Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn sử dụng biểu mẫu của microsoft forms để kiểm tra bài cũ môn ngữ văn 10 khi dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.53 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BIỂU MẪU CỦA MICROSOFT FORMS ĐỂ
KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN NGỮ VĂN 10 KHI DẠY – HỌC
TRỰC TUYẾN TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19

Người thực hiện: Lường Văn Hoan
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2022
1

skkn


MỤC LỤC
Tiêu đề
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Khả năng áp dụng của giải pháp
2.4.2. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

Trang
1
2
2
3
3
3
3
3
4
5
13
13
13
14
14
14
16
17


2

skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, nhằm mục đích giúp học sinh
được học theo chương trình giáo dục phổ thơng trong thời gian nghỉ học ở
trường để phòng, chống Covid-19; phát triển năng lực tự học của học sinh và
nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình của giáo viên;
tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức và hỗ trợ
học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; ngày
25/3/2020, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ đã ký
Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn dạy học qua Internet, trên trùn
hình đới với CSGD phổ thơng, CSGD thường xuyên trong thời gian học sinh
nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019-2020 yêu cầu: trong thời gian học
sinh cơ sở giáo dục phổ thông, học viên cơ sở giáo dục thường xuyên phải nghỉ
học ở trường, Bộ đã yêu cầu các Sở GDĐT, tăng cường các hình thức dạy học
qua Internet, trên truyền hình để tổ chức cho học sinh học tập, hồn thành
chương trình giáo dục phổ thông năm học 2019-2020 và hướng dẫn các Sở
GDĐT triển khai thực hiện cụ thể qua các hình thức dạy học qua Internet và dạy
học trên truyền hình.
Ngày 31/8/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ban hành Cơng văn
số 2351/SGDĐT về điều chỉnh thời gian tựu trường, kế hoạch khai giảng và dạy
học, năm học 2021-2022. Trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc chỉ
đạo của Bộ và Sở GDĐT về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền
hình trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì dịch Covid-19.

Việc hướng dẫn học qua Internet, trên truyền hình tuy khơng cịn mới mẻ
nhưng cũng chưa hẳn là quen thuộc với từng giáo viên, nên việc kiểm tra đánh
giá lại càng là khó khăn, thử thách đối với giáo viên nói chung và bản thân tơi
nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời để giúp đồng nghiệp có thêm kinh
nghiệm trong q trình dạy học thích ứng với tình hình dịch Covid-19 nên tơi đã
chọn đề tài “Sử dụng biểu mẫu của Microsoft Forms để kiểm tra bài cũ

môn Ngữ văn 10 khi dạy – học trực tuyến trong bổi cảnh dịch Covid-19”
làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ chỉ ra các biểu mẫu của Microsoft Forms mà giáo viên có thể
sử dụng, ứng dụng trong dạy học nói chung, dạy bộ mơn Ngữ văn nói
riêng.
3

skkn


Đề xuất các giải pháp và một số lưu ý khi sử dụng các biểu mẫu của

Microsoft Forms trong quá trình kiểm tra bài cũ của mơn Ngữ văn nhằm
đạt hiệu quả dạy học trong tình hình dịch Covid-19.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Lấy phần mềm Microsoft Forms làm trung tâm, đề tài sẽ nghiên cứu các
biểu mẫu có thể sử dụng trong hoạt động kiểm tra bài cũ. Từ đó, đề tài sẽ khẳng
định: Khi dạy trực tuyến nói chung và thực hiện hoạt động kiểm tra bài cũ nói
riêng, việc sử dụng các biểu mẫu của Microsoft Forms có thể tạo ra nhiều loại
câu hỏi, cả tự luận lẫn trắc nghiệm; dễ sử dụng; cùng lúc có thể kiểm tra, đánh
giá nhiều học sinh; kết quả chính xác; giao diện đẹp, tạo sự hứng thú cho học
sinh khi tham gia làm bài kiểm tra. Hơn nữa, với việc cài đặt thời gian làm bài,

