Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Skkn cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.53 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT Yên Phong số 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để
giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một
hiện tượng đời sống có hiệu quả
Giáo viên: Nguyễn Thị Hòa
Tổ: Văn
Trường: THPT Yên Phong số 2
Năm học: 2013- 2014

1

skkn


Yên Phong,tháng 12 năm 2014

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

Mục đích của sáng kiến:

Mục đích của đề tài là tạo ra cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để người dạy kiểu
bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống đạt hiệu quả cao, khắc phục việc truyền
thụ kiến thức lí thuyết Làm văn khơ cứng, tạo nên tâm lí nhàm chán đối với người
học. Người dạy Làm văn cần hướng đến mục đích cuối cùng: Là giúp học sinh thể
hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn,


căm ghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán)
của mình trước một hiện tượng đời sống . . . . Có nghĩa là giúp cho học sinh cách
nghĩ và cách trình bày suy nghĩ của mình trước một hiện tượng đời sống có ý nghĩa
xã hội tích cực hay hiện tượng tiêu cực.
Phương pháp thực hiện đề tài: mô tả, tái hiện lại đề tài, từ công việc tiếp cận của
giáo viên, thiết kế bài dạy đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị.

2

skkn


Đề tài giới hạn trong phân môn Làm văn. Cụ thể, áp dụng cho kiểu bài Nghị
luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12). Đối tượng áp dụng của đề tài là học
sinh Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thơng.
Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng ấy và để khắc phục phần
nào trình trạng ấy, tơi đã rút ra được kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và
mạnh dạn đề ra: Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị
luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả trong Ngữ văn 12.
II. Đóng góp của SKKN:
Những ai quan tâm đến môn Ngữ văn trong trường THPT hẳn đều nhất trí rằng :
dạy phân mơn Làm văn là một trong những vấn đề làm nhức nhối nhiều người hơn
tất cả : vừa khó lại vừa khơ, không tạo ra hứng thú thật sự cho học sinh, hạn chế sự
tìm tịi, tự nguyện của học sinh đến với phân môn Làm văn.
Xét về bản thân phân môn Làm văn là môn học vốn kết tinh đầy đủ ngun lí
kết hợp Học với Hành, là mơn học bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của học sinh, là
mơn học xứng đáng được coi là có truyền thống lâu đời nhất trong lịch sử giáo dục
nước nhà, lẽ ra phải tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhất, tạo được nhiều hứng thú
cho học sinh nhất thì kết quả ngược lại.
Trong thực tế dạy phân môn Làm văn : người dạy hướng học sinh sử dụng thành

thạo kiểu làm văn trong nhà trường phổ thơng đó là làm văn Nghị luận (Nghị luận
xã hội và Nghị luận văn học). Nhưng đó là một thách thức khơng nhỏ, xuất phát từ
thực tiễn giảng dạy, người dạy lại đặt ra rất nhiều câu hỏi mà không dễ trả lời :
-

Tại sao kết quả học làm văn nghị luận của học sinh cứ nghèo nàn và bấp

bênh so với những môn học khác ?
-

Tại sao trong thực tiễn làm bài Làm văn nghị luận học sinh khơng giải

quyết được những khó khăn gặp phải ?

3

skkn


PHẦN II:NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên triển khai
linh hoạt các bước lên lớp và sáng tạo ra các tình huống dạy học, xây dựng phương
pháp dạy học phù hợp với đối tượng, để đạt hiệu quả cao nhất là học sinh nắm
vững kiến thức và rèn luyện tốt kĩ năng thực hành.
Để xây dựng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, linh hoạt và sáng tạo

đạt hiệu quả cao cần xác định kĩ ba vấn đề.
Vấn đề thứ nhất : Đối tượng học sinh của tôi đang nghiên cứu là bổ túc Trung
học phổ thơng, có những đặc điểm riêng như :

