Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Skkn những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ sách bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong môn gdcd bậc thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.12 KB, 19 trang )

SỞ GD&ĐT THANH HĨA

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNGKIẾN
KIẾNKINH
KINHNGHIỆM
NGHIỆM
SÁNG

NHỮNG
GIẢI
NHẰMNHẰM
NÂNGNÂNG
CAO CAO
HIỆUHIỆU
QUẢQUẢ
DẠY
đề tài: MỢT
SỚPHÁP
GIẢI PHÁP
HỌC
“BÁCBÀI
HỒHỌC
VÀ NHỮNG
HỌC
ĐẠO
BÁC BỘ
HỒ SÁCH
VÀ NHỮNG
VỀ ĐẠO BÀI


ĐỨC,
LỐI VỀ
SỐNG
ĐỨC, LỐI
SỐNG DÀNH
HỌC
SINH”
TRONG
MÔNCHO
GDCD
CẤP
THCSTRONG
MÔN GDCD BẬC THPT
Giáo viên: Quách Thị Việt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS&THPT Như Thanh
Người thực hiện: Nguyễn Minh Châu
SKKN thuộc lĩnh vực chuyên môn: GDCD
Chức vụ: Giáo viên
SKKN tḥc lĩnh vực: Giáo dục cơng dân

MỤC LỤC

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1.1 Lí do chọn đề tài................................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................1
2. NỘI DUNG ........................................................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề .....................................................................................2
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề ....................................................3
2.3.1. Tích hợp kiến thức ở khâu chuẩn bị bài của học sinh và giáo viên ..............3
2.3.2. Giải pháp dạy tích hợp trong bài giảng trên lớp ...........................................4
2.3.2.1. Sử dụng truyện trong phần truyện đọc ......................................................4
2.3.2.2. Sử dụng truyện trong phần nêu biểu hiện và ý nghĩa của bài học..............5
2.3.3 Giải pháp kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra, đánh giá giữa kỳ
và cuối kỳ ...............................................................................................................11
2.3.4. Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa.................................................12
2.3.4.1. Thi kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ........................................12
2.3.4.2. Hát và ngâm thơ về Bác.............................................................................13
2.3.4.3. Thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh........13
2.3.4.4. Tổ chức cho học sinh đi học tập thực tế ....................................................13
2.3.4.5. Nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác ...................................14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục ...................14
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................15
3.1. Kết luận ...........................................................................................................15
3.2. Kiến nghị .........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................

2

skkn



1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Công văn số 4634/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh”; Công văn số 1206/CV-NXBGDVN ngày 12/9/2016 của
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về việc giới thiệu bộ sách “Bác Hồ và những
bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12. Từ năm học
2018-2019 dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu, Sở Giáo dục, bộ sách
“Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” được đưa
vào lồng ghép, tích hợp vào các môn học để giảng dạy, nhất là mơn GDCD, vì
vậy tất cả học sinh của các nhà trường đều có bộ sách này. Là một giáo viên dạy
học môn GDCD, sau ba năm giảng dạy tôi nhận thấy việc triển khai công tác
giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành một hoạt
động được duy trì thường xuyên, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ
phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của các em học sinh. Tuy nhiên, việc
dùng bộ sách này dạy tích hợp, lồng ghép trong tiết học là cịn mới, cịn khó
khăn với nhiều giáo viên. Vì thế, trong quá trình giảng dạy tơi đã trăn trở tìm ra
cách dạy, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với các hoạt động
giáo dục khác để truyền tải những câu chuyện trong bộ sách này. Qua đó, tôi
nhận thấy học sinh tham gia các bài học rất tích cực và say mê, hứng thú. Từ
những lí do trên tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong môn GDCD bậc THPT. Tôi hi
vọng sẽ được chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình
giảng dạy.
1.2 Mục đích nghiên cứu

Bản thân tơi đề xuất một số kinh nghiệm dạy tích hợp bộ sách này trong
mơn GDCD bậc THPT nhằm góp phần sử dụng hiệu quả bộ sách “Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” Qua đó, học sinh thấy
được vẻ đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, giúp học sinh biết
làm theo tấm gương đạo đức và lối sống của Bác để vận dụng vào trong thực
tiễn cuộc sống.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Là bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho
học sinh” bậc THPT.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp giáo dục tích hợp
1

skkn


2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Bợ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” có tác dụng bổ trợ cho các nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học
sinh đang được học và hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh phổ thông nhằm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập về làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Bộ sách dựa trên ý tưởng giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời hoạt động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, để truyền tải được hết các giá trị của bộ sách
này, giáo viên cần lựa chọn câu chuyện, xác định nội dung ý nghĩa của truyện,

