Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học tiết thực hành trong chủ đề nhóm halogen sgk hoá 10 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.28 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong xã hội hiện nay việc đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan
tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Đổi mới phương
pháp dạy học là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc
thực hiện chương trình này.hố học là mơn khoa học thực nghiệm, các kiến thức
đem đến cho người học được rút ra từ các thí nghiệm thực tiễn, nhất là qua các
tiết thực hành hoá học.Mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục hiện nay là nâng
cao dân trí, đào tạonhân lực bồi dưỡng nhân tài. Học sinh nắm vững kiến thức,
làm chủ kiến thức và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì
đây là cơ sở để học sinh có thể tự nghiên cứu, tìm tịi phát hiện các kiện thức
hố học sau này và các lĩnhvực khác.[5]
Mơn hố học là mơn khoa học thực nghiệm, việc dạy học các tiết thực
hành góp phần hết sức quan trọng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách biện
chứng, tránh tình trạng học thuộc, máy móc, siêu hình. Một trong các phương
pháp giáo dục hiện nay là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và để phương pháp này đạt hiệu
quả là học sinh cần trực tiếp tham gia vào việc sử dụng thiết bị dạy học trong
các giờ lên lớp trong đó có giờ thực hành ở phịng học bộ mơn. Thí nghiệm hố
học có ý nghĩa to lớn trong dạy học hố học, nó vừa là nội dung, vừa là phương
tiện truyền tải kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo cho học
sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn làm nảy sinh tư duy độc đáo cho học
sinh, nó giữ vai trị cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của việc dạy
học hoá học ở trường THPT.[2]
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Hố học ,trong q trình dạy học,
bằng các thí nghiệm cho học sinh quan sát, nêu hiện tượng và giải thích hiện
tượng đã tạo được sự hứng thú, say mê với mơn học, chính động lực đó đã thơi
thúc tơi mong muốn các thí nghiệm đó được thành cơng từ chính tay các em học


sinh làm, tạo cho các em niềm tin vào khoa học, rèn luyện cho các em biết cách
làm việc nhóm, rèn luyện cho các em tính kỉ luật, cẩn thận khi làm việc. Thí
nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân
thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy
nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật.
Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của q trình dạy học.
Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài liệu
mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ơn tập, tổng kết).
Thơng qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc,
sâu sắc. Đứng trước các yêu cầu đổi mới về thực trạng của công tác dạy học, tôi
chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học tiết thực
hành trong chủ đề :Nhóm Halogen – SGK Hố 10 nhằm nâng cao tính tích
cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh tại trường THPT Lam Kinh ”

skkn


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu “Một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy
học tiết thực hành trong chủ đề :Nhóm Halogen – SGK Hố 10 nhằm nâng
cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh tại trường THPT Lam
Kinh ” tìm ra những biện pháp giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức hoặc
chứng minh cho kiến thức đã được học ở các mức độ khác nhau.
- Thí nghiệm hố học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và
quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các
quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, rèn luyện kĩ
năng thực hành trên cơ sở tạo cho các em hăng say học tập, say mê với nghiên
cứu khoa học.
-Thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn luyện kĩ năng thực

hành. Thơng qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững
chắc và sâu sắc hơn. [6]
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh. Giúp học sinh biết vận
dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh
ta. Từ đó vận dụng vào đời sống sản xuất, qua đó giáo dục lịng ham mê học tập
mơn Hố học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Hệ thống thí nghiệm và các bài thực hành trong chủ đề: Halogen – Hoá học 10
- Giáo viên đổi mới khâu soạn bài, thiết kế bài soạn chu đáo đồng thời tổ chức
cho học sinh hoạt động tích cực, tăng cường hợp tác theo nhóm, thực hành thí
nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.Nghiên cứu tài liệu tham khảo : Nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí
nghiệm Hóa học: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các
sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học, video thí nghiệm hố học…
2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
- Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
3. Phương pháp thực tiễn: Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy
Hóa học của đồng nghiệp thơng qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
4. Phương pháp thử nghiệm
- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài
học Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em
học sinh.
- Thử áp dụng các giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo
của học sinh khối 10 trong bài thực hành thí nghiệm chủ đề halogen từ đó thu
thập thơng tin để điều chỉnh cho phù hợp.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Học sinh nắm được bản chất của phản ứng hoá học nên các em cảm thấy dễ
hiểu, hiểu sâu sắc vấn đề giải thích được nguyên nhân dẫn đến các trường hợp

của bài toán.

