MỤC LỤC
1. Mở đầu............................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
2. Nội dung sáng kiến ............................................................................................ 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng ................................................................................ 3
2.1.1. Phương pháp dạy học ............................................................................ 3
2.1.2. Khái niệm dự án và phương pháp dạy học dự án ................................. 3
2.1.3. Các năng lực, phẩm chất cần đạt trong quá trình dạy học môn Ngữ văn
......................................................................................................................... 4
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án ................................................ 5
2.1.5. Quy trình của dạy học dự án ................................................................. 5
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .............. 5
2.2.1. Thực trạng ............................................................................................. 5
2.2.2. Kết quả của thực trạng .......................................................................... 7
2.3. Các giải pháp ............................................................................................... 8
2.3.1. Quy trình áp dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học các tác
phẩm truyện hiện đại Việt Nam lớp 9 ............................................................. 8
2.3.2. Một số hình thức hỗ trợ cho phương pháp dạy học dự án đạt kết quả
cao ................................................................................................................. 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và đồng nghiệp nhà trường....................................................................... 16
2.4.1. Kết quả chung ..................................................................................... 16
2.4.2. Kết quả cụ thể ..................................................................................... 16
3. Kết luận, kiến nghị .......................................................................................... 18
3.1. Kết luận ..................................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị ................................................................................................... 18
skkn
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng XIII, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng
Ban đào tạo đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, lợi thế cạnh tranh lớn nhất không phải tài nguyên, công nghệ mà
là con người. Ai có nguồn nhân lực chất lượng cao, có nhân tài, sẽ nắm trong tay
lợi thế cạnh tranh và phát triển trong thời đại mới. Nhưng có một thực tế như kết
quả khảo sát năng lực cạnh nguồn nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu
vực Đông Nam Á năm 2018 (xếp hạng trên 140 quốc gia) cho thấy kỹ năng của
sinh viên tốt nghiệp xếp thứ 128/140; tư duy phản biện trong giảng dạy xếp
113/140; khả năng tìm kiếm người lao động có kỹ năng xếp 104/140. Chất lượng
nguồn nhân lực của chúng ta còn khiêm tốn so với khu vực và thế giới. Có một
khảo sát khác cho thấy tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam học tập thì rất giỏi nhưng sự
tự tin, làm chủ, năng động trong giao tiếp lại không bằng thanh thiếu niên ở các
nước phương Tây.
Dạy học Ngữ văn ở trường THCS hiện nay vẫn theo phương pháp dạy học
(PPDH) truyền thống: truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên chứ không tạo
cơ hội cho học sinh được khám phá kiến thức. Học sinh chỉ việc nghe và nhớ rồi
tái hiện hoặc suy luận từ những gì giáo viên đã cho các em chứ bản thân các em
chưa có nhiều cơ hội tự khám phá để lĩnh hội tri thức. Nói khác đi, giáo viên chỉ lo
“đổ đầy” bình chứa kiến thức vào học sinh mà chưa hướng dẫn các em tìm ra con
đường tự đổ đầy cho mình. Một số dẫn chứng tơi nêu ra ở trên là minh chứng cho
thực trạng dạy học truyền thống của giáo dục trong khi đất nước đã đổi mới toàn
diện mọi mặt. Cho nên việc đổi mới giáo dục để kịp xu thế phát triển của thế giới
là việc làm hoàn toàn cần thiết.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng 2018 đã
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và đang từng bước thực hiện. Chương trình
giáo dục phổ thơng mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển
hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng
các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng,
có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và
năng lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có
văn hố, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại tồn cầu hố và cách mạng
cơng nghiệp mới. Đổi mới PPDH tích cực được xem là cốt lõi để hình thành kĩ
năng và năng lực cho học sinh. Và một trong những PPDH có thể giúp các em trở
thành con người tự chủ, tự tin, trách nhiệm, sáng tạo…chính là dạy học dự án.
Nhà nghiên cứu giáo dục SYLVIA CHARD đã khẳng định “Một trong những
lợi ích quan trọng của học tập dự án là làm cho trường học trở nên giống cuộc
sống thực hơn. Nó là một cuộc khám phá sâu sắc một chủ đề của thể giới thực
xứng đáng với sự chú ý và nỗ lực của học sinh”. PPDH theo dự án với ưu điểm là
giúp học sinh tự ý thức cũng như phát triển được kiến thức cùng các kỹ năng bản
skkn
2
thân thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ. Điều đó đáp ứng được mục tiêu đổi
mới giáo dục trong môn học Ngữ văn.
Trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có 4 văn bản truyện hiện đại chứa đựng
nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật gửi đến những thông điệp ý nghĩa cho bạn đọc.
Và bản thân tôi rất muốn tìm một PPDH mới, trên cơ sở nắm vững các PPDH tích
cực đã được trang bị trong q trình tập huấn và thực hiện chương trình bồi dưỡng
thường xuyên ... để giúp học sinh tiếp cận và khám phá 4 truyện ngắn theo hướng
tích cực sáng tạo, phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh. Vì những lí do trên,
căn cứ vào đặc điểm tình hình tại đơn vị tôi công tác, tôi mạnh dạn chia sẻ với
đồng nghiệp đề tài: “Một số giải pháp vận dụng phương pháp dạy học dự án khi
giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9, nhằm góp phần
phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ở trường THCS Vĩnh Quang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này xây dựng với mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả khi giảng
dạy môn Ngữ văn, khắc phục những biểu hiện trì trệ trong dạy học mơn Văn như:
dạy học đọc chép thụ động, thiếu sáng tạo… đồng thời nhằm góp phần phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh. Từ đó góp phần thực hiện đúng yêu cầu về đổi
mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, tiếp cận phương pháp giáo dục theo quan điểm hiện đại.
Bản thân tôi áp dụng trong bốn văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 9. Cụ thể là tơi đã tìm ra một số hình thức dạy học dự án
giúp học sinh liên hệ với những gì đang diễn ra quanh mình và cảm thấy hứng thú
hơn. Ngồi ra, còn giúp các em bồi dưỡng rèn luyện thêm những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp, gắn liền với truyền thống quý báu của dân tộc ta.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học dự án và những giải pháp áp dụng khi giảng dạy các
tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9, nhằm góp phần phát triển phẩm
chất, năng lực cho học sinh ở trường THCS Vĩnh Quang.
