Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Skkn phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua giáo dục stem khi giảng dạy phần vô cơ hóa học11 trường thpt như xuân ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG
TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA GIÁO DỤC STEM
KHI GIẢNG DẠY PHẦN VƠ CƠ HĨA HỌC 11 –
TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN II

Người thực hiện: Lê Thị Hồng Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học

THANH HOÁ, NĂM 2022

skkn


Mục lục
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.



Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
4

2.4.1.
2.4.2.
3.
3.1.
3.1.1.

Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của SKKN
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tổng quan về STEM
Tổng quan về NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Thiết kế, tổ chức hoạt động STEM khi giảng dạy chương
Sự điện li
Thiết kế, tổ chức hoạt động STEM khi giảng dạy chương
Cacbon – Silic
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết quả định tính
Kết quả định lượng
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Ưu điểm của biện pháp

3.1.2.

Hạn chế của biện pháp

3.2.

Kiến nghị

3.2.1.

Đối với các cấp lãnh đạo

16
16
19
19

19
19
20
20

3.2.2.

Đối với Nhà trường

20

3.2.3.

Đối với giáo viên

20

2.2.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.4.

skkn

4
5
5
10
15



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

THPT
PTNL
CB
NL
HS
GV
KHBD

TCVL
TCHH
SKKN
CNTT


skkn

Trung học phổ thông
Phát triển năng lực
Cơ bản
Năng lực
Học sinh
Giáo viên
Kế hoạch bài dạy
Hoạt động
Tính chất vật lý
Tính chất hóa học
Sáng kiến kinh nghiệm
Cơng nghệ thông tin


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp trong
thời kì 4.0 đã địi hỏi đất nước cần có nguồn lao động chất lượng cao, thích ứng
nhanh nhạy với sự đổi mới. Nguồn lao động này không chỉ cần có kiến thức
chun ngành mà địi hỏi có sự hiểu biết của đa ngành, đa lĩnh vực. Thách thức
này vừa là trách nhiệm vừa là động lực thúc đẩy sự chuyển biến, thay đổi của
ngành giáo dục. Sự thay đổi này thể hiện rõ nét nhất ở phương pháp và kiến
thức giảng dạy.
Thay vì các kiến thức lí thuyết chỉ có trong sách vở, người học cần được
trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng thực tiễn, biết sử dụng kiến thức đã học để
giải quyết vấn đề, nhằm tạo ra các sản phẩm sáng tạo. Đi kèm theo đó người học
cũng có thể đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề hợp lí và tối ưu. Một trong
những điều kiện để làm tốt mục tiêu này đó là cần phát triển tốt năng lực tiềm ẩn

của mỗi người học.
Sự phát triển của xã hội cũng cho thấy được vai trò, vị thế của các ngành
khoa học trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội…... Điều này thể hiện ở
sự có mặt của các sản phẩm công nghệ thông tin, khoa học trong mọi lĩnh vực
trong đời sống. Để có thể thích ứng và theo kịp thời đại, trong quá trình học
người học cần được trang bị thêm nhiều kĩ năng, có khả năng ứng dụng vào thực
tiễn.
PTNL người học theo hướng tích cực cũng đang là vấn đề được ngành
giáo dục quan tâm. Lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai trị là
người hướng dẫn, định hướng là chủ trương của giáo dục hiện nay. Để thực hiện
mục tiêu trên, nhiều PPDH hiện đại đã được ra đời, trong đó có giáo dục STEM
– đây được xem là phương pháp phù hợp để PTNL người học một cách tối ưu.
Giáo dục STEM là một bước đi quyết liệt của đổi mới giáo dục phổ thơng
hiện nay. Tích hợp các mơn học là điều thiết yếu trong giáo dục để chứng tỏ
được mối liên hệ giữa các môn học, sự logic giữa các kiến thức, chuẩn bị cho
học sinh có kiến thức và kĩ năng liên ngành để có thể giải quyết, xử lí các vấn đề
trong cuộc sống.
Giáo dục STEM đã xuất hiện và được áp dụng trong các trường học, tuy
nhiên vẫn còn chưa thực sự phổ biến. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực và
sự mới mẻ của giáo dục STEM ít nhiều vẫn là khó khăn với nhiều người dạy,
nhiều trường học. Nhằm mục đích tạo ra tài liệu tham khảo tốt cho đồng nghiệp
cũng như đưa ra những định hướng cụ thể về quy trình, phương pháp thực hiện
khi áp dụng STEM vào giảng dạy Hóa học tôi lựa chọn đề tài “Phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua giáo dục STEM khi
giảng dạy phần vơ cơ Hóa học 11, trường THPT Như Xuân II” làm SKKN
cho năm học 2021 – 2022 với mong muốn phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
sáng tạo ở HS đồng thời cũng là nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị thêm
cho các em các kĩ năng cần thiết trong đời sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các bài học theo chủ đề gắn với giáo dục STEM trong giảng dạy

hóa học phần vơ cơ (Hóa học 11- CB) nhằm PTNL sáng tạo, NL giải quyết vấn
1

skkn


đề và hướng tới nâng cao hiệu quả dạy học mơn hóa học, tăng sự hứng thú, tính
tích cực của các em đối với bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- HS khối 11 trường THPT Nghi Xuân II.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS.
- Giáo dục STEM.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm phương
pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp cơ sở lí luận.
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát, thông qua bài kiểm tra đánh giá.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đề xuất thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng STEM khi
giảng dạy hóa học phần vơ cơ 11.
- Đưa ra được các nội dung STEM phù hợp với nội dung chương trình, độ
tuổi HS để PTNL giải quyết vấn đề, sáng tạo của HS.
- Thúc đẩy tính tích cực, hứng thú của HS khi học bộ môn thông qua giáo dục
STEM.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Tổng quan về STEM
a, Thuật ngữ STEM là gì?
Theo Wikipedia, STEM được hiểu là thuật ngữ viết tắt của các từ Science

(Khoa học), Technology (Cơng nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics
(Tốn học), thường được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa
học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và Tốn học của mỗi quốc gia.
b, Khái niệm giáo dục STEM
Theo Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ (National Science
Teachers Association – NSTA) “Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên
ngành trong q trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên
tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp
dụng các kiến thức trong KHOA HỌC, CƠNG NGHỆ, KỸ THUẬT và TỐN
vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm
việc và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực
STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới”.
Có thể hiểu một cách đơn giản giáo dục STEM là quá trình trang bị cho
người học kiến thức, kĩ năng liên quan tới các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ,
tốn học, kĩ thuật dưới góc độ tiếp cận liên mơn. Thơng qua các kiến thức này
người học có thể giải quyết các vấn đề được đặt ra. Khác với giáo dục truyền
thống, trong giáo dục STEM các môn học khơng tách biệt, rời rạc mà có sự kết
hợp, mối tương quan mật thiết. Thể hiện được vai trò của các mơn học nhất định
khi giải quyết một tình huống thực tiễn.

