Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số giải pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5a, 5b trường tiểu học vân am 1, huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa trong hai năm học 2020 2021 và 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.92 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung sáng kiến

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm


3

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

Giải pháp 1: Khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng, từ có phụ âm
đầu, nguyên âm đôi hay nhầm lẫn như: th/s;ong/ông; thanh ngã/thanh
hỏi/ thanh sắc

7

Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

8

Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm

9

Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi trong hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm

12

Giải pháp 5: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh thông qua các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp


13

Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn học sinh luyện
đọc diễn cảm trong thời gian ứng phó với dịch bệnh Covid-19

15

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

17

3. kết luận, kiến nghị

18

1. Kết luận :

18

2. Kiến nghị :

19

skkn


2

1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Mơn
học này góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức“sơ
giản” về Tiếng Việt, tự nhiên, xã hội, con người, về văn hoá, văn học của Việt
Nam.
Bộ môn này tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh
thông qua các phân mơn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu,
Tập làm văn. Trong đó, phân mơn Tập đọc là một trong những phân mơn có vị trí
quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Thể hiện tính tích hợp
cao trong việc rèn các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh tiểu học. Môn
học này là kho tàng kiến thức và là tiền đề để học sinh có thể tiếp tục học các môn
học khác.Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết khi tiến
hành dạy phân mơn Tập đọc bởi vì:
- Dạy Tập đọc là bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tập đọc là môn học có tính chất cơng cụ nó có vị trí quan trọng trong giai
đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Trong đó, kỹ năng đọc thực sự cần thiết đối với mọi
người, không chỉ riêng đối với học sinh Tiểu học nói riêng, đối với tất cả các cấp
học khác nói chung.
- Sản phẩm của Tập đọc là cơng cụ ngôn ngữ giao tiếp (Học sinh dùng ngôn
ngữ để học, nói, viết trong hoạt động học tập và giao tiếp với mọi người xung
quanh). Muốn có được sản phẩm trên chúng ta cần phải xác định rõ việc rèn kỹ
năng đọc là hết sức cần thiết bởi vì: “Đọc thơng thì mới viết thạo mà muốn viết
thạo thì phải đọc thông”. Nếu học sinh đọc sai, phát âm sai, sẽ làm sai lệch nội
dung của văn bản. Ngược lại, nếu các em đọc đúng, đọc hay các em sẽ cảm thụ
được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ.
Trong hơn hai năm vừa qua, dịch bệnh Covid-19 lan rộng, ảnh hưởng khơng
nhỏ đến việc dạy học nói chung, chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói riêng,
chương trình dạy học phải rút gọn cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Thời gian

nghỉ do dịch bùng phát giáo viên phải dạy onlie, kiểm tra phần đọc của học sinh
qua zalo (bằng cách quay video), qua zoom do đó mà chất lượng đọc diễn cảm ít
nhiều cũng bị hạn chế.
Xuất phát từ những thực tế chất lượng đọc của học sinh Tiểu học nói chung
và của học sinh lớp hai lớp 5 do tôi chủ nhiệm trong hai năm học vừa qua, tôi chọn
đề tài: “Một số giải pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5A, 5B trường Tiểu
học Vân Am 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa trong hai năm học 2020 - 2021
và 2021 - 2022.”
1.2. Mục đích nghiên cứu

skkn


3

- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5.
- Nghiên cứu thực trạng vấn đề rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
- Đề xuất một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Vân Am 1 - Ngọc Lặc - Thanh Hóa năm
học 2020 - 2021.
- Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Vân Am 1 - Ngọc Lặc - Thanh Hóa năm
học 2021 - 2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận của việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
2.1.1. Mục tiêu, nội dung phân môn Tập đọc lớp 5

* Mục tiêu:
- Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xi, kịch), hành
chính, khoa học, báo chí,... có độ dài khoảng 250 - 300 chữ với tốc độ 100 - 120
tiếng/ phút.
- Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120 - 140
tiếng/ phút). Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn. Đọc các văn
bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí. Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông
tin. Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, màn kịch ngắn.
- Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ ; một số chi tiết có giá trị nghệ thuật.
Nhận xét về nhân vật, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ và tình cảm, thái độ của tác
giả. Đọc thuộc một số đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
- Tra từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp để tìm và ghi chép thơng tin.
Hiểu các kí hiệu, số liệu trên sơ đồ, biểu đồ,..
* Nội dung
Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh thông qua 63 bài tập đọc thuộc các loại
hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xi, 17 bài thơ
(có 2 bài thơ ngắn được dạy trong một tiết). Phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng
cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, phát triển từ lớp dưới, đồng thời luyện kĩ
năng đọc diễn cảm, thái độ qua giọng đọc phối hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc,
tính cách nhân vật trong bài).
Chúng ta cần trả lời được các câu hỏi: Sau giờ học HS sẽ đạt được những
gì ? Cụ thể:

skkn


4

- HS cần đọc trong thời gian bao lâu ? (Để xác định tốc độ đọc, luyện kĩ
năng đọc đúng tốc độ)