Học sinh lớp 9 của trường THCS Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp các vấn đề lý thuyết: Đây là phương pháp cơ bản
trong nghiên cứu khoa học. Bản chất của phương pháp này là dựa trên các thơng
tin đã có bằng các thao tác tư duy lôgic đển rút ra kết luận khoa học. Phương pháp
này được sử dụng để thu thập nguồn tư liệu nghiên cứu.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phương pháp này để thấy được
sự giống nhau, khác nhau, đối chiếu để thấy được ưu nhược điểm của nó. Tác dụng
của phương pháp này là tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho nội dung.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở
Lớp 9a, 9b Trường THCS Vĩnh Quang để kiểm tra giả thuyết khoa học và đánh giá
hiệu quả của đề tài.
Phương pháp thống kê toán học: Thống kê và xử lý số liệu thu được qua
thực nghiệm để chứng minh tính khả thi và những đề xuất trong đề tài.
skkn
3
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của sáng
Trong NQ/TW số 29 ra ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Nghị quyết hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo” đã chỉ đạo:
“Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt
lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp… đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” và trong nhiệm vụ giải pháp của
Nghị quyết đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”. Trong Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ra ngày 14/06/2019 quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối
tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp
tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của
người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào q
trình giáo dục.” [Trích: Chương II, tiểu mục 2, điều 30, khoản 3]
2.1.1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là những cách thức, con đường dẫn đến mục tiêu của
bài học. Trong cuốn Dạy và học tích cực của dự án Việt – Bỉ đã giới thiệu năm
phương pháp dạy và học tích cực: dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp
tác, học theo hợp đồng, học theo góc, học theo dự án, dạy học vi mô. Dạy học theo
dự án là một trong những phương pháp dạy học góp phần đáp ứng mục tiêu của
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, khắc phục được những hạn chế nhất
định của phương pháp dạy học truyền thống. Dạy học theo dự án giúp học sinh
năng động, tự lực, chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, có sự gắn kết
giữa lí thuyết và thực tiễn; tạo mơi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong
học tập cho học sinh và hướng tới sự phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
2.1.2. Khái niệm dự án và phương pháp dạy học dự án
Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án (DHDA) là
phương pháp dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao
năng lực học tập của học sinh.
a. Dự án được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế
hoạch cần được thực hiện nhằm mục đích đề ra.
b. Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện
với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập
kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, diều chỉnh, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. Dạy học theo dự án
là hoạt động học tập tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực
áp dụng một cách sáng tạo vào cuộc sống.
skkn
4
2.1.3. Các năng lực, phẩm chất cần đạt trong quá trình dạy học mơn Ngữ văn
Trong q trình giảng dạy bộ môn, người giáo viên cần nắm vững 10 năng
lực và 5 phẩm chất cần đạt trong môn Ngữ văn. Ngồi ra, giáo viên cịn cần nắm
vững những năng lực chun biệt của bộ mơn. Từ đó có kế hoạch sử dụng các
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với năng lực và phẩm chất
trong bộ môn Ngữ văn.
skkn
5
2.1.4. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án
a. Ưu điểm
- Về nội dung kiến thức: Kiến thức được mở rộng, phong phú hơn; gắn với
thực tế và có tính liên mơn.
- Về năng lực tư duy và kỹ năng:
+ Phát triển kỹ năng tự học, tự định hướng và xử lí các vấn đề phức tạp.
+ Rèn các kỹ năng: thu thập và xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề, hợp tác và
giao tiếp.
+ Phát triển tư duy sáng tạo, tính chuyên cần, tính tự lực và khả năng thuyết
trình.
- Về mơi trường học tập: tạo ra bầu khơng khí học tập cởi mở, thoải mái và
dân chủ.
b. Hạn chế
- Dạy học dự án cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nên không thể tiến
hành một cách thường xun trong chương trình mơn học. Vì thế, giáo viên cũng
cần cân nhắc để chọn lựa sử dụng phối hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học
khác sao cho phù hợp với quỹ thời gian cho phép. Đồng thời khi lựa chọn nội dung
dạy học dựa trên dự án, giáo viên cũng nên ưu tiên những nội dung học tập có tính
chất trọng tâm của bài hoc để phát huy được hiệu quả của phương pháp này, tương
ứng với thời gian thực hiện.
- Mặt khác, dạy học dự án đồi hỏi về cơ sở vật chất, tư liệu tham khảo…nên
ở những nơi còn thiếu và yếu về phương tiện dạy học thì khó triển khai.
- Dạy học dự án yêu cầu phải thay đổi thói quen dạy học cũ của giáo viên và
học sinh.
2.1.5. Quy trình của dạy học dự án
Tiếp cận dạy học dự án theo chương trình của Intel, có thể chia các giai đoạn
của dạy học dự án theo 5 giai đoạn chính. Cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Sáng kiến về dự án( giai đoạn chuẩn bị)
- Giai đoạn 2: Thiết kế dự án.
- Giai đoạn 3: Thực hiện dự án.
- Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm.
- Giai đoạn 5: Đánh giá dự án.
Trên đây là những lý luận đã được tổng kết, bao gồm những những quan
điểm, những kiến thức cơ bản về các phương pháp dạy học dự án và các năng lực,
phẩm chất cần đạt trong q trình dạy học mơn Ngữ văn, tôi chọn những vấn đề
này làm cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện
pháp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn
hiện đại Việt Nam lớp 9.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Mặc dù trong các văn bản, chỉ thị các cấp đều đề cao vai trò của việc đổi
mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, ngành học trong cả nước. Việc áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực đang trở thành phong trào sâu rộng trong
toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên thực tế đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học ở rất nhiều trường
skkn
6
học, lớp học bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc đổi mới phương pháp dạy
học cịn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao bởi việc vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực và kỹ thuật dạy học khơng hề đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất….Cụ thể:
a. Về phía nhà trường
- Mặc dù nhà trường chú trọng đến công tác đổi mới phương pháp dạy học tích
cực nhưng chất lượng học tập học sinh nơi đây vẫn chưa được cải thiện rõ rệt, nhất
là việc rèn luyện những kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, tự tin, tự chủ, giải quyết
vấn đề…
- Kinh phí để đầu tư cho chun mơn cịn hạn chế. Tư liệu giảng dạy thiếu.
Đặc biệt là hệ thống tranh, ảnh, sách báo đã cũ, không cập nhật đầy đủ, thường
xuyên.
