Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn một vài kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn dựa trên kênh hình giúp hoc sinh ôn tập phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng có nhiều những
thay đổi đáng kể, đặc biệt là những thay đổi về phương pháp giảng dạy, cấu trúc
đề thi TN THPT (trắc nghiệm 100%), thời gian cho một bài thi, hình thức tổ
chức thi, thay đổi sách giáo khoa ở các cấp học, tất cả đều nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất trong đào tạo những thế hệ tương lai tích cực, chủ động và sáng tạo
đáp ứng được nhu cầu hội nhập của đất nước.
Trong cấu trúc của đề thi TN THPT hiện nay, kiến thức chủ yếu trong
chương trình sinh học 12 và chương I sinh học 11. Qua đó ta thấy kiến thức
được ra trong các đề thi khá rộng. Tuy nhiên, thời lượng học chương trình hiện
hành lại rất ngắn (sinh 11, 12 chỉ có 1,5 tiết/ tuần đối với chương trình chuẩn),
đặc biệt số tiết ơn tập, cũng như thời gian dành cho học sinh ôn thi không nhiều.
Do vậy việc ôn thi TN THPT chương trình 11 cho học sinh 12 là rất khó khăn vì
đây là chương trình mà HS đã được học qua một năm, phần nào các em đã quên
kiến thức. Vì thế ôn tập kiến thức sinh học 11 với thời gian ngắn nhất, hiệu quả
nhất, đáp ứng được đối với hình thức kiểm tra, đánh giá của giáo dục hiện nay là
một việc làm cần thiết.
Trong q trình ơn tập cho học sinh dự thi THPT Quốc gia, nay là kì thi TN
THPT các năm tơi nhận thấy phần lớn học sinh rất hay lựa chọn theo cảm tính
khi gặp các câu hỏi trắc nghiệm phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật, mặc dù đây chỉ là những câu hỏi nhận biết và thông hiểu, dẫn đến kết quả
khơng chính xác, từ đó ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, giáo viên phải xây dựng nội dung ơn
tập, hình thức ôn tập phù hợp cho từng đối tượng, qua thực tế giảng dạy tôi
mạnh dạn thực hiện đề tài “ Một vài kinh nghiệm xây dựng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm nhiều lựa chọn dựa trên kênh hình giúp học sinh ơn tập phần
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” sinh học 11 - Cơ bản.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tơi thực hiện đề tài với mục đích:
Một là phân tích hình ảnh dựa trên kiến thức đã được học trong chương


trình sinh học 11(phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật) nhằm
củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến thức.
Hai là xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dựa vào các hình ảnh, áp
dụng ôn tập, giúp rút ngắn thời gian ôn tập nhưng vẫn nâng cao chất lượng và
hiệu quả giảng dạy các tiết ơn tập cho kì thi TN THPT, ơn luyện HS giỏi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu hệ thống hình ảnh theo từng nội dung của chương I phần
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11 cơ bản, từ đó xây
dựng hệ thống lệnh và hướng dẫn giải đáp lệnh, xây dựng nội dung ôn tập cho
các giờ lên lớp, đồng thời giúp xây dựng hệ thống cấu hỏi trắc nghiệm (dạng
TNKQ có nhiều lựa chọn).
SKKN được áp dụng đối với học sinh lớp 11, 12 - Trường THPT Hà Văn
Mao trong các giờ ôn tập chương, ôn phụ đạo buổi chiều, ôn thi TN THPT, ơn
học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh.
Trang 1