4

skkn


 Nhiều độ tuổi khác nhau, đối tượng học sinh phân luồng sau Trung học
phổ thông.
 Nghỉ học lâu năm, lâu ngày, kiến thức không liên tục, chắp nối.
 Học sinh đa số học lực yếu, kém.
Vấnđề thứ hai : Phân mơn Làm văn có đặc thù riêng : là mơn học vốn kết tinh
đầy đủ ngun lí kết hợp Học với Hành, nghĩa là vừa có tính lý thuyết vừa rèn
luyện kĩ năng thực hành cao, đòi hỏi học sinh phải biết tích hợp kiến thức nhiều
mơn học khác nhau như Văn học, Tiếng việt, . . . . nhiều kênh thông tin khác nhau
để vận dụng trong kĩ năng thực hành làm văn, viết (nói) bài làm văn nghị luận. Vì
vậy, từ mức độ ấy địi hỏi tâm lí tiếp nhận của người học rất quan trọng.
Vấn đề thứ ba : Trong thực tiễn sống, con người thường thấy hiện ra trước mắt
mình những câu hỏi, những băn khoăn mà mình vẫn muốn, vẫn chờ mong được
giải đáp, nhưng lại khó giải đáp, và do đó mà thường khi vẫn được giải đáp theo
nhiều cách khác nhau. Đó chính là vấn đề. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
nhằm trả lời câu hỏi ấy và rèn luyện cho học sinh ý thức quan tâm, có thái độ và
nhận thức đúng đắn trước hiện tượng đời sống đang xảy ra. Đề tài nghị luận là các
hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ, nghiền ngẫm trong cuộc sống thường
ngày, đặc biệt là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến thanh niên học sinh, các
hiện tượng này thường có ý nghĩa xã hội tích cực và có hiện tượng tiêu cực.
II.


CƠ SỞ THỰC TIỄN

Căn cứ vào các vấn đề trên, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ đối tượng học
sinh, tạo tâm lí hứng thú cho học sinh tiếp nhận phân mơn làm văn nói chung và
kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng một cách tự nguyện. Để
làm được điều đó, địi hỏi giáo viên linh hoạt, sáng tạo tình huống dạy học bằng:
- Hình ảnh, tư liệu về những con người giàu nghị lực trong cuộc sống.
- Tấm gương những con người giàu lịng nhân ái.
- Hình ảnh, tư liệu về những hiện tượng đời sống mà xã hội đang quan tâm.

5

skkn


Trong quá trình sáng tạo tình huống dạy học, giáo viên khơng q lạm dụng, sa
đà vào những hình ảnh hoặc những câu chuyện kể mà phải biết lựa chọn vài hình
ảnh tiêu biểu, một hoặc hai câu chuyện điển hình, gây tác động trực tiếp đến tâm lí
của học sinh, nhằm tạo sự hứng thú, rung động trong tâm lí tiếp nhận của học sinh.
Đáp ứng những yêu cầu trên, tôi đã thực nghiệm trên lớp bằng các phương thức,
cách thức tiếp cận làm sao cho việc giảng dạy làm văn nhẹ nhàng hơn, học sinh tiếp
nhận hứng thú hơn, đạt hiệu quả cao nhất.
Chương 2: Thực trạng vấn đề
Để thực hiện phương pháp : Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy
kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả. Giáo viên cần chuẩn
bị cách tiếp cận về chương trình dạy học làm văn theo nguyên tắc tích hợp đồng
tâm và cách tiếp cận nghiên cứu, xử lí tài liệu:
I.

Cách tiếp cận chương trình dạy học Làm văn theo ngun tắc tích

hợp đồng tâm :