skkn


- Thơng qua bài thực hành thí nghiệm học sinh được rèn luyện kĩ năng ôn tập
củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng : " Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp
phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mỹ và
phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Đổi mới nội dung giáo dục phổ
thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và
định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích
hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.[4]
Kiến thức hóa học phổ thơng vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa
thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập
là điều khó tránh khỏi.
Trong trường phổ thơng, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những
tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu,
giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách
khai thác chúng. Thơng qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng
thú, vững chắc, sâu sắc. Thí nghiệm hố học được sử dụng theo đúng mục đích
sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tịi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học
hố học.[3]

- Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu
khoa học , phát huy được khả năng sáng tạo, tính tị mị ham học hỏi .
- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự
vật, giải thích được bản chất của các q trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản
xuất và đời sống của con người.
- Thí nghiệm hóa học cịn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến
thức đã học được trong nhà trường, trong phịng thí nghiệm vào các lĩnh vực
hoạt động của con người.
- Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan
duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh
hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng,
ngăn nắp, gọn gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong mơn
hóa học ở trường THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người thầy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạt tôi nhận thấy:
+ Về học sinh: Học sinh rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm, kĩ năng thực
hành kém như làm thí nghiệm rất chậm, khơng theo trình tự thí nghiệm dẫn đến
kết quả thí nghiệm chưa chính xác, làm mất nhiều thời gian,ảnh hưởng rất nhiều
đến chất lượng của tiết học; cách xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ

skkn


thí nghiệm cịn chậm, chưa vận dụng tốt từ kiến thức lí thuyết vào các tiết thực
hành và ngược lại từ thí nghiệm giải thích các hiện tượng thực tế .
+ Về giáo viên: Một số giáo viên ngại không cho học sinh thực hành thí
nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em
quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học; Một số giáo viên
nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng
túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm; Một số thí nghiệm

giáo viên làm khơng thành cơng từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến
thức một cách bị thụ động ép buộc.
+ Về cơ sở vật chất: Một số thiết bị , dụng cụ và hóa chất thí nghiệm qua
một thời gian sử dụng đã bị hỏng khơng cịn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn
nên học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm chỉ quan sát qua video thí
nghiệm nên cần mua mới và bổ sung thường xuyên, dụng cụ hoá chất nhất là
những dụng cụ, hoá chất phục vụ cho các thí nghiệm cơ bản.
Nhà trường đã có phịng học bộ mơn rất thuận lợi cho việc tổ chức các
tiết học có thực hành, thí nghiệm tuy nhiên hệ thống nước chưa có nên cũng gây
khó khăn trong q trình làm thí nghiệm
Trước những tình hình đó, tơi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà
trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa
học được thành cơng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong quá trình thiết kế và tiến hành tiết học thực hành người dạy có vai trị
quan trọng và quyết định đến sự thành cơng của thí nghiệm do học sinh trực tiếp
tiến hành làm thí nghiệm. Người dạy vửa phải kết hợp khéo léo các phương
pháp sư phạm vừa hướng dẫn kĩ năng thực hành sao cho học sinh được trực tiếp
làm thí nghiệm, trực tiếp quan sát các hiện tượng thí nghiệm, phát hiện vấn đề,
rút ra kết luận, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, định hướng của bài học.
Trong quá trình giảng dạy tơi ln tìm tịi, học hỏi đồng nghiệp, tài liệu,
các kênh truyền thơng để tìm ra được những biện pháp tốt nhất nhằm thực hiện
tiết dạy thực hành hiệu quả, các thí nghiệm thành cơng và an tồn để tăng sức
hút, tính chủ động sáng tạo của học sinh khi học mơn hố học. Thiết kế hoạt
động dạy và học thực hành thí nghiệm ngồi các u cầu cơ bản cần quan tâm
và nhấn mạnh những vấn đề sau:
- Thiết kế nội dung bài học theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng
- Mục tiêu bài học rõ ràng
- Khai thác triệt để nội dung thí nghiệm để hình thành và củng cố kiến thứccho
học sinh, phát huy hiệu quả kỹ năng của học sinh trong thực tiễn