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (chỉ có 45 phút) và các đối tượng học
sinh chưa thực sự đồng đều nên việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực
địi hỏi sự gia cơng nhiều của giáo viên.
b. Về phía giáo viên
- Bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay là nhiều giáo viên Ngữ văn còn
lúng túng trong việc xác định một phương pháp dạy học nhằm gây được nhiều
hứng thú cho học sinh và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Để làm rõ
hơn, tôi đã sử dụng Phiếu điều tra để đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy
học dự án và một số phương pháp dạy học khác trong môn Ngữ văn ở trường
THCS Vĩnh Quang.
- Rõ ràng, dễ nhận thấy dạy học các tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt
Nam lớp 9 ở Trường THCS Vĩnh Quang còn tồn tại nhiều vấn đề như: còn thiên về
chú trọng việc truyền thụ tri thức khoa học mà ít gắn với thực tiễn, phương pháp
dạy học chiếm ưu thế vẫn là các phương pháp thuyết trình, trong đó giáo viên là
trung tâm của quá trình dạy học, như vậy sẽ hạn chế đến việc phát triển tồn diện,
tích cực sáng tạo của học sinh. Sự bất cập này được thể hiện rõ trong việc dạy
học….
- Giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy học
nhưng để đào sâu và áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học dự án thì chưa thực sự
skkn
7
thành cơng. Cơ bản mọi phương pháp dạy học tích cực đang được chú trọng trên
lớp học chứ ít giáo viên giao nhiệm vụ lớn về nhà cho học sinh vì thế học sinh
chưa có cơ hội được thể hiện bản thân, chưa được tự mình khám phá văn bản lớn.
Thực tế, tần số áp dụng phương pháp dạy học dự án chưa cao, do tâm lý e ngại sợ
mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị của giáo viên.
c. Về phía học sinh
- Do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và các ngành giải trí
dành cho lứa tuổi học sinh đã khiến các em bị cuốn theo rất khó có điểm dừng. Từ
đó, một bộ phận khơng nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng khơng thích học văn
vì cho rằng đây là mơn học thuộc, dài, khó học. Lớp 9 là lứa tuổi trưởng thành
mạnh mẽ về thể chất và tâm lí, thích tìm hiểu những điều mới mẻ nhưng lại khơng
phải là việc học tập. Thế giới mà các em tò mò khi lên mạng là lướt facebook,
zalo, phim ảnh, trò chơi…, nhiều học sinh lợi dụng mạng xã hội, sách tham khảo
để đối phó khi làm bài tập; nhiều em chưa thật sự mạnh dạn, nhận thức chậm so
với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti, mặc cảm, không mạnh dạn tiếp nhận
nhiệm vụ, không dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến
kết quả học tập không cao.
- Thói quen học thụ động vẫn cịn khá phổ biến. Đa số các em không quan
tâm đến hoạt động tự tìm đến tri thức mà quen nghe, chép và ghi nhớ, tái hiện một
cách máy móc, rập khn những gì mà giáo viên đã giảng. Điều này làm triệt tiêu
óc sáng tạo, suy nghĩ của người học biến người học thành quen suy nghĩ, diễn đạt
bằng ý vay mượn, lời sẵn có và là nơ lệ của sách vở. Vì chưa có hào hứng, chưa
quen bộc lộ suy nghĩ tình cảm của cá nhân tước tập thể nên phải nói và viết, học
sinh cảm thấy rất khó khăn.
d. Về kiểm tra đánh giá
- Việc kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS cịn nhiều bất cập, chưa kiểm
tra được tồn diện năng lực người học, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của
học sinh trong làm bài và chưa góp phần điều chỉnh, đổi mới PPDH. Các đề kiểm
tra hầu như được ra theo dạng đề “ đóng”, tính tích hợp chưa cao, các câu hỏi chủ
yếu đánh giá học sinh ở các mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp. Mặt
khác việc đánh giá còn chưa đa chiều, vẫn thiên về kênh đánh giá từ phía giáo viên
mà khơng quan tâm nhiều đến phía học sinh tự đánh giá.
Trước thực trạng còn nhiều tồn tại trên, vấn đề đặt ra cấp thiết phải đổi mới
PPDH. Và cốt lõi của việc đổi mới này là chú trọng hơn nữa phương pháp tự học
giúp học sinh khả năng hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đa
dạng hóa các hình thức hoạt động học tập, xây dựng mơi trường học tập tích cực,
tương tác, thể hiện rõ đặc trưng bộ môn, tạo động lực học tập Ngữ văn cho học
sinh; sử dụng PPDH dự án để giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết và hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
2.2.2. Kết quả của thực trạng
Năm học 2019 - 2020, tôi tiến hành khảo sát mức độ tích cực, u thích,
khơng yêu thích và làm bài kiểm tra 15 phút của khối 9 với tổng số 49 học sinh thu
được kết quả như sau:
skkn
8
Lớp
Tổng Thích học
Khơng thích
Bình thường
số HS
SL
Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
9
49
10
20,4
20
40,8
`19
38,8
Đây là bảng khảo sát kết quả bài kiểm tra 15 phút của học sinh trước khi áp
dụng giải pháp :
Trung
Tổng
Giỏi
Khá
Yêú
Kém
bình
SL số
bài
SL %
SL %
SL %
SL %
SL %
49 49
0
0
10 20,4 32 65,3
6
12,3
1
2,0
Nhìn vào 2 bảng khảo sát ta thấy được mức độ thích học của học sinh đối với
việc học các văn bản truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9
khơng cao. Và đặc biệt khi chấm bài kiểm tra 15 phút tôi nhận thấy phần nhiều học
sinh nắm kiến thức sơ sài, hời hợt, qua loa, khơng cụ thể…điều đó chứng tỏ bài
học khơng để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Với kết quả điều tra trên tôi thấy
việc giảng dạy các văn bản truyện ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9 hiện nay chưa đạt
hiệu quả. Vì vậy tơi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp giáo viên Ngữ văn
nâng cao chất lượng dạy - học các văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình
Ngữ văn 9.
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Quy trình áp dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học các tác
phẩm truyện hiện đại Việt Nam lớp 9
a. Quy trình chung: Gồm 3 giai đoạn cơ bản
Giai
Các việc cần làm
Người thực hiện
đoạn
Giai
- Sáng kiến về dự án và thiết kế dự án( chuẩn bị)
Giáo viên và
đoạn 1 + Xây dựng ý tưởng và kịch bản dự án.
học sinh
+ Chia nhóm học sinh và nhận nhiệm vụ.
+ Học sinh lập kế hoạch phân công nhiệm vụ .
