Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số phương án cải tiến cách làm trong các tiết thực hành phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 cơ bản tại trường THP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.49 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng của việc dạy các tiết thực hành môn sinh học ở trường
THPT Hà Văn Mao
2.1. Tình hình học sinh
2.2. Tính hình giáo viên
2.3. Đồ dùng dạy học
3.Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
3.1.Cấu trúc chương trình SGK SH 11
.2 Đặc điểm nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật sinh học 11 cơ bản
3.3.Một số phương án cải tiến cách làm
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao
4.1. Kết quả đối chứng
4.2 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm
4.3. Kết quả thực nghiệm
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

1


2
2
2
3
3
4
4
5
5
5
5
5
5
6
7
13
13
13
14
15
15
15
16
17


I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho
sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ

của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng
lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này,
giáo dục cần phải có sự đổi mới để tạo ra những con người năng động, sáng tạo
đáp ứng được yêu cầu của thời đại.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái
niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đểu bắt nguồn từ thực tiễn. Công tác
thực hành trong môn sinh học là một phần không thể thiếu để giúp học sinh
nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Mặc khác, việc thực hành còn giúp giáo
viên và học sinh:
+ Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bộ môn, bao gồm các kỹ năng như: nắm
vững những quy tắc làm việc trong phòng thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, theo
dõi, ghi chép và giải thích các hiện tượng sinh học.
+ Bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh, sáng tạo: khi thực
hành học sinh phải tự quan sát, ghi chép, phán đoán và tự rút ra kết luận cần
thiết, “lý thuyết khoa học” sẽ được chứng minh hoặc được rút ra từ thực tế sinh
động do các em tự làm.
+ Gây hứng thú học tập, sự ham muốn nghiên cứu khoa học và các phẩm
chất đạo đức khác.
Thực hành đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học nhưng thực
tế hiện nay việc sử dụng các thí nghiệm Sinh học vẫn còn gặp nhiều khó khăn
như: trang thiết bị thiếu, hoặc không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng, hóa
chất thực hành chưa mua bổ sung kịp thời, phòng thí nghiệm chưa có hoặc chưa
đúng quy cách, một số bài thực hành mất nhiều thời gian để quá trình sinh học
diễn ra. Những khó khăn trên là động lực thôi thúc tôi tiến hành nghiên cứu và
thực nghiệm đề tài: “Một số phương án cải tiến cách làm trong các tiết thực
hành phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Sinh học 11 cơ
bản tại trường THPT Hà Văn Mao”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Một tiết thực hành trên phòng thí nghiệm chỉ có 45 phút, nhưng ở một số bài

thực hành thời gian chờ kết quả thí nghiệm lâu nên khó có thể tiến hành trong
một tiết học 45 phút. Mặt khác, có những bài thực hành đòi hỏi thời gian từ 4
đến 6 giời, từ 3 đến 5 ngày hoặc lâu hơn. Như vậy, để tiến hành thí nghiệm có
được kết quả cho học sinh quan sát và giải thích là điều không thể. Như:
+ Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
2


+ Bài 13: Thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenoit
+ Bài 14: Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật
Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng, làm hạn chế khả năng
tiếp thu tri thức của học sinh do đó muốn nâng cao chất lượng bộ môn giáo viên
cần phải tìm giải pháp mới để đưa chất lượng lên cao hơn, tạo được sự hứng thú
ở học sinh trong các tiết học thực hành.
3. Đối tượng nghiên cứu.
-Kiến thức môn Sinh học rất rộng, vì thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề
tài chỉ nghiên cứu một số phương án cải tiến cách làm trong các tiết dạy thực
hành phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 nằm ở:
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng – phần A: Chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật.
+ Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.
+ Bài 13: Phát hiện diệp lục và carotenoit
+ Bài 14: Phát hiện hô hấp ở thực vật.
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng đối với học sinh lớp: 11A2, 11A6
năm học 2015 – 2016 Trường THPT Hà Văn Mao
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Đọc tài liệu:
- Phân công thực hành ở nhà cho học sinh:
- Điều tra, đàm thoại
- Dự giờ đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm và học hỏi từ đồng nghiệp về vấn đề