2.3.1. Trình tự tiến hành khi thực hiện một giờ thực hành thí nghiệm
- Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn q
trình tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình sau thí
nghiệm. Giáo viên cần lưu ý học sinh những quy tắc kĩ thuật cơ bản trong phịng
thí nghiệm, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an tồn trong thí nghiệm.
- Khi học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm
học sinh, uốn nắn những sai sót khi cần thiết nhưng tránh khơng làm thay học
sinh. Nói chung, trong giờ thực hành mỗi học sinh phải được làm tất cả các thí

skkn


nghiệm. Nhưng do khả năng trang bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm hạn chế,
nội dung của giờ thực hành thường được thực hiện theo nhóm từ 5 đến 6 học
sinh. Trong trường hợp này cũng cần phân công việc làm rõ ràng, hợp lí giữa
các học sinh trong nhóm.
- Cuối giờ thực hành mỗi học sinh phải hồn thành bản tường trình thí nghiệm.
Mẫu tường trình thí nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Tên thí nghiệm.
+ Mơ tả cách tiến hành thí nghiệm, vẽ hình.
+ Mô tả những hiện tượng đã quan sát được. Nhận xét.
+ Giải thích và kết luận. Viết các phương trình phản ứng có liên quan.
- Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp
xếp ngăn nắp các hóa chất và dụng cụ vào nơi đã được quy định.
2.3.2. Chuẩn bị
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh là khâu then chốt quan trọng, việc chuẩn bị
bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thiết bị, dụng cụ và hoá chất đáp ứng yêu cầu
của bài thực hành
+ Học sinh: Trước mỗi bài thực hành , giáo viên yêu cầu học sinh:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà những phần như sau: tên thí nghiệm, mục đích thí

nghiệm, dụng cụ và hóa chất, cách tiến hành và vẽ hình.
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến nội dung thực hành
- Hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung thí nghiệm biết cách soạn dụng cụ và
hóa chất cho thí nghiệm đó.
- Tìm hiểu cách lắp đặt và tiến hành thí nghiệm
- Hướng dẫn các em vào phần mềm hóa học vẽ hình, tơi muốn tập dần cho các
em làm quen và ứng dụng với cơng nghệ thơng tin vào bộ mơn hóa.
- u cầu các nhóm ghi rõ phân cơng cụ thể các thành viên làm những cơng
việc gì như nhóm 1 gồm 5 bạn thì: một bạn chuẩn bị lên báo cáo, một bạn làm
vệ sinh, một bạn viết tường trình, 2 bạn làm các thí nghiệm….., tránh trường
hợp một bạn làm hết các thí nghiệm, một bạn viết tường trình, cịn các bạn khác
thiếu tập trung. Và sự phân công này được thay đổi luân phiên giữa các bài thực
hành.
- Phần cịn lại của bảng tường trình là quan sát hiện tượng, giải thích, viết
phương trình hóa học và kết luận thì vào lớp các em thực hiện thí nghiệm rồi
hồn thành bản tường trình.
+ Giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài thực hành, mục tiêu cần đạtcuar bài
thực hành, từ đó định hướng cơng việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cũng như
dụng cụ, hoá chất
- Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu bài học và các tình huống sư
phạm có thể xảy ra trong tiến trình thực hành
Nội dung bài học cần tiến hành những thí nghiệm nào
Mục tiêu của cả bài học và mục tiêu của từng thí nghiệm
Phân bố thời gian hợp lí cho từng thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm có trùng khớp với kiến thức lí
thuyết khơng, nếu có sự sai khác về trạng thái, màu sắc, mùi… giữa kiến thức lí
thuyết và thực tế tiến hành thí nghiệm thì giải quyết vấn đề như thế nào, điều