đưa truyện vào dạy phần nào của bài học và sử dụng các giải pháp dạy học tích
cực để học sinh lĩnh hội một cách tích cực, chủ động nội dung từng câu chụn
trong bợ sách này.
Trong chương trình bậc THTP bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo
đức, lối sống dành cho học sinh” có 27 câu chuyện ở cả 3 khối. Các câu
chuyện trong bộ sách phong phú vế nội dung, kể về nhiều lĩnh vực khác nhau
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Thông qua việc linh hoạt tổ chức
các hoạt động như thảo luận, trị chơi, kể chụn, diễn kịch, nói chuyện chun
đề, ngoại khóa... giúp học sinh đi từ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối sống
đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó, gắn việc học tập với cuộc sống, với
công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi học sinh ở trường, ở
nhà hằng ngày.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 được đưa vào chương trình học chính khố, phổ thơng,
nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh cho các em học sinh theo tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW- Bộ Chính trị.
Bộ sách mới được đưa vào dạy chính thức từ năm học 2018-2019, tuy nhiên
kinh nghiệm sử dụng các câu chuyện vào trong bài giảng cịn hình thức, qua loa
chỉ đơn thuần là tranh thủ đọc truyện trong tiết học, cách hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cịn đơn thuần bằng câu hỏi thơng thường,
việc tích hợp kiến thức của câu chuyện vào phần nào cho phù hợp, hiệu quả cịn
lúng túng. Do thời lượng của mỡi tiết học là 45 phút, nội dung kiến thức nhiều,
thời gian tích hợp trong tiết học chỉ từ 5-7 phút, rất khó để giáo viên truyền tải
hết nội dung kiến thức trong bộ sách này. Mặt khác, nếu giáo viên chỉ đơn giản
cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong bộ sách, sau đó học sinh về nhà làm
bài tập thì rất dễ dẫn đến việc nhàm chán, đơn điệu. Học sinh sẽ không có hứng
thú học tập, không lĩnh hội hết được ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện trong
bộ sách. Áp dụng các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm này của tôi sẽ giúp
cho việc dạy học tích hợp bộ sách này trong mơn GDCD hiệu quả, thiết thực

hơn.

2

skkn


Bên cạch đó, việc tổ chức một số hoạt động như ngoại khoá, tổ chức cho
học sinh đi thăm lăng Bác, quê Bác, thăm khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thanh
Hoá... sẽ giúp việc dạy học bộ sách này thiết thực hơn, góp phần tích cực vào
việc tuyên truyền và đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW- Bộ Chính trị.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tích hợp kiến thức ở khâu chuẩn bị bài của học sinh và giáo viên.
* Lí do đề xuất: Chuẩn bị bài mới là việc làm thường xuyên và cũng rất
quan trọng của giáo viên và học sinh trong mỗi tiết học. Tuy nhiên việc dạy tích
hợp các câu chuyện trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh” trong môn GDCD thì lại quan trọng hơn. Bởi thời
lượng một tiết học qui định 45 phút vừa phải dạy kiến thức của bài học vừa phải
dạy tích hợp được một truyện trong bộ sách đã phân phối. Từ những đặc trưng
của nhiệm vụ tiết học có dạy tích hợp truyện trong bộ sách. Vì vậy việc chuẩn bị
bài ở nhà là vô cùng quan trọng, học sinh phải đọc trước truyện, phải tham khảo
các kiến thức của bài học có liên quan đến tiết học, phải chuẩn bị lời thoại, đạo
cụ trước khi thực hiện bài dạy học .
* Biện pháp thực hiện:
Đối với giáo viên: Việc chuẩn bị chu đáo, cẩn thận về kiến thức liên quan,
đồ dùng dạy học trực quan đóng vai trị quan trọng cho việc thành công tiết dạy.
Giáo viên phải nghiên cứu bài dạy trước nhiều ngày để giao nhiệm vụ cụ thể cho
học sinh, để các em chuẩn bị trước bài học ở nhà. Giao nhiệm vụ cho học sinh là
khâu quan trọng, quyết định sự thành công của việc dạy học tích hợp. Tùy theo
nội dung từng câu chuyện mà giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho từng lớp, từng