2

skkn


c, Mục tiêu của giáo dục STEM
Mục tiêu của giáo dục STEM là phát triển năng lực cốt lõi cho người học,
phát triển các năng lực đặc thù và
định hướng nghề nghiệp cho người
học một cách cụ thể, trực quan hơn.

d, Quy trình tổ chức thực hiện
giáo dục STEM
Để thiết kế và tổ chức dạy
học theo giáo dục STEM, quy trình
thực hiện bao gồm các bước sau:
* Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM
* Bước 2: Xác định sản phẩm trên cơ sở những kiến thức học
* Bước 3: Xác định sản phẩm trong thử nghiệm.
* Bước 4: Phân tích các nội dung STEM liên quan chủ đề
* Bước 5: Dự kiến sản phẩm, xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải
quyết vấn đề.
* Bước 6: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM
*Bước 7: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học STEM
* Bước 8: Tổng kết và đánh giá hoạt động STEM, mở rộng chủ đề
2.1.2. Tổng quan về NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
a, Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Cuối thế kỷ XX, theo định nghĩa của Mayer (1992): “Giải quyết vấn đề là một
quá trình nhận thức để chuyển đổi từ một tình huống nhất định đến tình huống
mong muốn, mà đó đó các cách để thực hiện sự thay đổi không phải là trực tiếp
và rõ ràng cho chủ thế giải quyết vấn đề”.
Theo PISA 2012: Giải quyết vấn đề là năng lực của một cá nhân tham gia
vào một quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề mà
phương pháp của giải pháp đó khơng phải ngay lập tức mà nhìn thấy rõ ràng.
Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để đạt được tiềm
năng của mình như một cơng cụ có tính xây dựng và biết suy nghĩ”.
Theo Trần Việt Dũng (2013), “Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới
có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó”.
Từ những quan niệm trên có thể thấy rằng năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo là năng lực vốn có ở mỗi cá nhân, thể hiện ở việc sử dụng kiến thức, cảm
xúc của bản thân để giải quyết một vấn đề. Giải pháp này là sự tổng hợp kiến

thức, kĩ năng theo sự sáng tạo của mỗi cá thể, mang nét riêng biệt và đổi mới.
b, Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
Cấu trúc của NL giải quyết vấn đề được thể hiện qua các thành tố sau:
- Tìm hiểu vấn đề: nhận biết, xác định được vấn đề.
- Thiết lập không gian vấn đề: xác định cách thức, quy trình, chiến lược giải
quyết, thống nhất cách hành động.
- Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp: thu thập thông tin, đưa ra các vấn
đề để lập kế hoạch và thực hiện giải pháp theo kế hoạch đề ra.
- Đánh giá giải pháp: Rút kinh nghiệm dựa trên giải pháp đã đưa ra, đề xuất
các giải pháp mới.
3

skkn


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Đối với giáo viên
Khi tiến hành triển khai SKKN, tôi tiến hành trao đổi với đồng nghiệp
trong trường, liên trường về thực trạng việc dạy và học bộ mơn Hóa. Phần lớn
đồng nghiệp đều cho rằng các phương pháp truyền thống thích hợp với việc
truyền tải kiến thức nhưng lại không mang tới những trải nghiệm và hứng thú
học tập cho HS. Ngồi việc tiếp nhận lí thuyết trong sách giáo khoa, HS gặp
nhiều khó khăn trong các tình huống thực tế. Trong dạy học truyền thống dù đã
có sự đổi mới về PP nhưng HS vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tiếp nhận
tri thức, sự tích cực cịn hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, các mơn học hiện tại đang mang tính độc lập, nên việc GV sử
dụng kiến thức liên mơn trong các tiết dạy là rất khó khăn và khơng hiệu quả.
* Đối với học sinh
Để tiến hành tìm hiểu thực trạng từ phía HS, tơi tiến hành khảo sát qua phiếu
khảo sát với 120 HS khối 11 trường THPT Như Xn II theo phiếu sau:

Hồn
Hồn
Đồng Khơng tồn
Nội dung
tồn
STT
ý
đồng ý không
đồng ý
đồng
PPDH truyền thống đang áp
1
dụng làm tiết học trở nên khô
45
50
22
3
khan, không tạo sự hứng thú.
Em thấy kiến thức hóa học khó
2
53
58
8
1
ghi nhớ, nhiều lí thuyết.
Thực hiện các nhiệm vụ nhóm
3
39
68
13

0
giúp em tăng hứng thú học tập.
Em chưa ứng dụng được các
4
kiến thức đã học vào trong thực
65
48
4
3
tiễn.
Thực hiện các hoạt động trải
5
nghiệm, dự án cụ thể giúp em
54
58
7
1
ghi nhớ kiến thức hơn.
Em mong muốn các tiết học
6
được tổ chức đa dạng, gắn liền
21
18
4
2
với thực tiễn hơn.
Có thể thấy phương pháp dạy học truyền thống đang được áp dụng nặng về
lý thuyết nhẹ về thực hành, không phát huy được năng lực của từng các nhân,
không phát huy được vai trị của hợp tác nhóm. Dẫn đến học sinh khơng thể
hiện hết vai trị trung tâm của hoạt động học, từ đó dẫn đến các em khơng có kĩ

năng sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc
sống.
Phần lớn các em đều cảm thấy kiến thức lí thuyết khơng mang tới hiệu quả
cụ thể trong cuộc sống, các em chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào các vấn
đề thực tiễn. Điều này cũng làm giảm khả năng ghi nhớ cũng như hứng thú học
tập của các em. Phần lớn các em mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn thông
4

