Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Skkn sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 12a1 trường thpt quan sơn qua bài 17 nước việt nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 02 9 1945 đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 36 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là mơn học đóng vai trị quan trọng giúp trang bị cho học sinh có
những hiểu biết cơ bản giá trị lịch sử nhân loại, có cái nhìn đúng đắn về quá khứ
của dân tộc, từ đó có những định hướng cho tương lai, góp phần nâng cao tinh
thần yêu nước cho các em. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch
sử càng trở nên cấp thiết. Trong thực tế, đã có nhiều biện pháp đề ra để đổi mới
phương pháp giảng dạy bộ môn như: sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ hóa kiến
thức, lập bảng hệ thống kiến thức… để học sinh ghi nhớ các sự kiện.
Đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề cần thiết trong dạy học nói
chung. Đối với môn Lịch sử, từ trước tới nay vẫn được coi là một mơn khó học vì
có q nhiều mốc thời gian và sự kiện. Vì vậy học sinh rất ngại học và nhiều học
sinh xa dời bộ mơn này. Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để làm
sao các em học sinh khơng cịn “sợ”, khơng cịn “chán” môn Lịch sử là trách
nhiệm của những thầy cô đứng lớp bộ môn Lịch sử.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đặc biệt cuộc cách
mạng 4.0, việc khai thác tài nguyên tri thức không còn là tài sản riêng của một
lĩnh vực nào. Học sinh có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau.
Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt
giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy và học.
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh
kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục
nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến học
sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để
đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng


thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang
kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q trình học tập
để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học
và giáo dục. Trong xu hướng đó giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến
cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm
bảo cho việc tự học suốt đời của học sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường phổ thơng nói chung và
trường THPT Quan Sơn – nơi tơi đang cơng tác – nói riêng, trong nhiều năm, học
sinh vẫn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách khá thụ động, chưa có khả năng tự
học, chủ yếu vẫn dựa vào kiến thức giáo viên truyền đạt, học “thuộc lịng”, ghi
nhớ máy móc. Học sinh chủ yếu học bài nào biết bài đó, chưa có sự liên hệ giữa
các bài, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau nên chưa phát huy được tư duy
logic, tư duy hệ thống. Do đó, tâm lý chung của các em là rất ngại học, thậm chí
là “sợ” mơn học này. Và cũng vì vậy mà những năm gần đây khi Bộ Giáo dục và
đào tạo chuyển từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm thì điểm thi
tốt nghiệp của các em vẫn cịn thấp.
Với mong muốn tạo cho các em một tâm lí hứng khởi, chủ động, tích cực và
hình thành tư duy lôgic, tư duy hệ thống, phát huy được năng lực của học sinh
1

skkn


trong q trình dạy học Lịch sử, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hình ảnh
lịch sử và sơ đồ tư duy nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp 12A1
trường THPT Quan Sơn qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ
sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, Lịch sử 12 – Ban cơ bản). Với
đề tài này sẽ giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất

nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới; hơn nữa các em còn có thể khám phá các
ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong
một nhóm qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi viết kinh nghiệm này với mục đích:
- Từng bước thay đổi phương pháp học của học sinh trong bộ môn Lịch sử,
phát huy năng lực của học sinh, mở rộng hiểu biết cho các em và thực hiện tốt đổi
mới phương pháp dạy và học mà Bộ giáo dục đề ra.
- Sau khi tìm hiểu bài học này các em sẽ vận dụng kiến thức một cách linh
hoạt để làm bài tập trắc nghiệm, không bị nhầm lẫn các sự kiện.
- Ghi chép lại những phương pháp dạy học mà tôi đã thực hiện trong nhiều
năm qua và chia sẻ với đồng nghiệp về những việc mình đã làm trong cơng tác
giảng dạy.
- Rèn luyện tính năng động, say mê trong sáng tạo, cố gắng học tập để nâng
cao hơn nữa về chuyên môn bắt kịp sự phát triển của xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này có thể áp dụng được với cả các khối 12 và trên thực tế trong năm
học 2021-2022 tôi đã áp dụng với học sinh lớp 12A1 mà tôi được giao giảng dạy,
kết quả mang lại rất khả quan. Đây là đối tượng đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT.
Ngoài ra, đề tài cũng chú trọng đến đối tượng học sinh khá, giỏi giúp các em có
được những kiến thức sâu sắc về lịch sử phục vụ cho những kì thi sắp tới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài. Để có thể
hiểu bài, nắm bắt được các kiến thức cơ bản, hiểu rõ được bản chất sự kiện, đồng
thời có thể vẽ được sơ đồ tư duy thì điều quan trọng là phải tìm hiểu, nghiên cứu
kỹ tài liệu nhất là kiến thức sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: trên cơ sở của tiết học, tính hiệu
quả của các tiết học và việc học sinh hứng thú tiếp thu bài như thế nào, làm bài
đạt kết quả ra sao… để đánh giá tính hiệu quả, tính thực tiễn của đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: điều tra tính hiệu quả của đề tài thơng

qua phiếu học tập, thông qua kết quả học tập của học từng kỳ và cả năm học.
- Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp định hướng năng lực.

2

skkn


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Quan niệm về tính tích cực và tính tích cực trong dạy học lịch sử
Tính tích cực bao gồm cả tích cực bên trong thể hiện ở sự vận động tư duy,
trí nhớ, những chấn động của các cung bậc tình cảm, cảm xúc và tích cực bên
ngồi lộ ra ở thái độ hành động đối với cơng việc. Điều đó có nghĩa là tích cực là
một phương pháp mà khi vận dụng địi hỏi vừa thúc đẩy sự tích cực bên trong (tư
duy, tình cảm) và tích cực bên ngồi (thái độ, hành động) của cả giáo viên và học
sinh.
Tính tích cực trong dạy học Lịch sử là một trong những phương pháp mới
trong quá trình dạy học, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa thầy - trò - lớp học.
Trong mối quan hệ ấy, thầy đóng vai trị là người đạo diễn, tổ chức cho học trò
biết cách hành động, hợp tác với bạn, với thầy để tự mình khám phá ra chân lí và
ứng dụng chân lí đó vào thực tiễn cuộc sống nhằm mục đích hình thành và phát
triển nhân cách con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo.
Quan niệm về tranh - ảnh và hình ảnh lịch sử
Quan niệm về tranh - ảnh
Tranh, ảnh là một thuật ngữ dùng để chỉ một bức vẽ, một bức hình thu chụp
được nhằm phản ánh một phần nào đó của hiện thực và nó được sử dụng làm
phương tiện dạy học. Đây là loại phương tiện được sử dụng phổ biến trong dạy
học các môn học về tự nhiên và xã hội nói chung, loại phương tiện này thường
được sử dụng khi khơng có vật thật hoặc hỗ trợ thêm cho vật thật.