nhóm hoặc từng cá nhân. Bởi trong mỗi tiết dạy giáo viên sẽ kết hợp sử dụng
các hoạt động như thảo luận nhóm, kể chuyện, đóng vai các nhân vật trong bộ
sách Bác Hồ...; cho nên giao nhiệm vụ cho học sinh giúp giáo viên định hướng
cho học sinh cách tiếp cận mỗi câu chuyện theo nhiều hướng khác nhau; đồng
thời, giúp các em chủ động về mặt kiến thức bài học. Bên cạnh đó cịn giúp giáo
viên tổ chức linh động các hoạt động giảng dạy, tuỳ từng hoạt động mà giáo
viên có thể giao việc trước để học sinh chuẩn bị ở nhà hoặc tại lớp nhằm đảm
bảo các hoạt động này được diễn ra đúng thời gian và đạt hiệu quả cao trong quá
trình tích hợp.
Ví dụ: Để dạy học tích hợp câu chuyện “Chiếc đồng hồ” (bài 8-sách Bác
Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10), giáo viên giao
việc cho học sinh như sau:
- Cả lớp về đọc trước chuyện “Chiếc đồng hồ”.
- Tổ 1 và tổ 2 soạn kịch bản câu chuyện này để tiết sau các em đóng vai
các nhân vật trong câu chụn.
- Tở 3 tìm các chi tiết quan trọng trong câu chuyện này.
- Tổ 4 tìm hiểu nội dung ,ý nghĩa câu chuyện.
Đối với học sinh: Các em phải đọc trước truyện, phải soạn bài và thực
hiện các yêu cầu mà giáo viên đã giao cho trên lớp ở tiết học trước. Phải chuẩn

3

skkn


bị lời thoại, đạo cụ và tập kịch trước để đóng vai (nếu là tiết dạy theo phương
pháp đóng vai)
Ví dụ: Chuẩn bị để học tích hợp câu chuyện “Chiếc đồng hồ” (bài 8-sách
Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10) vào bài
Công dân với cộng đồng- phần c) Hợp tác

- Học sinh phải đọc trước câu chuyện, phải soạn kịch bản, tập lời thoại,
tìm ý nghĩa của truyện.
Những tiết học ngoại khố học sinh cịn phải học thuộc truyện để kể chuyện,
tìm những bài hát ngợi ca Bác Hồ ...Tất cả những việc này đều phải làm tốt khâu
chuẩn bị.
* Kết quả: Chuẩn bị bài mới theo cách này sẽ giúp cho giáo viên và học
sinh có kiến thức và phương tiện cơ bản phục vụ cho tiết học. Trên nền tảng
chuẩn bị chu đáo ấy giáo viên sẽ dạy tốt hơn, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn,
hiểu sâu về giá trị giáo dục của mỗi câu chuyện, khắc phục được sự qua loa, tẻ
nhạt trong dạy học tích hợp bộ sách Bác Hồ. Có thể nói khâu chuẩn bị bài mới
của thầy và trị đóng vai trị vơ cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công
của tiết học.
2.3.2 Giải pháp dạy tích hợp trong bài giảng trên lớp
* Lí do đề xuất:
Trong chương trình GDCD có hai phần đó là phần đạo đức và phần pháp
luật. Những truyện trong bộ sách“Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống
dành cho học sinh"chủ yếu được dạy tích hợp trong phần đạo đức. Để dạy có
hiệu quả, giáo viên phải đọc, nghiên cứu, hiểu được nội dung ý nghĩa của
truyện, nói về phẩm chất đạo đức nào của Bác, sử dụng câu chuyện vào phần
nào của bài học để dùng phương pháp dạy học tích cực, phù hợp dạy tích hợp có
hiệu quả.
* Biện pháp thực hiện
2.3.2.1. Sử dụng truyện trong phần truyện đọc (phần tìm hiểu bài)
Cấu trúc bài học mơn GDCD lớp 10,11 có phần truyện đọc, đây là phần
đầu của bài dạy học là phần sử dụng các câu chuyện, các tình huống để thảo
luận,tìm hiểu bài rồi rút ra khái niệm. Vậy nên giáo viên có thể đưa những câu
chuyện trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho
học sinh” vào dạy ngay phần này. Khi dạy có thể dùng nhiều phương pháp
khác nhau để tăng hiệu quả dạy học như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp
thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai ...

Các truyện có thể sử dụng trong phần truyện đọc (phần tìm hiểu bài)
+ Lớp 10:
1. Truyện “Một lần hành quân với Bác” dạy tích hợp trong bài “Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học” (bài 11-SGK GDCD 10) với phương pháp
đóng vai.
2. Truyện “Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình” dạy tích hợp trong
bài “Cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình” (bài 12-SGK GDCD 10)
với phương pháp đóng vai.
4