Giai
- Thực hiện dự án
Học sinh và
đoạn 2 + Học sinh nghiên cứu nhiệm vụ, đọc tài liệu, sgk, tra giáo viên hỗ trợ
cứu thông tin trên mạng, làm việc nhóm, tìm các
phương án giải quyết.
+ Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh nếu cần.
Giai
- Báo cáo và đánh giá
Học sinh, giáo
đoạn 3 + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
viên
+ Giáo viên và học sinh tiến hành nhận xét đánh giá
và chốt kiến thức.
Dạy học dự án khơng chỉ là một cách học, nó là một cách để làm việc cùng
nhau. Nếu học sinh biết cách tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình, các em sẽ
tạo ra cơ sở cho cách các em làm việc với người khác trong cuộc sống, sự trưởng
thành của mình.
b. Một số cách triển khai dạy học dự án cụ thể qua từng văn bản
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách cụ thể
skkn
9
Bất kì bộ mơn nào cũng vậy để giờ học đạt kết quả tốt thì khâu hướng dẫn
học sinh chuẩn bị bài ở nhà vẫn là một khâu quyết định đến chất lượng giờ học.
Khi giáo viên giao nhiệm vụ ở nhà cho học sinh tức là để giảm bớt gánh nặng và
sự tốn kém về thời gian cho cả thầy và trị hoạt động trên lớp. Đó cũng là cách để
giúp học sinh nâng cao tinh thần tự học, tự giác, trách nhiệm. Để học sinh có điều
kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, tôi đã tiến hành giao nhiệm vụ ở nhà thơng qua hoạt
động nhóm. Ngày nay khi cơng nghệ thơng tin càng phát triển thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn là một điều tất yếu. Tôi xem công nghệ
thông tin là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học
môn Ngữ văn. Tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng CNTT, mạng xã hội như một
cơng cụ để tự tìm kiếm những thơng tin liên quan đến bài học. Và thực hiện bằng
phương pháp hoạt động nhóm.
* Vận dụng PPDH dự án cho nhiệm vụ tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Đối với mỗi văn bản trước khi tìm hiểu chi tiết chúng ta ln có phần tìm
hiểu tác giả, tác phẩm. Nội dung của phần này cơ bản đã được thể hiện rõ trong
sách giáo khoa. Nếu như trước đây giáo viên thường đến lớp và hỏi học sinh: Em
hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm? thì bây giờ tơi đã chuyển nhiệm vụ
này cho học sinh làm việc ở nhà bằng dự án, theo nhóm.
Hiệu quả: Thứ nhất sẽ tiết kiệm được thời gian; thứ hai đỡ lặp lại những chi
tiết sách giáo khoa giáo viên sẽ không cần phải nói lại; thứ ba thơng qua hoạt động
nhóm học sinh vừa có đủ kiến thức vừa rèn luyện được năng lực hợp tác, học sinh
chủ động, tự tin khi giải quyết cơng việc. Khi học sinh đến lớp trình bày dự án của
mình, giáo viên chỉ cần cung cấp thêm những thơng tin mà sách giáo khoa khơng
có về tác giả và tác phẩm để làm sâu hơn nội dung cho văn bản sắp học. Học sinh
sẽ chuẩn bị bài nhóm theo mẫu sau:
Tác giả
+ Tên thật; năm sinh, năm mất:
+ Quê quán:
+ Cuộc đời, sự nghiệp:
+ Phong cách sáng tác, sở trường:
Tác phẩm
+ Hoàn cảnh ra đời:
+ Thể loại:
+ Ngơi kể, người kể chuyện:
Ngồi việc thiết kế theo phiếu học tập đơn giản này, học sinh có thể sử dụng
sơ đồ tư duy hoặc thiết kế bằng hình ảnh kèm theo chú thích.
Ví dụ: Đối với văn bản “Chiếc lược ngà” học sinh có thể dán những bức
tranh về tác giả, về hình ảnh chiếc lược, về hình ảnh đứa trẻ là bé Thu cho dự án
sản phẩm của mình sinh động hơn, các em cịn có thể vẽ và trang trí cho đẹp mắt
và sau đó sẽ giữ làm tư liệu chung phục vụ cho các tiết ôn tập sau này. Khi đến lớp
học chính thức văn bản này, học sinh được trình bày trước lớp sản phẩm của nhóm
mình thì các em đã có một vốn kiến thức kha khá, thậm chí cịn nhiều hơn cả
những thông tin mà sách giáo khoa cung cấp, các em có nhiều kênh để chủ động
tiếp cận, hiểu biết vấn đề cũng được tăng lên, các em sẽ hiểu được hiện thực cuộc
sống, những hi sinh của thế hệ đi trước cũng như những giá trị tốt đẹp của tình
cảm gia đình để từ đó các em có thái độ sống tích cực hơn, trách nhiệm hơn, có
lịng biết ơn với những công lao mà thế hệ trước đã trải qua. Ngồi ra các em cịn
skkn
10
thể hiện được năng lực như: sự tích cực, tự chủ, chủ động, hợp tác, chia sẻ, gánh
vác nhiệm vụ của nhóm và đến lớp được rèn luyện thêm kĩ năng giao tiếp, phản
biện, tự tin... và phẩm chất yêu nước, yêu gia đình, trân trọng, biết ơn ....
* Vận dụng PPDH dự án khi tìm hiểu chi tiết văn bản - nhiệm vụ trọng tâm
Đối với những nhiệm vụ lớn tơi thường chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm để
hướng dẫn các em cụ thể từng nhiệm vụ. Ngoài việc ra câu hỏi, tơi cịn hướng dẫn
học sinh cách khai thác văn bản tìm kiếm tài liệu thơng tin để hồn thành nhiệm vụ
ở nhà. Trong q trình các em thực hiện nhiệm vụ tôi theo dõi sát sao hỏi han và
hỗ trợ nếu các em gặp khó khăn.
- Ví dụ: Khi dạy văn bản: “ Những ngơi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
+ Tôi đi theo các giai đoạn như bảng đã trình bày ở trên, nhưng tơi bỏ cột
người thực hiện vì giai đoạn nào, ai phải làm nhiệm vụ gì tơi nêu cụ thể trong bảng
rõ ràng.
Giai đoạn
Các việc cần làm
Giai
Chuẩn bị dự án:
đoạn 1
+ Xây dựng ý tưởng và kịch bản dự án: giáo viên nêu đề tài là
nhân vật Phương Định - vẻ đẹp nữ thanh niên xung phong trong
kháng chiến chống Mỹ.