- Những từ ngữ, những câu nào HS cần luyện đọc thành tiếng (đọc đúng và
đọc diễn cảm), chúng cần được đọc lên như thế nào và vì sao lại phải đọc những
câu đó.
- Tồn bài cần đọc với giọng điệu chung như thế nào? Tốc độ, cường độ, cao
độ, giọng đọc từng từ, từng câu ra sao?
- Những từ ngữ, câu nào cần giải nghĩa? Những tình tiết nào cần tìm hiểu?
- Nội dung chính của bài tập đọc là gì? Liên hệ thực tế như thế nào để giáo
dục học sinh?
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm và trình độ đọc của học sinh
- Về đọc thành tiếng: chúng ta phải biết rõ HS của mình có hứng thú với
những bài tập đọc nào, phát âm có những gì sai chuẩn, khó phát âm những từ ngữ
nào trong bài, khó đọc đúng, đọc hay những câu nào, quen và chưa quen đọc
những loại văn bản nào,… GV cần biết rõ giọng đọc của em nào có lợi thế để đọc
hay bài tập đọc này,…
- Về đọc hiểu: chúng ta cần nắm được HS của mình chưa hiểu, khó hiểu
những từ ngữ nào, nội dung nào trong bài,… GV cũng cần biết rõ những câu hỏi
nào sẽ được em nào thích thú và dễ dàng trả lời được, với những em nào yêu cầu
như thế là quá khó,… Điều này giúp GV dạy học phân hóa.
2.2. Thực trạng của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5B, 5A của
trường Tiểu học Vân Am 1 trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022
a. Thuận lợi
- Về giáo viên: Trường tiểu học Vân Am 1, trong những năm học vừa qua,
đã chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó
có phân mơn Tập đọc. Hằng năm đều tổ chức dạy đối chứng chuyên đề, thăm lớp
dự giờ đồng nghiệp để giáo viên nâng cao tay nghề. Đặc biệt trong nhiều năm qua,
được ban giám hiệu nhà trường phân cơng giảng dạy lớp 5, tơi đã tìm hiểu chun
sâu về mơn phân mơn Tập đọc, trong q trình giảng dạy và được phân công dạy
chuyên đề đối chứng về phân mơn Tập đọc, tơi ln tự học để tích luỹ kinh
nghiệm, thường xuyên để phát âm chuẩn tiếng phổ thông, đọc diễn cảm từng bài
văn bài thơ trước khi lên lớp.

- Về học sinh: Đa số các em ngoan, chăm học. Trong cuộc họp phụ huynh
đầu năm tôi đã thống nhất với phụ huynh học sinh về việc chuẩn bị các điều kiện
cho con em mình học tập tốt nên lớp tơi 100% học sinh có đủ sách giáo khoa phục
vụ các mơn học. Trong lớp có khoảng 4 - 5 em tiếp thu bài nhanh và đọc rất chuẩn
tiếng phổ thông, diễn cảm rất tốt ở môn phân mơn Tập đọc. Vì vậy khi tổ chức thi
đọc diễn cảm các bài tập đọc, học thuộc lòng các em rất u thích và tích cực tham
gia.
b. Khó khăn

skkn


5

* Về giáo viên
- Một số giáo viên đọc mẫu chuẩn tiếng phổ thông, chưa thật sự diễn cảm
để gây hứng thú cho học sinh trong giờ tập đọc.
- Một số giáo viên chưa thường xuyên chú trọng việc rèn đọc chuẩn tiếng
phổ thông và đọc diễn cảm cho học sinh mà giáo viên chỉ tập trung rèn cách đọc
đúng, đọc to, đọc trơn.
- Việc nhận xét đánh giá cách đọc của học sinh chưa cụ thể còn đánh giá
chung chung, chưa động viên khuyến khích kịp thời đối với những học sinh có tiến
bộ về đọc hay, diễn cảm, chủ yếu là các giờ dạy thao giảng.
* Về học sinh
- 100% các em là đồng bào dân tộc Mường nên ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ đã ăn
sâu vào tâm trí của các em.
- Một số lỗi sai điển hình học sinh hay mắc phải khi luyện đọc:
+ Học sinh đọc hay sai các tiếng có phụ âm đầu th/s; (thưa thầy/ sưa sầy; con
thỏ/con sỏ)
+ Học sinh đọc hay sai các tiếng có ngun âm đơi au, oc, vần ong/ ơng

(trơng mong/ trơng mơng; phía sau/phía sâu; học sinh/hộc sinh)
+ Học sinh đọc hay sai các tiếng có thanh sắc/thanh ngã (xã hội/ xả hội; chủ
nghĩa/chủ nghía)
* Về phụ huynh
Do đặc thù địa phương, một số phụ huynh đi làm ăn xa, chưa có nhiều thời
gian gần gũi chăm sóc con cái nên việc nhắc nhở, kiểm tra đơn đốc học tập cũng
như rèn đọc bài ở nhà. Hầu như phó mặc cho ơng bà và giáo viên chủ nhiệm.
c. Nguyên nhân của những tồn tại trên
- Về giáo viên:
+ Đa số giáo viên là người bản địa lại chưa chịu khó rèn đọc chuẩn tiếng phổ
thơng, chưa đề cao việc nói, đọc tiếng chuẩn phổ thơng trong giờ lên lớp, chưa có
sự trăn trở, chưa phát huy ý thức tự học, tự bồi dưỡng, chưa thật sự yêu thương.
chăm sóc học sinh.
+ Khả năng tiếp cận phương pháp mới còn hạn chế nên chất lượng giờ dạy
chưa cao.
+ Một số giáo viên chưa thực sự chú tâm để tìm ra cách đọc mẫu cho mình,
cịn lúng túng khi xác định giọng đọc của bài, các lần đọc mẫu của giáo viên chưa
giống nhau làm cho học sinh không biết mình sẽ bắt chước theo kiểu đọc nào.
+ Nhiều giáo viên phải nghỉ điều trị F0 dài ngày nên chỉ hướng dẫn học sinh
đọc được qua việc quay lại video gửi lên zalo, hoặc hướng dẫn qua zoom nên ít
nhiều không đạt hiệu quả cao bằng dạy trực tiếp.

skkn


6

- Về học sinh: Kĩ năng đọc của học sinh khơng đồng đều. Một số học sinh
chưa có ý thức rèn đọc, các em cứ đọc tự do, em thì đọc nhanh quá, em thì đọc
chậm, ngắc ngứ, phát âm chưa chuẩn xác. Các em nói tiếng địa phương (tiếng mẹ