Chương trình Làm văn từ Trung học cơ sở (THCS) đến Trung học phổ thơng
(THPT) có liên quan rất chặt chẽ với nhau, vì chúng xây dựng theo nguyên tắc tích
hợp đồng tâm nâng cao. Các tri thức và kĩ năng các lớp dưới là cơ sở cho việc tiếp
tục mở rộng, nâng cao ở các lớp trên. Chính vì thế, Giáo viên cần có cái nhìn khái
qt nội dung văn nghị luận đã học từ các lớp THCS đến THPT.
Văn nghị luận được học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS
(bắt đầu từ lớp 7 cho đến lớp 9).
 Lớp 7 : Nội dung chủ yếu là giúp học sinh tìm hiểu chung về văn nghị luận :
Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận; Thế nào là văn bản nghị luận; Đặc điểm
của văn bản nghị luận; Bố cục và phương pháp lập luận trong bài nghị luận. Sau đó
đi vào tìm hiểu và luyện tập hai thao tác chính là chứng minh và giải thích.
 Lớp 8 : Văn nghị luận tiếp tục được học với việc nhắc lại vấn đề luận điểm
trong bài nghị luận, kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm. Sau đó học thêm một
6

skkn


số vấn đề mới về văn nghị luận như : Tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự
sự trong văn nghị luận.
 Lớp 9 : Văn nghị luận tiếp tục được học thêm các nội dung mới như : Các
phép lập luận diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp; Nghị luận xã hội và nghị
luận văn học (chủ yếu là loại văn bình luận, địi hỏi vận dụng tổng hợp các thao tác
nghị luận).
Văn nghị luận được học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT
(từ lớp 10 cho đến lớp 12).
 Lớp 10 : Ôn lại các kiểu văn bản đã học ở THCS và học thêm một số nội
dung mới. Các kiểu văn bản ôn luyện bao gồm bốn kiểu văn bản: tự sự, miêu tả,

biểu cảm, thuyết minh. Các nội dung mới bao gồm hình thành và rèn luyện năng
lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng quan sát, thể nghiệm đời sống; biết suy nghĩ,
phát hiện vấn đề từ đời sống; biết đọc và tích luỹ kiến thức, . . . .

 Lớp 11 : Tập trung ôn lại và mở rộng, nâng cao các tri thức và kĩ năng về
kiểu văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học, mà trọng tâm là giới thiệu và
luyện tập bốn thao tác lập luận chưa được học ở các lớp dưới: phân tích, so sánh,
bác bỏ, bình luận.
 Lớp 12 : Tiếp tục hoàn thiện về văn nghị luận mà trọng tâm là các dạng bài
nghị luận, luyện tập kết hợp các thao tác và hoàn chỉnh kĩ năng viết bài (bố cục, mở
bài, kết luận, diễn đạt và hoàn chỉnh bài văn . . .).
Tính tích hợp đồng tâm nâng cao theo chiều dọc của chương trình phân mơn
Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn từ THCS đến THPT giúp cho giáo viên có
cái nhìn tồn diện về chương trình Làm văn để nhận thấy: Kiến thức làm văn
THPT chủ yếu viết dưới dạng tổng kết lại một số kiến thức và kĩ năng làm văn đã
học ở các lớp dưới ở mức độ nâng cao. Vì thế, khi dạy giáo viên cần tận dụng và
phát huy tối đa những hiểu biết của học sinh về vấn đề đã học để tìm hiểu bài.
Ví dụ:

7

skkn


Khi thiết kế bài dạy Nghị luận về một hiện tượng đời sống, GV cần lưu ý tính
tích hợp như:
Lớp 11 HS đã học kĩ năng Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận hoặc lớp
11 HS đã học và rèn luyện kĩ năng thực hành về các thao tác lập luận như: So sánh,
Phân tích, Chứng minh, Bình luận, Bác bỏ . . . . Vì vậy trong q trình dạy học GV
u cầu HS ơn lại kiến thức để vận dụng vào kiểu bài làm văn nghị luận về một

hiện tượng đời sống mà không cần dạy lại kiến thức đã học.
II.