mà đề tài đã đưa ra.
- Kiểm tra, đối chiếu

3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
“… Không thể hình dung được việc giảng dạy sinh vật học trong nhà
trường mà lại không có quan sát, không có thí nghiệm học tập.” B.P. Exipốp
(trong cuốn những cơ sở của LLDH). Quan sát và thí nghiệm là các phương
pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học thực
nghiệm, trong đó sinh học. Sinh học là một khoa học đã và sẽ không thể phát
triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm.
Quan sát và thí nghiệm không chỉ cho phép học sinh lĩnh hội tri thức một
cách sâu sắc, vững chắc mà còn tạo cho các em một động lực bên trong, thúc
đẩy các em thêm hăng say học tập.
Tục ngữ có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”, đủ nói lên vai trò của
quan sát thí nghiệm. Người Ấn Độ và người Trung Hoa cũng đã nói: “Nghe thì
quen, nhìn thì nhớ, làm thì hiểu”.
Những phân tích trên đây không chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng
của thí nghiệm thực hành mà còn nhấn mạnh đến phương pháp sử dụng các thí
nghiệm thực hành đó để có thể đạt được hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu dạy học
hiện nay của sự nghiệp giáo dục.
Hiện nay số lượng và chất lượng thí nghiệm thực hành sinh học chưa đáp
ứng được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi
mới dạy học nói riêng. Tình trạng đó có thể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh
phí còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng, phần vì trách nhiệm của nhà sản xuất
(còn mà không dùng được, dùng được thì cũng chóng hỏng), phần vì thiếu sự
quản lí chỉ đạo, động viên những người tốt, việc tốt trong sử dụng và cải tiến

sáng tạo thí nghiệm thực hành sinh học hiện có, phần là do học sinh trên địa bàn
còn lạ lẫm với phòng thí nghiệm, còn rụt rè trong hoạt động nhóm.
Quá trình dạy học bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết với
nhau như: mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Có thể
biểu diễn mối quan hệ của các thành tố trong quá trình dạy học theo sơ đồ sau:
MT
Trong đó:

MT: Mục tiêu

ND

PP

ND: Nội dung
PP: Phương pháp
PT: Phương tiện

TC

PT
ĐG

TC: Tổ chức
ĐG: Đánh giá

4


Qua sự phân tích trên cho thấy: thí nghiệm thực hành là một trong những

phương tiện trực quan quan trọng trong quá trình dạy học, nó là nguồn cung cấp
kiến thức, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là phương tiện để phát huy tiềm
năng tư duy, tính tích cực của học sinh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Trang thiết bị phòng thí nghiệm.
- Nhà trường chưa có phòng thực hành riêng cho từng bộ môn
- Dụng cụ thực hành chưa đầy đủ ở một số bài thực hành
- Hoá chất hết hạn sử dụng nhiều
2.2.Tình hình học sinh
Một số em có tinh thần, thích làm thí nghiệm, thích tự mình khám phá
những bí ẩn có trong kết quả của tiết thực hành. Nhưng nhìn chung, học sinh ở
các lớp ban cơ bản chưa tích cực, chủ động trong các tiết thực hành. Một số
khác có tính rụt rè, nhút nhát không chịu tham gia tiến hành thực hành mà chỉ
quan sát nên tiếp thu tri thức của các em chưa được vững chắc, không có kỹ
năng làm việc trong phòng thí nghiệm, tinh thần hợp tác nhóm chưa tốt dẫn đến
không biết mình phải làm gì trong tiết thực hành.
2.3. Tình hình giáo viên
- Ngại tổ chức vì thời lượng theo số tiết phân phối chương trình không đủ.
- Phương pháp giảng dạy loại bài thực hành còn hạn chế nên chưa có
nhiều kinh nghiệm cũng như chưa nắm bắt được nhiều phương pháp giảng dạy
của đồng nghiệp về loại bài thực hành.
3. Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề.
3.1. Cấu trúc chương trình SGK SH 11
Sách giáo khoa sinh học 11 được viết theo chương trình đổi mới, thể hiện
tính khái quát hóa và nâng cao hệ thống theo đúng tinh thần và nội dung như bài
đầu tiên của chương trình sinh học 10. Sinh học 10 nghiên cứu về cấu tạo, chức
năng và bốn đặc trưng sống diễn ra ở cấp độ tế bào và vi sinh vật. Sinh học 11
nghiên cứu về 4 đặc trưng của cơ thể sống ở cả hai giới động vật và thực vật với
cấu trúc 36 tiết lí thuyết, 02 tiết bài tập, 8 tiết thực hành và 6 tiết ôn tập kiểm tra.
+ Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm hai phần chuyển

hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
+ Chương II: Cảm ứng gồm hai phần cảm ứng ở thực vật và động vật.
+ Chương III: Sinh trưởng và phát triển gồm hai phần sinh trưởng và phát
triển ở thực vật và động vật.
+ Chương IV: Sinh sản gồm sinh sản ở thực vật và động vật.