skkn



này đòi hỏi bản thân giáo viên phải am hiểu bản chất của các hiện tượng xảy ra
trong thí nghiệm
Trong quá trình thực hiện bài thực hành thì giáo viên chuẩn bị phiếu thực
hành thí nghiệm để học sinh vừa tiến hành thí nghiệm vừa hồn thiện phiếu học
tập vừa rút ra được kết luận khoa học của các thí nghiệm. Vì vậy khi soạn thảo
phiếu thực hành cần đảm bảo khoa học, ngắn gọn súc tích, dễ hiểu và gợi mở
giúp học sinh hoàn thiện nhanh phiếu trong thời gian ngắn đảm bảo thời lượng
tiết học
Chuẩn bị dụng cụ, hố chất: Nhà trường có phịng học bộ mơn dành cho việc
thực hành thí nghiệm mơn hố học và có nhân viên chuyên trách về thí nghiệm
nên thuận lợi cho giáo viên giảng dạy thực hành. Sắp xếp dụng cụ, hố chất
khoa học, ngăn nắp, theo từng nhóm, khu vực giúp học sinh dễ dàng thao tác khi
lựa chọn hoá chất. Hoá chất đảm bảo độ tinh khiết, đúng hoá chất của bài thưucj
hành, được bảo quản trong các thiết bị, dụng cụ tiện dụng, an toàn, dễ thao tác,
ghi tên nhãn rõ ràng.
2.3.3. Thực hiện
Cách thức tổ chức các tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm, có tính
quyết định đến sự thành cơng của thí nghiệm nói riêng, và thành công của cả tiết
học. Tôi xin nêu cách thức tổ chức một tiết thực hành có chia nhóm, học sinh
trực tiếp tiến hành thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo và giúp đỡ các
nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm
- Ổn định lớp, nhắc lại nội quy phịng thí nghiệm và quy tắc an tồn trong thí
nghiệm
- Kiểm tra bài cũ ( có thể trước tiết học hoặc kết hợp trong q trình thực hành
thí nghiệm)
- Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng quản lí hoạt động và nhóm phó ghi chép
hoạt động thí nghiệm của nhóm.
- Yêu cầu học sinh nêu phần chuẩn bị, đại diện các nhóm lần lượt nêu tên, mục
tiêu, cách tiến hành thí nghiệm. Phần này tơi cho học sinh báo cáo trước lớp

hoăc có thể trình chiếu trên máy vi tính thời gian 8 phút.
- Giáo viên nhận xét các phần trình bày của học sinh, bổ sung, chỉnh sửa nếu có
(thời gian 2 phút)
- Sau đó giáo viên nêu yêu cầu kĩ thuật tiến hành thành cơng các thí nghiệm (5
phút.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm thực hành và hồn thành phiếu thực hành thí
nghiệm (25 phút).
- Học sinh dọn rửa dụng cụ 3 phút.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm 2 phút.
* Nếu các em có sự chuẩn bị tốt và phân cơng rõ ràng thì tiết thực hành rất
thành cơng và giáo viên đứng lớp dạy rất nhẹ nhàng vì đã chuyển sang vai trò tổ
chức điều khiển các em, còn học sinh lại chủ động trong tiết học tập của mình,
càng làm tăng thêm tính hứng thú say mê học bộ mơn Hóa hơn.
2.3.4. Các bước tiến hành cho một thí nghiệm