học sinh có tâm thế phải hồn thành bài dù giáo viên khơng ở bên cạnh. Việc
hoàn thành bài đúng nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất cũng là động lực để
học sinh thi đua với nhau khi tham gia kiểm tra.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Từ lý thuyết chung về dạy học
trực tuyến, về phần mềm Microsoft Forms đề tài sẽ xác định chính xác các biểu
mẫu giáo viên có thể sử dụng trong q trình tổ chức hoạt động kiểm tra bài cũ.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát thực
tế dạy học trực tuyến; mức độ hứng thú của giáo viên và học sinh khi sử dụng
phần mềm Microsoft Forms; kết quả, hiệu quả khi sử dụng các biểu mẫu trong
quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh để từ đó chỉ ra những hạn chế thường gặp
như: không thể sử dụng nhiều câu hỏi tự luận do: thời gian làm bài kéo dài, khả
năng đánh máy của học sinh cịn hạn chế và khơng đồng đều, việc chấm bài và
đưa ra kết quả không nhanh và kịp thời.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê các biểu mẫu của

Microsoft Forms cũng như những ưu điểm, hạn chế của các biểu mẫu;
thống kê kết quả, hiệu quả học tập của học sinh sau khi thử nghiệm . Từ đó
đề xuất việc lựa chọn biểu mẫu phù hợp, cách thức sử dụng biểu mẫu hiệu quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm học trực tuyến được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường
học tập mà trong đó, người học có thể tương tác với mơi trường học tập thông
qua Internet hoặc các phương tiện truyền thơng điện tử khác. Đây là mơi trường
có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian,
tạo điều kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Đặc
biệt, kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra, hầu hết học sinh trên cả nước phải nghỉ
4

skkn



học. Nhằm giúp các em học sinh có thời gian ơn tập, duy trì thói quen học tập
trong thời gian này, nhiều trường đã quyết định chọn phương án đào tạo từ xa,
dạy học trực tuyến để đảm bảo ôn luyện, bổ sung kiến thức cho học sinh. Mơ
hình học tập này khơng chỉ giúp thầy và trị tiếp tục học tập, bồi dưỡng kiến
thức, mà cịn nâng cao tính tự học và động lực học tập của học sinh, kể cả tính
trách nhiệm lẫn kỷ luật tự giác trong học tập. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương
thức học này vẫn còn khá mới mẻ và đang đặt ra những thách thức không nhỏ
đối với cả người dạy và học, do chưa được triển khai đồng đều.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá là hoạt động quan trọng trong hoạt
động dạy học, bởi: Một mặt, nó làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được
về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh so
với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới
những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Mặt
khác, hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ cơng khai hóa các nhận định về năng lực,
kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có
kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích
động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. Ngoài ra, hoạt động này
cịn giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của
mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy học.
Microsoft Forms là một ứng dụng của Microsoft Office 365. Ở đó, chúng
ta có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra và cuộc bỏ phiếu, mời những người khác
phản hồi nó bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị di
động nào, xem kết quả theo thời gian thực khi chúng được gửi đi, sử dụng phân
tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để phân tích, bổ
sung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Bản thân tôi phụ trách giảng dạy 2 lớp khối 10 là 10A10 và 10A11. Trong

q trình dạy học, tơi nhận thấy:
Một là, việc kiểm tra đánh giá tình hình học tập của học sinh không hề dễ
dàng. Với khoảng thời gian 45 phút cho mỗi tiết học, thời gian chờ đợi học sinh
tham gia đầy đủ (dạy học trên ứng dụng Zoom Meeting) đã mất khoảng 5-7
phút. Thêm nữa, nếu tiến hành kiểm tra bài cũ của học sinh như học trên lớp thì
thời gian thực học cịn lại rất ít. Do đó, hình thức kiểm tra việc học bài và tiếp
thu bài của học sinh buộc phải thay đổi cho phù hợp.
Hai là, trong quá trình triển khai việc sử dụng biểu mẫu của Microsoft
Forms để kiểm tra bài cũ môn Ngữ văn tôi cũng nhận thấy: không thể sử dụng
5