5


3.2. Đặc điểm nội dung phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở
thực vật sinh học 11 cơ bản
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật là một trong 4 mảng lớn
trong nghiên cứu Sinh lý thực vật và được xếp và một phần trong chương
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở chương trình sinh học 11. Toàn bộ nội
dung và kiến thức của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật nằm
trong 14 bài học trong đó có 11 bài lý thuyết và ba bài thực hành, được phân bố
trong 12 tiết học.
Giống như các phần học khác, trong phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật sinh học 11, các bài thực hành cũng được bố trí ở cuối mỗi
chương học nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức. Phần
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 cơ bản có 3 bài thực
hành như sau:
+ Bài 7: Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón.
+ Bài 13: Thí nghiệm tách chiết diệp lục và carotenoit
+ Bài 14: Thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật
Bảng 3.1. Số tiết lý thuyết và thực hành phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật – sinh học 11 cơ bản THPT
Nội dung

Số lượng


Phần trăm

Số tiết lý tuyết phần chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở thực vật

9

17,3%

Số tiết thực hành phần chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở thực vật

3

6%

Số tiết thực hành phần chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở động vật

1

2%

Số tiết thực hành phần cảm ứng

2

4%


Số tiết thực hành phần sinh trưởng và
phát triển

1

2%

Số tiết thực hành phần sinh sản

1

2%

Qua bảng trên ta dễ dàng thấy rằng sự chênh lệch số tiết thực hành trong
phần chuyển hóa vất chất và năng lượng ở thực vật so với số tiết lí thuyết trong
phần này là không lớn, so với tiết thực hành ở các phần khác trong chương trình
sinh học 11 cơ bản là tương đối lớn. Với mục tiêu giáo dục là “học đi đôi với
6


hành” thì việc phân phối số giờ lí thuyết và thực hành ở phần chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở thực vật là hợp lí. Đây cũng là một lý do khiến tôi chọn
mảng kiến thức này để nghiên cứu và áp dụng cách làm mới.
Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cho học sinh trong các giời thực hành trong
học phần này là tương đối khó như bài 13, 14 thời gian chờ thí nghiệm 20 – 30
phút chưa kể các hoạt động ổn định đầu giờ, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học
sinh, học sinh tiến hành làm thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm. Mặt khác
số lượng học sinh trong nhóm thực hành lớn 8 – 12 học sinh, nên để rèn luyện
kĩ năng thực hành cho học sinh, phát huy được tối đa hiệu quả của bài thực hành
đòi hỏi cần thêm thời gian cho giờ học thực hành trong phần kiến thức này.

3.3 Một số phương án cải tiến cách làm
Cách làm đề xuất

Cách làm hiện nay

BÀI 7. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của
phân bón
* Cách làm

* Cách làm

- Chuẩn bị:

- Chuẩn bị:

Một tuần trước giờ thực hành thí
nghiệm của học sinh giáo viên hướng
dẫn học sinh cách làm thí nghiệm thứ
hai bài 7 SGK trang 33 từng bước cụ
thể để học sinh về làm thí nghiệm ở
nhà; Lớp chia thành 4 tổ (8-10hs)

Một tuần trước giờ thực hành
thí nghiệm của học sinh giáo viên
hướng dẫn học sinh chuẩn bị nguyên
liệu, dụng cụ thực hành ở nhà:
+ Chuẩn bị hạt này mầm: đậu, ngô
200g.