skkn


qua các hoạt động thực tế để ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã học và đi kèm theo
đó là tăng hứng thú học tập bộ môn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Dựa trên thực trạng đã khảo sát, tôi tiến hành đề xuất một số giải pháp để
thiết kế, tổ chức các hoạt động theo giáo dục STEM khi dạy học phần vô cơ –
chương trình Hóa học 11. Mục tiêu hướng tới là PTNL giải quyết vấn đề và sáng
tạo của HS, tăng tính tích cực, chủ động của HS khi học bộ mơn Hóa học nói
riêng và các bộ mơn khác nói chung.
2.3.1. Thiết kế, tổ chức hoạt động STEM khi giảng dạy chương điện li
Khi dạy chương điện li, để HS có thể hiểu rõ hơn về các nội dung kiến
thức trong chương, tôi tiến hành thiết kế, lên kế hoạch giáo dục STEM cho chủ
đề: Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.
Thơng qua thực hiện chủ đề HS có cơ hội trải nghiệm, vận dụng kiến thức
tốn, vật lí, cơng nghệ và hóa học để đề xuất các quy trình thiết kế. Để có thể
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao HS cần tiến hành nghiên cứu các kiến thức
nền, tìm hiểu về khả năng dẫn diện của dung dịch, cách lắp thiết bị nguồn, dây
dẫn, tính tốn suất điện động, hiệu điện thế sao cho có thể làm bóng đèn sáng
khi cho vào dung dịch có khả năng dẫn điện. Bên cạnh đó quá trình giáo dục
STEM khi học chương điện li cịn PTNL giải quyết vấn đề, sáng tạo và hợp tác

nhóm của HS.
Quy trình dự kiến:
Thời
Hình thức
TT
Nội dung
gian
tổ chức
Hình thành kiến thức nền về chất điện li,
Hoạt chất điện li mạnh, chất điện li yếu, dung
HS làm
1 tiết
động 1 dịch có khả năng dẫn điện. Giao nhiệm vụ
việc tại lớp
cho các nhóm.
HS làm
Hoạt Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan; khảo
5 ngày
việc tại
động 2 sát vấn đề, lên các ý tưởng thiết kế
nhà
Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan; kết
Hoạt
HS làm
quả khảo sát vấn đề, trình bày phương án
1 tiết
động 3
việc tại lớp
thiết kế.
HS làm

Hoạt Học sinh tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản
5 ngày
việc tại
động 4 phẩm dựa trên phương án thiết kế.
nhà
Hoạt
HS làm
Các nhóm báo cáo về sản phẩm đã thiết kế.
1 tiết
động 5
việc tại lớp
Chủ đề: CHẾ TẠO THIẾT BỊ THỬ TÍNH DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH
KHBD chi tiết được kèm theo ở phụ lục
Thời lượng:2 tuần – HĨA HỌC lớp 11 (cơ bản)
1. Mơ tả chủ đề:
Hiện nay, tai nạn về điện luôn là vấn đề có thể xảy ra quanh ta, đặc biệt
vào những ngày mưa lũ.Thơng qua chủ đề, HS được tìm hiểu ngun nhân các
5

skkn


dung dịch dẫn được điện, cách sơ cứu khi bị điện giật và từ đó đề ra biện pháp
cũng như cách phòng tránh tai nạn điện. Đồng thời HS cũng nghiên cứu và chế
tạo Thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch đơn giản từ những nguyên vật liệu
dễ kiếm.
Địa điểm tổ chức: Lớp học và sân trường
Môn học chính: mơn Hóa học
2. Mục tiêu
2.1. Kiến thức

- HS trình bày được: khái niệm sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh,
chất điện li yếu. Giải thích được vì sao có dung dịch dẫn được điện và có dung
dịch không dẫn được điện.
1. HS vận dụng các kiến thức cũ của các bài học: Dòng điện và nguồn điện
(Vật lí 7)
2. Vận dụng kiến thức đã học để:
3. Giải thích một số hiện tượng bị điện giật khi chỗ tiếp xúc bị ướt.
4. Đề xuất phương án an toàn khi sử dụng điện.
2.2. Kỹ năng: Thiết kế và thử nghiệm thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch
từ vật liệu dễ kiếm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức nền và giao nhiệm vụ chế tạo thiết bị
thử tính dẫn điện.
- Hình thành kiến thức nền về sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu,
các giải pháp cần lưu tâm về an toàn điện.
- Trong phần trình bày thơng tin về an tồn điện, GV có thể chuẩn bị một số
ví dụ điển hình và các thơng số thống kê để HS có thể nhận thấy rõ mối liên hệ
của dự án học tập với thực tiễn cuộc sống.....từ đó dẫn đến nhiệm vụ dự án là
Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.
Thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm:
Điểm
Điểm
TT
Tiêu chí
đạt
tối đa
được
1
Thiết bị được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
3
2

Mẫu mã đẹp, hợp lí và nhỏ gọn, dễ mang theo.
2
Có đủ thơng tin về các thơng số kĩ thuật như:
3
2
loại vật liệu, lượng chất sử dụng…
4
Thiết bị có khả năng thử tính dẫn điện.
3
- Sản phẩm: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành chia nhóm, lên phương án thiết
kế, kiến thức nền có liên quan tới sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm việc cá nhân, tìm nguồn
tài liệu tham khảo qua internet, thư viện….
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền các hoạt động trải nghiệm.
a. Mục đích của hoạt động: Tìm hiểu các nội dung kiến thức nền có liên quan.
b. Sản phẩm của hoạt động
- Mơ tả, trình bày được kiến thức nền có liên quan tới nội dung của chủ đề.
- Có video, hình ảnh, poster, bài báo cáo…..về các kiến thức nền, bản vẽ mô
tả sản phẩm, cách thiết kế và hình dạng của sản phẩm dự kiến.
6

skkn


c. Cách thức tổ chức
HS làm việc nhóm. GV hướng dẫn HS lên kế
hoạch chế tạo sản phẩm:
1. Vẽ phác họa mơ hình chi tiết và chú
thích cho thiết bị thử tính dẫn điện của dung
dịch