skkn


nhiều câu hỏi tự luận do: thời gian làm bài kéo dài, khả năng đánh máy của học
sinh còn hạn chế và không đồng đều, việc chấm bài và đưa ra kết quả khơng
nhanh và kịp thời. Vì thế, tơi chỉ sử dụng câu hỏi tự luận trong bài đầu tiên
(Khái qt lịch sử tiếng Việt), sau đó tơi sử dụng nhiều câu hỏi trắc nghiệm để
phù hợp với hình thức học trực tuyến.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khi tiến hành dạy trực tuyến, giáo viên phải sử dụng ứng dụng
Microsoft Forms để tạo ra nhiều loại câu hỏi, cả tự luận lẫn trắc nghiệm; cùng
lúc có thể kiểm tra, đánh giá nhiều học sinh; kết quả chính xác; giao diện đẹp,
tạo sự hứng thú cho học sinh khi tham gia làm bài kiểm tra.
2.3.2. Cần phải cài đặt thời gian làm bài để học sinh có tâm thế phải hồn
thành bài dù giáo viên khơng ở bên cạnh. Việc hồn thành bài đúng nhất trong
khoảng thời gian nhanh nhất cũng là động lực để học sinh thi đua với nhau khi
tham gia kiểm tra.
2.3.3. Việc kiểm tra, đánh giá bài cũ phải được tiến hành trước mỗi giờ
học bài mới với hình thức: giáo viên gửi đường link có chứa hệ thống câu hỏi

của mỗi bài học trước để học sinh làm bài. (Riêng bài Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên được kiểm tra sau khi học sinh đã quay trở lại trường nhưng vẫn qua
hình thức onlne).
Cụ thể:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin không đưa ra cách tạo biểu mẫu
mà tập trung vào hệ thống câu hỏi kiểm tra và kết quả thu được sau khi cho học
sinh làm theo biểu mẫu của Microsoft Forms. Hệ thống câu hỏi được coppy lại
từ biểu mẫu đã lập để đảm bảo tính chính xác. Các câu trả lời đúng (với câu hỏi
trắc nghiệm) được tích sẵn.
Bài: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
1. Hệ thống câu hỏi đưa vào biểu mẫu
1. Họ và tên:
2. Học sinh lớp:
3. Nêu các thời kì phát triển của tiếng Việt.
4. Trong thời kì phương Bắc đơ hộ, tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ nào nhiều
nhất?
Tiếng Hán
Tiếng Thái
6

skkn


Tiếng Mã Lai
Tiếng Khmer
5. Sự kiện nào quan trọng nhất đối với lịch sử phát triển của tiếng Việt giai đoạn
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
Xuất hiện bản dịch "Chinh phụ ngâm".
"Quốc âm thi tập" ra đời.
"Truyện Kiều" ra đời.

Sáng tạo ra chữ Nơm
6. Trong thời kì Pháp thuộc, yếu tố nào giúp cho tiếng Việt phát triển mạnh mẽ?
Tiếng Pháp
TiếngHán
Chữ Nôm
Chữ Quốc ngữ
2. Kết quả thu được
- Có 49 học sinh tham gia làm bài, có 52 phản hồi, trong đó có 3 học sinh
nộp bài 2 lần.
- Câu hỏi tự luận số 3: có 38/49 học sinh trả lời đúng và đầy đủ.
- Câu hỏi trắc nghiệm số 4: 49/49 học sinh trả lời đúng.
- Câu hỏi trắc nghiệm số 5: 44/49 học sinh trả lời đúng.
- Câu hỏi trắc nghiệm số 6: 43/49 học sinh trả lời đúng.
Dưới đây là một câu hỏi được Microsoft Forms báo cáo kết quả, trong đó
52 là số phản hồi nhận được. Báo cáo này được coppy từ biểu mẫu để đảm bảo
tính chính xác.
6. Trong thời kì Pháp thuộc, yếu tố nào giúp cho tiếng Việt phát triển mạnh mẽ?
83% người phản hồi (43 trên 52) đã trả lời chính xác câu hỏi này.
Xem thêm Chi tiết
Tiếng Pháp