skkn


1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội
dung của SKKN như: Chinh phục điểm cao kì thi TN THPT, sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách bài tập, Internet…
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - đối chứng giữa các lớp với nhau và
trong cùng một lớp nhưng trước và sau khi thực nghiệm, kết hợp tìm hiểu tâm lí
học tập của các em trong q trình học tập và làm bài kiểm tra các chuyên đề.
Ngồi ra tơi cũng trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp thơng qua nhóm
chun mơn và rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong chương trình sinh học lớp 11, chương I.A - Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật, đã đề cập đến: Sự hấp thụ nước và muối khống, vận
chuyển các chất trong cây, vai trị của các ngun tố khống, hơ hấp, quang
hợp.. Đây là những kiến thức có trong đề thi TN THPT, tuy số lượng câu hỏi
trong cấu trúc của đề thi không nhiều nhưng để đạt được điểm 8, 9, 10 thì các
em khơng thể sai sót các câu hỏi của nội dung phần này.
Câu hỏi trong đề thi TN THPT của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở thực vật là những câu hỏi nhận biết và thông hiểu, tuy nhiên kiến thức sinh 11
các em đã được học sau một năm, phần nào các em đã quên kiến thức cơ bản.
Trong khi đó đa phần các em chưa quan tâm nhiều đến kiến thức lí thuyết, chính
vì vậy GV phải có phương pháp để giúp học sinh dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, vận
dụng và phát huy được khả năng của mình trong q trình học tập.
Người xưa có câu “ Tơi nghe tơi qn, tơi nhìn tơi nhớ, tơi làm tơi hiểu”. Vì
vậy, việc sử dụng kênh hình để ôn tập là một trong những buổi quan trọng giúp
các em ơn tập hiệu quả và hứng thú. Vì vậy khi ơn tập phần chuyển hóa vật chất
và năng lượng nói chung, phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
nói riêng, giáo viên cần phải cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản
thông qua hệ thống kênh hình trong SGK, sau đó phân thành các câu hỏi trắc
nghiệm có nhiều lựa chọn từ đó giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách hiệu
quả nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kì thi TN THPT thường được tổ chức vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7
hàng năm vì thế thời gian ôn tập cho học sinh dự thi TN THPT không nhiều, đặc
biệt số tiết ôn tập của bộ môn Sinh học so với số tiết ôn tập của các mơn học
khác thường ít hơn. Vì thế để giúp cho học sinh nhớ lại những kiến thức Sinh
học 11 là một vấn đề nan giải đối với các thầy cô.
Thực tế kết quả khảo sát kiểm tra một lớp 12 tại trường THPT Hà Văn Mao
khi thực hiện đề tài như sau:

5 −> 6,4
6,5 −> 7,9
8 −> 10
Số HS được 2,1 −> 4,9
Lớp
kiểm tra
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
12A2
39
16 41% 15 38,5% 6 15.4% 2
5,1%
Trang 2

skkn


Kết quả cho thấy số học sinh bị điểm dưới 5 chiếm tới 42,9%, điều này
chứng tỏ hầu hết các em đã quên khá nhiều kiến thức Sinh học lớp 11.
Do vậy khi làm đề thi thử các em gặp câu hỏi thuộc nội dung phần này đa
số học sinh lúng túng, lựa chon theo cảm tính, khơng chắc chắn đúng, mà đây là
những câu hỏi trắc nghiệm thuộc phần đầu của đề thi, từ đó ảnh hưởng đến tâm
lí làm bài trong suốt buổi thi và kết quả của bài thi.
2.3. Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề.

2.3.1. Xây dựng hệ thống kênh hình và lệnh cho từng kênh hình, cung cấp
cho học sinh làm việc độc lập ở nhà.
2.3.1.1. Cách tiến hành.
Bước 1: Lựa chọn kênh hình theo từng bài với các tiêu chí:
- Kênh hình chứa đựng nhiều kiến thức trọng tâm.
- Kênh hình khơng nằm trong chương trình giảm tải.
Bước 2: Xây dựng hệ thống kiến thức dựa trên kênh hình.
Bước 3: Xây dựng hệ thống lệnh (câu hỏi).
Bước 4: Cung cấp hệ thống kênh hình và lệnh (dưới dạng phiếu học tập) cho
học sinh, yêu cầu các em hoàn thành theo thời gian quy định.
2.3.1.2. Hệ thống kênh hình và lệnh.
* Hình 1: Mơ tả cơ chế hấp thụ nước từ đất vào tế bào lơng hút:

Nguồn internet.
Quan sát hình 1 và hồn thành các lệnh sau:
1. Nước từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế nào?
2. Nước di chuyển từ nơi có thế nước ......(trong đất) đến nơi có thế nước .....
(trong tế bào lơng hút).
3. Nước có thể di chuyển từ đất vào tế bào lông hút là nhờ nguyên nhân nào?
* Hình 2: Mơ tả cơ chế hấp thụ ion khống từ đất vào tế bào lơng hút:

Trang 3

skkn


Nguồn internet.
Quan sát hình 2 và hồn thành các lệnh sau:
1. Ion khống được hấp thụ vào tế bào lơng hút nhờ mấy cơ chế?
2. Các cơ chế đó có đặc điểm gì?