skkn


3. Truyện “Biển cả do cái gì tạo nên” dạy tích hợp trong bài “Cơng dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (bài 14-SGK GDCD 10) với
phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Lớp 11:
1. Truyện “Giọt nước mắt cảm phục” dạy tích hợp trong bài : “Chính
sách quốc phịng, an ninh” (bài 14-SGK GDCD 11) với phương pháp thảo
luận nhóm .
2. Truyện “Con đường cách mạng vô sản” dạy trong bài “Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa” (bài 9-SGK GDCD 11) trong phần truyện đọc
với phương pháp đóng vai.
+ Lớp 12:
Truyện “Chữ “quan liêu” được viết như thế nào?” dạy tích trong bài
“Cơng dân bình đẳng trước pháp luật” (bài 3-SGK GDCD 12) với phương
pháp đóng vai
2.3.2.2. Sử dụng truyện trong phần nêu biểu hiện và ý nghĩa của bài học
Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức là phần nêu những tấm gương,
những biểu hiện việc làm của đức tính trong thực tiễn cuộc sống và từ đó học

sinh rút ra được ý nghĩa của đức tính đang học. Bởi vậy khi giảng dạy giáo viên
có thể sử dụng truyện trong bộ sách "Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối
sống dành cho học sinh"để dạy tích hợp chủ yếu ở phần này.
Các truyện được dạy tích hợp vào phần nêu biểu hiện và ý nghĩa của bài học
gồm:
+ Lớp 10:
1. Chỉ sót một dấu phẩy, Bác Hồ xin lỗi bạn đọc.
2. Một lần hành quân với bác.
3. Bác Hồ học ngoại ngữ.
+ Lớp 11:
1. Nguyễn Tất Thành với “vua đầu bếp” Etxcôphie.
2. Giọt nước mắt cảm phục.
3. Con đường tuổi trẻ.
+ Lớp 12:
1. Câu chuyện Bác Hồ với thanh niên.
2. Câu chuyện Bác Hồ bỏ thuốc lá.
3. Bác muốn biết sự thật kia.
4. Câu chuyện đêm ba mươi tết.
Các nhóm truyện này chủ yếu được dạy theo phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình, có quy trình thực hiện
+ Học sinh đọc hoặc nghe về câu chuyện (Bác Hồ là trường hợp điển
hình)
+ Suy nghĩ về việc làm của Bác.
+ Thảo luận và suy nghĩ những việc làm của Bác theo câu hỏi hướng dẫn
của giáo viên.

5

skkn



* Kết quả: Dạy tích hợp những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ, trong
bài giảng trên lớp, giáo viên xác định tích hợp vào phần tìm hiểu khái niệm hay
biểu hiện, ý nghĩa, lựa chọn câu chuyện có ý nghĩa tương ứng với nội dung bài
học, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp thì sẽ có hướng dạy hợp lí, hiệu
quả.
* TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM
Sử dụng truyện “Nhân cách Bác Hồ” và truyện “Chỉ sót một dấu phẩy,
Bác Hồ xin lỗi bạn đọc” (SGK -GDCD 10) trong phần truyện đọc rút ra khái
niệm với phương pháp thảo luận nhóm.
Tiết 20. Bài 10.
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan niệm về đạo đức ln biến đổi
cùng với lịch sử.
- Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con
người.
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức
trong lịch sử.
3. Về thái độ:
- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói
chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
mới.
II. CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở
HS.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực làm việc nhóm, năng lực phê phán, đánh giá.
- Năng lực quan sát, năng lực biết chấp nhận người khác.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG.
- Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, liên hệ thực tế,...
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn, đặt câu hỏi, liên hệ thực tế,...
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10.
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, giấy khổ to, bút bảng
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài học
- Tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” lớp 10
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, ổn định lớp học
6

skkn


2. Học bài mới:
Giới thiệu bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc
của cây, như nguồn của sơng. Người ln nhấn mạnh vai trị quan trọng và tích
cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Vì sao đạo đức lại quan trọng đến như
vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học.

Hoạt động cơ bản của GV và HS
Nội dung bài học
1. Khởi động. Sử dụng phương pháp nêu
vấn đề (kỹ thuật động não)

* Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được đạo đức là gì, phân biệt
đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh
hành vi của con người
- Rèn luyện năng lực nhận biết, năng lực so
sánh cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: Ở tiết học trước cô đã yêu
cầu các em về nhà chuẩn bị bài mới và đọc
câu truyện “Nhân cách Bác Hồ” trong bộ
sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống dành cho học sinh” lớp 10.
GV: Qua câu truyện “Nhân cách Bác Hồ”
các em học được những đức tính gì ở Bác?
- HS Trả lời
- GV: Bác Hồ là sự kết tinh và hội tự đầy đủ
những giá trị đạo đức tốt đẹp, cốt lõi của dân
tộc ta, vậy để hiểu thế nào là đạo đức, thì
hơm nay chúng ta đi tìm hiểu bài học “Quan
niệm về đạo đức”
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Quan niệm về đạo đức
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thảo a. Đạo đức là gì?
luận nhóm (kỹ thuật khăn phủ bàn) tìm hiểu
khái niệm đạo đức.
* Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là đạo đức, tỏ thái độ
đối với hành vi vi phạm đạo đức.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho
HS.