đẻ) là chủ yếu. Hằng ngày tiếp xúc với các bạn, bố mẹ người thân đều là những
người nói tiếng địa phương (dân tộc thiểu số). Ở trên lớp khi học nhóm các em
cũng nói tiếng mẹ đẻ nên ảnh hưởng đến việc đọc của học sinh, các em thường là
phát âm thế nào th́ ì đọc thế ấy nên chất lượng đọc đúng, chuẩn phổ thơng, đọc diễn
cảm cịn thấp.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, năm học này, lớp có 38/43 em là F0 nên việc
học tập bị gián đoạn dẫn đến việc đọc nói chung và luyện đọc diễn cảm nói riêng.
c. Kết quả của thực trạng trên
Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn tập đọc lớp 5 (tháng 9/2020 và 9/2021)

Thời
điểm
khảo sát

Tháng
9/2020
Tháng
9/2021

Khối
lớp

Tổng
số
HS

Số em đọc
Số em đọc còn
chưa đạt
mắc một số lỗi

yêu
âm đầu, vần,
cầu( đọc sai
… và chưa
nhiều, chưa
diễn cảm
diễn cảm)

Số em đọc
đúng, diễn
cảm tốt

Số em đọc
đúng
nhưng
chưa diễn
cảm

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

5B

41

2

4,9

8

19,5

17

44,5

14

31,1

5A

43

3


7,0

10

23,3

16

37,2

14

32,5

Qua bảng số liệu trên, ta thấy chất lượng đọc của học sinh hai lớp 5B, 5A
đầu năm học còn rất thấp, tỉ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu còn cao, số học sinh
đọc đúng, diễn cảm tốt còn thấp.
2.3. Các giải pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5B, 5A của trường
Tiểu học Vân Am 1 trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022
2.3.1. Khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng, từ có phụ âm đầu,
ngun âm đơi hay nhầm lẫn như: th/s;ong/ông; thanh ngã/thanh hỏi/ thanh
sắc
Muốn đọc diễn cảm được, trước hết phải luyện đọc đúng. Những lỗi đọc sai
về âm vần này thường là những phương ngữ địa phương đối với học sinh cho nên
trong bước rèn đọc đúng cho học sinh, tơi cho các em đọc thầm tồn bài để tự phát
hiện ra những tiếng, từ mà học sinh cảm thấy khó có trong bài. Trong thực tế,
nhiều khi giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà máy móc yêu cầu học
sinh phải chỉ ra những từ khó giống như trong sách nêu ra là khơng nên bởi những
từ đó với học sinh có thể chưa phải là từ ngữ hay đọc sai. Tuy nhiên từ, tiếng khó
đọc được các em phát hiện ra có thể là rất nhiều. Do vậy, tôi đã kết hợp với việc

quan sát theo dõi của mình trong tất cả các giờ học để thấy học sinh lớp mình mà
các nhóm đối tượng hay nhầm lẫn ở những cặp phụ âm nào, vần nào để tập trung
rèn cho các em những tiếng khó, từ khó ở các loại đó.

skkn


7

Tôi thấy đây không chỉ là những lỗi của các em học sinh khi đọc, khi nói mà
cả nhân dân địa phương nơi đây cũng hay nhầm lẫn như vậy. Do vậy, trong một
giờ học, một tuần học, thậm chí cả một tháng cũng không thể sửa ngay cho các em
tất cả các loại lỗi. Những lỗi mà tỷ lệ học sinh mắc ít hơn và cũng dễ sửa hơn tơi
đặt ra cho mình kế hoạch sẽ tiến hành rèn cho các em liên tục trong 2 tuần đầu (Đó
là những cặp phụ âm th/s). Cịn những lỗi khó sửa hơn (thanh ngã/ thanh sắc,âm
hay nhầm lẫn như nguyên âm đôi: oc/ôc; au/âu; vần ong/ông) tỷ lệ học sinh mắc
lỗi nhiều hơn, tơi đặt ra cho mình kế hoạch rèn cho các em liên tục trong 2 tháng
nhưng sau đó phải thường xuyên rèn trong khi nói và khi đọc, khi viết, có như thế
mới trở thành thói quen nói đúng, viết đúng được.
- Cách tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh của tơi như sau:
+ Ví dụ: Mục đích phần rèn đọc của bài “Thư gửi các học sinh” (TV5, tập 1,
trang 4) tôi sẽ tập trung rèn học sinh đọc đúng những tiếng có phụ âm đầu th/s;
oc/ơc, au/ âu.
+ Sau khi nghe học sinh có khả năng đọc tốt ở lần 1, tôi yêu cầu cả lớp đọc
thầm toàn bài (kết hợp với việc dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra những từ,
tiếng khó đọc có trong bài, sau đó cho học sinh nêu ra, tơi lần lượt ghi lên bảng
theo các dịng riêng biệt.
Ví dụ: Cho học sinh tìm được các từ phát âm sai
- Lỗi phát âm sai th thành s: thấy, tháng, thầy, thường, thiết
- Lỗi phát âm sai nguyên âm đôi oc thành ôc: học

- Lỗi phát âm sai nguyên âm đôi au thành âu: sau
Tôi sẽ cho học sinh quan sát trên màn hình tivi các từ được ghi như sau:
th : thấy, tháng, thầy, thường, thiết...oc: học; au: sau…
Hỏi: trong dòng 1 (ghi âm th), em thấy những từ đó khó đọc ở phần nào?
(khó đọc ở phần phụ âm đầu: th); giáo viên ghi âm th trước dịng 1 bằng phấn màu.
Với dịng 2 tơi cũng hỏi như vậy và ghi ngun âm đơi trước dịng 2 và 3.
Đối với những âm này, với học sinh của tôi, tôi phải hướng dẫn học sinh
cách phát âm thật cụ thể, chi tiết.
Để học sinh có thói quen phát âm đúng, tôi yêu cầu học sinh phát âm và đọc
theo cặp để theo dõi và thi đua với nhau. Đưa ra cách rèn như vậy là tôi muốn cho
học sinh có phản ứng nhanh, nhạy để tìm ngay ra được cách đọc đúng những từ có
chứa các cặp phụ âm, vần hay nhầm lẫn.
Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải
được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì học sinh đọc những từ đó
mới đúng hơn. Bởi nhiều khi đọc riêng từ học sinh, có thể đọc đúng nhưng khi đặt
từ đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc học sinh đã đọc đúng. Chính vì
thế, sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó, tơi lại phải u cầu học
sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn, đoạn thơ có chứa từ khó đó