+ Chia nhóm học sinh và nhận nhiệm vụ: chia lớp thành 4 nhóm,
giáo viên phân cơng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhóm 1: Qua lời nhân vật tự kể, em hãy giới thiệu về q qn,
ngoại hình và sở thích của nhân vật Phương Định?
Nhóm 2: Tìm hiểu hành động, lời nói, suy nghĩ và diễn biến tâm
trạng của Phương Định qua các sự việc: Khi cô ở trong hang đá chờ
Thao và Nho đi phá bom trở về; khi Phương Định trực tiếp tham gia
phá bom nổ chậm và khi cơn mưa đá bất ngờ ào đến. ? Nhận xét về
tâm trạng nhân vật qua các sự việc này?
Khi ở trong hang
Khi phá bom
Khi cơn mưa đá ào
đá
đến.
Giai
đoạn 2
Nhóm 3: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,
về ngơn ngữ và giọng điệu kể chuyện của tác giả? Chứng kiến cảnh
Phương Định phá bom, em có cảm xúc và suy nghĩ gì?
Nhóm 4: Qua truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế
nào về nhà văn Lê Minh Khuê, về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ? Tìm những tác phẩm cùng viết về đề tài
người lính trong kháng chiến chống Mỹ?
+ Học sinh lập kế hoạch phân công nhiệm vụ: mỗi nhóm sẽ cử
một bạn làm trưởng nhóm và phân cơng nhiệm vụ cho các bạn trong
nhóm, đảm bảo ai cũng có việc để làm và phải có cách liên lạc hỗ
trợ lần nhau, nếu cần hỏi giáo viên.
Thực hiện dự án
+ Học sinh nghiên cứu nhiệm vụ, đọc tài liệu, sgk, tra cứu thông tin
trên mạng, làm việc nhóm, tìm các phương án giải quyết.
+ Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh nếu cần.
skkn
11
Trong q trình đó giáo viên cần quan tâm tiến độ làm việc của mỗi
nhóm, gợi ý cho các em gõ những từ ngữ gì để vào kho tư liệu hồn
thiện nhiệm vụ khai thác thơng tin, hình ảnh, video như sgk, mạng
internet, báo chí...
Giai
Báo cáo và đánh giá
đoạn 3
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
+ Giáo viên và học sinh tiến hành nhận xét đánh giá và chốt kiến
thức.
+ Dự kiến sản phẩm:
Nhóm 1: Quê quán, ngoại hình và sở thích của nhân vật Phương Định
Q qn
Là cơ gái Hà Nội.
Ngoại hình:
Là cơ gái khá, hai bím tóc dày, một cái cổ cao kiêu hãnh như
đài hoa loa kèn, đơi mắt dài màu nâu ...
Sở thích
thích ngắm đơi mắt của mình trong gương và mê hát, sáng tác
lời bài hát ...
Nhóm 2: hành động, lời nói, suy nghĩ và diễn biến tâm trạng của Phương
Định qua các sự việc. Tâm trạng nhân vật
Khi ở trong
Khi phá bom
Khi cơn mưa đá
hang đá
ào đến.
Chi tiết: nói như
Chi tiết: Đến gần quả bom, không đi
Chi tiết: Kêu lên
gắt vào máy, sốt
khom, đào đất ... cẩn thận bỏ gói thuốc thích thú, tâm
ruột, chạy ra
vào lỗ đào, chơn ngịi, chạy đến chỗ ẩn trạng thẫn thờ,
ngoài, lo lắng ... la nấp..., hồi hộp, căng thẳng, có nghĩ tới
nuối tiếc... nhớ
tống lên vì thích
cái chết nhưng mờ nhạt khơng cụ thể,
mẹ, nhớ nhà, nhớ
thú...
cái chính là liệu mìn có nổ, bom có nổ
q .. -> Tâm
-> Tình cảm chân khơng. ...-> Hành động cẩn trọng,
hồn trong sáng,
thành dành cho chính xác, không sơ xuất... rất dũng
hồn nhiên, nhiều
đồng đội
cảm và bản lĩnh kiên cường.
mơ mộng...
Nhóm 3: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực -> thế giới nội tâm
phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp.
- Ngôn ngữ và giọng điệu: tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất
nữ tính. Dùng nhiều câu văn ngắn, nhịp nhanh, tạo được khơng khí khẩn trương
trong hồn cảnh chiến trường; ở đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại... gợi khơng khí
thanh bình trước chiến tranh...
- Chứng kiến cảnh Phương Định phá bom, em có cảm xúc và suy nghĩ: Xúc
động trước sự gian khổ và nguy hiểm của các cô gái thanh niên xung phong. Cảm
phục trước sự dũng cảm, hi sinh thầm lặng của họ...
Nhóm 4: Cảm nghĩ về nhà văn Lê Minh Khuê, về tuổi trẻ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ:
- Nhà văn phải là người trong cuộc mới có thể viết hay như vậy về các nữ
thanh niên xung phong, bà cũng là một trong những ngôi sao xa xôi mang ánh sáng
lấp lánh lẩn khuất giữa ngút ngàn cây lá Trường Sơn.
skkn
12
- Họ là những người trẻ tuổi, có lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng hiến dâng
tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Họ là những con người vô cùng dũng cảm, sẵn sàng đơi mặt với hiểm
nguy để hồn thành nhiệm vụ.
- Họ có tâm hồn nhạy cảm, giàu khao khát, lạc quan yêu đời và trẻ trung.
- Tình cảm đồng đội chân thành ấm áp.
- Những tác phẩm cùng viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống
Mỹ: Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ, Gửi em, cô thanh niên xung phong –
Phạm Tiến Duật, ...
Giáo viên gọi học sinh đại diện nhóm trình bày về nhân vật Phương Định
sau khi dán sản phẩm lên bảng và hướng dẫn học sinh cùng nhận xét, đánh giá.
- Ví dụ : Văn bản “Làng” của Kim Lân.
Giai đoạn
Các việc cần làm
Giai
Chuẩn bị dự án:
đoạn 1
+ Lên ý tưởng, chọn đề tài: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe
tin làng chợ Dầu theo giặc.
+ Chia nhóm học sinh và nhận nhiệm vụ: chia lớp thành 4 nhóm,
giáo viên phân cơng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tìm các từ ngữ, lời nói, chi tiết miêu tả tâm trạng ông Hai
khi ở phòng thông tin, khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và trên
đường về nhà.
Nhóm 2: Tìm các từ ngữ, chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng ơng
Hai khi về đến nhà và khi nói chuyện với vợ, với con trai.
