Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn sử dụng bài tập hóa học vô cơ lớp 12 có hình ảnh, đồ thị để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.37 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC VƠ CƠ LỚP 12 CĨ
HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO
HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Hóa Học

THANH HĨA NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
6. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................4
PHẦN II

NỘI DUNG.........................................................................................4



I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................................4
1. Khái niệm về năng lực.......................................................................................4
2. Phân loại năng lực và năng lực học sinh cần đạt được......................................4
2.1.Phân loại năng lực...........................................................................................4
2.2. Năng lực của học sinh Trung học phổ thơng..................................................6
3. Câu hỏi hóa học gắn với thực tiễn....................................................................6
Khái niệm về câu hỏi hóa học gắn với thực tiễn...................................................6
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ 12 CĨ SỬ
DỤNG HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ...............................................................................7
1. Ngun tắc xây dựng:........................................................................................7
2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập:................................................................7
PHẦN III: KẾT LUẬN......................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................12

1

skkn


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT THƠNG
QUA SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ TRONG BÀI TẬP
HĨA HỌC VƠ CƠ LỚP 12
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang ở những năm đầu của thế kỉ XXI, thế giới đang diễn ra sự bùng
nổ tri thức khoa học và công nghệ. Xã hội mới phồn vinh ở thế kỉ XXI phải là
một xã hội “dựa vào tri thức”, dựa vào khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và
vận dụng kiến thức vào thực tiễn để học tập thích nghi, làm việc và giao tiếp

trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể. Đứng trước những thách thức và phát
triển như vũ bão của thế giới, con người cần phải được phát triển một cách toàn
diện cả về tri thức cũng như các năng lực và kĩ năng phát hiện, vận dụng, giải
quyết vấn đề linh hoạt trong những tình huống cụ thể khác nhau.

Với những yêu cầu, đòi hỏi mới hiện nay, Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành
Trung ương 8, khoá XI (2013) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo:“...Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
từ chủ  yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học...Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng
2

skkn


thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Mặt khác, việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
THPT là một trong những năng lực chung cốt lõi được đề cập trong Đề án Đổi
mới chương trình và sách giáo khoa năm 2018. Vì vậy đề tài “Sử dụng bài tập
hóa học vơ cơ lớp 12 có hình ảnh, đồ thị để phát triển triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT” mang tính cấp thiết, có ý
nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Giúp phát triển tồn diện con người, tăng cơ
hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thơng
qua sử dụng hình ảnh, đồ thị trong bài tập hóa học vơ cơ lớp 12, qua đó góp

phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập câu hỏi thực tiễn và các biện pháp
phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường THPT Mai Anh
Tuấn.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan và trong chính đề tài: Đổi mới
phương pháp dạy học hóa học, bài tập hóa học, những vấn đề tổng quan về năng
lực, năng lực vận dụng kiến thức và cách thức sử dụng bài tập hóa học để phát
triển năng lực này cho học sinh THPT.
4.2. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hóa học
ở trường phổ thơng, đặc biệt là phần hóa học chương cacbohiđrat lớp 12
4.3. Nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua
hệ thống câu hỏi thực tiễn phần cacbohiđrat

5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết .

3

skkn


- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách
tham khảo, các đề thi học sinh giỏi Hóa các cấp các năm .
- Thực nghiệm.
+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
+ Thực nghiệm sư phạm: Dạy học sinh lớp 12 THPT.

+ Phương pháp thống kê tốn học và xử lí kết quả thực nghiệm.

6. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học ở trường THPT.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống câu
hỏi thực tiễn chương cabohiđrat

PHẦN II

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Khái niệm về năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính các
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,.. Năng lực của cá nhân được đánh giá
qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề
cuộc sống

2. Phân loại năng lực và năng lực học sinh cần đạt được
2.1.Phân loại năng lực
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại năng lực, qua nghiên cứu có thể chia năng
lực thành 2 loại năng lực cần cho người lao động trong xã hội hiện nay, giúp họ
có đầy đủ khả năng hồn thành chủ động, tích cực và sáng tạo nhiệm vụ được
giao. Đó là:
Năng lực chung: “Là những năng lực cơ bản, cần thiết mà bất kì ai, bất kì người
nào cũng cần có để sống, học tập, làm việc và phát triển. Các hoạt động giáo
dục, với những tác động khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu hình thành
và phát triển các năng lực chung của học sinh”. Chương trình giáo dục phổ