* Cách tiến hành:
- GV đưa ra 3 câu hỏi, chia lớp thành 3 nhóm
thảo luận:
Nhóm 1: Con người có những dạng quan hệ
xã hội nào?
Nhóm 2: Trong các quan hệ xã hội đó, con
7

skkn


người điều chỉnh hành vi của mình như thế
nào?
Nhóm 3: Người điều chỉnh hành vi của mình
được XH đánh giá như thế nào?
- GV cho HS thảo luận 5 phút
- HS cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV kết luận:
- Quan hệ xã hội phong phú đa dạng:
+ Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân.
+ Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
- Tự giác: Theo chuẩn mực nhất định của xã
hội.
GV hỏi: Vậy đạo đức là gì? Lấy một vài ví
dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết.
HS trả lời k/n và nêu ví dụ:
- Lễ phép chào hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô.
- Thăm hỏi bạn khi bạn ốm đau,...
GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung kiến * Đạo đức là hệ thống các quy

thức:
tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó
con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp
với lợi ích của cộng đồng, của xã
hội.
GV tích hợp tài liệu: “Bác Hồ và những
bài học về đạo đức, lối sống dành cho
HS”(Câu chuyện: “Chỉ sót một dấu phẩy,
Bác Hồ xin lỗi bạn đọc”)
GV tiếp tục nêu câu hỏi: Theo em các quy
tắc, chuẩn mực xã hội có bất biến khơng? Vì
sao? Nêu ví dụ.
- 2 đến 3 HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Cùng với sự vận
động, phát triển của lịch sử xã hội, các quy
tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo.
Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền
đạo đức xã hội khác nhau và các nền đạo đức
này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích
của g/c thống trị.
* Ví dụ: trong chế độ phong kiến, “trung” có
nghĩa là trung thành vơ điều kiện với vua.
Ngày nay, “trung” nghĩa là trung thành với
8

skkn


lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp đàm
thoại, liên hệ thực tế (kỹ thuật đặt câu hỏi,
liên hệ thực tế) tìm hiểu nội dung: Phân biệt
đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán
trong sự điều chỉnh hành vi của con người
* Mục tiêu:
- Giúp HS phân biệt đạo đức với pháp luật
trong sự điều chỉnh hành vi của con người,
hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp
luật.
- Rèn luyện năng lực so sánh, năng lực phê
phán cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Nêu một số ví dụ về chuẩn mực đạo
đức mà em biết?
Câu 2: Những chuẩn mực đạo đức nào sau
đây phù hợp với yêu cầu của chế độ xã hội
chủ nghĩa?
a. Trọng nhân nghĩa
b. Trọng lễ độ
c. Cần kiệm
d. Trung với vua.
e. Tam tòng
g. Tứ đức
Câu 3: Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật
khác với sự điều chỉnh hành vi của đạo đức
như thế nào?
- HS trả lời.
- GV n/x, bổ sung, KL:


b) Phân biệt đạo đức với pháp
luật và phong tục, tập quán trong
sự điều chỉnh hành vi của con
người (Khuyến khích học sinh
tự học)

- Đạo đức và pháp luật đều là
những phương thức điều chỉnh
hành vi của con người
+ Pháp luật: tính bắt buộc, cưỡng
chế.
GV: Nếu cá nhân không thực hiện đúng quy + Đạo đức: tính tự nguyện.
định của PL thì Nhà nước sẽ xử phạt, cưỡng
chế. (VD: đi xe máy không đội mũ bảo hiểm)
Nếu cá nhân không thực hiện đúng các
quy tắc, chuẩn mực xã hội thì lương tâm bị
cắn rứt, dư luận xã hội lên án. (VD: không
chào hỏi người lớn)
GV lưu ý HS: Trong thực tế, có những trường
hợp hành vi của cá nhân tuy khơng vi phạm
PL nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo
đức (phân tích tình huống SGK trang 64)