skkn


8

cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng
văn bản.
Một số đồng chí giáo viên có hỏi: Trong một giờ tập đọc nếu chỉ tập trung
hướng dẫn đọc những từ có chứa phụ âm th/s; ngun âm đơi au, oc thì những
tiếng khó khác rèn vào lúc nào?
Tơi cho rằng: Một cặp phụ âm hay nhầm lẫn th/s, nguyên âm oc, au và nó đã

trở thành lỗi vùng miền rồi thì khơng chỉ ở học sinh mà cả nhân dân bản địa. Nếu
trong một tiết tập đọc có chủ định rèn cho học sinh về cặp phụ âm đó mà khơng
thực hiện kĩ càng như vậy thì khơng thể đạt được cái đích đã đặt ra. Cịn những từ
khó khác ta có thể hướng dẫn các em đọc từ đó theo trình tự: giáo viên hoặc học
sinh đọc tốt đọc mẫu sau đó gọi học sinh đọc cịn hay mắc lỗi đọc lại.
- Cách thức rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng có thanh ngã và các tiếng
có thanh hỏi, ngã cũng tương tự như trên.
Rèn cho học thói quen đọc đúng những từ có các phụ âm mà học sinh hay
nhầm lẫn là một việc làm không đơn giản. Bản thân một mình phân mơn Tập đọc
cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy, theo tơi trong tất cả các giờ học và trong
các hoàn cảnh giao tiếp nào tơi và lực lượng nịng cốt của tơi gồm 6 học sinh
không mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay. Có như thế mới giải quyết được vấn đề.
Với những ngun âm và vần cịn lại, tơi cũng tiến hành rèn cho học sinh lần lượt
theo từng bước như vậy. Đến nay, năm học 2021 – 2022 đã tiến hành được gần 6
tháng thì mức độ sai những từ có phụ âm hay nhầm lẫn như đã nêu ra ở trên đã
giảm rõ rệt.

Cô giáo Phạm Thi Tuyết đang sửa lỗi phần đọc đúng cho học sinh lớp 5A
Nguồn: TH Vân Am 1

2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

Kĩ năng đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật được luyện tập sau khi học
sinh đã đạt được những yêu cầu về đọc đúng, rõ ràng, rành mạch,... và tìm hiểu
bài, nắm được nội dung, ý nghĩa bài học. Vì vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc
diễn cảm đạt hiệu quả giáo viên cần thực hiện tốt khâu luyện đọc và tìm hiểu bài.
Ở khâu luyện đọc tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ khó, ngắt hơi

skkn



9

đúng các câu dài. Tạo điều kiện để học sinh luyện đọc dưới các hình thức cá nhân,
nhóm... trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Kỳ diệu rừng xanh” (Tiếng Việt 5 - Tập 1, trang 75)
Bước tìm hiểu bài, sau khi các em đã khai thác xong hệ thống câu hỏi trong
SGK, tôi nêu thêm một số câu hỏi dành cho HS nổi trội giúp các em tìm hiểu về
giá trị nghệ thuật có trong đoạn cuối để thấy hết vẻ đẹp kì thú, độc đáo của khu
rừng.
+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả vẻ đẹp của
những cây nấm rừng? (so sánh)
+ Hãy nêu những hình ảnh so sánh mà em biết: Sau khi học sinh trả lời và
nhận xét lẫn nhau, giáo viên chốt ý: (vạt nấm như một thành phố nấm; mỗi chiếc
nấm như một lâu đài kiến trúc tân kỳ, bản thân tác giả như một người khổng lồ đi
lạc vào kinh đô của vương quốc những người … tí hon)
+ Tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào ? ( thị giác, xúc giác và
thính giác)
+ Vì sao rừng Khộp được gọi là giang sơn vàng rợi (rừng khộp được gọi là
giang sơn vàng rợi bởi có sự phối hợp của nhiều sắc vàng trong một không gian
rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thuở trên cây và rải thành thảm dưới gốc,
những con mang có màu lơng vàng, nắng rực vàng…)
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn trên? (HS trả lời theo cảm nhận của
mình). Vì lớp đơng nên có thể học sinh chưa được trả lời hết, tơi khuyến khích các
em bày tỏ quan điểm và cảm nhận của mình vào sổ tay tiếng Việt và chụp gửi lên
zalo nhóm lớp. Với những em tự tin mạnh dạn có thể diễn đạt bằng ngơn ngữ nói
và ngơn ngữ hình thể bằng cách quay video (HS rất thích thú).
2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm
a. Khắc phục tình trạng đọc lên, xuống giọng tùy tiện
Trong quá trình giảng dạy phân mơn tập đọc muốn khắc phục tình trạng đọc

lên xuống giọng tuỳ tiện thì tơi đã vận dụng hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
- Câu kể: ở cuối câu có dấu chấm khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.
- Câu hỏi: ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu
- Câu kể có dấu chấm lửng: khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến: ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên
giọng ở cuối
câu.Phạm Thị Tuyết hướng dẫn học sinh lớp 5A tìm hiểu bài tập đọc
Cơ giáo
TH và
Vântên
Amphát
1
Ví dụ: Bài: "Tác phâm Nguồn:
của Si-le
xít”

- Sao ngài lại nói thế?(Câu hỏi). Si-le là nhà văn quốc tế chứ! (câu cảm)
- Ông già điềm đạm trả lời (câu kể).
Tuy nhiên, cần chú ý sửa những điểm sau:

skkn


10

* Về ngữ điệu:
- Cách chữa lỗi về ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ khi
được đặt dấu câu ba chấm (…) đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp hơn so với
giọng đọc ban đầu. Dấu ba chấm ở đây chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì phải đọc
với ngữ điệu yếu.