Cách tiếp cận tài liệu và xử lí tài liệu từ các kênh thơng tin khác nhau :

Để học sinh hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu đồng tình trước những hiện tượng đời
sống có ý nghĩa xã hội, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chủ yếu được ra theo
hướng mở, có nghĩa là chỉ nêu đề tài và yêu cầu học sinh trình bày những suy nghĩ
và ý kiến riêng chứ khơng dừng lại ở mức độ giải thích, chứng minh xuôi chiều
một hiện tượng.
Thứ hai: Đề tài nghị luận về một hiện tượng đời sống rất rộng, bao gồm những
hiện tượng đời sống có ý nghĩa tích cực và hiện tượng tiêu cực. Vì thế, giáo viên
cần chuẩn bị tài liệu về hiện tượng đời sống có ý nghĩa tích cực và hiện tượng tiêu
cực, để làm mẫu thị phạm hoặc tư liệu dẫn chứng, tạo nên tính thuyết phục cao,
hứng thú cho học sinh đồng thời để cung cấp tài liệu cho học sinh.
Từ hai vấn đề ấy, địi hỏi giáo viên phải có cách tiếp cận tài liệu từ các kênh
thông tin khác nhau như : Sách, báo chí, internet, truyền hình, đài phát thanh, . . .
và xử lí tài liệu ấy sao cho trung thực, sống động, gần gũi, mẫu mực để đưa vào bài
dạy đạt hiệu quả cao.
Sau khi giáo viên tiếp cận chương trình dạy học làm văn theo hướng tích hợp
đồng tâm và tiếp cận nghiên cứu, xử lí tài liệu xong, tiến hành thiết kế bài dạy (giáo
án).

8

skkn


Chương 3: Những giải pháp

Thiết kế bài dạy.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời
sống.
2. Về kĩ năng
- Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.
3. Về tư tưởng, thái độ
9

skkn


- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện
tượng đời sống hàng ngày.
B. Nội dung, phương pháp, phương tiện
Nội dung
-Khái niệm.

Phương pháp
-Vấn đáp, đàm thoại.

Phương tiện
-Chiếu slide câu chuyện

+Nhận thức đúng đắn -Phát hiện và giải quyết về tấm gương giàu lòng
về những hiện tượng vấn đề.

nhân ái của chị Trần


đời sống.

Mai Anh.

-Lí thuyết tình huống

-Bảng viết.
-Chiếu slide hình ảnh về
hiện tượng ơ nhiễm môi
trường hiện nay.
-Cách làm bài văn nghị -Thảo luận

-Bảng viết.

luận về một hiện tượng -Vấn đáp, đàm thoại.

-Chiếu slide gợi mở,

đời sống.

-Phát hiện và giải quyết nêu vấn đề

+ Tìm hiểu đề.

vấn đề.

+ Lập dàn ý

-Thuyết trình.

-Lí thuyết tình huống

-Luyện tập: Rèn luyện -Thuyết trình.

-Bảng viết.

kĩ năng làm văn nghị -Thảo luận nhóm nhỏ

-Chiếu slide mơ tả từng

luận về một hiện tượng -Thực hành tình huống

hiện tượng đời sống

đời sống.

-Phát hiện và giải quyết
vấn đề.

10

skkn


C.Tiến trình bài dạy
1. Nội dung 1: . Khái niệm về hiện tượng đời sống.
Hoạt động 1 :
- Giáo viên (GV) giới thiệu: Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều những hiện
tượng đời sống xảy ra; có hiện tượng mang ý nghĩa tích cực; có hiện tượng mang ý
nghĩa tiêu cực. . . . Tất cả những điều đó làm chúng ta suy nghĩ, bày tỏ ý kiến, quan

điểm của mình.
- GV chiếu slide sau: Tấm gương giàu lịng nhân ái của chị Trần Mai Anh.
(theo lời kể của chị Trần Mai Anh)
"Tháng 7.2006, em đọc báo, rất
xúc động về trường hợp của cháu Hồ
Thiện Nhân mới sinh được 72 giờ
tuổi, bỏ rơi trong một khu vườn bị
súc vật cắn xé mất một chân phải và
bộ phận sinh dục, được bệnh viện Đa
khoa Quảng Nam cứu sống.
Cháu Hồ Thiện Nhân khi còn ở

Cuối năm 2007, em cùng một
số bạn lên nhà Nhân thăm cháu. Khi

nhà bà ngoại (Núi Thành, Quảng Nam).