+ Bước 1: Lựa chọn phân: phân + Chuẩn bị phân bón: N, P, K

đạm, phân kali và phân lân đây là ba
+ Chuẩn bị các tấm xốp, dao, dụng cụ
loại phân có hàm lượng N, K, P cao.
để đục lỗ như hướng dẫn SGK bài 7
+ Bước 2: Pha dung dịch phân bón
trang 33.
Ở bước này hàm lượng phân + Đọc trước các bước tiến hành của
dùng để pha là rất nhỏ, ở gia đình các hai thí nghiệm ở nhà.
em không có phương tiện để cân nên
yêu cầu các em pha với tỉ lệ 1g/1 lít
nước đối với mỗi loại phân, sau khi
pha chia đủ lượng dung dịch phân bón
cần dùng cho 4 nhóm , phần dung dịch
phân bón còn thừa sẽ đem tưới cây, rau
trong gia đình trồng.
Bước 3: Làm giá đỡ cho cây trồng
Giáo viên hướng dẫn học sinh
7


dùng các tấm xốp mỏng, sau đó dùng
đầu đũa (sẵn có trong gia đình) đục lỗ,
đục lỗ cách lỗ 5 - 10mm mỗi nhóm
đục sáu tấm xốp cho thí nghiệm ở ba
loại phân bón.
Bước 4: Trồng cây
* Đối với dung dịch chứa nguyên tố
N (phân đạm)
+ Đổ một lượng dung dịch phân bón
vào chậu 1(ghi chậu thí nghiệm

nguyên tố N), để tấm xốp đã đục lỗ
vào chậu, chọn những hạt đậu nảy
mầm có kích thước tương đương nhau
để vào các lỗ đã đục (cho phần rễ mầm
chui vào lỗ hướng xuống dung dịch
phân bón trong chậu)
+ Đổ nước sạch vào chậu 2(ghi chậu
đối chứng nguyên tố N), để tấm xốp đã
đục lỗ vào chậu, chọn những hạt đậu
nảy mầm có kích thước tương đương
nhau để vào các lỗ đã đục (cho phần rễ
mầm chui vào lỗ hướng xuống nước
trong chậu)
* Làm tương tự với hai loại phân
còn lại.
Bước 5. Theo dõi và chi kết quả
+ Sau khi trồng xong sáu chậu cây, để
ra chỗ có ánh sáng hoặc đưa ra vườn
nhà. Cần đặt các chậu sao cho ánh
sáng chiếu đồng đều đến mỗi chậu,
mỗi ngày chậu được chiếu sáng 8h.
+ Chọn một khung giờ thích hợp để đo
chiểu dài cây mỗi ngày ở cả hai chậu
thí nghiệm và đối chứng ở mỗi loại
phân bón thí nghiệm, đo trong 5 ngày.
+ Tổng hợp kết quả vào bảng 7.2 SGK
trang 35. Giải thích tại sao sự sinh
trưởng về chiều dài cây trong chậu đối
chứng ở ngày đầu tiên lại nhanh hơn
8



các ngày sau đó
- Tiến hành
+ Mang thí nghiệm và kết quả thí
nghiệm đến trường vào tiết thực hành
+ Đến tiết thực hành giáo viên kiểm tra
thí nghiệm của học sinh đã làm ở nhà;
các nhóm đưa ra câu trả lời cho câu
hỏi giáo viên yêu cầu giải thích sau đó
giáo viên đưa ra câu trả lời đúng. Giáo
viên yêu cầu lớp chia thành nhiều
nhóm nhỏ và tiến hành làm thí nghiệm
1.
- Tiến hành
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
tương ứng với 4 tổ trên lớp, các tổ
trưởng làm nhóm trưởng (mỗi nhóm
khoảng 10 - 12hs), hai nhóm làm thí
nghiệm 1 và hai nhóm làm thí nghiệm
2.
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà
của học sinh: Dụng cụ, nguyên liệu,
các bước tiến hành của hai thí nghiệm.
Giáo viên nhấn mạnh các bước tiến
hành của của thí nghiệm.
* Ưu điểm
+ Với cách làm này tôi nhận thấy ở
mỗi lớp với số lượng học sinh từ 40 –
45 học sinh các em đều tích cực, chủ

động trong bài thực hành thí nghiệm,
các em học sinh trong nhóm đều hăng
hái nhận nhiệm vụ của mình trong khi
làm thực hành thí nghiệm, khả năng
hoạt động nhóm được phát huy rất tốt,
rút ngắn được thời gian thụ động của
học sinh trên lớp.