Nhóm 3: Nhận xét về ngơn ngữ, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm
trạng của nhà văn Kim Lân.
Nhóm 4: Qua những chi tiết trên, em cảm nhận được điều gì tấm
lịng của ơng Hai đối với đất nước và kháng chiến?
+ Học sinh lập kế hoạch phân cơng nhiệm vụ: mỗi nhóm sẽ cử
một bạn làm trưởng nhóm và phân cơng nhiệm vụ cho các bạn trong
nhóm, đảm bảo ai cũng có việc để làm và phải có cách liên lạc hỗ
trợ lần nhau, nếu cần hỏi giáo viên.
Giai
Thực hiện dự án
đoạn 2
+ Học sinh nghiên cứu nhiệm vụ, đọc tài liệu, sgk, tra cứu thơng tin
trên mạng, làm việc nhóm, tìm các phương án giải quyết.
+ Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh nếu cần.
Trong q trình đó giáo viên cần quan tâm tiến độ làm việc của mỗi
nhóm, gợi ý cho các em gõ những từ ngữ gì để vào kho tư liệu hồn
thiện nhiệm vụ khai thác thơng tin, hình ảnh, video như sgk, mạng
internet, báo chí...
Giai
Báo cáo và đánh giá
đoạn 3
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
+ Giáo viên và học sinh tiến hành nhận xét đánh giá và chốt kiến
thức.
skkn
13
- Ví dụ: Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Giai
Các việc cần làm
đoạn
Giai
Chuẩn bị dự án:
đoạn 1 + Lên ý tưởng, chọn đề tài: Vẻ đẹp của nhận vật anh thanh niên
+ Chia nhóm học sinh và nhận nhiệm vụ: chia lớp thành 4 nhóm,
giáo viên phân cơng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhóm 1: Tìm các từ ngữ, chi tiết, câu văn giới thiệu về hoàn cảnh sống
và công việc của anh thanh niên? Đánh giá, nhận xét về hồn cảnh
sống và cơng việc đó của anh?
Nhóm 2, 3: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên được thể hiện như thế
nào qua: quan niệm về mục đích sống, suy nghĩ về cơng việc, cách tổ
chức sắp xếp cuộc sống, thái độ khi khách đến thăm và hành động từ
chối lời đề nghị của ông họa sĩ.
Nhóm 4: Qua những suy nghĩ, hành động, việc làm đó, em hãy đánh
giá, nhận xét về nhân vật anh thanh niên?
+ Học sinh lập kế hoạch phân công nhiệm vụ: mỗi nhóm sẽ cử một
bạn làm trưởng nhóm và phân cơng nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm,
đảm bảo ai cũng có việc để làm và phải có cách liên lạc hỗ trợ lần
nhau, nếu cần hỏi giáo viên.
Giai
Thực hiện dự án
đoạn 2 + Học sinh nghiên cứu nhiệm vụ, đọc tài liệu, sgk, tra cứu thông tin
trên mạng, làm việc nhóm, tìm các phương án giải quyết.
+ Giáo viên theo dõi và hỗ trợ học sinh nếu cần.
Trong q trình đó giáo viên cần quan tâm tiến độ làm việc của mỗi
nhóm, gợi ý cho các em gõ những từ ngữ gì để vào kho tư liệu hồn
thiện nhiệm vụ khai thác thơng tin, hình ảnh, video như sgk, mạng
internet, báo chí...
Giai
Báo cáo và đánh giá
đoạn 3 + Đại diện nhóm trình bày sản phẩm trước lớp
+ Giáo viên và học sinh tiến hành nhận xét đánh giá và chốt kiến thức.
Quy trình và hiệu quả: ở nhà các nhóm đã thực hiên nhiệm vụ, đến lớp cử
đại diện lên trình bày. Sau đó các bạn trong nhóm nhận xét, giáo viên là người hỗ
trợ cuối cùng. Khi học sinh thực hiện tất cả những hoạt động trên các em đã gần
như làm chủ tiết học, giáo viên chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn định hướng.
Chính vì thế học sinh vừa được tự chủ kiến thức vừa thơng qua đó để rèn luyện
được những năng lực như tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
2.3.2. Một số hình thức hỗ trợ cho phương pháp dạy học dự án đạt kết quả
cao
a. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các trang web dạy học,
trang web google để nâng cao hiệu quả vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực
Khi khoa học cơng nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi cả giáo viên và học
sinh cũng phải bắt kịp với xu thế của thời đại. Viêc khai thác các trang web phục
vụ cho nhu cầu dạy và học là thực sự cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều các trang
skkn
14
web giúp học sinh và giáo viên học tập tốt môn Ngữ văn. Và là kênh tham khảo để
thiết kế xây dựng bài học, là phương tiện hữu ích của PPDH tích cực: trang web
google (tra cứu và tìm kiếm thơng tin hữu ích).
- Với giáo viên: Sử dụng các trang web giáo dục để tra cứu, tham khảo thông tin,
xây dựng kế hoạch dạy học và ứng dụng công nghệ thơng tin với mục đích tăng
cường hiệu quả của các PPDH tích cực như: phương pháp quan sát trực quan (sử
dụng hình ảnh, video), phương pháp trị chơi (sử dụng các ứng dụng thiết kế trò
chơi dạy học), phương pháp dạy học dự án….
- Với học sinh: Sử dụng các trang web để tra cứu, tìm hiểu thơng tin bài học, để
tăng thêm niềm u thích mơn học cho các em.
Ngồi ứng dụng CNTT và hoạt động nhóm để khai thác kiến thức trọng tâm
của văn bản, giáo viên có thể sử dụng một số hình thức khác để học sinh được phát
huy khả năng sáng tạo và tư duy độc lập của mình như: vẽ tranh, đóng kịch, cắt
ghép tranh, kể chuyện, đóng vai phóng viên …
Tơi nhận thấy có những học sinh rất thích đọc truyện tranh, tơi tạo nhóm và
cho các em một sườn kịch bản đơn giản, tạo ra cuộc thi thiết kế truyện tranh kiểu
như cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên và các nhân vật khác…Nhóm nào thích
vẽ tranh thì cho vẽ tranh theo chủ đề liên quan như chiến tranh, gia đình … Nhóm
nào có khả năng diễn xuất thì tiến hành diễn kịch, kịch bản dựa theo sườn văn bản,
có thể dùng để khởi động, luyện tập hoặc vận dụng.
b. Học sinh vào vai phóng viên
Mơ tả: Việc giúp đỡ học sinh vào vai phóng viên là một hình thức rèn luyện
học sinh kỹ năng giao tiếp và phong thái tự tin khi đứng trước đông người. Khi
giao nhiệm vụ cho học sinh khai thác một số thông tin liên quan đến văn bản sẽ
học, giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thơng tin trên mạng để hồn
thiện bài nói của mình trình bày trước lớp.