4

skkn


thơng hiện hành ở nước ta chú trọng hình thành và phát triển cho HS những
phẩm chất đạo đức (sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm) và những
năng lực chung chủ yếu như [2]: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
Việc đánh giá mức độ các yêu cầu được thực hiện thông qua nhận xét các biểu
hiện chủ yếu của các thành tố trong từng phẩm chất, năng lực và được mô tả
trong chương trình cụ thể của các cấp.
Năng lực chuyên biệt: “Là các năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở,
nền tảng của những năng lực chung nhưng sâu hơn, tách biệt hơn trong những
hoạt động hoặc tình huống, môi trường đặc thù. Năng lực chuyên biệt là năng
lực được hình thành và phát triển nổi trội hơn, chiếm ưu thế hơn xuất phát từ đặc
điểm của môn học. Một năng lực có thể làm năng lực chuyên biệt của nhiều môn
học khác nhau”. Năng lực chuyên biệt của mơn hóa học trong nhà trường THPT
bao gồm:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
- Năng lực thực nghiệm hóa học
- Năng lực tính tốn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Nhìn chung, sự phân biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên biệt là cần
thiết. Tuy nhiên, chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, góp phần bổ sung
cho nhau, vì vậy đơi khi danh giới giữa chúng là khơng thật sự rõ ràng. Ví dụ:
Năng lực tư duy sáng tạo là năng lực chung nhưng môn học nào cũng coi năng
lực này như một năng lực chuyên biệt…
Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực hành động. Năng
lực hành động của mỗi cá thể được tổ hợp bởi các năng lực nhất định, chủ yếu

bao gồm[1] : “Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể,
năng lực hành động và năng lực xã hội”.

5

skkn


Những năng lực này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau và không thể
tách rời nhau. Trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này mà năng lực hành
động được hình thành. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mơ tả
theo mơ hình sau[1] :

2.2. Năng lực của học sinh Trung học phổ thông

Theo tài liệu[3] của tác giả Nguyễn Minh Phương đề xuất 4 nhóm năng lực thể
hiện được khung năng lực cần đạt cho học sinh phổ thông của nước ta hiện nay:
Năng lực nhận thức: yêu cầu học sinh có các khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy
(độc lập, logic, trừu tượng…). Từ đó phát hiện được vấn đề, có ý thức tự học,
trau dồi vốn kiến thức trong cuộc sống một cách chủ động, tích cực.
Năng lực xã hội: yêu cầu học sinh phải có những khả năng thuyết trình, giao
tiếp, tự tin trước đám đơng, điều khiển được cảm xúc, có khả năng thích ứng,
biết phối hợp giữa các khả năng cạnh tranh và hợp tác…
Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn): yêu cầu học sinh phải biết cách vận
dụng tri thức, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, tích cực. Có khả năng sử
dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo nhất, có
sự bền bỉ…
Năng lực cá nhân: được biểu hiện qua các mặt về thể lực, yêu cầu học sinh biết
chơi thể thao, tập thể dục để bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích nghi với mơi
trường sống, bên cạnh đó là mặt hoạt động cá nhân đa dạng khác nhau như: khả

năng lập kế hoạch, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm.
Như vậy trong chương trình GD phổ thơng, nhằm hình thành và phát triển cho
học sinh những năng lực chung chủ yếu , và mỗi mơn học có những năng lực
đặc thù riêng. Ví dụ như mơn Hóa học có những năng lực đặc thù : “Năng lực sử

6

skkn


dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực tính tốn hóa
học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn”.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu vào nghiên cứu về năng lực vận
dụng kiến thức của học sinh THPT.