+ Giáo viên giao dụng cụ cho nhóm
trưởng của các nhóm.
+Cuối giời các bạn nữ ở các nhóm rửa
dụng cụ và giao nộp lại cho nhóm
trưởng, các bạn nam thu dọn phòng
thực hành.
+Yêu cầu nhóm trưởng giao nhiệm vụ,
dụng cụ cho các thành viên trong tổ và
tiến hành thí nghiệm
+ Cuối giờ nộp bản tường trình theo
nhóm.
* Ưu điểm

+ Trong giờ thực hành trên lớp học
9


sinh có nhiều thời gian giải thích thí + Học sinh chuẩn bị dụng cụ, nguyên
nghiệm 1.
liệu ở nhà rất tốt.
* Nhược điểm


+ Có ý thức trong bảo quản dụng cụ
+ Giáo viên phải giành nhiều thời gian thí nghiệm tốt.
cho phần dặn dò ở tiết lý thuyết trước + Các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ
giờ thực hành.
cô giáo giao.
+ Học sinh gặp khó khăn khi mang thí
nghiệm đến lớp do nhà ở xa trường.

* Nhược điểm
+ Số học sinh trong nhóm nhiều.
+ Số học sinh chưa làm việc hiệu quả
trong phòng thí nghiệm cao.
+ Hợp tác nhóm chưa tốt.
+ Giáo viên khó bao quát được quá
trình thực hiện thí nghiệm của các
nhóm.
+ Thời gian chuẩn bị mất tương đối
nhiều thời gian dẫn đến kết quả và giải
thích kết quả của các nhóm chưa có
hiệu quả.
Bài 13: Thực hành phát hiện diệp lục và carotenoit ở thực vật
Bài 14: Thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật
Cách làm

* Cách làm

- Chuẩn bị:

- Chuẩn bị:


+ Trước tiết thực hành 3-5 ngày giáo + Trước tiết thực hành 3-5 ngày giáo
viên nhắc học sinh về nhà chuẩn bị 2, viên nhắc học sinh về nhà chuẩn bị 2, 3
3 loại hại nảy mầm mỗi loại 200g.
loại hại nảy mầm mỗi loại 200g.
+ Đăng kí với ban giám hiệu dạy + Dạy thực hành trên lớp theo đúng thời
thực hành vào một buổi học (tương khóa biểu và phân phối chương trình
10


tự như đăng kí dạy bù khi chậm của bộ môn. Hai tiết thực hành được
chương trình) để dạy hai tiết thực tiến hành ở hai tiết học trên lớp.
hành liền nhau.
+ Ở bài 14 ở thí nghiệm 1 giáo viên phải
+ Nhắc học sinh đi thực hành vào chuẩn bị cho học sinh quan sát, thí
một buổi học khác buổi học chính nghiệm 2 hướng dẫn học sinh chuẩn bị
trên lớp.
hộp chứa hạt sống và hạt chết như hình
+ Báo với nhân viên chuẩn bị thực 14.2 SGK sinh học 11 trang 60.
hành chuẩn bị và mở phòng thực - Tiến hành:
hành.
* Bài 13

- Tiến hành:
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở
nhà của học sinh: Nguyên liệu (ở cả
bài 13, bài 14), các bước tiến hành
của các thí nghiệm ở bài 13 và 14.
GV Yêu cầu học sinh nêu các bước
tiến hành của thí nghiệm tách chiết
diệp lục, carotenoit; thí nghiệm tạo

thành CO2 và hút O2 trong quá trình
hô hấp ở thực vật.

+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà
của học sinh: Nguyên liệu. GV Yêu cầu
học sinh nêu các bước tiến hành của thí
nghiệm tách chiết diệp lục, carotenoit.

Cách 1:Yêu cầu học sinh trình bày
các bước tiến hành của bất kì thí
nghiệm nào trong bốn thí nghiệm.
Cách 1:Yêu cầu học sinh ở nhóm đã
Cách 2: Yêu cầu học sinh trình bày được phân công làm thí nghiệm 1 trình
một bước tiến hành bất kì nào của bày các bước tiến hành của thí nghiệm 1.
một trong bốn thí nghiệm.
Cách 2: Yêu cầu học sinh ở nhóm đã
- Giáo viên ghi sơ lược các bước tiến được phân công làm thí nghiệm 1 trình
bày bất kì bước tiến hành nào đó của thí
hành của bốn thí nghiệm lên bảng.
nghiệm.
Tương tự cách kiểm tra như vậy với thí
- Giáo viên chia lớp thành 12
nghiệm 2
nhóm:
- Giáo viên ghi sơ lược các bước tiến
+ Nhóm 1 – 3: làm thí nghiệm tách
hành của bốn thí nghiệm lên bảng.
chiết diệp lục và tạo thành CO 2 ở
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
thực vật