skkn


Bước 1: Yêu cầu đại diện một nhóm đứng dậy nêu rõ hố chất, dụng cụ, cách
tiến hành của thí nghiệm đã được chuẩn bị trong phiếu thực hành ( giáo viên cho
học sinh trình bày trước lớp)
Bước 2: Yêu cầu các nhóm kiểm tra và chuẩn bị dụng cụ, hố chất cần sử dụng
cho thí nghiệm. Giáo viên vừa kiểm tra được kĩ năng lắp đặt dụng cụ, thao tác
khi tiến hành thí nghiệm vừa bổ sung kỹ năng cịn thiếu, thao tác chưa chính xác
của học sinh
Bước 3: Giáo viên cho các nhóm tiến hành lắp đặt dụng cụ, chuẩn bị hoá chất
( giáo viên quan sát và hỗ trợ học sinh)
Bước 4: Cho các nhóm tiến hành đồng thời thí nghiệm, cả nhóm quan sát hiện
tượng, rút ra nhận xét và ghi vào phiếu thực hành
Bước 5: Sau khi các nhóm tiến hành thành cơng thí nghiệm thì giáo viên cho

dừng thí nghiệm ( Giáo viên lưu ý cho học sinh một số kỹ năng dừng thí nghiệm
an toàn như tắt đèn cồn, cách tháo và vị trí đặt ống nghiệm cịn nóng sau khi
nung...)
Bước 6: Giáo viên cho đại diện một nhóm lên thơng báo kết quả tiến hành thí
nghiệm của nhóm, các nhóm cịn lại lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình
và cho nhận xét. Cuối cùng giáo viên đưa ra nhận xét, tổng hợp thống nhất ý
kiến kết luận thí nghiệm.
Bước 7: Giáo viên cử đại diện các nhóm lên bảng viết phương trình phản ứng
xảy ra nếu có
Cuối buổi thực hành giáo viên tổng kết, nhận xét kết quả thí nghiệm đáp
ứng mục tiêu đề ra. Giáo viên tuyên dương nhóm có kỹ năng thao tác thí nghiệm
tốt, biết quan sát, rút ra nhận xét đồng thời chỉ ra những điểm thiếu sót trong q
trình thao tác, những kỹ năng cần khắc phục. Giáo viên thu phiếu thực hành của
các nhóm, học sinh viết bản tường trình cho buổi thực hành. Cuối cùng yêu cầu
học sinh vệ sinh phòng thực hành.
CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
CHỦ ĐỀ: NHÓM HALOGEN
1.BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: TÍNH CHẤT HỐ HỌC CỦA KHÍ CLO
Thí nghiệm 1: Điều chế clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 1 học sinh nêu hố chất, dụng cụ và cách
tiến hành thí nghiệm đồng thời làm thí nghiệm cho cả nhóm quan sát
Hố chất, dụng cụ: Tinh thể KMnO 4, dung dịch HCl đậm đặc, nút cao su
có đính một giấy quỳ ẩm
Cách tiến hành:
+ Đầu tiên lắp dụng cụ ( như hình vẽ)