6

TiếngHán

0

Chữ Nơm

3


Chữ Quốc ngữ

43

Bài: ĐẠI CÁO BÌNH NGƠ
7

skkn


1. Hệ thống câu hỏi đưa vào biểu mẫu
Mục: 1
Người tham gia kiểm tra
1.Họ và tên
2.Lớp:
Mục: 2
Câu hỏi về tác giả Nguyễn Trãi
3.Dòng nào sau đây nêu đúng năm sinh năm mất của Nguyễn Trãi?
1378-1440
1382-1440
1382-1442
1380-1442
4.Dòng nào sau đâu nêu đúng quê hương của Nguyễn Trãi?
Quê ngoại ở làng Nhị Khê - Hà Tây, quê nội ở làng Chi Ngại - Hải
Dương.
Quê nội ở Nhị Khê - Hà Tây, quê ngoại ở làng Chi Ngại - Hải Dương
Nguyên quán ở làng Nhị Khê - Hà Tây, sinh quán ở làng Chi Ngại Hải Dương
Quê gốc ở làng Chi Ngại- Hải Dương, sau dời về làng Nhị Khê - Hà
Tây

5. Dòng nào sau đây nói đúng về gia thế của Nguyễn Trãi?
Nguyễn Trãi là một nho sinh nghèo, học giỏi.
Cha của Nguyễn Trãi là một nho sinh nghèo, học giỏi.
Ông ngoại của Nguyễn Trãi là một nho sinh nghèo, học giỏi.
Cha của Nguyễn Trãi là con quan Tư đồ.
6.Khơng khí, bối cảnh lịch sử của đất nước ta thời Nguyễn Trãi là:
Một thời kì loạn lạc.
Một thời kì đau thương.
Một thời kì hào hùng.
Một thời kì đầy biến động dữ dội.
8

skkn


7.Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi có ý nghĩa "đánh dấu sự hình thành nền
thơ tiếng Việt"?
Quốc âm thi tập
Băng Hồ di sự lục
Ức Trai thi tập
Lam Sơn thực lục
Mục: 3
Câu hỏi về tác phẩm Đại cáo bình Ngơ
8.Nhận xét nào trong những nhận xét sau nói đúng nhất về mục đích ra
đời Bình Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi?
Tố cáo tội ác xâm lược của giặc Minh.
Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Ca ngợi truyền thống anh hùng và những giá trị văn hóa của dân tộc.
Ban bố rộng rãi cho toàn dân về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Minh và tổng kết tồn diện cuộc kháng chiến.

9.Trong Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi đã không sử dụng yếu tố nào để
khẳng định nền độc lập, tự chủ của nước Đại Việt đối với phong kiến phương
Bắc?
Sự phân chia rõ ràng về cương vực lãnh thổ.
Sự khẳng định về truyền thống lịch sử, chế độ riêng.
Sự khác biệt về tiếng nói, ngơn ngữ, trang phục.
Sự khác biệt về phong tục tập quán văn hóa.
10.Tội ác nào dưới đây của giặc Minh khơng được Nguyễn Trãi nhắc đến
trong Bình Ngơ đại cáo?
Thuế khóa nặng nề.
Gây binh kết oán.
Tàn hại con người, cây cỏ.
Đốt hết các văn tự, sách vở.
11."Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội - Dơ bẩn thay, nước
Đông Hải không rửa sạch mùi". Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai
câu trên?
Ẩn dụ.
Nói quá.
9

skkn


Hốn dụ.
So sánh.
12.Trong bài Đại cáo bình Ngơ, đoạn văn từ: "Ta đây núi Lam Sơn dấy
nghĩa.....Cũng là chưa từng thấy xưa nay" thể hiện nội dung gì?
Tố cáo, lên án những tội ác của giặc Minh đã gây ra cho nhân dân ta.
Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc của Đại
Việt.

Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến, nêu cao sức mạnh của tư tưởng
nhân nghĩa và lòng yêu nước.
Lời khẳng định, tuyên bố thắng lợi và nêu ý nghĩa của cuộc kháng
chiến.
13."Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi,
trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu, Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận
tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn". (Bình Ngơ đại
cáo - Nguyễn Trãi) Trong đoạn văn trên, biện pháp tu từ nào được Nguyễn Trãi
sử dụng?
Nói q.
Liệt kê.
So sánh.
Hốn dụ.
14.Trong tác phẩm Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi, ta thấy giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến, nghĩa quân của ta đã "Dùng đại nghĩa và chí nhân để
đối xử với kẻ bại trận". Mục đích của cách ứng xử ấy là gì?
Để giặc khơng gây thù chuốc ốn về sau.
Để cho thấy cuôc chiến đâu của chúng ta là vì chính nghĩa.
Để giặc tự nhận ra sự sai lầm và tàn ác của chúng.
Cả 3 ý trên đều đúng.
15.Tư tưởng bao trùm và xuyên suốt bài Đại cáo bình Ngơ của Nguyễn
Trãi là gì?
Tư tưởng đồn kết dân tộc.
Tư tưởng tự hào, tự tôn dân tộc.
Tư tưởng yêu nước thương dân.
Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
10

skkn



2. Kết quả thu được
- Có 49 học sinh tham gia làm bài, có 50 phản hồi, trong đó có 1 học sinh
nộp bài 2 lần.
Câu hỏi số
Số học sinh
Câu hỏi số
Số học sinh
trả lời đúng
trả lời đúng
3
4
5
6
7
8

49
46
27
40
43
46

10
11
12
13
14
15


45
33
35
49
47
25

9

44
Dưới đây là một câu hỏi được Microsoft Forms báo cáo kết quả, trong đó
50 là số phản hồi nhận được. Báo cáo này được coppy từ biểu mẫu để đảm bảo
tính chính xác.
9. Trong Đại cáo bình Ngơ, Nguyễn Trãi đã khơng sử dụng yếu tố nào để khẳng
định nền độc lập, tự chủ của nước Đại Việt đối với phong kiến phương Bắc?
88% người phản hồi (44 trên 50) đã trả lời chính xác câu hỏi này.
Xem thêm Chi tiết
Sự phân chia rõ ràng
3
về cương vực lãnh thổ.
Sự khẳng định về
truyền thống lịch sử,
chế độ riêng.

2

Sự khác biệt về tiếng
nói, ngơn ngữ, trang
phục.


44

Sự khác biệt về phong
1
tục tập quán văn hóa.
Bài: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
1. Hệ thống câu hỏi
Mục: 1
Thông tin người tham gia kiểm tra
1.Họ và tên:
11

skkn


2.Lớp:
Mục: 2
Tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục
3.Nguyễn Dữ xuất thân từ:
Một gia đình khoa bảng
Một gia đình hồng tộc
Một gia đình thương nhân
Một gia đình lao động
4.Dịng nào nêu đúng đặc điểm quan trọng nhất của thể truyền kì?
Thể văn xi tự sự thời trung đại, có nguồn gốc từ Trung Hoa
Thể văn phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường
Thể văn có cốt truyện li kì, hấp dẫn.
Thể văn phát huy cao độ trí tưởng tượng.
5.Truyền kì mạn lục được xem là:

Một áng thiên cổ hùng văn
Một áng thiên cổ kì bút
Một tác phẩm có lối phục bút tài tình
Một tác phẩm vơ tiền khống hậu
6.Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là
Tập sách ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ và được lưu truyền.
Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường.
Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ.
7.Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm ra đời vào thế kỉ?
XVI.
XV.
XIII.
XIV.
Tùy chọn 2
Mục: 3
12

skkn


Tác phẩm
8.Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ sau khi giới thiệu nhân vật đã đi ngay vào sự
việc chính: Tử văn đốt đền. Đâu không phải là tác dụng của lối mở đầu này:
Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu
Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
Tạo một mối hồi nghi, hoang mang lớn trong lịng người đọc
Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ những dòng đầu
9.Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngơ Tử Văn đốt
đền vì lí do gì?

Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác u tác qi trong dân gian.
Vì khơng tin vào điều mê tín, dị đoan.
Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.
Vì muốn giúp đỡ viên Thổ cơng.
10.Nét tính cách nổi bật nhất của Ngơ Tử Văn được tô đậm nhất quán từ đầu đến
cuối tác phẩm là gì?
Cương trực, khảng khái
Ngất ngưởng, khinh bạc
Điềm tĩnh, tự tin
Tài hoa, hào hiệp
11.Dịng nào khơng nêu đúng đặc điểm của nghệ thuật xây dựng tính cách nhân
vật Ngơ Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
Tác giả tập trung miêu tả chi tiết, sinh động đặc điểm ngoại hình nhân vật.
Tác giả đưa ra những đánh giá, nhận xét trực tiếp về phẩm chất của nhân vật.
Tác giả miêu tả thái độ, cử chỉ, hành động của nhân vật trước những sự kiện,
tình huống cụ thể để làm nổi bật tính cách nhân vật.
Tác giả chú trọng xây dựng ngôn ngữ nhân vật để thể hiện đậm nét tính cách
các nhân vật đó.
12."Ngơ Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà,
chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và
được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự
cứng cỏi" (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ). Đoạn văn trên là
lời của ai?
Diêm Vương.
13

skkn


Thánh Tản Viên.

Viên Thổ công.
Tác giả.
2. Kết quả thu được
- Có 49 học sinh tham gia làm bài.
Câu hỏi số
Số học sinh
Câu hỏi số
trả lời đúng
3
49
8
4
41
9
5
45
10
6
49
11

26
49
48
29

7

32


47

12

Số học sinh
trả lời đúng

Dưới đây là một câu hỏi được Microsoft Forms báo cáo kết quả, trong đó
50 là số phản hồi nhận được. Báo cáo này được coppy từ biểu mẫu để đảm bảo
tính chính xác.
5. Truyền kì mạn lục được xem là:
92% người phản hồi (45 trên 49) đã trả lời chính xác câu hỏi này.
Xem thêm Chi tiết
Một áng thiên cổ hùng
2
văn
Một áng thiên cổ kì
bút

45

Một tác phẩm có lối
phục bút tài tình

1

Một tác phẩm vơ tiền
khống hậu

1


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Có thể áp dụng với tất cả đối tượng học sinh lớp 10.
- Không chỉ kiểm tra trong thời kì dạy học trực tuyến mà cịn có thể kiểm
tra trong bất cứ thời gian nào (với điều kiện học sinh được báo trước và có đầy
đủ phương tiện, cơ sở vật chất như điện thoại, máy tính, máy tính bảng có kết
nối internet).
14

skkn


2.4.2. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
- Việc làm bài diễn ra đồng loạt và ngay lập tức với tất cả học sinh tham
gia giờ học trong một khoảng thời gian nhất định tạo cho học sinh sự tập trung
cao độ, tránh phân tán tư tưởng và là tiền đề cho bài học tiếp theo diễn ra thuận
lợi.
- Trong quá trình tạo biểu mẫu, giáo viên đưa luôn đáp án ẩn – đáp án này
sẽ hiện lên cho học sinh sau khi đã hoàn thành bài kiểm tra – do đó, học sinh có
thể biết ngay kết quả bài làm của mình.
- Biểu mẫu sau khi lập có thể lưu trong thời gian dài, có thể chỉnh sửa, tái
sử dụng trong những lần kiểm tra sau cũng góp phần làm phong phú kho tư liệu
của giáo viên.
- Kết quả bài kiểm tra dễ dàng xuất exel để giáo viên nắm bắt tình hình
của học sinh, từ đó, có điều kiện để điều chỉnh hoạt động dạy và học cho phù
hợp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