Hiệu quả: Thơng qua hoạt động vào vai phóng viên học sinh vừa được thêm
nhiều hiểu biết gắn với văn bản vừa rèn được kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin vào học tập, rèn luyện được năng lực, tự học, tự giải quyết vấn đề. Sau này khi
thực hiện những nhiệm vụ khác liên quan đến cơng nghệ thơng tin thì học sinh sẽ
dễ dàng chủ động tích cực và hiệu quả.
* Ví dụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà viết bài thuyết trình
khoảng 1-2 phút cho hoạt động khởi động và hoạt động vận dụng, cụ thể:
- Vào vai phóng viên cho hoạt động khởi động:
+ Đóng vai phóng viên viết 1 đoạn văn giới thiệu cảnh bom rơi đạn nổ trong
chiến tranh và vai trò của thanh niên xung phong( TNXP).
+ Dự kiến sản phẩm: Thưa các thầy cô và các bạn! Bom đạn có thể làm rung
chuyển cả núi rừng nhưng khơng thể rung chuyển trái tim người lính Việt Nam.
Những người lính Trường Sơn, những cô gái TNXP với quyết tâm: máu có chảy,
tim có ngừng nhưng mạch máu giao thơng khơng bao giờ tắt. Trong 16 năm, tuyến
hậu cần chiến lược trên hệ thống đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu
tấn vật chất hậu cần, vũ khí vào cho chiến trường phía nam, bảo đảm chỉ huy hành
quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc;
vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng
skkn
15
kỹ thuật vào chiến trường. Công lao rất lớn của biết bao con người trong đó có các
nữ TNXP làm nhiệm vụ mở đường.
- Vào vai phóng viên cho hoạt động vận dụng:
+ Hãy tìm kiếm những số liệu thực tế về cuộc chiến tranh giải phóng miền
Nam của dân tộc ta như: Lực lượng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến
chống Mỹ, số km Đường Trường Sơn, trong các chiến dịch ta đã bắn được bao
nhiêu máy bay, rừng Trường Sơn phải chịu bao nhiêu bom đạn và chất diệt cỏ.
+ Dự kiến sản phẩm: Tính đến ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công
binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng
120.000 người đã làm nên mạng đường liên hồn, với tổng chiều dài gần 2 vạn km
đường ơ tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy
ban ngày và hàng ngàn cầu, cống.... Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965
đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá
khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom
đạn, 75 triệu lít chất diệt cỏ, hủy hoại không biết bao nhiêu tuyến đường.
Với nhiệm vụ này, học sinh sẽ sử dụng trang web google để khai thác thông
tin, lựa chọn, sắp xếp và hình thành một bài nói ngắn gọn hiệu quả để giới thiệu
vào đầu bài học hoặc dùng cho mở rộng ứng dụng vào cuối bài.
c. Phản biện đội nhóm
Mơ tả: Phản biện là hoạt động hiệu quả trong việc giúp học sinh thu thập
thông tin, đưa ra quan điểm dưới nhiều góc nhìn và biết cách trình bày quan điểm
của bản thân để thuyết phục người khác.
Hiệu quả: Qua hoạt động phản biện học sinh được nhìn nhận một vấn đề đa
chiều, rèn luyện được kĩ năng giao tiếp phản biện, thuyết phục người khác, củng cố
sự tự tin cho các em. Gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị các chủ đề gây tranh cãi phù
hợp với độ tuổi học sinh như:
1. Hành động của bé Thu khi kiên quyết từ chối nhận ba có hợp lí khơng ?
2. Nếu em là Phương Định trong hoàn cảnh phá bom, em sẽ hành động như
thế nào?
3. Nếu em là ông Sáu, sau khi được con nhận ba, em có ở thêm vài ngày với
con gái khơng ? Vì sao?
Khi u cầu học sinh tranh biện, ngồi việc phải nắm chắc được kiến thức
của văn bản còn phải biết dùng lý lẽ, dẫn chứng, lời nói phù hợp để thuyết phục
các bạn và cô giáo đối với vấn đề mà mình tranh biện.
Bước 2: Thực hiện phản biện
+ Giáo viên chia số học sinh thành các nhóm, tiếp cận vấn đề ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Học sinh có thể về nhà trao đổi với cha mẹ, tìm kiếm thơng tin
trên mạng, thu thập ý kiến của mọi người xung quanh…để hồn thiện bài phản
biện cho nhóm mình.
+ Giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm các ý tưởng và các dẫn
chứng để bảo vệ quan điểm của nhóm mình.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ hỗ trợ cho phần tranh
biện của nhóm mình như tranh ảnh, bài viết, hiện vật, video…
skkn
16
+ Giáo viên tổ chức các hoạt động tranh biện phù hợp với từng chủ đề.
+ Đưa ra thảo luận với học sinh các tiêu chí đánh giá và các quy định trong
quá trình phản biện.
Bước 3: Tổ chức nhận xét đánh giá, khen thưởng sự chuẩn bị của học sinh
cũng như các vấn đề mà học sinh làm được. Bước này chúng ta khơng nhận xét
đúng sai vì mỗi người đều có một quan điểm riêng miễn là các nhóm lập luận
thuyết phục hay khơng mà thơi.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và đồng nghiệp nhà trường
2.4.1. Kết quả chung
Khi áp dụng PPDH dự án và một số hình thức hỗ trợ cho PPDH dự án vào
thực hiện giảng dạy tại khối 9, Trường THCS Vĩnh Quang năm học 2019 - 2020,
tôi nhận thấy một kết quả khả quan là:
a. Đối với giáo viên
- Xây dựng được những giờ dạy hay, lý thú, hấp dẫn.
- Thực hiện được mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học.
- Thu hút được học sinh tham gia tích cực, sáng tạo.
- Khắc phục được những biểu hiện trì trệ của việc dạy học bộ môn Ngữ văn
trước đây.
b. Đối với học sinh
- Tiết học sinh động, hào hứng và có chất lượng hơn. Học sinh có hứng thú
u thích mơn học hơn. Trong tiết học các em được làm việc hết mình, tích cực,
chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
- Các em đã nắm được kiến thức trọng tâm của bài và liên hệ thực tế với nhiều
vấn đề nóng bỏng, sinh động, khơng cịn tình trạng học sinh kém hiểu biết thực tế,
yếu và thiếu các kĩ năng sống như trước đây. Kết quả học tập bộ mơn được nâng
cao.