* Hình 3: Mơ tả con đường xâm nhập của nước và ion khống vào rễ:

Hình 1.3 trang 8, sinh học 11.
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Hãy viết thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước,
muối khống từ lơng hút vào mạch gỗ của rễ.
(1) Lông hút           (2) mạch gỗ                    (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì    (5) trung trụ    
(6) tế bào chất các tế bào vỏ
2. Dòng nước đi theo một chiều từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là do nguyên
nhân nào?
3. Con đường gian bào có đặc điểm gì?
4. Con đường tế bào chất có đặc điểm gì?
* Hình 4: Mơ tả cơ chế hấp thụ ion khống từ đất vào tế bào lơng hút:

Hình 2.6 trang 13 sinh học 11.
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
Trang 4

skkn


1. Dòng mạch gỗ, dòng mạch rây là? Hãy chỉ ra đâu là dòng mạch gỗ, đâu là
dòng mạch rây?
2. Thành phần chính của dịng mạch gỗ và dịng mạch rây?
3. Những động lực nào giúp dòng nước và ion khống đi lên? Trong các động
lực đó, động lực nào quan trọng nhất?
4. Động lực của dòng mạch rây là gì?
* Hình 5:


Hình 2.3, 2.4 trang 12 sinh học 11.
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Hình ảnh trên mơ tả thí nghiệm về vai trị của động lực nào?
2. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt ở mép lá là gì?
3. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở những loại cây nào? Vì sao?
* Hình 6: Mô tả sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi
sinh vật đất.

Hình 6.1 trang 29 sinh học 11.
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
Trang 5

skkn


1. Hãy nêu con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác thực vật) thành dạng
nitơ khoáng (NH4+ và NO3-) và loại vi khuẩn tham gia vào con đường đó?
2. Nêu q trình phản nitrat hóa và loại vi khuẩn tham gia.
3. Con đường cố định nitơ xảy ra trong đất diễn ra theo tuần tự như thế nào và
nhờ loại vi sinh vật gì?
* Hình 7: Mơ tả cây lúa được trồng trong các dung dịch dinh dưỡng khác nhau.

Hình 5.1 trang 25 sinh học 11
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Khi cây thiếu nitơ có đặc điểm như thế nào? Hãy rút ra nhận xét về vai trò của
nitơ đối với sự phát triển của cây?
2. Khi cây thiếu kali có đặc điểm như thế nào? Hãy rút ra nhận xét về vai trò của
kali đối với sự phát triển của cây?
3. Khi cây thiếu phơtpho có đặc điểm như thế nào? Hãy rút ra nhận xét về vai trị
của phơtpho đối với sự phát triển của cây?

* Hình 8: Sơ đồ quang hợp ở cây xanh.

Hình 8.1 trang 36 sinh học 11.
Trang 6

skkn


Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.
2. Hãy chỉ ra đường đi của các nguyên tử trong quá trình quang hợp. 
3. Dựa vào sản phẩm của q trình quang hợp hãy nêu vai trị của quang hợp?
* Hình 9: Sơ đồ các quá trình của hai pha trong quang hợp.

Hình 9.1 trang 40 sinh học 11
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Quang hợp được chia làm mấy pha đó là những pha nào? Nơi diễn ra của các
pha đó?
2. Đặc điểm của pha sáng và pha tối trong quang hợp?
3. Nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng.
4. Nguyên liệu và sản phẩm của pha tối.
* Hình 9: Chu trình Canvin và sơ đồ con đường C4

Hình 9.2: Chu trình Canvin
Hình 9.3: Sơ đồ con đường C4
trang 41 sinh học 11
trang 42 sinh học 11
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Chất nhận CO2 đầu tiên của con đường C3 và con đường C4 là?
2. Sản phẩm ổn định đầu tiên của con đường C3 và con đường C4 là?

Trang 7

skkn


3. Chu trình C3 xảy ra ở loại tế bào nào?
4. Chu trình C4 gồm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào và xảy ra ở loại tế
bào nào?
5. Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin?
* Hình 10: Sơ đồ con đường CAM và sơ đồ con đường C4.

Hình 9.4: Sơ đồ con đường CAM
Hình 9.3: Sơ đồ con đường C4
trang 42 sinh học 11
trang 42 sinh học 11
Quan sát hình và hồn thành lệnh sau:
Hãy rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về quang hợp giữa thực vật
C4 và CAM.
* Hình 11: Thí nghiệm về hơ hấp ở thực vật.

