây bụi mọc hoang dại là ví dụ thể hiện kiểu phân bố nào trong
quần thể?
A. Phân bố theo nhóm.
B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố đồng đều.
D. Phân bố theo chiều ngang.
Câu 15. Mối quan hệ nào giữa hai loài trong đó chỉ có 1 lồi có lợi?
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Hội sinh.
D. Ức chế-cảm nhiễm.
Câu 16: Trong hệ sinh thái, dịng năng lượng tích luỹ sản sinh ra chất sống ở
mỗi bậc dinh dưỡng chiếm bao nhiêu % năng lượng nhận từ bậc dinh dưỡng liền
kề thấp hơn?

A. 70%.
B. 90%.
C. 10%.
D. 20%
Câu 17: Khi nói về quang hợp ở thực vật C3,C4,CAM, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Cây dứa có q trình cố định CO2 xảy ra vào ban đêm.
II. Ngơ thuộc nhóm thực vật C4.
III. Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối ở thực vật C3 là RiDP.
IV. Thực vật CAM có hiệu suất quang hợp cao nhất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Khi nói về hệ tuần hồn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Máu chảy chậm nhất trong hệ thống mao mạch.
II. Tĩnh mạch là bộ phận đưa máu từ các cơ quan về tim.
III. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
IV. Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng.

skkn


A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Giả sử ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba về nhiễm số 5. Sự phối hợp
và phân li giữa các nhiễm sắc thể xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi cây ba

nhiễm trên được thụ phấn bằng phấn của cây lưỡng bội bình thường. Theo lý
thuyết, cây con sinh ra khơng bị đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 1/5
Câu 20: Nhận định nào sau đây khơng đúng khi nói về quá trình dịch mã?
A. Dịch mã gồm 2 giai đoạn chính là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi
pơlipeptit.
B. Dịch mã là q trình tổng hợp protein diễn ra trong tế bào chất.
C. Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 3’UAA5’.
D. Bộ ba đối mã của tARN vận chuyển axit amin mêthônin là 5’XAU3’.
Câu 21. Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbX DeXdE giảm phân bình
thường nhưng xảy ra hốn vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lý thuyết, số loại
giao tử tối đa được tạo ra là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D.16.
Câu 22: Khi nói về liên kết gen và hốn vị gen, phát biểu nào sau đây khơng
đúng?
A. Tần số hoán vị gen là khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc
thể. 
B. Hoán vị gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho tiến hố.
C. Liên kết gen đảm bảo tính di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng.
D. Các gen càng nằm ở gần nhau thì hốn vị gen càng dễ xảy ra.
Câu 23: Khi nói về di truyền liên kết với giói tính, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gà trống có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY.
B. Ở người, gen nằm trên nhiễm sắc thể X chỉ di truyền cho con trai.
C. Gen nằm trên đoạn tương đồng X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.

D. Ở tế bào sinh dưỡng khơng có gen quy định giới tính.
Câu 24: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là
0,8AA:0,2Aa. Biết rằng gen A quy định thân cao trội hoàn tồn so với gen a quy
định thân thấp, q trình giảm phân không xảy ra đội biến. Theo lý thuyết, tỉ lệ
kiểu hình cây cao : cây thấp ở F2 là
A. 7:9.
B. 1:3.
C. 9:11.
D. 37:3.
Câu 25: Nhận định nào sau đây khơng đúng khi nói về q trình hình thành
lồi?
A. Lồi mới có thể hình thành sau 2 thế hệ nhờ con đường lai xa và đa bội hoá.
B. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.

skkn


C. Hình thành lồi bằng cách li sinh thái hay xảy ra với động vật di chuyển
nhiều.
D. Cách li sinh sản là cơ chế chính xác để xác định hai loài khác nhau.
Câu 26: Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một
quần thể giao phối là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa đột ngột biến đổi thành 0,9 AA:
0,1Aa. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này có thể đã chịu tác động của
nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối khơng ngẫu nhiên.
D. Đột biến.
Câu 27: Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây là cạnh tranh cùng loài?
I. Đánh dấu lãnh thổ.

II. Tỉa thưa tự nhiên.
III. Phân tầng cây rừng.
IV. Liền rễ.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28: Nhận định nào sau đây khơng đúng khi nói về hệ sinh thái?
A. Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh
dưỡng lớn nhất.
B. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và các
quần thể sinh vật.
C. Hệ sinh thái là hệ thống mở và tự điều chỉnh ổn định trong một thời gian dài.
D. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới có tính đa dạng cao hơn các hệ sinh thái savan
đồng cỏ.
Câu 29: Có 10 phân tử ADN tự nhân đơi một số lần bằng nhau đã tổng hợp
được 300 mạch pôlinuclêôtit mới lấy ngun liệu hồn tồn từ mơi trường nội
bào. Số lần tự nhân đôi của những phân tử ADN là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 30: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn với a quy định
thân thấp. Cây tứ bội giảm phân chỉ cho ra loại giao tử lưỡng bội có khả năng
thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, phép lai Aaaa x aa cho đời con có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ
A. 6:1.
B. 5:1.
C. 1:1.
D. 3:1.


skkn



×