+ Nhóm 4 – 6: làm thí nghiệm tách + Nhóm 1, nhóm 2 làm thí nghiệm 1
chiết carotenoit và hút O2 ở thực vật + Nhóm 3, 4 làm thí nghiệm 2

11


+ Nhóm 7 – 9: làm thí nghiệm tách + Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành
chiết diệp lục và tạo thành O2 ở thực làm thí nghiệm, và ghi kết quả thu được
vật
vào bảng tổng hợp kết quả SGK trang
+ Nhóm 10 -12: làm thí nghiệm tách 58, nhận xét kết quả ở mẫu thí nghiệm
carotenoit và tạo thành CO ở thực và mẫu đối chứng.
2

vật

Bài 14:

- Giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn
bị cho thí nghiệm tạo thành CO2 và
hút O2 trước bằng cách cho phần
hạt đã nảy mầm vào các bình sau đậy
nút chặt lại, sau đó tiến hành thí
nghiệm tách chiết diệp lục và
carotenoit.

+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà
của học sinh:
Nguyên liệu. GV yêu cầu học sinh nêu
các bước tiến hành của thí nghiệm tách

chiết diệp lục, carotenoit.

* Thải CO2
+ Lấy 200 g hạt mới nhú mầm cho
vào bình thủy tinh. Nút chặt bằng nút
cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ Cách 1: Yêu cầu học sinh ở nhóm đã
U và phễu thủy tinh.
được phân công làm thí nghiệm 1 trình
bày các bước tiến hành của thí nghiệm 1.
* Hút O2
+ Lấy 200g hạt mới nhú mầm và chia Cách 2: Yêu cầu học sinh ở nhóm đã
được phân công làm thí nghiệm 1 trình
thành 2 phần bằng nhau
bày bất kì bước tiến hành nào đó của thí
+ Một phần đổ nước sôi lên và một nghiệm.
phần để nguyên.
Tương tự cách kiểm tra như vậy với
+ Cho hai phần vào hai bình có nút thí nghiệm 2
chặt
- Giáo viên ghi sơ lược các bước tiến
hành của bốn thí nghiệm lên bảng.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:

* Ưu điểm

+ Nhóm 1, nhóm 2 làm thí nghiệm 1

+ Học sinh chủ động làm phần việc + Nhóm 3, 4 làm thí nghiệm 2
giáo viên giao ở nhà.
+ Sau khi học sinh tiến hành xong thí

+ Thời gian chờ đời của các thí nghiệm, giáo viên lấy các bình đã chuẩn
nghiệm 13 lâu có thể quan sát và giải bị trước đó 1,5 – 2h như hình 14.1 và
thích kết quả ở bài 14.
14.2 SGK trang 59, 60 và tiến hành cho
+ Thời gian chời đợi quá trình hô hấp thí nghiệm cho học sinh quan sát.
diễn ra từ 1 – 2h, giáo viên sẽ bố trí + Yêu cầu học sinh viết bản tường trình
cho học sinh làm việc này từ đầu của thí nghiệm, rút ra kết luận cho mỗi thí
tiết thực hành thứ nhất.
nghiệm và chung cho cả hai thí nghiệm,
12


+ Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
học sinh nên học sinh trong mỗi
nhóm đều phải có trách nhiệm trong
công việc của nhóm mình, phát huy
được tính tích cực chủ động và sáng * Ưu điểm
tạo của học sinh.
+ Giáo viên và học sinh không phải đi
+ Sau buổi thực hành kết thúc học học vào một buổi khác buổi học chính
sinh đã rút được những kĩ năng làm khóa.
việc trong phòng thí nghiệm, sự
+ Học sinh được quan sát thí nghiệm
quan trọng của hợp tác nhóm trong
giáo viên đã làm sẵn.
khi làm thực hành thí nghiệm, có ý
thức cao trong công việc như rửa
dụng cụ, thu dọn phòng thí nghiệm
* Nhược điểm
+ Giáo viên, học sinh, nhân viên kĩ