9

skkn


3. Hoạt động luyện tập:

* Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về đạo đức, phân biệt
đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê
phán, năng lực giải quyết vấn để cho HS.
* Cách tiến hành:
- GV chia 2 nhóm làm 2 bài tập trong SGK:
Nhóm 1: bài tập 2 SGK lớp 10 trang 66
Nhóm 2: bài tập 3 SGK lớp 10 trang 66
- GV gọi mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV kết luận, chốt lại ý kiến đúng của HS
Ví dụ: Trước đây săn bắt động vật hoang dã, chặt cây rừng để làm củi đốt
than, phá rừng làm nương rẫy không bị coi là vi phạm đạo đức, thì ngày nay bị
coi là vi phạm đạo đức, vi phạm PL.
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình
huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản
lý và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành:
1- GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Hàng ngày trong các quan hệ gia đình, ngồi xã hội (bạn bè, thầy cô) em
đã thực hiện đúng quy tắc chuẩn mực đạo đức do xã hội đề ra chưa?
- Nêu những ứng xử và việc làm tốt, chưa tốt của em? Vì sao?
- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
- Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện đạo đức, thực hiện pháp luật
của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

c. GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức và quy
định của pháp luật đề ra.
- GV nêu một điển hình của HS trong nhà trường: Nhặt được của rơi trả
lại người bị mất…
2- Học sinh chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng:
- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương đạo đức
trong đời sống, trên mạng, trên báo….
- GV cho HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức.
- GV cho HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức.

10

skkn


Tiết dạy thực nghiệm tích hợp bộ sách "Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối
sống dành cho học sinh" trong bài 10 “Quan niệm về đạo đức” - GDCD lớp 10.

2.3.3. Giải pháp kiểm tra, đánh giá thông qua các bài kiểm tra, đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ
* Lí do đề xuất: Kiểm tra, đánh giá là bước quan trọng nhằm đánh giá
hiệu quả của việc tích hợp các câu chuyện về Bác trong môn học được thực hiện
theo cấu trúc 85% kiến thức bộ môn GDCD; 15% tích hợp bộ sách “Bác Hồ và
những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
*Biện pháp thực hiện: Câu hỏi tích hợp đưa vào bài kiểm tra, đánh giá
giữa kỳ và cuối kỳ môn GDCD theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng
(vận dụng thấp, vận dụng cao) trong câu hỏi kiểm tra, từ đó thấy được mức độ,
khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của học sinh về nội dung, ý nghĩa của

mỗi câu chuyện trong bộ sách.
Ví dụ đề kiểm tra giữa kỳ lớp 10 học kỳ 2:
Phần 1: (7điểm): 28 câu hỏi tự luận.
Phần 2: (3 điểm): Tự luận.
Câu 1(2 điểm): Bạn N ln cho rằng mình là người học giỏi nên khơng
cần phải hịa nhập với các bạn trong tập thể lớp mình.
a. Theo em, suy nghĩ của bạn N là đúng hay sai?
b. Nếu là bạn của N, e sẽ khuyên N điều gì?
11

skkn


Câu 2: (1điểm): Hợp tác là gì? Phong cách của Bác Hồ trong việc xây
dựng tinh thần hợp tác được thể hiện trong câu chuyện nào trong sách “Bác Hồ
và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” lớp 10, ý nghĩa của
câu chuyện đó là gì?
Đây là cơ sở để giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức của học sinh
và tính hiệu quả của việc tích hợp.
* Kết quả: Việc đưa nội dung giáo dục từ các câu chuyện trong bộ sách
Bác Hồ vào kiểm tra đánh giá, giáo viên biết được mức độ nhận thức của học
sinh, nâng cao ý thức học tập của các em về nội dung tích hợp hướng đến mục
tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh phổ
thông.
2.3.4. Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá
* Lí do đề xuất: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá là hoạt động được
thực hiện trong chương trình của mơn GDCD bậc THPT ở những tiết cuối học
kì và được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như thi kể chuyện, hát và
ngâm thơ, tổ chức các trị chơi, thi tìm hiểu về một vấn đề trong chương trình đã
học có liên quan, hay đi thực tế ... Để nâng cao hiệu quả dạy học bộ sách "Bác

Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” hoạt động
ngoại khố là rất thiết thực vì vậy giáo viên phải tổ chức chương trình hoạt
động ngoại khố da dạng cho học sinh thể hiện năng lực cảm thụ, tình cảm, lịng
tơn kính đối với Bác và đặc biệt là học tập lối sống đạo đức của Bác Hồ theo
đúng tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.
* Biện pháp thực hiện:
2.3.4.1. Thi kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ
Kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống... là hoạt động có tính lan toả mạnh mẽ cho học sinh. Qua nội dung các
câu chuyện, học sinh có thể cảm nhận được sự xúc động, sâu sắc và ý nghĩa về
Bác Hồ bằng tình cảm thiêng liêng, sự ngưỡng mộ và lịng kính u của các em
dành cho Bác, đem đến những thông điệp cuộc sống, những bài học nhân văn
sâu sắc.
Giáo viên cho cho sinh chuẩn bị trước nội dung câu chuyện mà các em sẽ
kể ở tiết học tới trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh” như: “Chuyện về bài thơ nổi tiếng Bác Hồ căn dặn thanh
niên”; “Bác cảm hóa người khác”; truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ”…để thành
công trong hoạt động này, giáo viên cần định hướng cho lớp chọn những bạn có
giọng kể hay, truyền cảm. Hoặc ở bài 10 “Quan niệm về đạo đức”, giáo viên đã
tích hợp Bài 9 “Nhân cách Bác Hồ” vào giảng dạy thông qua phương pháp kể
chuyện. Trong q trình dạy học, ở mục 2- Vai trị của đạo đức đối với sự phát
triển của cá nhân, gia đình và xã hội, trước khi muốn học sinh hiểu được nội
dung cụ thể vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, giáo viên kể
nội dung câu chuyện cho học sinh nghe. Sau khi kể chuyện, giáo viên yêu cầu
học sinh phân tích nội dung câu chuyện, giúp học sinh hiểu rõ về nhân cách của
Bác Hồ. Từ đó, học sinh hiểu được vai trị, tầm quan trọng của đạo đức đối với
12