Quan niệm về hình ảnh lịch sử
Hình ảnh trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là một loại phương
tiện trực quan quan trọng thuộc nhóm ĐDTQ tạo hình, nó chứa đựng, chuyển tải
lượng thơng tin lớn của giáo viên trong quá trình giảng dạy và là nguồn tri thức
phong phú, đa dạng góp phần tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển trí
tuệ và nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập.
Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh lịch theo hướng phát huy năng lực
của học sinh trong dạy học lịch sử
Thứ nhất, việc sử dụng hình ảnh trong DHLS sẽ góp phần cụ thể hóa nội
dung sự kiện, nhân vật và giúp học sinh nhận thức được những nội dung khái quát
lịch sử.
Thứ hai, hình ảnh lịch sử không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà cịn ở
nhận thức lí tính, làm cho học sinh có thể dễ dàng thu nhận một cách có hiệu quả
kiến thức lịch sử.
Thứ ba, hình ảnh lịch sử sẽ có vai trị lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ,
hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng thu nhận được.
Thứ tư, hình ảnh lịch sử cịn góp phần khắc phục tình trạng “hiện đại hóa”
của học sinh khi nhận thức lịch sử.
Thứ năm, hình ảnh lịch sử ngồi việc góp phần tạo biểu tượng, hình thành
khái niệm lịch sử, nó cịn giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tưởng
tượng, tư duy, ngôn ngữ và năng lực thực hành bộ môn. Ngồi ý nghĩa giáo
dưỡng và phát triển nêu trên thì hình ảnh lịch sử cịn góp phần rất lớn trong việc
3

skkn


giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và tính thẫm mỹ cho học sinh, bồi dưỡng
cho học sinh những tình cảm đúng đắn, tích cực.
Cách sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (Mind Map). Đây
là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những
ý chính, ý cơ bản của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp
việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết… Sơ đồ tư duy là một sơ đồ
mở, nó khơng có một định dạng hoặc một khuôn mẫu nhất định. Tùy thuộc vào
từng nội dung kiến thức, từng vấn đề, từng bài học khác nhau, tùy thuộc vào khả
năng tư duy và nhìn nhận vấn đề khác nhau của từng người mà sản phẩm tư duy
(sơ đồ tư duy) sẽ có sự khác nhau.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy vào trong quá trình dạy học nhất là dạy học Lịch
sử sẽ huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực và có
tác dụng hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác. Hơn nữa, việc vận dụng sơ đồ
tư duy trong dạy học sẽ giúp học sinh tự tay ghi chép hay tổng hợp một vấn đề,
một chủ đề đã học, đã đọc theo cách hiểu của học sinh dưới dạng sơ đồ tư duy.
Để thực hiện việc lập sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử, tơi có thể tóm tắt
thành các bước như sau:
- Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc các nhân dựa trên yêu
cầu, gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
- Bước 2: Sau khi thực hiện xong, học sinh hoặc đại diện cho nhóm sẽ lên
trình bày về sản phẩm tư duy của mình.
- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung kiến thức cho nhau để hoàn thiện sơ
đồ tư duy. Giáo viên lúc này đóng vai trị là trọng tài, là cố vấn giúp các em hoàn
thiện sơ đồ tư duy.
- Bước 4: Củng cố kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến
thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Quan Sơn là một trong những trong những trường nằm ở khu
vực miền núi, vùng sâu vùng xa cịn rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Vượt qua
nhiều khó khăn, thầy và trị nơi đây đã cùng nhau vượt khó, trong vài năm gần
đây tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT và Cao đẳng - Đại học được nâng lên rõ rệt.
Các thầy cô trong nhà trường có trình độ chun mơn tốt, đầy nhiệt huyết

với lịng u nghề và ln tích cực đổi mới phương pháp dạy học, rất chú trọng
dạy học theo phương pháp mới - lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tư duy
cho học sinh...
Về thái độ học tập của học sinh: đa số các em nhiệt tình tham gia hoạt động
trên lớp học, chịu khó tìm hiểu và phát biểu xây dựng bài. Trong các hoạt động
giao việc về nhà sưu tầm tài liệu, làm bài thuyết trình trước lớp cũng được các
em tích cực hưởng ứng.
Về cơ sở vật chất: Trường có hệ thống cơ sở vật chất thuộc loại tốt và ln
được trang bị hồn thiện hơn qua các năm học. Hiện tại nhà trường có đầy đủ
máy chiếu lắp đặt ở các phòng học.
Tuy nhiên, do đặc thù khu vực nên việc đầu tư cho học tập và để thi đại học
cao đẳng còn nhiều hạn chế, nhiều em cịn rất lơ là với bộ mơn Sử vì cho rằng
4

skkn


mơn Sử có nhiều sự kiện và khó nhớ, có nhớ cũng không nhớ được lâu nên cần
phải tạo được sự hứng thú học tập lịch sử cho các em, phát huy được tính tích
cực của bộ mơn. Muốn vậy, giáo viên phải tự tìm tịi, nâng cao chun mơn, đổi
mới phương pháp dạy học. Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo là một khâu quan
trọng trong dạy học lịch sử; tuy vậy, hiện nay một số giờ giảng của giáo viên trên
lớp vẫn cịn mang tính độc diễn, thầy giáo truyền thụ một chiều. Cũng cịn có
trường hợp, bài giảng của giáo viên chỉ là bản tóm tắt SGK mà không chú ý sử
dụng các tranh ảnh cần thiết làm cho giờ học trở nên khô khan và kết quả là HS
không hứng thú đối với việc học môn Lịch sử.
Cũng như việc học các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, học tập lịch sử
là một quá trình nhận thức, mỗi cá nhân phải chủ động thực hiện cùng với sự
giúp đỡ, hướng dẫn, điều chỉnh của thầy giáo. Học tập lịch sử, HS không chỉ
dừng ở việc ghi nhớ các sự kiện, điều quan trọng là phải hiểu bản chất sự kiện,

quá trình lịch sử, rút ra quy luật, tìm kiếm bài học từ quá khứ phục vụ cho hiện
tại. Vì vậy, dạy học lịch sử cần phát huy tính tích cực, sáng tạo từ phía học sinh.
Q trình nhận thức của học sinh cũng phải tuân theo quy luật “Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Đó là con
đường biện chứng của của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại
khách quan”. [5, tr. 270]
Chính vì vậy, đề tài tập trung đề xuất các nguyên tắc, biện pháp của việc sử
dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy theo hướng phát huy năng lực của học sinh
trong DHLS ở trường THPT, cụ thể là bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ sau ngày 2- 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, Lịch sử 12- ban cơ bản.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo biểu tượng về các sự kiện, nhân vật lịch sử thơng qua việc sử dụng
các hình ảnh lịch sử
“Việc tạo biểu tượng có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập lịch sử ở
trường phổ thông. Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử
không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc nắm bắt sự kiện và tạo biểu
tượng lịch sử. Tuy vậy, việc học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của q
trình nhận thức từ cảm tính đến lý tính. Có thể nói tạo biểu tượng là giai đoạn
nhận thức cảm tính của q trình học tập lịch sử” [7, tr. 51]. Biểu tượng lịch sử
là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lý… được phản ánh
trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất.
Nội dung của một sự kiện lịch sử được HS nhận thức thông qua việc tạo
hình ảnh về quá khứ bằng những hoạt động của các giác quan như thị giác tạo
nên những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ
thông qua lời giảng của GV. Việc tạo biểu tượng cho HS là một việc làm khó
khăn vì u cầu của DHLS là phải tái tạo những hình ảnh về các sự kiện đúng
như nó tồn tại mà những sự kiện đó lại lùi xa vào q khứ. Vì vậy, hình ảnh lịch
sử có vai trị rất quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử cho HS.
Có nhiều biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử trong đó việc sử dụng hình ảnh
lịch sử kết hợp với các đoạn tường thuật, miêu tả để tạo biểu tượng lịch sử là một