thuật phải bố trí một buổi học khác ở
trường học ngoài buổi học chính
khóa.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục tại
trường THPT Hà Văn Mao.
4.1. Kết quả đối chứng
- Phương pháp này được áp dụng trong năm học 2015 - 2016 chương trình
sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản
- Tiến hành trên 2 lớp là 11A2 và 11A6 hai lớp này tương đối đồng đều về
số lượng và chất lượng học sinh
- Lớp thực nghiệm 11A2
- Lớp đối chứng 11A6
4.2 Ưu thế của đề tài.
Kết quả của các bài kiểm tra 10 phút, 45 phút và báo cáo thực hành của
học sinh được giáo viên phân loại và sắp xếp theo các mức độ: xuất sắc, khá giỏi, trung bình, yếu - kém. Số liệu thu được từ thực nghiệm được phân tích
bằng phần mềm Microsoft excel. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá khả năng
học tập của học sinh trong phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
sinh học 11 nói riêng và môn sinh học 11 nói chung.
Với cách tổ chức thực nghiệm như trên, các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả học tập của học sinh như năng lực giáo viên, khả năng học tập môn sinh học
của học sinh ở lớp ĐC và lớp TN coi như là tương đương vì lớp TN được chọn
ngẫu nhiên và với số lượng HS tham gia tương đối lớn. Giữa lớp TN và lớp ĐC
13


chỉ khác nhau về việc có hay không sự cải tiến cách làm trong quá trình dạy
học.
4.3. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được trình bày trong các bảng sau:
Bảng số lượng và tỉ lệ điểm các bài báo cáo thực hành của học sinh sau thực nghiệm


Lần báo Phương Tổng số
cáo
án
lượng
1

2

3

Tổng

Trung bình

Khá – Giỏi

SL

SL

%

Xuất sắc

%

SL

%


ĐC

46

14

30,5

31

67,3

1

2,2%

TN

48

13

31,3

31

68,8

2


4,1%

ĐC

46

20

43,4

25

55,4

1

2,2%

TN

48

10

20,8

34

71


4

8,2%

ĐC

46

16

34,6

28

61

2

4,4%

TN

48

4

8,3

39


81,3

5

10,4%

ĐC

138

50

36,2

84

60,8

4

3%

TN

144

27

18,8


106

73,6

11

7,6%

Từ số liệu trong bảng trên tôi nhận thấy :
- Tỉ lệ điểm ở mức trung bình, khá – giỏi và xuất sắc ở các lớp thực
nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm ở mức khá – giỏi và xuất sắc của lớp thực nghiệm có sự tịnh
tiến tăng dần từ bản báo cáo thực hành số 1 đến bản báo cáo thực hành số 3.
Từ hai điều trên cho phép rút ra kết luận: học sinh ở các lớp dạy thực
nghiệm có khả nắm vững kiến thức hơn, tiến hành thí nghiệm, giải thích kết quả
thí nghiệm linh hoạt, sáng tạo hơn học sinh lớp đối chứng. Điều đó cho thấy
phương án cải tiến cách trong các giờ thực hành phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật (Sinh học 11) đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

14


III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Qua quá trình vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy các bài
thực hành trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật,
tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
+ Bản thân đã chứng minh được tính hiệu quả của các phương án đề xuất
thông qua đánh giá thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm cho phép áp

dụng rộng rãi các phương án cải tiến mà bản thân đưa vào dạy học.
+ Để đào tạo ra những con người toàn diện trong xã hội mới, có năng lực,
có tư duy sáng tạo thì trước hết phải chú ý đến phương án làm việc trong giờ
thực hành, nhận thức được sự cần thiết của việc thực hành phải trong việc học lý
thuyết sinh học.
+ Để học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo thực
hành, có tính năng động, sáng tạo, hứng thú học tập thì giáo viên phải thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả các bài thực hành trong phần chuyển hóa vật chất và
năng lượng ở thực vật. Vì qua thực hành, học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo,
năng lực tư duy đặc biệt là phát hiện ra những học sinh có năng khiếu bộ môn,
góp phần trong việc lựa chọn đội ngũ học sinh giỏi môn Sinh ở trường, giáo dục
hướng nghiệp ngay từ đầu cho học sinh. Muốn thực hiện tốt điều này, mỗi giáo
viên phải có phương pháp, nội dung, chuẩn bị chu đáo và quan trọng nhất là
định thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm, đảm bảo sự thành công của bài dạy
thực hành.
2. Kiến nghị
- Cần tăng cường trang bị thiết bị thí nghiệm, cơ sở hạ tầng cho các
trường phổ thông đặc biệt là phòng thí nghiệm, phòng bộ môn.
- Duy trì việc tự làm đồ dùng, phát kiến ,cải tiến thí nghiệm của giáo viên,
có phương án cải tiến cách làm trong các giờ thực hành trên tất cả các môn học ở
cấp học phổ thông.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