Việc dạy học trực tuyến dù có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại khơng
ít hạn chế. Tuy vậy, đây được coi là một giải pháp tình thế tối ưu trong thời kì
dịch Covid – 19. Việc sử dụng các biểu mẫu của Microsoft Forms trong kiểm tra
bài cũ tạo ra điều kiện thuận lợi để tất cả các học sinh đều được trang bị đầy đủ
thiết bị để tham gia học trực tuyến một cách thường xuyên và hiệu quả, hệ thống
câu hỏi (chủ yếu là trắc nghiệm) đưa ra đáp ứng được phần nào yêu cầu kiểm
tra, đánh giá học sinh nhưng là giải pháp hiệu quả vừa nhằm thực hiện nhiệm vụ
mơn học, vừa góp phần cùng nhà trường hoàn thành mục tiêu kép: vừa duy trì
hoạt động dạy học, vừa tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả
đáp ứng quan điểm chỉ đạo chung của Chính phủ “dừng đến trường nhưng
khơng ngừng học”.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Với giáo viên:
- Trình độ chun mơn của giáo viên vững vàng, có kinh nghiệm, tích cực
trong việc đổi mới phương pháp.
- Giáo viên phải có trình độ cơng nghệ thơng tin nhất định, có tài khoản
Microsoft và trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết cho hoạt động nghề
nghiệp, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải
đảm bảo hoạt động dạy – học.
3.2.2. Với nhà trường

15

skkn


- Cần tăng cường tập huấn cho giáo viên việc sử dụng CNTT, nhất là các
ứng dụng, các phần mềm có thể sử dụng vào q trình dạy học và tổ chức các
hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
- Tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu,

đường truyền internet…để vừa đáp ứng hoạt động dạy trực tuyến của giáo viên,
vừa phục vụ các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
3.2.3. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Nhân rộng các mô hình, các sáng kiến điển hình trong tổ chức dạy học
trực tuyến hiệu quả để tạo sức lan tỏa, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các
nhà trường, các cơ sở giáo dục.
- Đề xuất, tham mưu với UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố trong việc
đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, nền tảng CNTT cho các nhà trường, các cơ sở
giáo dục, các học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn để đảm bảo duy trì ổn định
hoạt động dạy – học, tạo ra giải pháp tình thế tối ưu trong tình hình dịch Covid19 nhằm hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ năm học trong toàn ngành giáo dục, nhất
là trong bối cảnh đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lường Văn Hoan

16

skkn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 3 năm 2021 quy
định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, Hà Nội, 2021.
2. Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Cơng văn số 2351/SGD ĐT, ngày 31/8/2021 về điều
chỉnh thời gian tựu trường, kế hoạch khai giảng và dạy học, năm học 2021-2022,

Thanh Hóa, 2021.
3. SGK Ngữ văn 10 tập 1,2, NXBGD 2007.
4. SGV Ngữ văn 10 tập 1,2, NXBGD 2007.

17

skkn


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ
GD&ĐT ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
T
T

Năm

1

2012

2

2013

3

2015

4


2018

5

2019

6

2020

Tên đề tài
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua dạy bài Tràng
Giang của Huy Cận
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại của
nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Một cách tổ chức chương trình “khi tơi 18” có chất
lượng
Ngơn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn
Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn
10, Tập 2).
Ngôn ngữ của Nguyễn Du và cách tiếp cận mới đoạn
Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn
10, Tập 2).
Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động các Câu lạc bộ
theo sở thích trong việc hình thành kỹ năng sống cho
học sinh ở trường THPT Hàm Rồng, TP Thanh Hóa

Xếp loại
C

C
B
B
B
(Cấp
Tỉnh)
C

18

skkn



×