gặp cháu, chúng em không cầm được nước mắt. Một cháu bé thông minh, nhạy
cảm và phải chịu thiệt thịi như vậy nhưng khơng được chăm sóc y tế, chăm sóc
nhiều mặt như những đứa trẻ khác. Tương lai của cháu đã khác biệt, sẽ cần khác
biệt hơn so với các cháu bé đồng lứa nếu cháu sinh sống trong mơi trường hiện tại.
Lúc đó, em khát khao được làm mẹ để chăm sóc cho cháu.
Tình thương lớn hơn những khó khăn mà em đã lường trước sẽ diễn ra sau này,
nên em đã quyết định sẽ xin cháu về làm con của mình. Và rồi sự thơi thúc phải
chăm sóc, chạy chữa cho cháu càng nhanh càng tốt giúp em quyết định rất nhanh.
11

skkn



Sau nhiều ngày phải hoàn thành các thủ tục pháp lý, chúng em về nhà bà ngoại của
Nhân để đón cháu".(Báo Lao động; tháng 4 năm 2008)
- GV nêu câu hỏi: Hiện tượng đời sống trên có ý nghĩa xã hội tích cực hay tiêu
cực ? Các em có đồng tình với quyết định của chị Trần Mai Anh nhận cháu Hồ
Thiện Nhân về làm con ni khơng ? vì sao ?
- Học sinh (HS): trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
- Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên chốt ý, ghi bảng.
Hiện tượng có ý nghĩa xã hội tích cực và đồng tình với quyết định của chị Trần
Mai Anh. Vì quyết định ấy thể hiện con người giàu lòng nhân ái; biết đồng cảm
chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.

Hoạt động 2:
- GV trình chiếu slide hình ảnh sau và nêu câu hỏi.

12

skkn


13

skkn


- GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên nói lên hiện tượng gì đang diễn ra trong
đời sống hiện nay ? suy nghĩ của em về hiện tượng ấy như thế nào ?
- HS dựa vào những hình ảnh và trình bày suy nghĩ của mình.
Hình ảnh trên nói lên hiện tượng nhức nhối hiện nay đó là: ơ nhiễm môi trường,
đây là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
con người.

- GV dẫn dắt: Từ hai hiện tượng trên chúng ta đi đến khái niệm về hiện tượng
đời sống.
Hiện tượng đời sống là những hiện tượng xảy ra trong đời sống chúng ta được
nhiều người quan tâm; có hiện tượng mang ý nghĩa xã hội tích cực, có hiện tượng
tiêu cực.
- GV chuyển dẫn: Để hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu đúng bản chất của từng hiện tượng
đời sống, chúng ta phải đi sâu tìm tịi, giải thích.
2.Nội dung 2: Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
14

skkn


a) Tìm hiểu đề :
Hoạt động 1 :
- GV dẫn dắt giúp HS nhớ lại kiến thức về kĩ năng phân tích đề: Ở chương trình
Làm văn 11 các em đã học về kĩ năng phân tích đề bài văn nghị luận. Vậy các em
hãy nhắc lại các bước phân tích đề ? HS nhớ kiến thức cũ và trả lời:
 Phân tích đề là đọc kĩ đề nhằm xác định:
 Nội dung nghị luận: tìm luận đề.
 Giới hạn dẩn chứng: trong văn học hay ngoài cuộc sống xã hội.
 Kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, giải thích, bình
luận, . . . .
- GV chiếu slide và nêu vấn đề: Các em hãy quan sát những đề bài sau đây và
trả lời câu hỏi.
Đề bài 1: Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, trang 66. Chia chiếc bánh của
mình cho ai ?
Đề bài 2: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hành động dũng cảm Quên mình cứu
bạn sau:
Vào khoảng 15 giờ ngày 29-5-2009, em Vũ Văn Ðức cùng bốn  bạn  là  Vũ 