biện pháp sư phạm rất có hiệu quả. Để thực hiện tốt biện pháp này, GV phải nắm
vững và có kỹ năng sử dụng phương pháp tường thuật và miêu tả trong DHLS.
5

skkn


Khi học sinh quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác, sinh
động về sự kiện, nhân vật; trên cơ sở đó tạo cho các em những cảm xúc lịch sử
mạnh mẽ, sâu sắc. Đó chính là con đường có hiệu quả để tạo biểu tượng, hình
thành khái niệm, nêu quy luật và rút bài học lịch sử.
Ví dụ, khi dạy học bài 17, “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 29-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, giáo viên có thể sử dụng bức ảnh “Lễ ký kết
Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 tại Hà Nội”, để tạo biểu tượng cho học sinh về việc
chính phủ ta kí với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định ngoại giao và rút ra
nhận xét: “Lễ ký kết Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 thể hiện hình ảnh nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc”.

Hình: Lễ ký kết hiệp định sơ bộ

2.3.2. Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề thơng qua việc sử dụng
hình ảnh lịch sử
Tình huống có vấn đề là những khó khăn, thắc mắc những mâu thuẫn nảy
sinh trong quá trình nhận thức của HS khi tiếp thu tri thức mới hoặc cần làm sâu
sắc phong phú thêm những tri thức đã biết.
Nhận thức của HS là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết chưa sâu sắc
đến biết sâu sắc, phong phú hơn. Tạo tình huống có vấn đề và biết cách giải
quyết vấn đề sẽ giúp kích thích tư duy tích cực của HS. Nhà tâm lí học Rubinxtên
đã khẳng định: “tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống có vấn
đề” [6, tr. 23]. Nhà thơ Maiacơpxki cũng đã phê phán một cách dí dỏm những
người mà trong đầu óc họ khơng có những vấn đề gì để suy nghĩ bằng hai câu

thơ: “những kẻ đầu óc luôn luôn minh bạch, theo ý tôi chẳng qua họ ngốc”. GV
phải biết gợi mở, trình bày, dẫn dắt, đặt ra những câu hỏi nêu vấn đề kích thích trí
tị mị, thích khám phá, sáng tạo của HS.
Có nhiều cách thức để tạo tình huống có vấn đề, trong đó có biện pháp sử
dụng hình ảnh lịch sử.
Ví dụ: Khi dạy mục 2. II, bài 17, SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình
Chuẩn). GV sử dụng bức ảnh “ Nạn đói năm 1945”.
6

skkn


Sau khi miêu tả chi tiết bức tranh, GV đặt câu hỏi “Bức tranh nói lên điều
gì?”, “Tại sao nước ta lại xảy ra nạn đói vào năm 1945? ”. Cách đặt câu hỏi như
vậy của GV cùng bức tranh sẽ làm nảy sinh trong nhận thức của HS vướng mắc
cần giải quyết. Với sự hướng dẫn của GV, HS quan sát bức tranh, suy nghĩ và tìm
lời giải. Nhìn vào bức ảnh, học sinh sẽ thấy được nhiều xác người chết đói nằm
ngổn ngang trên các đường phố. Nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945? Lời giải
từ bức tranh sẽ kích thích học sinh đi sâu phân tích nguyên nhân gây ra nạn đói
năm cuối năm 1945 đầu năm 1946 ở miến Bắc làm hơn 2 triệu người chết đói là
do chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
2.3.3. Sử dụng cơng nghệ thơng tin để khai thác hình ảnh lịch sử nhằm tăng
hiệu quả dạy học
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin với tiện ích của nó đã có tác dụng to lớn đối với sản xuất và đời sống xã
hội. Công nghệ thông tin đã trở thành công cụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau
trong đó có giáo dục và đào tạo.
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử như đã trình bày ở trên nên việc ứng dụng
cơng nghệ thơng tin lại càng cần thiết, tỏ ra khá hiệu quả và khả thi, nhất là trong
việc trình chiếu hình ảnh, chỉnh sửa bản đồ… nhằm góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học. Hinh ảnh lịch sử khi được tích hợp với thiết bị của công nghệ
thông tin như: máy tín điện tử, máy chiếu, hệ thống âm thanh,… sẽ tạo nên màu
sắc, hình ảnh sống động, hấp dẫn cuốn hút HS vào bài giảng, giúp các em tiếp
thu kiến thức có hệ thống và tích cực hơn.
Ví dụ trong dạy học bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày
2- 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, SGK Lịch sử 12. GV cần phải sử dụng
một lượng hình ảnh lịch sử khá phong phú, bao gồm: các hình ảnh thể hiện các
sự kiện lịch sử; phim tư liệu… Khi chưa có cơng nghệ thơng tin, GV phải mất rất
nhiều thời gian, công sức cho việc sưu tầm, phục dựng, in ấn, phô tô và sử dụng
các công đoạn khác theo hình thức thủ cơng, điều này làm GV rất ngại sử dụng
7

skkn


hình ảnh thường xuyên trong các tiết dạy. Hiện nay, với những thành tựu về công
nghệ thông tin, chỉ cần những thao tác đơn giản là GV có thể lên Internet tìm và
tải hình ảnh lịch sử và những tài liệu chú thích để phục vụ cơng việc dạy học.
Như vậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin góp phần giải phóng bớt những lao động
thủ cơng chiếm nhiều thời gian và cơng sức của người thầy giáo, góp phần làm
bài giảng trở nên sinh động với những sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể, chân thực
giúp kích thích quá trình tư duy của HS, từ đó nội dung kiến thức được lĩnh hội
đầy đủ và khắc sâu hơn.
Như vậy, với những ưu thế vượt trội nêu trên không thể phủ nhận vai trị của
cơng nghệ thơng tin trong tiến trình đổi mới PPDH. Tuy nhiên, để áp dụng có
hiệu quả thành tựu công nghệ thông tin vào giảng dạy các mơn học nói chung
giảng dạy lịch sử nói riêng địi hỏi người GV cần chịu khó học hỏi nắm bắt kỹ
thuật và thao tác sử dụng thiết bị, phối hợp nhịp nhàng với các PPDH khác, đảm
bảo bố trí hợp lí thời gian cho một tiết dạy, chủ động trong mọi tình huống. Dù
có những ưu thế vượt trội nhưng chúng ta cũng khơng được tuyệt đối hóa và lạm