- Học sinh được hình thành và rèn luyện những kĩ năng, năng lực cần thiết.
2.4.2. Kết quả cụ thể
Tôi tiến hành khảo sát lại mức độ yêu thích và cho học sinh làm bài kiểm tra
15 phút, đối với học sinh khối 9 sau khi áp dụng giải pháp, cũng với đề bài như
khi chưa áp dụng các giải pháp trên. Kết quả cụ thể như sau:
a. Bảng số liệu so sánh mức độ thích học, bình thường và khơng thích
học sau khi áp dụng giải pháp
Lớp
Tổng số Thích học
Khơng thích
Bình thường
HS
SL
Tỉ lệ % SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
9
49
34
69,4
10
20,4
5
10,2
b. Minh chứng bằng kết quả học lực của học sinh (sau khi áp dụng giải
pháp)
SL
49
Khá
Tổng Giỏi
số bài
SL %
SL %
49
6
12,3 20 40,8
Trung
bình
SL
%
22
44,9
skkn
Yếu
SL
1
Kém
%
2,0
SL
0
%
0
17
Qua bài làm của học sinh tôi thấy phần đông các em hiểu bài, làm được bài
và khả năng liên hệ thực tế của các em rất phong phú, tôi rất vui vì học sinh làm
bài tốt, sự tiến bộ của học sinh thể hiện rõ rệt. Khơng cịn bài điểm kém, số lượng
bài yếu đã giảm chỉ còn 2,0 %, số lượng bài khá, giỏi tăng đáng kể so với khi chưa
áp dụng những giải pháp trên.
skkn
18
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường: Giáo viên
đã đưa ra được cụ thể một số biện pháp tiến hành trong quá trình thực hiện dạy học
dự án. Vì thế, đề tài này phù hợp với tính chất của văn bản truyện và đối tượng học
sinh tại trường tơi cơng tác. Vì nó khơng địi hỏi q khó trong việc thu thập và
khai thác thơng tin, cũng khơng địi hỏi kinh phí tiền bạc q nhiều (chỉ mua giấy
A2,3, A0, bút màu, kéo, keo…), các em cũng đã thành thạo sử dụng các công cụ
hỗ trợ khám phá kiến thức.
Nhà trường cũng rất đồng tình và ủng hộ giải pháp này bởi vì nó u cầu
đáp ứng đổi mới dạy học và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất nhà trường.
Đáp ứng được yêu cầu đổi mới và kiểm tra đánh giá. Dạy học dự án đã góp phần
chuyển từ PPDH theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất trong đó lấy hoạt
động của học sinh làm trọng tâm, bước đầu tơi đã có những thành cơng nhất định.
Đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực không chú trọng quá
nhiều vào việc tái hiện tri thức mà tập trung vào khả năng vận dụng sáng tạo tri
thức và ứng dụng vào trong cuộc sống.
Đề tài ứng dụng PPDH dự án cho các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
lớp 9 của tôi đã mang lại những hiệu quả nhất định. Phát triển năng lực của học
sinh thông qua việc khám phá văn bản bằng việc đổi mới PPDH là một điều tất
yếu. Bên cạnh việc kế thừa những phương pháp truyền thống vẫn cịn có ý nghĩa
thì giáo viên phải làm thế nào để học sinh được tích cực chủ động, thơng qua đó
đào tạo những thế hệ học trị vừa có kiến thức và hội tụ đủ những năng lực đáp ứng
được u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018. Biện pháp này tơi đã
áp dụng có hiệu quả ở đơn vị tôi công tác. Và tôi tin rằng nó sẽ hiệu quả khi nhân
rộng nhiều đơn vị khác trong huyện và ngoài huyện.
3.2. Kiến nghị
Để sáng kiến này có hiệu quả thì tơi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Đối với học sinh:
+ Học sinh có kĩ năng sử dụng thành thạo thiết bị và tra cứu thông tin
cần thiết khi được giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học sinh cần có kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, tự chủ, tự lập để
thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Đối với giáo viên:
+ Cân nhắc lựa chọn nhiệm vụ phù hợp để giao cho học sinh nhằm phát huy
hiệu quả tối đa về tính sáng tạo và trách nhiệm của học sinh và đảm bảo mục tiêu
bài giảng.
+ Giáo viên nên chọn tư liệu dễ hiểu, ngôn ngữ trong sáng, thực tế, khoa
học để giáo nhiệm vụ cho học sinh.
+ Không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin.
+ Lựa chọn hình thức phù hợp, linh hoạt khi giao dự án về nhà cho học
sinh.
- Đối với lãnh đạo nhà trường:
+ Cung cấp cơ sở vật chất thiết bị hỗ trợ quá trình dạy học hiệu quả.
skkn
19
Trên đây chỉ là một vài biện pháp đúc rút qua kết quả của việc thực hành, rút
từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản thân, có thể cịn hạn chế, rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài của tơi được phát
huy, bổ sung, hồn thiện góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bốn tác phẩm truyện
hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 hiện nay.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Lộc, ngày 05 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKKN của
mình viết khơng sao chép nội dung của
người khác
Nguyễn Thị Thúy
skkn
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa môn Ngữ văn 9 tập I, II của Nhà xuất bản Giáo dục và Đào
tạo năm 2009.
2. Sách giáo viên môn Ngữ văn 9 tập I, II của Nhà xuất bản Giáo dục và Đào
tạo năm 2009.
3. Sách thiết kế môn Ngữ văn 9 tập I, II của Nhà xuất bản Giáo dục và Đào
tạo năm 2009.
4. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 9 - Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo
dục 2006.
5. Lí luận văn học- Trần Đình Sử- Tập II- NXB Đại dọ sư phạm 2011
4. Một số vấn đề phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nguyễn Huy
Quát - NXB Giáo dục.
6. Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học- Phan Trọng Luận, NXB Đại học sư
phạm.
7. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Nguyễn Viết
Chữ - NXB Đại học sư phạm.
8. Một số trang web liên quan môn Ngữ văn
9. BCHTW, Nghị quyết số 29 về Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và
đào tạo, ngày 4/11/2013.
10. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn (dự thảo), Hà
Nội, tháng 1/2018.
skkn