skkn


Hình 1: Tính tẩy màu của khí clo ẩm

+ Bóp nhẹ cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl đậm đặc chảy xuống ống
nghiệm có chứa KClO3
+ Quan sát hiện tượng xảy ra.
Giáo viên: Yêu cầu các nhóm quan sát màu khí thốt ra và sự biến đổi màu của
giấy quỳ tím ẩm như thế nào?
Học sinh: Có khí màu vàng lục thốt ra và quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau
một thời gian lại mất màu
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho hiện
tượng vừa quan sát được
2KMnO4+ 16HCl → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 ↑ + 8H2O
Cl2 + H2O
HCl + HClO
Axit HClO có tính oxi hố mạnh nên có tính tẩy màu
Sau khi học sinh viết xong phương trình phản ứng xảy ra giáo viên nhận
xét và đưa ra kết luận chung về tính tẩy màu của clo ẩm
Học sinh hồn thành phiếu thực hành thí nghiệm
Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohidric
GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 1 học sinh nêu hoá chất, dụng cụ và cách
tiến hành thí nghiệm đồng thời làm thí nghiệm cho cả nhóm quan sát
- Hoá chất, dụng cụ: Muối ăn ( NaCl), dung dịch H2SO4 đậm đặc, đèn cồn,
nước cất, ống nghiệm ( 2 cái ), kẹp ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm
Cách tiến hành:
+ Đầu tiên lắp dụng cụ ( như hình vẽ)

skkn


Hình 2: Điều chế axit clohidric
+ Cho vào ống nghiệm (1) một ít tinh thể muối ăn, rồi rót dung dịch H 2SO4 đậm
đặc vào, đủ để thấm ướt muối ăn.

+ Rót khoảng 5ml nước vào ống nghiệm (2), lắp dụng cụ như hình vẽ, đậy ống
nghiệm (2) bằng bơng vải.
+ Đun cẩn thận ống nghiệm (1). Nếu thấy sủi bọt thì tạm ngừng đun.
+ Nhúng mẩu quỳ tím vao dung dịch trong ống (2)
+ Quan sát hiện tượng. Viết PTHH điều chế axit clohidric?
Giáo viên: Yêu cầu các nhóm quan sát màu của dung dịch ở ống (2) khi nhúng
quỳ tím vào
Học sinh: Màu quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho hiện
tượng vừa quan sát được

Sau khi học sinh viết xong phương trình phản ứng xảy ra giáo viên nhận
xét và đưa ra kết luận chung về tính tẩy màu của clo ẩm
Học sinh hồn thành phiếu thực hành thí nghiệm
Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
Giáo viên: Cho 3 lọ dung dịch đựng hóa chất mất nhãn đựng riêng biệt các dung
dịch: HCl, NaCl và HNO3( không ghi nhãn). Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
về các hố chất , dụng cụ cần lựa chọn và trình tự tiến hành thí nghiệm để phân
biệt mối dung dịch. Từ đó các nhóm tiến hành thí nghiệm để phân biệt. Ghi kết
quả thu được vào phiếu thực hành

skkn


Học sinh: Sau khi thảo luận nhóm đã đưa ra được cách nhận biết 3 dung dịch
trong 3 lọ mất nhãn. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 3 ống nghiệm đánh số tương ứng.
-Lấy ở mỗi lọ một ít dung dịch cho vào ống nghiệm và đánh số tương ứng là
(1’), (2’) và (3’).


Hình 3: Đánh số thứ tự ống nghiệm 1,2,3
- Lấy 3 chiếc đũa thủy tinh nhúng vào từng ống nghiệm riêng biệt và thử trên 3
miếng giấy quỳ tím khác nhau, dung dịch nào khơng làm giấy quỳ tím chuyển
thành màu đỏ là dung dịch NaCl.

Hình 4: Dùng quỳ tím nhận biết ra NaCl
- Hai ống nghiệm còn lại đựng dung dịch HCl và HNO 3, cho lần lượt tác dụng
với dung dịch AgNO3, dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch HCl,
dung dịch khơng có hiện tượng gì là dung dịch HNO3.

skkn


Hình 5: Kết tủa trắng khi cho dd AgNO3 tác dụng dd HCl
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho hiện
tượng vừa quan sát được
Sau khi học sinh viết xong phương trình phản ứng xảy ra giáo viên nhận
xét và đưa ra kết luận chung
Học sinh hồn thành phiếu thực hành thí nghiệm
2. BÀI THỰC HÀNH SỐ 3:TÍNH CHẤT HĨA HỌC CỦA BROM VÀ IOT
Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi hóa của brom và clo
GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 1 học sinh nêu hố chất, dụng cụ và cách
tiến hành thí nghiệm đồng thời làm thí nghiệm cho cả nhóm quan sát
- Dụng cụ , hoá chất: dung dịch nước clo, dung dịch NaBr, ống nghiệm,
kẹp ống nghiệm
- Cách tiến hành:
+ Lắp dụng cụ ống nghiệm như hình vẽ