dụng phương pháp này làm mờ nhạt vai trò của người GV.
Ví dụ: Trong mỗi tiết học sau khi cung cấp cho HS những kiến thức của bài
học, GV tiến hành củng cố vào cuối các mục hoặc cuối bài để khái quát những
vấn đề cơ bản giúp HS nhớ và khắc sâu. Thông thường, GV dành cho khâu củng
cố trong vịng 5 - 7 phút và với hình thức sử dụng các sơ đồ hoặc để HS trả lời
những câu hỏi nhận thức đặt ra ở đầu mỗi bài học. Hiện nay, với thành tựu và
tiện ích của cơng nghệ thông tin GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức thơng qua
một số trị chơi với hình ảnh kết hợp với câu hỏi nhận thức để tạo tính mới mẽ,
tạo hứng thú học tập cho các em. GV có thể cho các em đi tìm các mảnh ghép
bằng các hình ảnh để khám phá ra một bức tranh, tấm ảnh liên quan đến sự kiện,
nhân vật lịch sử tiêu biểu trong bài học từ đó củng cố, khái quát, khắc sâu kiến
thức cơ bản.
2.3.4. Sử dụng tài liệu thành văn và hình ảnh lịch để tạo hứng thú học tập
lịch sử cho HS
Trong học tập, yếu tố tâm lý đóng vai trị quan trọng. Khi HS có tâm lý
hứng thú, u thích học tập bộ mơn thì kết quả học tập rất khả quan. Hiện nay,
do tác động của một số ngun nhân, nhiều HS khơng u thích bộ môn Lịch
sử, thực trạng ấy ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả học tập bộ môn.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
trong đó có việc sử dụng tranh ảnh kết hợp với tài liệu thành văn để tạo hứng thú
học tập cho HS.
Tài liệu thành văn được hiểu là những sử liệu cho ta những thông tin về
các sự kiện xảy ra được ghi lại bằng chữ viết qua các kênh thông tin khác nhau.
Nguồn tài liệu này chiếm khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng đơi khi chiếm
vị trí chủ yếu trong các nguồn sử liệu [9]. Tài liệu thành văn là nguồn sử liệu
quý giá góp phần làm sáng tỏ những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đây là nguồn
sử liệu đã được thời gian và thực tiễn lịch sử sàng lọc, kiểm chứng, có độ tin
cậy khoa học cao. Việc kết hợp sử dụng tài liệu thành văn (nghe) và tranh ảnh
(nhìn) sẽ tạo hiệu quả tổng hợp trong DHLS.
Ví dụ: Khi dạy mục 3. III, bài 17, SGK Lịch sử lớp 12, để giải quyết nạn

8

skkn


dốt, ngày 8 - 9 -1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình
dân học vụ. GV sử dụng bức ảnh “Lớp Bình dân học vụ”.

Lớp bình dân học vụ

GV kết hợp với tài liệu thành văn sau: “Để phong trào có sức lan toả hơn
nữa, ngày 4.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Chống nạn thất học”.
Trong bài, Người nêu rõ một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc
này là nâng cao dân trí: “Muốn giữ vững nền độc lập. Muốn làm cho dân mạnh
nước giầu. Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của
mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Và Người kêu gọi:
“Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Những
người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng
bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng biết thì con bảo, người ăn người
làm khơng biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy
cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng.”…[8]
Với bức ảnh “Lớp Bình dân học vụ” cịn có thể kết hợp với đoạn thơ trong
bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:
“... Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan”
Đoạn tài liệu và 2 câu thơ trên sẽ giúp bổ sung, cụ thể những nội dung SGK,
góp phần làm sáng rõ vấn đề và là cơ sở để GV và HS khai thác bức ảnh “Lớp
Bình dân học vụ” nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn tại sao mù chữ là một vấn nạn
và tầm quan trọng cần phải giải quyết nạn dốt và những khó khăn trong việc giải

quyết nạn dốt. Qua đó cũng giáo dục cho HS ý thức học tập tốt hơn trong điều
kiện đầy đủ hiện nay.
2.3.5. Sử dụng hình ảnh lịch sử kết hợp với nêu câu hỏi nhận thức
Dạy học lịch sử có nhiều con đường, biện pháp để phát triển tư duy học
9

skkn


sinh, một trong những biện pháp là sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với bản đồ
giáo khoa để xây dựng hệ thống bài tập nhận thức.
Việc thiết kế bài tập nhận thức trên cơ sở tài liệu thành văn có thể nêu ra vào
đầu giờ học hoặc trước mỗi mục nhằm tập trung sự chú ý và lôi cuốn HS. Câu
hỏi phải mang tính chất là một bài tập nhận thức nhưng phải tập trung vào những
nội dung cơ bản của bài học.
Ví dụ: Khi dạy học mục 3. III, bài 17, SGK Lịch sử 12. GV có thể cho HS
xem bức ảnh “Lễ ký kết hiệp định sơ bộ” (phụ lục 8) và nêu câu hỏi nhận thức
cho HS “Vì sao Đảng và chính phủ cách mạng của ta lại chủ trương hòa với
Pháp ký hiệp định sơ bộ 6 – 3 -1946?”. Qua đó giúp cho HS thấy được đường
lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh “cứng rắn
về ngun tắc, mềm dẻo về sách lược”, phân hóa, cơ lập kẻ thù cao độ. Nhờ vậy
ta vượt qua được khó khăn, hiểm nghèo và bảo vệ được chính quyền cách mạng,
tạo điều kiện cho toàn quốc kháng chiến.
2.3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố bài học lịch sử là một cách củng cố
bài học dễ nhớ, dễ hiểu và mạch lạc nhất. Sau bài học, giáo viên có thể cho học
sinh thiết kế một sơ đồ tư duy theo cách hiểu của các em. Mỗi em sẽ có một sự
sáng tạo riêng, một màu sắc riêng.
Giáo viên có thể giao cho học sinh vẽ sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc
đầy đủ lượng kiến thức của bài học vừa được tìm hiểu, cho học sinh hoạt động cá

nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thơng tin cịn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn
bài để một lần nữa khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm bài học.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu xong mục II, bài 17: “Bước đầu xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính”, GV sẽ sử dụng sơ
đồ tư duy để khái quát lại những khó khăn của cách mạng nước ta phải đối mặt, từ đó
HS sẽ thấy được tình thế của cách mạng là đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
là như thế nào. (Xem phụ lục 10)
2.3.7. Thực nghiệm sư phạm
A. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính đúng đắn của cơ sở lí
luận và những yêu cầu mang tính nguyên tắc cũng như kiểm nghiệm tính hiệu
quả, khả thi của đề tài “Sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh lớp 12A1 qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”, Lịch sử 12 - Ban
cơ bản.
B. Phương pháp, kế hoạch thực nghiệm
Lựa chọn đối tượng thực nghiệm
- Để tiến hành đề tài này tôi chọn 1 lớp thực nghiệm (12A1) và 1 lớp đối
chứng (12A2) ở trường THPT Quan Sơn.
Nội dung thực nghiệm
Tiến hành dạy thực nghiệm bài: Bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946”. Tiến hành kiểm tra kết
10

skkn


quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xem xét tính khả thi của
đề tài.
Phương pháp thực nghiệm