3. Câu hỏi hóa học gắn với thực tiễn
Khái niệm về câu hỏi hóa học gắn với thực tiễn
Là những câu hỏi có nội dung hóa học xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là
câu hỏi vận dụng kiến thức vào cuộc sống, giúp giải quyết một số vấn đề đặt ra
từ thực tiễn

II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HĨA HỌC HỮU CƠ 12 CĨ
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ.
1. Nguyên tắc xây dựng:
- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức ,từ cơ bản đến phát triển tư duy.
- Từ đặc điểm riêng lẻ đến khái quát,lặp đi lặp lại những kiến thức khó và
trừu tượng.
- Đa dạng, đủ loại hình nhằm tăng thêm kiến thức và giúp học sinh cọ sát.
- Cập nhật những thông tin mới.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác,khoa học


2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập:
- Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập
- Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập
- Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
- Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập
- Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập
- Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với chuyên gia và đồng nghiệp
- Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung

7

skkn


3. Hệ thống bài tập hóa học 12 có sử dụng hình ảnh, đồ thị
3.1. Các bài tập hình ảnh thực tiễn kích thích sự say mê, hứng thú, yêu thích mơn
học.
a. Cách xây dựng bài tập
- Bước 1: Nghiên cứu tính chất, ứng dụng của kim loại và hợp chất của chúng có trong
chương trình mơn hóa học lớp 12 cần học.
- Bước 2: Lựa chọn các hình ảnh thực tiễn có trong cuộc sống liên quan đến bài học
hoặc mục tiêu cần luyện tập cho học sinh.
- Bước 3: Xây dựng các bài tập hình ảnh phù hợp với đối tượng học sinh.
b. Hệ thống bài tập có hình ảnh thực tiễn
Ví dụ 1: Xây dựng bài tập có hình ảnh về hiện tượng ăn mịn kim loại và phá huỷ kim
loại
Khối lượng kim loại bị ăn mòn trung bình hằng
năm trên thế giới bằng 20-25% khối lượng kim
loại được sản xuất. Sự ăn mòn kim loại gây tổn

thất to lớn về nhiều mặt cho nền kinh tế và đời
sống con người. Chính vì vậy, cần phải bảo vệ
kim loại khỏi bị ăn mòn. Một trong những biện
pháp chống ăn mòn kim loại phổ biến là bảo vệ
điện hóa, tức là dùng một kim loại làm “vật hi
sinh”. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép (hợp
kim của sắt-cacbon), người ta chọn kim loại làm “vật hi sinh” là
A. đồng.

B. kẽm.

C. bạc.

D. chì.

Ví dụ 2: Xây dựng bài tập có hình ảnh về hiện tượng tạo thạch nhủ trong các hang,
động
Nhũ đá hay thạch nhũ được hình thành do
cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua
hàng trăm, nghìn năm. Nó là khống vật
hang động thứ sinh treo trên trần hay tường
của các hang động. Sự hình thành thạch
nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản
ứng hóa học nào sau đây?

8

skkn



A. Ca(OH)2 + Na2CO3
B. Ca(HCO3)2

CaCO3 + 2NaOH.

CaCO3 + CO2 + H2O.

C. CaCO3 + CO2 + H2O
D. CaCO3

Ca(HCO3)2.

CaO + CO2.

Ví dụ 3: Xây dựng bài tập có hình ảnh về ứng dụng của thạch cao
Hợp chất nào của canxi được dùng để
đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

B. Đá vôi (CaCO3).

C. Vôi sống (CaO).

D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

3.2. Kích thích sự say mê, lý thú, yêu thích mơn học.
3.2.1. Ví dụ minh họa: Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng
trong công nghiệp thực phẩm (kẹo, bánh, nước giải khát). Chẳng hạn, etyl
butirat có mùi dứa. Công thức phân tử của etyl
butirat là

A. C4H8O2.

B. C5H10O2.

C. C6H12O2.

D. C6H10O2.

3.2.2. Phân tích và hướng dẫn trả lời
 Với việc sử dụng hình ảnh giúp học sinh dễ theo dõi, cảm thấy bớt nặng
nề, hứng thú hơn và gần gũi với cuộc sống hơn làm cho học sinh say mê,
hứng thú và u thích mơn học.
 Đáp án: C Etyl butirat → CH3–CH2–CH2–COO–CH2–CH3 → C6H12O2
3.3. Giảm thời gian diễn giải của thầy, tăng thời gian hoạt động của trò.
3.3.1. Ví dụ minh họa
Hình vẽ dưới đây mơ tả cấu tạo thu gọn ở dạng mạch hở của:

9

skkn


A. Saccarozơ.

B. Glucozơ.

C. Tinh bột.

D. Fructozơ.


3.3.2. Phân tích và hướng dẫn trả lời
 Với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng vào học sinh
đang được phổ biến rộng rãi hiện nay, việc chuẩn bị cho học sinh sớm thích
ứng với đời sống xã hội, hịa nhập và phát triển cộng đồng, tơn trọng nhu
cầu, lợi ích, tiềm năng của học sinh… có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì thế,
việc tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm
thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…) thơng qua đó học
sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về
phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu.
 Đáp án: D
3.4. Phát triển, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ
đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý.
3.4.1. Ví dụ minh họa
Thêm vài giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm
đựng sẵn dung dịch AgNO3 trong mơi trường NH3.
Sau đó, ngâm ống nghiệm trong cốc nước sơi (xem
hình vẽ bên). Trong số các phát biểu sau đây:
(a) Hiện tượng quan sát được là trên thành ống
nghiệm thấy xuất hiện một lớp bạc sáng như gương.
(b) Trong phản ứng trên, AgNO3 đóng vai trị là chất
khử và glucozơ đóng vai trị là chất oxi hóa.
(c) Phản ứng trên gọi là phản ứng tráng gương.
(d) Thí nghiệm có thể chứng minh được glucozơ có nhóm –CH=O.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.

C. 2.


D. 1.
10

skkn


3.4.2. Phân tích và hướng dẫn trả lời
 Tư duy được phát triển từ nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác) và những
kinh nghiệm trước đây được giữ lại trong trí nhớ của mình. Sử dụng hình ảnh
trong dạy học giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy như so sánh, cụ thể
hóa, trừu tượng hóa, khái qt hóa. Thơng qua hình ảnh, học sinh biết cách
làm chủ tri thức: quan sát thực tiễn, rút ra kết luận, vận dụng kiến thức đã học
để giải quyết vấn đề.
 Đáp án: B. Giải thích
 Các phát biểu đúng: (1), (3), (4).
 Phát biểu sai (2) vì phản ứng tráng gương xảy ra cuối cùng tạo ra kim loại
Ag nên ta có AgNO3 là chất oxi hóa và glucozơ là chất khử.

3.5. Bài tập tương tự

PHẦN III: KẾT LUẬN
Đề tài đã làm nổi bật được các nhiệm vụ cơ bản sau:
1. Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài về vấn đề phát
triển phẩm chất, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh thơng qua hệ thống
bài tập hóa học. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình hóa hữu cơ lớp 12
THPT.
2. Đề xuất nguyên tắc xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học dạng đồ
thị, hình vẽ, biểu bảng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng
mục tiêu giáo dục.
3. Đã xây dựng, tuyển chọn một hệ thống câu hỏi gắn với thực tiễn nhằm phát

triển phẩm chất, năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Nghiên cứu cách sử
dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh.
Kết quả trên chưa thực sự lớn lao so với các thế hệ nhà giáo đi trước, nhưng qua
những kết quả trên tôi nhận thấy phương pháp này có tác dụng tích cực trong
phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn nêu ra kinh nghiệm
“Sử dụng bài tập hóa học hữu cơ lớp 12 có hình ảnh, đồ thị để phát triển phẩm
11

skkn


chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông”. Phương pháp trên khơng tránh
khỏi thiếu sót, tơi rất mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp bổ
sung góp ý để phương pháp ngày càng tốt hơn. Tôi chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua
phương pháp và phương tiện dạy học mới, Tài liệu hội thảo tập huấn – Dự án
phát triển Giáo dục THPT.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục phổ thơng chương
trình tổng thể, tháng 7 năm 2017.
3. Nguyễn Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở
học sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học của
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 5 tháng 6 năm 2022

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
12

skkn


viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

Nguyễn Văn Đạt

13

skkn



×