Hình 12.1 trang 51 sinh học 11
Quan sát hình và hồn thành các lệnh sau:
1. Vì sao nước vơi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm (hình
12.1A) bị vẫn đục khi bơm hút hoạt động?
2. Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái (hình 12.1B) có phải
do hạt nảy mầm hơ hấp hút O2 khơng, vì sao?
Trang 8

skkn



3. Nhiệt kế trong bình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khơng khí bên
ngồi bình chứng thực điều gì?
4. Từ các thí nghiệm trên ta rút ra được những kết luận gì về q trình hơ hấp?
2.3.2. Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm và giải đáp các lệnh.
2.3.2.1. Cách tiến hành.
Bước 1: Học sinh làm việc theo nhóm thống nhất kết quả chung.
Bước 2: Đại diện từng nhóm (nhóm trưởng hoặc thư kí) lên báo cáo kết quả
của nhóm.
Bước 3: Các nhóm cịn lại nhần xét, bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận.
2.3.2.2. Hướng dẫn giải đáp các lệnh.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 1:
1. Nước từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu).
2. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao (trong đất) đến nơi có thế nước thấp
(trong tế bào lơng hút).
3. Nước có thể di chuyển từ đất vào tế bào lông hút là do chênh lệch thế nước
giữa đất và tế bào lông hút.
4. Dịch của tế bào lơng hút ưu trương là do: Q trình thoát hơi nước ở lá, nồng
độ các chất tan cao.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 2:
1. Ion khống được hấp thụ vào tế bào lông hút nhờ hai cơ chế: Thụ động và chủ
động.
2. Cơ chế chủ động có đặc điểm di chuyển ngược chiều građien nồng độ, địi hỏi
phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hơ hấp (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế
nước thấp).
3. Cơ chế thụ động có đặc điểm di chuyển cùng chiều građien nồng độ, không
tiêu tốn năng lượng ATP từ hơ hấp.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 3:
1. Thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối

khống từ lơng hút vào mạch gỗ của rễ:
Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2).
Con đường tế bào chất: (1)→(6)→(4)→(5)→(2).
2. Dịng nước đi theo một chiều từ lơng hút vào mạch gỗ của rễ là do giảm dần
thế nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ (do sự chênh lệch về sức hút nước theo
hướng tăng dần từ ngoài vào trong).
3. Con đường gian bào: Nước và ion khống đi theo khơng gian giữa các bó sợi
xenlulozơ trong thành tế bào và đi đến nội bì, gặp đai caspari chặn lại nên phải
chuyển sang con đường tế bào chất vào mạch gỗ => đặc điểm: Nhanh, không
được chọn lọc.
4. Con đường tế bào chất: Nước và ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các
tế bào => đặc điểm: Chậm, được chọn lọc
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 4:
1. Dịng mạch gỗ là dịng đi lên, vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào
đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục lên mạch gỗ của thân, lên lá và các bộ phận khác
của cây.
Trang 9

skkn


Dòng mạch rây là dòng đi xuống, vận chuyển các chất hữu cơ từ các tế bào
quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.
2. Thành chính của dịng mạch gỗ là nước và các ion khống.
Thành phần chính của dịng mạch rây là đường saccarôzơ (95%), a.a,
hoocmôn...
3. Động lực giúp cho nước và ion khoáng đi lên là nhờ: Lực hút do thoát hơi
nước (quan trọng nhất), áp suất rễ, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
và với thành mạch gỗ.
Động lực của dòng mạch rây là do sự chênh lệch áp suất thẩm phấu giữa cơ

quan nguồn và cơ quan chứa.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 5:
1. Hình ảnh trên mơ tả thí nghiệm về áp suất rễ.
2. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt ở mép lá là nước bị đẩy theo mạch gỗ từ
rễ lên lá trong điều kiện khơng khí đã bão hịa hơi nước (độ ẩm khơng khí cao),
khiến cho nước khơng thốt ra dưới dạng hơi mà đọng lại tạo thành giọt.
3. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở những cây bụi thấp. Vì những cây mọc
thấp thì khơng khí dễ bão hịa và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 6:
1. Con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác thực vật) thành dạng nitơ
khoáng (NH4+ và NO3-): Xác thực vật (3) → NH4+(6), nhờ vi khuẩn amơn hóa (4)
→ NO3- (8), nhờ vi khuẩn nitrat hóa (7).
2. Q trình phản nitrat hóa: NO3- (8) → N2, nhờ vi khuẩn phản nitrat hóa gây
nên trong điều kiện kị khí.
3. Con đường cố định nitơ xảy ra trong đất: N 2 (2) → NH4+(6), nhờ vi khuẩn cố
định nitơ sống tự do trong đất (5)
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 7:
1. Khi cây thiếu nitơ sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu
vàng nhạt ở lá. Do nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và là thành
phần cấu tạo của prơtêin và axit nuclêic
2. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện: Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có
nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Vì kali là ngun tố dinh dưỡng khống thiết yếu và
có vai trị hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion...
3. Khi thiếu phơtpho, cây có những biểu hiện: Lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu thân
khơng bình thường, sinh trưởng của rễ tiêu giảm.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 8:
1. Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
từ nguyên liệu vô cơ nhờ sự tham gia cả hệ sắc tố.
Phương trình tổng quát:
2. Đường đi của các nguyên tử trong quá trình quang hợp. 