Hướng dẫn áp dụng nội dung, phương pháp và một số biện pháp “Sử dụng
hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy nhằm phát huy năng lực của học sinh lớp
12A1 qua bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945
đến trước ngày 19-12-1946” Lịch sử 12 - Ban cơ bản.
Để đảm bảo tính khách quan, tôi chọn đối tượng nhận thức giữa lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm đều tương đương nhau về trình độ.
Thực nghiệm cụ thể
Theo giới hạn của đề tài này tác giả chỉ ứng dụng trong bài:
Bài 17: NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU
NGÀY 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 - 1946
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn của nước ta trong năm
đầu sau cách mạng tháng Tám.
- Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát huy
thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện những chủ trương và biện pháp xây
dựng chính quyền bảo vệ thành quả cách mạng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau
cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trong năm đầu của nước VNDCCH.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, niềm tự hào dân tộc.
4. Năng lực hướng tới:
- HS hiểu được tình thế "ngàn cân treo sợi tóc” là gì, phương cách giải quyết
của Đảng, CP và Bác Hồ lúc bấy giờ: nhạy bén và mềm dẻo. Đảng và nhà nước ta
đã vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay?
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Một số tư liệu:
+ Hình ảnh nạn đói cuối 1944 đầu 1945...; hình ảnh về qn đồng minh vào
VN, phim ảnh về giặc dốt, giặc đói, tình hình tài chính...
+ Tranh ảnh liên quan khác...
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn bài chuẩn bị theo nhóm...
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động tạo tình huống:

11

skkn


a. Mục đích: Giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị
tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế
tích cực để HS bước vào bài học mới.
b. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh về nạn đói cuối năm 1944 đầu
năm 1945, Sau đó GV hỏi: Em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả
lời…
c. Dự kiến sản phẩm:
- Dự kiến HS trả lời: nạn đói... GV tiếp tục mời các em khác bổ sung.
- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Ngay sau khi ra đời, nước VNDCCH
phải đối mặt trước những khó khăn chồng chất, đặt cách mạng vào tình thế "Ngàn
cân treo sợi tóc". Đảng, chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải
quyết vấn đề đó như thế nào? Kết quả ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hơm
nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Tiết 27.


Mục tiêu, phương thức
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc nhanh phần
I và trả lời câu hỏi: Tình hình nước
ta sau cách mạng tháng Tám năm
1945 có những khó khăn gì?
- HS trả lời, GV chốt ý
Giáo Viên liên hệ những thỏa
thuận của hội nghị Ianta đã ảnh
hưởng đến tình hình Việt Nam.
Cho HS xem hình quân Trung
Hoa Dân quốc kéo vào nước ta
(xem phụ lục 1)

Gợi ý sản phẩm
I. Tình hình nước ta sau cách mạng
tháng Tám 1945:
a. Khó khăn:
* Đối ngoại:
- Sau cách mạng tháng Tám, lực lượng đế
quốc đông, mạnh vào nước ta với danh
nghĩa quân Đồng minh
+Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân
Trung Hoa Dân Quốc kéo vào
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Quân Anh
vào, dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm
lược.
+ 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, tiến hành
Cho HS xem hình quân Anh kéo

những hoạt động chống phá ta
vào nước ta (xem phụ lục 2)
- Theo sau chúng là bọn tay sai phản động
GV: 20 vạn Tưởng và bọn tay sai
"Việt Quốc", "Việt Cách" Đại việt,
phản động, ĐQ Anh 1 vạn, ĐQ
Tơrôtkit..
Pháp, 6 vạn quân Nhật.
 Âm mưu thủ tiêu thành quả cách mạng,
chính quyền cách mạng.
* Đối nội:
- Chính trị: Chính quyền cách mạng vừa
mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non
yếu.
GV cho HS xem hình “nạn đói - Kinh tế: Kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
năm 1945” (xem phụ lục 3a, chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn đói…
3b). Qua đó cho Hs tìm hiểu
ngun nhân gây ra nạn đói năm
1945.
- Tài chính: Ngân sách nhà nước trống
CH: Vì sao ngân khố nhà nước lại rỗng...
12

skkn


trống rỗng?
CH: Vì sao năm 1945 nước ta có
hơn 90% dân số bị mù chữ?
- GV: Theo em, khó khăn nào là

lớn nhất? Tại sao nói nước
VNDCCH đang đứng trước tình
thế “Ngàn cân treo sợi tóc”?
Hoạt động 2: Cá nhân.
- GV: Với mn vàn khó khăn từ
sau CM tháng Tám năm 1945
nhưng nước ta có những thuận lợi
nào? Yếu tố nào đóng vai trị quan
trọng. “Dễ trăm lần khơng dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong”
- HS trả lời, GV chốt ý.
CH: Dựa vào đâu khẳng định hệ
thống XHCN đang hình thành?
CH: Sau CTTG II phong trào
giải phóng dân tộc dâng cao ở
nhiều nước thuộc địa nào?
CH: Phong trào đấu tranh vì hịa
bình DC vì sao phát triển?
Hoạt động 3: Tập thể, cá
nhân.
GV chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1: Trình bày về vấn đề
xây dựng chính quyền cách
mạng.
+ Chính phủ CM Lâm thời cơng
bố lệnh tổng tuyển cử trong cả
nước 6-1- 1946 có ý nghĩa gì?
(phụ lục số 5a, 5b, 5c, 5d, 5e)
+ Quan sát hình 44 Bản hiến

Pháp 1946 được thơng qua có
mục đích gì?
+ Tại sao phải xây dựng lực lương
dân quân tự vệ ở khắp nơi? Liên
hệ đến ngày nay.

- Văn hoá - xã hội:
+ 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội chưa giải quyết được
=> Khó khăn lớn nhất là ngoại xâm, nội
phản. Đất nước đứng trước tình thế
“Ngàn cân treo sợi tóc”.
b. Thuận lợi:
* Trong nước:
- Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn
khởi gắn bó với chế độ mới.
- Có Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh
đạo tin tưởng tuyệt đối…
* Thế giới:
- Hệ thống XHCN trên TG đang hình
thành…
- PT GPDT phát triển mạnh đã cổ vũ,
động viên nhân dân ta đấu tranh.