2. Lập danh sách các nguyên vật liệu, thiết
bị cần dùng.
3. Phân công công việc cụ thể cho các
thành viên trong nhóm
Yêu cầu sản phẩm học tập:
Poster bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội
dung: Cấu tạo (hình vẽ), ngun vật liệu dự
kiến (có định lượng), ngun lí hoạt động (có lí giải).
Hình 1: Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
Hoạt động 3. Trình bày nội dung kiến thức nền và bản thiết kế của sản
phẩm.
a. Mục đích của hoạt động
1. Mô tả được các bản thiết kế thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch;
2. Vận dụng các kiến thức liên quan để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và
nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế;
3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện chế tạo thiết bị thử tính
dẫn điện của dung dịch;
4. Lên kế hoạch chế tạo sản phẩm.
b. Nội dung của hoạt động
HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên
quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi
nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản
phẩm. Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên kế hoạch chi tiết
phương án chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.
- GV sử dụng: các câu hỏi định hướng để trao đổi về mặt nội dung, phiếu
đánh giá để đánh giá phần trình bày của HS.
- Các nhóm HS lần lượt trình bày kết quả điều tra của nhóm.
c. Sản phẩm của hoạt động
- Bản thiết kế.
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản biện

nhóm bạn. Poster mô tả về vật liệu, sản phẩm dự kiến của HS khi chế tạo thiết bị
thử độ dẫn điện của dung dịch.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về: Nội dung cần trình bày; Thời lượng báo cáo;
Cách thức trình bày quy trình.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Bài trình bày được đánh giá theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá đã thống
nhất.
7

skkn


Hình 2: Poster mơ tả về bản thiết kế thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch

Hoạt động 4. Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch theo phương
án thiết kế đã chọn.
a. Mục đích của hoạt động
- Chế tạo được thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch dựa trên phương án
thiết kế tối ưu đã lựa chọn.
- Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
b. Nội dung của hoạt động
- HS chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch theo nhóm ngoài giờ
học. GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.
c. Sản phẩm của hoạt động
- Thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.
- Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo.
d. Cách thức tổ chức
- GV có thể lập nhóm trên Facebook và yêu cầu HS cập nhật q trình chế tạo
sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.

Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
1. Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo vệ việc thiết kế,
nhóm học sinh chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện theo đúng phương án đã lựa
chọn.
2. Thử nghiệm
Để đánh giá khả năng thử tính dẫn điện của thiết bị, GV gợi ý HS tiến hành
thử nghiệm trên các dung dịch sau: Nước cất, dung dịch saccarozo (C12H22O11),
dung dịch muối ăn NaCl, dung dịch NaOH, dung dịch HCl 0,1M, dung dịch
CH3COOH 0,1M. Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi
rõ cách cải tiến.
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm thử tính dẫn điện của dung dịch
a. Mục đích của hoạt động
- Trình bày cách vận hành và thao tác được trên thiết bị thử tính dẫn điện của
dung dịch;
- Giải thích được sự thành cơng hoặc thất bại của sản phẩm;
8

skkn


- Đề xuất các ý tưởng cải tiến thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch. Chi
phí, vật liệu đã được sử dụng. Khả năng ứng dụng của sản phẩm.
b. Nội dung của hoạt động
- HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi.
HS giải thích sự thành cơng hoặc thất bại của thiết bị và đề xuất các phương án
cải tiến.
c. Sản phẩm của hoạt động
- Bản đề xuất cải tiến thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch.
d. Cách thức tổ chức
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:

1. Báo cáo trong lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm: Tiến trình chế tạo sản phẩm; kết quả các lần
thử nghiệm; phương án thiết kế cuối cùng; cách sử dụng thiết bị thử tính dẫn
điện của dung dịch
2. Thử nghiệm sản phẩm trong lớp học hoặc trong phịng thí nghiệm
- HS sử dụng thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch để thử tính dẫn điện của
dung dịch...
- GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá thiết bị thử tính dẫn điện của dung
dịch cho các nhóm.
3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp
- HS và GV nhận xét về sản phẩm. GV tổng kết và đánh giá chung về dự án:
Kiến thức, kĩ năng liên quan, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, thuyết
phục.

Hình 3: Một số hình ảnh khi HS
thực hiện chủ đề.
Một số câu hỏi:
1. Vì sao có những dung dịch dẫn được điện, có những dung dịch không dẫn
được điện? Những dung dịch dẫn được điện là do các tiểu phân nào? Em đã vận
dụng các kiến thức trên như thế nào để chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của
dung dịch?
9

skkn


2. Chất điện li mạnh là gì? Chất điện li yếu là gì? Làm sao để nhận biết được
chất điện li mạnh hay yếu bằng thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch?
3. Nêu nguyên nhân tai nạn về điện và một số kĩ năng cần thiết để sơ cứu
người khi bị điện giật? Biện pháp an toàn khi sử dụng điện?

4. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án?
5. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?
6. Nếu có thêm thời gian, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế nào?
2.3.2. Thiết kế, tổ chức hoạt động STEM khi giảng dạy chương Cacbon - Silic
Để HS có cơ hội trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã chọ chương Cacbon
– silic tôi tiến hành thực hiện chủ đề STEM “chế tạo tên lửa với baking soda”.
Thông qua hoạt động giáo dục STEM này các em có cơ hội được trải nghiệm,
phát triển NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề và khắc sâu kiến thức một cách tốt
hơn.
Quy trình dự kiến:
Thời
Hình thức
TT
Nội dung
gian
tổ chức
Hình thành kiến thức nền về cacbon và hợp
HS làm
Hoạt
chất, tính chất hóa học của muối cacbonat.
1 tiết
việc tại lớp
động 1
Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Hoạt
Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan; khảo
HS làm
5 ngày
động 2 sát vấn đề, lên các ý tưởng thiết kế.
việc tại nhà

Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan; kết
HS làm
Hoạt
quả khảo sát vấn đề, trình bày phương án
1 tiết
việc tại lớp
động 3
thiết kế.
Hoạt
Học sinh tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản
HS làm
5 ngày
động 4 phẩm dựa trên phương án thiết kế.
việc tại nhà
Hoạt
HS làm
Các nhóm báo cáo về sản phẩm đã thiết kế.
1 tiết
động 5
việc tại lớp
Chủ đề : CHẾ TẠO TÊN LỬA VỚI BAKING SODA
KHBD chi tiết tại phần phụ lục kèm theo
Thời lượng: 2 tuần – HÓA HỌC lớp 11 (cơ bản)
1. Mơ tả chủ đề:
Tên lửa là một khí cụ bay, chuyển động nhờ sức đẩy theo nguyên tắc phản
lực do khí phụt ra từ động cơ. Nhìn hình ảnh tên lửa được phóng thẳng mạnh mẽ
lên bầu trời, ai cũng có ước mơ một lần được chạm tay vào tên lửa. Tuy nhiên,
tên lửa có cấu tạo phức tạp, khổng lồ, không phải là thiết bị phổ biến mà bất cứ
ai cũngcó cơ hội tiếp xúc. Vì vậy, để hình ảnh tên lửa gần gũi hơn, và để ni
dưỡng lịng đam mê khoa học, khao khát chạm vào chân trời tri thức mới vào

một ngày khơng xa của học trị, phương án tơi lựa chọn là tìm hiểu tên lửa thông
qua phim ảnh, và từ những nguồn nguyên vật liệu đơn giản, nghiên cứu Chế tạo
tên lửa với baking soda.
Địa điểm tổ chức: Lớp học và sân trường
Mơn học chính: mơn Hóa học
2. Mục tiêu
2.1. Kiến thức
10

skkn


- HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: phân loại muối cacbonat,
tính chất hóa học của muối cacbonat.
- HS liên hệ các kiến thức cũ của bài học:
Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử (Vật lí 10)
2.2. Kỹ năng
- Thiết kế và thử nghiệm Chế tạo tên lửa với baking soda từ vật liệu dễ kiếm,
có khả năng hoạt động được.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức nền và giao nhiệm vụ chế tạo tên lửa với
baking soda
a) Mục tiêu: HS tìm kiểu kiến thức nền về muối cacbonat và hợp chất, giao
nhiệm vụ thiết kế tên lửa có khả năng “bay” với baking soda và giấm ăn.
b) Nội dung: HS quan sát đoạn phim ngắn “Spacex: Phóng thành cơng tên lửa
siêu mạnh Falcon Heavy”, từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án.
GV trình bày một số thơng tin về tên lửa; từ đó giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế
tạo tên lửa với baking soda với các yêu cầu:
Điểm
Điểm
TT

Tiêu chí
đạt
tối đa
được
1
Tên lửa được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
2
2
Mẫu mã đẹp, cân đối.
2
Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như:
3
2
loại vật liệu, lượng chất sử dụng…
Tên lửa hoạt động được dựa vào phản ứng hóa
4
3
học của baking soda và giấm.
Tính tốn để lượng baking soda và giấm phản
5
1
ứng vừa hết với nhau
Sản phẩm: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành chia nhóm, lên phương án thiết kế,
kiến thức nền có liên quan tới sản phẩm.
Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm việc cá nhân, tìm nguồn tài
liệu tham khảo qua internet, thư viện….
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền các hoạt động trải nghiệm.
a. Mục đích của hoạt động
- Tìm hiểu các nội dung kiến thức nền có liên quan.
- Chủ đề 1. Hợp chất của cacbon, phần muối cacbonat. (Hóa học 11CB)

- Chủ đề 2. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử (Vật lí 10)
- Lên được kế hoạch hoạt động, làm việc của nhóm.
- Phác thảo được sơ đồ thiết kế tên lửa kèm theo nguyên lí hoạt động.
b. Nội dung của hoạt động
– GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
+ Mỗi nhóm nêu tên, nội dung kiến thức trong các chủ đề có liên quan được
sử dụng để thiết kế, hoàn thành nhiệm vụ.
+ Trình bày phương án thiết kế sơ bộ về sản phẩm.
+ Hình thức trình bày: Powerpoint, poster.....
Câu hỏi định hướng cho các chủ đề:
11

skkn


Chủ đề 1. Hợp chất của cacbon, phần muối cacbonat
1. Muối cacbonat được chia làm mấy loại? Nêu ví dụ.
2. Nêu tính chất vật lí, hóa học của muối cacbonat.
3. Nêu CTHH của natri hidrocacbonat, viết phương trình phản ứng với
HCl, CH3COOH.
4. Giải thích tại sao tên lưa có thể hoạt động được dựa trên phản ứng này.
Chủ đề 2. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử (Vật lí 10)
1. Nêu nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí?
2. Hãy dùng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích tại sao chất khí
gây áp suất lên thành bình và tại sao áp suất này lại tỉ lệ nghịch với thể
tích chất khí?
3. Dự đốn điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ khí đột ngột tăng lên trong một
thể tích bình kín/bình hở?
c. Sản phẩm của hoạt động
- Có video, hình ảnh, poster, bài báo cáo…..về các kiến thức nền, bản vẽ mô

tả sản phẩm, cách thiết kế và hình dạng của sản phẩm dự kiến.
d. Cách thức tổ chức
- HS làm việc nhóm, GV hướng dẫn HS lên kế hoạch chế tạo sản phẩm:
Hoạt động 3. Trình bày nội dung kiến thức nền và bản thiết kế của sản
phẩm.
a. Mục đích của hoạt động
1. Mô tả được các bản thiết kế tên lửa phóng bằng baking soda;
2. Vận dụng các kiến thức liên quan để lí giải và bảo vệ cơ sở khoa học và
nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế;
3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện chế tạo tên lửa với
baking soda;
4. Lên kế hoạch chế tạo sản phẩm.
b. Nội dung của hoạt động
1. Mỗi thành viên vẽ ít nhất 2 ý tưởng thiết kế sản phẩm. Cập nhật vào nhật
kí cá nhân.
2. Các thành viên thảo luận tất cả các ý tưởng của các thành viên và lựa
chọn 1 ý tưởng tốt nhất. Vẽ vào nhật kí học tập của nhóm.
3. Vẽ phác hoạ thiết kế của sản phẩm. Ghi rõ
– Chú thích từng bộ phận của sản phẩm
– Liệt kê các nguyên vật liệu ứng với từng bộ phận
– Dự kiến về kích thước, hình dáng, khối lượng, thể tích… hoặc các thơng
số kĩ thuật khác liên quan đến vật liệu dự định sử dụng để thiết kế cho từng sản
phẩm
– Vận dụng các kiến thức nền cũng như các kiến thức khác liên quan để giải
thích cơ chế hoạt động của tên lửa phóng bằng baking soda.
Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến
thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản
biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để
tiến hành làm sản phẩm. Cuối tiết học, GV giao nhiệm vụ cho nhóm về lên kế
hoạch chi tiết phương án chế tạo tên lửa phóng bằng baking soda.