Ví dụ: Dạ, hổng phải tía… (Lịng dân)
- Cách chữa lỗi về ngữ điệu mạnh: Hầu hết các kiểu câu khiến sẽ có những
điệu mạnh hoặc trong một ngữ đoạn, ngữ điệu mạnh nêu bật những từ người ta
muốn nhấn mạnh,đặc biệt là lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm.
- Cách chữa về lỗi thể hiện ngữ điệu xuống (hạ xuống): thường dùng để kết
thúc câu kể (câu thường thuật). Vì đường ranh giới câu khơng chỉ thể hiện ở chỗ
ngừng mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu ta không hạ gọng ở cuối mỗi câu
sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu. Vì vậy khi đọc
chóng bị mệt và người nghe khó theo dõi. Ngồi ra, ngữ điệu xuống thường dùng
để đọc lời tác giả trong những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là
khi lời tác giả lọt vào những lời nhân vật.
- Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng.
Ví dụ: Ba nó để chỗ nào? (Bài: Lòng dân) phải cao giọng ở cuối câu. Tuy
nhiên những câu hỏi kết thúc về ngữ khí thì khơng lên giọng.
Ví dụ: Có khơng,bố thằng An ? (Bài: Lòng dân)
* Về tốc độ đọc:
Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ giáo viên cần hướng dẫn:
- Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một cơng việc dồn dập khẩn
trương thì phải đọc nhịp nhanh. Nhưng khơng có nghĩa là các em phải đọc một
cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể
theo dõi được.
Ví dụ: Thế là/ A-lếch - xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay
đầy dầu mỡ của tôi vừa lắc mạnh vừa nói: (Bài: Một chuyên gia máy xúc)
- Là một bài văn xi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm.
nhưng không phải các em đọc chậm từng tiếng một,sẽ làm cho người nghe hiểu sai
về nội dung văn bản.

*

skkn



11

Về cường độ và âm lượng:
- Giáo viên phải tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng
cường độ nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp và cơ giáo có thể nghe được. Giáo
viên giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc q nhỏ, thì cơ và các
bạn sẽ không theo dõi được, mà không theo dõi được thì khơng thể sửa sai cách
đọc cho chúng ta được.
* Về cao độ:
- Như đã nêu ở phần cách chữa lỗi về ngữ điệu ở mỗi loại kiểu câu lại có
một ngữ điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ.
Tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ.
b. Hướng dẫn học sinh cách ngắt giọng
Có hai kiểu ngắt giọng đó là ngắt giọng lơgíc và ngắt giọng biểu cảm. Ngắt
giọng lôgic là những chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu, ngắt giọng logic phụ
thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ trong câu. Ngắt giọng biểu cảm đối lập
với ngắt giọng lơgíc đó là những chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng
khơng do lơgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm tạo ra một ấn tượng
về cảm xúc. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ và những biện pháp rèn kĩ năng đọc
đúng chỗ ngắt giọng cho học sinh lớp 5 trong quá trình dạy học phân môn tập đọc:
* Biện pháp rèn kĩ năng ngắt giọng logíc
Khi đọc một văn bản nào đó, nếu gặp những dấu câu ta cần phải ngắt, nghỉ
đó chính là việc ngắt giọng. Sau dấu chấm xuống dịng phải nghỉ lâu hơn sau dấu
chấm, sau dấu chấm lại phải nghỉ lâu hơn sau dấu phẩy. Sau dấu phẩy cũng có lúc
lại phải nghỉ khác nhau: Dấu phẩy ngăn cách giữa các vế câu phải nghỉ lâu hơn dấu
phẩy sau trạng ngữ, dấu phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn cách
giữa các bộ phận đẳng lập trong câu. Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ
pháp, tuy nhiên các quan hệ ngữ pháp có lúc được biểu hiện trên chữ viết có lúc lại

khơng có biểu hiện gì do đó muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng ta cần phải nắm được
các quan hệ ngữ pháp đó.
Để khắc phục những lỗi trên, cần chú ý học sinh ngoài việc nắm được các
quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu cịn cần phải có thói quen không đọc các
câu thơ theo một nhịp điệu nhất định mà phải thường xuyên thay đổi nhịp điệu tuỳ
vào các quan hệ giữa các từ trong câu đó. Đặc biệt cần phải giúp học sinh hiểu
được không thể tách một từ ra làm hai một cách tuỳ tiện như trên.
* Biện pháp rèn kĩ năng ngắt giọng biểu cảm
Đây là một phương tiện tác động đến người nghe giúp cho người nghe thấy
được giá trị nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận được tác phẩm đó hay hơn. Nếu
như ngắt giọng lơgic thiên về trí tuệ thì ngắt giọng biểu cảm lại thiên về cảm xúc.
Đó là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng... có tác dụng truyền cảm, tập trung
sự chú ý đối với người nghe góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho văn
bản. Sau đây là một số ví dụ:

skkn


12

- Khi đọc câu thơ cuối trong bài thơ “Bài ca về trái đất ” (TV5 tập 1, trang
41) giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp như sau:
“Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen.../ dù da khác màu
Ta là nụ/ là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm /tơ thắm sắc
Màu hoa nào/ cũng q cũng thơm?”
Rõ ràng với cách ngắt nhịp như trên sẽ giúp cho người nghe hình dung ra:
Trẻ em trên thế giới dù khác nhau về màu da nhưng đều được coi là nụ, là hoa của
đất. Mỗi lồi hoa có vẻ đẹp riêng, loài hoa nào cũng quý, cũng thơm. Trẻ em là nụ,