skkn



sự phát triển nhân cách của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng. Qua đó
sẽ giáo dục các em ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, biến ý thức đạo đức
thành thói quen đạo đức.
Thi kể chuyện đã thể hiện được năng lực kể chuyện, khă năng thuyết trình
của học sinh và cảm thụ được hình ảnh Bác Hồ qua kể chuyện.
2.3.4.2. Hát và ngâm thơ về Bác
Bác Hồ là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân
loại. Dù đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh giản dị, tư tưởng và tấm gương đạo
đức sáng ngời của Người luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt
Nam và bè bạn quốc tế. Tổ chức các hoạt động hát và ngâm thơ về Bác sẽ giúp
học thấy được sự trọn vẹn, cao cả, vĩ đại mà vô cùng giản dị của Bác, cảm nhận
sự thiêng liêng về Bác thơng qua những ca khúc như: “Bác Hồ một tình yêu bao
la” của nhạc sĩ Thuận Yến, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của Phạm Phương
Thảo, “Bác Hồ người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân, “Viếng lăng
Bác” do Hồng Hiệp phổ nhạc, “Hờ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của nhạc sĩ
Trần Kiết Tường... và những bài thơ hay, ca ngợi về Bác như bài thơ “Bác ơi”
của Tố Hữu; “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ; “Em gặp Bác Hồ”
của Trần Đăng Khoa; “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên…
Từ lời ca và nhạc điệu trong bài hát, lời, vần và thanh điệu trong bài thơ
tạo nên những âm hưởng tốt đẹp trong mỗi người, có sức lan toả về tầm gương
đạo đức Hồ Chí Minh
2.3.4.3. Thi tìm hiểu về c̣c đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổ chức hội thi tìm hiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí
Minh giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về một nhân cách lớn, một nhà cách
mạng lỗi lạc, danh nhân văn hoá của nhân loại, một con người ưu tú của dân tộc
đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc nhằm nâng cao
nhận thức về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, góp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, lối
sống và đạo đức cách mạng cho học sinh, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ về lòng

yêu nước, tự hào dân tộc, về ý chí và hoài bão, tinh thần cách mạng của Bác. Từ
các cuộc thi sẽ lan tỏa sâu rộng đến học sinh về ý thức trách nhiệm của một thế
hệ trẻ sẵn sàng dấn thân, cống hiến góp phần kiến tạo và xây dựng đất nước tươi
đẹp, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu như di nguyện cao cả
mà Người để lại cho thế hệ trẻ mai sau của dân tộc.
2.3.4.4. Tổ chức cho học sinh đi học tập thực tế
Hàng năm, Nhà trường cần kết hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ
chức cho học sinh có thành tích học tập tốt của nhà trường đi thăm quê Bác,
thăm khu tưởng niệm Bác Hồ tại Thanh Hoá, thăm lăng Bác. Chuyến đi là phần
thưởng cho những học sinh có những nỗ lực lớn trong học tập và rèn luyện,
đồng thời là dịp để học sinh ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của quê
hương đất nước. Học sinh được tham quan các nhà tưởng niệm, các bảo tàng và
các kỷ vật gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, được nghe các
hướng dẫn viên thuyết minh chi tiết về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ
13

skkn


tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt đợng trải nghiệm thực tế đem lại hiệu quả giáo
dục cao, bởi học sinh được quan sát thực tế thay việc chỉ được nghe trên lớp.
2.3.4.5. Nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác
Việc tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác là
hoạt động để các em học sinh trực tiếp được nghe thầy cơ, hoặc chiếu video clip
bài nói chuyện của các học giả (VD: Các video clip nói chuyện về Bác của
GS.TS Hoàng Chí Bảo…) nói chuyện về Bác Hồ, hoạt động này truyền tải tới
các em học sinh những câu chuyện cảm động và chân thực về cuộc đời, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ mn vàn kính u của dân tợc Việt Nam,
danh nhân văn hóa thế giới, nhà lãnh dạo tài ba và cũng là nhà giáo dục lỗi lạc,
từ đó toát lên nhân cách lớn Hồ Chí Minh, hiện thân của đạo đức cách mạng