Hồng  Bản,  Ðỗ  Ngọc Thành, Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Công Minh đều là
học sinh lớp 6A rủ nhau đi tắm biển tại khu vực Cái Xà Cong thuộc phường Hà
Phong (TP Hạ Long). Ðến khoảng 16 giờ, Ðức và một số bạn đang lên bờ thì nghe
thấy Ðỗ Ngọc Thành kêu cứu, chới với giữa dịng nước xốy, khơng chút đắn đo
Vũ Văn Ðức lao ra cứu bạn. Ðến khi dìu được bạn vào bờ thì Ðức đã kiệt sức và bị
chết đuối.
Trung ương Ðoàn truy tặng danh hiệu: "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Vũ Văn
Ðức, vì hành động dũng cảm quên mình cứu bạn.
(Báo Lao động.com.vn; ngày 3-6-2009)
Đề bài 3: Ngày 29/10/2008, sau hơn một tháng nhập học vào trường ngày
17/09/2008, trên đường đi học về Nguyễn Hữu Dũng đã nhặt được một chiếc cặp.
15

skkn


Trong cặp đựng rất nhiều tài liệu và một khoản tiền tương đương 10 triệu đồng Việt
Nam. Thiết nghĩ, với số tiền 10 triệu đồng đó Dũng có thể giữ lại để trang trải chi
phí được ít nhất 6 tháng học tại Đài Loan thậm chí nếu biết tiết kiệm thì có thể đủ
chi tiêu cho cả một năm học. Nhưng không, Dũng đã không làm như vậy mà quyết
định mang nộp cho Ban Giám hiệu nhà trường. Chiếc cặp được mở ra với sự chứng
kiến của các thầy cô giáo Ban Giám hiệu nhà trường. Lúc đó một giáo sư lên tiếng:
“Đúng là chiếc cặp của tôi rồi. Tôi vô cùng xúc động và xin cảm ơn em Dũng - một
sinh viên đến từ Việt Nam – đã xứng đáng với danh hiệu tấm gương người tốt việc
tốt: nhặt được của rơi, trả người đánh mất.”
(Báo Nhân dân.com.vn; ngày 29-10-2008)
Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng trên.
- GV gợi mở và nêu vấn đề : Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến về hiện tượng gì ? em
hãy trình bày hiện tượng đó ?
- HS phát hiện và lí giải :

Đề bài 1: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì
tình thương "dành hết chiếc bánh thời gian của mình" chăm sóc cho những người
bệnh ưng thư giai đoạn cuối.
Đề bài 2: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: Hành động dũng cảm "quên mình cứu
bạn" khỏi dịng nước xốy của em Vũ Văn Đức.
Đề bài 3: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: tấm gương người tốt, việc tốt của anh
sinh viên Nguyễn Hữu Dũng "Nhặt của rơi, trả người đánh mất".
Hoạt động 2:
- GV gợi cho HS phát hiện và xây dựng luận điểm, tư liệu dẫn chứng, thao tác
lập luận của đề bài: Sau khi các em xác định xong yêu cầu của đề bài, cần xây dựng
luận điểm (ý chính), xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận của bài nghị luận.
GV tiến hành Thị phạm (làm mẫu) một đề bài để học sinh quan sát và tiến hành làm
theo.
+ GV làm mẫu đề bài 1: Chiếu slide bài làm mẫu.
16

skkn


Luận điểm
- Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị
tha, giàu đức hi sinh của thanh niên.
- Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần
có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
- Bên cạnh đó, cịn một số người có lối sống ích kỉ, vơ tâm, đáng phê phán,
“lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”.
- Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc
đời ngày một đẹp hơn.