15



Võ Thị Chuyên

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, (2003). Lí luận dạy học Sinh học.
NXB Giáo dục.
[2] Bộ GD&ĐT, (2006). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,
sách giáo khoa THPT môn Sinh học. NXB Giáo dục.
[3] Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết, (2005). Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004-2007). NXB Đại
học Sư Phạm.
[4] Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như
Khang, (2006). Sinh học 11. NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như
Khang, (2006). Sinh học 11 Sách giáo viên. NXB Giáo dục.
[6] Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Đức Thành, (2009). Dạy học Sinh học ở trường
phổ thông. NXB Giáo dục.
[7] Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Giáo dục 2005
[8] />
17


PHỤ LỤC
1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án đã đề xuất.
2. Nội dung thực nghiệm

Tôi đã tiến hành dạy 03 bài thuộc phần chuyển hóa vật chất và năng
lượng ở thực vật sinh học 11 cơ bản theo các phương án mà đề tài đã đề xuất.
Tiến hành đánh giá học sinh ở lớp thực nghiệm qua 01 bài kiểm tra 10 phút, 02
bài kiểm tra 45 phút và các bài thu hoạch sau thực hành của học sinh. Quá trình
dạy - học được tiến hành theo qui trình như đã nêu ở trên.
Bảng 1.1. Các bài dạy thực nghiệm
STT

Tên bài dạy

1

Bài 7. Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm vai trò của phân bón

2

Bài 13. Phát hiện diệp lục và carotenoit

3

Bài 14. Phát hiện hô hấp ở thực vật
3. Kiểm tra đánh giá

Các lớp TN và ĐC đều được kiểm tra cùng một đề, các bài kiểm tra của
lớp TN và ĐC đều được chấm theo thang điểm 10 và chấm cùng một biểu điểm.
Sau khi thực nghiệm chúng tôi đã kiểm tra độ bền kiến thức của học sinh bằng
03 bài báo cáo thu hoạch sau bài thực hành, 01 bài kiểm tra 10 phút bằng các
câu trắc nghiệm khách quan và 02 bài kiểm tra 45 phút gồm phần tự luận và
phần trắc nghiệm khách quan trong đó phần trắc nghiệm khác quan chiếm 60%.
Để đánh giá chất lượng lĩnh hội, vận dụng tri thức, tôi tập trung quan tâm tới 3

tiêu chí, tương ứng với các câu hỏi, bài tập trong các đề kiểm tra như sau:
- Tiêu chí nhận biết: Phản ánh mức độ nắm vững qui trình, cách bố trí thí
nghiệm, các khái niệm, các quá trình sinh học, tiêu chí này xác định học sinh có
đạt được yêu cầu nhận thức cốt lõi, phân biệt được với các vấn đề tương tự hay
không.
- Tiêu chí thông hiểu: Đánh giá mức độ hiểu sâu, rộng, toàn diện kiến
thức, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các tri thức học được để giải quyết vấn
đề, nếu đạt được cả 2 tiêu chí trên có thể đạt được 8 điểm.
- Tiêu chí vận dụng cấp thấp: Khả năng vận dụng kiến thức đã học giải
thích các hiện tượng tương tự trong tự nhiên, tiêu chí này nhằm phân loại học
sinh có năng lực nhận thức cao, đạt tiêu chí này, có nghĩa học sinh đã nắm hoàn
chỉnh vấn đề và đạt điểm 9 - 10.

18


2. Kết quả thực nghiệm

Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra 45 phút của học sinh
Lớp

Thời điểm kiểm
TSHS
tra

Trên trung bình

Dưới trung bình

Tổng số


%

Tổng số

%

Thực
Lần 1(giữa kì)
nghiệm Lần 2 (cuối kì I)

48

40

83,3

8

16,7

48

42

87,5

6

12,5


Đối
chứng

Lần 1(giữa kì)

46

30

65,2

16

34,8

Lần 2 (cuối kì I)

46

36

78,3

10

21,7

19




×