là hoa trên thế giới dù khác màu da nhưng đều bình đẳng, đáng yêu, đáng quý như nhau.
Đọc đúng chỗ ngắt giọng và ngắt giọng hay là mục đích của việc dạy học tập
đọc, đó cũng là một trong những phương tiện để phát triển ngôn ngữ tiếp nhận cho
học sinh. Việc đọc đúng chỗ ngắt giọng còn là một yếu tố quan trọng trong việc
đọc diễn cảm, là cơ sở đầu tiên giúp học sinh cảm thụ các tác phẩm văn học. Do đó
yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên là phải giúp học sinh nắm được cách ngắt,
nghỉ trong khi đọc để giúp người nghe hiểu được văn bản một cách chính xác và
hay nhất.
2.3.4. Tổ chức trò chơi trong hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Trị chơi 1: Vịng quay kì diệu
Vận dụng ở các tiết ơn tập (Giữa kì, cuối kì)
Ví dụ: Ơn tập (Bài: Sắc màu em u; Bài ca về trái đất; Ê -mi-li, con, ...)
* Cách chơi: GV chia lớp thành 3 tổ tham gia chơi, lần lượt 3 tổ lên quay
vịng quay kì diệu, khi mũi tên quay dừng và chỉ vào bài học thuộc lòng nào thì
học sinh phải đọc thuộc lịng bài đó.

skkn


13

Trong thời gian 15 phút, tổ nào có nhiều lượt học sinh đọc được nhiều bài
học thuộc lịng thì tổ đó dành chiến thắng. Giáo viên tuyên dương tổ thắng cuộc và
phát phần thưởng cho các em. Phần thưởng là quyển vở, truyện, bút màu, hay một
trang ...
Trò chơi 2: Ghép các dòng thơ thành bài thơ
Trò chơi này áp dụng cho dạng bài học thuộc lòng giúp học sinh tập trung
phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ cho nhau.
* Ví dụ: Bài : “Hành trình của bầy ong ” SGK-TV 5, tập 1, trang 119
Cách chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội (đội 6, đội 8), bạn đội 6 sẽ đọc dòng

thứ nhất trong bài thơ, tiếp theo bạn ở đội 8 sẽ phải tìm và đọc đúng câu 8 chữ
thuộc dòng thứ hai trong bài cứ thế cho đến hết.
Trị chơi 3: Đi tìm lời thơ
Vận dụng trong các tiết ôn tập
* Cách chơi: Giáo viên cho học sinh điền các từ cịn thiếu vào các câu thơ
sau.
Ví dụ: Trái đất trẻ của....
Vàng trắng đen...
Ta là nụ...
Gió đẫm hương thơm ...
Màu hoa nào ...
Trò chơi 4: Đọc thơ truyền điện
Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đọc thuộc lịng, luyện trí nhớ,
phản xạ nhanh kịp thời.
* Cách chơi: Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL)
- Đại diện 1 bạn 1 nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu đầu tiên của bài
rồi chỉ định thật nhanh (truyền điện) 1 bạn bất kì của nhóm (B), bạn được chỉ định
phải đứng dạy thật nhanh để đọc tiếp câu thứ 2 của bài, nếu đọc đúng và trơi chảy
thì sẽ được chỉ định ngay bạn ở nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ 3. Cứ như vậy
cho đến hết bài. Trường hợp người được chỉ định (bị truyền điện) chưa đọc ngay vì
chưa thuộc, các bạn ở nhóm khác sẽ đếm ngược (hoặc đứng in một chỗ bị điện
giật), người đọc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn khác đọc tiếp.
Nhóm nào có nhiều người đứng (khơng thuộc bài) là nhóm thua.
Ví dụ: Bài “Sắc màu em u; Ê - mi - li, con; Trước cổng trời... SGK, TV5,
tập 1.
2.3.5. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh thơng qua các hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp
+ Tổ chức Hội thi "Chúng em chăm đọc sách":

skkn



14

Ngồi câu lạc bộ em u Tốn và Tiếng Việt thì câu lạc bộ Em chăm đọc
sách được ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm chú trọng bởi có đọc thơng
mới viết thạo, có đọc đúng mới viết đúng và có đọc diễn cảm mới biết được những
cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra cịn có tác dụng rất to lớn
trong việc giáo dục tình cảm cũng như đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Vì vậy, Hội
thi Chúng em chăm đọc sách là một trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp thường xuyên được tổ chức vào chiều thứ 6 của tuần thứ tư trong tháng (Trước
khi dịch chưa bùng phát). Hội thi diễn ra sôi nổi được các bậc phụ huynh nhiệt tình
ủng hộ và các em học sinh tồn trường hào hứng tham gia. Với hình thức hái hoa
dân chủ. Trước khi diễn ra hội thi một buổi ban giám hiệu sẽ lần lượt cho học sinh
bắt thăm (lớp sẽ có 5 lá thăm Chúc mừng bạn là thí sinh dự thi tháng này còn lại là
lá thăm chúc bạn may mắn lần sau (nghĩa là khơng phải thí sinh dự thi). Như vậy,
mỗi sẽ có 5 thí sinh dự thi, xong màn chào hỏi là hái hoa dân chủ. Bông hoa được
ghi một trong những bài tập đọc đã học vào bài tập đọc đã học. Nếu là học thuộc
lịng thì ngồi đọc thuộc và diễn cảm các em có thể diễn xuất bằng ngơn ngữ hình
thể (cử chỉ, động tác, nét mặt…). Kết quả chung cuộc của các tháng và trong cả
năm học giải nhất thuộc về lớp 5B do tôi giảng dạy và chủ nhiệm.