Trang 10

skkn


3. Vai trò của quang hợp: Tạo ra nguồn chất hữu cơ, tích lũy năng lượng, điều
hịa khơng khí.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 9:
1. Quang hợp được chia làm hai pha: Pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra ở
màng tilacôit, pha tối diễn ra ở chất nền (Strôma) của lục lạp
2. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ
thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH (Pha oxy hóa
H2O để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH).
3. Pha tối là pha khử CO 2 nhờ ATP và NADPH được hình thành từ pha sáng để
tạo cacbonhyđrat.
4. Nguyên liệu của pha sáng: ADP, NADP+, Pi , H2O
Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH, O2.
5. Nguyên liệu của pha sáng: ATP, NADPH, CO2.
Sản phẩm của pha tối: Cacbonhyđrat.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 9
1. Chất nhận CO2 đầu tiên: Trong con đường C3 là ribulozơ - 1,5 - điphôtphat,
trong con đường C4 là PEP.
2. Sản phẩm ổn định đầu tiên: Con đường C3 là APG, con đường C4 là AOA
(axit ôxalô axêtic) và axit malic.
3. Con đường C3 chỉ có một chu trình xảy ra trong tế bào mô giậu.
4. Con đường C4 gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là chu trình C4 xảy ra trong tế
bào mô giậu, giai đoạn 2 xảy ra ở tế bào bao bó mạch.
5. Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là: Cố định CO2 => Khử APG
thành ALPG => tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5-điphôtphat)

* Hướng dẫn giải đáp lệnh hình 10 (hình 9.3 và 9.4 trang 42 sinh học 11):
- Hai con đường C4 và CAM đều giống nhau về chất nhận CO2 , sản phẩm ổn
định đầu tiên là AOA (axit ôxalô axêtic) và axit malic, tiến hành cũng gồm hai
giai đoạn : Chu trình C4 và chu trình Canvin.
- Hai con đường C4 và CAM có hai điểm khác biệt về khơng gian và thời gian:
Không gian:
+ Con đường C4 giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra trong tế bào mô giậu,
giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong tế bào bao bó mạch.
+ Con đường CAM cả hai gian đoạn đều diễn ra trong cùng một tế bào, tế bào
mô giậu
Thời gian:
+ Con đường C4 : Cả hai gian đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày.
+ Con đường CAM: Giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra vào ban đêm khi
khí khổng mở, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban
ngày khi khí khổng đóng.
* Hướng dẫn giải đáp lệnh của hình 11 (hình 12.1 trang 41 sinh học 11):
1. Nước vơi trong bình bị vẩn đục khi bơm hoạt động là do hạt nảy mầm thải ra
CO2. Điều đó chứng tỏ hạt đang nảy mầm (hơ hấp) giải phóng CO2.
2. Đúng, Vì giọt nước màu di chuyển sang phía bên trái chứng tỏ thể tích khí
trong dụng cụ giảm vì ơxi đã được hạt đang nảy mầm (hô hấp) sử dụng.
Trang 11

skkn


3. Nhiệt kế trong bình chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khơng khí bên ngồi chứng
tỏ hoạt động hơ hấp tỏa nhiệt.
2.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn giúp học
sinh củng cố.
2.3.3.1. Nguyên tắc viết câu hỏi nhiều lựa chọn.