sáng ngời, suốt đời gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng vì sự nghiệp cách
mạng của toàn đảng, tồn qn và toàn dân ta.
Qua b̉i nói chụn chun đề giúp CBGV và HS hiểu sâu sắc về những
hy sinh, cống hiến to lớn và tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, đưa việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm tự giác,
thường xuyên trong lao đợng và học tập.

GS Hoàng Chí Bảo nói chuyện chuyên đề về học tập và làm theo Bác
trên truyền hình Thanh Hoá (tháng 2/2019)

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Sau một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
14

skkn


sống dành cho học sinh” trong môn GDCD bậc THPT , tôi thấy học sinh của
tất cả các lớp đều rất hào hứng, say mê khi được học tích hợp các câu chuyện
trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh”,
thấy được sự thay đổi một cách tích cực về ý thức học tập, về hành vi, việc làm.
Trong quá trình theo dõi học sinh học tập và rèn luyện, tôi nhận thấy các
em ít vi phạm đạo đức và nội quy nhà trường hơn. Đa số các em có học sinh có
thái độ sống tích cực hơn, có trách nhiệm, tự giác cống hiến hơn trong quá trình
tham gia các hoạt động tập thể do các cấp các ngành tổ chức; đặc biệt là trong
hoạt động tình nguyện của tổ chức Đoàn thanh niên
Sự lan toả của các câu chuyện kể về tấm gương đạo đức và phong cách
của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà các em được nghe cịn giúp các em sống tình

cảm, chân thành và trách nhiệm với bản thân và mọi người… Bên cạnh đó, việc
hiểu biết về các câu chuyện nhân cách và đạo đức lối sống của Bác còn giúp các
em thực sự trở thành những tuyên truyền viên xuất sắc gửi đến người thân trong
gia đình, bà con lối xóm trong cộng đồng dân cư mà các em sinh sống.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với sáng kiến kinh nghiệm: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” trong môn GDCD cấp THPT, tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp cho các đồng
nghiệp tham khảo để có nhiều cách tiếp cận tốt hơn trong việc vận dụng dạy học
tích hợp các câu chuyện về Bác Hồ nhằm giáo dục học sinh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để mai này các em trở thành một
công dân tốt, đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
3.2. Kiến nghị
Hàng năm, Sở GD&ĐT Thanh Hoá cần tổ chức các chuyên đề tập huấn
cho CBGV về việc đẩy mạnh việc học tập về làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, đờng thời đầu tư thêm một số trang thiết bị dạy học môn
GDCD đặc biệt là tranh ảnh , băng đĩa phục vụ cho dạy học sách "Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, chỉ đạo các trường
học trên toàn tỉnh tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW
của Bộ Chính trị nhằm đưa việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh thành hoạt đợng chính trị sâu rộng gắn liền với những việc làm thiết thực
theo nội dung của Chỉ thị để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hình thành
nhân cách cho học sinh, góp phần tích cực thúc đẩy động cơ phấn đấu, rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức của các em học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân về dạy học bộ sách "Bác Hồ
và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong môn GDCD
bậc THPT được đúc kết trong quá trình dạy học và chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Hội

đồng khoa học và đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
15

skkn


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Tác giả

Nguyễn Minh Châu

16

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
**************
[1]. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp
10 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[2]. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp
11 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3]. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp

12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[4]. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[5]. Sách giáo viên Giáo dục công dân 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[6]. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[7]. Sách giáo viên Giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[8]. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[9]. Sách giáo viên Giáo dục công dân 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội 2012.
[10]. Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội, 1998.
[11]. Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (20/2/1947), tháng 5/1989
- Báo cáo khoa học.
[12]. Chung một tấm lòng với Bác, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2005.
[13]. Bác Hồ với Thanh Hóa trong kháng chiến chống Pháp - Hà Việt.
[14]. Tập sách tư liệu “Bác Hồ về thăm Thanh Hoá”, Nhà xuất bản Thanh
Hố, 2000.
[15]. Những điển hình tiên tiến làm theo lời Bác, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ,
Nhà xuất bản Thanh Hố, 2010.
[16]. Họa sĩ Hồng Hoa Mai, Hình tượng Bác Hồ và thiên nhiên, con
người xứ Thanh, Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2009.

skkn




×