Cô giáo Phạm Thị Tuyết cùng HS lớp 5B-Năm học 2020-2021 đạt giải Nhất hội thi
Chúng em chăm đọc sách .Nguồn Trường TH Vân Am 1

+ Tổ chức hoạt động đọc sách
Đây là hoạt động được diễn ra thường xuyên của Liên đội. Các ngày lẻ trong
tuần thì khối 1, 2, 3 đọc trong thư viện cịn khối 4, 5 thì đọc sách ngoài thiên nhiên.
Ngày chắn khối 1,2,3 đọc sách với thiên nhiên còn khối 4,5 trong thư viện.
Từ chỗ đọc đúng, đọc diễn cảm nên học sinh ham mê đọc sách tự giác đọc

sách và tích cực đọc sách mọi lúc, mọi nơi kể cả giờ ra chơi vẫn chia sẻ cùng nhau
cách đọc.
Học sinh ham đọc sách ngay cả trong giờ ra chơi, trong lớp, trong thư viện
và đọc sách cùng thiên nhiên.

skkn


15

Học sinh lớp 5B cùng nhau đọc sách trong giờ ra chơi. Nguồn Trường Tiểu học Vân Am 1

2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn
cảm trong thời gian ứng phó với dịch bệnh Covid-19
- Với những bài Tập đọc học thuộc lòng giao về nhà giảm tải theo cơng văn
3969/BGDĐT-TH để ứng phó với dịch Covid-19 hướng dẫn thực hiện chương
trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học năm học 2021 - 2022 trong đó một số bài
học thuộc lòng cho học sinh về nhà nhưng bản thân tơi hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài và trả lời câu hỏi tìm hiểu trên Zoom, Zalo…

Cơ giáo Phạm Thị Tuyết hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Nguồn Trường TH Vân Am 1

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bằng cách bản thân tôi đọc mẫu quay
video gửi lên nhóm zalo lớp để học sinh biết cách đọc đúng và diễn cảm. Sau đó tổ
chức thi quay video đọc diễn cảm để cả lớp bình chọn cô giáo tổng hợp kết quả
tuyên dương động viên để tạo động lực cho các em phấn đấu từng ngày, từngtuần
và từng tháng. Các em có vẻ rất hứng thú khi được tự mình thể hiện phương án
này. Và kết quả ngồi sự mong đợi vì các em khơng những rèn luyện được kỹ năng
đọc diễn cảm mà thông qua đó các em cịn được thể hiện được sự diễn cảm phi


skkn


16

ngơn ngữ đó là ánh mắt, nụ cười, cơ thể linh hoạt hơn được thể hiện qua các bài
đọc.

Những gương mặt xuất sắc được bình chọn có giọng đọc hay và diễn cảm qua mỗi tháng
của lớp 5A. Nguồn: TH Vân Am 1

Ví dụ:
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hơi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...


(Trần Đăng Khoa)
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Hạt gạo làng ta
Trút trên mái nhà
Gửi ra tiền tuyến
Những năm khẩu súng
Gửi về phương xa
Theo người đi xa
Em vui em hát
Những năm băng đạn
Hạt vàng làng ta...
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta
Có cơng các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.

(Trần Đăng Khoa)

Hình ảnh trên màn hình bài giảng được chia sẻ lên zoom
hướng dẫn học sinh ngắt nhịp đúng và diễn cảm.
Sau khi tìm hiểu bài và trả lời nội dung câu hỏi trên sách giáo khoa qua Zalo.
Học sinh biết được bài thơ có mấy đoạn. Tôi đã hướng dẫn và đọc mẫu trong buổi

dạy trực tuyến. Yêu cầu cả lớp theo dõi xác định đúng giọng đọc của bài thơ. Sau
đó tơi mời 5 học sinh đọc nối tiếp 5 khổ của bài. Cả lớp theo dõi xác định đúng
giọng đọc của bài thơ.

skkn


17

Một trong những buổi luyện đọc trực tuyến của cô giáo Phạm Thị Tuyết
Nguồn: Trường TH Vân Am 1

- Với biện pháp luyện đọc diễn cảm đã thực hiện như trên, tôi nhận thấy học
sinh đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết thể hiện được giọng
điệu của từng nhân vật. Và thông qua việc đọc diễn cảm bài thơ học sinh còn cảm
nhận được ý nghĩa của bài thơ (Ca ngợi người lao động, ca ngợi hạt gạo. Để làm
ra hạt gạo cần tốn nhiều công sức. Người nông dân tuy vất vả nhưng luôn vui vẻ,
hạnh phúc vì đã làm việc tốt).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua hai năm học giảng dạy phân môn tập đọc với cách tổ chức dạy học theo
các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú
học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em
đọc chưa đạt yêu cầu giảm. Số em đọc đúng, đọc hay, phát âm chuẩn tiếng phổ
thông, đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt trong các giờ học các em đã
hăng hái phát biểu xây dựng bài các em tích cực chủ động trong học tập. Giờ học
tập đọc trở nên sôi nổi, lôi cuốn được tất cả các em tham gia kể cả những em nhút
nhát như em: Khánh Đoan, Xuân Trường... Nhiều em tự học hơn, mạnh dạn như
em: Tố Uyên, Tùng Dương, Phú Anh.... Trước đây đọc chậm, cịn hay phát âm sai
th/ s; oc/ơc; au/ âu; ong/ơng, lẫn lộn thanh ngã/ thanh sắc thế mà giờ đây các em

đọc tương đối tốt, tốc độ đọc đã đúng, chuẩn như em Đạt, Dũng...
Kết quả cuối học kì 2 trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022, lớp tơi
khơng cịn học sinh chưa đạt u cầu về môn Tiếng việt. Bản thân tôi là giáo viên
chủ nhiệm cũng như các em học sinh trong lớp rất mừng. Đây là thành quả giảng
dạy của tôi cũng là hiệu quả của một phần đề tài mà trong năm học này tôi nghiên
cứu, đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Kết quả này là cả giáo viên và học sinh cùng cố gắng, số học sinh phát âm
sai còn chiếm tỉ lệ ít, số lỗi chính tả trong bài viết cũng hạn chế nhiều.