12

skkn


c. Sản phẩm của hoạt động
– Bản thiết kế.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học và các câu hỏi, ý kiến phản
biện nhóm bạn.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về: Nội dung cần trình bày; thời lượng báo cáo;
cách thức trình bày quy trình.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 3 phút
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt
câu hỏi tương ứng.
– Bài trình bày được đánh giá theo các tiêu chí đã thống nhất.
Một số phương án chế tạo tên lửa với baking soda
- Tên lửa làm bằng chai nhựa đặt
vng góc với mặt đất, có trụ đỡ được
gắn vào đi, đi tên lửa là miệng chai
có gắn nắp chai
- Tên lửa được làm từ các tấm nhôm
ghép lại với nhau (như mơ hình thật),
tên lửa nằm nghiêng 1 góc 45° so với
mặt đất
- Tên lửa được làm từ bìa giấy khơng
có trụ đỡ, nằm nghiêng so với mặt đất,
dùng thanh gỗ nhỏ gắn không sâu quá
vào đuôi sau khi đổ nước.

Hình 4: Một số hình ảnh phiếu ý tưởng
của từng nhóm trong dự án

Hoạt động 4. Chế tạo thiết bị thử tính dẫn điện của dung dịch theo phương
án thiết kế đã chọn.
13

skkn


a. Mục đích của hoạt động
1. Chế tạo được tên lửa với baking soda dựa trên phương án thiết kế tối ưu.
2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
b. Nội dung của hoạt động
HS chế tạo tên lửa với baking soda theo nhóm ngồi giờ học. GV theo dõi, tư
vấn hỗ trợ HS.
c. Sản phẩm của hoạt động
– Tên lửa phóng bằng baking soda
– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
– Bài báo cáo q trình và kinh nghiệm chế tạo.
d. Cách thức tổ chức
GV có thể lập nhóm trên Facebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình chế tạo
sản phẩm. Từ đó, GV có thể đơn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
1. Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh, nhóm học sinh chế tạo thiết bị
thử tính dẫn điện theo đúng phương án đã lựa chọn.
2. Thử nghiệm
- Phản ứng hóa học nào liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho tên lửa?
- Thiết kế của tên lửa tác động đến sự chuyển động của tên lửa như thế nào?
- Tên lửa phóng được bao xa trong mỗi lần thử?

- Phản ứng kéo dài bao lâu trong mỗi lần thử?...........
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm “chế tạo tên lửa với baking soda”
a. Mục đích của hoạt động
- Trình bày cách vận hành và thao tác được trên tên lửa phóng bằng baking
soda;
- Giải thích được sự thành cơng hoặc thất bại của sản phẩm;
- Đề xuất các ý tưởng cải tiến tên lửa phóng bằng baking soda.
b. Nội dung của hoạt động
HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi.
HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của thiết bị và đề xuất các phương án
cải tiến.
c. Sản phẩm của hoạt động
Câu 1: Bản đề xuất cải tiến tên lửa với baking soda.
Câu 2: Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “Chế tạo tên lửa với baking soda”.
d. Cách thức tổ chức
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
Báo cáo trong lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm: Tiến trình chế tạo sản phẩm, kết quả các
lần thử nghiệm, phương án thiết kế cuối cùng, cách sử dụng tên lửa phóng bằng
baking soda.
Thử nghiệm sản phẩm trong lớp học hoặc trong phịng thí nghiệm
- HS tiến hành thực hiện cho tên lửa phóng bằng baking soda
- GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá tên lửa với baking soda cho các
nhóm.
Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp
14

skkn



- HS và GV nhận xét về sản phẩm.
- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án: Kiến thức, kĩ năng liên quan; kĩ
năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, thuyết phục
Một số câu hỏi:
1.Tên lửa trong thực tế hoạt động như thế nào? Ở trong mô hình này, em đã
vận dụng ngun lí nào để tên lửa bay được?
2. Em đã vận dụng phản ứng hóa học nào để chế tạo tên lửa hoạt động được?
Phản ứng hóa học đó vì sao xảy ra được?
3. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án?
4. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?
5. Nếu có thêm thời gian, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế nào?
Hình 5: Một số hình ảnh khi HS

thực hiện chủ đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học 2021 - 2022 tôi đã tiến hành tổ chức các tiết dạy theo chủ đề
có áp dụng giáo dục STEM trên tồn khối 11 của trường THPT Như Xuân II. Để
có thể đánh giá khách quan, cụ thể hiệu quả của các SKKN, tôi đã tiến hành so
sánh đối chứng giữa kết quả khi kiểm tra đánh giá chương sự điện li, cacbon –
silic trong hai năm học 2020 – 2021 và 2021 – 2022, tiến hành xử lí số liệu thu
được với hai lớp là 11A và 11D.
Bên cạnh đó khi giảng dạy, tơi cũng chủ động quan sát về q trình học tập,
thực hiện nhiệm vụ để đánh giá định tính về hứng thú học tập, hiệu quả giảng
15