- Câu dẫn:
+ Câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn và là câu khẳng định. Nếu là câu
phủ định thì cần in rõ từ phủ định.
+ Câu dẫn ghép với các phương án phải thành câu hồn chỉnh.
+ Khơng nên dùng hai từ phủ định liên tiếp.
- Các phương án lựa chọn:
+ Số phương án lựa chọn nên bằng 4.
+ Các phương án nhiễu phải có vẻ hợp lí.
+ Khơng dùng hai phương án có nghĩa trái ngược nhau (trừ khi là có 4 phương
án trái nghĩa với nhau đơi một)
+ Độ dài của các phương án phải tương đương nhau
+ Hạn chế dùng đáp án “tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có đáp
án đúng”
2.3.3.1. Một số ví dụ.
* Hình 1: Mơ tả cơ chế hấp thụ ion khống từ đất vào tế bào lơng hút:

Nguồn internet.
Quan sát hình 1 và hồn thành các câu hỏi trắc nghiệm từ 1 đến 5:
Câu 1: Quá trình hấp thụ bị động ion khống có đặc điểm:
I. Các ion khống đi từ mơi trường đất có nồng độ cao vào tế bào lơng hút có
nồng độ thấp.
II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng
độ vào tế bào rễ.
III. Không cần tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
A. II, III.
B. I, IV.
C. II, IV.
D. I, III.
Câu 2: Sự hút nước thụ động của tế bào phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. sự cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 3: Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động là

Trang 12

skkn


A. nước di chuyển từ môi trường ưu trương (thế nước thấp hơn) trong đất vào
tế bào lông hút và các tế bào biểu bì cịn non khác nơi có dịch bào nhược trương
(thế nước cao).
B. nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế
bào lơng hút và các tế bào biểu bì cịn non khác nơi có dịch bào ưu trương (thế
nước thấp hơn).
C. nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế
bào lông hút và các tế bào biểu bì cịn non khác nơi có dịch bào nhược trương
(thế nước cao hơn).
D. nước di chuyển từ môi trường ưu trương (thế nước thấp hơn) trong đất vào
tế bào lơng hút và các tế bào biểu bì cịn non khác nơi có dịch bào ưu trương
(thế nước thấp).
Câu 4: Sự hấp thụ ion khoáng vào tế bào rễ theo cơ chế chủ động có đặc điểm

A. đi từ đất có nồng độ ion cao vào tế bào lơng hút nơi có nồng độ của các ion
đó thấp hơn.
B. đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
C. di chuyển ngược chiều građien nồng độ, địi hỏi phải tiêu tốn năng lượng
ATP từ hơ hấp.

D. di chuyển cùng chiều građien nồng độ, không tiêu tốn năng lượng ATP từ
hơ hấp.
Câu 5: Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình hấp thụ nước từ dất vào tế bào
lông hút?
I. Nước từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu).
II. Nước từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thụ động (cơ chế khuếch tán).
III. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao (trong đất) đến nơi có thế nước thấp
(trong tế bào lơng hút).
IV. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp (trong đất) đến nơi có thế nước cao
(trong tế bào lơng hút).
V. Nước có thể di chuyển từ đất vào tế bào lông hút là do chênh lệch thế nước
giữa đất và tế bào lông hút.
VI. Dịch của tế bào lông hút ưu trương là do: Q trình thốt hơi nước ở lá,
nồng độ các chất tan cao.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
* Hình 2: Sơ đồ tóm tắt sự chuyển hóa nitơ.

Trang 13

skkn


Quan sát hình 2 và hồn thành các câu hỏi trắc nghiệm từ 6 đến 12:
Câu 6: Khi nói về sự chuyển hóa nitơ được tóm tắt theo sơ đồ, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Các nhóm vi sinh vật cố định nitơ gồm (I, II) và nhóm vi sinh vật amon hóa
(IV).

II. Nhóm vi sinh vật cố định nitơ cộng sinh với rễ cây họ đậu là (I).
III. Nhóm vi khuẩn amon hóa (IV), chuyển hóa xác hữu cơ thành NO3- .
IV. Cây trồng hấp thụ NH4+ và NO3V. Nhóm vi khuẩn phản nitrat, chuyển hóa nitrat thành N2 trả lại cho khí quyển.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Khi nói đến q trình cố định nitơ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH4+ nhờ vi sinh vật.
B. Quá trình liên kết N2 với O2 để hình thành NO3- nhờ vi sinh vật.
C. Quá trình liên kết N2 với O2 để hình thành NO2- nhờ vi sinh vật.
D. Chuyển hoá NO2- → N2.
Câu 8: Vi khuẩn cố định nitơ, có khả năng liên kết N2 với H2 để hình thành nên
NH4+, khả năng hình thành NH4+ là nhờ
A. vi khuẩn cố định nitơ có enzim xenlulaza.
B. vi khuẩn cố định nitơ có enzim nitrơgenaza.
C. vi khuẩn có cấu trúc tế bào nhân sơ điển hình.
D. vi khuẩn có khả năng oxi hóa và năng lượng.
Câu 9: Vi khuẩn cố định nitơ trong đất đã biến đổi nitơ diễn ra theo trình tự nào
sau đây?
A. Dạng NO3- thành dạng N2.
B. Dạng NO2- thành dạng NO3-.
C. Dạng N2 thành dạng NH4+.
D. Dạng NH4+ thành dạng NO3-.
Câu 10: Cây trồng hấp thu nitơ trong đất dưới dạng nào?
A. Nitơ phân tử.
B. NO và NO2.
C. NO2 và NH3.
D. NH4+và .NO3-.
Câu 11: Trong đất có thể xảy ra q trình chuyển hóa nitơ phân tử (NO3- → N2),