Hình 6: Thí nghiệm so sánh tính oxi hố của brom và clo
- Cho 1 ml dung dịch NaBr vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vài giọt nước clo mới điều

chế được, lắc nhẹ.
- Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?

skkn


Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc của dung dịch brom trước và sau
khi cho nước clo vào
Học sinh: Dung dịch NaBr từ không màu sẽ chuyển thành màu nâu, do brom
được sinh ra từ phản ứng

Hình 7: Màu sắc của dung dịch NaBr sau khi cho nước clo vào
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho
hiện tượng vừa quan sát được
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Giải thích:
Phản ứng xảy ra do tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom, nên clo đẩy brom ra
khỏi muối của nó.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho hiện
tượng vừa quan sát được
Sau khi học sinh viết xong phương trình phản ứng xảy ra giáo viên nhận xét và
đưa ra kết luận chung về clo có tính oxi hố mạnh hơn brom
Học sinh: Hồn thành phiếu thực hành
Thí nghiệm 2: so sánh tính oxi hóa của brom và iot
GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 1 học sinh nêu hoá chất, dụng cụ và cách
tiến hành thí nghiệm đồng thời làm thí nghiệm cho cả nhóm quan sát

skkn



- Dụng cụ , hoá chất: dung dịch nước brom, dung dịch NaI, ống nghiệm,
kẹp ống nghiệm
- Cách tiến hành:
+ Lắp dụng cụ ống nghiệm như hình vẽ

Hình 8: Thí nghiệm so sánh tính oxi hố của brom và iot
+ Cho 1 ml dung dịch NaI vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vài giọt nước brom, lắc
nhẹ.
+Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc của dung dịch NaI sau khi cho
nước Brom vào
Học sinh: Xuất hiện kết tủa màu đen tím

skkn


Hình 9: Màu sắc của dung dịch NaI sau khi cho nước brom vào
Giáo viên: Yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng để giải thích cho
hiện tượng vừa quan sát được
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Giải thích:
Phản ứng xảy ra do tính oxi hóa của brom mạnh hơn iot, nên brom đẩy iot ra
khỏi muối của nó.
Sau khi học sinh viết xong phương trình phản ứng xảy ra giáo viên nhận
xét và đưa ra kết luận chung về brom có tính oxi hố mạnh hơn iot
Học sinh: Hồn thành phiếu thực hành
Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột
GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 1 học sinh nêu hoá chất, dụng cụ và cách
tiến hành thí nghiệm đồng thời làm thí nghiệm cho cả nhóm quan sát
- Dụng cụ , hố chất: dung dịch hồ tinh bột, nước iot, đèn cồn, ống nghiệm,

kẹp ống nghiệm
- Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch hồ tinh bột.
Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng?
Thí nghiệm được biểu diễn qua hình vẽ sau:
-Khi iot tiếp xúc với hồ tinh bột thì tạo thành màu xanh thẫm

Hình 10: Thí nghiệm của iot và hồ tinh bột
Giữa iot và hồ tinh bột khơng có phản ứng hóa học xảy ra. Khi đun nóng các
phân tử iot chuyển thành hơi bay lên, nên mất màu xanh. Để nguội các phân
tử I2 ngựng tụ lại bám vào hồ tinh bột nên lại xuất hiện màu xanh.