skkn


dạy, chất lượng của các tiết học. Ngoài đánh giá định tính, đánh giá định lượng

được thể hiện bằng các bài kiểm tra 15 phút để thấy hiệu quả rõ rệt mà giáo dục
STEM mang lại trong năm học 2021 – 2022.
2.4.1. Kết quả định tính
*Đối với lớp đối chứng:
Các em vẫn tham gia vào quá trình học tập theo phương pháp truyền thống,
sự tiếp nhận kiến thức vẫn đạt hiệu quả tuy nhiên hứng thú học tập của các em
khơng cao. Chỉ có một số ít HS tham gia vào q trình tiếp nhận nhiệm vụ với
sự tích cực, sơi nổi. Phần lớn các em chưa có sự chủ động trong học tập, tìm
hiểu kiến thức. Đa số HS mang tâm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức, các
em đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập vì mục tiêu điểm số nhưng khơng
mấy hào hứng, các yêu cầu giáo viên đưa ra các em còn làm mang tính “đối
phó”. Vì vậy khả năng hiểu và khắc sâu kiến thức chưa tốt. Giờ học chưa sôi nổi
và hiệu quả chưa cao.
*Đối với lớp thực nghiệm
Khi tiến hành triển khai phương pháp giáo dục STEM, đưa ra các tình huống
thực tiễn các em có sự hào hứng và quan tâm. Khơng khí tiết học cũng vì vậy
mà trở nên sơi nổi. Các em tích cực trong việc tìm hiểu các kiến thức để hoạt
thành nhiệm vụ được giao qua từng tiết học. Các poster, bài báo cáo, sản phẩm
được tạo thành sau mỗi chủ đề STEM đều thể hiện sự sáng tạo, khả năng giải
quyết vấn đề một cách đa dạng, phong phú của HS. Các kiến thức được khắc sâu
một cách “tự nhiên” thông qua các hoạt động học tập.
Bên cạnh đó sự trải nghiệm, được tự tay làm những sản phẩm dựa trên kiến
thức đã học đã phát huy tối đa tính tích cực khi học bộ mơn, đam mê muốn tìm
hiểu tri thức của các em. Điều này có thể lí giải do ngay từ đầu, nhiệm vụ học
tập của HS được đặt trong bối cảnh thực tiễn gần gũi, sinh động; không đơn
thuần khơ khan, nhàm chán như cách học cũ; vì thế HS khởi động rất hứng thú,
sơi nổi.
Trong cả q trình học, HS hoạt động đúng nghĩa học mà chơi, chơi mà
học. Các em khơng bị gị bó trong khơng gian lớp học khép kín và tiếp nhận
lượng kiến thức một chiều từ thầy cô như những tiết học truyền thống; mà các

em được trải nghiệm, thoải mái thỏa sức sáng tạo trong khơng gian ngồi lớp
học, tự do khám phá, tìm hiểu kiến thức mới; thơng qua hoạt động nhóm và
được cùng thầy cô trao đổi ý tưởng, các em hịa đồng, mạnh dạn hơn, kiến thức
lý thuyết từ đó được tiếp nhận rất tự nhiên, sâu sắc. Giờ học ln sơi nổi, có hiệu
quả.
*Đối với GV
Là GV đã nhiều năm đứng lớp và trực tiếp giảng dạy hóa học vơ cơ, chương
trình SGK 11. Tơi nhận thấy các PPDH truyền thống đã khơng cịn phát huy
được vai trị tối ưu trong sự đổi mới, phát triển của giáo dục. Các kiến thức nặng
về lí thuyết khiến các em nhàm chán, cảm thấy khó khăn khi học bộ mơn Hóa
học. Việc ứng dụng giáo dục STEM mang tới cho các em sự thối mải, tích cực
và phát triển một cách có hiệu quả năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề của
các em. Đi kèm theo đó, tính tích cực, chủ động trong học tập bộ môn cũng
được cải thiện, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng học tập của các em.
16

skkn


2.4.2. Kết quả định lượng
Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả, chất lượng học tập khi dạy học
STEM, tơi tiến hành đánh giá định lượng qua hai hình thức:
- Thông qua phiếu khảo sát ý kiến HS sau khi áp dụng dạy học STEM.
- Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá với bài kiểm tra 15 phút sau khi học
xong chương điện li, chương Cacbon – silic.
Kết quả thu được như sau.
*Về phiếu khảo sát
Hồn
Hồn
Đồng Khơng tồn

STT
Nội dung
tồn
ý
đồng ý khơng
đồng ý
đồng ý
Học tập thơng qua các hoạt động
1 thực tế, có trải nghiệm khiến em
60
24
6
0
có hứng thú học tập hơn.
Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
2 STEM giúp em được thể hiện sự
56
32
2
0
sáng tạo của bản thân.
Thông qua q trình hồn thành
3 nhiệm vụ em được trau dồi kĩ
44
38
6
1
năng hợp tác, làm việc nhóm...
Em đưa được ra các biện pháp để
giải quyết vấn đề khi gặp vướng

4
64
24
2
0
mắc trong thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Em có thích học tập bằng phương
5
42
36
8
4
pháp giáo dục STEM khơng?
Em có thích học phần hóa vơ cơ
6 lớp 11 chương sự điện li, cacbon –
54
28
6
2
silic khơng?
Em có muốn được thực hiện thêm
7 nhiều dự án bằng giáo dục stem
51
32
6
1
không
Thông qua phiếu khảo sát đối với lớp thực nghiệm đã triển khai phương
pháp giáo dục STEM tơi thấy rằng: Phần lớn HS đều u thích và hứng thú với

phương pháp giáo dục STEM. Thông qua phương pháp này HS hiểu bài, ghi nhớ
kiến thức một cách tốt hơn và cũng thấy yêu thích học tập bộ mơn hơn. Điều
quan trọng nhất đó là NL giải quyết vấn đề và sáng tạo của các em cũng được
nâng cao. Các kĩ năng CNTT, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết
trình.... cũng được cải thiện và trau dồi khi thực hiện các nhiệm vụ STEM. Đi
kèm theo đó các em mong muốn các nhiệm vụ học tập tiếp theo được áp dụng
theo giáo dục STEM để có cơ hội trải nghiệm, khám phá, mang lí thuyết đi đôi
với thực hành.