II. Bước đầu xây dựng chính quyền
cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt
và khó khăn về tài chính
1. Xây dựng chính quyền cách mạng
a. Vế chính trị:


- 6-1-1946 tổng tuyển cử trong cả
nước, bầu quốc hội khóa đầu tiên, bầu
được 333 đại biểu.
- Ở các địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ,
tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các
cấp.
- 2- 3- 1946, quốc hội họp phiên đầu
tiên.
- 9-11- 1946, thông qua bản hiến Pháp
đầu tiên của nước VNDC cộng hòa.
b. Về quân sự:

- Lực lượng vũ trang được xây dựng,
hoàn chỉnh. Quân đội quốc gia VN (22-51946).
- Lực lượng dân quân tự vệ ở nông
13

skkn


- Nhóm 2: Những biện pháp giải
quyết nạn đói ? Kết quả.
Giáo viên: quan sát hình 45 (phụ
lục 4a, 4b, 4c)
Em có nhân xét gì về việc nhân
dân Nam Bộ quyên góp gạo cứu
giúp đồng bào bị đói ở Bắc bộ 101945. Liên hệ ngày nay. Những
đóng góp của học sinh có thể.
- Nhóm 3: Những biện pháp giải
quyết nạn dốt? Kết quả?

Giáo Viên cho HS xem hình “Lớp
Bình dân học vụ” (phụ lục số 6a,
6b) và đọc cho HS đoạn tài liệu về
“Phong trào Bình Dân Học Vụ...”
cùng với 2 câu thơ trong bài thơ
“Việt bắc” của Tố Hữu.
+ Vì sao HCM kí sắc lệnh thành
lập Nha Bình dân học vụ?
+ Tại sao nội dung và phương
pháp giáo dục theo tinh thần dân
tộc, dân chủ?
- Nhóm 4: Những biện pháp giải
quyết khó khăn về tài chính? Kết
quả?
GV cho HS xem hình qun góp
vàng (Phụ lục số 7)
Kết quả thu được: 370kg vàng,
20tr đồng quĩ độc lập, 40tr đồng
quĩ đảm phụ quốc phịng...
+ Vì sao nhân dân ta lại tự nguyện
đóng góp?
+ Những đóng góp mà HS có thể
làm hiện nay?
HS chia nhóm thảo luận trong 5
phút và cử đại diện trình bày
- GV nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 4: Cá nhân
- GV: Hãy cho biết ý nghĩa của
những kết quả đạt được trong việc
giải quyết các khó khăn trên là

gì?

thơn, xã, đường phố, xí nghiệp được củng
cố và phát triển khắp cả nước.
=> CQCM bước đầu được củng cố.
2. Giải quyết nạn đói
- Biện pháp trước mắt: Tổ chức quyên
góp, phát huy tinh thần “nhường cơm sẻ
áo”, “tương thân tương ái”...
- Biện pháp lâu dài: Tăng gia sản xuất,
giảm tơ, xố bỏ những thứ thuế vơ lí...
=> Nạn đói cơ bản bị đẩy lùi.
3. Giải quyết nạn dốt
- 8 - 9 - 1945, Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh
thành lập “Nha bình dân học vụ”. Sau một
năm, cả nước có 76 nghìn lớp học với 2,5
triệu học viên.
- Các trường tiểu học, THPT và đại học
phát triển mạnh, đổi mới nội dung và
phương pháp giáo dục.
=> Nạn dốt được đẩy lùi

4. Giải quyết khó khăn về tài chính
- Kêu gọi nhân dân đóng góp qua “quỹ độc
lập”, “tuần lễ vàng”... Quyên góp được
370 kg vàng và 20 triệu đồng vào “Quỹ
độc lập”, …
- 23 - 11 – 1946 Quốc hội quyết định cho
lưu hành tiền Việt Nam.
=> Tình hình tài chính bước đầu được

củng cố…

* Ý nghĩa:
- Đưa cách mạng nước ta vượt qua những
khó khăn to lớn, đánh bại âm mưu chia rẽ,
lật đổ của bọn phản động, đế quốc, củng
cố và tăng cường sức mạnh của chính
14

skkn


- HS: Suy nghĩ trả lời, các em quyền nhà nước.
khác bổ sung.
- Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
- GV: bổ sung chốt và kết thúc tiết. - Cổ vũ, động viên nhân dân bảo vệ chính
quyền và nền độc lập, tự do vừa mới giành
được.
Tiết 28. tiếp theo bài 17

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm
III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội
phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.
1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở
- GV điểm lại tình hình Nam Bộ lại xâm lược ở Nam Bộ
sau ngày cách mạng tháng Tám
thành công.

- Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 – 1945, thực
dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban Nam Bộ,
chính thức gây chiến tranh xâm lược Việt
GV: Cuộc kháng chiến chống Nam lần thứ hai.
Pháp xâm lược lần hai của ND
Nam Bộ diễn ra như thế nào?Kết - Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ
quả bước đầu của cuộc kháng nhất tề nổi dậy chống Pháp, đốt tàu Pháp,
chiến?
đánh kho tàng, phá nguồn tiếp tế, dựng
- GV: Bổ sung một số mẩu chướng ngại vật...
chuyện, tư liệu lịch sử ở giai đoạn
này.
- Những đồn qn Nam tiến, vào Nam
chiến đấu, ND qun góp ủng hộ đồng bào
Nam Bộ KC.
=> Cuộc kháng chiến đã bước đầu làm
thất bại kế hoạch "Đánh nhanh thắng
nhanh" của Pháp, tạo điều kiện cho cả
nước kháng chiến lâu lài.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân
Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
4 phút.
- Trước hoàn cảnh phải đối phó với Pháp ở
Nhóm1: Chủ trương của Đảng ta Miền Nam và sự uy hiếp của quân THDQ ở
đối với quân Trung Hoa Dân miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ
quốc?
Chí Minh chủ trương tạm thời hồ hỗn,
Nhóm 2: Căn cứ vào đâu ta chủ tránh cùng một lúc ta phải đối phó với
trương hồ hỗn với qn Trung nhiều kẻ thù

Hoa Dân quốc?
Nhóm 3: Kết quả, ý nghĩa của chủ - Ta nhân nhượng một số u sách kinh tế,
trương sách lược hồ hỗn?
chính trị cho quân THDQ: như tiêu tiền
Đại diện các nhóm trình bày, các Quan kim, Quốc tệ (mất giá), cung cấp một
nhóm khác bổ sung.
phần lương thực cho chúng; nhường 70 ghế
trong quốc hội và 4 ghế bộ trưởng trong
GV: bổ sung, nhận xét (Quân chính phủ (ko qua bầu cử). ĐCSĐD tuyên
15

skkn


Đồng minh, lực lượng đông... Để
thực hiện sách lược phân hố kẻ
thù...)
GV: kể về giải quyết vụ án Ơ Như
hầu (nếu còn thời gian)
- GV: Bổ sung, chốt ý

Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân.
GV: Phân tích âm mưu, thủ đoạn
của quân THDQ và Pháp
Dẫn thêm 1 số sự kiện.
- GV: Tại sao lúc này ta chủ
trương đàm phán với Pháp?
HS:
- GV: Giải thích: Pháp lúc này
cịn gặp khó khăn, chưa đủ lực

lượng đánh ra Bắc. Ta hồ hỗn
tạm thời sẽ tránh được tình trạng
phải đối phó với nhiều kẻ thù
cùng 1lúc, mượn tay Pháp để đuổi
nhanh 20 vạn quân Trung hoa
Dân quốc về nước.
- GV: Nội dung hiệp định sơ bộ?
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK
- Phân tích 1 số chi tiết quan
trọng.
- Quan hệ Việt - Pháp sau Hiệp
định sơ bộ?
- GV: Em có nhận xét gì về chủ
trương và biện pháp của Đảng,
Nhà nước ta trong thời kỳ này?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: bổ sung, nhận xét: Chủ
trương biện pháp của Đảng hết
sức đúng đắn và sáng tạo, thể hiện
sự mền dẻo trong sách lược nhưng
cứng rắn về nguyên tắc chiến
lược.
- GV: Ý nghĩa của việc hoà hỗn
với Pháp.?

bố tự giải tán (Rút vào hoạt động bí mật)
- Ta kiên quyết vạch trần âm mưu và hành
động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động
tay sai, trừng trị theo pháp luật những kẻ
phá hoại có đủ bằng chứng.

- Ý nghĩa:
+ Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt
động chống phá của quân Trung Hoa Dân
quốc và tay sai.
+ Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền
CM của chúng.
3. Hồ hỗ với Pháp nhằm đẩy qn
Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
- 28 - 2 - 1946, Pháp và Trung Hoa Dân
quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt ND ta trước hai
con đường phải lựa chọn:
+ Hoặc chống Pháp, không cho Pháp đổ bộ
lên miền Bắc
+ Hoặc chủ động đàm phán, hồ hỗn với
Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với
nhiều kẻ thù trong một lúc.
 Ta chọn giải pháp "Hoà để tiến".
- Chiều 6 - 3 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt chính phủ ký với Pháp "Hiệp định
sơ bộ".
- Nội dung Hiệp định sơ bộ:
+ CP Pháp công nhận VNDCCH là 1 quốc
gia tự do có CP, nghị viện, qn đội, tài
chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
+ CPVN đồng ý cho 15.000 quân Pháp
được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp
quân đội Nhật và rút dần trong thời hạn 5
năm.
+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền

Nam đi đến cuộc đàm phán chính thức ở
Pari…
- Ý nghĩa:
+ Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải
chống nhiều kẻ thù cùng một lúc.
+ Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân
quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
+ Có thêm thời gian hồ bình để củng cố
chính quyền cách mạng. chuẩn bị kháng
chiến lâu dài.
16

skkn


HS: Thảo luận để trả lời câu hỏi
- Ta và Pháp tiếp tục cuộc đàm phán tại
GV: Phân tích chốt ý, kết thúc Phôngtennơblô nhưng thất bại 14 - 9 bài.
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp
bản tạm ước, tiếp tục nhường một số quyền
lợi kinh tế, văn hố cho Pháp  tranh thủ
thêm thời gian hịa bình chuẩn bị cho
kháng chiến lâu dài.
3. Hoạt động luyện tập
Sau khì tìm hiểu xong nội dung bài học, GV củng cố bài học bằng cách
hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo từng mục của bài:
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CHÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM
1945 (Phụ lục 9)
II. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, GIẢI
QUYẾT NẠN ĐĨI, NẠN DỐT VÀ KHĨ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH (Phụ lục 10)

III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ
CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (Phụ lục 11)
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
- Vì sao Đảng ta đã thực hiện những giải pháp giải quyết tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc” hiệu quả?
- Hãy chỉ ra nghệ thuật chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc điều
hành chính phủ?
- Giả sử em là một nhà lãnh đạo, em sẽ giải quyết những khó khăn đó như
thế nào?
2.4. Kết quả đạt được
2.4.1. Trước khi áp dụng nội dung đề tài vào dạy học môn Lịch sử
- Nhiều học sinh có tâm lý ngại học, chủ yếu học để thi, bài nào biết bài đó,
học vẹt, học thuộc lịng mà khơng nắm được bản chất của Lịch sử, hay nói cách
khác rất ít em hiểu về bản chất của sự kiện, hiện tượng Lịch sử.
- Trong giờ học, có nhiều em khơng thực sự tập trung, tâm lý uể oải trong
q trình học vẫn cịn.
- Kết quả trong kiểm tra, đánh giá chưa cao. Hơn 10% học sinh yếu, kém. Số
học sinh thực sự hứng thú với môn Lịch sử không nhiều.
2.4.2. Sau khi áp dụng các biện pháp vào dạy học môn Lịch sử
* Kết quả chung:
- Qua hai năm áp dụng nội dung đề tài này vào dạy học Lịch sử đặc biệt là
năm học 2021-2022 tôi áp dụng đối với học sinh lớp 12A1, tôi nhận thấy rằng
việc đổi mới phương pháp dạy học được kết hợp nhuần nhuyễn trong các tiết học
sẽ làm cho học sinh thêm hứng thú, phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo, óc
thẩm mỹ của các em.
- Việc sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử đã
khiến cho 100% các em phải động não, phải suy nghĩ và phải tự mình tập trung để
lĩnh hội kiến thức. Mỗi em có cách tư duy, cách hiểu, cách lập luận, cách trình
bày, cách vẽ khác nhau. Khi quan sát các bạn trình bày, tự mình đóng góp ý kiến
dưới sự tư vấn, hướng dẫn của giáo viên, các em có thể tự mình hồn chỉnh một

sơ đồ tư duy khoa học, lơgic, dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Điều quan trọng nhất là các em
17

skkn


có thể tự ghi chép theo ý mình và ơn tập ở nhà để có thể nhớ lâu và khắc ghi kiến
thức bài học.
- Trong năm học 2021 - 2022, tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy vào tiết thao giảng
ở lớp 12A1. Kết quả được nhóm, tổ chuyên môn và các thầy cô giáo đi dự đánh
giá cao, được xếp giờ dạy giỏi cấp trường.
- Đây là đề tài tôi giới hạn nghiên cứu ở lớp 12A1. Trên thực tế, ngồi lớp
12A1, tơi rất tích cực sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy vào giảng dạy trên
lớp đối với các lớp tôi được giao giảng dạy và trong q trình ơn thi học sinh giỏi,
ôn thi THPT quốc gia. Theo thông tin phản hồi cho thấy các em đều rất thích thú,
nắm bài nhanh, hiệu quả làm bài rất tốt nhất là các bài thi trắc nghiệm.
* Kết quả cụ thể
- Đề tài đã được tôi áp dụng trong hai năm giảng dạy vừa qua và thu được
kết quả rất tốt. Giờ học Lịch sử trở nên sơi nổi, đa số các em có tâm lí được làm
việc, được chuẩn bị và tham gia xây dựng bài rất hăng say. Kết quả cụ thể ở hai
lớp thực nghiệm và đối chứng như sau:
+ Lớp thực nghiệm: 12A1, sĩ số là 33 học sinh
+ Lớp đối chứng: 12A2, sĩ số là 36 học sinh
Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu


Điểm kém

(9 – 10)

(7 - 8)

(5 – 6)

(3 – 4)

(< 3)

Lớp
SL
Lớp thực
nghiệm
Lớp đối
chứng

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

12

36.4

16

48.5

5

15.1

0

0

0

0

7


19.4

19

52.8

10

27.8

0

0

0

0

Qua kết quả thực nghiệm tôi nhận thấy:
Việc sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy nhằm phát huy năng lực của
học sinh, giúp học sinh tích cực tham gia vào tiến trình bài học một cách tự giác.
Nâng cao tính chủ động của học sinh trong quá trình học tập, góp phần tạo sự
cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, giữa các học sinh với nhau trong giờ
học. Tăng cường khả năng chú ý của học sinh, tăng cường thời gian duy trì trạng
thái tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học. Đề tài có tính khả thi, nên áp
dụng vào dạy học Lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học.

18

skkn



3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thơng
đang là một vấn đề cấp thiết địi hỏi phải có câu trả lời thỏa đáng. Để giải quyết
vấn đề này, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp có liên
quan chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng tranh ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy trong
dạy học lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng góp phần khắc sâu
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục tư tưởng, tình
cảm, đạo đức cách mạng, tạo hứng thú cho HS khi học tập bộ môn Lịch sử.
Từ quá trình nghiên cứu đề tài, tơi rút ra một số kết luận như sau:
1. Muốn khai thác, sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy có hiệu quả,
trước hết, người GV nhận thức rõ đặc điểm, vai trị, ý nghĩa và giá trị của hình
ảnh lịch sử cũng như sơ đồ tư duy.
2. Giáo viên phân loại một cách có hệ thống các hình ảnh lịch sử phù hợp
với nội dung từng mục trong bài. Việc làm này, đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn
mối quan hệ giữa hình ảnh với tri thức lịch sử và càng khẳng định vai trị ý
nghĩa của việc sử dụng hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy trong DHLS. Đó cũng
là sự chuẩn bị rất quan trọng cho những tiết dạy sắp tới của tôi khi chuẩn bị
thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở trường THPT.
3. Cùng với những kinh nghiệm của đồng nghiệp và trải nghiệm của bản
thân qua thực tế giảng dạy ở trường THPT, có thể cho phép tơi khẳng định
rằng: những u cầu, nguyên tắc và các biện pháp sư phạm của việc sử dụng
hình ảnh lịch sử và sơ đồ tư duy trong DHLS mà tôi đề xuất là hợp lý và có tính
khả thi. Tuy nhiên, khi vận dụng chúng vào thực tế vẫn rất cần sự linh hoạt và
sáng tạo của từng GV sao cho sát với hoàn cảnh cụ thể của từng trường, có như
vậy đề tài mới thực sự đi vào cuộc sống.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên

Cần quán triệt tinh thần xuyên suốt trong tất cả các khâu của quá trình sư
phạm là làm thế nào phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm
cho HS hứng thú, yêu thích học tập bộ mơn Lịch sử và có ý thức vận dụng những
kiến thức lịch sử đã học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt
ra trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Mỗi GV phải chịu khó học hỏi, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh đồng thời phải
nắm bắt và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học.
Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, thường xun
cập nhật thơng tin có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm.
Quan tâm, tổ chức cho HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tham quan bảo tàng,
khu di tích lịch sử, tham gia các buổi ngoại khóa do tổ bộ mơn và nhà trường tổ
chức.
Đối với các cấp quản lý giáo dục
Chúng tôi đề nghị cần quan tâm đầu tư thích đáng cho hệ thống thư viện,
trang bị cho thư viện các bộ sưu tập tranh ảnh, băng hình lịch sử vớí chất lượng
19

skkn


in ấn đẹp để sử dụng đi kèm với các thiết bị dạy học tương ứng.
Xây dựng và sử dụng có hiệu quả phịng học bộ mơn Lịch sử của trường
nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị và đồ dùng dạy học, trong đó có
các hình ảnh lịch sử.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV Lịch sử với nội dung thiết
thực, sát với thực tiễn dạy và học của các trường THPT, trong đó có nội dung
sử dụng tranh ảnh trong DHLS. Đây cũng là dịp chúng tơi có điều kiện để trao
đổi với đồng nghiệp về những kết quả mà đề tài đã nghiên cứu nhằm góp phần
ứng dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn giảng dạy ở
trường THPT.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Phạm Thị Hằng

20

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kỹ năng môn Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo viên Lịch sử lớp 12 (Chương
trình Chuẩn), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Đairi N.G (1973) (Đặng Bích Hà, Nguyễn Cao Luỹ dịch), Chuẩn bị
giờ học lịch sử như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Cơi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh (1995),
Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
5. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của
học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà
Nội.

7. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2001), Phương pháp dạy học lịch sử,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Nông Thị Huệ - Nguyễn Mạnh Hưởng
(2009), Tư liệu Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Trần Vĩnh Tường (2008), Tài liệu dạy học lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà
Nội.

21

skkn


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................5
2.3.1. Tạo biểu tượng về các sự kiện, nhân vật lịch sử thơng qua việc sử dụng
các hình ảnh lịch sử.............................................................................................5
2.3.2. Tạo tình huống có vấn đề và giải quyết vấn đề thơng qua việc sử dụng
hình ảnh lịch sử....................................................................................................6
2.3.3. Sử dụng công nghệ thông tin để khai thác hình ảnh lịch sử nhằm tăng
hiệu quả dạy học..................................................................................................7
2.3.4. Sử dụng tài liệu thành văn và hình ảnh lịch để tạo hứng thú học tập
lịch sử cho HS......................................................................................................8

2.3.5. Sử dụng hình ảnh lịch sử kết hợp với nêu câu hỏi nhận thức................9
2.3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học................................................10
2.3.7. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................10
2.4. Kết quả đạt được..........................................................................................17
2.4.1. Trước khi áp dụng nội dung đề tài vào dạy học môn Lịch sử................17
2.4.2. Sau khi áp dụng các biện pháp vào dạy học môn Lịch sử.....................17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19
3.2. Kiến nghị......................................................................................................19

22

skkn


PHỤ LỤC

23

skkn


PHỤ LỤC 1

Hình: Quân Trung Hoa Dân Quốc đến Hải Phịng

PHỤ LỤC 2

Hình: Qn Anh đến Sài Gịn 9/1945


24

skkn


PHỤ LỤC 3a

Hình: Nạn đói 1945
PHỤ LỤC 3b

Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang
Hợp Thiện (Hà Nội). Ảnh: Võ An Ninh

25

skkn


×