quá trình này gọi là gì?
A. Đồng hóa nitơ.
B. Cố định nitơ.
C. Amoni hóa.
D. Phản nitrat.
Câu 12: Con đường chuyển hoá nitơ hữu cơ trong xác thực vật thành dạng nitơ
khoáng NH4+ và NO3- theo trình tự nào sau đây?
A. Vật chất hữu cơ + VK nitrat hóa → NO3- + VK nitrit hóa → NO2-.
Trang 14

skkn


B. Vật chất hữu cơ + VK amơn hóa → NH4+ + VK nitrat hóa → NO3-.
C. Vật chất hữu cơ + VK nitrat hóa → NH4+ + VK amơn hóa → NO3-.
D. Vật chất hữu cơ + VK nitrit hóa → NH4+ + VK amơn hóa → NO2-.
* Hình 3: Mô tả cơ chế hấp thụ nước và các ion khống từ đất vào rễ:

Quan sát hình 3 và hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm từ 13 đến 15:
Câu 13: Khi nói về q trình hấp thụ nước và ion khống từ đất vào rễ, có mấy
phát biểu nào đúng?
I. Thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối
khống từ lơng hút vào mạch gỗ của rễ.
(1) Lông hút            (2) mạch gỗ                   (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì     (5) trung trụ    
(6) tế bào chất các tế bào vỏ
Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2);
con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
II. Dòng nước đi theo một chiều từ lông hút vào mạch gỗ của rễ là do giảm dần
thế nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.

III. Dịng nước đi theo một chiều từ lơng hút vào mạch gỗ của rễ là do tăng dần
thế nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
IV. Con đường gian bào có đặc điểm: Nhanh, khơng được chọn lọc.
V. Con đường tế bào chất có đặc điểm: Chậm, được chọn lọc
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con
đường nào?
A. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
B. Qua lông hút vào TB nhu mơ vỏ, sau đó vào trung trụ.
C. Xun qua tế bào chất của các TB vỏ rễ vào mạch gỗ.
D. Theo khoảng không gian giữa các TB vào mạch gỗ.
Câu 15: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển
sang con đường tế bào chất vì:
A. Nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
B. TB nội bì khơng thấm nước nên nước khơng vận chuyển qua được.
C. Nội bì có đai caspari khơng thấm nước nên nước khơng thấm qua được.
D. ASTT của TB nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
* Hình 4: Hình sau đây mơ tả các thí nghiệm về hơ hấp của thực vật.
Trang 15

skkn


Quan sát 4 và hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm từ 16 đến 18:
Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về thí nghiệm trên?
I. Thí nghiệm ở hình A nhằm chứng minh hơ hấp thải CO2.
II. Ở thí nghiệm ở hình B, giọt nước màu sẽ di chuyển về phía hạt đang thí

nghiệm.
III. Thí nghiệm ở hình C nhằm chứng minh hơ hấp thải ra nhiệt.
IV. Thí nghiệm ở hình A, nếu tăng số lượng hạt lên gấp đơi thì nước vơi sẽ ít bị
vẩn đục.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây khơng đúng khi nói về các thí nghiệm trên?
A. Thí nghiệm ở hình A nhằm chứng minh hơ hấp thải CO2.
B. Thí nghiệm ở hình B, giọt nước màu sẽ di chuyển về phía hạt đang thí
nghiệm.
C. Thí nghiệm ở hình C nhằm chứng minh hơ hấp thải ra nhiệt.
D. Thí nghiệm ở hình A, nếu tăng số lượng hạt lên gấp đơi thì nước vơi sẽ ít bị
vẩn đục.
Câu 18: Khi nói về các hiện tượng có thể xảy ra khi hạt nảy mầm trong thí
nghiệm B, phát biểu sau đây đúng?
A. Hạt đang nảy mầm thu nhận nhiệt.
B. Giọt nước màu di chuyển về bên trái.
C. Hạt đang nảy mầm thu lấy CO2.
D. Giọt nước màu di chuyển về bên phải.
* Hình 5: Sơ đồ các quá trình của hai pha trong quang hợp.