17

skkn


Điều này cho thấy giáo dục STEM đã góp phần PTNL sáng tạo và giải
quyết vấn đề ở HS. Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các em được thỏa sức
sáng tạo để hình dung, phác thảo về các sản phẩm. Khơng chỉ vậy HS được đặt
vào các tình huống có vấn đề, yêu cầu bản thân phải nảy sinh ra được phương
hướng giải quyết khi sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chí được đề ra. Q
trình này cũng bộ lộ rõ năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của HS.
*Về bài kiểm tra đánh giá
Đối với phân tích định lượng kết quả kiểm tra,chúng tôi cho HS khối 11
làm bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong chương Sự điện li, chương cacbon sillic. Sau đó chọn ngẫu nhiên 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Năm học 2020 - 2021
ĐC1
ĐC2
Lớp 11A
Lớp 11D

Năm học 2021 - 2022

TN1
TN2
Lớp 11A
Lớp 11D

Phân loại kết quả học tập của lớp TN – ĐC qua bài kiểm tra
Số % HS
Đối tượng
Yếu-kém Trung bình
Khá
Giỏi
(0 – 4)
(5 - 6)
(7 - 8)
(9 – 10)
TN1
7,42
20,2
39,1
33,28
ĐC1
15,03
37,8
31,61
15,56
TN2
3,25
21,36
38,21
37,18

ĐC2
10,62
37,90
30,05
21,43

Hình 6. Biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra lớp TN1 – ĐC1
(Bài kiểm tra chương sự điện li)

18

skkn


Hình 7. Biểu đồ phân loại kết quả bài kiểm tra lớp TN2 – ĐC2
(Bài kiểm tra chương Cacbon - Silic)
Qua phân tích định lượng, chúng tơi thấy kết quả học tập thực nghiệm luôn
cao hơn đối chứng, cụ thể: Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở các lớp sau khi
thực nghiệm luôn cao hơn đối chứng và tỉ lệ % học sinh đạt điểm yếu, kém và
trung bình ở các lớp sau thực nghiệm thấp hơn khi đối chứng. Chứng tỏ sau thực
nghiệm HS đã hiểu bài và vận dụng kiến thức tốt hơn. Điều này cho thấy sử
dụng giáo dục STEM trong giảng dạy phần vơ cơ Hóa học 11 đã giúp HS nâng
cao chất lượng học tập, góp phần PTNL giải quyết vấn đề và sáng tạo trong học
tập bộ mơn Hóa học.
Có thể thấy SKKN đã mang tới hiệu quả rõ rệt trong giảng dạy bộ mơn Hóa
học nói chung và phần hóa học vơ cơ 11 nói riêng. Trong bối cảnh đổi mới
PPDH đang là xu hướng phát triển, mục tiêu hướng tới của giáo dục thì giáo dục
STEM sẽ là cơng cụ đắc lực trong việc tổ chức dạy học, PTNL cần thiết của HS.
Với bản thân và đồng nghiệp, chúng tơi nhận thấy phương pháp giáo dục
STEM tuy cịn rất mới nhưng nó đã làm cho người dạy phải tìm tịi nhiều kiến

thức ở các mơn học khác nhau để vận dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống. Chúng tôi đang từng bước thực hiện đổi mới giờ dạy theo hướng giáo
dục STEM bước đầu đã làm quen và vận dụng ở mức cơ bản phụ thuộc vào cơ
sở vật chất, năng lực học tập ở từng đối tượng HS.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sau khi tiến hành xây dựng và thực hiện sáng kiến, tôi rút ra một số kết
luận sau:
3.1.1. Ưu điểm của biện pháp
Biện pháp đã đạt được những ưu điểm sau:
1. Khảo sát được thực trạng hứng thú học tập, tính tích cực của HS, khó khăn
các em gặp phải khi học bộ mơn Hóa học.
2. Thiết kế được một số kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học có áp dụng giáo
dục STEM khi giảng dạy hóa học vơ cơ lớp 11, cụ thể là chương sự điện li và
chương Cacbon – silic.
19

skkn


3. Tổ chức dạy học có lồng ghép giáo dục STEM để PTNL giải quyết vấn đề
và sáng tạo của HS đồng thời nâng cao tính tích cực, hứng thú trong học tập.
4. Tiến hành các bài dạy STEM theo đúng quy trình, có sản phẩm của từng
chủ đề. Tạo cơ hội cho HS trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
5. Tiến hành thực nghiệm kiểm chứng trên HS khối 11, trường THPT Như
Xuân II về mặt định tính, định lượng qua phiếu khảo sát, bài kiểm tra chất lượng
để đánh giá được sự hiệu quả của SKKN khi áp dụng vào giảng dạy.
6. Nâng cao chất lượng học tập bộ môn, PTNL giải quyết vấn đề và sáng tạo
của HS trong giảng dạy phần vơ cơ hóa học 11, giải quyết được thực trạng đã
được khảo sát ở mức độ nhất định.

b. Hạn chế:
1. Các hoạt động tổ chức dạy học STEM còn được xây dựng chưa nhiều, cần
bổ sung và phát triển ở các nội dung kiến thức trong chương trình.
2. Một số ít HS vẫn chưa tích cực tham gia vào q trình tiếp nhận nhiệm vụ.
3.2. Kiến nghị
Qua q trình thực nghiệm, tơi nhận thấy và có một số đề xuất với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục STEM trong trường như sau.
3.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo
Nên tăng cường các buổi tập huấn, trao đổi, chia sẻ về kinh nghiệm áp dụng
giáo dục STEM trong giảng dạy để GV có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến
thức về phương pháp này.
3.2.2. Đối với Nhà trường
Nhà trường cần đảm bảo có sự quan tâm đầy đủ và tồn diện tới lĩnh vực
giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, tin học đểgiáo dục STEAM ở đạt
được hiệu quả.
- Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị: giáo dục STEAM địi hỏi
phải có đầy đủ trang thiết bị, nhiều hình ảnh, minh họa bằng bài giảng điện tử,
video, internet và trình chiếu…
- Nhà trường nên xây dựng ít nhất một câu lạc bộ STEAM.
3.2.3. Đối với giáo viên
Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, tìm hiểu thêm các bài dạy có sử
dụng STEM để bài dạy STEM thêm phong phú, đa dạng và lựa chọn các nội
dung phù hợp với điều kiện thực tế của trường đang giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2022
ĐƠN VỊ
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

20


skkn


Lê Thị Hồng Ngọc

21

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí
Kiên (2009), Hóa học 11, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực
hành đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ.
3. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, tháng
11/2013.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thơng mơn hóa học lớp 10 chương trình
nâng cao.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Mơn Hóa học,
cấp THPT, Hà Nội.
6. Nguyễn Cơng Khanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, NXB
ĐHSP.

skkn



×