skkn


18

Bảng 2: Kết quả thực nghiệm
Thời
gian
thực
nghiệm

Cuối
tháng
4/2021
Đầu
tháng
4/2022

Khối
lớp


Tổng
số
HS

Số em đọc
đúng, diễn
cảm tốt

Số em đọc
đúng nhưng
chưa diễn
cảm

Số em đọc
còn mắc một
số lỗi âm
đầu, vần,..và
chưa diễn
cảm

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

Số em đọc
chưa đạt yêu
cầu( đọc sai
nhiều, chưa
diễn cảm)

5B

41

16

39,0

10

24,3

15

36,7

0


0

5A

43

19

44,2

13

30,2

11

25.6

0

0

Qua khảo sát cho thấy số em đọc đúng, chuẩn phổ thông trong cả hai năm
học đều tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học. Đặc biệt, ở lớp 5A năm học 2021 2022, sau một năm tơi có kinh nghiệm áp dụng các giải pháp trên ở lớp 5B thì cho
kết quả thu được cao hơn lớp 5B năm học 2020 - 2021.
Như vậy, qua hai năm áp dụng tôi nhận thấy những giải pháp mà tôi đã thực
hiện thu được kết quả khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các giải pháp
này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lượng đọc tốt, diễn cảm của
các em được nâng lên.
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận
Qua nghiên cứu thử nghiệm tôi nhận thấy để dạy các tiết dạy học phân mơn
tập đọc đã có kết quả cao, hạn chế được những khó khăn của học sinh khi đọc
đồng thời kích thích hứng thú học tập, nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc chuẩn
tiếng phổ thông, đọc diễn cảm và đọc hay cho học sinh thì người giáo viên trước
hết phải là người có lịng yêu nghề, mến trẻ, tự nguyện, nhẹ nhàng, ân cần là người
bố, người mẹ thứ hai ở trường vừa dạy văn hóa vừa gần gũi, chăm sóc, theo dõi
diễn biến tâm lí của học sinh để giúp các em tiến bộ về mọi mặt. Cần phải nghiên
cứu tình hình học tập của học sinh, xác định những khó khăn mà học sinh lớp mình
gặp phải để từ đó có biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả các tiết học.
Trong dạy tập đọc nói riêng và các mơn học nói chung giáo viên cần nghiên
cứu kỹ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, khảo sát tình hình thực tế lớp những lỗi
sai mà học sinh của lớp mình giảng dạy để áp dụng các biện pháp khắc phục sửa
lỗi phát âm khi đọc và lỗi chính tả cho học sinh khi viết trong từng tiết dạy, ở tất cả
các môn học chứ khơng riêng mình phân mơn tập đọc mới sửa lỗi. Để khắc phục
tình trạng học sinh đọc sai và viết sai, ngoài những biện pháp nêu trên người dạy
phải ln rèn cho chính bản thân mình phải đọc chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông
chuẩn, phải nắm chắc được đặc điểm, phương ngữ của học sinh theo cụm dân cư
(vùng, miền) để uốn nắn kịp thời.

skkn


19

Việc rèn kĩ năng đọc, nói, viết chuẩn tiếng phổ thơng cho học sinh lớp 5 là
cả một q trình lâu dài, chứ không phải một sớm một chiều nên người giáo viên
cần phải kiên trì, bền bỉ, khơng nên nóng vội làm theo thời điểm hoặc làm theo
cảm tính sẽ không mang lại hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị

a. Đối với giáo viên
Phải thường xuyên luyện nói chuẩn tiếng phổ thơng, luyện đọc diễn cảm.
Mỗi giáo viên phải có một cuốn sổ tay theo dõi những học sinh đọc sai phổ biến
khi phát âm. Vào đầu năm học giáo viên cần khảo sát chất lượng để nắm bắt kịp
thời những sai sót trong phát âm, sai trong chữ viết của các em. Từ những sai sót
của học sinh xây dựng kế hoạch cụ thể theo tuần học của chuyên môn để rèn các
kỹ năng, các nội dung cho học sinh sao cho phù hợp, không ôm đồm cùng thực
hiện quá nhiều các nội dung rèn luyện cùng một lúc. Phải có sự chuẩn bị chu đáo
và cẩn thận các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, quan tâm tới tất cả
các đối tượng học sinh, theo dõi uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh. Luôn
tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá và được đánh giá lẫn nhau.
b. Đối với nhà trường
- Tích cực tham mưu với địa phương, Hội cha mẹ học sinh để bổ sung cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học đảm bảo tốt hơn.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức dạy đối chứng chuyên đề các
tiết Tập đọc nhiều hơn. Từng giáo viên có điều kiện học tập kinh nghiêm của đồng
nghiệp để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng đọc cho học sinh.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm cho học sinh các khối tham gia.
c. Đối với Phòng Giáo Dục và cụm chun mơn
Phịng Giáo dục và Đào tạo và cụm chuyên môn nên tổ chức hội thảo
chuyên đề về nội dung, kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh nói chung và
lớp năm nói riêng để giáo viên các nhà trường có cơ hội học tập, tham khảo, rút
kinh nghiệm lẫn nhau giúp cho chất lượng đọc diễn cảm trong các nhà trường Tiểu
học đạt kết quả cao hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân qua thực tế rèn đọc cho học
sinh lớp 5 trong nhà trường Tiểu học Vân Am 1. Tuy đã đạt được một số kết quả
nhất định nhưng với thời gian nghiên cứu và khả năng nhận thức còn hạn chế, chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các đồng chí
trong Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phạm Thị Tuyết - Giáo viên Trường Tiểu

học Vân Am 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0382240738. Email:
Tơi xin chân thành cảm ơn!

skkn


20

Ngọc Lặc, ngày 8 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Phạm Thị Tuyết

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XẾP LOẠI

skkn



×