Dẫn chứng

- Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn
Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hồn cảnh neo
đơn, tham gia phong trào tình nguyện…
- Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi
điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe…
Thao tác lập luận
- Phân tích, Chứng minh, Bình luận, Bác bỏ.
Hoạt động 3: - GV gợi mở và nêu vấn đề : cách làm bài văn nghị luận về một
hiện tượng đời sống, khơng chỉ có lập luận mà phải biết kết hợp vận dụng nhiều
thao tác lập luận với nhau. Vậy các em hãy nhắc lại ở lớp 11 đã học các thao tác lập
luận nào ? GV gọi một vài HS trình bày khái niệm về các thao tác lập luận (mục
đích làm cho HS nhớ lại kiến thức đã học và biết vận dụng làm bài nghị luận).
Thao tác lập luận

Nội dung
Phân tích là chia nhỏ đồi tượng thành các yếu tố bộ
phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ

Phân tích

bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái
17

skkn


quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.
So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy
So sánh


được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện
tượng đó.
Đánh giá, xác định vấn đề: đúng – sai; hay - dở và

Bình luận

bàn bạc mở rộng vấn đề một cách sâu sắc, có sức
thuyết phục cao.
Dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ

Bác bỏ

những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một
quan điểm, ý kiến nào đó.

- GV tiến hành chia nhóm thảo luận (mỗi nhóm 4HS), thời gian 5 phút, tiến
hành xây dựng luận điểm (ý chính), xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận
của đề bài 2, 3. Lần lượt cho mỗi nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV
định hướng và chốt lại nội dung. Trong quá trình HS thảo luận GV kiểm tra định
hướng, chú ý những nhóm có HS yếu, kém.
b) Lập dàn ý.
Hoạt động 1 :
- GV dẫn dắt và nêu vấn đề : Ở chương trình Làm văn 11 các em đã học về kĩ
năng lập dàn ý bài văn nghị luận. Vậy các em hãy nhắc lại các bước lập dàn ý ? HS
nhớ kiến thức cũ và trả lời:
 Lập dàn ý: Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự
logic gồm 3 phần:
 Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
 Thân bài: Triển khai luận đề thành những luận điểm.
 Kết bài: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài

học.

18

skkn


- GV gợi mở: Tại sao chúng ta phải lập dàn ý bài làm ? Tác dụng của lập dàn ý
là gì ? HS trả lời.
Lập dàn ý giúp ta định hướng đúng bài làm, không lạc đề, đi ra khỏi phạm vi
giới hạn của đề và trách trường hợp lặp ý, thiếu ý.
+ GV tiến hành làm mẫu đề bài 1: Chiếu slide bài làm mẫu.
Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân
- Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai?”

Thân bài
- Tóm tắt hiện tượng: Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho
những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất
lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay:
+ Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền
thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha
ông xưa.
+ Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con
người của thanh niên ngày nay.
+ Một số tấm gương tương tự.
- Bình luận:
+ Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với
việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lịng nhân đạo, bao dung.

Khơng chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm khơng hợp lí mà đánh giá
sai toàn bộ thanh niên.
19

skkn


+ Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào
những việc vơ bổ, khơng làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người
cần được quan tâm, chia sẻ.
+ Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để
thời gian của mình khơng trơi đi vơ ích.
Kết bài
- Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng.
Hoạt động 2 :
- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ sách giáo khoa và tiến hành chia nhóm thảo
luận (mỗi nhóm 4HS), thời gian 10 phút, tiến hành lập dàn ý đề bài 2, 3. GV kiểm
tra, quan sát định hướng. Sau đó, cho các nhóm trình bày và nhận xét. GV chốt ý,
ghi bảng.
3. Nội dung 3 : Luyện tập.
Hoạt động 1 :
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1 sách giáo khoa, trang 67, 68 theo định
hướng.
a. Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng:
- Sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng ấy diễn ra vào
những năm đầu thế kỉ XX. Với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy
vẫn còn.
- Nêu và phê phán hiện tượng: thanh niên, học sinh Việt Nam du học lãng phí
thời gian vào những việc vơ bổ
- Chỉ ra nguyên nhân: Họ chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, ngại khó,

ngại khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì tiền bạc, vì lợi ích nhỏ hẹp
- Bàn bạc: Nêu một vài tấm gương thanh niên, sinh viên chăm học đạt địa vị
cao, khi trở về thì phục vụ cho nước nhà (giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm
việc ở các ngành kinh tế, khoa học, kĩ thuật)
b. Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận:
20

skkn



×