skkn


Hình 11: Màu của ống nghiệm mất dần sau khi đun nóng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Trước khi áp dụng đề tài:
Học sinh chưa có kĩ năng làm thí nghiệm, các thao tác cịn vụng về, chưa
tích cực , chủ động trong tiết thực hành.
2.4.2. Sau khi áp dụng đề tài
Sau khi sử dụng phương pháp này trong việc dạy Hóa học của mình tại
trường THPT Lam Kinh nhất là đối với các tiết học Hóa học có thí nghiệm. Qua
theo dõi kết quả học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra và qua thái độ
của học sinh với môn học tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có chuyển
biến rõ rệt so với khi chưa có kinh nghiệm này. Học sinh nắm kiến thức sâu và
bền vững hơn, các em đã có kĩ năng thao tác thí nghiệm theo quy trình khoa học
hơn. Quan trọng là các em u thích học mơn Hóa học, say mê nghiên cứu, một
số học sinh cịn có thể tự chế tạo ra các dụng cụ, đồ chơi….Các em khơng cịn
thấy đó là một gánh nặng, là mơn học khó nữa.

Để kiểm nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết thực
hành trong quá trình giảng dạy cho học sinh trường THPT Lam Kinh, tôi đã tiến
hành các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua đó rút ra
kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp cùng tham khảo.
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp áp dụng cho việc đổi mới
phương pháp dạy học trong các tiết thực hành trong quá trình giảng dạy cho học
sinh trường THPT Lam Kinh trong .Tôi chọn lớp 10B5 là lớp thực nghiệm, còn lớp
12B2 là lớp đối chứng.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy tại trường THPT Lam Kinh cho thấy nó phù hợp với việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.

skkn


Kết quả giảng dạy ở lớp 10B2 và 10B5 trường THPT Lam Kinh năm học
2021 – 2022 tôi đã đạt được kết quả sau:

Lớp

Loại giỏi
Loại khá
Sĩ số
(8,0-10 điểm) (6,5-7,9 điểm)
học
sinh
%
SL
SL %


12B4 44

4

Loại TB
(5-6,4 điểm)

Loại yếu
(từ 5 điểm trở
xuống)

SL

%

SL

%

9,09%

33

75,0%

7

15,91% 0

0


12B3 45
22
50,0%
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.

20

45,5%

2

4,5%

0

0

Sau khi sử dụng đề tài này trong q trình giảng dạy tơi thấy học sinh tích
cực hơn, chủ động hơn, sáng tạo hơn trong việc học và trau dồi kiến thức. Từ đó
học sinh đam mê , u thích mơn hố học, học sinh có đam mê làm thí nghiệm
để được quan sát sự biến đổi trạng thái, màu sắc của các chất . Qua đề tài này
cũng rèn luyện được cho học sinh tính cẩn thận, chú ý quan sát và biết rút ra
được nhận xét.
Để thực hiện được đề tài này tôi có được sự hỗ trợ rất lớn của Nhà trường,
tổ chuyên môn, và các đồng nghiệp. Không những vậy, tôi còn nhận được sự
đầu tư về cơ sở vật chất cũng như sự động viên, góp ý của hội đồng khoa học
nhà trường. Nhờ vậy tôi đã thực hiện thành công đề tài này.
3.2. Kiến nghị:

Trong tương lai sáng kiến kinh nghiệm này có thể được phát triển và ứng
dụng nhiều hơn nữa trong các trường THPT.
Tôi hi vọng Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hố sẽ khuyến khích các giáo
viên dạy hoá học khác áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong các tiết học để
nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
Tơi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Để việc thực hành các thí nghiệm thành cơng thì tơi xin nhà trường đầu tư về
hố chất, dụng cụ thí nghiệm, một số đầu sách tham khảo tạo điều kiện cho giáo
viên và học sinh có điều kiện nghiên cứu.
- Cần được đánh giá và khen thưởng kịp thời
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có thể cịn nhiều thiếu sót mong nhận
được sự đóng góp của q Thầy Cơ và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2022
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ,
không sao chép nội dung của người khác
(ký và ghi rõ họ tên)

skkn


Hoàng Thị Thủy

skkn




×