Trang 16

skkn


Quan sát 5 và hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm từ 19 đến 22:
Câu 19: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A. CO2 và ATP.
B. Năng lượng ánh sáng.
C. Nước và O2.
D. ATP và NADPH.
Câu 20: Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
A. chất nền của lục lạp.
B. chất nền của ti thể.
C. màng tilacôit của lục lạp.
D. màng ti thể.
Câu 21: Oxi được giải phóng trong
A. pha tối nhờ quá trình phân li nước.
B. pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
C. pha tối nhờ quá trình phân li CO2.
D. pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.
Câu 22: Về bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ơxi hố nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP và
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ơxi hố nước để sử dụng H +, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP
và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha ơxi hố nước để sử dụng H + và điện tử cho việc hình thành ATP và
NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao.
2.4.1. Kết quả đối chứng.
Phương pháp này đã được áp dụng trong năm học 2020 - 2021, chương
trình ban cơ bản.
Năm học 2020 – 2021: Tiến hành trên 2 lớp là 12A1 và 12A2 với cùng một
nhóm học sinh với số lượng tương đương nhau, đề kiểm tra và thời gian như

nhau là 15 phút đã thu được kết quả như sau:
- Lớp thực nghiệm 12A1: Được hướng dẫn ôn tập giải pháp dựa trên kênh
hình và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.

Trang 17

skkn


- Lớp đối chứng 12A2: Chưa được hướng dẫn ôn tập dựa trên kênh hình và
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn dựa trên kênh hình, mà chỉ ôn tập
theo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo bài, theo chương.
Số HS
2,1 −> 4,9
5 −> 6,4
6,5 −> 7,9
8 −> 10
Lớp
được
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
kiểm tra
Thực
35

7
20%
9 25,7% 12 34,3% 7
20%
nghiệm
Đối
39
16 41% 15 38,5% 6 15.4% 2
5,1%
chứng
Biểu đồ mô phỏng kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm với lớp đối
chứng.

2.4.2. Ưu thế của đề tài.
Từ kết quả trên cho thấy việc ôn tập dựa trên hệ thống kênh hình và câu hỏi
trắc nghiệm có nhiều lựa chọn cho kết quả khá tốt, đặc biệt là hầu hết các em
thấy tự tin khi gặp các câu hỏi lựa chọn có ý đúng, ý sai. Điều này được thể
hiện:
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ (5 -> 10) là: 80% trong khi tr ường hợp đối
chứng là 59%
+ Tỉ lệ học sinh bị điểm dưới 5 là: 20% trong khi trường hợp đối chứng là
41%
Việc vận dụng ơn tập dựa trên hệ thống kênh hình và câu hỏi trắc nghiệm có
nhiều lựa chọn đã cho hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên khi xây dựng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm người dạy phải linh hoạt mới đem lại hứng thú học tập, từ đó đem
lại hiệu quả cao trong ôn tập.
Thấy được hiệu quả của đề tài, nhóm Sinh - trường THPT Hà Văn Mao đã
có sự trao đổi, góp ý, bổ sung để hồn thiện đề tài và đã, đang được áp dụng vào
giảng dạy trong các năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Qua quá trình vận dụng bản thân thấy rằng việc áp dụng phương pháp trên
cho công tác ôn luyện mang lại hiệu quả rõ rệt nên tơi có một số kiến nghị:
Trang 18

skkn


- Về phía tổ chun mơn: Mang tính chất là một sáng kiến, hơn nữa kiến
thức là vô hạn, những gì ta biết chỉ là hữu hạn vì thế sáng kiến kinh nghiệm này
mới đề cập tới một phần rất nhỏ trong rất nhiều hình thức ơn tập khác nhau.
Người viết mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng
nghiệp giảng dạy từ đó có thể rút ra được các kinh nghiệm quý cho bản thân.
- Về phía các cấp lãnh đạo: Các cấp lãnh đạo nên cung cấp cho các tổ
chuyên môn ở các trường về các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt để các
giáo viên có điều kiện được học hỏi những kinh nghiệm quý của đồng nghiệp
trong toàn tỉnh.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân củng xin được trình bày
để các đồng nghiệp góp ý cho tơi nhằm nâng cao hiệu quả cao trong việc giảng
dạy và học tập.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Xuân Trường


Trang 19

skkn



×